Nguyễn Tuân ngòi bút tài hoa, uyên bácNguyễn Tuân một con người sống vì cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp, tìm cái đẹp trong nghệ thuật, cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong đời sống…. Một phong cách độc đáo không trộn lẫn với ai.Ông là một nhà văn không chỉ đặc biệt về tài năng văn chương mà còn là một người có nhân cách cao quý.Ấy là thiên lương trong sạch, lòng yêu nước thiết tha, nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục.Với phong cách sáng tác độc đáo của mình ông đã cho ra đời những tác phẩm văn chương đặc sắc mang dấu ấn riêng. Thể hiện một ngòi bút đầy tài hoa và uyên bác.
Trang 1A. MỞ ĐẦU
Nguyễn Tuân - một con người sống vì cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp, tìm cái đẹp trong nghệ thuật, cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong đời sống… Một phong cách độc đáo không trộn lẫn với ai
Ông là một nhà văn không chỉ đặc biệt về tài năng văn chương mà còn là một người có nhân cách cao quý.Ấy là thiên lương trong sạch, lòng yêu nước thiết tha, nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục
Với phong cách sáng tác độc đáo của mình ông đã cho ra đời những tác phẩm văn chương đặc sắc mang dấu ấn riêng Thể hiện một ngòi bút đầy tài hoa và uyên bác
Trang 2B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TÁC GIẢ 1.1 Cuộc đời
Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trunghọc cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đốimấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929) Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép.Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp vănhọc phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa
1.2 Sự nghiệp
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ
năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng
một thời, Một chuyến đi… Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì
giao du với những người hoạt động chính trị
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới
Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà
(1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước
Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I)
Trang 3CHƯƠNG 2 SỰ TÀI HOA UYÊN BÁC CỦA NGUYỄN TUÂN
2.1 Đề tài chủ đề
Nguyễn Tuân là một cái tôi tài hoa, uyên bác, điều này được thể hiện đậm nét qua hệ thống đề tài đa dạng phong phú của nhà văn trước và sau Cách mạng tháng Tám
2.1.1 Trước Cách mạng tháng Tám
Trước Cách mạng tháng Tám, cái tôi của Nguyễn Tuân về cơ bản là cái tôi cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội.Hồi ấy, sống hay viết, đối với ông nhiều khi chỉ
là để tìm mình để thực hiện cái cá nhân mình cho đến kỳ cùng Ông chú trọng viết
về bốn mảng đề tài: Đề tài xê dịch, đề tài hưởng lạc, đề tài về vẻ đẹp xưa và đề tài
“yêu ngôn”
Xê dịch trở thành mô tip tiêu biểu trong tác phẩm Nguyễn Tuân, bộc lộ rõ phong cách nghệ thuật của ông Nguyễn Tuân cho rằng, đi để “thay đổi thực đơn cho giác quan”.Với ham muốn đi nhiều, đi vô mục đích, miễn là “được lăn cái vỏ
mình mãi mãi trên trái đất này” (Thiếu quê hương), tư tưởng ấy đã đem lại cho nhà
văn một kho kiến thức và vốn am hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều vùng miền từ đó nhà văn chuyển tải vào tác phẩm một cách chân thực và đa dạng Vốn sống của Nguyễn Tuân cũng từ những chuyến “xê dịch” ấy mà trở nên giàu có.Mỗi tác phẩm của ông đều mang màu sắc tri thức về một lĩnh vực cụ thể, sự kết hợp đan xen giữa các lĩnh vực ấy đã làm nên một Nguyễn Tuân uyên bác
Một chuyến đi mới đích thực là văn Nguyễn Tuân: Một lối tùy bút – du ký hết
sức phóng túng, lấy cái tôi của mình làm nhân vật trung tâm Một lối văn đã tìm đúng cái giọng riêng của nó: khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèn, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ, bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa Đó là văn của một con người hoài nghi tất cả, chỉ tin ở cái vốn tình cảm, ý nghĩ, cái kho
Trang 4cảm giác linh tinh nhưng sắc sảo, tài hoa của mình, tích lũy trên đường giang hồ xê dịch.
Tác phẩm được viết bằng một ngòi bút thành thực, vì vậy nó vừa có chất thơ bay bổng của một tâm hồn nghệ sĩ tìm thấy cảm hứng ở cảnh, ở người, ở thanh sắc mới lạ nơi đất khách, vừa có chất văn xuôi trần trụi, lạnh lùng, nhận ra được một cách cay đắng ở “những khách tài tình” khi tiền hết, rượu hết, chỉ còn trơ lại cái bản chất nhỏ nhen, ích kỷ, cái chán chường, thảm hại của những kiếp người không
lý tưởng
Sau Một chuyến đi chủ nghĩa xê dịch trở thành đề tài quen thuộc của Nguyễn Tuân Nhiều bài viết sắc sảo của ông dành cho đề tài này: Thèm đi, Lại đi nữa, Một
người lữ khách giữa thành phố chúng ta, Chiếc va-ly mới,…Đến 1940, chủ nghĩa
xê dịch được Nguyễn Tuân chọn làm đề tài cho cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang
với nhan đề Thiếu quê hương.
Ngay từ tác phẩm Một chuyến đi, Nguyễn Tuân là một con người từng lăn lộn
nhiều với đời sống trụy lạc ở những tiệm rượu, tiệm hút, nhà chứa, xóm hát, ăn chơi phóng túng của một cái tôi nghệ sĩ ngông cuồng Thực tế ấy, sau này, được
ông dùng làm đề tài cho tác phẩm Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc và Chiếc lư
đồng mắt cua
Chất uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện ở việc ông đi sâu tìm hiểu, khám phá những tệ hại do thuốc phiện mang đến, về những thói hư tật xấu, lọc lừa dối trá của những kẻ ăn chơi trụy lạc với thuốc phiện bàn đèn
Chiếc lư đồng mắt cua là tác phẩm thể hiện độ chín của ngòi bút Nguyễn Tuân
Tác phẩm viết về cuộc sống ăn chơi, hút xách, cô đầu Trong tác phẩm, người đọc bắt gặp một nhân vật “tôi” bế tắc, hoang mang trước cuộc đời và tìm cách trốn chạy trong rượu, thuốc phiện và đàn hát Điều muốn nói trong tác phẩm không phải
là bản thân của sự trụy lạc mà là tâm trạng khủng hoảng cực độ của một thanh niên trí thức bất mãn với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của nó nhưng tự biết
Trang 5không sao thoát được nên lao vào hành lạc để tiêu sầu, lấy cái ồn ào của truy hoang
để khuấy động một cách giả tạo những ngày tháng trống rỗng của mình
Tuy nhiên, Chiếc lư đồng mắt cuavẫn có nhiều nét đặc sắc Đó là khi cây bút tài
hoa bất đắc chí trả thù xã hội, ném giọng khinh bạc đúng vào những đối tượng đáng khinh.Ngoài ra, còn có những trang viết đột ngột vút lên chất thơ của một tâm hồn, tuy sống trong trụy lạc vẫn muốn vươn lên một cái gì trong trẻo Nhân vật trong tác phẩm là những con người tài hoa, tài tử, lâm vào cảnh bê tha, trụy lạc mà vẫn ngông nghênh, kiêu ngạo Bị xã hội trưởng giả khinh bỉ vì hư hỏng, họ đã khinh bỉ lại bằng tài hoa nghệ thuật của mình Họ quây quần, gắn bó với nhau, lấy tiếng đàn, giọng hát mà giải oan, chiêu tuyết cho nhau, mượn đôi cánh của nghệ thuật mà dìu đỡ nhau bay lên, cất mình lên khỏi những cõi đời bất công, thô lỗ và phản trắc
Tác phẩm được viết với nhiều giọng điệu khác nhau: giọng kiêu bạc, ngạo đời hoặc mỉa mai chua chát ném vào thế thái nhân tình, giọng buồn thảm, thê lương như chạm vào chỗ sâu kín nhất của tâm hồn cô độc, giọng tự trào ỡm ờ, nửa trịnh trọng, nửa đùa cợt, giọng trữ tình cổ kính,…Tính đa giọng điệu ấy đã thể hiện một cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân được khẳng định và tồn tại rực rỡ là ở tập truyện Vang bóng một
thời mà Vũ Ngọc Phan cho rằng: “gần đạt tới độ hoàn mỹ” Bế tắc và vô vọng
trước hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân quay về quá khứ tìm kiếm ca ngợi những
vẻ đẹp “vang bóng một thời”
Vang bóng một thờivẽ lại cái đẹp xưa của thời phong kiến suy tàn Thời có
những ông Nghè, ông Cử, ông Tú chơi lan, chơi cúc vui thú điền viên, uống rượu, ngâm thơ,…Với phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm đã đặt Nguyễn Tuân vào một
vị trí chắc chắn trong đời sống văn học Thành công của tác phẩm, về mặt này, chẳng những nhờ người viết đã am hiểu, đã sống, yêu mến, nâng niu thật sự những điều mình thuật tả, mà do ông còn biết dựng lại cái cổ xưa bằng khả năng của bút
Trang 6pháp, kỹ thuật hiện đại: khả năng phân tích tinh vi từ cảm giác, ý nghĩ của nhân vật đến đường nét, màu sắc của cảnh vật và khả năng vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau từ hội họa đến điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo,…Tất
cả đã làm nên một Nguyễn Tuân uyên bác, am hiểu mọi lĩnh vực, mọi ngóc ngách của đời sống
Từ những bế tắc, khủng hoảng sâu sắc đã đẩy Nguyễn Tuân quay về thế giới yêu ma, viết truyện “yêu ngôn” hoang đường.Và dù là chuyện ma thì cũng là ma tài hoa, tài tử, ma rất Nguyễn Tuân Người xưa dù viết truyện thần tiên, ma quỷ thì cũng là để tải đạo răn đời nhưng Nguyễn Tuân viết “yêu ngôn” không nhằm mục đích ấy Với ông, “yêu ngôn” trước hết phải là yêu ngôn.Tác giả có ý thức gia công nhiều vào cái phần thần kì, quái đản của nhân vật, cảnh vật, tình tiết, chi tiết và nhất là vào cái không khí ma quái của truyện
Nguyễn Tuân thật sự uyên bác và tài hoa, để viết được những trang như thế, nhà văn phải thực sự đắm mình trong thế giới nghệ thuật do mình sáng tạo ra Có nghĩa
là ông phải “sống thật sự” với những hồn qua để quan sát cảm xúc và ngẫm nghĩ Nhờ thế mà ông có thể tạo ra được những cảnh tượng khó phân biệt được là âm hay dương, là sống hay chết, là thế giới tưởng tượng hay là thế giới thực
Trước 1945, Nguyễn Tuân- một nhà văn lãng mạn đã tìm đến những hệ đề tài đa dạng thể hiện chân thực cái tôi tài hoa, uyên bác ở mọi lĩnh vực Trang văn Nguyễn Tuân còn là sự kết hợp cùng lúc nhiều mảng đề tài để bật lên sự tài hoa,
am hiểu của con người ham “xê dịch” và đam mê cái đẹp, phản kháng thời đại, một cái tôi ngông đúng nghĩa Nguyễn Tuân
2.1.2 Sau Cách mạng tháng Tám
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, kháng chiến
và trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.Nguyễn Tuân viết nhiều và đề tài chủ yếu là đề tài về cuộc sống mới.Ông không “xê dịch” nay đây mai đó nữa
mà đến với từng địa chỉ cụ thể.Tuy nhiên ông không đi thực tế mà chỉ đi và viết,
Trang 7tức là đi theo nhu cầu tự thân của người nghệ sĩ Ông không ca ngợi một chiều những con người với chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước mà thường viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống lao động, chiến đấu của con người.
Tùy bút Đường vuiđánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của ngòi bút Nguyễn
Tuân Tác phẩm mang chất men say buổi đầu của người nghệ sĩ đang hòa mình vào
cuộc sống mới Đường vuiviết về chuyến đi dài, chuyến đi hòa nhập với nhân dân,
với cuộc sống, thể hiện sự say sưa của tác giả trong không khí rạo rực, náo nức của cuộc kháng chiến
Sau Đường vui, Nguyễn Tuân viết Tình chiến dịchcũng là con đường hòa
nhập với thiên nhiên
Năm 1960, Nguyễn Tuân cho ra đời tập tùy bút Sông Đà, đánh dấu bước phát triển ngoạn mục của lời văn Nguyễn Tuân sau cách mạng.Sông Đà gồm 15
mẫu tùy bút và một bài thơ phác thảo, tác phẩm đã tô dậm phong cách nghệ thuật uyên bác, độc đáo và tài hoa của Nguyễn Tuân
Ở Sông Đà ta bắt gặp một phong cách đặc trưng của Nguyễn Tuân, đó là sự
gắn bó với cái đẹp, nhìn con người, cuộc sống ở dạng thẩm mĩ của nó Tác phẩm
ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đát nước, con người của cuộc sống mới Sự hòa hợp vào mọi thứ xung quanh đã giúp ngòi bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng có thêm một sức mạnh dồi dào Tác phẩm không chỉ viết về thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp lòng người mà Nguyễn Tuân gọi là “chất vàng mười” của tâm hồn người Tây Bắc Nguyễn Tuân đã tìm thấy “chất vàng mười” ấy ở những chiến
sĩ cách mạng kiên cường bất khuất ở nhà tù Sơn La.Nguyễn Tuân đã nhìn thấy chất nghệ sĩ, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường nhất
Tác phẩm Người lái đò sông Đà là bài ca về cái đẹp của cuộc sống con
người.Qua tác phẩm, Nguyễn Tuân đã vẽ nên một bức tranh sống động về thiên nhiên hùng vĩ và sức mạnh chinh phục của con người Nhân vật người lái đò với
Trang 8trận hỗn chiến không cân sức với dòng sông đã trở thành bản hùng ca về con người mới.
Năm 1964, Nguyễn Tuân viết Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi khai thác đề tài chống
Mĩ Ngòi bút Nguyễn Tuân thiên về cái đẹp, nét đẹp của người Việt Nam trong kháng chiến
Trong Xuân lửa trên sông Gianh và sông Tuyến, Nguyễn Tuân tả cảnh mùa xuân 1965 thắng Mĩ rực rỡ hoa vàng.Trong Nhà thương Tân Sơn Nhất cắt bỏ bàn
tay một quan ba tàu bay An Nam, Nguyễn Tuân tả cảnh người dân Hà Nội trong
súng đạn vẫn không chịu để “một cánh hoa nào rụng vãi vì vướng vấp, hốt
hoảng”.Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân “Người
Việt Nam ta đánh Mĩ vừa anh hùng vừa tài hoa, tư thế ung dung, sang trọng…Một dân tộc không chỉ có tình nghĩa mà còn có cả văn minh nữa”.
Sau Cách mạng, ngòi bút Nguyễn Tuân đã biết tìm đến những hiện tượng mang cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên, đất nước và những chiến công của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng.Những tác phẩm của ông lúc này không đối lập qua khứ và hiện tại, đối với ông, cái đẹp có ở cả quá khứ
và hiện tại, tương lai mà tài hoa ở cá nhân đại chúng
Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân vẫn dùng thể văn tùy bút nhưng có pha chút kí với bút pháp hướng ngoại để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng của nhân dân
2.2 Hình tượng nghệ thuật
Cái biểu hiện quan trọng nhất cho phong cách Nguyễn Tuân chính là cái nhìn Cái nhìn của ông độc đáo ở chỗ chỉ nhìn sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ và con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ Điều này cũng thể hiện sự tài hoa uyên bác của tác giả
Trang 92.2.1 Hình tượng con người
Đối với Nguyễn Tuân, con người dù ở địa vị xã hội nào hay làm bất cứ công việc gì, nếu như có hành động đẹp thì đều là nghệ sĩ Trước Cách mạng tháng Tám,
con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi những “con người đặc tuyển, những
tính cách phi thường” Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của
Nguyễn Tuân có thểtìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi
“ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp
và nhấm nháp những cảm giác mới lạ Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từgóc độthẩm mĩ của nó Nhưng không còn
là một Nguyễn Tuân “nghệthuật vị nghệthuật” nữa Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nởsinh sôi, đồng thời lên án, tốcáo chếđộcũ, khẳng định bản chất nhân văn của chếđộmới
Nguyễn Tuân tiếp cận con người ởphương diện tài hoa, nghệsĩ.Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp củanhiều ngành văn hóa nghệthuật khác nhau trong miêu tảvà biểu hiện.Vẫn sử dụng vốn ngôn từhết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo Khả năng tổchức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng.Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện
Thông qua nhân vật người lái đò sông Đà và nhân vật Huấn Cao ta sẽ thấy
rõ hình tượng con người trong sáng tác được Nguyễn Tuân khắc họa tài hoa,tài tình như thế nào
Nhân vật người lái đò sông Đà có ngoại hình và những tốchất khá đặc biệt:
tay “lêu nghêu”, chân “khuỳnh khuỳnh”, “giọng ào ào như tiếng nước trước mặt
ghềnh”, “nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó” Đặc
Trang 10điểm ngoại hình và những tốchất này được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động trên sông nước Ông lái đò là người tài trí, luôn có phong thái ung dung
pha chút nghệsĩ: ông hiểu biết tường tận về“tính nết” của dòng sông, “nhớ tỉ mỉ
như đóng đanh vào lòng tất cảnhững luồng nước của tất cảnhững con thác hiểm trở”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”, “thuộc quy luật phục kích của
lũ đá nơi ải nước hiểm trở”, biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên “thạch trận” sông
Đà Đặc biệt, ông chỉhuy các cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn những thửthách đã qua bằng cái nhìn giản dịmà không thiếu vẻlãng mạn Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm: tả
xung hữu đột trước “trùng vi thạch trận” của sông Đà, kiên cường nén chịu cái đau
thểxác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên, chiến thắng thác dữbằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác, mạch lạc (tránh, đè sấn, lái miết một đường chéo, phóng thẳng Ông lái đò là một hình tượng đẹp vềngười lao động mới Qua
hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không
phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cảtrong cuộc sống lao động thường ngày
Ông lái đò chính là một người anh hùng như thế
Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một
con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.Hình tượng Huấn Cao là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp ‘vang bóng một thời” nay đã lùi vào quá khứ chỉcòn dư âm trong tâm trạng của những tấm lòng tích cổthương kim
(Những người muôn năm cũ/Hồn ởđâu bây giờ - Vũ Đình Liên).
2.2.2 Hình tượng thiên nhiên
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiêntha thiết Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình Phong
Trang 11cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
Trong văn Nguyễn Tuân, thiên nhiên là những công trình thiên tạo tuyệt vời, cũng là những nhân vật có tính cách, có thần thái.Một nét đặc sắc nữa trong phong cách Nguyễn Tuân là ông thường miêu tả những cảnh đẹp tuyệt mỹ, tuyệt đích; cái đẹp ấy là sự hội tụ của cái đẹp thi vị trữ tình và vẻ đẹp hoành tráng dữ dội đến dữ dằn
Hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà không còn là con sông của thiên nhiên- địa lý mà là một nhân vật có tính cách vừa hung bạo vừa trữ tình Đến với tùy bút này, trước hết, ta cảm thấy "sởn gai ốc" khi Nguyễn Tuân miêu tả thác đá sông Đà Hai bên bờ sông dựng đứng vách đá như những hùm beo,
ăn chẹn lòng sông Đà, gợi lên thế hiểm trở của dòng sông: "Những vách đá bờ
sông dựng vách thành (…), có chỗ vách đá thành chẹn lòng sông Đà như một cái yết hầu" Cái dữ dội của nước, hút nước, thác và thạch bàn trận trên sông Đà đã
khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật cho nhà văn.Nước sông Đà như uẩn ức, oán thán
mà thành "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gằn gè suốt
năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt".Nhà văn tưởng tượng ra cái hút nước sông Đà
giống như "cái giếng bê tông (…) nước ở đây thờ và kêu như cái cửa cống bị
sặc".Cái đẹp dữ dội, hoành tráng của dòng sông làm người đọc giật mình nhưng
không gây cảm giác sợ hãi, rợn ngợp.Thác sông Đà "như tiếng một ngàn con trâu
mộng đang lồng lộn giữ rừng vầu, rừng tre nổ lửa, phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng" Con sông như đang lồng lộn trong
một cơn cuồng phong, giống như một người trong cơn thịnh lộ ghê gớm Cái mặt
dữ dằn của sông Đà còn hiện lên trên gương mặt đá: "Mặt hòn đá nào cũng ngỗ
ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó (…) tiu nghỉu xanh lè" Con sông Đà
hung bạo như hùm, beo, thuỷ quái đã giúp Nguyễn Tuân tô đậm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ uy nghiêm
Trang 12Trong sáng tác của ông, kì quan nào cũng là kì địa Cà Mau là một kì địa.Nguyễn Tuân gọi đó là “ngón chân cái Tổ quốc chưa khô bùn vạn dặm” (Vẫn cái tiếng dội Cà Mau ấy) Cheo leo ở địa đầu phía bắc Tổ quốc, Lũng Cú, Quỳnh Nhai, Than Uyên, Tây Trang đều là những kì địa Ta nhận ra đó là kì địa, trước hết
vì chỗ nào cũng được nhà văn mô tả như những “hiểm địa”, có thể gọi là “cực hiểm”, “chí hiểm” Than Uyên ở vào vị thế “chí hiểm”, nó là một vùng “u uất quẩn gió”, gió cũng không có đường, chẳng biết đi lối nào Chỉ cần nghe tên mấy cái đèo được Nguyễn Tuân nhắc tới trong Suối quặng, ta biết ngay Hà Giang là một kì
địa: đèo “cổng giời Long Bánh Chè”, hoặc đèo “Con Ngựa Trụy Thai”… Người lái
đò sông Đà được mở ra bằng câu đề từ: “Chúng thủy giai Đông tẩu Đà giang độc Bắc lưu”- “Mọi dòng sông đổ về phía Đông.Riêng sông Đà chảy ở phía Bắc”.Câu
đề từ tự nó đã giới thiệu về dòng sông như một kì địa.Hai bên bờ sông Đà vách núi dựng đứng, lòng sông có những quãng rất hẹp Trên sông Đà có đến mấy trăm thác nước, riêng đoạn đầu nguồn, từ chỗ dòng sông đổ vào Việt Nam, thác nào cũng hung hiểm Sau thác nước và những cái hút nước khủng khiếp chết người là “thạch trận” với đủ “cửa sinh”, “cửa tử” và các ngón “võ”, nào “đòn âm”, “đòn gió”,
“đánh vỗ mặt”, “đánh vu hồi”, “túm thắt lưng”, “thúc hạ bộ”… giăng ra khắp nơi, rình rập sự sống của con người
Nguyễn Tuân thường “mượn oai” của thần gió và thần nước để mô tả các kì địa như những hiểm địa Âm thanh thác nước trong bài kí Người lái đò sông Đà
thực sự là một thứ kì thanh, kì âm: “…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.Nhưng
đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tung rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…” (Người lái đò sông Đà) Gió bão ngoài Cô Tô (Cô Tô),