1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (2015)

20 2,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 47,23 KB

Nội dung

Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, nhất là chuỗi cung ứng hàng điện tử, công nghệ cao do các nước TPP chiếm tới

Trang 1

M c l c ục lục ục lục

Phần 1: Giới thiệu mở đầu

Phần 2 : Nội dung

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN

1 Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về cạnh tranh và độc quyền

2 Tính tất yếu tồn tại cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

II THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

III CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Phần 3: Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 2

Phần 1

Giới thiệu mở đầu

Ở Việt Nam, mô hình kinh tế thị trường (KTTK) theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã được Đảng ta chính thức lựa chọn và chỉ đạo tổ chức thực hiện từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 Khi thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường mở cửa thì Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường và một trong những quy luật đó là cạnh tranh Cho đến nay, sau 30 năm thực hiện đổi mới đất nước, mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam cùng với quy luật cạnh tranh đã phát huy sức mạnh, đưa Việt Nam từ một đất nước có nền kinh tế tụt hậu, kém phát triển trở thành một nước có nhiều thành tựu kinh tế nổi bật Năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 2.109 USD/người/năm tăng hơn 5 lần so với năm 2000 (396 USD/người/năm), đồng thời cũng là cao nhất trong 5 năm trở lại đây Cũng trong năm 2015, lạm phát được giảm xuống mức thấp nhất trong 14 năm, nợ xấu thấp nhất trong 5 năm qua (nợ xấu ngân hàng giảm còn khoảng 2,9% tổng dư nợ toàn ngành so với mức trên 17% năm 2011 Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao; dự trữ ngoại hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay) và môi trường kinh doanh, chỉ số cạnh tranh và kinh tế đối ngoại có nhiều khởi sắc rõ rệt Chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện hơn nhiều so với trước kia, kinh tế cũng ổn định và có nhiều triển vọng, mà theo như báo chí nước ngoài đã khen ngợi ví Việt Nam như “con hổ” kinh tế trong tương lai gần

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta vẫn còn kém và nhiều hạn chế Muốn tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết phải tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp làm việc kém hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế

Trang 3

Bên cạnh vấn đề phải phát huy tính cạnh tranh của nền kinh tế, chúng ta cũng phải thực hiện nhiệm vụ chống độc quyền bởi độc quyền chính là tác nhân kìm hãm cạnh tranh đồng thời cũng là kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

Đặc biệt trong giai đoạn này khi Việt Nam đã tham gia kí kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 05 tháng 12 năm 2015 đã đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội lẫn thách thức Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, nhất là chuỗi cung ứng hàng điện tử, công nghệ cao (do các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu), đồng thời cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Nhưng cũng chính vì khả năng cạnh tranh kém cũng đem đến cho kinh tế Việt Nam nhiều thách thức Đơn cử ở mặt hàng nông sản, khi tham gia TPP, nông sản nước ngoài xâm nhập vào thị trường làm cho nông sản trong nước bị ép giá, mất thị phần làm giảm thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp Ngoại trừ mặt hàng hồ tiêu, hạt điều thì các mặt hàng như thịt lợn, bò, gà,… của ta khả năng cạnh tranh đều rất thấp

Vậy thì giải pháp nào cho Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời kiểm soát độc quyền có hiệu quả? Đây là hai vấn đề quan trọng và cấp thiết được đặt ra cho nền kinh tế nước ta trong giai đoạn mở cửa

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, và qua đây cũng xin đưa ra một vài giải pháp để củng cố năng lực cạnh tranh đồng thời giúp hạn chế độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập

Phần 2: Nội dung

I Một số lý luận về cạnh tranh và độc quyền

1 Lý luận của chủ nghĩa Marx – Lenin về cạnh tranh và độc quyền

Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh nói chung là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân

Trang 4

phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình

Theo K.Marx : “ Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà

tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hóa dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận

Theo K.Marx, có hai hình thức cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là: Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm giành ưu thế trong sản xuất

để có ưu thế trong tiêu thụ sản phẩm và thu được lợi nhuận siêu ngạch Biện pháp cạnh tranh chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, đổi mới tổ chức quản lý, hợp lý hóa sản xuất… nhằm hạ thấp giá trị cá biệt hàng hóa

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất Biện pháp cạnh tranh chủ yếu là tự do di chuyển tư bản từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành

có lợi nhuận cao Kết quả lợi nhuận thu được ở tất cả các ngành đều xấp xỉ như nhau – lợi nhuận bình quân

Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.Khái niệm độc quyền hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty Thị trường độc quyền là thị trường không có sự

Trang 5

cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn

Theo K.Marx nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền (CNTBĐQ) là do nhiều nguyên nhân: tác động của quy luật cạnh tranh tư bản chủ nghĩa làm phân hóa các xí nghiệp vừa và nhỏ, một số bị thôn tính, một số bị phá sản từ đó xuất hiện một số xí nghiệp lớn thống trị trong một số ngành; do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đã làm xuất hiện nhiều ngành mới đòi hỏi trình độ tích tụ vốn cao, đầu tư lớn; do khủng hoảng kinh tế làm một số xí nghiệp nhỏ bị phá sản; tín dụng tư bản phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các công ty

cổ phần, tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền Các nguyên nhân trên thúc đẩy mạnh mẽ tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp độc quyền Cạnh tranh giữa các xí nghiệp độc quyền diễn ra gay gắt dẫn tới thỏa hiệp và hình thành các tổ chức độc quyền lớn hơn

Khi CNTBĐQ hình thành, do mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có sự điều tiết sản xuất từ một trung tâm để cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Nhà nước tư sản đại diện cho toàn bộ xã hội để quản lý nền sản xuất Và hình thức mới của CNTBĐQ được ra đời đó là CNTBĐQ Nhà nước Bởi sự bùng nổ của khoa học công nghệ khiến nhiều ngành mới ra đời yêu cầu phải có vốn đầu tư rất lớn mà không tổ chức độc quyền nào đáp ứng được, chỉ

có Nhà nước mới có khả năng giải quyết số vốn lớn như vậy Mặt khác, do lực lượng sản xuất phát triển có nhiều ngành tư nhân không muốn làm vì vốn lớn, rủi ro cao, lợi nhuận thấp,… buộc nhà nước tư sản đảm nhận những ngành này

để tư nhân làm những ngành ít thuận lợi hơn

2 Tính tất yếu tồn tại cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Theo Michael Porter – chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới thì cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà

Trang 6

doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi

Điều đó chứng tỏ một điều rằng trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn mình giành được nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất nhằm hạ giá thành sản xuất, dẫn tới hạ giá bán sản phẩm, từ đó cung cấp được cho người tiêu dùng những mặt hàng vừa hợp túi tiền vừa đạt chất lượng cao Thường thì những điều kiện thuận lợi mà các doanh nghiệp muốn đạt lấy là thuê được nhân công với giá rẻ, mua được nguyên vật liệu rẻ, có được thị trường đầu ra tốt, tiêu thụ được nhiều sản phẩm Và điều này tất yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau nhằm giành lấy các điều kiện thuận lợi đó Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc tạm thời khi có một bên chiến thắng và một bên thất bại, tuy nhiên, cạnh tranh không bao giờ chấm dứt trong nền kinh

tế thị trường Điều này buộc các doanh nghiệp phải hoàn thiện mình hơn bằng nhiều cách khác nhau như nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, cải tiến khoa học kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm

Nói chung, cạnh tranh là yếu tố sống còn với các doanh nghiệp ngày nay Bởi trong thời kỳ cơ chế tập trung bao cấp, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong mọi vấn đề từ cấp vốn, nguyên vật liệu cho tới tiêu thụ, do đó mà hầu như không

có khái niệm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vì khi đó doanh nghiệp nào cũng như nhau và các thành phần kinh tế khác chưa phát triển Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật thì bất

cứ doanh nghiệp nào không thích nghi được với môi trường kinh doanh năng động sẽ dẫn tới thua lỗ và phá sản, các doanh nghiệp khác muốn tồn tại buộc phải thay đổi chiến thuật kinh doanh, dẫn tới phải cạnh tranh với doanh nghiệp khác và sự cạnh tranh đó ngày càng khốc liệt, mạnh mẽ

Trong quá trình cạnh tranh, các nguồn lực xã hội sẽ được chuyển từ nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất hiệu quả hơn từ đó tạo ra lợi ích xã hội cao hơn, người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm tốt hơn Điều này sẽ

Trang 7

thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, đồng thời cũng làm cho khoa học kỹ thuật phát triển do yêu cầu nâng cao năng suất cho doanh nghiệp

Có thể nói, cạnh tranh là một tất yếu của nền kinh tế thị trường, là áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm giải pháp để nâng cao năng suất lao động, đưa

ra thị trường những sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý Cạnh tranh có thể được xem như quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Mỗi một bước nhảy dẫn đến sự thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, làm cho xã hội đi lên và liên tục phát triển

Độc quyền là một ví dụ điển hình khi nhắc tới chủ nghĩa tư bản Phần lớn mọi người đều tin rằng thị trường sẽ không hoạt động nếu chỉ có một người duy nhất cung cấp hàng hoá và dịch vụ vì họ sẽ không có động lực để tự hoàn thiện

và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên độc quyền sẽ vẫn tồn tại vì sẽ vẫn có nhu cầu về loại hàng hoá dịch vụ đó Ví dụ như trên thị trường có sự độc quyền về mặt hàng xăng dầu Cho dù giá xăng có đắt và chất lượng không tốt thì người tiêu dùng sẽ vẫn phải mua nó vì họ vẫn cần phải đi lại, các công ty vẫn cần nhiên liệu để đốt, để vận hành máy móc, và ngoài ra còn rất nhiều hoạt động cần dùng đến xăng dầu

Độc quyền có thể bắt nguồn từ cạnh tranh, trong quá trình cạnh tranh khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ bị phá sản hoặc bị các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thôn tính, nếu tất cả các doanh nghiệp bị một doanh nghiệp nào đó đánh bại hoặc thâu tóm thì doanh nghiệp đó đương nhiên sẽ ở thế độc quyền thị trường về loại mặt hàng đó

Độc quyền cũng có thể do chính phủ nhượng quyền, với một số ngành chủ đạo quốc gia, chính phủ sẽ tạo cho doanh nghiệp đó cơ chế độc quyền khai thác thị trường Ngoài ra độc quyền cũng do chế độ bản quyền, sở hữu trí tuệ; điều đó đảm bảo cho các nhà phát minh được độc quyền các sáng chế của mình, người khác không được phép tùy ý sử dụng phát minh đó khi chưa được cho phép

Trang 8

Độc quyền cũng có thể do doanh nghiệp đó sở hữu nguồn lực đặc biệt không

ai có; hoặc do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất dẫn tới tạo thành hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của hãng mới

Tóm lại, có rất nhiều lý do khiến độc quyền luôn luôn tồn tại một cách tất yếu trong nền kinh tế Một phần cũng là do độc quyền bắt nguồn từ cạnh tranh

mà cạnh tranh lại tồn tại khách quan tất yếu nên độc quyền cũng sẽ tồn tại một cách tất yếu

Như vậy, có thể thấy, cạnh tranh và độc quyền luôn tồn tại song song với nhau trong nền kinh tế Và mục tiêu của chúng ta là phải phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phải cố gắng hạn chế sự tác động của độc quyền đối với nền kinh tế

II Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam

Trong những năm gần đây, mặc dù đã thi hành nhiều biện pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhưng trên thực tế, sức cạnh tranh của phần lớn các loại hàng hóa sản phẩm của Việt Nam vẫn còn rất kém Cùng với sức ép cạnh tranh do quá trình tự do hóa thương mại, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập TPP với nền kinh tế yếu nhất trong 12 nước thành viên, điều này khiến cho các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại hơn trong quá trình cạnh tranh Trong khi đó việc các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà sẵn sàng vi phạm luật cạnh tranh làm hạn chế cạnh tranh có xu hướng tăng trong một vài năm trở lại đây Điều này đã gây ra trở ngại vô cùng lớn đến việc phát triển kinh tế của đất nước

Về vấn đề độc quyền, đã có nhiều tín hiệu khả quan khi Nhà nước đã tiến hành

cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước trong đó có cả một số công ty độc quyền, khiến cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động như các công ty đối vốn, không còn được Nhà nước bao cấp và buộc phải hoạt động có trách nhiệm hơn, hạn chế được tác hại của độc quyền đối với nền kinh tế

1 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trang 9

Số liệu thống kê số vụ việc hạn chế cạnh tranh trên các thị trường gốm sứ xây dựng, thị trường điện ảnh, thị trường sữa, thị trường gas hay xi măng giai đoạn 2010 -2014

Quyết

(Nguồn: Báo cáo thường niên Cục Quản lý cạnh tranh năm 2014)

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy các vụ việc hạn chế cạnh tranh đang có

xu hướng tăng nhưng đến năm 2014 lại có xu hướng giảm do Cục QLCT năm 2014 đã tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Các hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu tập trung ở các hành vi: quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha doanh nghiệp khác Như chúng ta có thể thấy, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì quảng cáo đã trở thành công cụ hữu hiệu cho marketing, quảng cáo xuất hiện khắp mọi nơi từ tivi, tạp chí đến các banner quảng cáo trên xe bus Nhưng cũng lợi dụng điều này, các doanh nghiệp đã tôn vinh một cách thái quá sản phẩm của mình và hạ thấp uy tín đối thủ Ngoài ra hoạt động bán hàng đa cấp – một loại hình bán hàng cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện

ở nước ta trong thời gian gần đây đã phát triển khá nhanh và tiêu cực Các sản phẩm không đảm bảo chất lượng cùng với hành vi liên minh liên kết lừa đảo người tiêu dùng xuất hiện ngày càng phổ biến làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh Cùng với đó là hoạt động sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường cũng đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp uy tín trong việc tiêu thụ sản phẩm

2 Lạm dụng ưu thế doanh nghiệp chi phối thị trường

Hành vi này xuất phát từ một số công ty lớn chủ yếu là các tổng công ty độc quyền có khả năng chi phối thị trường Các công ty này dựa vào sức mạnh của mình để chèn ép các công ty khác, thao túng thị trường Với sức mạnh độc

Trang 10

quyền, các công ty này áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch Hoặc các doanh nghiệp này câu kết, thông đồng với nhau phân chia địa bàn hoạt động làm cho lưu thông thị trường hàng hóa bị gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt, sự độc quyền chi phối một số mặt hàng cũng làm cho giá cả một số mặt hàng tăng cao Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác bị hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh doanh, bị tẩy chay không cung cấp sản phẩm dịch vụ, buộc phải tham gia các hiệp hội không thì buộc phá sản

Một số vụ việc liên quan trong năm 2014:

Trong năm 2014, Cục QLCT đã kết thúc điều tra bổ sung lần 2 đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh liên quan đến khiếu nại của 4 doanh nghiệp điện ảnh đối với công ty Megastar về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Ngày 19/8/2014, Hội đồng xử lý đã ban hành đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh nói trên Tuy nhiên, các doanh nghiệp không đồng tình và tiếp tục gửi đơn khiếu nại và vụ việc tiếp tục được Hội đồng Cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật

Tháng 4 năm 2014, Cục QLCT đã nhận được hồ sơ khiếu nại của Công ty TNHH Thương mại – Du lịch ABTours, theo đó cáo buộc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Ánh Dương đã thực hiện hành

vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực du lịch dành cho khách Nga và khối Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đến Việt Nam Trên cơ sở hồ

sơ khiếu nại, Cục trưởng Cục QLCT đã ra quyết định điều tra vụ việc

3 Các hoạt động tập trung kinh tế

Việc thành lập các tổng công ty là sáp nhập các công ty thành viên lại với nhau và diễn ra theo quy định của Nhà nước Các công ty này sáp nhập lại với nhau làm tăng mức độ tích tụ hay tập trung của thị trường, giảm bớt đối thủ cạnh tranh, làm tăng khả năng chi phối độc quyền thị trường và góp phần làm hạn chế cạnh tranh

Ngày đăng: 02/09/2016, 20:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật
2. Cục Quản lý Cạnh tranh: “Báo cáo thường niên năm 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên năm 2014
3. Công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên NCKH Đại học Ngoại thương 2013”: “Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra và giải pháp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên NCKH Đại học Ngoại thương 2013”: “Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra và giải pháp
4. Ths.Nguyễn Thị Huyền Trâm: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
5. Ths.Trịnh Xuân Việt, Luận án tiến sĩ kinh tế: “Chống độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
6. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “TPP, cơ hội và thách thức – hành động của chúng ta” Sách, tạp chí
Tiêu đề: TPP, cơ hội và thách thức – hành động của chúng ta
7. Michael Porter: “Competitive Strategy” (Chiến lược cạnh tranh), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Strategy
Nhà XB: Nxb Trẻ
8. Một số trang web: wikipedia.com, vietnamnet.vn, news.zing.vn, hanoimoi.com.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w