1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ tài văn HOÁ DOANH NGHIỆP và VAI TRÒ CÔNG đoàn TRONG VIỆC xây DỰNG văn HOÁ DOANH NGHIỆP

121 417 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Trang 1

MO BAU 1 Tính cấp thiết của đề tai

Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước mà đại hội IX của Đảng

cộng sản Việt Nam đã đề ra là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,

tiếp tục đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chi, van minh”, đưa nước ta thành một nước văn mình hiện đại

Để đạt được mục tiêu đó Đảng đã để ra nhiều nghị quyết nhằm phát huy nhiều nguồn lực để tăng trưởng kinh tế Trong đó có Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ Ba, về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp Nhà nước Nghị quyết khẳng định: “Đoanh nghiệp nhà nước đã chỉ phối được các nghành, lĩnh vực then chốt và sẵn phẩm thiết yếu của nền kinh tế; góp phân chủ yếu để kính tế Nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh têˆxã hội, tăng thế và lực của đất nước Doanh nghiệp Nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường; năng lực sẵn xuất tiếp tục tăng; cơ cấu ngày càng hợp lý hơn; trình độ công nghệ và quần lý có nhiêu tiến bộ; hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nắng lên; đời sống của người lao động được cái thiện ” Tuy nhiên Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, đó là?” Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa đông bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa, chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiéu qud kinh doanh”

Như vậy, làm sao để tạo được động lực mạnh mẽ, thúc đẩy cán bộ và người

Trang 2

đến một mục tiêu duy nhất là luôn làm cho đoanh nghiệp của mình ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của chính mình Thực hiện mục tiêu đó, tất yếu phải tiến hành xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước

Nghị quyết Trung ương Năm khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Văn hoá là nên tẳng tỉnh thân của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xế hội "Chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống Vì vậy văn hoá doanh nghiệp được coi là nguồn lực nội sinh, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, góp phần vào thành công của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước Kinh tế của thủ đô Hà Nội đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của đất nước, những năm qua Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội

Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã để ra những nhiệm vụ chiến lược đối với Hà Nội: “Trong †0 năm tới, dắm bảo xây dựng về cơ bản nên tầng vật chất kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa ” và quyết tâm thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Thủ đó” Thực hiện Nghị quyết trên một số đoanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đã làm ăn có lãi, đứng vững trong cơ chế thị trường, đã tạo cho mình một diện mạo mới, cung cách làm ăn mới Ở những doanh nghiệp đó tổ chức Cơng đồn phát huy được tỉnh thần sáng tạo và đóng góp của mọi thành viên trong doanh nghiệp, khẳng định vai trò của mình trong việc xây dựng Văn hoá đoanh nghiệp

Trang 3

môi trường, các tệ nạn xã hội, các bệnh hiểm nghèo cũng phát triển theo Một số doanh nghiệp khác cũng không quan tâm xây dựng VHDN nên làm ăn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, trình độ quản lý, kinh doanh kém, cạnh tranh không lành mạnh, không trả lương, trả thưởng cho người công nhân dúng thời hạn, không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, làm cho người lao động không hứng thú làm việc, không không gắn bó với doanh nghiệp Tất cả những điều ấy cho thấy, các doanh nghiệp thiếu hẳn vai trò của van hoá trong sản xuất kinh doanh Hay nói một cách khác là các doanh nghiệp chưa thực sự hình thành cho mình một VHDN

Do vay, van dé dat ra cho Dé tài này là phải khảo sát thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm, về xây dựng mô hình VHDN gắn với vai trò của tổ chức Cơng đồn trong các đoanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội, nhằm phát huy được vai trò của DNNN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng

Về mặt lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu VHDN ở nước ta chưa được chú ý Hiện nay, mới có một số nhà nghiên cứu chỉ đẻ cập đến VIIDN trên

bình diện văn hoá trong kinh đoanh, hoặc khai thác một vài khía cạnh của

VHDN như: Tỉnh thần doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh, Triết lý kinh

doanh, chưa có để tài nào nghiên cứu VHDN trên bình diện chung Đặc biệt

Trang 4

thực tiễn, trong sự nhiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá theo định hướng

XHCN ở nước ta hiện nay

7 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vẻ vấn đề VHDN trên thế giới mới được nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây Trong cuốn sách “Văn hoá học - những bài giảng của A.A RAIDGHIN, nhà xã hội học người Mỹ, E.N.Schein đưa ra định nghĩa về Văn hoá Doanh nghiệp hay Văn hoá tổ chức (E Schein San- Francínco 1985)

Trong cuốn “ Dự báo thế ký XXT' của các nhà khoa học Trung Quốc, đã đề cập đến vai trò của doanh nghiệp ở thế kỷ XXI và đưa ra lời khuyến cáo rằng: Nếu không chú ý đến văn huú, thì doanh nghiệp không thể phát trién được; Đạo đức, lương tâm nghề nghiệp còn quan trọng hơn việc phát triển kỹ thuật mũi nhọn và cải cách thể chế của doanh nghiệp Nhận thức được những lời khuyến cáo trên ở Nhật Bản Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Đức các doanh nghiệp đã chú trọng đến yếu tố văn hoá trong sản xuất, kinh doanh và đã bat đầu xây dựng VHDN của mình

Gần đây trong khoá học chuyên để: X2y dựng Vấn hoá doanh nghiệp của trung tâm hợp tác nguồn lực Việt Nam - Nhật Bản tháng 12 năm 2004 ở Hà nội người ta đã đưa ra một khái niệm vẻ Văn hoá tổ chức

Ở Việt Nam ta, để cập đến mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế khá muộn Trước đây người ta cho rằng, văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn tách biệt nhau, không có mối quan hệ hỗ trợ, pấn bó nào Đấy là một nhận thức sai lầm Sau Đại hội VI của Đảng, chúng ta bắt đầu đổi mới về tư duy, nhận thức, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế Chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá trong phát triển kinh tế Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là

động lực để phát phát triển kinh tế - xã hội Mãi đến năm 1995, tại Hà Nội,

‘Trung tam Khoa học xã hội - Nhân văn Quốc gia cùng với Uý ban Quốc gia Unesco của Việt Nam mới phối hợp tổ chức cuộc Hội thảo "Văn hoá và kinh

Trang 5

khẳng định rằng, giữa văn hoá và kinh tế có mối quan hệ khăng khít, chặt chế

với nhau, đồng thời chỉ ra rằng, trong kinh doanh yếu tố văn hoá đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Đến năm 2001, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và viện Quản trị Doanh nghiệp, xuất bản cuốn sách Văn hoá và kinh doanh Trong cuốn sách này các tác giả không đề cập đến “Văn hoá doanh nghiệp” mà chỉ nói đến văn hoá trong kinh doanh, quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh Đây chỉ là những ý kiến gợi mở để chúng ta có thể tham khảo, đồng thời bước đầu làm cơ sở cho việc xây dựng lý luận về hình thành VHDN

Ngoài ra, còn có một số công trình đã được nghiên cứu về VHDN và được công bố như: Văn hod va triết lý kinh doanh của tiến sĩ Đỗ Minh Cương (Xuất bản năm 2000) Trong tác phẩm này, tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa vẻ VHDN và cấu trúc của nó Nhưng tiến sĩ Đỗ Minh Cương lại không đi sâu hướng nghiên cứu này, mà chỉ chon vấn đề triết lý kinh doanh để

nghiên cứu

Năm 2003, tác giả Trần Quốc Dân đã cho ra đời cuốn sách” Tỉnh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam”

Tác giả xác định: Tinh thần doanh nghiệp chính là giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam Như vậy tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu một yếu tố trong văn hoá doanh nghiệp đó là “Tinh thần” Ngoài ra có nhiều bài viết liên quan đến VHDN, được đăng rãi rác trên các tạp chí khoa học Nỗi bật hơn cả là bài: Bàn về Văn hoá và Văn hóa kinh doanh của GS -TS Hoang Vinh, dang trong “ Thông tin Văn hoá và phát triển” của Khoa Văn hoá XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2004 GS -TS Hoàng Vĩnh đã đưa

ra một quan niệm, muốn xây dựng thuật ngữ “Văn hoá kinh doanh”

Gần đây tại khoa Văn hoá XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, học viên Cao học chuyên nghành Văn hoá học, Trần Thị Thuý Vân đã

Trang 6

thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về phương diện thực tiễn xây dựng VHDN nói chung ở một địa phương (Tp Hồ

Chí Minh) song chưa chú ý nhiều đến VHDN của DNNN, dồng thời chưa quan tâm đến vai trò của tổ chức Cơng đồn trong các doanh nghiệp nhà nước với việc xây dựng VHDN

Tóm: lại, tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết đã nêu ở trên, của các tác giả rất có ý nghĩa cho việc hình thành cơ sở lý luận vẻ VHDN Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về VHDN ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn Thủ Đô Hà Nội nói riêng đặc biệt trong DNNN Vì vậy chúng tôi chon dé tai Van hoá doanh nghiệp và vai trò

Công đoàn trong việc xáy dựng văn hoá doanh nghiệp trong doanh nghiệp

nhà nước ở Thủ đô Hà Nội để nghiên cứu là nhằm muốn được góp một phần nho nhỏ vào xây dựng cơ sở lý luận về VHDN đồng thời đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong các DNNN và hoạt động Cơng đồn cơ sở nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục dích

- Trèn cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu, các tài liệu đã có, Luận

văn khái quát, hệ thống vấn để mang tính lý luận: VHIN, cấu trúc văn hoá hoá doanh nghiệp và vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Trang 7

vai trò hoạt động của Công đoàn cơ sở để giúp doanh nghiệp phát triển một

cách toàn diện và bền vững

3.2 Nhiệm vự

Để đạt dược mục đích trên, luận văn cân tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Làm rõ khái niệm VHDN trên cơ sở phân biệt các khái niệm liên quan

như Văn hoá, Văn hoá kinh tế, VHKD Luận văn sẽ đưa ra một cách chia cấu

trúc VHDN hợp lý, để nắm bắt được thực chất “Văn hoá doanh nghiệp”và mô tả đầy đủ các yếu tố của nó Đồng thời chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của VHDN trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

- Phan tích, đánh giá thực trạng VHDN của một số doanh nghiệp nhà nước ở thủ đô Hà Nội Đưa ra một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả VHDN ở Thủ đô Hà Nội gắn với vai trò của tổ chức Cơng đồn cơ sở trong doanh nghiệp

4 Phạm vỉ nghiên cứu luận văn

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là một số doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên địa bàn thủ đô Hà nội, trong đó có cả doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương

Š.Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu luận văn 5.1 Cơ sở lí luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong tình hình mới

Ngoài ra Luận văn còn tham khảo một số quan điểm lý luận trong các văn kiện của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân thành phố Hà nội Liên đoàn Lao động Hà nội về phát triển kinh tế Thủ đô trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố

Trang 8

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật Mác - Lênin về các mối quan hệ vật chất và ý thức, lực lượng sản xuất và quan hệ

sản xuất, kinh tế và văn hoá

- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra xã hội học, khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên gia và các nhà chuyên môn, cùng với phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu để nghiên cứu và trình bày các vấn đề của bản Luận văn

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Góp phần định hình khái niệm VHDN và cấu trúc của VHDN

- Góp phần nâng cao nhận thức vẻ vấn để xây dựng VHDN trong DNNN và khẳng định vai trò to lớn của tổ chức Cơng đồn trong việc xây dựng VHDN Qua đó khẳng định vai trò “chủ đạo” của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

- Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu những vấn đẻ văn hoá và kinh tế, cho việc giảng dạy lĩnh vực văn hoá ở các trường đại học, đặc biệt là các trường đào tạo của hệ thống Tổng

Liên đoàn lao động Việt Nam

7, Kết cấu của luận van

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

Trang 9

Chương ï

MAY VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

VA VAI TRO CONG DOAN TRONG VIEC XAY DUNG

VAN HOA DOANH NGHIEP

1.1 TONG QUAN VE VAN HOA DOANH NGHIEP

1.1.1 Khai lugc vé “van hoa”

Trong lịch sử phat triển xã hội và sự hoàn thiện nhân cách con người, văn hoá đồng hành với con người trên tất cả mọi phương diện: hoạt động và sáng tạo Hoạt động nhằm bộc lộ sức mạnh bản chất người và hoàn thiện nhân tính Sáng tạo như một đặc trưng bản chất của con người, cái thước đo phân biệt tồn tại người với tồn tại vật, giữa ý thức tự giáo của người với bản năng tự phát của động vật, giữa tất yếu và tự do Nhờ có sáng tạo mà nhân tính mới được khẳng định và hoàn thiện, con người mới biểu hiện như một chủ thể hoạt động và sáng tạo giá tri

Văn hoá thống nhất trong đa dạng, thống nhất bao hàm bởi nhiều sự khác biệt Nhờ nó, tự bản chất nó, văn hoá mang thuộc tính một động lưc phát triển và mang ý nghĩa của sự hoàn hảo, không ngừng vươn tới sự hoàn hảo Bản chất văn hoá gắn liên với bản chất con người Dưới tác động của văn hoá, đặc biệt là văn hoá đạo đức và văn hoá thẩm mỹ, con người có thể nảy nở khát vọng, nhu cẩu trở nên tốt đẹp, cái mà từ lâu, Mác gọi là sự nãy nở nhân tính, làm cho hoàn cảnh có tính người ngày càng nhiều hơn

Giữa con người và văn hoá có quan hệ mật thiết với nhau Khi nói văn

hoá hay nói con người, chỉ là những phạm trù tách ra để nhận thức, chúng là

những đối tượng được khu biệt trong nhận thức Nhưng trong tính hiện thực

Trang 10

và khối óc của con người tạo nên, Ngược lại không có văn hoá con người sẽ

không thể tồn tại như một sinh thể xã hội

Trong đời thường, từ văn hoá dùng để đánh giá, chỉ phẩm chất ưu việt của

một con người, một hiện tượng hay một sự vật nào đó Chẳng hạn khi nói anh

ấy cư xử rất văn hoá (nghĩa là có lễ độ, đúng phép lịch sự) hoặc buổi diễn thuyết hôm nay rất văn hoá (nghĩa là ý tưởng dôi dào, diễn đạt lưu loát, được đa số tán thưởng)

Đã có nhiều cách giải thích từ "Văn hoá” Tuy diễn đạt khác nhau, nhưng

“Văn hoá" là

phương thức tồn tại đặc hữn của loài người, khác cơ bản với tổ chức đời sống

có một số điểm chung mà mợi người đều thừa nhận rằn

các quần thể sinh vật trên trái đất Nó là cái do con người học được mà có, chứ

không phải là cái bẩm sinh do di truyền

Bàn vẻ văn hoá, Viện sĩ người Pháp Teihard de Chardin có đưa ra một

nhận định, đại ý nói rằng: Trái đất hình thành và phát triển đến một lúc nào đó

thì xuất hiện sự sống, ông gọi đó là sinh quyển (Bisophere) Tiếp đó là sự ra đời của tri quyển (Noosphere) gắn với sự xuất hiện của người khôn ngoan hiện dai (Homo - Sapiens) Trí quyển là quyền về ý thức, về tính thần đo con người tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiền Đó chính là văn hoá, biểu hiện như là “ Thế giới nhân tạo” của con người

1 thích từ “Văn hoá”, các nhà văn hoá học phương Tây ngày nay

thường chia ra lam hai trường hợp:

Một là, từ “Văn hoá “ viết hoa, số ít (LaCulture) được chỉ định là một

thuộc tính chỉ có ở loài người Nó là cái dùng để phân biệt giữa loài người và loài vật Đó là khả năng tư duy, học hỏi thích ứng và sáng tạo ra những quan

niệm, biểu tượng, giá trị, làm cơ sở cho hệ thống ứng xử, để loài người có thể tồn tại và phát triển

Hai là, từ “Văn hoá” không viết hoa, số nhiều (LcsCulturcs) chỉ những

Trang 11

các cộng đồng người ấy học hỏi được và sáng tạo ra trong hoạt động sống của họ Đó còn là những truyền thống của cộng đồng, hình thành nên trong các điều kiện xã hội - lịch sử nhất định

Quan niệm về văn hoá trên đây tương đối phù hợp với định nghĩa văn hoá do nguyên Tổng giám đốc UNESCO Fderico Mayord đưa ra, nhân dịp phát động “ Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá” (1988- 1997) Ong viết “Văn hoá

là tổng thể sống động các họat động sáng tạo (của các cá nhân và cộng đồng)

trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiểu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”

Xuất phát từ quan niệm trên, các nhà xã hội học chia văn hoá thành hai hình thái: văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng

Văn hoá cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích luỹ vào mỗi các nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của các nhân ấy trong dời sống thực tiễn

Van hoá cộng đồng là văn hoá của một nhóm xã hội, nó không phải là số cộng gián đơn của những văn hoá cá nhân - thành viên trong cộng đồng cộng

lại Văn hoá cộng đồng là toàn bộ tri thức, kinh nghiệm, giá trị, phương thức

ứng xữ mà cả cộng động cùng chia sẽ và chấp nhập, đã trở thành truyền thống của cộng đồng ấy Định nghĩa văn hoá của E Mayor vừa nêu trên chính là nói về nội dung và đặc điểm của Văn hố cơng đồng

6 Việt Nam, việc nghiên cứu văn hoá với tư cách là một khoa học xã hội

ra đời rất muộn Nhưng những nhận định, quan niệm về văn hoá thì có từ rất sớm, gắn với những tên tuổi các học giả như Lê Quý Đôn (1773), Phan Kế

Bính (1915), Đào Duy Anh (1938), Nguyễn Văn Huyện (1944)

Trang 12

Giữa thế ký 20 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan niệm về văn hoá mà đến nay người ta cho vẫn còn nguyên giá giá trị: Vì lẽ sinh tổn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá

Hiện nay, đất nước ta ngày càng đổi mới Đảng và Nhà nước ta thực sự quan tâm đến các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đặc biệt là dau tu cho lĩnh

vực nghiên cứu về văn hoá, giáo dục Bởi vậy, những công trình nghiên cứu

văn hoá ngày càng nhiều và mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến thiến đất nước, nâng cao mức sống vật chất và tình thần cho nhân dân Những công trình nghiên cứu vẻ văn hoá ấy đã giúp cho chúng ta nhận thức một cách đây đủ hơn vẻ văn hoá, văn minh thế giới cũng như nhận thức một cách sâu sắc hơn về văn hoá dân tộc Việt Nam Ví dụ như công trình nghiên cứu của G§-TS Hồng Vinh đã tóm lược và giới thiệu 12 nhóm định nghĩa về văn hoá, từ đó giúp chúng ta nhạn biết về các khái niệm văn hoá một cách đầy đủ hơn sâu sắc hơn và toàn diện hơn

12 nhóm định nghĩa bao gồm:

(1) Định nghĩa mang tính chất miêu tả, tiêu biểu cho nhóm định nghĩa này

là Edward Burnet Tylor;

(2) Định nghĩa manh tính chất lịch sử, nhấn mạnh vào sự kế thừa đi sản xã hội;

(3) Định nghĩa nhấn mạnh vào nếp sống xã hội;

(4) Định nghĩa nhấn mạnh vào sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên;

(5) Định nghĩa nhấn mạnh vào tính chất di truyền xã hội, tức khả năng học tập của con người;

(6) Định nghĩa nhấn mạnh vào phương thức ứng xữ;

Trang 13

(8) Định nghĩa nhấn mạnh vào phương điện giá trị của văn hoá;

(9) Định nghĩa nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo trong lịch sử, nhằm

hình thành nên hệ thống giá trị xã hội;

(10) định nghĩa nhấn mạnh vào mô hình các thể chế xã hội; (11) Định nghĩa nhấn mạnh vào ý nghĩa biểu trưng của văn hoá;

(12) Định nghĩa mang tính chất điền khiển học [52, tr.33 - 37]

Từ sự phân tích ở trên, đã giúp chúng ta có cơ sở khoa học tiếp cận

những vấn đề mới, đó là VHDN văn hoá kinh đoanh, văn hoá kinh tế tất cả

đấy là những dạng, kiểu của văn hoá, mang đầy đủ trong nó những đặc điểm, đặc trưng, thuộc tính của văn hoá tổ chức cộng đồng

1.1.2 Khai niệm “Văn hóa doanh nghiệp”

Khái nệm VHDN được cấu tạo bởi bởi hai khái niệm văn hoá và doanh nghiệp Để hiểu rõ nội hàm khái niệm VHDN, trước hết ta cần làm rõ khái niệm doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái

ệm về “Doanh nghiệp”

Theo đại Từ điển tiếng Việt, doanh nghiệp là: “tổ chức hoạt động kinh doanh của những chủ sở hữu có tư cách pháp nhân, nhằm mục đích kiếm lời ở một hoặc nhiều ngành”

Như vậy, thuật ngữ “ doanh nghiệp” mang hai nghĩa rộng và hẹp

Theo nghĩa rộng: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, có chức năng sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, một cách hợp pháp theo nhu cầu của thị trường, nhằm đạt lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế tối đa Nghĩa là, doanh nghiệp bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất - kinh doanh, từ các Tổng Công ty, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đến các hộ gia đình kinh doanh cá thể nhỏ lẻ

Trang 14

Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Doanh nghiệp dã dưa ra khái niệm doanh nghiệp như sau; “Ðoanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài san, có trụ sở, giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, tuỳ theo đặc điểm vẻ hình thức sở hữu, về lĩnh vực sản xuất, về quy mô tổ chức sản xuất, người ta có thể phân ra các loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu như sau:

Doanh nghiệp nhà nước:

Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế đo Nhà nước sở hửu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Đoanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo những loại hình sau:

Công ty nhà nước, là doanh nghiệp do Nha nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước

Công ty nhà nước có hai loại: Công ty Nhà nước độc lập và Tổng Công ty Nhà nước

Công ty Cổ phần nhà nước là Công ty Cổ phần, mà tồn bộ cổ đơng là các công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Trang 15

Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn diều lệ Nhà nước giữ quyền chỉ phối đối với doanh nghiệp đó

Doanh nghiệp có một phần vốn Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống

Công ty Nhà nước giữ quyền chỉ phối doanh nghiệp khác là Công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, g1ữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó

Công ty Nhà nước độc lập là Công ty Nhà nước không thuộc cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Nhà nước Vốn điều lệ của Công ty Nhà nước là số vốn Nhà nước đầu tư vào Công ty và ghi tại Điều lệ Công ty

1.1.2.2 Quy mô và cơ cẩu của doanh nghiệp

Trong những năm đổi mới, trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng ta, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy thế mạnh và khai thác mọi tiểm

năng, nguồn lực của đất nước Đặc biệt Nhà nước ban hành các luật về đăng ký kinh doanh như; Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp làm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày

càng trở nên sôi động và có hiệu quả Số lượng doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế của đất nước ngày càng tăng nhanh

Nếu tính từ năm 2000 tống số doanh nghiệp là 42.288 đơn vị thì đến năm 2003 tổng số doanh nghiệp lên tới 62.908 đơn vị

- Xét theo quy mô lao động

Trang 16

Doanh nghiệp - có từ 5 đến 9 lao động chiếm 28,3% trong tổng số 62.9 doanh nghiệp

Doanh nghiệp có 10 đến 49 lao động chiếm 32,94% Doanh nghiệp có 50 đến 199 lao động chiếm 11,99% Doanh nghiệp có 200 đến 299 lao động chiếm 2,15 %

Như vậy, số doanh nghiệp có quy mô lao động vừa và nhỏ hiện nay ở Việt Nam vẫn chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp, điều đó phản ánh nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp chưa cao, Nhưng với việc phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giải quyết một phần rất lớn lao động cho xã hội và đóng góp vào nên kinh tế quốc dân một phần ngân sách không nhỏ

- Xét theo quy mô vốn

Tại thời điểm 31/12/2002 tổng số vốn doanh nghiệp là 1.441 nghìn tỷ đồng, số vốn này gấp 7 lần tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 1995 và gấp I,3 lần cùng thời điểm năm 2000

Từ số liệu trên chúng ta thấy, lượng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên, góp phần mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi đây chuyển công nghệ, tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội

Trong tổng số vốn của doanh nghiệp hiện có, doanh nghiệp nhà nước, (DNNN) chiếm 62,1% tổng số vốn doanh nghiệp (895 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh, (DNNQD) chiếm 16,5% (237 nghìn tý đồng) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (TNN) chiếm 21,4% (308 nghìn tỷ đồng) Hiện tại và trong thời gian tiếp theo, vốn của doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp nói chung Mặc dù đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu, sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới phương thức quản lý, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là thực hiện cổ phần hoá DNNN

Trang 17

nguồn vốn của DNNN Vì vậy, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn về vốn

Bảng 1.1: Doanh nghiệp phân theo quy mô vốn

Đơm vị: Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 2000 2001 2002

Tổng số doanh nghiệp 42288 | 51680 | 62908

ˆ Doanh nghiệp có dưới 0,5 tỷ đồng | 1667 | 18326 | 18591 |

doanh nghiệp có từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng 6534 8403 | 10994 có từ I đến dưới 5 tỷ đồng —_ 10759 | 14556 | 20141 2745 | 3385 | 4490 3957 4623 | STIL có từ 50 đến dưc “1515 | 1781 | 2180 doanh nghiệp có từ 200 đến 500tÿ đồng | 312 383 501 doanh nghiép có từ 500 tỷ đồng trở lên 199 223 260

Nghân: Tổng cục Thống kê (2004) Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả

điều tra năm 2001, 2002, 2003 [tr.59}

Từ số liệu trên, có thể nói rằng các loại hình doanh nghiệp có quy mô, vốn, đặc điểm cơ chế hoạt động khác nhau

1.1.2.3 Các quan niệm văn hóa doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp tần tại là để sản xuất của cải vật chất, kinh doanh và phục vụ nhu cầu của xã hội Những hoạt động sản xuất này được thể hiện trên một dây chuyển công nghệ nhất định Để vận hành tất cả các khâu của dây chuyển này, trong doanh nghiệp có hệ thống hành chính hoặc hệ thống quản lý mà trong đó mọi người đều phải thực hiện các chức năng của mình hoặc là lãnh đạo cấp trên hoặc là nhân viên cấp dưới Hoạt

động của doanh nghiệp chỉ thực hiện được trên cơ sở có kỹ thuật công nghệ và

Trang 18

thức nhất định Theo ý nghĩa này, mỗi doanh nghiệp là một cộng déng x4

hội hoặc một không gian văn hoá cụ thể

Mỗi doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mục đích do nhà kinh doanh đặt ra Phương thức thực hiện mục đích kinh doanh trong doanh nghiệp đã tạo cho doanh nghiệp một sắc thái riêng, một màu sắc riêng, một vị thế riêng Xét từ góc độ ấy, chúng ra có thể xác định VHDN như một hệ thống đặc thù, đặc trưng cho tổ chức đó, một hệ thống các mối liên hệ, các hành

động, các tác động qua lại và các mối quan hệ được thực hiện trong khuôn

khổ một hoạt động kinh doanh cụ thể

Nhà xã hội học người Mỹ E.N.Schein cho rằng:

Văn hóa doanh nghiệp hoặc Văn hoá tổ chức là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thích ứng

bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá

khứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương

thức hành động phân tích và ra quyết định thích hợp Các thành viên

của tố chức không dấn do suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu [1, tr 150)

Còn nhà xã hội học Pháp N.Đemetr cho rằng:

Văn hóa doanh nghiệp đó là hệ thống quan niệm, những biểu

tượng, những giá trị và mẫu hành vi được tất cả các thành viên chia sẻ Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp tất cả các thành viên đó đều gắn bó vơi nhau bởi quan diểm chung về những vấn để như đoanh nghiệp đó là gì, vai trò kinh tế và xã hội của nó như thế nào,

nó chiếm vị trí ra sao đối với những doanh nghiệp cạnh tranh với nó,

Trang 19

Ở Việt Nam theo tiến sĩ Đỗ Minh Cương trong cuốn sách: "Văn hoá và triết lý kinh doanh" Xuất bản năm 2000, Ông đã đưa ra một khái niệm VHDN

như sau: “Vấn hoá kính doanh là việc sử dung các nhân tố văn hoá vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái vấn hoá mà các chủ thể tạo ra trong

quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của ná.”

Con theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh chuyên gia cao cấp của Ban sắp xếp doanh nghiệp Chính phủ thì cho rằng "Văn hóa doanh nghiệp (Văn hoá trong kinh doanh) trước tiên là tôn trọng pháp luật, tôn trọng nhân phẩm con người, phải giữ chữ tín và điêu này dòi hỏi người lãnh dạo doanh nghiệp phải có một bản lĩnh đối mới ”

Từ những quan niệm về VHDN trên chúng ta thấy VHDN bao gồm các yếu tố, thủ pháp, nguyên tắc, hệ thống quan niệm biểu tượng, giá trị hành vi của một cộng dồng doanh nghiệp có chức năng tổ chức, thống nhất mọi thành viên của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung vì sự phát triển của doanh nghiệp Với ý nghĩa đó chúng tôi xin hệ thống lại và đưa ra một quan niệm về VHDN như sau:

Văn háa doanh nghiệp là một dạng của Văn hoá cộng đông, bao gầm những hệ thống triết lý, đạo lý kính doanh, thông qua hệ thống tổ chức, công nghệ, mối quan hệ ứng xử hài hòa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm đạt mục đích đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển

Trang 20

nghiệp mạnh bao nhiêu, thì doanh nghiệp càng ít chỉ thị, mệnh lệnh, càng

giảm bớt bộ máy tổ chức và những điều lệnh bấy nhiêu Một VHDN mạnh sẽ tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp

1.1.3 Cơ cấn của Van hóa doanh nghiệp

Có thể nói rằng, hiện tại ở Việt Nam chúng ta có khá nhiễu quan niệm, khái niệm về VHDN Ở mỗi người nghiên cứu, ở từng góc độ khác nhau lại có

một khái niệm và một cơ cấu văn hoá tương ứng 6 đây chúng tôi nghiên cứu

cơ cấu VHDN là dựa vào những thành tố cấu thành của VHDN đã được nêu ở trên Vậy, cơ cấu VHDN được bao gồm các thành tố sau:

1.1.3.1 Đạo lý, triết lý kinh doanh

Việc đưa “đạo đức” vào hoạt động kinh doanh không phải là điều mới mẻ Vẻ phương diện lịch sử, các nhà doanh nghiệp Mỹ là những người đầu tiên quan tâm đến đạo đức Ngay từ năm 1913, doanh nghiệp Penny Company da có một “Bộ luật” về đạo đức Các tín đồ giáo phái Quây-cơ là những người đầu tiên thực hiện đầu tu theo tiêu chuẩn đạo đức bằng cách khước từ đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thuốc lá Xu hướng này đã lan rộng ra toàn xã hội trong những năm 50, các Hiến chương về đạo đức liên tiếp được đưa ra Các ấn phẩm văn hoá về đạo đức ngày càng phong phú, đã có nhiều Tạp chí đề cập đến lĩnh vực này như:

“Nhật báo về đạo đức trong kinh doanh, Nhật báo về đạo đức trong kinh doanh và nghề nghiệp ”

Ngay từ lúc mới thành lập, Trường Đại học Harvard đã đưa vào giảng dạy

Trang 21

Ở Pháp, đạo đức trong kinh doanh trở thành đối tượng nghiên cứu ở nhiều Hiệp hội nhiền học giả từ những năm 60 Cũng chính trong những năm đó, Trung tâm giới chủ Cơ đốc giáo của Pháp (CFPC), Hiệp hội cán bộ lãnh đạo (AcaDi) đã cho xuất bản nhiều ấn phẩm, tổ chức nhiều Hội thảo về chủ để này Q Geliner (1991), Chủ tịch danh dự của Cegos, là người đầu tiên đã xuất bản một cuốn sách về dạo đức trong kinh doanh với tựa dể: “Đựo đức rong kinh doanh, chú ý kéo chệch hướng” Sau khi cuốn sách ra đời đã được độc giả và các nhà quản lý doanh nghiệp đón nhận nhiệt liệt [3 I tr.301

Như vậy, một điều khẳng định rằng các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến các quy luật kinh tế mà phải quan tâm đến phạm trù đạo đức trong kinh doanh

Căn cứ vào các quan niệm chung về thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ và danh dự có tính bền vững và truyền thống mà dư luận xã hội (khách hàng) sẽ đánh giá hành vi và phẩm giá của các nhà kinh doanh thông qua sự thôi thúc của lương tâm và sự kiểm soát, bình giá của dư luận xã hội

Đạo đức kinh doanh đòi hỏi

dân tộc và phù hợp với các quy chuẩn vẻ cái thiện, cái tốt và cái đẹp Sở đĩ

ệc kinh doanh phải thực hiện đúng đạo lý

nghề kinh doanh cần coi trọng tiêu chuẩn đạo đức vì sản phẩm và dịch vụ mà nhà kinh doanh bán ra thị trường liên quan trực tiếp tới sức khoẻ và đời sống của mọi người Khách hàng thường không thể tự kiểm tra mọi thông tin về chất lượng, tính năng, tác động vẻ sản phẩm mà nhà kinh doanh đã công bố, quảng cáo, tức là khách hàng hoàn toàn tin vào tính trung thực của của nhà kinh doanh Nếu những thông tin này thiếu trung thực hoặc bị cắt xén, cố ý gian dối để vụ lợi cá nhân thì hậu quả mà nhà kinh doanh gây ra cho khách hàng và xã hội rất tại hại và khôn lường

Có thể quan niệm rằng: Đạo đức kinh doanh là một loại hình đạo đức, có tác động và chi phối hành vi của các chủ thể hoạt dộng kinh doanh, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho doanh nghiệp

Trang 22

Một là, tính trung thực: Thể hiện trong sự nhất quán giữa nói và làm tức là danh và thực Không được dùng những thủ đoạn lừa dối, xảo trá để kiếm tiền,

không được quảng cáo sai sự thật, Thật sự cơi trọng tính công bằng, chính

đáng và đạo lý trong sáng trong kinh doanh

Hai la, tôn trọng khách hàng: Coi trọng những nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng Tôn trọng và đánh giá cao những sáng tạo, đóng góp của nhân viên trong doanh nghiệp Coi trọng chữ tín trong giao tiếp, buôn bán và hoạt động kính doanh

Ba là, luôn vươn tới sự hồn hảo: Khơng ngừng tu đưỡng bản thân, luôn luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, luôn nỗ lực vươn lên, không cho phép tự thoả mãn với những gì mình đã đạt được Phải có hoài bảo lớn, không chịu khuất phục trước thách thức, quyết tâm vươn lên để thành đạt trong kinh doanh

Bốn là phải biết đương đầu với thử thách: Không ngại khó khăn gian khổ, biết lường trước những tình huống có thể xảy ra mà nghề kinh doanh thường

gặp phải

Năm là, coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội, hiệu quả kinh tế là thước đo thành công, thành đạt trong kinh doanh Muốn tiếp tục phát triển, doanh nghiệp không những nâng cao hiệu quả hiệu suất trong hoạt động kinh doanh mà còn phải làm tốt công tác xã hội, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội

Trang 23

đất ở Hà giang, Quảng Ninh, Yên Bái gần đây nhất, đã làm hàng chục người thiệt mạng

Qua đây chúng ta thấy rằng, một trong những thành tố để xây dựng VHDN đó là bảo vệ mội trường quan trọng biết nhường nào

1.1.3.2 Hệ thống tổ chức - công nghệ

Tổ chức là hố trí, sắp xếp công việc làm sao cho thật hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất Ví dụ bố trí sắp xếp cán bộ trong cơ quan, doanh nghiệp, đặt mọi người thật đúng vị trí công việc để ai cũng có thể phát huy hết năng lực, trí tuệ của mình, góp phần xây dựng cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phát triển

Như vậy, việc bố trí sắp xếp cán bộ cũng như sắp xếp các dây chuyển sản sán xuất công nghệ trong doanh nghiệp là một yếu tố thực sự quan trọng, nó góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp

Công nghệ là một tập hợp bao gồm các quy trình, phương pháp, kỹ năng, bí quyết, phương tiện, công cụ, con người để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm phục vụ xã hội và mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp Nó được thể hiện bằng những yếu tố cơ bản sau:

Con người - bao gầm kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ tay nghề, kinh nghiệm, thói quen nghề nghiệp

Công cụ - bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, khí cụ đường sá,

giao thông, bến bãi

Thông tin - bao gồm quy trình, phương pháp, dữ liệu, thiết kế và các bí quyết nghề nghiệp

Như vậy, tổ chức - công nghệ là một thành tố vô cùng quan trọng của VHDN, nó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 24

nghiệp đều có thể cống hiến hết mình, phát huy mọi năng lực, trí tuệ, kỹ năng,

kỹ xão, kinh nghiệm thực tiễn của mỗi các nhân, tất cả dều hướng đến một

mục tiêu là doanh nghiệp phát triển Làm được như vậy gọi là kỹ năng quản

lý, và như vậy đã vận dụng thành công các yếu tố của văn hoá vào sản xuất

kinh doanh

Tuy nhiên trong quá trình vận hành của doanh nghiệp còn phải thực hiện những nguyên tắc, những quy định, những chuẩn mực về cách ứng xử cũng là một trong những yếu tố của hệ thống tổ chức- công nghệ Hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp vận hành có trật tự, quy cñ, nền nếp và tất nhiên sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả Bởi vì những chuẩn mực ấy, những nguyên tắc ấy, những quy định ấy vừa là ý thức, nhưng vừa là trách nhiệm tạo động lực thúc đẩy, động viên các thành viên trong doanh nghiệp

hướng tới mục tiêu cao cả vì sự phát triển, phồn thịnh của doanh nghiệp, vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội

Bên cạnh đó, ngoài những quy tắc, quy định mà doanh nghiệp đẻ ra để quản lý đơn vị, doanh nghiệp còn phải chịn trách nhiệm trước một số quy định của cộng đồng Ở Việt Nam chúng ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, có nhiều doanh nghiệp đang phấn đấu thực hiện các phương thức quản

lý tiên tiến như: ISO 9000, ¡SO 9002, ISO 14.000, và tiêu chuẩn SA 8000

Trang 25

Như vậy, với ý nghĩa hệ thống tổ chức - công nghệ như là một yếu tố quan trọng tác động tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp thì máy móc, dây chuyển sản xuất hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, sẽ tạo ra một môi trường sản xuất, kính doanh thuận lợi, nâng cao năng suất lao động, sản phẩm đạt chất lượng cao Tuy nhiên trong thực tế nhiều người chưa hiểu, họ cho rằng đấy là yếu tố đơn thuần vẻ vật chất, không liên quan gì đến VHDN

Song ở đây, chúng ta xét những yếu tố đó với tư cách là một trong những yếu tố cơ bản thuộc VHDN Bởi vì, đây là sự kết tỉnh của tri thức, là trình độ, là nghệ thuật vận hành dây chuyền sản xuất, là tay nghề, kinh nghiệm, kỹ thuật, kỹ năng, kỷ xão trong lĩnh vực sử dụng máy móc và các thiết bị khoa học công nghệ dãn đến chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiện

Yếu tố tổ chức - công nghệ trong VHDN còn bao gồm các yếu tố như: Marketing, quảng cáo Đây là con đường ngắn nhất để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiếu dùng đồng thời tìm kiếm đối tác trong làm ăn Nhưng quảng cáo như thế nào đây để vừa hấp dẫn, mang đậm yếu tố văn hoá là một điều hơi khó đối với các doanh nghiệp Hiện nay trên đường phố Hà nội có nhiều biển quảng cáo loè loẹt, thiếu văn hoá mà báo chí, Đài truyền hình nhắc đến nhiều Trong Marketing và quảng cáo nếu thiếu đi yếu tố văn hố thì khơng những khơng có hiệu quả mà còn bị phản tác dụng Do vậy, doanh nghiệp muốn cho khách hàng hiểu được sản phẩm của mình thông qua quảng cáo, Marketing nhất thiết không thể thiếu được yến tố văn hoá trong quá trình thực hiện và sản xuất

1.1.3.3 Hệ thống biểu kiện, thương hiệu doanh nghiệp

Trang 26

sao cho các biểu tượng ấy phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp và phải mang bản sắc riêng của doanh nghiệp mình Ví dụ khi vào một

Công ty người ta nhìn vào đồng phục của những nhân viên đang mặc, người ta

biết ngay đó là doanh nghiệp nào Quan trọng nhất trong hệ thống này là thương hiệu của doanh nghiệp

Vậy thương hiệu là gì?

Trong cuốn sách “ Xây dựng thương biện mạnh và thành công” Nhà xuất bản Thống kê (9/2004) của nhà nghiên cứu người Mỹ JAMES

R.GREGORY, sau 13 nãm nghiên cứu, sau khi khảo sát 10.000 doanh

nghiệp của 40 ngành công nghiệp ở Mỹ ông đã đưa ra khái niệm vẻ thương hiệu như sau: “Thương hiệu là một tài sản Doanh nghiệp, có thể - và phải - được quản lý qua thời gian giống như một tài sản doanh nghiệp khác” [31, tr 12]

Day là tài sản được kết tính các yếu tố vật chất và tỉnh thân của doanh nghiệp, được cả cộng đồng xây đấp và chỉ sẻ, giữ gìn và trao truyền từ thế này sang thế hệ khác tạo nên

Như vậy, thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, đã là tài sản, tất yếu

thương hiệu sẽ mang về các lợi ích cho doanh nghiệp Trước tiên nó làm cho

việc tiếp thị của doanh nghiệp có hiệu quả hơn Nó có thể làm chậm hoặc ngưng sự xói mòn của thị phần Nó giúp doanh nghiệp đễ dàng tuyển mộ nhân lực có tài năng hơn đồng thời nó tăng sức lôi cuốn của doanh nghiệp đối với các thị trường nhà đầu tư và tài chính,

Chúng ta có thể thấy thương hiệu sẽ mang vẻ các lợi cho Công ty có thương hiệu mạnh:

1 Dẫn đến các kết quả kinh doanh tốt hơn: doanh thu, tiền lời và luồng tiền mặt

2 Dân đến nguồn tài chính tốt hơn

3 Có thể hưởng một giá cao hơn mức bình thường

4 Xây dựng được lòng trung thành của khách hàng

Trang 27

6 Tạo sự phân biệt giữa các nhà cạnh tranh

7 Giúp Công ty tuyển dụng và giữ dược người tài năng hơn 8 Có thể đứng vững và vượt qua các cuộc khủng hoảng dễ

đàng hơn,

9, Lam cham hay ngăn chặn sự xói mòn của thị phần

10 Giảm thiếu các trận chiến sống còn của Công ty, do mọi người đang làm việc trên các mục tiêu chung

11 Lôi cuốn các thị trường nhà đầu tư và tài chính

12 Giúp định hình các quyết định phức tạp của những nhà diều tiết (31, tr.32]

Hiện nay ở Việt Nam các công ty đang từng bước xây dựng thương hiệu

của mình, Như Công ty May 10, Công ty giày Thượng Đình ở Hà Nội, Công

ty Tầu biển Nam Triệu ở Hải phòng, Hãng Hàng không Việt Nam Airlines Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội Tuy nhiên điều quan trọng khi mỗi doanh nghiệp xây dựng cho mình một thương hiệu mang bản sắc riêng thì

phải đãng ký quyển bảo hộ thương hiệu, đồng thời phải đưa hình ảnh của

doanh nghiệp đến với quần chúng rộng rãi để quảng bá cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, VHDN còn được thể hiện qua các Lễ hội truyền thống, kỷ

niệm sự ra đời của Công ty hay giỗ tổ nghẻ hoặc giao lưu văn hoá vv để

nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong, xã hội

1.1.3.4 Nhân cách của nhà doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất, đồng thời cũng là thành tố quan trọng của VHDN, Các yếu tế như: đạo đức, tài

năng khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp của mỗi thành viên trong

doanh nghiệp là nguồn lực cơ bản, ổn định và bên vững của doanh nghiệp Lam thế nào để phát huy được mọi tiềm năng sẩn có ở mỗi con người, thì

doanh nghiệp phải có những chiến lược định hướng cụ thể Một tronp những

Trang 28

nghiệp Điều này thể hiện đến việc xây dựng mới trường nhân văn, nhân bản của Công ty Bởi vì mọi thành viên trong doanh nghiệp sống và làm việc trong bầu không khí hoà thuận, vui tươi, doàn kết giúp đở lân nhau chắc rằng hiệu

suất công tác sẽ được nâng lên rõ rệt Ngược lại, nếu nội bộ doanh nghiệp lục

dục, mất đoàn kết, thiếu sự cộng tác trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, chắc chắn không những hiệu quả lao động sẽ giảm xuống, mà uy tín của đoanh nghiệp cũng bị mất đi

Mỗi một thành viên trong doanh nghiệp phải biết tự rèn luyện mình cả đức lẫn tài Muốn doanh nghiệp ngày càng phát triển thì nhất thiết mỗi thành viên phải có tỉnh thần sáng tạo cống hiến, làm việc hết khả năng của mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp Tất nhiên, bên cạnh đó doanh nghiệp luôn luôn tạo mọi điều kiện cho mọi thành viên được thể hiện vai trò cá nhân của mình được trau đồi tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn, phát huy được nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nhằm đưa năng suất lao động ngày một lên cao, tạo ra những sản phẩm mới, đẹp về kiểu dáng, đa dạng về mẫu mã, chất lượng dam bảo, làm vừa lòng khách hàng

Song, điều đặc biệt quan trọng là nhân cách của nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp, hay còn gọi là người đứng đầu của doanh nghiệp Bởi vì họ là hạt nhân trong việc xây dựng VHDN, đồng thời là tấm gương phản ánh VHDN

Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò cá nhân của người đứng đầu đoanh nghiệp Như Lên đã thường nói” Vi ứrò cứa lãnh tụ là vai trò quyết định.” Chủ tịch Hỗ Chí Minh nói “ Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu” Theo quan điểm của Hồ Chí Minh cán bộ tốt ở đây là cán bộ vừa có đức vừa có tài

Như vậy, nhân cách của người đúng đầu một đơn vị quan trọng biết nhường nào Ở nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn cơ

bản dể lựa chọn người lãnh đạo doanh nghiệp

Trang 29

Một là, làm việc có hiệu quá cao, chủ động tiến thủ

Hai là, có năng lực tư duy lôgïc, năng lực khái niệm hoá, năng lực phán đoán Ba là, quan tâm, giúp đỡ, mọi người bằng hành động tích cực, khéo gây ảnh hưởng đến mọi người

Bốn là, lãnh đạo tập thể, sử dụng đúng quyền lực

Năm: là, cá tính, tâm lý chín muổi, biết tự kiểm chế, khách quan, cố gắng, tự chủ

Sáu là, có trì thức phong phú

Ở Nhật Bản, đối với một doanh nhân người ta đã khái quát thành 4 tiêu chuẩn: 1 Độ lượng, khoan dung

2, Hiểu rõ nghề nghiệp, quyết đoán 3 Dám chịu trách nhiệm

4 Công bằng

6 Trung Quốc, người tiêu biểu trong cuộc đời mưu sinh bằng buôn bán đó là Phạm Lãi, ông đã đúc kết thành 16 nguyên tắc kinh doanh căn bản, trong đó có 5 nguyên tắc cơ bản cho mọi người chủ kinh doanh đó là:

1 Trước hết người lầm an buôn bán phải luôn siêng năng, tích cực, năng động và nắm được mọi thời cơ

2 Phải biết tiết kiệm, không xa hoa lãng phí

3 Phải biết chọn người giúp việc ngay thẳng, không có tính tham lam, giữ chữ tín

4 Phải tích cực, có tỉnh thần trách nhiệm, có lòng say mê kinh doanh 5 Luôn sáng suốt, bình tỉnh trong mọi tình huống, không phiêu lưu mạo hiểm, cần lấy sự chắc chắn, an toàn làm đầu [58, tr.21]

6 Việt Nam, việc xây dựng nhân cách Văn hoá doanh nhân chưa được

Trang 30

“Trong cuốn sách Văn hoá và phát triển ở Việt Nam"của Nhà xuất bản lý luận chính trị (Năm 2004), GS - TS Hoàng Vinh đã nêu ra một số yêu cầu đối với nhân cách nhà doanh nhân như sau:

Một là, có tỉnh thần hợp tác Có ham thích làm việc với người khác và được người khác hợp tác với mình dựa trên tỉnh thần tự nguyện

Hai là, có khả năng quyết đoán mỗi khi đưa ra quyết sách phải dựa vào những dữ kiện thật, không dựa vào sức tưởng tượng chủ quan Có kả năng nhìn xa trông rộng

Ba là, có năng lực tổ chức, nghĩa là có thể phát huy tài năng của những người đưới quyền mình, biết tổ chức tốt về nhân lực, tài lực và vật lực

Bốn là, có thái độ tin cậy khi giao nhiệm vụ cho người khác Nắm chắc việc lớn, giao các việc nhỏ cho cấp dưới

Năm là, giám chịu trách nhiệm Có ý thức trách nhiệm với cấp trên, cấp

dưới, với khách hàng và toàn xã hội,

Sáu là, ứng biến linh hoạt Có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, cơ động,

linh hoạt, không khư khư ôm lấy sai lầm, không cố chấp bảo thủ

Bảy là, dám đổi mới Dám chấp nhận những rủi ro do tình hình xấu tạo ra, có ý chí và lòng tin để thay đổi tình thế, tạo ra diện mạo mới cho doanh nghiệp

Tám: là, tôn trọng người khác, sẵn sàng tiếp thu ý kiến người khác, không võ đoán kiêu ngạo

Chín là, nêu gương vẻ nếp sống đạo đức Có phẩm chất tốt, được cộng đồng đoanh nghiệp và xã hội thừa nhận

Từ những tiêu chuẩn nêu trên về đạo đức, nhân cách trong kinh doanh, chúng ta có thể khẳng định rằng, để trở thành một người chủ doanh nghiệp có

dây dũ bản lĩnh, giám làm, giám chịu trách nhiệm, dám dổi mới vì sự phát

Trang 31

trong sự tỉnh táo, biết điêu chỉnh các mối quan hệ bên trong, bên ngồi, để làm lợi cho cơng việc kinh doanh của mình một cách trong sáng

Như vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu, các chủ doanh nghiệp các doanh nhân Việt Nam cần học học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác quản lý, điền hành đoanh nghiệp làm ãn ngày có lãi, góp phần quan trọng vào sự nhồn thịnh của đất nước

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn thấy VHDN được phân chia theo các mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp

Nếu xem văn hoá là là sự thể hiệp trình độ Người trong các quan hệ xã hội, thì VHDN được biểu hiện trong hai mối quan hệ cơ bản, đó là mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài

1 Mối quan hệ bên ngoài, đó là mối quan hệ giữa chủ thể doanh nghiệp với khách thể Trong mối quan hệ này chủ thể phải ứng xử với dối tác cạnh tranh, khách hàng tiêu dùng đối với toàn xã hội và với môi trường tự nhiên

2 Mối quan hệ bên trong, đó là mối quan hệ giữa chủ thể doanh nghiệp với các thành viên trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các thành viên với

nhan, mối quan hệ giữa các thành viên lãnh đạo đoanh nghiệp

Đối với mối quan hệ bên ngồi, thơng qua mối ứng xữ này chúng ta có thể hiểu được bản chất cũng như nhân cách đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Nhân cách ấy thể hiện trong việc tương trợ giúp đở lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh cùng nhau tồn tại và phát triển Hay ngược lại chèn ép nhau, cạnh với các nước tư bản chủ

tranh bằng mọi giá, cá lớn nuốt cá bé Trên thực tế

nghĩa kinh tế thị trường là chiến trường, cạnh tranh một mất một còn

Đối với Việt Nam chúng ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng

trước pháp luật

Trang 32

Những người khách đã quá hiểu chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như phương thức thanh toán của doanh nghiệp Do vậy, khách thường xuyên đến mua hàng một nơi Nếu doanh nghiệp thường xuyên coi trọng khách hàng, quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, thường xuyên thay đổi mẫu mã, thì khách hàng sẽ gắn bó mật thiết với sự đi lên của đoanh nghiệp, làm cho uy tín của doanh nghiệp ngày một nâng cao trong xã hội

Mối ứng xử quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là mối quan hệ bên trong của nội bộ doanh nghiệp Trong mối quan hệ này, người chủ đoanh nghiệp phải đối xử làm sao thật công bằng đối với các thành viên trong Công ty Đồng thời phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, cũng như các thành viên trong ban quản lý đoanh nghiệp Tất các những mối quan hệ đó người chủ doanh nghiệp phải rất thông hiểu và xữ lý một cách có lý có tình Có như vậy, tập thể những thành viên trong doanh nghiệp mới đoàn kết, thương yêu nhau, sẵn sàng phát huy mọi năng lực sẵn có để cống hiến thật nhiều cho doanh nghiệp Bởi trong họ hình rượng người chủ doanh nghiệp luôn luôn là tấm gương sáng vẻ đạo đức, lối sống, là lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, luôn luôn cùng với họ để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển

12 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.2.1 Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế đất nước

Thực tiền đã chứng minh rằng, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nếu không phát triển kính tế quốc doanh và kính tế hợp tác xã để xây dựng hậu phương vững mạnh giải quyết hậu cần tại chổ thì không thể huy động được tổng lực của dân tộc chí viện cho tiền tuyến để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn

Trang 33

liêu bao cấp, trong điểu kiện xây dựng hoà bình và sau đó là sự tan rã của hệ

thống XHCN Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN Từ đó đến nay, chúng ta kiên trì chú trương này, nên kinh tế

nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao trong nhiều năm, thoát khỏi khủng

hoảng, đảm bảo được những cân đối lớn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ồn định chính trị, xã hội tạo ra thế và lực mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đi lên

Nếu nhìn từ hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật và những đóng góp của doanh nghiệp nhà nước hiện nay, rõ ràng là DNNN đang có vai trò hết sức to lớn, quan trọng trong nên kinh tế nước ta Thể hiện trên những mặt chủ yếu sau đây:

Doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật quan trọng nhất cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước Nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tính huyết mạch; hầu hết các doanh nghiệp lớn là DNNN trong các ngành: Xây dựng (về giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng) cơ khí chế tạo, luyện kim, xi mãng, điện tử, hoá chất, đầu khí, than, phát dẫn điện, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô , sắn xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản; nắm giữ tỷ lệ quan trọng trong hầu hết trong ngành kinh doanh dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu; chiếm thị phần áp đảo trong huy động vốn và cho vay

Cụ thể tỷ trọng phần DNNN trong một số ngành như: 80% công nghiệp khai thác, trên 60 % công nghiệp chế biến 99% công nghiệp điện - gaz - đầu khí - cung cấp nước, trên 82% vận chuyển hàng hoá, 50 % vận chuyển hành khách, chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong sản xuất phân bón hoá học 09,8%, thuốc

trừ sâu 93,6%, Axitsulfuric 100%, xút 100%, lốp ô tô 100%, lốp xe đạp 80%,

Trang 34

năng lực dệt thoi, 30% năng lực đệt kim và khoảng trên dưới 50% năng lực

may mặc; giày dép Bán buôn chiếm tỷ trọng 70% và 20% bán lẻ Hệ thống các ngân hàng thương mại Quốc doanh chiếm thị phần áp đảo trong huy động vốn tới 80% thị phần và cho vay 74% thị phần đối với nên kinh tế [3, tr.20]

Có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng

vào việc điều tiết quan hệ cung cầu, ổn định giá cả, chống lạm phát, ổn định tỷ giá, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường

Doanh nghiệp Nhà nước chiếm một phần quan trọng trong xuất nhập khẩu; trong đó DNNN giữ tỷ trọng tuyệt đối trong hoạt động xuất khẩu; riêng công nghiệp năm 1999 đã xuất khẩu được 6,17 tỷ USD (chủ yếu do các DNNN) chiếm gần 54 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế Tổng công ty Lương thực miền Nam xuất khẩu gạo chiếm tý trọng 60-70 % so với cả nước

Bên cạnh đó DNNN đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định cho Ngân sách Nhà nước Năm 1999 phần thu thuế DNNN (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thu sử dụng vốn) chiếm 39,25%; riêng I7 TCT 91 năm 1999 nộp ngân sách 23.487 tỷ, tăng 20,7% so với năm 1998 Trong khi Nhà nước không đủ vốn ngân sách cấp vốn lưu động cho kinh doanh của DNNN theo quy định, thì nhiều Doanh nghiệp đã tiết kiệm hình thành vốn tự bổ sung, năng động tìm nguồn vốn bên ngoài, bao gồm vốn vay của các tổ chức tín

dung va CNVC- LB trong doanh nghiệp

Trong lúc các thành phần kinh tế khác chưa vươn lên được thì DNNN là đối tác chính trong liên doanh, liên kết với bên ngoài chiếm 96% dự án và 99% phần vốn góp của Nhà nước ở các đợn vị liên doanh nước ngoài; đồng thời DNNN cũng thực hiện các hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thu hút các doanh nghiệp có vốn trong nước và nước ngoài vào đầu tư

Trang 35

nông sản, thực phẩm chất lượng ngày một cao của nhân dân và có phần xuất khẩu, chủ yếu thông qua việc xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn, cung cấp điện, xây dựng các đường giao thông huyết mạch, cung cấp giống cây con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển công nghiệp chế biến Một số nông, lâm trường đã phát huy được vai trò là trung tâm kinh tế văn hoá, chuyển giao công nghệ trên địa ban

Doanh nghiệp Nhà nước trong nhiều năm qua cũng là nơi tập trung và đào luyện một bộ phận nhân lực quan trọng trong đội ngũ giai cấp công nhân và cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo ưu tú, trung kiên cho Đảng, Nhà nước và quân

đội ta

Doanh nghiệp Nhà nước cũng thực sự đi đầu trong việc thực hiện chú trương của Đảng và Nhà nước “ Uống nước, nhớ nguồn”, “ Xoá đói giảm nghèo”, khác phục hậu quả ở những vùng bị thiên tai, cứu trợ xã hội, tham gia các hoạt động từ thiện có hiệu quá cao, được xã hội thừa nhận

Để nâng cao hơn nữa vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đại hội VIII của Đảng đã yêu cầu phải “ Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo” “Tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước trong những ngành và lĩnh vực trọng yếu” Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Hội nghị Trung ương lần thứ Ba (Khoá IX) của Đảng về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã đề ra mục tiêu 10 năm từ năm 2001 đến 2010 như sau:

Sắp xếp đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp Nhà nước góp phần quan trọng đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt để đẩy nhanh tầng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp cơng nghiệp hố,

Trang 36

Để thực hiện được mục tiêu trên, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành dối với việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Đối mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, phát huy quyền làm chủ của người lao động và vai trò của các đoàn thể trong doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc xây dựng VHDN trong các doanh nghiệp nhà nước

1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực nội sinh, quyết định sự phát triển của đoanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, các chuyên gia kinh tế và các nhà văn hoá học đều cho rằng, VHDN là nguồn lực nội sinh cực kỳ quan trọng, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp Bởi vì văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế- xã hội Do đó khai thác triệt để yếu tố nội sinh (văn hoá) và phát huy vai trò của nó để phát triển doanh nghiệp là một điều hết sức cần thiết

Nhưng để tạo nên được sức mạnh nội sinh không phải là điều đễ dàng đối với doanh nghiệp Trên thực tế nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quy mô

sản xuất kính doanh, thời gian, bản lĩnh, kinh nghiệm của người chủ đoanh

nghiệp, cộng với tỉnh thần đoàn kết, nhất quán của CNLĐ trong công ty Thực tiễn đã chứng minh rằng, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình một bản sắc văn hoá riêng, có tác động tích cực và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh

Trong hệ thống biểu hiện của của VHDN, như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, thì thương hiệu là vấn để quan trọng nhất Bởi vì thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp Thương hiệu mang về nhiều nguồn lợi lớn cho đoanh nghiệp Vì vậy, phải tạo một nên tảng văn hoá để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp

Trang 37

hiệu đòi hồi có sự thống nhất từ Ban lãnh đạo đến các thành viên trong tồn Cơng ty Thực tế cần có ngân sách, thời gian và sự nỗ lực, phấn đấu cao của tồn Cơng ty, đặc biệt là tỉnh than sang tao, ý chí quyết tâm của cả doanh nghiệp

"Trên thế giới người ta đã đúc kết thành 12 cách hay nhất trong tiến trình

xây dựng thương hiệu Công ty 1 Có tầm nhìn xa 2 Tạo một mối ràng buộc cảm xúc với khách hàng 3 Sống cùng thương hiệu 4 Tạo một nền văn hoá công ty bảo vệ và đánh bóng thương hiệu công ty của bạn

5 Liên kết thương hiệu với doanh nghiệp 6 Hãy táo bạo

7 Hãy nhất quán

8 Truyền thông thương hiệu công ty 360 độ

9, Sở hữu các sáng kiến trong ngành công nghiện của bạn

10 Biết chọn người lãnh đạo doanh nghiệp và người kế vị lãnh đạo 11 Hãy quý trọng nhân viên

12 Xây dựng một thương hiệu biết dựa trên một ngân sách

Từ sự phân tích và những lý luận được đúc kết từ thực tiễn, chúng ta thấy rằng VHDN đã có tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp Bởi vì, VHDN là nguồn lực nội sinh để phát triển doanh nghiệp VHDN sẽ gắn kết mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng và hành động của toàn doanh nghiệp, từ đó tạo ra sức ra sức mạnh tổng hợp, toàn điện đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển

Trang 38

Như chúng ta đều biết, chỉ có yếu tố văn hoá tác động đến hoạt động sống của con người, thì mới làm cho cuộc sống của con người ngày càng cao đẹp hơn, ý nghĩa hơn Vì vậy môi trường sống vô cùng quan trọng Nếu con người sống trong một môi trường xã hội đầy tính nhân văn, mợi người luôn luôn quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến của nhau, chấc chấn rằng nơi đó mọi người sẽ phấn đấu tốt, rèn luyện tốt VHDN chính là môi trường đây lý tưởng và cơ hội để cho mọi thành viên trong công ty được rèn luyện và thử thách tài năng của mình Sự chan hoà trong tình đồng đội, cộng với sự quan tâm đến đời sống CNVC-LĐ của tập thể

lãnh đạo công ty, sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, lôi cuốn mọi người gắn bó

với nhau hơn và cống hiến được nhiều cho công ty hơn, Đồng thời VHDN sé giúp mọi người phải vứt bỏ thói quen làm việc lề mề, đi muộn về sớm vô ý thức kỷ luật lao động Ngược lại nó giúp mọi người có tác phong lao động công nghiệp, nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm

Những ngày lễ hội truyền thống của công ty, mọi người đều mặc chiếc áo đồng phục có biểu tượng của công ty; được nghe lãnh đạo của Công ty ôn lại truyền thống vẻ vang của đơn vị trong những ngày tháng qua mà trong đó có sự đóng sóp của mình; chắc rằng mọi thành viên đều có cảm tưởng rằng, mình là “con một nhà”, bởi không khí nồng ấm của toàn đơn vị đã lan toả đến mọi thành viên Đạt được điều đó chính là đo tác động của VHDN

Nhưng ngược lại mọi người sống trong một môi trường xã hội thiếu tính nhân văn, nội bộ lục đục, mất đoàn kết, lãnh đạo Công ty không quan tâm đến lợi ích vật chất cũng như tính thần của CNVC- LÐ thì tất yếu sẽ đi đến kết quả, mọi người sẽ không giữ vững kỷ luật lao động, chây lười, năng suất lao động sẽ giảm và không muốn gắn bó với công ty, điểu đó sẽ đưa Công ty đến thất bại

Trang 39

ăn ngày càng có hiệu quả Thông qua những sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, thái độ phục vụ khách hàng tốt, niềm nở, tôn trọng chử tín Đồng thời, với các hoạt động bảo vệ môi trường và xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, trở về cội nguồn, góp tay làm dịu nỗi đau chất độc xa cam, xóa đói giảm nghto da giúp cho doanh nghiệp có vị thế trong xã hội, tạo dược dấu ấn với khách hàng cũng như các đối tác trong kinh doanh Và cũng chính vì thế mà doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển

1.2.3 Vai trò Công đoàn trong văn hóa doanh nghiệp ở doanh nghiệp nhà nước

Cơng đồn trong các doanh nghiệp nhà nước, đóng vai trò quan trọng

trong việc xây dựng VHDN Bởi vì, doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước mà CNLĐ thay mặt Nhà nước quản lý doanh nghiệp đó Công đoàn đại dién cho CNLD tập hợp người lao động và người lãnh đạo trong các doanh nghiệp NN vào tổ chức của mình I2o vậy, Cơng đồn tác động đến cả chủ thể quản lý, cả đối tượng quả lý trong các DNNN, tham gia vào các mối quan hệ bên trong và cả quan hệ bên ngoài của DNNN Đồng thời tác động tới tất cả các yếu tố cấu thành nên VHDN của các doanh nghiệp nhà nước Điều đó đã được thực tiễn phong trào Cơng đồn chứng minh

Để thấy được vai trò của Cơng đồn trong xây dựng VHDN ở Hà Nội hiện nay chúng ta cần hiểu sự ra đời và vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức Cơng đồn Việt Nam

1.2.3.1 Sự ra đời của tổ chúc Cơng đồn Việt Nam

Sự ra đời của tổ chức Cơng đồn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, Nhân danh văn hoá kiệt xuất của thế giới

Trang 40

Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927, Người viết” Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cẩm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sữa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” và Người đã khẳng định “Công hội là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa”

Những lý luận về việc thành lập tổ chức Công đoàn cách mạng của lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc được các hội viên Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, truyền bá rộng rãi trong phong trào công nhân, nhiều tổ chức Công hội bí mật được thnàh lập Đặc biệt, từ năm 1928, Thanh niên cách mạng đồng chí Hội phát động phong trào” Vo san hoá” thì phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam càng sôi nỗi, đã thúc đẩy sự phát triển của của tổ chức Công hội lên một bước mới

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân và tăng cường sức mạnh cho tổ chức Công hội, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Duong Cộng sản Đăng quyết định triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội Do miền Bắc Việt Nam vào ngày 28 - 7 - 1929

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng, phụ trách công tác vận động công nhân của Đảng, đã trình bày Báo cáo chung trước Đại hội, trong đó nhấn mạnh đặc điểm, tình hình phong trào công nhân nước ta và đề ra những nhiệm vụ thiết yếu của giai cấp công nhân, Công hội trong giai đoạn sắp tới

Ngày đăng: 30/08/2016, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w