PHẦN 7 ĐIỂM Câu 4. Ý thức là gì? phân tích các con đường hình thành ý thức cá nhân. Liên hệ bản thân + Khái niệm : Ý thức: là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người là khả năng con người hiểu các tri thức mà con người tiếp thu được. (ý thức là tri thức về tri thức, là hiểu biết của hiểu biết, là phản ánh của phản ánh). + Các con đường hình thành ý thức cá nhân Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân. Hoạt động đòi hỏi con người phải nhận thức được nhiệm vụ, các phương thức, điều kiện và kết quả hành động. ngược lại, cá nhân đem vốn hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực... của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. qua hoạt động, cá nhân nhận thức được chính bản thân mình, từ đó có khả năng tự đánh giá điều khiển, điều chỉnh hành vi. Ý thức của cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội. Trong giao tiếp, cá nhân truyền đạt và tiếp nhận thông tin. trên cơ sở nhận thức người khác, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội, cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. chính nhờ sự giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về người khác và về bản thân mình. Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội. Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường giáo dục, dạy học và giao tiếp xã hội, cá nhân tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành ý thức cá nhân. Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân. Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân , từ đó cá nhân có khả năng tự giáo dục – tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của xã hội. + Liên hệ bản thân...
Trang 1PHẦN CÂU 7 ĐIỂM
Câu 1.Tại sao tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua chủ thể?
Câu 2 phân tích bản chất xã hội của tâm lý con người cho ví dụ minh họa
Câu 3 Tại sao tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp?
Câu 4 Ý thức là gì? phân tích các con đường hình thành ý thức cá nhân Liên hệ bản thân
Câu 5 Tư duy là gì? phân tích đặc điểm của tư duy
Câu 6 So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Câu 7 Phân tích đặc điểm của nhân cách từ đó rút ra kết luận sự phạm cần thiết Câu 8 So sánh tư duy và tưởng tượng tù đó chỉ ra mối quan hện giữa chúng
Câu 9 So sánh xúc cảm và tình cảm, tình cảm và nhận thức tự đó chỉ ra mối quan
hệ giữa chúng
Câu 10 Nhân cách là gì? Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Câu 11 Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm
Câu 12 Cảm giác là gì? phân tích các quy luật cơ bản của cảm giác
CÂU HỎI NHÓM 2: 3 điểm
Câu 1 Phân biệt sản phẩm của trí nhớ và sản phẩm của tưởng tượng cho ví dụ minh họa
Câu 2 Phân tích tính chủ thể của tâm lý con người
Câu 3 Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào là giao tiếp trường hợp nào không phải là giao tiếp và giải thích tại sao ?
a, con khỉ đầu đàn hú gọi các con khác trong đàn
b, 2 sinh viên trao đổi bài với nhau
c, em bé vuốt ve trò chuyện với chú mèo
d, cô giáo giảng bài cho học sinh
Câu 5 hãy giải thích hiện tượng : Trong lòng buồn bực, Thanh thấy mọi thứ đều trở nên khó chịu, kể cả bản nhạc du dương mà cô vốn rất thích đang phát từ radio Câu 6 Trong các ví dụ sau đây người ta đã sử dụng quá trình tâm lý nào? Tại sao ?
a, sinh viên chế tạo robot tham dự cuộc thi chinh phục đỉnh Phanxipang
b, ông cha ta ngày xưa đã sáng tạo ra truyền thuyết sơn tinh thủy tinh giải thích cho hiện tượng lũ lụt
c, sinh viên giải 1 đề toán
Câu 7 Hãy giải thích hiện tượng: Người học ở vị trí khác nhau trong lớp, mặc dù hình ảnh trong võng mạc mắt của họ là khác nhau nhưng họ vẫn nhìn thấy đc cái bảng là hình chữ nhật
Câu 8 Phân tích bản chất xã hội của cảm giác, cho ví dụ minh họa
Trang 2Câu 9 Trình bày quá trình ghi nhớ Làm thế nào để ghi nhớ tốt ?
Câu 10 Phân biệt chú ý không chủ định và chú ý có chủ định Cho ví dụ
Câu 11 Phân tích các đặc điểm của hoạt động
Câu 12 Phân tích quy luật tính lựa chọn và tính có ý nghĩa của tri giác
PHẦN 7 ĐIỂM
Câu 4 Ý thức là gì? phân tích các con đường hình thành ý thức cá nhân Liên hệ bản thân
+ Khái niệm : Ý thức: là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người -là khả năng con người hiểu các tri thức mà con người tiếp thu được (ý thức là tri thức về tri thức, là hiểu biết của hiểu biết, là phản ánh của phản ánh)
+ Các con đường hình thành ý thức cá nhân
- Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân
Hoạt động đòi hỏi con người phải nhận thức được nhiệm vụ, các phương thức, điều kiện và kết quả hành động ngược lại, cá nhân đem vốn hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm qua hoạt động, cá nhân nhận thức được chính bản thân mình, từ đó có khả năng tự đánh giá điều khiển, điều chỉnh hành vi
- Ý thức của cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội Trong giao tiếp, cá nhân truyền đạt và tiếp nhận thông tin trên cơ sở nhận thức người khác, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội, cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình chính nhờ sự giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về người khác và về bản thân mình
- Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội,
ý thức xã hội
Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường giáo dục, dạy học và giao tiếp xã hội, cá nhân tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội
để hình thành ý thức cá nhân
- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân
Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân , từ đó cá nhân có khả năng tự giáo dục – tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của xã hội
+ Liên hệ bản thân
Trang 3Câu 10 Nhân cách là gì? Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Cần nêu các ý:
- Khái niệm nhân cách
- Khái niệm giáo dục
- Vai trò của giáo dục: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau: + Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và tổ chức cho nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra + Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân lĩnh hội nền văn hóa xã hội – lịch sử đã được
hệ thống hoá trong các nội dung giáo dục tạo nên nhân cách của bản thân
+ Giáo dục có thể phát huy tối đa mặt mạnh của các yếu tố bẩm sinh di truyền, môi trường sống và khắc phục, bù đắp những khiếm khuyết của các yếu tố khác chi phối hình thành nhân cách
VD: Nhờ gd mà người mù có thể biết đọc, biết viết
+ GD đưa thế hệ trẻ vào ‘ vùng phát triển gần nhất’ vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ 1 sự phát triển nhanh, mạnh hướng về tương lai
+ Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợp với yêu cầu của xã hội
-KLSP : Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách tuy vậy chúng ta không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, coi GD là vạn năng Bởi vì nhân cách con người còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác Cần tiến hành GD trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức các hoạt động, các mối quan
hệ giao tiếp trong tập thể và trong xã hội
- GD không tách rời tự GD, tự rèn luyện và tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân Câu 11 Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm
a Quy luật lây lan của tình cảm
- Nội dung quy luật: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể ‘‘lây”, truyền
sang người khác
- VD: Một con người đau cả tàu bỏ cỏ
- Ý nghĩa quy luật: +Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người
Trang 4+ Có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ hoạt động tập thể của con người, là cơ sở của nguyên tắc “ giáo dục trong tập thể bằng tập thể và thông qua tập thể”
b Quy luật thích ứng của tình cảm
- Nội dung quy luật: Một xúc cảm hay một tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần với một cường độ không thay đổi thì sẽ bị suy yếu, lắng xuống Người ta còn gọi hiện tượng này là hiện tượng “chai sạn” của tình cảm
Ngược lại một xúc cảm hay một tình cảm nào không được lặp lại một cách đều đều, đơn điệu với cường độ luôn thay đổi thì nó sẽ tăng lên, mạnh hơn
- VD: Gần thường xa thương ; Bụt chùa nhà không thiêng
- Ý nghĩa quy luật: Trong đời sống và hoạt động, quy luật này được ứng dụng một cách có hiệu quả gọi là “sự củng cố âm tính” trong quan hệ tình cảm
C Quy luật tương phản của tình cảm
- Nội dung quy luật: tương phản là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm âm tính và dương tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng loại
- VD “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,
Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”
Yêu nên tốt, Ghét nên xấu
- Ý nghĩa Trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm người ta thường hay sử dụng ql này bằng biện pháp ôn nghèo nhớ khổ, ôn cố tri tân…
c Quy luật di chuyển của tình cảm
- Nội dung quy luật: Xúc cảm, tình cảm của con người này có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.
- VD: Giận cá chém thớt
- Ý nghĩa quy luật: Con người cần kiểm soát thái độ xúc cảm, tình cảm của mình làm cho tình cảm có tính chọn lọc tích cực tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm
d Quy luật pha trộn của tình cảm
- Nội dung quy luật : là cùng 1 lúc tồn tại 2 tình cảm trái ngược nhau( âm tính
và dương tính) và tạo điều kiện cho nhau tồn tại trong một con người, chúng không loại trừ nhau, mà quy định lẫn nhau( nếu k có cái này thì k có cái kia)
Trang 5- VD Hiện tượng “ghen tuông” trong quan hệ vợ chồng hay trong tình yêu nam nữ là biểu hiện của quy luật pha trộn trong tình cảm
- Ý nghĩa Càng khó khăn bao nhiêu càng hoàn thành nhiệm vụ ta càng thấy tự hào bấy nhiêu
Trong gduc tôn trọng nhân cách học sinh và kết hợp với yêu cầu cao
e Quy luật hình thành tình cảm
- Nội dung quy luật: Tình cảm được hình thành từ xúc cảm, do các xúc
cảm cùng loại được động hình hoá, tổng hợp hoá, khái quát hoá mà thành
- VD Quy luật này được thể hiện trong câu ca dao:
Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương
- Ý nghĩa của quy luật: Muốn hình thành tình cảm thì phải đi từ việc giáo dục
và hình thành xúc cảm tích cực
Câu 12 Cảm giác là gì? phân tích các quy luật cơ bản của cảm giác
• Khái niệm Cảm giác là 1 quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta
• Các quy luật cơ bản của cảm giác
a Quy luật ngưỡng cảm giác
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích đủ gây ra được cảm giác
- Cảm giác có 2 ngưỡng:
+ Ngưỡng phía dưới ( ngưỡng tuyệt đối) là cường độ kích thích tối thiểu đủ gây ra được cảm giác
+ Ngưỡng phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây ra được cảm giác
Giữa 2 ngưỡng là vùng cảm giác được trong đó có vùng phản ánh tốt nhất
- Ngưỡng sai biệt của cảm giác là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ và tính chất của 2 kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng
+ Ngưỡng sai biệt của cảm giác là 1 hằng số
- Độ nhạy cảm của cảm giác là khả năng đảm nhận được các kích thích tác động vào giác quan đủ để gây ra cảm giác
- Độ nhạy cảm sai biệt là mức độ cảm giác thấy sự khác nhau giữa các kích thích
- Nội dung quy luật: Ngưỡng phía dưới và Ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với
Trang 6Độ nhạy cảm của cảm giác và Độ nhạy cảm sai biệt <=> Ngưỡng phía dưới càng nhỏ thì Độ nhạy cảm của cảm giác càng cao.Ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì Độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác càng cao
b Quy luật thích ứng của cảm giác
- Nội dung quy luật; Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với cường độ kích thích, khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm,
- Sự thích ứng của cảm giác có nhiều kiểu
+ Cảm giác hoàn toàn mất đi khi quá trình kích thích kéo dài
+ Giảm độ nhạy cảm do tác động của kích thích mạnh
+ Tăng độ nhạy cảm do tác động của kích thích yếu
- QL thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác nhưng mức độ thích ứng khác nhau cảm giác đau hầu như k thích ứng
- Ý nghĩa Khả năng thích ứng của cảm giác biến đôiỉ và phát triển tùy thuộc vào hoạt động và rèn luyện của mỗi người vì vậy cần tin tưởng vào khả năng rèn luyện của mỗi người
c Quy luật sự tác động qua lại giữa các cảm giác
- Nội dung quy luật tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của cảm giác này dưới ảnh hưởng của cảm giác kia Sự kích thích yếu lên 1 cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của 1 cơ quan phân tích kia ; Sự kích thích mạnh lên 1 cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của 1 cơ quan phân tích kia
- Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp.( tương phản nối tiếp) hay tương phản đồng thời)
VD Người mẹ vừa giặt xong trong nước lạnh, sờ trán con tưởng con sốt=> tương phản nối tiếp vì Sau 1 kích thích lạnh thì 1 kích thích ấm nên người
mẹ cảm thấy con nóng hơn tưởng con sốt nhưng thực tế con k sốt
- Ý nghĩa Sự tương phản được sử dụng khi so sánh hoặc muốn làm nổi bật 1 svht nào đó trước học sinh
PHẦN 2: 3 ĐIỂM
Câu 2 Phân tích tính chủ thể của tâm lý con người
+ Tính chủ thể trong tâm lí người thể hiện ở chỗ:
/ Cùng nhận sự tác động của hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lí khác nhau ( mức độ và sắc thái biểu hiện tâm
lý khác nhau)
VD Cùng nghe 1 bài giảng nhưng mỗi hs hiểu mức độ nông sâu khác nhau
/ Cùng một hiện thực khách quan tác động vào chủ thể nhưng vào những thời điểm
Trang 7khác nhau sẽ có những phản ánh tâm lí khác nhau VD Cũng là con đường từ nhà đến trường nhưng hôm nay tâm trạng vui hơn nên cảm thấy quãng đường ngắn hơn / Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện
nó rõ nhất Thông qua các mức độ sắc thái tâm lí khác nhau mà chủ thể tỏ thái độ khác nhau đối với hiện thực
- Nguyên nhân sự khác nhau trong tâm lí của mỗi người:
+ Do đặc điểm cơ thể, giác quan, não bộ, hệ thần kinh của mỗi người khác nhau + Do điều kiện giáo dục, hoàn cảnh sống khác nhau
+ Đặc biệt tính tích cực hoạt động, giao tiếp của mỗi chủ thể khác nhau
- Kết luận sư phạm
Câu 6 Trong các ví dụ sau đây người ta đã sử dụng quá trình tâm lý nào? Tại sao ?
a, sinh viên chế tạo robot tham dự cuộc thi chinh phục đỉnh Phanxipang
b, ông cha ta ngày xưa đã sáng tạo ra truyền thuyết sơn tinh thủy tinh giải thích cho hiện tượng lũ lụt
c, sinh viên giải 1 đề toán
- Trong ví dụ a, người ta đã sử dụng kết hợp nhiều quá trình tâm lý, nổi bật nhất
là quá trình tưởng tượng vì sinh viên chế tạo robot mới trên cơ sở mô phỏng, bắt
chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực trong cuộc sống con người(tưởng tượng phản ánh cái mới, cái chưa biết bằng cách xây dựng xây dựng nên những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có)
-Trong ví dụ b, người ta đã sử dụng kết hợp nhiều quá trình tâm lý, nổi bật nhất là
quá trình tưởng tượng vì truyền thuyết sơn tinh thủy tinh là sự tổng hợp mang
tính chất khái quát giải thích cho hiện tượng lũ lụt chinh phục thiên nhiên của người Việt Nam trong cuộc sống( tưởng tượng phản ánh cái mới, cái chưa biết bằng cách xây dựng xây dựng nên những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có)
- Trong ví dụ c, người ta đã sử dụng kết hợp nhiều quá trình tâm lý, nổi bật
nhất là quá trình tư duy vì để giải 1 đề toán hs phải dùng khái niệm để giải
quyết vấn đề 1 cách logic hợp lý bằng cách phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa Cuối cùng cho ta 1 đáp số nhất định => Tư duy vạch ra những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của hang loạt sự vật hiện tượng trên cơ sở những khái niệm
CÂU 11:
+ Khái niệm hoạt động
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người ( chủ thể) với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người
Trang 8+ Đặc điểm
a- Tính đối tượng
Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng
Đối tượng của hoạt động là cái mà con người tác động vào để chiếm lĩnh nó hoặc biến đổi nó là đối tượng của nhu cầu động cơ
VD: Đối tượng hoạt động học là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Đối tượng hoạt động dạy là học sinh
b- Tính chủ thể
Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể, do chủ thể thực hiện.Chủ thể hoạt động có thể là một hoặc nhiều người…
VD Chủ thể hoạt động dạy là giáo viên
Chủ thể hoạt động học là học sinh
c-Tính mục đích
Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới ( khách thể ) và biến đổi bản thân chủ thể
VD: Mục đích hs đi học là tiếp thu tri thức, biến tri thức thành năng lực thể chất và tinh thần sau này có 1 nghề trong xã hội
d-Tính gián tiếp
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: con người gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lí ở trong đầu, qua việc sử dụng công cụ lao động
và phương tiện ngôn ngữ Nói cách khác, hình ảnh tâm lí ở trong đầu chủ thể, công
cụ lao động, ngôn ngữ giữ chức năng làm trung gian giữa chủ thể và khách thể tạo
ra tính gián tiếp của hoạt động
VD: Thợ may tác động đến vải thông qua kéo, máy may, mô hình sản phẩm, kinh nghiệm…để tạo ra sản phẩm ( áo, váy) => như vậy kéo, máy may, mô hình sản phẩm, kinh nghiệm giữ chức năng làm trung gian giữa chủ thể (Thợ may) và khách thể ( Vải) tạo ra tính gián tiếp của hoạt động
- Kết luận sư phạm cần thiết…
Câu 8 Phân tích bản chất xã hội của cảm giác, cho ví dụ minh họa
- Ở người và động vật đều có cảm giác nhưng cảm giác ở người khác xa về chất so với cảm giác của con vật, cảm giác của con người mang bản chất xã hội:
+ Đối tượng phản ánh của ảm giác ở người, không chỉ ở các sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên mà còn có cả những sự vật, hiện tượng do lao động của con người sáng tạo ra
Trang 9VD: Khi trình bày một bài viết sạch sẽ -> ta có cảm giác hài lòng
Khi may được cái áo đẹp -> ta có cảm giác hài lòng
+ Cơ chế sinhlí của cảm giác ở người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ 1 mà còn cả hệ thống tín hiệu thứ 2 Vì vậy cảm giác của con người phong phú hơn.VD: Khi kim tiêm vào da thường rất đau nhưng mẹ nói không đau đâu như kiến đốt nên ta thấy không đau lắm
+ Cảm giác của con người còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lí cao cấp khác như xúc cảm, tình cảm, tâm trạng
VD Khi ta vui, ăn có cảm giác ngon hơn
+ Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục
VD: Người thợ nhuộm phân biệt được 60 màu đen
Câu 9 Trình bày quá trình ghi nhớ Làm thế nào để ghi nhớ tốt ?
- Trí nhớ: là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng gồm quá trình ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện ở trong óc cái
mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây
1 Quá trình ghi nhớ
a Định nghĩa:
- Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết ấn tượng của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não, là quá trình hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới với tài liệu
cũ, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau
b Các loại ghi nhớ
- Căn cứ vào tính chất và mục đích, quá trình ghi nhớ thường diễn ra theo 2 hướng
+ Ghi nhớ không chủ định
+ Ghi nhớ có chủ định
Trang 10b1 Ghi nhớ không chủ định
- Định nghĩa: là loại ghi nhớ mà con người không đặt trước cho mình mục đích, nhiệm vụ phải ghi nhớ và không dùng 1 phương pháp, biện pháp nào để ghi nhớ mà tự nhiên khắc nhớ
- Những tài liệu được con người ghi nhớ không chủ định thường liên quan đến nhu cầu hứng thú, tình cảm, lợi ích của cá nhân
- Ưu điểm: nhớ nhanh, nhớ lâu, tốn ít sức lực và thời gian
b2 Ghi nhớ có chủ định:
- Định nghĩa: là loại ghi nhớ theo 1 mục đích đã đặt ra từ trước, nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của ý chí cũng như phương pháp, thủ thuật ghi nhớ xác định
- Ghi nhớ có chủ định được thực hiện bằng 2 phương pháp:
+ Ghi nhớ máy móc
+ Ghi nhớ logic
* Ghi nhớ máy móc
- Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản đơn
- Ghi nhớ máy móc thường trong các trường hợp sau:
+ Là không hiểu hoặc không chịu tìm hiểu nội dung của tài liệu
+ Do yêu cầu phải trả lời đúng từng câu từng chữ trong SGK
+ Các phần của tài liệu rời rạc không có quan hệ logic với nhau
- Trong cuộc sống ghi nhớ máy móc nên sử dụng trong các trường sau: ghi nhớ Số điện thoại, ngày, tháng năm sinh, công thức
* Ghi nhớ ý nghĩa( ghi nhớ logic)
- Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ logic của các bộ phận tài liệu đó
- Là loại ghi nhớ dựa trên sự ghi nhớ, phân tích nắm vững nội dung của vấn
đề ghi nhớ
- Ghi nhớ ý nghĩa gắn liền với tư duy tưởng tượng