Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng công cụ tính toán hiệu quả cường độ môđun đàn hồi của các lớp kết cấu áo đường mềm từ kết quả thí nghiệm FWD.. Xây dựng chương trình Bisar-G
Trang 1CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
XÁC ĐỊNH MÔ ĐUN ĐÀN HỒI CỦA CÁC LỚP VẬT LIỆU ÁO ĐƯỜNG MỀM
TỪ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM FWD
MÃ SỐ: T2013-12TĐ
S 0 9
S KC 0 0 4 7 7 5
Trang 2KHOA XÂY DỰNG & CHƯD
- [ \ -
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM
CNĐT: TS. LÊ ANH THẮNG
XÁC ĐỊNH MÔ ĐUN ĐÀN HỒI CỦA CÁC LỚP VẬT LIỆU
ÁO ĐƯỜNG MỀM TỪ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM FWD
MÃ SỐ: T2013-12TĐ
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Đề tài “Xác định môdun đàn hồi của các lớp vật liệu áo đường mềm từ kết quả
thí nghiệm FWD” được thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 Kết quả đề
tài có được là một công cụ tính toán ngược, xác định môdun đàn hồi từ thí nghiệm FWD và 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí trong nước có ISBN lần lượt là ISBN-978-604-82-0022-0 và ISBN-978-604-82-0019-0 và được các chuyên gia preview độc lập
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Anh Lê Anh Dũng đã làm việc cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nội dung thực hiện trong đề tài phần lớn cũng là nội dung đồ án tốt nghiệp thạc sĩ của anh
Xin trân trọng cảm ơn trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ về tài chính thực hiện đề tài
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng tôi xin chân thành cảm
ơn thầy giáo TS.Nguyễn Quang Phúc và cô TS.Trần Thị Kim Đăng đã cung cấp số liệu và những đóng góp hữu ích giúp tôi có thể thực hiện tốt đề tài
Đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 4TÓM TẮT
ĐỀ TÀI: “XÁC ĐINH MÔDUN ĐÀN HỒI CỦA CÁC LỚP VẬT LIỆU ÁO
ĐƯỜNG MỀM TỪ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM FWD”
Giới thiệu chung
Để đánh giá cường độ kết cấu áo đường có nhiều phương pháp khác nhau Nhưng thí nghiệm thiết bị đo động (FWD) có hiệu quả và tính chính xác cao hơn cả Bên cạnh đó, công cụ tính toán môđun đàn hồi các lớp áo đường sử dụng kết quả thí nghiệm FWD đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển từ rất lâu Thí nghiệm FWD ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế Mặc dù dùng thì nghiệm FWD, nhưng kết quả báo cáo sau khi thí nghiệm chỉ là môđun đàn hồi chung, tương tự như cần Benkelman Môđun đàn hồi chung không phản ánh được khả năng chịu lực của từng lớp, cái nhìn toàn thể về khả năng chịu lực của từng lớp kết cấu áo đường mềm là một nhu cầu hiện nay, khi bài toán đánh giá chất lượng khai thác đường ngày càng bức thiết hơn
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng công cụ tính toán hiệu quả cường độ môđun đàn hồi của các lớp kết cấu áo đường mềm từ kết quả thí nghiệm FWD
Nội dung của nghiên cứu bao gồm 5 chương được trình bày vắn tắt như sau:
Chương I: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về các phương pháp xác định cường độ áo đường Việt Nam hiện nay như: thí nghiệm cần Benkenman, tấm ép cứng, thiết bị đo độ võng động (FWD) Những ưu nhược điểm của các phương pháp thí nghiệm này và tình hình sử dụng các phương pháp trên tại Việt Nam hiện nay
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu tổng quan về các mô hình mô phỏng ứng xử của các lớp áo đường dưới tác động của tải trọng Các phần mềm tính toán thuận, tính toán ngược đã được nghiên cứu ở nước ngoài Phân tích các nghiên cứu, đã đạt được trong nước, về tính toán môđun đàn hồi từ thí nghiệm FWD
Chương III: Phương pháp và nội dung nghiên cứu
Trang 5Giới thiệu về chương trình BISAR và lý thuyết thuật giải di truyền Xây dựng chương trình Bisar-GAs, tính toán môđun đàn hồi các lớp vật liệu áo đường
Chương IV: Phân tích chương trình
Độ chính xác của chương trình được kiểm tra dựa trên ba bước sau:
¾ So sánh kết quả với các chương trình phổ biến khác
¾ Khảo sát độ nhạy của chương trình
¾ Kiểm tra chương trình chạy theo kết quả thí nghiệm FWD ở hiện trường
Chương V: Kết luận và hướng phát triển của đề tài
Kết quả đạt được trong Đề tài và các hướng phát triển
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1
1.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MÔDUN SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 2
1.2.1 Phương pháp phá hoại mẫu 2
1.2.2 Phương pháp đánh giá không phá hoại mẫu 2
1.2.2.1 Phương pháp đo độ võng bằng tấm ép cứng 2
1.2.2.2 Phương pháp đo độ võng bằng cần Benkenman 3
1.2.2.3 Phương pháp đo cường độ mặt đường bằng thiết bị đo độ võng động FWD 4
1.2.3 Đánh giá các phương pháp xác định cường độ kết cấu áo đường. 8
1.2.4 Tình hình sử dụng FWD của Việt Nam hiện nay. 9
1.3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 10
1.4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 10
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12
2.1 CÁC MÔ HÌNH ÁO ĐƯỜNG TRONG TÍNH TOÁN 12
2.1.1 Lý thuyết đàn hồi: 12
2.1.2. Phương pháp độ dày tương đương 15
2.1.3. Phương pháp phần tử hữu hạn 17
2.1.4. Mô hình đàn nhớt 17
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 18
2.2.1 Tính toán thuận 18
2.2.2 Tính toán ngược 24
2.2.2.1 PEDMOD 25
2.2.2.2 EVERCALC 26
2.2.2.3 ELMOD 27
2.2.2.4 MICHBACK 28
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 29
2.4 CÁC THUẬT TOÁN TÍNH NGƯỢC DỰA TRÊN THÍ NGHIỆM FWD 30
2.4.1 Thuật toán dựa trên phân tích vùng ứng suất 30
2.4.2 Thuật toán dựa theo thử-sai 31
Trang 72.4.3 Thuật toán dựa trên cơ sở dữ liệu 32
2.4.4 Các thuật toán tối ưu 32
2.5 KẾT LUẬN 32
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 34
3.1 CHƯƠNG TRÌNH BISAR 34
3.2 THUẬT TOÁN DI TRUYỀN 37
3.2.1 Tổng quan về GA (Genetic Algorithms) 37
3.2.2 Nguyên lý hoạt động 38
3.2.2.1 Chọn lọc 40
3.2.2.2 Lai ghép 41
3.2.2.3 Đột biến 41
3.2.3 Các thành phần trong thuật toán di truyền 42
3.2.3.1 Dân số 44
3.2.3.2 Lai ghép 44
3.2.3.3 Đột biến 46
3.2.3.4 Chọn lọc 47
3.2.4 Mô tả bài toán tìm môđun vật liệu sử dụng thuật toán di truyền 49
3.3 SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN CỦA BISAR-GA S 50
3.4 CÁC BIỂU THỨC TÍNH TOÁN 51
3.4.1 Độ võng đại điện 51
3.4.2 Điều chỉnh môđun đàn hồi lớp bêtông nhựa Asphat dưới ảnh hưởng nhiệt độ. 54
3.4.3 Bình phương sai số RMS (Root Mean Square) 54
3.4.4 Hàm đánh giá 55
3.5 CHƯƠNG TRÌNH BISAR-GA S 55
3.5.1 Nhập số liệu đầu vào 56
3.5.2 Xử lý số liệu 60
3.6 KẾT LUẬN 62
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH 64
4.1 KIỂM TRA ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA CHƯƠNG TRÌNH 64
4.1.1 Kết quả tính toán trên chương trình 65
4.1.2 Kết quả tính toán trên chương trình khác 66
4.1.3 Kết luận 67
4.2 PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA THAM SỐ GA 67
Trang 84.2.2 Ảnh hưởng giữa tỉ lệ lai ghép và dân số 72
4.2.3 Ảnh hưởng giữa tỉ lệ đột biến và số dân số 74
4.2.4 Ảnh hưởng khoảng môđun vật liệu. 78
4.3 BÀI TOÁN THÍ NGHIỆM FWD Ở QUỐC LỘ 32 80
4.4 KẾT LUẬN 83
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
5.1 KẾT LUẬN 85
5.2 KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 91
Trang 9
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 : khoảng cách cách sensor và bán kính tải 4
Hình 1.2: độ võng và thời gian biến dạng của nền đường 5
Hình 1.3: thiết bị đo động FWD 6
Hình 1.4: màn hình thể hiện thí nghiệm FWD 7
Hình 1.5: độ võng kết cấu mặt đường từ thí nghiệm FWD 7
Hình 2.1: mô hình của phương trình Boussinesq 13
Hình 2.2: đường ảnh hưởng cho một vùng tải hình tròn 15
Hình 2.3: mô hình chuyển đổi hai lớp theo Odemark 16
Hình 2.4: mô hình tính toán môđun đàn hồi các lớp áo đường của phần mềm 25
Hình 2.5: sơ đồ phương trình tính toán 26
Hình 2.6: chậu võng thực đo và chậu võng giới hạn trong khoảng sai số 15% 29
Hình 2.7: sơ đồ vùng ứng suất dưới tác động của tải trọng FWD 31
Hinh 3.1 : lựa chọn kết quả xuất ra của chương trinh Bisar 35
Hinh 3.2 : sơ lược các hướng ứng suất cắt, ứng suất chinh của hai hệ thống tọa độ 36 Hình 3.3: kết quả tính toán từ chương trình Bisar 36
Hình 3.4: sơ đồ biểu diễn của 1 chuỗi 39
Hình 3.5: nhiễm sắc thể của bài toán ba lớp trình bày dưới dạng mã nhị phân 43
Hình 3.6 : lai ghép đơn điểm 45
Hình 3.7 : lai ghép 2 điểm 45
Hình 3.8 : lai ghép đồng đều 46
Hình 3.9: đột biến gen của nhiễm sắc thể 47
Hình 3.10 : bánh xe Roulette 48
Trang 10Hình 3.11 : phương pháp giải đấu chọn lọc 49
Hình 3.12 :mô hình tính toán môđun đàn hồi các lớp áo đường của phần mềm 50
Hình 3.13 : biểu đồ độ võng 53
Hình 3.14: các menu chính của Bisar-GAs 57
Hình 3.15: thêm mới dữ liệu 57
Hình 3.16: thêm tải trọng và bán kính tác dụng 58
Hình 3.17: nhập thông số các lớp áo đường 58
Hình 3.18: nhập khoảng cách các Sensor 59
Hình 3.19: nhập độ võng thực đo 59
Hình 3.20: biểu đồ độ võng thực đo 60
Hình 3.21: biểu đồ tổng hợp độ võng các Sensor tại các vị trí đo 60
Hình 3.22: nhập thông số tính toán của GA 61
Hình 3.23: biểu đồ độ võng tính toán và thực đo tại một vị trí 61
Hình 4.1 : mô hình kết cấu ba lớp của Reddy 64
Hinh 4.3 : biểu đồ môđun và RMS của các chương trình tính toán ngược 66
Hình 4.4: ảnh hưởng tỉ lệ lai ghép (Pc) và tỉ lệ đột biến (Pm) đến %RMS 72
Hình 4.5: ảnh hưởng dân cư và tỉ lệ lai ghép đến % RMS 77
Hình 4.6: ảnh hưởng phạm vi môđun và dân số đến % RMS 79
Hình 4.7: kết quả môđun và RMS tính toán 82
Trang 11
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : bảng so sánh ưu nhược điểm các phương pháp đo 8
Bảng 2.1 : hệ số mô hình Hogg 21
Bảng 3.1 : độ võng tại 4 vị trí đo ngoài thực địa 53
Bảng 3.2: hệ số poisson của các lớp vật liệu theo Aashto 1993 56
Bảng 3.3: giá trị môđun các lớp vật liệu theo Aashto 1993 56
Bảng 4.1: thông số ga sử dụng trong chương trình 65
Bảng 4.2 : phạm vi môđun của các lớp vật liệu 65
Hình 4.2: kết quả hiển thị của chương trình Bisar-GA 65
Bảng 4.3: kết quả tính toán ngược các chương trình 66
Bảng 4.4 : phạm vi các tham số trong ga được Reddy sử dụng 67
Bảng 4.6: phạm vi môđun sử dụng phân tích độ nhạy 68
Bảng 4.7: phạm vi các tham số sử dụng phân tích độ nhạy 69
Bảng 4.8: mối quan hệ giữa tỉ lệ lai ghép Pc và tỉ lệ đột biến Pm 71
Bảng 4.9 :mối quan hệ giữa dân số và tỉ lệ đột biến Pm 75
Bảng 4.10: phạm vi các tham số sử dụng phân tích độ nhạy 77
Bảng 4.11: giá trị thông số GA 78
Bảng 4.12: phạm vi môđun các lớp 78
Bảng 4.13: mối quan hệ giữa phạm vi môđun và dân số 78
Bảng 4.13: phạm vi môđun đề nghị của Wael Alkasawneh 80
Bảng 4.14: thông số các lớp áo đường thí nghiệm 81
Bảng 4.15: kết quả môđun và RMS tính toán 81
Trang 12Trước những đòi hỏi của thực tế phát triển giao thông đường bộ Việt Nam hiện nay Việc đánh giá chất lượng đường để đưa vào sử dụng hay đánh giá trong việt duy tu bảo dưỡng là vấn đề cấp thiết Kết quả cần cho nhanh và chính xác để không làm ảnh hưởng đến việc đưa tuyến đường vào sử dụng Đánh giá khả năng chịu tải của kết cấu áo đường hiện hữu, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp phá hoại mẫu, phương pháp đo bằng tấm ép cứng, phương pháp đo trực tiếp dưới bánh xe bằng cần Benkemen, ….Trong đó là thí nghiệm không phá hủy mặt đường FWD (Falling Weight Deflectometer), đang được nước ngoài sử dụng rộng rãi Sử dụng thí nghiệm FWD, không chỉ xác định được môđun chung của kết cấu áo đường, mà còn có thể tính toán môđun từng lớp kết cấu
Việt Nam đang bước đầu sử dụng thí nghiệm FWD để đánh giá cường độ nền đường và kết cấu mặt đường Tuy nhiên lại thiếu các phần mềm tính toán môđun đàn hồi được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam Để tạo cơ sở cho các nghiên cứu nâng cao sau này, nghiên cứu tập trung xây dựng và kiểm chứng công cụ tính toán, xử lý số liệu sau khi đã có kết quả từ thí nghiệm FWD
Kết quả của nghiên cứu được dùng để phục vụ cho công tác quản lý đường, cảnh báo cho hệ thống đường đã xuống cấp và tạo cơ sở để thiết kế mới nâng cấp mặt đường
Trang 13Sử dụng thuật giải di truyền (Genetic Algorithms - GAs) để giải quyết bài toán tối ưu tìm môđun của từng lớp vật liệu áo đường mềm để sai số độ võng mặt đường tình toán và đo đạc là bé nhất Các thông số đầu vào bao gồm chiều dày kết cấu (theo mặt cắt ngang đường thí nghiệm hoặc từ vị trí khoan mẫu thí nghiệm), các khoảng môđun của vật liệu (tra theo tiêu chuẩn thiết kết áo đường mềm 22TCN 211-06) và các thông số từ thí nghiệm FWD
1.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MÔDUN SỬ DỤNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Hiện nay để đánh giá sức chịu tải của kết cấu áo đường, hai phương pháp thường dùng là thí nghiệm phá hoại và không phá hoại mẫu
1.2.1 Phương pháp phá hoại mẫu
Theo phương pháp này, người ta tiến hành khoan lấy mẫu trong các lớp kết cấu áo đường, thông qua các thí nghiệm trong phòng để xác định các thông số, từ đó
dự báo khả năng chịu tải của kết cấu Do không thể lấy quá nhiều mẫu trên mặt đường nên các thông số phản ảnh tình trạng mặt đường thông qua các mẫu thử thường mang tính cục bộ Mặc khác, mẫu thí nghiệm không phản ảnh hết được sự làm việc thực của các lớp kết cấu áo đường
1.2.2 Phương pháp đánh giá không phá hoại mẫu
Đánh giá theo phương pháp không phá hoại mẫu thường được tiến hành bằng cách đo độ võng trên bề mặt đường để dự tính khả năng chịu tải của kết cấu mặt đường Phương pháp đo độ võng thường dùng là: đo bằng tấm ép cứng, cần Benkenmen và bằng thiết bị FWD
1.2.2.1 Phương pháp đo độ võng bằng tấm ép cứng
Trong tính toán thiết kế kết cấu áo đường mềm, khả năng chịu lực của vật liệu làm đường thường được biểu thị bằng chỉ tiêu môđun đàn hồi Đó là chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng chống lại biếndạng đàn hồi do lực tác dụng Đối với đất nền và kết cấu áo đường làm bằng các vật liệu rời, việc xác định độ lún (biến dạng) đàn hồi phải thực hiện bằng thí nghiệm nén tĩnh qua tấm ép cứng [1]
Trang 14Tác dụng một lực lên tấm ép cứng và đo biến dạng đàn hồi do lực đó gây ra Lực tác dụng lên tấm ép đủ lớn để tạo một áp suất tác dụng lên bề mặt tương đương với áp suất của tải trọng xe tính toán gây ra, lực truyền được qua các lớp áo đường Diện tích tấm ép tương đương với diện tích truyền áp lực lên bề mặt của lớp đang xét
Như vậy, tùy thuộc vào lớp nền đường hay lớp móng đường mà sử dụng tấm
ép có đườngkính khác nhau, áp suất khác nhau Vị trí của lớp càng xa lớp mặt thì đường kính tấm ép càng lớn và áp lực càng nhỏ
1.2.2.2 Phương pháp đo độ võng bằng cần Benkenman
Độ võng đàn hồi của mặt đường là hàm của các biến phụ thuộc vào: loại mặt đường, kết cấu áo đường và trạng thái đất nền đường, lưu lượng xe chạy, thời gian
sử dụng mặt đường, nhiệt độ của mặt đường,…Vì có quá nhiều biến phụ thuộc nên giữa các trị số độ võng đo được luôn có những sai lệch cho dù có rút ngắn khoảng cách giữa các điểm đo Bởi vậy, để đánh giá đúng khả năng chịu tải của đường, người ta phải phân tuyến thành từng đoạn đặc trưng, tiến hành xử lý thống kê các kết quả đo võng để đánh giá
Sau khi xác định được độ võng đặc trưng của cả kết cấu áo đường bằng cần đo
độ võng Benkenman [2], tiến hành xác định môđun đàn hồi chung của cả kết cấu áo đường theo công thức:
Trang 15Trong hệ thống này, một khối tải trọng Q rơi từ độ cao quy định H xuống một tấm
ép đường kính D, thông qua bộ phận giảm chấn gây ra một xung lực xác định tác dụng lên mặt đường Biến dạng (độ võng) của mặt đường ở tâm tấm ép và ở các vị trí cách tấm ép một khoảng quy định sẽ được các đầu cảm biến đo võng ghi lại Các
số liệu đo được như: xung lực tác đụng lên mặt đường thông qua tấm ép, áp lực tác dụng lên mặt đường (bằng giá trị xung lực chia cho diện tích tấm ép), độ võng mặt đường ở các vị trí quy định (do các đầu cảm biến đo võng ghi lại) là cơ sở để xác định cường độ (mô đun) kết cấu mặt đường Trong thí nghiệm FWD, thông thường
sử dụng từ 7-9 cảm biến trong khoảng cách nhỏ hơn 2m với cảm biến đầu tiên được đặt bên dưới tâm của tấm tải.
Hình 1.1: Khoảng cách các sensor và bán kính tải tác dụng
Áp lực tác dụng xuống mặt đường có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh chiều cao của tải trọng rơi Khối tải trọng được đưa lên độ cao quy định, sau đó rơi tự do thẳng đứng theo một thanh dẫn, đập vào một tấm ép thông qua bộ phận giảm chấn
lò xo cao su), tạo nên một xung lực tác dụng lên mặt đường tại vị trí đặt tấm ép
Trang 16Thời gian tác dụng của xung lực lên mặt đường phù hợp với điều kiện tác động thực
tế của tải trọng lên mặt đường Thông thường, bộ phận giảm chấn được thiết kế có
độ cứng phù hợp để đảm bảo thời gian tác dụng của xung lực vào khoảng từ 0,02 giây đến 0,06 giây
Ngoài ra, thí nghiệm tải trọng nặng FWD (Heavy Falling Weight Deflectormeter – HFWD) được mô phỏng giống như một bánh xe Boeing 747, tải trọng tác dụng tức thời có thể lên đến 250kN Thí nghiệm HFWD được áp dụng đối với áo đường cứng như: đường bêtông xi măng hay đường băng sân bay …
Hình 1.2: Độ võng và thời gian biến dạng của nền đường Ứng xử của các lớp áo đường thể hiện thông qua hình dạng chậu võng dưới áp lực của tải tác dụng, và được đo bằng các cảm biến đặt xung quanh tải trọng rơi Độ võng phụ thuộc vào độ dày các lớp, hệ số Poisson, môđun đàn hồi, và độ sâu lớp đá cứng phía bên dưới (Bendana, 1994) Độ võng đo được từ các cảm biến đặt gần vị trí tải phản ánh độ cứng tổng hợp của toàn bộ lớp áo đường, Độ võng đo được từ các cảm biến đặt xa trung tâm tải tác dụng sẽ phản ánh độ cứng của các lớp sâu hơn
Trang 17Hình 1.3: Thiết bị đo động FWD Thiết bị FWD được lắp đặt trên mặt chiếc móc và được mặt xe ô tô tải nhẹ kéo
đi trong quá trình di chuyển và đo đạc Việc điều khiển quá trình đo và thu thập số liệu được tự động thông qua phần mềm chuyên dụng Tại vị trí cần kiểm tra, tấm ép
và các đầu đo võng được hạ xuống tiếp xúc với mặt đường Hệ thống điều khiển nâng khối tải trọng lên độ cao quy định và rơi tự do xuống tấm ép gây ra một xung lực xác định tác dụng lên mặt đường Các đầu cảm biến đo võng sẽ ghi lại độ võng của mặt đường ở các khoảng cách quy định Các dữ liệu như độ lớn tải trọng (xung lực) tác dụng, áp lực tác dụng lên mặt đường, trị số độ võng của mặt đường được phần mềm chuyên dụng ghi vào trong máy tính Các thông tin hỗ trợ khác như nhiệt
độ không khí, nhiệt độ mặt đường, khoảng cách giữa các vị trí đo, lý trình vị trí đo được lưu lại bằng phần mềm hoặc ghi lại vào sổ tay Sau khi đo xong, tấm ép và các đầu đo võng được nâng lên và thiết bị được di chuyển đến vị trí kiểm tra tiếp theo
Theo tiêu chuẩn ngành “Quy trình thí nghiệm đánh giá cường độ nền đường
và kết cấu mặt đường mềm của đường ôtô bằng thiết bị đo động (FWD)” 22TCN
355 – 06[3] Để đánh giá cường độ các lớp áo đường, chia tuyến đường cần đo đạc thành các đoạn đồng nhất, có các yếu tố tương đồng như: trạng thái bề mặt, kết cấu
áo đường, chiều dầy kết cấu, lớp đất nền ở trên cùng, lưu lượng xe chạy Chọn đoạn đại diện trên mỗi đoạn đồng nhất Đoạn đại diện có chiều dài từ 500 mét đến 1.000 mét Mỗi đoạn đại diện chọn lấy 20 điểm đo Với những đoạn đồng nhất, đặc
Trang 18biệt ngắn nhưng có tính chất khác hẳn các đoạn xung quanh (điều kiện địa chất thủy văn phức tạp hoặc đoạn qua vùng đất yếu, đoạn hư hỏng cục bộ ), thậm chí nhỏ hơn 100 mét cũng phải đo đủ tối thiểu 15 điểm
Hình 1.4 thể hiện kết quả trên màn hình của thí nghiệm FWD với đồ thị thể hiện môđun theo chiều sâu, và các độ võng
Hình1.4: Màn hình thể hiện thí nghiệm FWD Căn cứ vào số liệu đo, dạng biểu đồ độ võng trên bề mặt đường tại mỗi điểm khảo sát có thể được thể hiện như hình ở bên dưới
Hình 1.5: Độ võng kết cấu mặt đường từ thí nghiệm FWD
Trang 19
1.2.3 Đánh giá các phương pháp xác định cường độ kết cấu áo đường
Tháng 9 năm 2010, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá các phương pháp xác định
cường độ kết cấu áo đường tại khu vực đông thành phố Hồ Chí Minh”của nhóm tác
giả Trần Thanh Tưởng[4] đã thống kê các phương pháp đo thực tế ngoài hiện trường như: tấm ép cứng, cần Benkemen, thiết bị đo động FWD Từ đó phân tích tìm ra mối quan hệ giữa các phương pháp thí nghiệm ngoài hiện trường tại một vị trí trên đường, cùng một loại kết cấu Từ kết quả đo tiến hành vẽ biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các phương pháp từ thí nghiệm nêu trên
Sau khi phân tích hiệu quả kinh tế, so sánh định mức đơn giá của từng phương pháp đo, tính thuận tiện và hiệu quả, cũng như khả năng quản lý, nhóm tác giả trên
đã đưa ra bảng so sánh ưu nhược điểm vào Bảng 1.1
Bảng 1.1: Bảng so sánh ưu nhược điểm các phương pháp đo
Phương pháp đo
Đo bằng cần Benkelman Đo tấm ép cứng Đo bằng FWD
1 Tính kinh tế Chi phí thiết bị thấp,
chi phí cho lần thí nghiệm cao Giá thí nghiệm/điểm đo:
191.000đ
Chi phí thiết bị thấp, chi phí cho lần thí nghiệm cao Giá thí nghiệm/điểm đo:
100.000đ
Chi phí thiết bị cao, chi phí cho lần thí nghiệm thấp Giá thí nghiệm/điểm đo: 80.000đ
2 Tính thuận
tiện
Thường dùng đo mặt đường, khu vực ít xe
cộ, công tác đảm bảo giao thông phức tạp
Đo cho các loại nền mặt đường, khu vực ít xe cộ, công tác đảm bảo giao thông phức tạp
Đo cho các loại nền, mặt đường xe phải đi lại được Công tác đảm bảo giao thông đơn giản, ít ùn tắc
3 Tính hiệu quả
của phương
pháp đo
Thí nghiệm chậm trong cùng một thời gian
Thí nghiệm chậm trong cùng một thời gian
Thí nghiệm nhanh trong cùng một thời gian
4 Tính áp dụng
thực tế
Kết quả thí nghiệm
áp dụng cho thiết kế tính toán bài toán động, thường để đo kết quả mặt đường
Kết quả thí nghiệm áp dụng cho bài toán thiết kế tĩnh
Hay dùng, cho
Kết quả thí nghiệm áp dụng cho thiết kết bài toán động Áp dụng cho công tác
Trang 20sau khi hoàn thiện
Có kết quả ngay
tất cả các vật liệu, cơ động, công trình trong quá trình thi công, có kết quả ngay
1.2.4 Tình hình sử dụng FWD của Việt Nam hiện nay
Hiện nay cả nước chỉ có 4 máy đo thí nghiệm FWD, tuy nhiên một máy bị hỏng ngoài miền Trung Ở miền Nam, hiệnTrung tâm kỹ thuật đường bộ 7 nhận máy từ một dự án tài trợ nước ngoài từ đầu năm 2002, nhưng một năm trung tâm chỉ 1-2 lần sử dụng máy Việc sử dụng máy cũng rất hạn chế và chỉ tập trung ở các
dự án có nguồn vốn ODA
Theo tiêu chuẩn thí nghiệm FWD 22TCN 335-06 chỉ đưa ra 3 chỉ tiêu:
- Môđun đàn hồi nền đường (Mr)
- Môđun đàn hồi hữu hiệu của kết cấu mặt đường (Ep),
- Chỉ số kết cấu hữu hiệu của mặt đường (SNeff)
Số liệu tính dùng trong tính toán bao gồm:
- Áp lực tác dụng xuống nền
- Độ võng tại vị trí sensor đầu và gần cuối
Như vậy sẽ không sử dụng hết khả năng của thí nghiệm FWD dẫn đến việc đưa thí nghiệm này vào sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế
Trang 211.3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Từ kết quả thí nghiệm FWD ngoài hiện trường, xác định được hình dạng chậu võng của mặt đường dưới tác động của tải trọng Sau đó, sử dụng phương pháp tính toán ngược để tính môđun đàn hồi thực tế của các lớp kết cấu Căn cứ vào kết quả môđun từng lớp để đánh giá chất lượng kết cấu áo đường Khả năng sử dụng số liệu
từ thí nghiệm đo độ võng mặt đường FWD để tính toán môđun của các lớp vật liệu
áo đường là mục đích chính của đề tài nghiên cứu này Kết quả tính toán cho ta được những đánh giá về giá trị môđun đàn hồi của các lớp áo đường mềm xét đến điều kiện chiụ tải trọng thực tế của vật liệu
1.4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Từ kết quả thí nghiệm (FWD) áp dụng phương pháp tính toán ngược để tìm môđun đàn hồi của các lớp vật liệu áo đường
Nghiên cứu xây dựng phần mềm tính toán cường độ môđun đàn hồi của các lớp áo đường mềm
Vấn đề cần giải quyết trong đề tài: sự hội tụ của môđun đàn hồi của các lớp áo đường, sai số cho phép giữa độ võng tính toán và thí nghiệm, khả năng dự đoán môđun đàn hồi hợp lý
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hiện nay trên thế giới đã phát triển nhiều chương trình mô phỏng tính toán khả năng chịu lực của áo đường dưới tác dụng tải trọng như: Bisar, Chervon, Elsyms, Mmopp, Mnpave…Các chương trình khác nhau sử dụng giả thuyết vật liệu khác nhau như: đàn hồi, bán đàn hồi, đàn nhớt, đàn dẻo…tuy nhiên giả thuyết các lớp vật liệu áo đường mềm là vật liệu đàn hồi đẳng hướng và đồng nhất vẫn được tin dùng trong các phần mềm tính toán Để thuận tiện trong quá trình tính toán lập phần mềm, nghiên cứu chọn chương trình Bisar được phát triển bởi hãng dần khí Shell là cơ sở cho chương trình tính toán ngược Độ chính xác của chương trình được kiểm tra trên 3 yếu tố sau:
¾ So sánh kết quả với các chương trình khác
¾ Kiểm tra độ nhạy của chương trình
¾ Kiểm tra chương trình chạy theo kết quả thí nghiệm FWD thực tế
Trang 221.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Phương pháp tìm môđun đàn hồi các lớp áo đường từ thí nghiệm FWD đã được các nước trên thế giới nghiên cứu phát triển từ rất lâu Tuy nhiên do thiếu các nghiên cứu trong nước liên quan đến thí nghiệm FWD và chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho việc áp dụng kết quả tính toán này vào trong thiết kế Việc áp dụng kết quả thí nghiệm FWD trong nước vẫn chưa được phổ biến Kết quả sau khi thí nghiệm chỉ
để xác định môđun đàn hồi chung tương tự như cần Benkelman Tuy nhiên, môđun đàn hồi chung không phản ánh được khả năng chịu lực của từng lớp Do đó sẽ còn nhiều bất cập trong quá trình quản lý đường bộ, nếu không nhanh chóng nghiên cứu
và áp dụng FWD
Trang 23CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 CÁC MÔ HÌNH ÁO ĐƯỜNG TRONG TÍNH TOÁN
Để hiểu được ứng xử của kết cấu áo đường mềm dưới tác động của tải trọng, các lý thuyết này phải phù hợp với thực tế ứng xử của nền đường Sau đây thảo luận một trong số lý thuyết có sẵn để mô phỏng ứng xử của nền đường [5]
2.1.1 Lý thuyết đàn hồi:
Lý thuyết đàn hồi là lý thuyết đầu tiên được sử dụng để phân tích các lớp kết cấu áo đường Áp dụng lý thuyết này mô phỏng ứng xử của kết cấu áo đường dưới tác động của tải trọng, với giả định rằng các lớp áo đường là vật liệu đàn hồi Lý thuyết này vẫn còn đúng nếu tỷ số giữa ứng suất và biến dạng không đổi Điều này cho thấy giả thuyết đàn hồi thích hợp đối với phân tích các lớp áo đường chịu áp lực không lớn so với áp lực phá hoại Các lớp kết cấu áo đường được phân tích bằng cách sử dụng các lý thuyết đàn hồi thông thường như sử dụng định luật Hooke’s và phương trình Boussinesq
Định luật Hooke’s
Định luật Hooke’s được dựa trên giả thuyết tỷ lệ giữa ứng suất và biến dạng không đổi Hooke’s giả thuyết vật chất là hoàn toàn đồng nhất và đàn hồi tuyến tính
Phương trình Boussinesq
Boussinesq phát triển phương trình để tính toán ứng suất trong môi trường đồng nhất, đẳng hướng và bán không gian tuyến tính đàn hồi dưới một tải trọng tác dụng vuông góc với bề mặt Bán không gian này giả định trên một vùng vô cùng lớn và độ sâu vô hạn Các giá trị ứng suất được cho bởi Holtz và Kovacs, 1981
2
2
2 2 5 / 2
2 5 / 2 2
Trang 24Hình 2.1: Mô hình của phương trình Boussinesq Phương trình Boussinesq dưới tải trọng
Ứng suất pháp
( )
2 2
2 2
R P
v R
P
v R
Trang 252 2
3 2
1 cos 2
v ER
ER
v P
v ER
π
θπ
θπ
θπ
Trang 26Hình 2.2: Đường ảnh hưởng cho một vùng tải hình tròn
2.1.2 Phương pháp độ dày tương đương
Phương pháp này được phát triển bởi Odemark (ullidtz,1987) Phương pháp này biến đổi hệ thống các môđun của nhiều lớp khác nhau thành một môđun duy nhất để áp dụng lý thuyết đàn hồi cho cả hệ thống Phương pháp này được mô tả như Hình 2.3, để tìm ứng suất và biến dạng lớp thứ nhất bằng cách sử dụng cùng một môđun đàn hồi và hệ số Poisson cho lớp thứ hai và giả định bán không gian vô hạn đàn hồi Ứng suất và biến dạng lớp thứ hai được tính bằng cách đưa lớp một có môđun và hệ số Poisson như lớp thứ hai nhưng có chiều dày thay đổi dựa trên độ cứng của lớp thứ nhất
Trang 27Hình 2.3: Mô hình chuyển đổi hai lớp theo Odemark
Độ dày của lớp chuyển đổi tương đương dựa trên độ cứng ban đầu của lớp được thể hiện bằng phương trình sau:
Trang 282.1.3 Phương pháp phần tử hữu hạn
Trong phương pháp phần tử hữu hạn các phần tử nhỏ nối với nhau bằng nút Các nút này được liên kết với nhau để mô phỏng tính chất của vật liệu và ứng suất, biến dạng có thể được xác định chính xác Phương pháp này có lợi thế có thể mô phỏng bất kỳ kết cấu trong trường hợp tĩnh tải hay hoạt tải, và sự biến dạng hình học, hay vết nứt, gián đoạn giữa các lớp
Hiện nay phương pháp phần tử hữu hạn chỉ phân tích hai chiều các lớp áo đường dựa trên điều kiện đối xứng cân bằng giới hạn Phân tích ba chiều rất phức tạp do liên quan tới mô hình liên hợp và kỹ thuật chia lưới rất tốn thời gian
Sping: theo định luật Hooke’s Biến dạng tỷ lệ thuận với ứng suất tác dụng
Mô hình đàn nhớt được kết hợp từ hai yếu tố trên Nếu Sping và Dashpot cùng kết hợp nối tiếp, kết quả của mô hình được gọi là mô hình Maxwell, mô hình này thích hợp với chất lỏng đàn nhớt Nếu Sping và Dashpot được kết hợp song song, kết quả của mô hình được gọi là mô hình Kelvin – Voight, thích hợp với chất rắn đàn nhớt Mô hình đàn nhớt mô tả được các ứng xử của vật liệu bêtông nhựa khi
Trang 292.2 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Môđun đàn hồi là thông số quan trọng trọng của các lớp áo đường Nhiều nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp tính toán khác nhau để ước tính môđun của từng lớp như: thí nghiệm trong phòng, phương pháp sóng và thí nghiệm tải trọng động FWD… Tuy nhiên, việc xác định môđun từ phòng thí nghiệm có thể sẽ cho kết quả không chính xác Vì trong thực tế, tải trọng và lưu lượng giao thông cũng khác nhau trên cùng đoạn đường Ngoài ra, các lớp áo đường làm việc tác động qua lại lẫn nhau, điều này không còn chính xác khi xác định trong phòng thí nghiệm Do
đó, đối với mục đích thực tế, môđun đàn hồi phải được xác định đo lường dựa vào
sự tương tác và ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài thực tế mới cho kết quả chính xác Phương pháp FWD thoả mãn được các yêu cầu trên nên đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu mô phỏng tải trọng tác động của tải trọng rơi lên nền đường (tính toán thuận) và tính toán môđun thực tế dựa vào thí nghiệm FWD (tính toán ngược) Trong chương trình tính toán thuận, độ võng kết cấu áo đường được tính toán dựa trên các thông số đã biết của các lớp kết cấu như chiều dày, hệ số poisson, môđun đàn hồi Trong khi đó, chương trình tính toán ngược lại nghịch đảo các tính toán thuận để tìm môđun đàn hồi dựa trên biến dạng đo
Trang 30võng đo ngoài thực tế, các giá trị môđun giả định được thay đổi dần dần và mỗi lần như thế sẽ có một bộ giá trị độ võng mới được tính toán Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đáp ứng được tiêu chí đầu vào nhất định Tuy nhiên, một điểm bất lợi nghiêm trọng của phương pháp này là một lỗi trong tính toán ngược các lớp môđun sẽ ảnh hưởng đến các môđun tính toán khác Một phương pháp khác để ước tính môđun đàn hồi kết cấu áo đường - ứng xử dài hạn kết cấu áo đường (The Long Term Pavement Performance – LTPP) đã được Khu quản lý đường cao tốc liên bang Mỹ (Federal Highway Administration) phát triển [6] Cách tiếp cận này cho phép người dùng lựa chọn bất kỳ chương trình tính toán ngược nào mình muốn, cung cấp tính toán thuận từ đó có thể kiểm tra so sánh kết quả từ hai chương trình khác nhau Nếu phương pháp này cho kết quả tương tự (không nhất thiết giống hệt nhau) thì người viết chương trình mới có thể tự tin vào kết quả đạt được và có thể tiếp tục sử dụng trong việc đánh giá mặt đường Phương pháp này ước tính môđun các lớp áo đường theo các bước sau đây:
Bước 1: Tính toán môđun đàn hồi nền đường Một phương pháp xác định độ cứng nền đường gần đúng, hoặc môđun đàn hồi theo một tải bề mặt áp dụng là mô hình Hogg Mô hình Hogg được dựa trên giả thuyết một hệ thống hai lớp bao gồm một tấm mỏng trên nền đàn hồi (Hogg A.H.A 1944) Việc triển khai các mô hình của Hogg được Wiseman - 1983 đơn giản hóa hệ thống nhiều lớp vào một mô hình hai lớp đơn giản Wiseman khai triển mô hình Hogg bằng cách sử dụng 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: lớp nền đường được giả định như một nền vô hạn đàn hồi Trường hợp 2: lớp nền đường giả định là nền hữu hạn đàn hồi, với hệ số Poisson là 0.4
Trường hợp 3: lớp nền đường giả định là nền hữu hạn đàn hồi, với hệ số Poisson là 0.5
Trang 31Cả 3 trường hợp này độ dày của lớp của lớp cứng gấp 10 lần chiều dài đặc trưng lc Trường hợp 2 cho thấy mối tương quan cao với tính toán ngược xác định môđun đàn hồi nền đường Công thức như sau:
r : Khoảng cách tính từ tâm tải
r50 : Khoảng cách tính từ tâm tải nơi ∆0/∆r =0.5
l : Chiều dài đặc trưng
I : Yếu tố ảnh hưởng – xem bảng 2.1 α,β,B : Hệ số điều chỉnh – xem bảng 2.1
Trang 32y0, m: Hệ số chiều dài đặc trưng – xem bảng 2.1
m : Hệ số tỉ lệ độ cứng – xem bảng 2.1 Bảng 2.1 : Hệ số mô hình Hogg
Trường hợp của Hogg I II III
Chiều dày lớp cứng h/l 10 10 Vô hạn
Bước 2: Ước tính môđun đàn hồi chung và lớp áo bê tông nhựa Tổng môđun đàn hồi các lớp áo đường được tính như sau:
Trang 33Đối với môđun đàn hồi các lớp áo đường mềm và áo đường cứng được ước tính từ môđun tổng của toàn bộ áo đường và hệ số diện tích Với áo đường mềm diện tích của 3 độ võng đầu tiên được ký hiệu là AREA12, được sử dụng để tích toán các thông số diện tích Các biểu thức sau được dùng để tính môđun lớp bêtông nhựa:
8 12 12
AREA k
( )( )( )
(2.25)
AC AF AC
E0 : Tổng môđun đàn hồi các lớp áo đường
EAC : Môđun đàn hồi lớp bê tông nhựa Asphalt
AFAC : Hệ số diện tích của lớp bêtông Asphalt
k1 = 6.85
k2 = 1.752
k3 = Chiều dày lớp trên/ đường kính tải tác dụng = (h1/2a)
a : Bán kính tải FWD tác dụng
d0 : độ võng tại trung tâm tải FWD tác dụng
d8 : độ võng FWD tại 203mm (8 in) tính từ trung tâm tải
d12 : độ võng FWD tại 305 mm (12 in) tính từ trung tâm tải
Bước 3: Ước tính môđun đàn hồi các lớp trung gian
Trang 34Để xác định môđun đàn hồi các lớp trung gian như lớp móng được tính bằng cách sử dụng môđun lớp nền và lớp mặt được tính toán từ các bước trước đó Một phương pháp ước tính môđun lớp móng được phát triển bởi Dorman và Metcalf giữa 2 lớp liền kề của vật liệu không liên kết có thể được sử dụng:
0.45 2
base sub
Với:
Ebase: Môđun đàn hồi lớp móng theo Dorman và Metcalf
Esub : Môđun đàn hồi lớp nền
h2 : Chiều dày lớp móng Ngoài ra còn nhiều chương trình tính toán thuận khác nhau mô phỏng ứng xử của các lớp áo đường mềm dưới tác động của tải trọng đã được phát triển
MOPP: được phát triển bởi Ullidtz (1987) Chương trình chủ yếu là công cụ nghiên cứu chưa được sử dụng trong thực tế Chương trình có thể dự đoán độ nhám, lún và nứt của mặt đường bêtông nhựa, lớp móng và nền đường
CHEVRON: chương trình này được viết dựa trên nghiên cứu của Michelow (1963) Ban đầu chương trình giới hạn 5 lớp đầu vào sau đó được nâng lên 15 lớp Sau đó được Viện nghiên cứu Aphalt phát triển vào năm 1991 Hạn chế của chương trình bao gồm không có khả năng tính toán chuyển vị và ứng suất chính
ELSYMS: chương trình này được xây dựng trên Chevron, đã khắc phục được những nhược điểm của Chevron, bao gồm khả năng tính toán chuyển vị và ứng suất chính, khả năng xử lý nhiều tải tác dụng
BISTRO: chương trình được viết đựa trên nghiên cứu của Schiffman (1962) Chương trình có khả năng tính toán ứng suất, chuyển vị, biến dạng và giả sử được mặt tiếp xúc giữa các lớp Chương trình cũng có khả năng xử lý nhiều dạng tải trọng
Trang 35BISAR: Được hãng dầu khí Shell phát triển xây dựng trên BISTRO với nhiều khả năng hơn Xét được tải trọng theo phương tiếp tuyến của bề mặt và ma sát tiếp xúc giữa các lớp
- Bước 3: Tính toán độ võng bề dựa vào các chương trình tính toán thuận tại các cảm biến đo FWD trên thực tế
- Bước 4: So sánh độ võng tính và độ võng đo được Nếu sự khác biệt giữa độ võng tính toán và độ võng đo được là chấp nhận được, thì môđun giả định được xem là môđun thực tế của các lớp áo đường Nếu không bộ môđun giả định hiện tại được thay thế bằng bằng bộ giá trị khác
- Bước 5: Lặp lại bước 2 đến bước 4 cho đến khi thỏa các điều kiện kiểm tra
về sai số
Các bước tính toán có thể được mô tả như Hình 2.4:
Trang 36đo lường và tính toán nhỏ nhất Ban đầu một tập hợp các giá trị môđun được giả định từ đó tính toán được độ lệch ứng với các điểm đo ngoài thực tế Sau đó môđun mỗi lớp sẽ được thay đổi, và độ võng mới được ước lượng lại cho mỗi lần thay đổi môđun Đối với kết cấu áo đường nhiều lớp, mối quan hệ giữa độ võng và môđun được thể hiện trong phương trình sau
Trang 37Theo tài liệu của PEDMOD95 khuyến cáo thiết lập độ dày của lớp nền là 6m,
vì chương trình tính toán thuận WESDEF mặc định lớp nền có độ dày vô hạn (có môđun 6900 Mpa) 6m dưới nền đường
2.2.2.2 EVERCALC
EVERCALC 5.0 được phát triển dựa trên chương trình phân tích nhiều lớp Chevron cho Sở giao thông vận tải tiểu bang Washington Chương trình sử dụng quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp độ võng đo và độ võng lý thuyết từ giả định môđun đàn hồi Kết quả có được khi tổng các giá trị tuyệt đối giữa độ võng bề mặt
đo và lý thuyết tính toán nằm trong phạm vi dung sai cho phép (thường 10% hoặc ít hơn) Môđun sử dụng trong phương trình hồi quy, thể hiện mối quan hệ giữa môđun lớp, tải và các thông số khác nhau của độ võng Trong phần mềm EVERCAL 5.0,
Trang 381 1 2 2
(2.29)(1 ) (1 )
Trang 40E E E
Trong đó:
Eki+1, Eki là giá trị tính toán của mô đun 2 lần liên tiếp nhau
ε2: sai số cho phép của 2 lần tính toán liên tiếp nhau
Giá trị ε2 thường là 2% Tiêu chí này chỉ ra rằng, quá trình lặp đi lặp lại của chương trình đã cho kết quả ổn định giá trị các biến không thay đổi đáng kể so với vòng lặp trước
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Ứng dụng kết quả thí nghiệm FWD để tính toán ngược môđun đàn hồi của các lớp vật liệu áo đường mềm đã được các nước trên thế giới nghiên cứu phát triển từ rất lâu Tuy vậy, thí nghiệm FWD vẫn là một đề tài mới đối với nước ta
Năm 2005, đề tài nghiên cứu “Ứng dụng kết quả thí nghiệm FWD tính toán
môđun đàn hồi của lớp vật liệu kết cấu áo đường mềm” của tác giả “Trần Thị Kim
Đăng” [8] đã thực hiện tính toán môđun trên 3 lớp kết cấu áo đường, kết quả của nghiên cứu được thể hiện Hình 2.6 Tuy nhiên, nghiên cứu cũng bộc lộ nhiều hạn chế
Hình 2.6: Chậu võng thực đo và chậu võng giới hạn trong khoảng sai số 15%