Tìm hiểu công dụng và ý nghĩa ngữ pháp một số dấu câu Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.. - Hiểu được công dụng ý nghĩa ngữ pháp của ba loại dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu
Trang 1KẾ HOẠCH DẠY CHỦ ĐỀ NGỮ VĂN 6
Theo mẫu hướng dẫn, nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Yên Nghĩa xây dựng kế hoạch dạy chủ đề "Ôn tập về dấu
câu".
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2015-2016
- Tổ: Khoa học xã hội
- Môn: Ngữ văn 6
- Các thành viên nhóm Ngữ văn 6:
+ Nguyễn Thị Hải Hằng – nhóm trưởng + Dương Thị Hương
+ Phạm Thị Hương + Nguyễn Thu Hương
BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học
I- Xác định tên chủ đề: Ôn tập về dấu câu
II- Mô tả chủ đề:
1-Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 2
+ Nội dung tiết 1: Giới thiệu chung về dấu câu Tìm hiểu công dụng và ý nghĩa ngữ pháp một số dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.)
+Nội dung tiết 2: Tiếp tục tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa ngữ pháp một số dấu câu Áp dụng làm bài tập
( Tùy từng lớp giáo viên có thể cân đối thời lượng các tiết cho phù hợp để hoàn thành các nội dung trên)
Trang 2Tên bài Ôn tập về dấu câu Chủ đề: Ôn tập về dấu câu
2- Mục tiêu chủ đề:
a- Mục tiêu tiết 1:
+ Kiến thức:
- Nắm được một số dấu câu thường gặp
- Hiểu được công dụng ý nghĩa ngữ pháp của ba loại dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy
-Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác
+ Thái độ:Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dấu câu
b- Mục tiêu tiết 2:
+ Kiến thức:
-Tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng ý nghĩa ngữ pháp của một số dấu câu trong chương trình Ngữ văn 7
-Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về câu trong bài viết của mình và của bạn
+ Thái độ:Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu Vận dụng vào đặt câu , viết đoạn
3- Phương tiện:
Máy chiếu
Phiếu học tập
Học liệu
4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:
Tiết 1:
I- Các dấu câu thường dùng
Trang 3
II- Công dụng của một số dấu câu
Tiết 2:
II- Công dụng của một số dấu câu( tiếp theo)
III Luyện tập
BƯỚC 2: Biên soạn câu hỏi/bài tập:
* Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:
- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng
cao)
- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất nào của học
sinh trong dạy học
* Cụ thể:
Tiết 1:
1 Hãy liệt kê các loại dấu câu thường dùng? Nhận biết
-Nắm được các loại dấu câu thường dùng
Thể hiện năng lực
tự học, tự tìm hiểu, thu thập thông tin
2 Đặt câu với các loại dấu câu đó? Vận dụng Giải quyết vấn đề
3
Thảo luận:
Hãy giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu
như vậy?
Thông hiểu
Hợp tác để giải quyết vấn đề
- Giải thích, thuyết trình
4 Từ các ví dụ trên hãy cho biết cách dùng dấu
Trang 4Trình bày quan điểm.
7
Tại sao người viết lại dùng dấu chấm?
Vận dụng Phân tích, giải thích
8 Từ bài tập này, hãy cho biết trường hợp người
viết sử dụng dấu câu không đúng với mục đích
nói của câu là nhằm mục đích gì?
Vận dụng Nhận xét, đánh giá
9
So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp?
Giải thích Thuyết trình
11 Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ?Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị
trí đó?
Thông hiểu Giải thích.
Thuyết trình
12 Từ những VD trên , em có nhận xét gì về công
Đánh giá, nhận xét Trình bày quan điểm
13 GV gọi HS nhắc lại công dụng của 4 loại dấu
Trang 5Tiết 2:
1 Điền dấu phẩy vào đúng chỗ ? Vận dụng Giải quyết vấn đề
2
Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp?
Vận dụng thấp Kỹ năng biết sử dụng dấu câu phù hợp
3
Nhận xét dấu chấm hỏi?
Vận dụng thấp Kỹ năng biết sử dụng dấu câu phù hợp
4 Đặt dấu chấm than?
Vận dụng thấp Kỹ năng biết sử dụng dấu câu
phù hợp
5 Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có ngoặc đơn ? Vận dụng thấp Kỹ năng biết sử dụng dấu câuphù hợp
6
Viết đoạn văn tự sự hoặc miêu tả khoảng
5 đến 7 dòng
-Đoạn văn có sử dụng các dấu câu nào ?
-Công dụng của các dấu câu đó trong đoạn
văn
Vận dụng cao
-Tích hợp kiến thức để giải quyết vấn đề
-Rèn kỹ năng dùng từ, dấu câu, viết đoạn văn bản
7 Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp? Vận dụng thấp Sử dụng dấu phẩy
8 Thêm chủ ngữ thích hợp để tạo thành câu
Kỹ năng sử dụng dấu phẩy trong câu có nhiều chủ ngữ
9 Thêm vị ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh? Vận dụng thấp Kỹ năng sử dụng dấu phẩy trong câu có nhiều vị ngữ
Trang 610
Củng cố : Trình bày lại những hiểu biết
của em về công dụng của các dấu câu vừa
học (có ví dụ minh họa):
-Dấu chấm
- Dấu chấm hỏi
- Dấu chấm than
- Dấu phẩy
(HS có thể trình bày miệng, hoặc thiết kế
theo dạng sơ đồ, biểu đồ…)
-Thông hiểu
-Vận dụng
-Tự học, tự kiểm tra về kiến thức đã học
-Nhận thức được vai trò của dấu câu
-Sáng tạo -kỹ năng thuyết trình
BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)
TIẾT 130 - 131- CHỦ ĐỀ : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
A.Mục tiêu bài học
* Kiến thức:
- Nắm được một số dấu câu thường gặp
-Hiểu được công dụng của ba loại dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than,
dấu chấm phẩy
-Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người
khác
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng đúng dấu câu để tạo lập văn bản.
B.Chuẩn bị: Máy chiếu, giấy A3, bút dạ.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học
TIẾT 1
* Ổn định (1’)
Trang 7* Kiểm tra bài cũ (5’)
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
* Bài mới
GTB (1’): GV dẫn dắt vào bài bằng câu chuyện vui:
*GV đưa câu chuyện lên màn hình:
Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng Ông cụ thều thào dặn con:
Đừng uống trà…uống rượu con nhé!
Đừng đánh cờ… đánh bạc con nhé !
Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố Sau khi bố qua đời, anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại.
*GV dẫn dắt: Cái đáng cười trong câu truyện này là, dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói
bị ngắt quãng (do sức lực suy kiệt của người sắp mất), nhưng khi nghe trực tiếp, người con
trai lại tưởng chỗ ngắt quãng là ngắt câu, anh hiểu lời dặn của bố là: Đừng uống trà! uống
rượu con nhé! Đừng đánh cờ! Đánh bạc con nhé! Nên đã lao vào uống rượu và đánh bạc.
Tuy nhiên, trong văn bản viết, nhất là trong những văn bản nghệ thuật, người viết có
thể chuyển đổi dấu câu linh hoạt theo những mục đích biểu đạt khác nhau, trong những ngữ cảnh cụ thể để tạo nên những sắc thái ý nghĩa mà người viết cần nhấn mạnh
Bài học hôm nay, với chủ đề về dấu câu, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về công dụng của một số dấu câu trong chương trình Ngữ văn 6
HĐ 1: Các dấu câu thường dùng
? Hãy liệt kê các loại dấu câu
thường dùng?
? Đặt câu với các loại dấu câu đó?
I- Các dấu câu thường dùng: (5’)
Dấu chấm (.)
Dấu phẩy (,)
Dấu hỏi chấm (?)
Dấu chấm than (!)
Dấu chấm lửng ( )
Dấu chấm phẩy (;)
Dấu gạch ngang ( _ )
Dấu gạch nối (-)
Dấu ngoặc đơn (…)
Dấu ngoặc kép (“…”)
II Công dụng của một số dấu câu: (29’)
Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
Trang 8GV nêu giới hạn của chương
trình lớp 6 chỉ tìm hiểu 4 loại
dấu câu Rồi chuyển phần II.
HĐ 2: Tìm hiểu công dụng của
các dấu chấm câu
Bài 1:
Hãy giải thích vì sao em lại đặt
các dấu câu như vậy?
-HS trả lời
-GV nhận xét
Từ các ví dụ trên hãy cho biết
cách dùng dấu câu như thế nào?
(Ghi)
Bài2: Nhận xét cách dùng dấu
câu
*Quan sát ví dụ sau
than:
a/ Xét ví dụ:
Bài 1: Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống
a.Ôi thôi, chú mày ơi(!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
(Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán)
b.Con có nhận ra con không(?)
(Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn)
c Cá ơi giúp tôi với(!) Thương tôi với(!)
(Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán)
d Giời chớm hè(.) Cây cối um tùm(.) Cả làng thơm(.)
(Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật)
*Công dụng
-Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.
-Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn.
-Dấu chấm than đước đặt cuối câu cảm thán hoặc câu cầu khiến.
Bài 2:
1 Tôi phải bảo:
-Được,chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào.
(…)Rồi,với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
(…)Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
-Là câu cầu khiến
-Đây là cách dùng đặc biệt để bày tỏ thái độ coi thường
2 A F P đưa tin theo cách ỡm ờ: “Họ là 80 người sức lực
Trang 9Câu thứ 2,4 thuộc kiểu câu nào?
Tại sao người viết lại dùng dấu
chấm?
*Quan sát ví dụ sau:
Câu này thuộc kiểu câu gì?
Từ bài tập này, hãy cho biết
trường hợp người viết sử dụng
dấu câu không đúng với mục
đích nói của câu là nhằm mục
đích gì?
Bài 1:So sánh cách dùng dấu câu
trong từng cặp
khá tốt nhưng hơi gầy”(! ?)
-Đây là câu trần thuật
-Dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than để biểu thị ý nghi ngờ về tin đưa của A F P
-Biểu thị thái độ châm biếm của tác giả
-Sử dụng dấu câu không đúng với mục đích nói của câu để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm một thái độ hay một sự việc nào đó.
* Chữa một số lỗi thường gặp Bài 1:
*Đoạn 1:
-Dùng dấu chấm tách hai câu là đúng,làm cho nội dung biểu đạt trở nên rõ ràng.Hơn nữa đây là hai khía cạnh khác nhau-tách làm hai câu là hợp lí
*Đoạn 2:
-Gộp hai câu làm một làm cho câu quá dài, nội dung biểu đạt thiếu mạch lạc
Câu b
-Câu thứ1:dùng dấu chấm không hợp lí vì câu trần thuật
chưa được trọn vẹn ý
-Câu thứ 2:Dùng dấu chấm phẩy là hợp lí(Lại vừa…… thơ) cùng miêu tả cho sự vật nơi đây
Bài 2:Nhận xét
Trang 10Câu a
-Dấu chấm hỏi ở cuối câu1 ,2: không hợp lí vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu nghi vấn
(Phải đặt dấu chấm)
Câu b
-Câu 3 dùng dấu chấm than không hợp lí vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu cảm thán hay câu cầu khiến
HĐ1: Tìm hiểu công dụng của
dấu phẩy
-HS quan sát các ví dụ
-GV đặt câu hỏi tìm hiểu
Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích
hợp ?Giải thích vì sao em lại đặt
dấu phẩy vào những vị trí đó?
Chú ý:
-Tìm ranh giới giữa trạng
ngữ với chủ ngữ,vị ngữ
-Tìm các từ ngữ có chức vụ
ngữ pháp như nhau
Công dụng của dấu phẩy:
a/ Xét ví dụ:
VD1:.Vừa lúc đó , sứ giả đem ngựa sắt, roi
TN CN BN BN
sắt, áo giáp sắt đến.
BN
(Tách thành phần TN với thành phần CN-và các từ làm bổ ngữ cho ĐT đem)
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái,
C V V bỗng biến thành một tráng sĩ.
V
(Tách các từ ngữ cùng giữ chức vụ ngữ pháp làm vị ngữ)
VD2.Suốt một đời người , từ thuở lọt lòng
TN đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình
( Bộ phận chú thích) C
sống chết có nhau chung thuỷ.
Trang 11Từ những VD trên , em có nhận
xét gì về công dụng của dấu
phẩy?
(Tách TN-Bộ phận chú thích)
c.Nước bị cản văng bọt tứ tung,
C V
thuyền vùng vằng cứ chực…
C V
(Tách giữa các vế của câu ghép)
* Công dụng :
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu -Giữa các thành phần phụ của câu với CN-VN -Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu -Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó -Giữa các vế của một câu ghép
* Củng cố (3’)
GV gọi HS nhắc lại công dụng của 4 loại dấu câu
* Dặn dò (1’)
- Học bài
- Soạn phần chữa lỗi dấy phẩy, chuẩn bị phần luyện tập trang 151, 152, 159
TIẾT 2
Ổn định lớp (1’)
KTBC: (5’)
1/ Công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than? Đặt câu có dấu chấm hỏi
2/ Công dụng của dấu phẩy? Đặt câu có dấu phảy và cho biết công dụng của dấy phẩy
Trang 12 Bài mới:
Giới thiệu bài (1’): GV dẫn dắt vào bài
HĐ 1: HD chữa một số lỗi
thường gặp
+HS 1: câu a
?Dấu phảy có vai trò gì?
+HS 2 :câu b
?Dấu phảy có vai trò gì?
?Vậy khi sử dụng dấu phẩy , chúng
ta cần tránh những lỗi nào?
-HS trả lời
II.Công dụng của một số dấu câu: (7’)
1-2- Công dụng của dấy phẩy:
a/ Xét ví dụ:
b/ Chữa một số lỗi thường gặp:
Bài tập: Điền dấu phẩy vào đúng chỗ:
a.Chào mào (,) sáo sậu(,)sáo đen…Đàn đàn lũ bay đi bay
về,luợn lên lượn xuống
=>Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu-cùng là CN)
-Chúng nó gọi nhau(,) trò chuyện(,) trêu ghẹo và tranh cãi nhau
,ồn ào mà vui không thể tưởng được
=> Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
là vị ngữ
b.Trên những….cổ thụ(,) những chiếc lá….
=> Dấu phẩy dùng giữa thành phần phụ TN với kết cấu C-V
Nhưng những hàng cau… của mùa đông(,)chúng vẫn còn y
nguyên ….đuôi én
=> Dấu phẩy dùng giữa các vế câu ghép
Trang 13-Gv chốt lại nội dung cần lưu ý Và
gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ
HĐ 2: HD luyện tập
-BT SGK và Sách BT
- GV tổ chức cho HS làm BT theo
nhóm
-Chuẩn bị giấy A3 và bút dạ
III.
Luyện tập (20’)
GỢI Ý:
Bài 1 (tr 151): Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp
………sông Lương(.) đen xám(.) đã đến(.) toả khói (.) trắng xoá (.)
Bài 2 (tr 151): Nhận xét dấu chấm hỏi
-.Chưa ? (Sai) - Dấu (.)
-….như vậy ?(Sai) - Dấu (.)
Bài 3 (tr 152): Đặt dấu chấm than
-Động Phong Nha… nước ta !
-Chúng tôi……….quê tôi !
Bài 4 (tr 152): Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có ngoặc đơn
-Mày nói gì?
-…….có nói gì đâu !
-………… lủi vào
-Chối hả ?Chối này ! Chối này !
-……….mỏ xuống
Bài 5 (tr 152) : Viết đoạn văn tự sự hoặc miêu tả khoảng 5 đến 7 dòng Và trả lời các câu
hỏi :
a - Đoạn văn có sử dụng các dấu câu nào ?
b- Công dụng của các dấu câu đó trong đoạn văn vừa viết
Trang 14- HS vận dụng kiến thức tiếng Việt và tập làm văn để viết đoạn văn
- Sử dụng dấu câu phù hợp
Bài tập 6 (Sách BT -tr 159):Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp
a.Từ xưa đến nay (,)Thánh Gióng luôn là….yêu nước (,) sức mạnh phi thường ….Việt
Nam ta
b.Buổi sáng (,) sương muối phủ trắng …cỏ….Núi đồi (,) thung lũng (,)làng bản…mây mù.Mây …mặt đất(,)tràn vào trong nhà(,)quấn lấy ….đi đường.
Bài tập 7 (Sách BT -tr159):Thêm chủ ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh
a.Vào giờ tan tầm,xe ô-tô,xe máy,xe đạp đi lại nườm nượp trên đường phố.
b.Trong vườn,hoa lay-ơn,hoa cúc,hoa hồng đua nhau nở rộ
c.Dọc theo bờ sông,những vườn ổi,vườn nhãn,vườn mít xum xuê,trĩu quả.
Bài tập 8 (Sách BT -tr159):Thêm vị ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh
a.Những chú chim bói cá thu mình,lim dim đôi mắt.
b.Mỗi dịp về quê tôi đều ghé qua trường cũ,ngắm lại cây bàng của tuổi thơ.
c.Lá cọ dài ,thẳng xoè cánh quạt.
d.Dòng sông quê tôi trong xanh ,hiền hoà.
* Củng cố (10’)
Câu hỏi : Trình bày lại những hiểu biết của em về công dụng của các dấu câu vừa học (có ví
dụ minh họa):
-Dấu chấm
- Dấu chấm hỏi
- Dấu chấm than
- Dấu phẩy
(HS có thể trình bày miệng, hoặc thiết kế theo dạng sơ đồ, biểu đồ…)
Trò chơi: Mô phỏng dấu câu qua động tác:
-Gv phổ biến luật chơi: gọi 5 HS tham gia – yêu cầu làm các động tác tương ứng để mô phỏng dấu câu – GV đọc đến dấu nào HS phải mô phỏng đúng- Cuối cùng, khen thưởng HS làm đúng, “Phạt” nhảy cò HS làm chưa đúng
Trang 15*Dặn dò (1’)
-Học bài
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị bài: Nhớ lại bài viết văn miêu tả sáng tạo và bài KT Tiếng Việt để tiết sau trả bài
_ Hết giáo án
BƯỚC 4: Tổ chức dạy học và dự giờ
- Dự kiến thời gian dạy: Tháng 4/ 2016
+ Dự kiến người dạy mẫu: Nguyễn Thu Hương
+ Dự kiến đối tượng dạy: 6B
+ Dự kiến thành phần dự giờ: BGH, Tổ nhóm chuyên môn
- Dự kiến dạy thể nghiệm:
+ Lớp: 6A+6E ( Nguyễn Thị Hải Hằng) Người dự: Nhóm Ngữ văn 6
+ Lớp: 6C+6D ( Dương Thị Hương) Người dự: Nhóm Ngữ văn 6
+ Lớp: 6G ( Phạm Thị Hương) Người dự: Nhóm Ngữ văn 6
- Dự kiến kiểm tra khảo sát HS (30 phút):
+ Mỗi lớp chọn 10 HS (ở các mức độ nhận thức khác nhau)
+ Dạng câu hỏi: nhận biết, thông hiểu và vận dụng:
Câu 1: Liệt kê các dấu câu đã học trong chương trình Ngữ văn 6.
Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về một trong những loại dấu câu đã học.
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu văn, có sử dụng ít nhất 3 loại dấu câu.
BƯỚC 5: Phân tích, rút kinh nghiệm bài học (sau khi dạy và dự giờ).
( Phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.)
Hà Đông, ngày 20 tháng 10 năm 2015