1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn tại Teckcombank

47 474 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 380,68 KB

Nội dung

Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rất đa dạng, tuỳ thuộc vào các tiêu thứckhác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau:Theo ti êu thức nguồn hình thành - Các k

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC VIẾT TẮT 4

LỜI NÓI ĐẦU 6

CHƯƠNG I 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 1

1.1.1Khái niệm về nguồn vốn của NHTM 1

1.1.2Cơ cấu nguồn vốn của NHTM 1

1.1.2.1.Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng 1

1.1.2.2 Nguồn huy động 2

1.1.2.3 Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng và vốn vay từ Ngân hàng trung ương 7

1.1.2.4 Nguồn vốn khác 7

1.1.3 Khái niệm về vốn huy động 8

Phân loại vốn huy động 8

1.1.4.1Phân loại căn cứ theo bản chaastcasc nghiệp vụ huy động vốn 8

1.1.4.2Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động 9

1.1.4.3Phân loại căn cứ theo thời gian huy động 10

1.1.5Vai trò của nguồn vốn huy động 10

1.1.5.1 Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 10

1.1.5.2 Đối với khách hàng: 11

1.1.5.3 Đối với nền kinh tế: 11

1.2 Hiệu quả huy động vốn của NHTM 11

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn 11

1.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn 11

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn 12

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 13

1.2.4.1 Yếu tố khách quan 13

1.2.4.2 Yếu tố chủ quan 15

CHƯƠNG II 16

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ (CHẤT LƯỢNG) HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TECHCOMBANK, CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 16

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Techcombank, chi nhánh Nam Định 16

Trang 2

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

2.1.1.1 Giới thiệu chung 16

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 16

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 17

2.1.2.1 Mô hình bộ máy tổ chức 17

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 18

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2013 – 2015 19

2.2.1 Hoạt động cho vay, đầu tư 20

2.2.2 Các hoạt động khác 22

2.2.2.1 Hoạt động dịch vụ 22

2.2.2.2 Tình hình thu phí kiều hối 23

2.2.4 Kết quả kinh doanh các năm 24

2.3 Phân tích thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Techcombank, chi nhánh Nam Định 24

2.3.1 Các sản phẩm huy động vốn đang được triển khai tại Chi nhánh 25

2.3.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động 25

2.3.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động 25

2.3.4 Hiệu suất sử dụng vốn 29

2.3.5 Quan hệ giữa chi phí huy động vốn và nguồn vốn 30

2.4 Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Techcombank, chi nhánh Nam Định 31

2.4.1 Những kết quả chủ yếu đạt được 31

2.4.2 Những hạn chế tồn tại 32

2.4.3 Nguyên nhân 32

CHƯƠNG III 35

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TECHCOMBANK, CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 35

3.1 Định hướng hoạt động của chi nhánh trong năm 2015 35

3.1.1 Định hướng hoạt động chung 35

3.1.2 Định hướng hoạt động huy động vốn 35

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Techcombank, chi nhánh Nam Định 36

3.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm huy động vốn 36

3.2.2 Chú trọng khai thác các nguồn vốn giá rẻ để tiết giảm chi phí huy động vốn 36

3.2.3 Sử dụng linh hoạt, hợp lý công cụ lãi suất huy động 36

3.2.4 Chú trọng chính sách khách hàng, nhất là công tác chăm sóc khách hàng 37

Trang 3

3.2.5 Cải tiến quy trình giao dịch, nâng cao chất lượng dội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác huy

động vốn 37

3.2.6 Tăng cường hoạt động Marketing, nâng cao uy tín của Ngân hàng 37

3.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền 39

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Techcombank 39

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 39

KẾT LUẬN 40

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, Ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng Là một bộ phận trong

hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)-chi nhánh Nam Định cũng đã và đang ngày càng khẳng định mình là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và

có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, nhờ đó Ngân hàng đã huy động được một lượng vốn không nhỏ để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư Do vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của mình thì việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai

sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các tổ chức tài chính, các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Techcombank nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng đó, cùng với những kiến thức đã được học ở trường với những kiến thức đã thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm tòi học hỏi tại Ngân hàng Techcombank- chi

nhánh Nam Định, em đã chọn cho mình đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Techcombank- chi nhánh Nam Định” để làm luận văn tốt nghiệp.

Nội dung bài luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương chính như sau:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn huy

động và hiệu quả huy động vốn của NHTM.

- Chương 2: Thực trạng hiệu quả (Chất lượng) huy động vốn tại

Ngân hàng TMCP Techcombank- chi nhánh Nam Định.

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

tại Ngân hàng Techcombank- chi nhánh Nam Định.

Với sự giúp đỡ của thầy T.S Nguyễn Trọng Nghĩa và sự nghiên

cứu học hỏi của bản thân, em đã hoàn thành xong đề tài Tuy nhiên,

do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn, chính vì vậy mà đề tài không tránh được những sai sót Rất mong nhận được ý kiến góp ý

và nhận xét của các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG IMỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

1.1.1Khái niệm về nguồn vốn của NHTM

Vốn của NHTM là toàn bộ những giá trị tiền tệ, tài sản của Ngân hàng bao gồm nguồn vốn tự có, huy động hay tạo lập được dùng để cho vay đầu tư hoặc thực hiện các mục đích kinh doanh khác của Ngân hàng.

Chúng ta có thể hiểu nguồn vốn của Ngân hàng là tất cả những phương tiện tiền tệ của xã hội mà Ngân hàng thu hút, động viên, quản lý nhằm để cho vay và thực hiện các nhiệm vụ khác của Ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung.

Khái niệm trên đã nói khá đầy đủ về các thành phần tạo nên vốn của Ngân hàng, về thực chất vốn của Ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất phân phối và tiêu dung, mà người chủ sở hữu gửi chúng vào Ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau Hay nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn tiền tệ cho Ngân hàng để rồi Ngân hàng phải trả lại cho họ một khoản thu nhập Như vậy, NHTM đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ

và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển Đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

1.1.2Cơ cấu nguồn vốn của NHTM

Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong sản suất kinh doanhđược gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển Ngân hàng và các hoạt động vềnguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phất triển của cấc Ngân hàng thương mại Nguồnvốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với các hoạt động của các NHTM trong việc thực hiện cácchức năng của mình

Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:

1.1.2.1.Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng

Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn

Trang 9

(thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngânhàng Do tính chất thường xuyên ổn định nên Ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khácnhau như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tài sản cố định phục vụ cho bản thân Ngân hàng, có thể

sử dụng cho vay, đặc biệt là đầu tư góp vốn liên doanh Mặt khác với chức năng bảo vệ, vốn thuộc sởhữu của Ngân hàng được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năngthanh toán cho khách hàng khi Ngân hàng hoạt động thua lỗ Hơn nữa nó là một căn cứ quyết địnhđối với qui mô và khối lượng vốn huy động cũng như hoạt động cho vay và bảo lãnh của Ngân hàng.Quy mô và sự tăng trưởng vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng sẽ quyết định năng lực phát triển củaNHTM Khi đánh giá về qui mô của một NHTM thì tiêu chí đầu tiên được đề cập là vốn thuộc sở hữucủa Ngân hàng đó

Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng bao gồm:

Vốn điều lệ: Là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập Vốn điều lệ luôn lớn hơnhoặc bằng vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập một Ngân hàng

do pháp luật qui định Vốn điều lệ được ghi vào điều lệ thành lập Ngân hàng Tuỳ thuộc vào loại hìnhNgân hàng mà vốn điều lệ được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau:

- Ngân hàng quốc doanh: Vốn điều lệ được hình thành từ Ngân sách nhà nước cấp

- Ngân hàng cổ phần: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các cổ đông thông qua việcmua các cổ phiếu

- Ngân hàng liên doanh: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các bên liên doanh

- Ngân hàng nước ngoài: Vốn điều lệ được hình thành từ 100% vốn nước ngoài

- Ngân hàng tư nhân: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn của chủ Ngân hàng

Các quỹ

- Quỹ dự trữ: Nhằm để bổ sung vốn điều lệ

- Quỹ dự phòng rủi ro: Để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh củaNgân hàng nhằm bảo vệ vốn điều lệ

- Quỹ phúc lợi, khen thưởng

- Lợi nhuận chưa chia

1.1.2.2 Nguồn huy động

Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà Ngân hàng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàngngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn vốn huy động.Như vậy nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổngnguồn vốn Vì vậy các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồnvốn huy động này

Nhận tiền gửi

Là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân… trong xãhội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghịệp vụkinh doanh khác Bản chất của tài khoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng kháchhàng khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu, thanh toán… nhưngkhông có quyền sở hữu, Ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi hoặc khikhách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huyđộng của các Ngân hàng thương mại

Trang 10

Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rất đa dạng, tuỳ thuộc vào các tiêu thứckhác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau:

Theo ti êu thức nguồn hình thành

- Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà cá nhân và tổ chức trực tiếpchuyển vào Ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tết kiệm, doanh nghiệp nộp tiền bán hàng…Đây làcác khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được Ngân hàng tập trung lại Các cá nhân

và tổ chức thường gửi tiền với kỳ hạn và mục đích khác nhau, các cá nhân thường gửi tiền đểhưởng lãi còn các tổ chức doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ thanh toán củaNgân hàng

- Tín dụng tạo tiền gửi: Ít người biết được rằng đây là một hình thức nhận tiền gửi Khi Ngânhàng cho khách hàng vay vốn thì Ngân hàng chuyển số tiền cho vay của khách hàng vào tàikhoản tiền gửi của khách hàng ngay trong Ngân hàng Khi khách hàng chưa có nhu cầu rúttiền ngay lập thì Ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó mặc dù với thời hạn rất ngắn

Trang 11

Theo ti êu thức kỳ hạn

Ngày nay người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này để có thể quản lý tốtlượng tiền gửi, tiền lãi và là cơ sở để Ngân hàng xây dựng chiến lược dự trữ phù hợp và chủ độngtrong việc sử dụng nguồn vốn đó vào quá trình hoạt động kinh doanh

- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền cóthể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền gửi nàythường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định Tiền gửi không kỳ hạn đáp ứngnhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai Đây là hình thức chủyếu được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đích giao dịch trong kinh doanh Do vậylượng tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy độngcủa Ngân hàng Với đặc tính của nguồn tiền này là luôn biến động cho nên Ngân hàng chỉđược sử dụng một tỷ lệ phần trăm(%) nhất định của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận đượcnhất định tuỳ thuộc vào dự tính của Ngân hàng về sự ổn định tương đối của lượng tiền huyđộng được trong thời gian tới Quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quả

lý dự trữ của Ngân hàng

- Tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và Ngân hàng về

số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi dó Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn nênNgân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi mộtphần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có

độ ổn định cao nên Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ chohoạt động kinh doanh của mình, vì vậy Ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền cao hơn lãi suấtcủa loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền giửi thanh toán, Ngân hàng đưa ra các kỳ hạn khácnhau như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, Mức lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, nếu kỳ hạn càng dàithì lãi suất càng cao Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến hạn sẽ được hoàn trả

cả gốc và lãi theo qui định, nếu chưa đến hạn mà khách hàng gửi tiền rút tiền ra trước thìkhách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn

Theo ti êu thức loại ti ền

- Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các Ngân hàng thương mại nhận được,nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các Ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thunhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thường chiếm tỷ trọngcao trong tổng lượng tiết kiệm

- Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, Ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạngngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như USD, FRF, GBP, DEM… Những ngoại tệ này cũng rấtcần thiết trong hoạt động của Ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệtài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…các Ngân hàng có xu hướng mở rộng kinh doanhđối ngoại thường có nguồn vốn ngoại tệ lớn Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là một phương thức

đa dạng hoá về phương thức huy động vốn của các Ngân hàng thương mại

Theo ti êu thức mục đích sử dụng

- Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của cá nhân với mục đích là tìm kiếm mộtkhoản thu nhập với số tiền nhàn rỗi của mình Thông thường tiền gửi có khối lượng nhỏ, thờihạn ngắn Những người gửi tiền tiết kiệm là những đối tượng giảm chi tiêu trong hiện tại với

Trang 12

kỳ vọng sẽ tăng được chi tiêu trong tương lai Phương thức gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là nộptiền trực tiếp vào Ngân hàng hoặc gián tiếp chuyển thu nhập dưới hình thức chuyển qua tàikhoản.

- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nước phát triển, thường sửdụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình Những người để dành một khoản tiền gửivào Ngân hàng (Thông thường là các khoản tiền đều đặn hàng năm) với ý định tích luỹ tiềncho một mục đích nhất định trong tương lai như xây dựng nhà cửa, mua ôtô… và cũng đượchưởng lãi trên số tiền gửi như các loại tiết kiệm khác Khi có nhu cầu sử dụng tiền vào mụcđích nói trên, nếu số dư của khoản tiết kiệm đó chưa đủ thì Ngân hàng có thể hỗ trợ thêmmột phần dưới hình thức cho vay với một lãi suất hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.Đây là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính chất ổn định, đồngthời có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cho người dân về việc mua sắm nhà cửa, phươngtiện

- Tiền gửi thanh toán: Là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thu nhập mà để được hưởng các dịch vụ thanhtoán của Ngân hàng, thông thường các khoản tiền gửi thanh toán có số lượng lớn Mặt khácmột số Ngân hàng thường ưu tiên hơn đối với các doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng

và phải có số dư nhất định trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Các khoản tiền gửi này Ngânhàng phải chịu chi phí thấp, phải quản lý chính xác khâu dự trữ nhưng lại được sử dụng mộtkhoản tiền lớn phục vụ cho các hoạt động của mình

- Các khoản tiền gửi thanh toán một mặt làm phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiềnmặt qua hệ thống Ngân hàng, tiết kiệm chi phí trong lưu thông, mặt khác kiểm soát đượchoạt động của các doanh nghiệp Khi thực hiện chức năng là trung gian thanh toán cho nềnkinh tế, Ngân hàng tạo được một nguồn vốn từ hoạt động thanh toán: vốn trên tài khoản mởthư tín dụng, tài khoản tiền gửi chờ thanh toán… Các khoản tiền tạm thời đang nằm ở tàikhoản của Ngân hàng chờ sử dụng nên được coi là nhàn rỗi Ngân hàng thương mại cũng thuhút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình thu hộ hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lýcho các tổ chức tín dụng khác, nhận vốn uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước… Dotiền được giải ngân theo tiến độ công việc nên Ngân hàng có thể sử dụng tạm thời các khoảntiền đó vào kinh doanh

Vốn vay

Tiền gửi mà Ngân hàng nhận được là nguồn vốn mà Ngân hàng có được một cách thụ động Tronghoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì Ngân hàng phải chủ động tìm kiếm vốn để thực hiện cáchoạt động của mình Nguồn vốn mà Ngân hàng chủ động tạo nên đó là nguồn vốn vốn vay Vậy cácNgân hàng đi vay khi nào?

Thứ nhất: Vay để đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của Ngân hàng

Vì hoạt động chủ yếu và thường xuyên của Ngân hàng là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả chokhách hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng Do vậy có những trường hợp số tiền dựtrữ và số tiền mà Ngân hàng nhận được trước đó trong ngày ít hơn số tiền mà khách hàng rút thìNgân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền cho khách hàng nghĩa là Ngân hàng thiếu tiềntrả cho khách hàng Vậy Ngân hàng phải đi vay

Thứ hai: Vay hộ cho khách hàng

Vì hoạt động cơ bản của Ngân hàng là tài trợ cho nền kinh tế nên khi khách hàng có nhu cầu vay vốnNgân hàng và đảm bảo các yêu cầu do Ngân hàng đặt ra thì Ngân hàng sẽ cho vay Tuy nhiên với

Trang 13

những khách hàng vay với khối lượng lớn, thời hạn dài mà Ngân hàng lại không muốn dùng toàn bộ

số tiền của mình có để đầu tư cho dự án này (vì rủi ro đem lại có thể rất cao) nhưng Ngân hàng cũngkhông muốn mất khách hàng nên họ thoả thuận với nhau qua đó Ngân hàng thay mặt khách hàngphát hành trái phiếu để thu gom tiền trong nền kinh tế để phục vụ vốn cho dự án Người ta chỉ pháthành trái phiếu vừa đủ số tiền mà dự án cần dùng và trong một thời hạn bằng thời gian tồn tại của dựán

Thứ ba: Vay để cho vay

Hầu như toàn bộ số tiền trong lưu thông đã trở thành tiền gửi tại các Ngân hàng nghĩa là các Ngânhàng chia nhau nắm giữ lượng tiền trong lưu thông Để tăng lượng tiền gửi của mình các Ngân hàngthường tăng lãi suất để thu hút các khoản tiền gửi ở các Ngân hàng khác chảy về Nhưng thực tế khimột Ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, để tránh sự chảy vốn các Ngân hàng khác cũng đồng loạt tănglãi suất lên làm chi phí Ngân hàng tăng lên mà lượng tiền gửi lại thay đổi không đáng kể Do vậy khithiếu vốn để tài trợ cho các dự án mà Ngân hàng cho là có hiệu quả thì Ngân hàng sẽ thực hiện chínhsách đi vay Do tính chất hoạt động không đồng đều giữa các Ngân hàng về huy động vốn và sử dụngvốn và vậy những Ngân hàng thiếu vốn có thể đi vay ở những Ngân hàng còn thừa vốn chưa sử dụnghết hoặc đi vay vốn từ NHTƯ hoặc các định chế tài chính khác Mặt khác do Ngân hàng dự đoán được

sự gia tăng của nhu cầu tín dụng trong tương lai mà nguồn vốn huy động chưa thể đáp ứng nhu cầu

sử dụng vốn rrong thời kỳ tới thì Ngân hàng thực hiện đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn củakhách hàng

Thứ tư: Vay để giảm chi phí nguồn tiền cho giai đoạn sau

Vào cuối kỳ hạch toán, nếu các chủ Ngân hàng dự tính được thu nhập của kỳ đó lớn nghĩa là kỳ đó họphải chịu thuế nhiều Nếu họ cũng dự tính được kỳ sau họ sẽ có những khoản chi phí lớn thì họ có thểphát hành kỳ phiếu ngắn hạn trả lãi trước nhằm tăng chi phí cho kỳ này và giảm chi phí cho kỳ sauNhư vậy Ngân hàng sẽ đi vay với các lý do trên, với các mục đích vay khác nhau Ngân hàng sẽ áp dụngcác hình thức vay khác nhau

Kỳ phiếu có mục đích

Khi các Ngân hàng muốn có một khoản tài chính để tài trợ cho các dự án có qui mô lớn, thời hạn dàihoặc tăng qui mô hoạt động của các Ngân hàng hoặc liên doanh với các tổ chức khác mà nguồn vốnvốn hiện tại chưa đáp ứng được, Ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn trung và dàihạn để đầu tư cho các hoạt động này Có thể kỳ phiếu là một chứng chỉ nhận nợ của Ngân hàng cómục đích kỳ hạn rõ ràng Kỳ phiếu của Ngân hàng phát hành để huy động vốn từ dân cư và các tổchức kinh tế để tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn dể tài trợ cho các hoạt động của mình Khi Ngânhàng muốn giảm chi phí cho kỳ sau thì Ngân hàng phát hành kỳ phiếu ngắn hạn trả trước

Trái phiếu

Trái phiếu Ngân hàng thực chất là một giấy nhận nợ của Ngân hàng với khách hàng Phát hành tráiphiếu Ngân hàng nhằm tập trung vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các dự án lớn theo yêu cầu pháttriển trên địa bàn hoặc tập trung vốn tài trợ cho các dự án được Chính phủ chỉ định Ngân hàng pháthành trái phiếu chủ yếu là để vay hộ khách hàng Trái phiếu khác kỳ phiếu có mục đích ở chỗ kỳ phiếu

có mục đích thường được sử dụng linh hoạt hơn như kỳ phiếu có thể được phát hành ở từng chinhánh trên cơ sở được sự chấp thuận của NHTƯ với khung lãi suất và thời hạn phát hành riêng biệt.Còn trái phiếu thường được phát hành với qui mô lớn hơn và đồng loạt trong cả hệ thống Ngân hàng.Như vậy trái phiếu và kỳ phiếu có mục đích đều được Ngân hàng phát hành với mục đích huy độngvốn trung và dài hạn và là khoản vay của các Ngân hàng trên thị trường Ngoài ra còn có các hình thức

Trang 14

vay khác.

1.1.2.3 Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng và vốn vay từ Ngân hàng trung ương

Tuỳ theo tình hình hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ và lý do của các khoản vay của mình

mà Ngân hàng có những hình thức vay phù hợp Với các hình thức vay như trên Ngân hàng có thểmất rất nhiều thời gian Đối với mục đích sử dụng ngay như để đảm bảo khả năng thanh khoản choNgân hàng thì hai hình thức vay vốn trên không phù hợp Ngân hàng có thể sử dụng phương thứckhác như vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác hoặc vay ở NHTƯ Thực tế cho thấy hoạt động huyđộng vốn và sử dụng vốn thì không đồng đều giữa các Ngân hàng, ở những thời điểm có những Ngânhàng thiếu vốn nhưng lại có những Ngân hàng tạm thời đang thừa vốn thì các Ngân hàng này có thểvay mượn lẫn nhau vì mục đích của cả đôi bên Hơn nữa các Ngân hàng đều làm trung gian thanhtoán cho nền kinh tế nên các Ngân hàng đều mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau và trong những trườnghợp Ngân hàng nào đó thiếu vốn để thanh toán chi khách hàng của mình thì Ngân hàng kia có thể chovay để Ngân hàng đó đảm bảo khả năng thanh toán Trong những trường hợp cấp bách mà Ngânhàng không thể vay được ở các Ngân hàng khác thì có thể vay ở NHTƯ vì NHTƯ là người cho vay cuốicùng đối với các NHTM Tuỳ theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn mà NHTƯ chia thành cácloại sau:

- Vốn vay ngắn hạn bổ sung: Là hình thức mà NHTM xin vay vốn bổ sung nguồn vốn ngắn hạncủa mình Trong trường hợp này các NHTM chỉ được vay khi còn hạn mức tín dụng theo quiđịnh của NHTƯ

- Vốn vay để đảm bảo khả năng chi trả: Các NHTM vay vốn của NHTƯ để bù đắp thiếu hụt tạmthời trong thanh toán hoặc thiếu hụt trong dự trữ (thường là vay với thời hạn ngắn)

- Tái cấp vốn: NHTƯ cho các NHTM vay vốn trên cơ sở các chứng từ có giá Các chứng từ nàyphải hợp lệ, hợp pháp và an toàn Tái cấp vốn gồm có các hình thức: Cho vay bằng chiết khấuhoặc tái chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay có bảo đảm

Tuy nhiên việc NHTM vay vốn ở NHTƯ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ

mà NHTƯ có thể cho vay với khối lượng, thời hạn, lãi suất, hạn mức… khác nhau để thực hiện chínhsách tiền tệ của mình

Như vậy, với đặc điểm tiện lợi của kỳ phiếu, trái phiếu hoặc vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặcvay ở NHTƯ là tuỳ theo mục đích sử dụng của các khoản vay cùng với tính cân đối giữa nguồn vốn vàcho vay tại những thời kỳ nhất định Với một tỷ lệ lãi suất đủ sức hấp dẫn, Ngân hàng có thể chủ độnghuy động được lượng vốn cần thiết trong thời gian ngắn Vì vậy các hoạt động về nguồn vốn ngày nayđược gọi là nguồn vốn chủ động thu gom của các Ngân hàng và hoạt động quản lý dự trữ Hơn nữaviệc phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngoài mục đích huy động còn có mục đích khác như kiềm chếlạm phát, góp phần hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán- Một kênh huyđộng vốn trung và dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế

1.1.2.4 Nguồn vốn khác

Điều chuyển vốn

Ngày nay hệ thống NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty con gồm Ngân hàng

mẹ và các hệ thống các Ngân hàng Chi nhánh trực thuộc Có một phương thức huy động vốn rất hiệu

Trang 15

quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa bànkhác nhau là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, do phong tụctập quán…) Cho nên những Chi nhánh Ngân hàng mà hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả năng huyđộng vốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên Ngân hàng mẹ và xin được nhận được một lượng vốn điều hoàcần thiết cho hoạt động của mình Còn những Ngân hàng mà khả năng huy động vốn vượt qúa khảnăng sử dụng vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch sẽ điều chuyển một lượng vốn về Ngân hàng mẹ đểđược hưởng lãi suất điều hoà Như vậy Ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừasang nơi thiếu của các chi nhánh trong cùng hệ thống Chi phí nhận nguồn vốn điều hoà này thấp hơnchi phí nguồn vốn huy động nhưng các Ngân hàng chỉ được nhận nguồn vốn này sau khi đã lập kếhoạch về lượng vốn huy động được trong kỳ sau.

Nguồn vốn uỷ thác đầu tư

Một số Ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng đại lý Khi đó trong nguồn vốn của Ngân hàngcòn có thêm khoản mục vốn uỷ thác đầu tư Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu là do các tổchức tài chính trong nước hoặc nước ngoài uỷ thác cho Ngân hàng một khoản tiền để Ngân hàngthực hiện cho vay đối với các dự án của mình, cũng có thể là các khoản vay của Chính phủ được uỷthác

Trên đây là các nguồn hình thành nên nguồn vốn của các NHTM, nhìn qua ta thấy trong cơ cấu tổngnguồn vốn thì vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 90%), nó quyết định đến sựtồn tại và phát triển của hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Vì vậy từng Ngân hàng phải có nhữngchiến lược huy động vốn của riêng mình trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng Ngân hàng

và của môi trường kinh doanh để không ngừng nâng cao thị phần huy động nhằm phục cụ tốt nhấtcho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

1.1.3 Khái niệm về vốn huy động

Huy động vốn là nghiejp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằngnhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng

Phân loại vốn huy động

1.1.4.1Phân loại căn cứ theo bản chaastcasc nghiệp vụ huy động vốn

a Huy động vốn qua nghiệp vụ ti ền gửi

Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệpnhằm mục đích thanh toán hoặc bảo quản tài sản Ngoài ra, NHTM cũng có thể huy động cáckhoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, các hộ gia đình gửi vào Ngân hàng với các mukc đích khácnhau như bảo quản hoặc hưởng tiền lãi trên số tiền gửi

+ Huy động bằng tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng khi gửi không thỏa thuậntrước về thời gian rút tiền Do vậy, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng thường khá biến động,

họ có thể rút ra bất cứ lúc nào, khiến Ngân hàng không thể chủ động sử dụng số vốn này mà phải

dự trữ một số tiền để đảm bảo có thể thanh toán ngay khi khách hàng có nhu cầu

+ Huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm: Khác với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi

có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm là hai loại tiền gửi có tính ổn định cao hơn, chi phí hoạt động vàquản lý cao hơn:

- Tiền gửi có kỳ hạn có sự thỏa thuậ giữa hai bên về lãi suất và thời hạn rút tiền Thời hạn Ngânhàng đưa ra là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…

Trang 16

- Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền mà khách hàng khi gửi vào Ngân hàng là nhằm mục đíchhưởng lãi, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm này thường chiếm một tỷ trọng tương đối lớntrong cơ cấu tiền gửi vào Ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm dài hạn.

b.Huy động vốn qua nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá

Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các nguồn vốn có thời hạn tương đối dài

và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đầy dủ các khoản tín dụng trung

và dài hạn cho nền kinh tế Hơn nữa nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăngcường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh

1.1.4.2Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động

a.Huy động vốn từ dân cư

Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoảntiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư, kinhdoanh Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định

b Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Để tiếtkiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoảntrong Ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng hoá đều gửi tiền vào Ngân hàng và rút ra khicần Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau Vì vậy Ngân hàngluôn có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi Tuynhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà Ngân hàng mang lạikhi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các

tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ Ngân hàng

c Huy động vốn từ các Ngân hàng và các tổ chức tí n dụng khác

Trong quá trình hoạt động các Ngân hàng thường có các khoản tiền gửi ở lẫn nhau để thuận tiệntrong giao dịch, thanh toán Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa các Ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốnhuy động Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗiNHTM Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ các NHTM có thể vaylẫn nhau Quá trình vay này là một thoả thuận tín dụng giữa hai bên Quá trình tăng vốn huy động này

có thể được thực hiện ở trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ Trong số những người chongân hàng vay có một người đặc biệt đó là NHTƯ Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người chovay cuối cùng để cứu các NHTM khỏi các trục trặc xảy ra Huy động vốn từ các Ngân hàng và các tổchức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượng thường không nhiều và chi phí huy độngthường cao hơn Do vậy, hình thức này các Ngân hàng sử dụng không nhiều

Trang 17

1.1.4.3Phân loại căn cứ theo thời gian huy động.

Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng

vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gian, hình thức huy động được chia thành:

a.Huy động ngắn hạn

Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các NHTM thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán Phần lớn

số này được dùng để cho vay ngắn hạn ( dưới 1 năm ) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho vay trung hạn Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tuy nhiên tính

ổn định lại kém

b Huy động trung hạn

Đây là nguồn huy động vốn Ngân hàng qua phát hành các công cụ

nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ

1 đến 5 năm) Vốn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để Ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu

tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

c.Huy động dài hạn

Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của Ngân hàng trên thị trường vốn, với nguồn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao ( từ 5 năm trở lên ) Do vậy lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao.

1.1.5Vai trò của nguồn vốn huy động

1.1.5.1 Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

- Là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại.

- Tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại phát triển được các sản phẩm, dịch vụ khác: chẳng hạn như cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng.

Trang 18

- Là hoạt động tiền đề để Ngân hàng gia tăng thu nhập thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng, vì hiện nay 90% thu nhập của ngân hàng thương mại đến từ hoạt động tín dụng.

- Huy động vốn giúp tăng vốn để phát triển nền kinh tế.

-Giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như kỳ phiếu, trái phiếu trở thành hàng hóa trên thị trường chứng khoán.

- Giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, từ đó làm giảm các chi phí kiểm đếm, bảo quản,…

1.2 Hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn của NHTM là tổng hợp các tiêu chí chỉ rõ sự tăng trưởng bền vững của vốnhuy động với chi phí thấp nhất, tỷ lệ vốn được sử dụng cao nhất và rủi ro ít nhất

1.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn

- Đối với các NHTM, nâng cao hiệu quả huy động vốn sẽ làm tăng lợi nhuận Trong hoạt động huyđộng vốn có 2 hình thức: Huy động theo chiều rộng và huy động theo chiều sâu Nếu Ngân hàng huyđộng được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp sẽ có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu lợinhuận cao, đât là biểu hiện của hình thức huy động theo chiều sâu, thường là huy động từ các tổchức kinh tế, tổ chức tín dụng trong xã hội Ngược lại với quy mô hạn chế kèm theo chi phí cao thìNgân hàng có thể gặp khó khăn trong các hoạt động kinh doanh của mình, đây là biểu hiện của huyđộng theo chiều rộng, thường là huy động từ dân cư Thay vì huy động từ nhiều cá nhân là dân cư,với số tiền nhỏ lẻ, chi phí bỏ ra nhiều thì Ngân hàng có thể tăng cường huy động từ một tổ chức kinh

tế nhưng số tiền dồi dào, chi phí bỏ ra ít Nguồn vốn huy động được càng nhiều giúp Ngân hàng bùđắp được càng nhanh những thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh

- Đối với người đi vay, Nâng cao hiệu qủa huy động vốn cũng giúp cho họ được vay với lãi suất thấp,đồng thời tạo cơ sở để hạ giá thành của sản phẩm

- Đối với nền kinh tế, nâng cao hiệu quả huy động vốn khiến kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổnđịnh góp phần ổn định tiền tệ và nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 19

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn.

Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu

Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng có nhiều loại khác nhau Dưới đây là các chỉtiêu đánh giá dựa trên góc độ nghiên cứu từ phía Ngân hàng, cụ thể bao gồm:

Trang 20

thận trọng và lưu ý xem xét kỹ trong công tác huy động vốn.

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn

Trong cả môi trường tự nhiên và xã hội, mỗi sự vật, hiện tượng đều có những tác động đến sự vật,hiện tượng khác và đồng thời cũng phải chịu những tác động ngược trở lại Việc huy động vốn củacác ngân hàng cũng vậy Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhận thức được những yếu tố tác độngđến việc huy động vốn Những tác động này rất phong phú, đa dạng Dựa vào bản chất của các tácđộng ta chia các yếu tố đó thành những yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan

1.2.4.1 Yếu tố khách quan

Đây là các yếu tố mà khi tác động đến Ngân hàng sẽ không thể chống được, đó là các rủi ro không thểtránh Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra

Pháp luật, chính sách của Nhà nước

Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội Do vậy tất cả mọi hoạt động của Ngânhàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp Cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng (1997), Pháp lệnh ngânhàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (1990), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), cácvăn bản pháp luật khác như: chỉ thị, thông tư Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng là vô cùng quantrọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của Ngân hàng luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽbằng các văn bản pháp quy Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của Ngân hàng, cụthể là hoạt động huy động vốn Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống Ngân hàng làcông cụ đắc lực để thực hiện Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắtchặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy độngvốn dễ dàng hơn Hoặc khi Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì Ngânhàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi Ngânhàng Các quy định của pháp luật đòi hỏi các NHTM luôn phải tuân thủ Pháp luật quy định số tiền huyđộng của Ngân hàng không được lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộcchính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãisuất tái chiết khấu là tuỳ theo định hướng phát triển của từng thời kỳ Các chính sách đầu tư, ưu đãi,

ưu tiên phát triển mũi nhọn cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốn của NHTM Nói chungbất cứ NHTM nào khi cần huy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp Các hình thứchuy động vốn của NHTM

Tình hình chính trị – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước

Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành nghề kinh tế, không riêng gì Ngân hàng

Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước có tác động rất rõ Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổchính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của Ngân hàng bị trì trệ bởi người dân không còn tintưởng Ngược lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các NHTM huyđộng vốn được dễ dàng Như Achentina năm 2002, sau khi có những vấn đề về chính trị, người dânkéo đến ngân hàng rút tiền ồ ạt làm cho cả hệ thống Ngân hàng chao đảo Và cuộc chiến Irac gần đâycũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong đó có sự khó khăn về huy động vốn của NHTM Nềnkinh tế ở vào trạng thái tăng trưởng hay suy thoái đã tác động tới việc huy động vốn của Ngân hàng

Ở tình trạng tăng trưởng, người dân cần nhiều vốn để đầu tư mở rộng quy mô, trang thiết bị CácNgân hàng phải huy động nhiều vốn và càng có điều kiện để huy động do tích luỹ được nhiều hơn.Ngược lại ở tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, đầu tư bị thu hẹp, Ngân hàng huy động vốn khó

Trang 21

khăn

Tâm lý, thói quen ti êu dùng của người gửi ti ền

Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc huy động vốn củaNgân hàng Rõ ràng ở những vùng, người dân thường có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng thì ngânhàng sẽ huy động được dễ dàng hơn nhiều ở những vùng người dân thường hay cất trữ tiền trongnhà bằng vàng, bất động sản Đồng thời ngay thói quen thanh toán khi mua hàng hoá cũng gópphần làm tăng hay giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng ở nhiều nước phát triển, việc thanhtoán không dùng tiền mặt là phổ biến, hầu như người dân nào cũng có tài khoản trong Ngân hàng vàNgân hàng là cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống Ngược lại, ở một số nước, thói quen thanhtoán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn Các tậpquán tiêu dùng này khó có thể được thay đổi ngay một sớm một chiều Do đó để mở rộng nguồn huyđộng, các Ngân hàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách kháchhàng Một trong những đặc tính của cộng đồng dân cư đó là tính lan truyền nhanh chóng Cuộc đổitiền năm 1985 – 1986 với tốc độ lạm phát chóng mặt 600-700 % đã khiến người gửi tiền kéo ồ ạt đếnNgân hàng để rút Điều này đã kéo theo sự sụp đổ của hơn 7500 quỹ tín dụng nhân dân và làm cả hệthống Ngân hàng lao đao Đồng thời gần đây các vụ bê bối, tham nhũng liên quan đến các Ngân hàngnhư dệt Nam Định, vụ Tamexco, Minh Phụng-Epco đã làm suy giảm uy tín của các Ngân hàng trongcon mắt của người gửi tiền Nó không tạo cho người gửi tiền cảm giác an toàn và nó đã làm hạn chếkhả năng hoạt động của các Ngân hàng Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 7/9Một trong những lý do nữa là người dân chưa hiểu biết nhiều về các hoạt động của Ngân hàng, cáctiện ích mà Ngân hàng có thể cung cấp Điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải tăng cường tuyên truyềnsâu rộng, quảng cáo, quảng bá về các hoạt động của mình, các lợi ích của người gửi tiền cũng như cácthủ tục cần thiết

Trang 22

1.2.4.2 Yếu tố chủ quan

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động cho một Ngân hàng MỗiNgân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểmyếu, khả năng cũng như hạn chế của Ngân hàng Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động cóthể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thểtăng hay giảm Chiến lược kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về giá cả,lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ Đây là các yếu tố quan trọng Với việc lãi suất huy độngtăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào Ngân hàng tăng, rất lớn Nhưng đồng thời thì hiệu quả của việchuy động vốn có thể giảm do chi phí huy động tăng Do đó số lượng nguồn vốn huy động được sẽphụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vào chính bản thân Ngânhàng

Năng lực và trình độ của cán bộ Ngân hàng

Không chỉ riêng Ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu tố con người cũngphải được đặt lên hàng đầu Các cán bộ nhân viên Ngân hàng có năng lực sẽ phán đoán, xử lý chínhxác các tình huống sẽ làm cho các hoạt động huy động vốn được thực hiện một cách tốt đẹp Trình độcủa cán bộ Ngân hàng cao sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng và hiệuquả Thái độ trong tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng Nó có thể lôi kéo kháchhàng làm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rơì bỏ gây ra những hậuquả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của Ngân hàng, trước hết là trong khâu huy động vốn Cácnhân viên Ngân hàng là những người mang hình ảnh cho cả ngân hàng Do đó, để tăng cường huyđộng vốn thì một điều cực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí củamột nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, hiểu biết nghiệp vụ, hiểu biết quytrình, hoàn thiện phong cách phục vụ

Uy tí n của ngân hàng

Đó là hình ảnh của Ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng

Uy tín của mỗi Ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài Người gửi tiềnkhi gửi thường lựa chọn những Ngân hàng lâu đời chứ không phải là những Ngân hàng mới thànhlập Ngân hàng lớn thường được ưu tiên lựa chọn so Các hình thức huy động vốn của Ngân hàngthương mại với các Ngân hàng nhỏ Hình thức bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, tăng uy tín củaNgân hàng Một điều quan trọng ở nước ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hưởng quan trọng tớihuy động vốn Các Ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn cho người gửi tiền, uytín của các NHTM quốc doanh cao hơn so với các Ngân hàng khác Những Ngân hàng có uy tín luônchiếm được lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy động được những nguồn vốn lớn hơnvới chi phí rẻ hơn và tiết kiệm được thời gian

Trình độ công nghệ Ngân hàng

Có thể nói công nghệ Ngân hàng hiện đại khác xa so với trước đây Việc áp dụng máy tính là một cuộccách mạng trong hoạt động của ngân hàng Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, Ngân hàng có thể thuthập thông tin về khách hàng, về thị trường tốt Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động,

Trang 23

thời gian huy động, hình thức trả lãi Mặt khác, nhờ hệ thống thông tin tốt khiến cho Ngân hàng cóthể nâng cao hiệu quả huy động vốn Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trởnên phổ biến, đó là một xu thế tất yếu Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho các Ngânhàng ngày càng gắn liền với các hoạt động xã hội Ngoài ra mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốncũng tác động tới việc huy động vốn của Ngân hàng Mạng lưới huy động rộng rãi, tạo điều kiện chongười gửi tiền Mạng lưới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào Ngânhàng, chi phí giao dịch lớn, mất nhiều thời gian Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởngđến việc huy động vốn của Ngân hàng Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hưởng đếnkết quả kinh doanh của Ngân hàng Mỗi Ngân hàng khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiên cứu,tìm hiểu Những yếu tố tác động này có tính hai mặt: có thể có tác động tích cực đồng thời có thể tácđộng tiêu cực tới Ngân hàng Ngân hàng nào xác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ huyđộng được vốn lớn với chi phí rẻ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG HIỆU QUẢ (CHẤT LƯỢNG) HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TECHCOMBANK, CHI

NHÁNH NAM ĐỊNH

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Techcombank, chi nhánh Nam Định

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Giới thiệu chung

- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam technological and Commercial Joint-stock Bank

- Tên gọi tắt: Techcombank

- Địa chỉ: 222 Quang Trung, Tp Nam Định, Nam Định

- Điện thoại: 0350 352 8686 và 0350 352 8688

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 31/3/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản số 2152, 2153, 2154,5155/NHNN-CNH chấp thuận đề nghị mở chi nhánh tại tỉnh Nam Định Ngân hàng TMCP Kỹ thươngViệt Nam, chi nhánh Nam Định được thành lập vào ngày 04/07/2009 là chi nhánh trực thuộc tỉnhNam Định, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng tỉnh

Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một Ngân hàng hiện đại, Chi nhánh Nam định

đã lỗ lực không ngừng trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác pháttriển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên cứu ra các sản phẩm dịch vụ mới…nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượngkhách hàng

Ngày đăng: 27/08/2016, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w