BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mã đề 836 ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2008-2009 Môn: VẬT LÝ 12 - BAN TỰ NHIÊN Thời gian làm bài 60 phút; 40 câu trắc nghiệm Câu 1:Chu kỳ dao động của năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch dao động LC lý tưởng thoả mãn hệ thức nào dưới đây: A. T = 2π LC B. T = 4π LC C. T = π LC D. T = 4π LC Câu 2:Chọn câu SAI về năng lượng của mạch dao động LC lý tưởng A.Năng lượng của mạch gồm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường. B.Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường được bảo toàn . C.Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn D.Năng lượng của cuộn cảm và của tụ điện biến thiên cùng tần số với biến thiên của điện tích trong mạch. Câu 3: Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện có độ tự cảm L = 10 µH và điện dung C biến thiên từ 10 pF đến 250 pF thì máy có thể bắt được sóng vô tuyến trong dãy có bước sóng A.từ 20 m đến 84,2 m B.từ 18,8 m đến 74,2 m C.từ 19,0 m đến 94,2 m D.từ 18,8 m đến 94,2 m Câu 4:Phát biểu nào sau đây về sự truyền sóng là đúng? A.Sau khi sóng đi qua vật cản lớn, sóng sẽ vòng ra phía sau. B.Sau khi sóng đi qua vật cản nhỏ hơn bước sóng, sóng sẽ vòng ra phía sau. C.Sau khi sóng đi qua khe hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì sóng có dạng hình elip. D.Sau khi sóng đi qua vật cản sóng sẽ đi lệch khỏi phương truyền thẳng. Câu 5:Sóng ngang là sóng có phương dao động: A.Trùng với phương truyền sóng B.Nằm ngang C.Vuông góc với phương truyền sóng D.Thẳng đứng Câu 6:Trong thí nghiệm giao thoa, hai nguồn A, B cách nhau 25cm phát sóng kết hợp cùng pha. Điểm M cách A 27cm và cách B 19cm không dao động. Giữa M và đường trung trực của AB không có đường cực đại nào khác. Số điểm dao động cực đại trên đoạn AB là: A.3. B.7. C.15. D.9. Câu 7:Trong thí nghiệm giao thoa, hai nguồn A, B cách nhau 44cm phát sóng kết hợp cùng pha, có bước sóng là 4cm. Xác định khoảng cách ngắn nhất giữa nguồn và một điểm có biên độ dao động cực đại? A.2cm. B.0cm. C.4cm. D. 1cm. Câu 8:Ta có thể phân biệt được âm thanh do 2 nguồn âm phát ra là do đặc trưng nào của âm? A.Âm sắc. B.Độ to. C.Độ cao. D.Cường độ âm. Câu 9:Khi chu kỳ dao động của của nguồn tăng thì hệ vân giao thoa sẽ thay đổi như thế nào? A.Số vân giao thoa tăng lên. B.Biên độ dao động của các điểm có dao động tăng lên. C.Các gợn lõm sẽ lõm sâu hơn. D.Khoảng cách liên tiếp giữa hai đường hypebol tăng lên. Câu 10: Một dao động có chu kỳ f = 240Hz sinh ra trong chất lỏng một sóng âm có bước sóng λ = 6m. Tính vận tốc âm trong chất lỏng. A.0,025m/s. B.40m/s. C.240m/s. D.1440m/s. Câu 11:Chọn câu SAI. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra: A.một điện trường mà chỉ có thể tồn tại trong dây dẫn. B.một điện trường xoáy. C.một điện trường mà các đường sức là những đường khép kín bao quanh các đường cảm ứng từ. D.một điện trường cảm ứng mà tự nó tồn tại trong không gian. Mã đề 836 trang 1/3 Câu 12:Angten của máy thu thanh có nhiệm vụ nào sau đây? A.Phát sóng điện từ B.Thu sóng điện từ C.Tách sóng D.Cả thu và phát sóng điện từ Câu 13:Độ to của âm là một đặc tính sinh lí của âm được hình thành dựa trên đặc tính vật lí nào của âm: A.Biên độ và tần số B.Tần số C.Cường độ âm chuẩn. D.Mức cường độ âm. Câu 14:Một ô tô chuyển động với vận tốc v S = 20m/s. Tiếng còi phát ra từ xe có tần số 900Hz. Xe máy chuyển động với vận tốc v M = 5m/s. Xác định độ chênh giữa hai tần số nhỏ nhất mà người đi xe máy nghe được. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s. A.30Hz. B.25Hz. C.50Hz. D.104,69Hz. Câu 15: Một nguồn sóng cơ dao động được theo phương trình y = A.cos(10πt + π/2). Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà tại đó dao động của các phần tử môi trường lệch pha nhau π/6 là 6cm. Hãy tính vận tốc truyền sóng. A.720cm/s. B.14,4cm/s. C.360cm/s. D.72cm/s. Câu 16:Chọn câu SAI về tính chất của sóng điện từ A.Khi sóng điện từ lan truyền, các vectơ E và B luôn vuông góc nhau và vuông góc với phương truyền sóng. B.Vận tốc truyền của sóng điện từ bằng vận tốc ánh sáng trong chân không. C.Khi truyền, sóng điện từ không mang theo năng lượng. D.Sóng điện từ truyền được cả trong chân không . Câu 17:Quan sát sóng dừng trên một sợi dây dài, người ta thấy hai điểm không dao động cách nhau 30cm. Thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là 0,01s. Tính vận tốc truyền sóng trên dây. A.60cm/s. B.30cm/s. C.30m/s. D.60m/s. Câu 18:Nếu đưa một lõi sắt non vào trong lòng cuộn cảm của mạch dao động LC thì chu kỳ dao động điện từ sẽ thay đổi thế nào? A.Tăng B.Có thể tăng hoặc giảm C.Không đổi D.Giảm Câu 19:Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm dao động cực tiểu trong hiện tượng giao thoa là: A. 2λ. B. λ/4. C. λ/2. D. λ. Câu 20:Một nguồn âm đặt đối diện với vách đá. Khi người quan sát đi với vận tốc 15m/s so với vách đá thì sẽ nhận được đồng thời hai âm có tần số lệch nhau là 81,18Hz. Xác định tần số âm do nguồn phát ra. Biết vận tốc âm thanh trong không khí là 340m/s. A.920Hz. B.879,41Hz. C.960Hz. D. 1200Hz. Câu 21:Sóng cơ có phương trình u = 8cos(400t – 5x) cm, x tính theo m. Vận tốc truyền sóng là: A.0,125m/s. B.40m/s. C.50m/s. D.80m/s. Câu 22: Sóng phát ra từ A có phương trình u = 4cos(2πt) cm. Sóng phản xạ tại B có phương trình là: A. u = 3cos(2πt - π.d/4) cm. B. u = - 8π.sin(2πt) cm/s. C. u = -4cos(2πt) cm. D. u = 4cos(π/8 - 2πt) cm. Câu 23:Tại A cách nguồn 0,5m có mức cường độ âm là 50dB. Hỏi, tại B cách nguồn 5m thì có mức cường độ âm là bao nhiêu? A.5dB. B.30dB. C.40dB. D.500dB. Câu 24:Mạch dao động LC lý tưởng có điện tích dao động với tần số f. Năng lượng điện trường trong mạch biến thiên điều hòa với tần số: A.bằng 4f B.bằng f C.bằng 2f D.bằng f/2 Câu 25:Trong thí nghiệm giao thoa, hai nguồn A và B dao động cùng pha có tần số 60Hz. M và N là hai điểm nằm trên hai vân giao thoa cùng loại liên tiếp nhau. MA – MB = 8cm và NA – NB = 5cm. Tốc độ truyền sóng là: A.0,18m/s. B.180cm/s. C.480cm/s. D.12cm/s. Câu 26: Sóng cơ có phương trình u = 12cos(10πt + 2πx) (cm,s), x tính theo cm. Bước sóng của sóng là: A.0,12m. B.6cm. C.1m. D.1cm. Câu 27:Trong thí nghiệm về sóng dừng trên dây, hai đầu cố định. Hai tần số liên tiếp tạo ra được sóng dừng trên dây với 2 bó sóng và 3 bó sóng chênh lệch nhau 15Hz. Xác định vận tốc truyền sóng trên dây. Biết, dây dài 2m. A.60m/s. B.30m/s. C.20m/s. D.45m/s. Mã đề 836 trang 2/3 Câu 28:Mạch dao động LC lý tưởng có chu kỳ T liên hệ với điện tích cực đại Q 0 và cường độ dòng điện cực đại I 0 theo công thức: A. T = 2π.I 0 /Q 0 B. T = 2π.Q 0 /I 0 C. T = 2π.Q 0 .I 0 D. T = 2π/Q 0 .I 0 Câu 29: Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125 µF và một cuộn dây có độ tự cảm 50µH. điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 3V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là A. 7,5 2 mA B.0,15 A C. 7,5 2 A. D.15 mA Câu 30:Một nguồn dao động được gắn vào một đầu sợi dây dài 2m, đầu kia sợi dây được giữ cố định. Tần số dao động của nguồn thay đổi trong khoảng từ 31Hz đến 68Hz. Sóng truyền trên dây với vận tốc 60m/s. Hỏi, với tần số bằng bao nhiêu thì số bụng sóng trên dây là ít nhất? A.75Hz. B.45Hz. C.60Hz. D.90Hz. Câu 31:Để sóng cơ học có thể gây ra cảm giác âm lên tai người thì nó cần điều kiện gì? A.Có bước sóng nằm trong khoảng 6,0165m ÷ 20,63m. B. Có pha ban đầu là π/2 rad. C.Có mức cường độ âm L < 120dB. D. Có chu kỳ lớn hơn 50µs và nhỏ hơn 0,0625s khi truyền trong nước. Câu 32:Một máy dò tốc độ đặt nằm yên phát những sóng có tần số 160000Hz về phía một chiếc xe đang tiến lại gần với tốc độ 25m/s. Xác định tần số của sóng phản xạ trở lại máy dò. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s. A.185396,8Hz. B.165795,8Hz. C.184394,5Hz. D. 171764,7Hz. Câu 33:Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc truyền sóng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, đại lượng nào sẽ không thay đổi? A.Biên độ. B.Đáp án khác. C.Bước sóng. D.Tần số. Câu 34:Nguyên tắc họat động của mạch chọn sóng trong máy thu thanh dựa trên hiện tượng nào? A.Biến điệu B.Giao thoa sóng. C.Cộng hưởng điện . D.Tách sóng. Câu 35:Hai điểm A và B cách nhau 6m ở trên cùng một phương truyền sóng, dao động ngược pha với nhau. Giữa hai điểm đó có điểm C dao động cùng pha với A. Xác định bước sóng. A.1m. B.12m. C.4m. D.2m. Câu 36: Một mạch dao động LC có cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 5 µF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 10mV. Năng lượng dao động của mạch là: A.2,5.10 -6 mJ B.2,5.10 -7 mJ C.0,25 mJ D.25 . 10 -6 mJ Câu 37:Cho cường độ âm chuẩn I 0 = 10 -12 W/m 2 . Một âm có mức cường độ 30dB thì cường độ âm là: A.3W/m 2 . B.10 -3 W/m 2 . C.10 -9 W/m 2 . D.10 -21 W/m 2 . Câu 38:Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra : A.một từ trường xoáy . B.một điện trường xoáy. C.một dòng điện . D. dòng điện và điện trường xoáy. Câu 39: Một mạch dao động LC gồm một cuộn thuần cảm L = 1 π H, và một tụ điện có điện dung C. Tần số dao động riêng của mạch là 1MHz. Giá trị C bằng’ A. 1 4 pF π B. 1 4 F π . C. 1 4 mF π D. 1 4 F µ π Câu 40:Chọn câu đúng nhất A.Từ trường xoáy do điện tích biến thiên sinh ra. B.Điện trường xoáy do điện trường biến thiên sinh ra. C.Điện trường xoáy biến thiên trong không gian theo thời gian . D.Từ trường xoáy do từ trường biến thiên sinh ra. ---------------HẾT--------------- Mã đề 836 trang 3/3 . trường và năng lượng từ trường biến thi n tuần hoàn D.Năng lượng của cuộn cảm và của tụ điện biến thi n cùng tần số với biến thi n của điện tích trong mạch.. trường xoáy do điện tích biến thi n sinh ra. B.Điện trường xoáy do điện trường biến thi n sinh ra. C.Điện trường xoáy biến thi n trong không gian theo thời