1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆN TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM

36 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Hiện trạng suy thoái tài nguyên nước ở việt namhiện nay trên Thế Giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, sự mất cân bằng, suy thoái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên nước, đang là hồi chuông cảnh báo con người. Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lý đồng thời phải có biện pháp phục hồi và tái tạo tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1 Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

2 Vai trò của nước đối với cơ thể con người

3 Nước phục vụ cho thủy điện

4 Hệ thống phun nước tự động trong nông nghiệp

5 Du lịch sông nước miền tây

6 Vận tải thủy

7 Vai trò của nước đối với sinh vật

8 Trẻ em thiếu nước ở Châu Phi

9 Hai cậu bé đang bơi trong vũng nước đầy bùn và bọt, chất

thải từ các nhà máy công nghiệp, ở New Delhi, Ấn Độ

10 Nước thải ra khỏi nhà máy xử lý tập trung của KCN Lê Minh

Xuân đen ngòm nhưng được báo cáo là đạt tiêu chuẩn

11 Người dân sử dụng nước sạch

12 Một đoạn sông Sêrêpôk chảy qua Buôn Đôn đã cạn kiệt nước

do Thủy điện Sêrêpôk

13 Nguồn thải đầm NTTS chưa được xử lý đúng cách.

14 Đồng bào Ra Glai ở thôn Gia Hoa, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn

đã có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường, quyết định sự tồn tại

và phát triển của cả hành tinh.Vai trò quan trọng của nước thể hiện rõ nét trong tất

cả mọi mặt của đời sống con người: nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người, ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng, chất mang vật liệu và là tác nhân quan trọng điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên Có thể nói, sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào nước.

Tài nguyên nước không phải là một nguồn tài nguyên vô hạn và hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và suy kiệt Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái Đất Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước cho các hoạt động sống của con người như hoạt động sản xuất nông nghiệp, lương thực thực phẩm, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, du lịch, đã làm tăng nguy cơ suy thoái tài nguyên nước.

Và hiện nay trên Thế Giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, sự mất cân bằng, suy thoái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên nước, đang là hồi chuông cảnh báo con người Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lý đồng thời phải có biện pháp phục hồi và tái tạo tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Chính vì sự quan trọng và cần thiết trên nên tôi thực hiện tiểu luận:“Hiện trạng

suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam”.

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM1.1 Tài nguyên nước

Nước là một thành phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong hệ sinh thái, để duy trì sự sống, sự trao đổi chất, cân bằng sinh thái trên toàn cầu.

Môi trường nước bao gồm các dạng nước ngọt, nước mặn, nước ao hồ, sông ngòi, nước đóng băng, tuyết, nước ngầm

Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.

Hình 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, nước bốc hơi từ bề mặt đại dương, hồ đầm, sông ngòi Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi

có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây Những dòng không khí di chuyển những đám mây, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà Trong những vùng khí hậu

Trang 5

ấm áp hơn, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương hoặc rơi trên mặt đất và trở thành dòng chảy mặt Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt Mặc

dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt dưới dạng dòng chảy ngầm Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và

bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm, nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” … và lại bắt đầu

1.2 Vai trò tài nguyên nước

1.2.1 Vai trò của nước đối với con người

1.2.1.1 Đối với sức khỏe con người

Nước vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy nuôi dưỡng mọi bộ phận, là dung môi hòa tan các chất, duy trì nhiệt độ trung bình, tham gia quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể, thải trừ các chất cặn bã qua hệ tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, da, bảo vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do chấn thương, là thành phần chính của chất nhờn bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức trong mọi vận động, làm ẩm không khí giúp sự

hô hấp nhịp nhàng, phòng chống sự hình thành các cục máu đông ở động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim, cần thiết cho quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các nội tiết tố điều hòa các chức năng sống và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

Một người có thể nhịn ăn trong vài tuần mà vẫn sống nhưng nếu nhịn uống trong

3 hoặc 4 ngày thì sẽ bị tử vong Vì trong cơ thể con người, nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể, phân bố ở mọi cơ quan như não, máu, tim, gan, phổi, thận,

Trang 6

cơ quan như: trong não nước chiếm 85%, máu 92%, dịch dạ dày 95%, cơ bắp 75%, xương 22%, răng 10% Nếu các bộ phận này thiếu nước nhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, khóc có ít nước mắt, đi tiểu ít, táo bón, da khô, ngứa, vì các

tế bào da thiếu nước bị bong tróc, nổi mụn trứng cá, chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ tổn thương, nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp mềm yếu, dễ tái phát viêm tiết niệu vì ít nước tiểu nên không loại trừ được các chất cặn bã và vi khuẩn qua đường tiểu, sỏi thận cũng dễ hình thành hoặc tái sinh do sự cô đặc các chất khoáng, tăng nguy cơ viêm nhiễm miệng, họng, đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, các hóa chất, viêm mũi dị ứng Trường hợp thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến hạ huyết áp, tim đập nhanh, tiểu tiện ít, miệng khô, rất khát nước, da, niêm mạc khô, không có mồ hôi, mắt khô và sưng đau, cơ thể mất thăng bằng.[4]

Hình 2: Vai trò của nước đối với cơ thể con người

1.2.1.2 Đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người

a) Vai trò của nước đối với công nghiệp

Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông làm quay các tuốc bin nước và máy phát điện, đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới, đồng thời hạn chế được giá thành nhiên liệu và chi phí nhân công Để sản xuất 1 tấn gang cần 300

Trang 7

trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công

nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại.

Hình 3: Nước phục vụ cho thủy điện

b) Vai trò của nước đối với nông nghiệp

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, trong đó nước là thành phần tối quan trọng trong nông nghiệp.

Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện nay là 3.800 tỷ m 3 , thì việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ

m 3 ) Gần 95% lượng nước tại các nước đang phát triển được sử dụng để tưới tiêu cho đất nông nghiệp, nước có ý nghĩa rất quan trọng, nếu không có nước thì các khoáng chất không được hòa tan, sẽ không có dung dịch đất và rễ cây không hấp thụ được.

Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm trong nông nghiệp cũng cần có nước, nước để vệ sinh chuồng trại, nước để uống cho gia súc, gia cầm.

Trang 8

Trong nuôi trồng thủy sản, cũng cần phải có nước, vì các loài cá, tôm, cua, không thể sống mà không có môi trường nước

Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống

lũ, cải tạo đất…

Hình 4: Hệ thống phun nước tự động trong nông nghiệp

c) Vai trò của nước đối với du lịch.

Du lịch đường sông, du lịch đường biển đang ngày càng phát triển Đặc biệt ở một nước nhiệt đới như ở nước ta có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet.

Hình 5: Du lịch sông nước miền Tây

d) Vai trò của nước đối với giao thông.

Trang 9

Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy

mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa rất lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia.

Hình 6: Vận tải đường thủy

1.2.2 Vai trò của nước đối với sinh vật

Sau nhân tố nhiệt độ, nước (độ ẩm) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt Trái Đất luôn luôn gắn liền với môi trường nước Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước Quá trình đấu tranh lên sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước, nước cần thiết cho quá trình sinh sản Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trường nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng

cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một

số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức)

Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật

Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Trang 10

Hình 7: Vai trò của nước đối với sinh vật

1.3 Các vấn đề môi trường nước

1.3.1 Thực trạng môi trường nước

Thực trạng môi trường nước trên thế giới

Sự phân bố nguồn nước trên Thế Giới không đều dẫn đến hiện tượng nước này khô hạn nước kia thoát lũ.

Hình 8: Trẻ em thiếu nước ở Châu Phi Theo Viện nước Quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái Đất, với trung bình mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ và biển Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ

Trang 11

vào các nguồn nước, khiến nguồn nước cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tại một số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnh viện là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan đến nước Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước.

Hình 9: Hai cậu bé đang bơi trong vũng nước đầy bùn và bọt, chất thải từ các

nhà máy công nghiệp, ở New Delhi, Ấn Độ Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém Đây là con số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M.Veneman cho biết: “Trên Thế Giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ

có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo” Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam Á và Đông Á cho thấy chất lượng nước

ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em Tình trạng ô nhiễm asen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sử dụng nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng

Trang 12

đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành của các em Hàng ngày có rất nhiều

em ở các nước đang phát triển không được đến trường vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột Hơn nữa, nhiều học sinh gái không thể đến trường đi học nếu không có công trình nước và vệ sinh riêng biệt cho các em Tại diễn đàn của Trẻ

em thế giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì không có nước sạch Theo đó, trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi không được sử dụng nước sạch Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4500 trẻ em mỗi ngày).

Tại các diễn đàn ở Stockholm (Thụy Điển), đại diện nhiều nước châu Phi báo động về thảm cảnh khan hiếm nước tại lục địa này Nguồn nước ở đây vừa rất thiếu, lại rất thừa và bị ô nhiễm nặng nề do rác thải và sử dụng các chất hóa học vô tội vạ Nghiên cứu của Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, đã có 50 nước trên thế giới sử dụng nước thải qua xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì nó vừa giải quyết được nạn ô nhiễm ở các đô thị, vừa giúp nông dân tránh được chi phí khai thác nước ngầm, còn nguồn chất hữu cơ có trong nước thải có thể giúp giảm chi phí về phân bón, điển hình là ở Tây Ban Nha và Mexico.

Báo cáo của WB nhấn mạnh, các nguồn nước phục vụ sinh hoạt của con người và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng Hiện có một phần sáu số dân thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30% không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh cơ bản Vì vậy, các nước cần thông tin và được thông tin tốt hơn về các nguồn nước quốc gia và quốc tế để quản lý các nguồn nước tốt hơn trên phạm vi quốc gia và toàn cầu Nếu tình hình này không thay đổi, hơn một tỷ người trên thế giới sẽ lỡ cơ hội được hưởng các lợi ích của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Thực trạng môi trường nước ở Việt Nam

Giống như một số nước trên Thế Giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị.

Tổng trữ lượng nước mặt của nước ta đạt tới 840 tỷ m 3 , nhưng có hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chính vì vậy rất khó có thể kiểm soát, đảm

Trang 13

bảo nguồn nước mặt tránh khỏi ô nhiễm Thực trạng hiện nay nguồn nước mặt ở Việt Nam không những bị ô nhiễm trên diện rộng mà còn đang suy kiệt nặng nề.

Cụ thể là sông Cửu Long phụ thuộc đến 95% tổng lượng nước từ nguồn nước quốc tế, còn sông Hồng-Thái Bình phụ thuộc đến 40% Vì vậy, tình trạng suy kiệt trong hệ thống sông, hồ chứa nước của nước ta diễn biến rất phức tạp Đặc biệt, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên lượng nước khai thác chiếm trên 50% lưu lượng của dòng chảy trên địa bàn Riêng tỉnh Ninh Thuận lên đến 70 - 80%, trong khi giới hạn nơi đây được phép khai thác chỉ là 30%.

Do đó trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, mà Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với thực trạng tài nguyên nước được phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền; giữa các mùa trong năm, nên nguy cơ thiếu nước vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa đang ngày càng hiện hữu trong nhiều vùng, miền của nước ta Trong khi chất lượng nước mặt lục địa đang suy giảm, có nơi bị ô nhiễm nặng Các hồ, ao, kênh, mương trong các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt quá mức quy chuẩn cho phép Nhiều nơi đã biến thành nơi chứa chất thải Các đoạn sông chảy qua khu đô thị, khu vực sản xuất công nghiệp, khai khoáng

đã bị ô nhiễm, nhiều chất ô nhiễm trong nước có độ vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần.

Hình 10: Nước thải ra khỏi nhà máy xử lý tập trung của KCN Lê Minh Xuân

đen ngòm nhưng được báo cáo là đạt tiêu chuẩn

Trang 14

Ngay cả nước biển ven bờ cũng có dấu hiệu bắt đầu bị ô nhiễm Chẳng hạn như dải ven biển miền Nam kể từ Nha Trang trở vào đã có dấu hiệu ô nhiễm COD Các vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa - Nghệ An, hàm lượng a-mo-ni (N-NH4) đã vượt hoặc xấp xỉ quy chuẩn cho phép Một số vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bị ô nhiễm dầu và xya-nua Đối với nước biển ở ngoài khơi, hàm lượng oxy hòa tan và hàm lượng dầu mặc dù thấp hơn ở ven bờ, song cũng đều vượt tiêu chuẩn ASEAN cho vùng nước bảo tồn thủy sinh

Chưa kể phần lớn nước dưới đất của nước ta đều có chất lượng tốt, nhưng cũng

bị cạn kiệt do khai thác thiếu bền vững và bị ô nhiễm cục bộ ở một số nơi, như ô nhiễm vi sinh tại TP.Hồ Chí Minh; ô nhiễm phốt-phát tại Hà Nội; ô nhiễm a-sen, a- mo-ni ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Những hệ lụy về thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân Dưới đây là một vài con số về thực trạng nguồn nước tại Việt Nam

Khoảng 20% dân cư tại Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch Theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, hiện có khoảng 17,2 triệu người Việt Nam (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt

từ giếng khoan chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý.

Hình 11: Người dân sử dụng nước sạch

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.

Trang 15

Hàng năm, có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

Lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m 3 /người/năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA).

30% người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch Thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước của người dân Việt Nam chưa cao.

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, mỗi ngày cả nước khai thác hàng triệu m³ nước ngầm cung cấp cho hơn 300 nhà máy nước khai thác thành nước sinh hoạt Nhưng đáng lo ngại là nguồn nước ngầm đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm, từ việc bị xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, cho tới ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng do việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo

vệ nguồn nước Hầu hết đô thị lớn đều bị ô nhiễm nước ngầm do tốc độ đô thị hóa, đặc biệt là ở Hà Nội, TPHCM Ngoài ra, tại khu vực đồng bằng Bắc bộ và ĐBSCL, nguồn nước bị ô nhiễm asen cũng chiếm rất lớn, khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước nhiễm chất này

1.3.2 Tình hình sử dụng nguồn nước

Tình hình sử dụng nguồn nước trên thế giới

Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng trở nên nan giải.

Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người Theo sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt Tuy nhiên, nhu cầu nước sử

Trang 16

dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991) Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho nông nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991)

Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một

số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất , chỉ

5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp Theo đà phát triển của nền công nghiệp hiện nay trên thế giới có thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp tăng 1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm 1900 Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu hao không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm ( Cao Liêm, Trần đức Viên - 1990 ).

Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có thể giảm

đi khoảng 700 km 3 /năm Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, và phần nhỏ tích tụ lại trong các

Trang 17

sản phẩm nông nghiệp Dự báo nhu cầu về nước trong nông nghiệp đến năm 2000

sẽ lên tới 3.400 km 3 /năm, chiếm 58% tổng nhu cầu về nước trên toàn thế giới.

Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/người/ngày Ngày nay, do sự phát triển của

xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn Theo sự ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm, Trần đức Viên - 1990).

Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam

Việt Nam là nước ĐNA có chi phí nhiều nhất cho thủy lợi Cả nước hiện nay có 75

hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3500 hồ đập nhỏ 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10000 máy bơm các loại có khả năng cung cấp 60-70 tỷ m 3 /năm Tuy nhiên, hệ thống thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50-60% công suất thiêt kế

Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m 3 , cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m 3 , cho dịch vụ là 2 tỷ m 3 , cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m 3 Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng Nông nghiệp 75%, Công nghiệp 16%, tiêu dùng 9% Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3 lượng nước chảy ổn định

Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14 nước có tiềm năng thuỷ điện lớn Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72% đến 75% sản lượng điện cả nước Với tồng chiều dài các sông và kênh khoảng 40000

km, đã đưa và khai thác vận tải 1500 km, trong đó quản lý trên 800 km Có những sông suối tự nhiên, thác nước,… được sử dụng làm các điểm tham quan du lịch

Trang 18

Hình 12: Một đoạn sông Sêrêpôk chảy qua Buôn Đôn đã cạn kiệt nước do

Thủy điện Sêrêpôk

Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400000 ha mặt nước lợ và 1470000 ha mặt nước sông ngòi có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy

và lãnh hải Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An)… Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3500 hồ chứa nhỏ

và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát

lũ lụt, giao thông đường thủy thủy lợi và nuôi trồng thủy sản(FAO, 1999).

Hình 13: Nguồn thải đầm NTTS chưa được xử lý đúng cách

Tình hình khai thác sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của con

Ngày đăng: 05/09/2016, 19:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Đình Tuấn, 2007. Phát triển và sử dụng hợp lỷ nguồn tài nguyên nước. Ngày truy cập: 20/03/2014 Khác
2. Cục quản lý Tài nguyên nước, 2012. Nước và an ninh lương thực. Ngày truy cập 20/03/2014 Khác
3. Cục quản lý Tài nguyên nước, 2012. Nước và an ninh lương thực. Ngày truy cập 20/03/2014 Khác
4. Kim Thị Thúy Ngọc, 2011. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) Khác
5. Lê Phát Quới, 2006. Hoạt động phát ừiển suy thoái nguồn nước và tác động đến hệ sinh thái khu vực sông Mêkông. Viện Môi trường và Tài nguyên Đại học Quốc gia TP.HCM Khác
6. Cục quản lý Tài nguyên nước, 2012. cần bảo vệ nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm và suy kiệt. Ngày truy cập 20/03/2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w