Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn Chắt lọc tinh túy ngữ văn
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN (3 ĐIỂM)
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (3 ĐIỂM)
I NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3 ĐIỂM)
1 Phương pháp và những kĩ năng chung đối với bài nghị luận xã hội
2 Dạng 1: Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
2.1 Những đặc trưng cơ bản của dạng đề và định hướng cách làm
2.2 Một số đề chọn lọc
3 Dạng 2: Nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội
3.1 Những đặc trưng cơ bản của dạng đề và định hướng cách làm
3.2 Một số đề chọn lọc
4 Dạng 3: Nghị luận xã hội phối hợp (qua một hiện tượng xã hội, bàn về một tư tưởng đạo lí) 4.1 Những đặc trưng cơ bản của dạng đề và định hướng cách làm
4.2 Một số đề chọn lọc
II NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (4 ĐIỂM)
Dạng 1: Bình luận ý kiến đánh về hai tác phẩm
Dạng 2: Bình luận ý kiến ( nhiều ý kiến) đánh giá về một tác phẩm
Dạng 3: Phân tích/ cảm nhận một đoạn văn/ đoạn thơ trong một tác phẩm
Dạng 4: Cảm nhận về hai đoạn thơ/ hai đoạn văn
PHẦN THỨ BA
MỘT SỐ DẪN CHỨNG HAY CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Trang 2PHẦN THỨ NHẤT: ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Dạng đề đọc hiểu chiếm 3 điểm trong đề thi đại học, đề cập đến hai văn bản (thường không nằm trong chương trình hiện hành của sách giáo khoa) để yêu cầu học sinh giải quyết các câu hỏi đặt ra nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản của học sinh Dạng đề này thường đặt ra hai loại văn bản: một văn bản thông tin và một văn bản nghệ thuật Đối với từng loại văn bản kể trên, học sinh cần áp dụng những cách thức, chiến thuật khác nhau để làm bài, thể hiện khả năng linh hoạt của mình trong việc đọc hiểu văn bản Các câu hỏi đọc hiểu văn bản thường đa dạng và phong phú nhưng đều đảm bảo đánh giá được đầy đủ các cấp độ nhận thức của học sinh đối với các loại văn bản đó (từ cấp độ nhận thức biết, đến hiểu và vận dụng thấp, vận dụng cao) đồng thời kiểm tra được năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh
Cấu trúc một câu hỏi đọc hiểu văn bản (3 điểm) theo mẫu của Bộ GD&ĐT (tính từ đề thi THPT Quốc gia năm 2015) được chúng tôi hình thành như sau (lưu ý: đây chỉ là định hướng mà chúng tôi hình thành cho học sinh dựa trên thực trạng đề thi hiện nay tại các trường THPT và các đề thi minh họa, thi chính thức của Bộ GD&ĐT, không phải là mẫu chuẩn duy nhất và bắt buộc của đề thi, học sinh tiếp thu để nắm được tinh thần những câu hỏi có thể được đặt ra ở đề bài):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Phần này trích dẫn một văn bản thông tin có dung lượng vừa phải, đảm bảo các yêu cầu sư phạm như tinh lọc về nội dung và nghệ thuật, phù hợp với môi trường học đường cũng như nhận thức thường được quy chuẩn dành cho học sinh THPT
Câu 1: Câu hỏi này hướng đến năng lực nhận thức “biết” của học sinh Đó là việc học sinh có năng
lực nắm bắt nội dung chính của toàn bộ tác phẩm, thâu tóm ý chính hoặc đại ý của đoạn văn vừa được trích dẫn Câu hỏi có thể yêu cầu học sinh thể hiện năng lực trích dẫn các dẫn chứng từ văn bản một cách thuyết phục và xuyên suốt để hỗ trợ cho việc phân tích ngụ ý của văn bản cũng như các suy luận/ kết luận được rút
ra từ văn bản, bao gồm việc xác định được phần văn bản có vấn đề Bên cạnh đó câu hỏi có thể yêu cầu học sinh xác định hai hay nhiều ý tưởng trung tâm của văn bản và phân tích sự phát triển của chúng xuyên suốt văn bản, bao gồm việc chúng tương tác và được xây dựng/ phát triển dựa trên yếu tố khác như thế nào để tạo nên một bản mô tả phức tạp; yêu cầu tóm tắt khách quan tác phẩm
Câu 2: Câu hỏi này hướng đến năng lực nhận thức “hiểu” của học sinh Câu hỏi có thể yêu cầu học
sinh xác định nghĩa của các từ và cụm từ được dùng trong văn bản, bao gồm nghĩa bóng và nghĩa chuyên môn/ chuyên ngành trong văn bản thông tin đó; phân tích xem tác giả sử dụng và trau chuốt nghĩa của một hay nhiều thuật ngữ trong suốt tiến trình văn bản như thế nào; Phân tích và đánh giá hiệu quả của cấu trúc
mà tác giả sử dụng trong khi trình bày lập luận của mình, bao gồm cả việc cấu trúc đó có làm cho luận điểm
rõ ràng, thuyết phục và hấp dẫn không Xác định quan điểm và mục đích của tác giả trong văn bản trong đó
Trang 3thuật hùng biện đặc biệt hiệu quả, phân tích phong cách và nội dung góp phần vào sức mạnh, sức thuyết phục và vẻ đẹp của văn bản như thế nào
Câu 3: Câu hỏi này hướng đến năng lực nhận thức “vận dụng thấp” của học sinh Câu hỏi này yêu
cầu học sinh tích hợp và đánh giá các nguồn thông tin cũng như trong từ ngữ để giải quyết vấn đề được đặt
ra trong văn bản thông tin đó
Câu 4: Câu hỏi này hướng đến năng lực nhận thức “vận dụng cao” của học sinh Học sinh sẽ sử dụng
những kiến thức bên ngoài văn bản để giải quyết vấn đề, liên hệ với đời sống thực tế của mình để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong tác phẩm
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Phần này trích dẫn một văn bản nghệ thuật có dung lượng vừa phải, đảm bảo các yêu cầu sư phạm như tinh lọc về nội dung và nghệ thuật, phù hợp với môi trường học đường cũng như nhận thức thường được quy chuẩn dành cho học sinh THPT
Câu 1: Câu hỏi này hướng đến năng lực nhận thức “biết” của học sinh Câu hỏi có thể yêu cầu học
sinh nắm bắt nội dung chính của văn bản văn học đó, trích dẫn các dẫn chứng phù hợp từ văn bản một cách thuyết phục và xuyên suốt để hỗ trợ cho việc phân tích ngụ ý của văn bản cũng như các suy luận/ kết luận được rút ra từ văn bản; phân tích những lựa chọn của tác giả về cách thức phát triển và liên quan giữa các yếu tố được tác giả đưa vào văn bản văn học đó
Câu 2: Câu hỏi này hướng đến năng lực nhận thức “hiểu” của học sinh Câu hỏi có thể yêu cầu học
sinh xác định nghĩa của các từ, cụm từ được dùng trong văn bản, bao gồm nghĩa bóng, hàm ý, phân tích một cách có chọn lọc từ ngữ qua ý nghĩa, giọng điệu, cách sử dụng từ lạ, hấp dẫn, hoa mĩ
Câu 3: Câu hỏi này hướng đến năng lực nhận thức “vận dụng thấp” của học sinh Học sinh biết sử
dụng những tri thức bên trong văn bản để liên hệ đến những kiến thức khác mà học sinh đã từng được biết trước đó
Câu 4: Câu hỏi này hướng đến năng lực nhận thức “vận dụng cao” của học sinh Câu hỏi yêu cầu học
sinh cần phải thể hiện năng lực đọc hiểu một cách độc lập và thành thạo, dựa trên việc thể hiện cách giải quyết vấn đề đặt ra ở đề bài bằng kinh nghiệm sống, trải nghiệm bản thân và sự quan tâm của học sinh đến các vấn đề xã hội có liên quan trực tiếp đến vấn đề được đặt ra
Lưu ý: đây chỉ là định hướng mà chúng tôi hình thành cho học sinh dựa trên thực trạng đề thi hiện nay tại các trường THPT và các đề thi minh họa, thi chính thức của Bộ GD&ĐT, không phải là mẫu chuẩn duy nhất và bắt buộc của đề thi, học sinh chỉ cần tiếp thu để nắm được tinh thần những câu hỏi có thể được đặt ra ở đề bài, không học lệch, học tủ
Dưới đây là một đề bài minh họa theo mô hình cấu trúc ở trên để (đề bài được trích dẫn trong sách
Tuyển tập 90 đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn (tập 2, đồng tác giả):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Trang 4(1) Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay Nói thế có nghĩa là nói
rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm,
tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử
(2) Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp Nhiều người
ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt),
đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”
(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, trong Tuyển tập Đặng
Thai Mai, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)
Câu 1: Chọn ra câu chủ đề của đoạn trích trên? (0,25 điểm)
Câu 2: Đoạn trích trên được viết bằng phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Đoạn (2) có những phép liên kết nào? Nêu tác dụng của các phép liên kết đó trong việc thể
hiện nội dung chủ đạo của đoạn văn (0,5 điểm)
Câu 4: Trong khoảng 5 - 7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn sự giàu đẹp của
tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay (0,25 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Con mèo nằm thản nhiên trong mảnh thảm nhung góc nhà
Nó bị xích như xích chó Thức ăn được phục vụ tại chỗ Thấy chuột, tôi thả con mèo ra Mèo nhìn chuột dửng dưng, lạnh lùng Rồi lại nằm khoèo trên mảnh thảm nhung, gối đầu lên cái xích…
(Trần Nhuận Minh, Con mèo, Cửa Lục, 2.1999)
Câu 5 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên (0.25 điểm)
Câu 6 Các từ “dửng dưng, lạnh lùng, nằm khoèo” thể hiện điều gì? (0.25 điểm)
Câu 7 Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong bài thơ (0.5 điểm)
Trang 5Câu 8 Có ý kiến cho rằng, bài thơ Con mèo của Trần Nhuận Minh đã lên tiếng cảnh báo về một thế
hệ thích sống hưởng thụ, ỷ nại, thụ động Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0.5 điểm)
Từ nội dung đề bài trên, học sinh cần có một cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về những gì các em sẽ được hỏi trong các đề thi đọc hiểu văn bản đồng thời biết các em cần thể hiện những năng lực đọc hiểu văn bản như thế nào, đánh giá trên những bình diện nào
Chúng tôi sẽ đi vào từng đề cụ thể đối với hai loại văn bản như trên (văn bản thông tin và văn bản nghệ thuật) thông qua việc chọn lọc những đề thi thử hay và khó ở các trường THPT hiện nay
I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN (3 ĐIỂM)
Đối với dạng đề này các em cần lưu ý thể hiện được năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của mình, điều này thể hiện qua các năng lực cụ thể như năng lực đọc độc lập và thành thạo (thông qua việc hiểu ngữ liệu được đưa ra), năng lực hiểu ý chính và chi tiết của văn bản thông tin, năng lực phân tích, đánh giá vấn
đề, năng lực vận dụng những kiến thức ngoài văn bản để liên hệ, đối chiếu, so sánh với những vấn đề được đặt ra trong văn bản Dạng đề đọc hiểu văn bản thông tin yêu cầu các em không chỉ có vốn kiến thức tương đối về các văn bản (nội dung, nghệ thuật) mà còn yêu cầu kĩ năng vận dụng của các em đối với mảng kiến thức ngoài văn bản (đặc biệt là việc liên hệ với những văn bản thông tin khác ngoài chương trình hiện hành)
Trang 6Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả
(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Trong đoạn văn có những phương thức
biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2: “Lí tưởng” mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? (0,25
điểm)
Câu 3: Đọc đoạn nhật kí trên, điều gì khiến anh (chị) xúc động nhất? (0,25 điểm)
Câu 4: Anh (chị) nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm của dân tộc? (trình bày trong khoảng 7 dòng) (0,5 điểm)
(Trích đề thi thử THPT 2016 do cô Phạm Thị Thu Phương, giáo viên tại tuyensinh247.com biên soạn)
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1:
Để làm bài đối với đoạn ngữ liệu này, học sinh cần lưu ý có 6 phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, hành chính – công vụ, chính luận, khoa học), tuy nhiên các em cần nắm được đặc điểm của từng loại phong cách ngôn ngữ một cách rõ ràng khi làm dạng bài này Câu hỏi chỉ yêu cầu các
em lựa chọn và trả lời phong cách ngôn ngữ trong đoạn ngữ liệu là gì, tuy nhiên các em cần tự đặt câu hỏi rằng: “Đoạn ngữ liệu đó có thực sự được viết bằng phong cách ngôn ngữ đó hay không? Có những dấu hiệu hay từ ngữ nào cụ thể thể hiện nó thuộc phong cách ngôn ngữ đó?” Khi các em tìm được dấu hiệu
Trang 7cụ thể, hãy chọn ra phong cách ngôn ngữ được thể hiện bằng nhiều dấu hiệu nhất, đó sẽ là câu trả lời của câu hỏi này
Đối với ngữ liệu trên, các em thấy thể loại của văn bản (nhật kí) nên không nhầm lẫn là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật mà phải là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có sử dụng những từ ngữ cụ thể thể hiện phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Về phương thức biểu đạt, học sinh cần chú ý được hỏi là “những”, do đó cần liệt kê tất cả các phương thức biểu đạt có trong đoạn trích trên Ngoài ra đối với những câu hỏi yêu cầu ở mức độ biết, học sinh chỉ cần nêu một cách ngắn gọn theo yêu cầu được hỏi, không cần trả lời lan man, dài dòng, dẫn dắt một cách vòng vo rồi mới đi vào câu hỏi chính thức Điều này không những tiết kiệm được thời gian làm bài của các em mà còn giúp các em gây ấn tượng với người chấm về sự ngắn gọn, súc tích, trình bày dễ nhìn
Cụ thể các em trả lời ngắn gọn như sau:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (0,25 điểm)
- Phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả (0,25 điểm)
Câu 2: Để trả lời được câu hỏi này, học sinh cần nắm được nội dung chính của toàn đoạn văn được
trích dẫn và hiểu bản chất của từ “lí tưởng” được nhắc đến ở câu hỏi Các em đọc thật kĩ đoạn văn, gạch chân những từ khóa thể hiện nội hàm của từ “lí tưởng” sau đó xâu chuỗi nó lại để xác định “lí tưởng” của tác giả muốn gửi gắm trong đó là gì Các em lưu ý không bao giờ được trả lời một cách cảm tính mà cần biết câu trả lời của mình lấy cơ sở từ đâu, tại sao các em lại cho rằng đó là câu trả lời chính xác Khi có những cơ sở nhất định, câu trả lời sẽ gần với đáp án nhất và dễ kiếm điểm nhất Đôi khi câu trả lời không
hề phức tạp như các em nghĩ, do đó không được trả lời một cách tùy tiện mà cần có cơ sở
Câu 3: Học sinh cần đưa ra ý kiến của riêng mình tuy nhiên cần gắn với nội dung của văn bản
thông tin đưa ra ở đề bài, tránh trường hợp lan man sang vấn đề khác Nhiều học sinh nắm được vấn đề nhưng trích dẫn không hợp lí, chưa phù hợp nên rất dễ mất điểm
Điều quan trọng đối với những câu hỏi vận dụng thấp này đó là các em cần hiểu được bản chất của vấn đề khi liên hệ tới bản thân mình Câu hỏi kiểm tra năng lực thấu hiểu và liên hệ của bản thân em, cần
có những cơ sở và rung động thực sự
Trang 8Đối với đề bài trên học sinh có thể chỉ ra đó là nỗi nhớ mẹ, nhớ gia đình, nhớ Hà Nội, nhớ miền Bắc nhưng tất cả đều phải dồn nén lại bằng lí trí của một cô gái trẻ (0,25 điểm)
Câu 4:
Học sinh lưu ý đến yêu cầu về cả nội dung và hình thức của câu hỏi này Câu trả lời cần đảm bảo
là một đoạn văn (với dung lượng yêu cầu) đồng thời hướng đến nội dung đã được đưa ra, tránh việc đưa
ra những nội dung lan man, nghĩ gì viết nấy (như rất nhiều trường hợp bài làm của học sinh chúng tôi đã được tiếp xúc ở trường THPT) Khi làm bài các em phải luôn tự hỏi: “Mình viết đoạn văn này với mục đích chính là gì? Nó đã đảm bảo mặt nội dung và hình thức hay chưa? Các ý tưởng đã lôgích, mạch lạc,
có cơ sở rõ ràng để người chấm có thể nắm được hay chưa?”
Câu trả lời có thể có những ý như sau:
- Họ đã hi sinh tuổi xanh, đời trẻ vì lí tưởng độc lập và thống nhất dân tộc (02,5 điểm)
- Thế hệ sau trân trọng và biết ơn với các thế hệ đã quên mình, hi sinh vì Tổ quốc, cuộc đời hôm nay; từ đó có ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước giàu đẹp vững mạnh (0,25 điểm)
Trang 9II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
…
PHẦN THỨ HAI: LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
I NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3 ĐIỂM)
Đề 1: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 - trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà
Nội lần 1
Câu 1:
Khi nhận được câu hỏi quen thuộc “Tại sao bạn xứng đáng trở thành tân hoa hậu thế giới 2015?”, người đẹp Indonesia đã tự tin trả lời rằng: “Vì chúng ta sinh ra không phải để tồn tại mà để tạo sự khác biệt” (Theo nguồn Vietnamnet.vn)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên
Sau khi tìm được các từ, cụm từ khóa, các em đi vào giải mã các cụm từ đó Nói “không phải để tồn tại” nghĩa là thế nào? Nói “tạo ra sự khác biệt” nghĩa là thế nào? “Sự khác biệt” ở đây muốn ám chỉ điều gì? Khi giải mã được các từ khóa, các em sẽ nắm được vấn đề trọng tâm của câu nói này
* Bước 2: Khi xác định được vấn đề trọng tâm, các em đi vào phần lập dàn ý cho bài viết Cụ thể, ở đây, để giải quyết được những phần chính của bài, các em cần tập trung trả lời những câu hỏi sau:
Luận điểm 1: tồn tại là gì? Tạo sự khác biệt là gì? Nghĩa của cả câu nói ra sao?
Luận điểm 2:
+ Tại sao con người sinh ra trên đời cần phải tạo ra sự khác biệt? (Tạo ra sự khác biệt có vai trò, ý nghĩa và mang lại giá trị gì cho cuộc sống con người? Nếu không tạo ra sự khác biệt thì cuộc đời con người
có tổn thất gì, trở nên như thế nào?)
+ Sự khác biệt của con người được thể hiện trên những phương diện nào?
Trang 10+ Có những tấm gương nào về việc tạo ra sự khác biệt? Học sinh có thể lấy những câu chuyện trong lịch sử và cũng có thể lấy những hiện tượng trong đời sống xã hội hiện nay, khi sự khác biệt của con người đang bị kiểu tâm lý đám đông đè nén
+ Tuy nhiên, có phải lúc nào tạo ra sự khác biệt cũng là tốt không? Sự khác biệt phải đi cùng với những yêu cầu phẩm chất gì?
Luận điểm 3: Em đã tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời của chính mình hay chưa? Sau câu nói này, các em có thêm nhận thức
Để các em hiểu rõ hơn về ý tưởng làm bài, các em có thể tham khảo dàn ý chi tiết sau:
Mở bài: Trong bộ phim Mỹ “Lỗi của những vì sao” (Fault of the star) từng được đề cử cho giải Oscar, nhân vật nam chính trong bộ phim đã mắc phải căn bệnh nan y, nhưng hơn cả nỗi sợ phải chiến đấu với bệnh tật là nỗi sợ sau khi anh qua đời, không ai còn nhớ tới anh Nỗi sợ ấy không phải là của riêng nhân vật mà là nỗi sợ chung của nhiều người: sợ bị lãng quên, sợ mình không có giá trị gì trong lòng người khác Tuy nhiên, có người không đủ dũng cảm để xua tan đi nỗi sợ đó, có người không nhận thức được nó nhưng cũng có người dám đối đầu và xua tan nó bằng những hành động khẳng định giá trị của bản thân vô cùng thiết thực Hành động ấy là gì? Bí quyết đó một lần nữa đã được tiết lộ qua câu chuyện của Tân hoa hậu thế giới người Indonesia, khi nhận được câu hỏi quen thuộc “Tại sao bạn xứng đáng trở thành tân hoa hậu thế giới 2015?”, người đẹp Indonesia đã tự tin trả lời rằng: “Vì chúng ta sinh ra không phải để tồn tại mà để tạo
sự khác biệt” (Theo nguồn Vietnamnet.vn)
b Thân bài:
- Luận điểm 1:
+ Câu hỏi : “Tại sao bạn xứng đáng trở thành tân hoa hậu thế giới 2015?” là một câu hỏi quen thuộc trong nhiều cuộc thi Hoa hậu Câu hỏi muốn hướng tới tìm hiểu thông tin người nhận giải có phẩm chất gì, yếu tố gì để nhận được giải thưởng này Trước câu hỏi quen thuộc, các câu trả lời thường sẽ mang tính sáo mòn Tuy nhiên, người đẹp đất nước Indonesia đã khẳng định yếu tố khiến bản thân mình thành công và bước lên đài vinh quang là: tạo ra sự khác biệt
+ “Sinh ra” tức là được có mặt trên cõi đời, được trao cho quyền làm con người, dù cuộc đời mỗi người dài ngắn khác nhau, nhưng được sinh ra là một đặc ân
+ Câu trả lời có hai vế, vế thứ nhất là vế phủ định: “không phải để tồn tại” “Tồn tại” là trạng thái sống mang tính vật lý, chỉ đơn thuần là hiện hữu mà không có giá trị hay ý nghĩa gì Sự “tồn tại” của một con người trong đời sống thiên về phần “con”, chứ không phải phần “người”, thiên về phần bản năng sinh học chứ không có phần ý thức Một cuộc sống chỉ có ý nghĩa tồn tại tức là một cuộc sống chỉ có những sinh hoạt về mặt vật chất thông thường như ăn, ngủ, nghỉ ngơi,…
+ Vế thứ hai là về khẳng định: “mà là để tạo sự khác biệt” “Sự khác biệt” ở đây không chỉ được hiểu là điểm riêng của người này so với người khác mà còn là những giá trị đặc biệt mà con người mang lại