I. Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần ViệtC&C
7. Tổ chức tốt công tác tạo nguồn và thu mua hàng cho xuất khẩu.
Đối với một doanh nghiệp thương mại, mua và bán luôn gắn liền với nhau. Việc bán hàng có được hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác mua hàng, vì nó sẽ quyết định đến chất lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá. Khác với sản phẩm công nghiệp khác, hàng thủ công mĩ nghệ được sản xuất chủ yếu ở các làng nghề, các hộ gia đình có qui mô nhỏ và rải rác. Nếu mua với số lượng lớn, các doanh nghiệp phải thu mua từ nhiều nguồn khác nhau mới đủ tiến độ giao hàng. Do đó, công tác thu mua được tổ chức không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đến chi phí kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Các nguồn hàng cung ứng cho các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng ổn định. Các sản phẩm phải đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu như không biến dạng, xuống cấp khi thay đổi thời tiết, các sản phẩm mây tre đan không bị nấm mốc, mối mọt,... Vì thế, trong khâu thu mua, các doanh nghiệp phải giám định chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ và có yêu cầu cao đối với các cơ sở sản xuất.
Do mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sử dụng để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ nên khách hàng thường mua với số lượng ít, nhưng lại chọn nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Vì thế, các doanh nghiệp cần chú trọng lựa chọn các nguồn hàng có mẫu mã đa dạng, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ có khả năng tiêu thụ nhiều hơn.
Nguồn hàng cung ứng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh bằng giá cả. Giá thu mua cao thì giá xuất chắc chắn sẽ cao. Đối với các doanh nghiệp , tìm được nguồn hàng rẻ là điều quan trọng nhưng không nên quá chú ý đến yếu tố giá mua mà bỏ qua chất lượng sản phẩm . Giá mua qúa rẻ thì người sản xuất sẽ không chú ý, chất lượng sản phẩm sẽ giảm, các doanh nghiệp sẽ mất khách hàng. Nhất là trong điều kiện hiện nay và đặc điểm của mặt hàng này cạnh tranh bằng giá không phải là phương thức hữu hiệu nhất.
Các doanh nghiệp có thể tiến hành việc tạo nguồn và thu mua dưới hình thức mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng ký trước, nhận hàng uỷ thác và thuê gia công. Các doanh nghiệp sử dụng các mẫu mã của đơn vị sản xuất để chào hàng và nếu được khách hàng chấp thuận thì các doanh nghiệp ký hợp đồng đặt hàng tại chính cơ sở đó. Đối với những mẫu hàng do phía khách hàng đưa ra, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu thuê các đơn vị gia công hàng hóa. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng hàng tốt, đúng tiến độ giao hàng các doanh nghiệp cần cử người giám sát, đốc thúc họ thực hiện tốt hợp đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tạo nguồn bằng cách nhận uỷ thác xuất khẩu để hưởng phí dịch vụ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn, ngoài việc lựa chọn những nguồn hàng có chất lượng ổn định, các doanh nghiệp nên phối hợp với họ để đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp. Trên cơ sớ những thông tin thu thập được,các doanh nghiệp cần kết nối nhu cầu của khách hàng với người sản xuất, góp ý cho họ yêu cầu của từng thị trường và giới thiệu những mẫu mã mới để hàng hoá được cải tiến theo hướng đó. Phối hợp với
người sản xuất, các doanh nghiệp không những duy trì phát triển được thị trường mà còn giúp họ hoạt động tốt hơn.
Một số công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trong nước đã thành lập một đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu và sáng tác mẫu mã rồi đặt hàng cho các cơ sở sản xuất. Đó cũng là một giải pháp hay cần khuyến khích.