Yêu cầu: • Không đề cập người đó là ai, mà hoạt động và hành vi của ngư ời đó như thế nào có thông tin khích lệ, nhưng cũng có thông tin làm cho người nhận buồn chán… • Quan trọng là ngư
Trang 1Đưa và nhận thông tin phản hồi
1 Khái niệm, phân loại thông tin phản hồi
1.1 Khái niệm
Thông tin phản hồi là sự bình luận cá nhân về hoạt động hay
hành vi của người nào đó
Yêu cầu:
• Không đề cập người đó là ai, mà hoạt động và hành vi của ngư
ời đó như thế nào (có thông tin khích lệ, nhưng cũng có thông tin làm cho người nhận buồn chán…)
• Quan trọng là người tiếp nhận thông tin cảm nhận mình như
thế nào Thông tin phản hồi không phải là những phê phán
• Cần đưa ra sự gợi ý và lời đề nghị thay đổi
“ Trên hết là lôi cuốn người ta làm đúng“
Trang 2Đưa và nhận thông tin phản hồi
1.2 Phân loại
a) Thông tin phản hồi tích cực
• Thông tin phản hồi khảng định: Là nhưng thông tin thừa nhận điều người khác đã đưa và kèm theo lời cảm ơn Lời bình luận tích cực.
• Thông tin phản hồi xây dựng: Là những gợi ý để cải thiện tốt hơn
b) Thông tin phản hồi tiêu cực: là những thông tin chỉ
đem lại lời phê phán, chê bai mang tính chủ quan, thiếu sót, người nhận thông tin không biết sẽ sửa đổi thế nào, nó mang lại cho người nhận sự bối rối, tiêu cực
Trang 3Đưa và nhận thông tin phản hồi
2 Kỹ thuật đưa và nhận thông tin phản hồi
2.1 Đưa thông tin
• Phải cụ thể
• Đảm bảo người nhận hiểu được
• Thông tin tích cực đưa ra trước
• Thông tin tiêu cực đưa sau kèm theo cách cải thiện tốt hơn
• Thông tin phản hồi là của riêng cá nhân bạn
• Nhìn vào người tiếp nhận, thể hiện sự tôn trọng, thân thiện
• Tạo điều kiện cho người nhận hỏi lại
• Giọng nói tình cảm
• Không làm phức tạp điều mình muốn nói
• Không đùa cợt công kích người nhận
• Không tự đắc hoặc cường điệu hóa điều mình muốn nói
• Không làm đau người nhận thông tin
Trang 4Đưa và nhận thông tin phản hồi
2.2 Nhận thông tin
• Nhìn vào người đưa thông tin
• Lắng nghe thông tin
• Đảm bảo hiểu thông tin, nếu chưa hiểu có thể hỏi lại
• Không chỉ dựa vào một nguồn thông tin
• Lựa chọn thông tin và đi đến quyết định làm gì để khắc
phục nhược điểm
2.3 Các tiêu chuẩn của một thông tin phản hồi
• Cụ thể
• Khách quan
• Không quá nhiều hoặc quá ít
• Thông tin tích cực và tiêu cực cân bằng
• Thông tin tiêu cực phải đưa ra được hướng cải thiện
Trang 5Đưa và nhận thông tin phản hồi
Hoạt động thực hành 1
Nhóm 3 người hãy động não 2 câu hỏi sau:
1 Vì sao đôi khi chúng ta lại khó nói với mọi ngư
ời về những điều chúng ta thích về họ?
2 Vì sao đôi khi chúng ta thấykhó nói với mọi ngư
ời về những điều chúng ta không thích về họ?
Sau 5 phút so sánh kết quả trả lời của các nhóm
Trang 6Đưa và nhận thông tin phản hồi
Hoạt động thực hành 2
• Hãy viết ra 01 ý kiến phản hồi tích cực mang tính xây dựng và
01 ý kiến phản hồi tiêu cực mang tính xây dựng về một người trong lớp
• Gập mảnh giấy của mình lại và viết tên người đó ở bên ngoài
• Giảng viên thu lại, sắp xếp theo tên và đưa cho mọi người
• Tùy lớp chọn là có ghi tên người viết hay không
Từng người sẽ đọc riêng và phản ánh lại về sự góp ý mà họ
nhận được Nếu mọi người muốn thì có thể thảo luận nhóm để bình luận về ý kiến của họ hay về quá trình nêu và nhận góp ý theo cách không ghi tên người góp ý.
Hãy tự hỏi mình xem, liệu bạn có nói góp ý đó thành lời trong lớp hay không và nếu không thì sao?
Trang 7Những gợi ý Đưa và nhận thông tin phản hồi
Tìm hiểu bảng sau:
1 Hã y đứng tên mình khi đưa ra nhận xét
* Tôi thấy… * Chúng tôi thấy…
* Theo tôi… * Theo chúng tôi…
2.Hãy nêu nhận xét về sự việc, không nên nhận xét về con người.
* Lời nói của anh quá nhỏ và nhanh… * Anh nói quá nhỏ và nhanh, chẳng ai nghe thấy gì cả
* Thao tác vặn vít bị người ta che lấp… * Anh đứng che lấp thao tác vặn vít nên chẳng ai nhìn thấy gì cả
3 Nên chuyển sang cách nói gián tiếp, không nên phê phán trực tiếp
* Nếu là tôi, tôi sẽ… * Tôi thấy rằng anh nên…
* Nếu ở vị trí của anh, tôi sẽ… * Anh phải…
Trang 8Những gợi ý Đưa và nhận thông tin phản hồi
Tìm hiểu bảng sau:
4 Nên gợi ý thay đổi nhưng không ép buộc.
•Để rút ngắn thời gian chờ đợi bạn có thể chuẩn bị sẵn sản phẩm để đưa ra vào lúc
kết thúc trình diễn 1 bước và có thể chuyển ngay sang bước sau.
5 Hãy nhận xét những gì bạn quan sát được, không nên đưa ra cái chung chung.
•Sơ đồ dán ở vị trí hơi thấp, học sinh * Học sinh ngồi dưới không nhìn
ngồi trong lớp không nhìn thấy gì cả thấy gì cả.
6 Hãy đưa các nhận xét tích cực (xây dựng) và khách quan trước khi đưa ra các
nhận xét tieu cực ( phá bỏ cái sai) và chủ quan (nhận xét về con người)
7 Thông tin phản hồi không nhằm mục đích chê bai, đổ lỗi Mục đích là người
nhận thông tin thay đổi và hoàn thiện hơn.
8 Cân bằng nhận xét dương và âm.
9 Nên giao tiếp bằng mắt với người nhận thông tin phản hồi.
Trang 9Những gợi ý Đưa và nhận thông tin phản hồi
10 Tôn trọng người tiếp nhận, thái độ mềm mỏng, xây dựng, không
đùa cợt , tấn công
11 Nếu thông tin ngược chỉ để làm cho bạn hài lòng thì không nên
phát đi (đừng quên rằng, thông tin phản hồi cũng nói lên giá trị của người đưa thông tin)
Về người nhận thông tin:
1 Lắng nghe hơn là ngay lập tức loại bỏ hoặc tranh luận ( không tỏ
ra tấn công hoặc làm rào chắn).
2 Đảm bảo chắc rằng bạn đã hiểu lời góp ý Hỏi về thông tin mà
bạn mong muốn nhưng chưa nhận được
3 Nên có kế hoạch hoặc dự định làm gì, thay đổi gì do kết quả của
thông tin phản hồi
Trang 10BàI tập
1 Tổ chức
- Lớp chia thành 3 nhóm
- Mỗi nhóm chuẩn bị 01 sơ đồ nguyên lý theo chuyên ngành
- Đại diện của nhóm lên trình diễn
- Các thành viên của lớp tập đưa và nhận thông tin phản hồi với người đã trình diễn
2 Thực hiện
- Trình bày 3 phút/ người
- Thảo luận10 phút/ người