Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty Việt C&C (Trang 36 - 44)

I. Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần ViệtC&C

3.Đánh giá chung

a.Những kết quả đạt được,tiềm năng:

Hàng sơn mài thật sự là một mặt hàng tiềm năng và thế mạnh của công ty.Trong đó thị trường xuất khẩu là nguồn doanh thu mạnh và có giá trị cao nhất trong các nguồn thu.Để có thể nâng cao khả năng xuất khẩu ,trong thời gian vừa qua,từ khi chỉ là một xưởng nhỏ tới khi thành lập một công ty,Việt C&C đã có được những thành tựu nhất định:

• Công ty đã gia nhập và là một thành viên của Hiệp hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

• Công ty đã bước đầu thâm nhập và giới thiệu được sản phẩm tới những thị trường khó tính nhưng có tiềm năng đem lại nguồn doanh thu khổng lồ tại Mỹ và Châu Âu

• Công ty đã có đơn hàng làm mẫu cho khách hàng Italia và Mỹ • Công ty đã đem và giới thiệu hơn 100 mấu hàng tại hôị chợ

Hồng Kông tháng 4,là một trong những hội chợ quy mô nhất Châu Á về đồ gia dụng trong nhà,bao gồm cả hàng Deco.có hơn 20 khách hàng đã chú ý và đặt vấn đề liên hệ với công ty

Như vật có thể thấy tiềm năng của công ty về mặt hàng sơn mài là rất to lớn.Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu với rất nhiều đối tác quan tâm tại những thị trường giàu tiềm năng và giá trị.

b.Những tồn tại:

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng có thể thấy các con số cụ thể doanh thu của công ty là không được tốt và chưa thực sự đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

Bảng kế hoạch và chỉ tiêu cho quý I năm 2008 của công ty :

Lợi nhuận của ngành nghề kinh doanh sơn mài :20%_30% doanh thu Doanh thu:

• 3 cửa hàng thương gia khoảng 30 tr/tháng • Cửa hàng Trường Hàng Trống 15 tr/tháng • 116 hàng Gai 10tr/tháng • 118 hàng Gai 3 tr/tháng • 20 hàng Hòm 10 tr/tháng • 43 Văn Miếu 5 tr/tháng

• 5 cửa hàng nội thất (Kim Mã,Lý Nam Đế,Phan Đình Phùng.,Cát Linh)

• Các cửa hàng ở Mã Mây ,Nhà Thờ ,Nhà Chung,Tô Tịch,Hàng Bạc • Các của hàng Bát Tràng:20 tr/tháng

• Hàng mẫu bán cho hội chợ tháng 4: *Nhật Thắng:60tr

*Ban Mai:40 tr *Barotex:30tr

_____________________________________________ Doanh thu: 123 tr /tháng.,Lũy kế trong quý I khoảng 430 tr Về xuất khẩu :

Làm kịp hàng mẫu và nhận hai hợp động của khách Italia và Hà Lan.Giá trị hai đơn hàng khoảng 120 000 USD.

Nhưng đến đầu tháng tư ,doanh thu thực của công ty chỉ khoảng 70 tr, Trong đó xuất khẩu không có được một hợp đồng mà vẫn trong giai đoạn làm mẫu.

Như vậy rõ ràng ,tuy có rất nhiều tiềm năng,nhưng việc thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty đang gặp vấn đề.Chúng ta có thể khái quát ở một số vấn đề chính như sau:

• Trong khâu sản xuất có trục trặc,vấn đề có thể do những yếu tố : 1. Do cơ sở vật chất còn yếu kém

2. Do đội ngũ thợ chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất 3. Do nguyên liệu mua không đáp ứng được tiêu chuẩn 4. Do người quản lý chất lương làm chưa chặt chẽ

• Do khâu kinh doanh chưa nhận định đúng thế mạnh của công ty nên chưa có chọn lọc đơn hàng cũng như cách tiếp cận những khách hàng tiềm năng

• Do ban lãnh đạo nóng vội,chưa nhận định đúng tình hình của công ty tại thời điểm hiện tại cho nên còn nhiều hạn chế trong khâu vạch kế hoạch không sát với thực tiễn ,gây ra sai lệch mục tiêu.

Tất nhiên rất khó có thể nêu ra chính xác tuyệt đối một nguyên nhân hay một vấn đề chủ chốt nào đó ,vì nguyên nhân ,kết quả là tổng hòa của rất nhiều yếu tố tạo nên.Có thể mỗi một yếu tố đều góp phần tạo nên nguyên nhân đó.

Cho nên chúng ta có thể tìm hiểu một chút và có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp thông qua mô hình ma trận SWOT(Mô hình điểm mạnh , điểm yếu ,cơ hội và đe dọa)

Đánh giá điểm mạnh ,điểm yếu hay còn gọi là phân tích bên trong trên các giác độ như nhân sự ,tài chính ,công nghệ ,uy tín ,tiếng tăm ,mối quan hệ,văn hóa ,truyền thống của tổ chức.

Việc đánh gía này chỉ mang tính chất tương đối,chủ yếu có sự so sánh mặt bằng chung trong ngành .

Phân tích về cơ hội,đe dọa hay còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố đó đến từ bên ngoài.Nếu như việc phân tích này được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng suốt ,các chiến lược cấp ngành đề ra sẽ có thể nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe dọa có thể xẩy ra.Trong thực tế,mô hình SWOT được sử dụng rộng rãi và được coi là mô hình phân tích hiệu quả.

Mô hình ma trận SWOT: Công ty cổ phần Việt C&C (O)Cơ hội: • Nhiều thị trường tiềm năng • Có nhiều tổ chức ,hiệp hội giúp đỡ • Chính sách mở cửa

của nhà nước,thành viên WTO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(T)Đe dọa

• Nhiều doanh nghiệp cạnh tranh

• Các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng • Các luật ,quy tắc

quốc tế,trong thời kỳ hội nhập (S)Điểm mạnh • Khả năng tạo dáng,thiết kế sản phẩm • Có truyền thống,kinh nghiệm sản xuất • Nắm bắt được nhiều thông tin (S,O)

_Xúc tiến quảng cáo mẫu mã sang các thị trường tiềm năng

_Tích cực tham gia các hiệp hội ,các tổ chức _Nhanh nhạy hơn đẻ tìm kiếm cơ hội ,tham gia các hội chợ quốc tế (S,T) _Tạo ra các sản phẩm có sự khác biệt,sáng tạo,cạnh tranh _Tận dụng kinh nghiệm sản xuất ,đáp ứng nhu cầu khách hàng

_Nắm bắt thông tin,thành thạo các quy tắc,luật lệ quốc tế để thực hiện hiệu quả (W)Điểm yếu • Đội ngũ nhân lực chưa hoàn thiện • Cơ sở vật chất còn chưa quy mô • Thiếu vốn (W,O) _Nhanh chóng đào tạo,tuyển mộ nhân lực,cả sản xuất và kinh doanh _Lập kế hoạch kinh doanh,nhận tài trợ

_Huy động nguồn vốn cho sản xuất từ các quỹ đầu tư,trong nước và quốc tế

(W,T)

_Liên kết các doanh nghiệp ,cùng tham gia các chương trình đào tạo,học hỏi hoàn thiện đội ngũ lẫn nhau.

_Nhận thức được các khó khăn để có chiến lược phát triển phù hợp.

Như vậy có thể thấy công ty Việt C&C có nhiều điểm mạnh cũng như điểm yếu,có cơ hội và cũng đi kèm nhiều rủi ro.

Về cơ hội,điềm mạnh của doanh nghiệp,qua thời gian vừa rùi có thể nhận thấy,công ty VIệt C&C có một thế mạnh về thiết kế,khả năng tạo dáng sản phẩm.Thiết kế chính của công ty,ông Hà Huy Chiến là một người đã từng nhận được giải thưởng thiết kế của Nhật,bên cạnh đó ,với 10 năm phát triển cùng ngành

Sơn mài Việt Nam,ngân hàng dữ liệu mẫu mã công ty qua các thời kỳ là con số không nhỏ.Cùng với mẫu mã là xu hướng thị hiếu của thị trường qua các năm tháng.Từ đó cũng cho công ty ít nhiều thấy được sự phát triển của thị hiếu thị trường,dự báo được sự thay đổi qua các năm.

Bên cạnh đó ,do xưởng sản xuất nằm ở Bát Tràng,công ty cũng có lợi thế về thiết kế mẫu mã.Khi có một ý tưởng mới nào,với hệ thống các cơ sỏ làm khuôn ,tạo dáng dày đặc ở Bát Tràng,công ty luôn có thể tạo ra kiểu dáng ,khuôn cốt sản phẩm một cách nhanh nhất có thể,kịp thời đáp ứng thời gian làm mẫu cho khách hàng,cũng như triển khai hợp đồng sản xuất.

Là một công ty mới thành lập ,nhưng không thể nói Việt C&C là một công ty non trẻ,vì công ty được hình thành trên nền tảng một xưởng sản xuất đã có từ 10 năm nay.Đội ngũ cán bộ cũng như ban lãnh đạo công ty đều có sự am hiểu tường tận và rất nhiều kinh nghiệm cho sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung cũng như mặt hàng sơn mài nói riêng.

Bên cạnh đó , do có sự quan tâm nhất định cũng như hiểu được giá trị của hệ thống thông tin trong thời buổi hiện tại,Việt C&C cũng có một bộ máy giao dịch và nắm bắt thông tin tốt.

Đi cùng với điểm mạnh,tất nhiên không thể không nhắc tới điểm yếu của Việt C&C :

Thứ nhất ,đội ngũ của công ty là chưa hoàn thiện.Việt C&C không đơn thuần là một công ty thương mại chuyên kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.Việt C&C là một công ty bao gồm từ sản xuất đến kinh doanh.Nhưng hiện tại ,ở mỗi khâu ,nhân sự của công ty còn thiếu.Có nhiều vị trí phải kiêm nhiệm.

Về cơ sỏ ,của Việt C&C cũng chưa được quy mô,khó cạnh tranh với các công ty lớn khác về các hợp đồng lớn.

Về vốn,nhiều khi do chưa có sự chuẩn bị kỹ cành về tài chính,nên khi gặp vấn đề khó khăn,đặc biệt là khó khăn về vốn,công ty thường giải quyết khá chậm,dẫn đến nhiều vấn đề khúc mắc,khó gải quyết.Như khi làm mẫu,khi triển khai bán lẻ. Đó là các yếu tố bên trong của công ty ,các yếu tố bên ngoài cũng bao gồm rất nhiều cơ hội và rủi ro đối với Việt C&C:

Về các cơ hội,do thời kỳ đất nước hội nhập,ngày càng có nhiều thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn với các doanh nghiệp Việt Nam. Các khách hàng liên hệ với công ty ngày càng đa dạng hơn và đến từ nhiều thị trường khác nhau.Nổi lên trong đó là thị trường Châu Âu(Italia,Hà lan…) Đem lại nhiều cơ hội mới cho công ty.

Bên cạnh đó ,tuy mới thành lập nhưng công ty cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các hiệp hội ,các tổ chức khác ,như Hiệp hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam,hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ,….Trong đợt đi hội chợ ở Hồng Kông tháng 4 năm 2008, Hiệp hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cũng đã hỗ trợ Việt C&C tiền gian hàng hội chợ và giàn dựng gian hàng.

Bên cạnh các hiệp hội ,tổ chức ,thì trong thời gian vừa rồi,với chế độ mở cửa của đất nước ,các thủ tục cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng gặp nhiều thuận lợi.Các doanh nghiệp nhanh chóng có thể triển khai các chương trình kinh doanh,như giấy tờ mặt bằng,giấy tờ kinh doanh.

Cùng sự phát triển của ngành nghề ,của các cơ hội kinh doanh là sự bùng nổ doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.Do đó vấn đề sản xuất và kinh doanh của công ty càng khó khăn hơn,vì chịu sự cạnh tranh khốc liệt gay gắt .

Cũng từ đó mà doanh nghiệp sẽ càng vấp phải sự chọn lựa khắt khe của khách hàng..và các tiêu chí về giá cả, chất lượng cũng khắt khe hơn.

Bên cạnh đó ,thời kỳ hội nhập quốc tế sẽ làm các doanh nghiệp phải tập trung hơn trong vấn đề tìm hiểu các luật pháp ,quy tắc quốc tế.Nếu không chúng ta nhất định sẽ vấp phải các rào cản,các vụ kiện quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty Việt C&C (Trang 36 - 44)