● Tại sao chính phủ liên bang và chính quyền các tỉnh lại lo lắng về sự thâm hụt, và điều này có ảnh hưởng gì đến đời sống hàng ngày?[1] 2 Các Yếu tố chính của Kinh tế Vĩ mô Chúng tôi s
Trang 1Chương 1: Những Yếu tố chính của
Kinh tế Vĩ mô
Harvey B King
Trong phần này chúng ta nghiên cứu về kinh tế vĩ mô
● Bạn đã được giới thiệu về kinh tế vĩ mô trong cuốn Kinh tế học 100, ở nhiều mức độ và trong nhiều khía cạnh khác nhau
● Ở đây chúng tôi đi vào tiêu chuẩn hoá những cơ sở của các bạn
● Chúng ta sẽ bắt đầu từ Phần I với sự giới thiệu về các biến kinh tế vĩ mô, và cách chúng được xác định, và những gì chúng chỉ ra cho chúng ta
● Tiếp đó chúng tôi sẽ nói về mô hình tổng cầu, tổng cung cơ bản mà rất nhiều trong số các bạn đã biết đến ở trong cuốn Kinh tế học 100
● Trong Phần II, chúng ta sẽ đi vào chi tiết điều gì quyếtt định đến tổng cầu ? chúng ta sẽ xem xét thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, và nền kinh tế quốc tế một cách chi tiết hơn, bao gồm chính sách tiền tệ và tài chính
● Trong Phần III, chúng ta sẽ đi chi tiết về thị trường lao động, thất nghiệp và tổng cung Điều này sẽ giúp chúng ta có được một mô hình kinh tế vĩ mô đầy đủ ở Chương 12, và chúng ta có thể sử dụng nó để xem xét các cú sốc kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô với sự chi tiết ở chương 14
Trang 2● Những nhấn mạnh của chúng tôi trong khoá học này là phát triển các công cụ kinh tế vĩ mô, qua đó chúng ta có thể hiểu được những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện tại của Canada và đưa ra những giải pháp khả thi
1 Định nghĩa kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế học vi mô, chúng ta tìm hiểu về hoạt động của những người đưa ra các quyết định cá nhân như là hộ gia đình và những doanh nghiệp trong những thị trường riêng rẽ
● Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta nghiên cứu về nền kinh tế một cách toàn bộ - chúng ta nghiên cứu hoạt động kinh tế một cách tổng thể
● Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta sẽ nhấn mạnh đến những đơn vị đưa ra quyết định lớn hơn - những hoạt động của TẤT CẢ những người tiêu dùng hoặc của TẤT CẢ những người lao động
● Bên cạnh đó, thay vì tập trung vào các giá cả riêng rẽ, chúng ta sẽ nghiên cứu tất
cả các giá cả (mức giá trung bình)
● Và thay vì tâp trung vào sản xuất và bán ra trong một thị trường nhất định, chúng ta sẽ nghiên cứu tổng sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, gọi là Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP)
Các vấn đề kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của các cá nhân nói chung
● Chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về điều gì tạo nên sự thất nghiệp, và tại sao nó lại trở nên cao hơn tại nhiều thời điểm khác nhau
Trang 3● Chúng ta có thể tìm hiểu xem điều gì tạo nên sự tăng trưởng của tổng thu nhập quốc dân, và điều gì tạo nên sự suy giảm trong thu nhập quốc dân như là trong giai đoạn những năm đầu của thập kỷ 90
● Một thanh sô cô la giá 10cent năm 1950, nhưng giá 1 đô la ngày nay - tại sao giá
cả lại tăng lên như thế?
● Tại sao chính phủ liên bang và chính quyền các tỉnh lại lo lắng về sự thâm hụt,
và điều này có ảnh hưởng gì đến đời sống hàng ngày?[1]
2) Các Yếu tố chính của Kinh tế Vĩ mô
Chúng tôi sẽ bắt đầu phân tích với những biến kinh tế vĩ mô cơ bản và yếu tố đặc định xung quanh các biến này
a) Thất nghiệp
Một biến mà tôi chắc chắn bạn quan tâm - bạn sẽ có được một công việc sau khi tốt nghiệp?
Chúng ta sẽ tìm hiểu về thất nghiệp và thị trường lao động chi tiết hơn ở chương
10, và chúng tôi bắt đầu với một khái niệm cơ bản và một vài yếu tố đặc định đơn giản:
● Số dân ở độ tuổi lao động bao gồm những người ở và trên tuổi 15[2]
● Dân số được phân chia thanh người người thuộc lực lượng lao động và những người không thuộc lực lượng lao động
● Những người thuộc lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm và những người không có việc làm
Hình 1 dưới đây chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp ở Canada gần đây
Trang 4Hình 1 Tỷ lệ Thất nghiệp ở Canada năm 1975-1979[3]
Bạn đã thấy rằng tỷ lệ này biến động rất mạnh Nếu so sánh với thất nghiệp ở Hoa
Kỳ, thì chúng ta thấy rằng chúng có mối liên hệ gần gũi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ thấp hơn rất nhiều - khoảng 4.5% năm 1999 Một trong những mục tiêu của chúng tôi là giải thích sự biến động, và sự khác nhau giữa tỷ lệ của Canada và Hoa Kỳ Một trong những yếu tố thú vị về những năm 1990 là sự giảm xuống nạn thất nghiệp ở Canada sau thời kỳ khủng hoảng 1990-91, so với Hoa Kỳ Tuy nhiên, với tỷ lệ thất nghiệp tháng Mười hai năm 1999 là 6.9%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm, chúng ta cuối cùng cũng cạnh tranh được với thành công của nước Mỹ
b) GDP thực tế - Tăng trưởng và Những biến động
Một trong những điều chúng ta luôn quan tâm là liệu rằng các cá nhân hoặc tổ chức có thể có được điều kiện tốt hơn trong tương lai hay không
● Có rất nhiều cách thức khác nhau để đánh giá về điều kiện kinh tế có tốt hay không, bao gồm trình độ giáo dục, chăm sóc y tế, môi trường sống, nhà ở, việc sử dụng các tiện nghi như máy tính hoặc VCR .v.v
● Chúng ta cũng có thể tập trung vào một phương pháp thực dụng hơn, đó là tổng sản phẩn của nền kinh tế tính trên một năm, được biết đến với là Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP)
Trang 5● GDP là một biện pháp để xác định tổng thị giá của toàn bộ hàng hoá dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia
● GDP thực tế nhằm kiểm soát những tác động của lạm phát bằng cách sử dụng các giá cả của một năm nào đó
Chúng ta sẽ nói về việc GDP thực tế được tính như thế nào trong phần tiếp theo,
và một vài sai lầm trong những cách tính toán này Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào những dữ liệu có được ở Canada, trong Hình 2
● Hình 2 chỉ ra GDP thực tế của Canada từ năm 1981, cùng với đường chiều hướng biểu diễn mức tăng trưởng bình quân của GDP trong khoảng thời gian này
● Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng GDP thực tế không tăng lên theo một đường thẳng, mà nó có xu hướng biến động xung quanh đường chiều hướng
● Chu kỳ kinh tế có tính giai đoạn nhưng vẫn biến động bất thường trong hoạt động của nền kinh tế
● Nếu chúng ta so sánh với Hình 1, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ rõ ràng giữa chu kỳ kinh tế trong GDP thực tế và những biến động trong tỷ lệ thất nghiệp
● Khi tăng trưởng GDP thực tế âm, thu nhập thực tế giảm xuống, và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng Trong tình huống này, chúng có một sự suy thoái.[4]
● Những ví dụ trong những năm gần đây bao gồm sự khủng hoảng rõ ràng năm
1982, và sự khủng hoảng ở mức độ nhẹ hơn vào năm 1990-91
● Cuối cùng, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng, GDP thực tế tăng lên, và thất nghiệp bắt đầu giảm xuống, và tình hình giống như hiện tại
Trang 6Trong kinh tế học vĩ mô, chúng tôi cố gắng giải thích điều gì làm cho nền kinh tế tăng trưởng và chu kỳ kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm mà chúng tôi
sẽ đề cập đến trong Kinh tế học 302, ở phần cuối của cuốn sách này chúng tôi sẽ
đề cập đến chu kỳ kinh tế
Khi bài báo ?Thu nhập tăng lên vì nền kinh tế trên đà tăng trưởng? đăng trên tờ Globe and Mail, thập kỷ đau thương của những năm 1990 cuối cùng dường như cũng đã chấm dứt Một trong những câu hỏi của chúng ta trong khoá học này là liệu rằng chính phủ đã cải thiện những điều này bằng một chính sách phù hợp hay chưa ? có phải họ đã làm giảm những biến động trong thất nghiệp và GDP thực tế hay không?
c) Lạm phát
Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ tỷ lệ thay đổi trong chi phí sinh hoạt[6]
Lạm phát thường được tính theo tỉ lệ thay đổi của Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI):
Trang 7● Mức giá bình quân được xác định bằng Chỉ số giá, đó là bình quân gia quyền của giá cả trong nền kinh tế Canada
● Chỉ số giá được sử dụng phổ biến nhất là Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI), chỉ số này xác định chi phí để mua một lượng hàng hoá mà một hộ gia đình trung bình ở Canada, so với lượng hàng hoá đó trong năm cơ sở 1992
Hình 3 chỉ cho chúng ta thấy lạm phát ở Canada trong hơn hai thập kỷ qua Chúng
ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ này giảm đáng kể trong giai đoạn này Mục đích của chúng ta là tìm hiểu điều gì gây nên lạm phát, và tìm hiểu xem làm thể nào để một chính sách của chính phủ có thể đạt được thành công trong việc giảm lạm phát Hình 3 Lạm phát (1975-1999)[7]
d) Giải thích về Thất nghiệp, Chu kỳ Kinh tế, và Lạm phát
Hiện nay chúng ta có một vài khái niệm cần được giải thích Một trong những mục tiêu chủ yếu của kinh tế học là giải thích thực tế chứ không phải là mô tả chúng
Để giải thích điều gì gây nên tăng trưởng, chu kỳ, lạm phát, chúng ta cần một mô hình kinh tế vĩ mô Mô hình hoặc những mô hình như vậy tạo cho chúng ta cơ sở giúp cho chúng ta hiểu được những hiện tượng khác nhau trong thực tiễn Trong cuốn Kinh tế học 202, chúng tôi xây dựng một mô hình tổng cung, tổng cầu cơ
Trang 8bản, và với hy vọng là sẽ có ích trong việc giải thích các hiện tượng đặc thù, và cho phép chúng tôi trả lời câu hỏi là liệu rằng những hoạt động của chính phủ có thể làm ổn định nền kinh tế hay không
3) Ổn định hoá nền kinh tế
Nhà nước có hai công cụ chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản
● Chính sách tài chính được đưa ra bởi Chính quyền liên bang (và đôi khi là chính quyền cấp tỉnh), và bao gồm nhiều mức độ khác nhau về việc mua vào các hàng hoá và dịch vụ của chính phủ và trong các mức độ thuế để tác động lên nền kinh
tế (Lưu ý rằng điều này khác với chính sách kinh tế vĩ mô như là thay đổi tỷ suất thuế toàn bộ để tác động lên toàn bộ thị trường.)
● Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Ngân hàng Canada, và liên quan đến nhiều mức độ khác nhau của việc cung ứng tiền tệ và các mức độ của tỷ lệ lãi suất
Trang 9● Làm giảm thâm hụt ngân sách hiện thời đến mức hiệu quả để giảm bớt những chi phí vay nợ quốc tế
Những mục tiêu của tăng trưởng GDP thực tế, ổn định chu kỳ kinh tế, và duy trì thất nghiệp ở mức tự nhiên là một sự liên hợp (cộng sinh)
● Tập trung vào tăng trưởng GDP thực tế là một mục tiêu chính sách chủ đạo, còn lạm phát là phần bổ trợ kia
● Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng GDP thực tế lại xung đột với mục tiêu lạm phát trong ngắn hạn
Kinh tế học có một mục tiêu đồng nhất của lý thuyết cơ sở mà hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý, một mục tiêu mà chúng tôi sẽ phát triển trong khoá học này
● Tuy nhiên, ngay cả khi mục tiêu đó được chấp nhận trong các lý thuyết kinh tế,
và thậm chí chúng ta đồng ý về các mục tiêu, và chúng ta có một vài ý tưởng về những công cụ của chính sách ổn định hoá, các nhà kinh tế học vĩ mô vẫn bất đồng
về phương pháp phù hợp để đạt được sự ổn định về kinh tế
● Lý do cơ bản là có hai trường phái quan điểm, trong đó có sự bất đồng về việc cách vận hành của một số yếu tố trong nền kinh tế, do đó các chính sách kinh tế vĩ
mô khác nhau sẽ đạt được mức độ thành công khác nhau
4) Các Trường phái Kinh tế học Vĩ mô
Có hai trường phái lớn về kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học Keynes mới
Các nhà kinh tế học Tân cổ điển bao gồm rất nhiều trường phái phụ Tuy nhiên, họ
có một số quan điểm cơ bản tương đồng:
Trang 10● Nền kinh tế có xu hướng vận hành ổn định mà không có sự điều tiết của chính phủ, sự cân bằng của nó là do tự điều chỉnh
● Nền kinh tế có xu hướng tạo ra việc làm đầy đủ cho mọi người mà không có sự can thiệp của nhà nước, sự can thiệp của nhà nước thường làm xấu đi tình trạng của nền kinh tế
● Do đó, họ đi đến kết luận rằng sự can thiệp tối thiểu của nhà nước là điều tốt nhất, chỉ hạn chế một vài quy tắc cơ bản như cân bằng ngân sách ở mức trung bình, duy trì sự tăng trưởng ở mức độ có thể quyết định trước được v.v
● Những nhà kinh tế này thường được gọi là những người theo phái trọng tiền
Những nhà kinh tế học Keynes mới tin rằng nền kinh tế không thể tự nó vận hành tốt được
● Không giống như các nhà kinh tế học tân cổ điển, các nhà kinh tế học Keynes mới thường lập luận rằng thị trường lao động và những thị trường khác không tự động điều chỉnh đến hệ cân bằng, nhưng thay vào đó nền kinh tế có thể gặp đình trệ tại một điểm thất nghiệp cao, trong một thời gian dài, trừ phi có sự can thiệp của nhà nước,
● Do đó, các nhà kinh tế học này muốn thực hiện tác động tích cực đến nền kinh
tế, và lập luận rằng nhà nước nên chú ý điều tiết nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chính sách tài khoá và tiền tệ để cho nền kinh tế đó có thể tạo việc làm đầy đủ cho mọi người
Một trong những công việc của chúng tôi trong khoá học này là giới thiệu tới các bạn điều cốt yếu về lý thuyết mà cả hai trường phái đều có được sự đồng thuận
● Sự thống nhất này là rất quan trọng trong việc thảo luận về những mô hình của tổng cầu trong Phần II
Trang 11● Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu với các bạn trong Phần III các quan điển khác nhau về thị trường lao động và tổng cung của hai trường phái
Chúng ta cũng sẽ xem xét sự xung đột quan điểm về cách thức nền kinh tế vận hành và việc thực hiện chính sách ổn định
● Một trong những công việc của các bạn là hiểu được những yếu tố phổ biến trong những mô hình này, cũng như là sự khác nhau, và tại sao lại có sự khác nhau này
● Những mô hình này không chỉ là sự khác nhau về quan điểm, như là việc xem Coke và Pepsi thứ đồ uống nào ngon hơn
● Đó là sự khác nhau về nhận thức dựa trên những quan điểm khác nhau về các yếu tố của nền kinh tế, hy vọng một ngày nào đó sẽ được quyết định bằng những quan sát kinh nghiệm và cải tiến trong hiểu biết của chúng ta về nền kinh tế, giống như nhiều sự khác nhau khác đã được giải quyết
Tuy nhiên trước khi chúng ta bắt đầu với những mô hình này, chúng tôi muốn thảo luận sơ qua về phương pháp và sự quan sát hoạt động kinh tế vĩ mô trong phần tiếp theo
[2] Thực tế loại trừ những người trong quân đội, trong tù và những tổ chức khác, những người sống trong những lãnh thổ tự trị và sống ở hải ngoại
[3] Trích từ dữ liệu CANSIM của Thống kê Canada, cuống D980745
[4] Về mặt kỹ thuật, chúng ta thường nói rằng sự suy thoái xảy ra khi chúng ta có tăng trưởng kinh tế âm trong 2 quý, mỗi quý là 3 tháng
Trang 12[5] Trích từ dữ liệu CANSIM Thống kê Canada, quyển D14872 [6] Nếu mức độ thay đổi là âm, thì chúng ta gọi là giảm phát [7] Trích từ dữ liệu CANSIM Thống kê Canada, cuốn P100000
Trang 13Chương 2: Xác định Hoạt động Kinh tế
Harvey B King
Trong phần này, chúng ta sẽ đi lướt qua về quan điểm có tính chất mô tả về nền kinh tế - nhiều trong số này được tổng hợp từ cuốn Kinh tế học 100
1 Một số định nghĩa quan trọng
Có một số khái niệm chúng ta cần nhắc đến khi nghiên cứu chương này:
● Dòng (lưu lượng) là một biến xác định tỷ lệ trong một khoảng thời gian - ví dụ như lưu lượng nước chảy qua một vòi nước trong một giờ đồng hồ
● Số lượng (vốn) là một biến xác định tổng số trong một khoảng thời gian cụ thể - ví dụ như tổng lượng nước có trong bồn nước sau khi đóng vòi
● Như trong ví dụ của tôi đã chỉ ra, lưu lượng và số lượng có mối liên qua như sau: một lưu lượng = D số lượng
Ví dụ kinh điển về kinh tế của mối quan hệ này là mối quan hệ giữa số lượng tài sản và dòng đầu tư
● Tài sản là vốn bao gồm nhà xưởng, công trình, trang thiết bị, hàng tồn kho, v.v
● Đầu tư là việc mua mới những tài sản trên - điều này đôi khi còn được gọi là tổng đầu
tư
● Một số tài sản này bị hao mòn đi qua từng năm, hay là khấu hao
● Đầu tư ròng = Tổng đầu tư - Khấu hao = thay đổi trong vốn tài sản
Trang 14Có một số dòng (luồng tài sản) kinh tế vĩ mô quan trọng mà chúng ta sẽ xem xét trong chương này
● Sản lượng là tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nền kinh tế tính theo một năm - chúng ta thường chú ý đến như là Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP)
● Thu nhập là tổng thanh toán được thực hiện cho các dịch vụ của các yếu tố của sản phẩm tính trong một năm
● Chi phí là giá trị của việc mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng trong một năm của các
hộ gia đình, doanh nghiệp, cũng như xuất khẩu trừ đi nhập khẩu
Chúng ta cú ý đến những giao dịch cuối cùng - sản xuất/chi tiêu của hàng hoá và dịch vụ cho việc sử dụng sau cùng
● Những giao dịch trung gian là việc mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho việc sử dụng ở giai đoạn sau đó của quá trình sản xuất
● Ví dụ như công ty Ford có thể mua cần gạt kính từ một nhà sản xuất lẻ để sử dụng cho việc sản xuất một chiếc xe tải
● Việc sản xuất/ bán các xe tải sẽ là giao dịch cuối cùng, nhưng không phải là việc mua các cần gạt kính - chúng tôi không muốn đưa cần gạt kính vào những tính toán này, bởi vì như thế sẽ tính giá trị của nó đến hai lần, lần thứ nhất với tư cách là một giao dịch trung gian, và lần thứ hai khi nó là một phần của xe tải
2) Vòng luân chuyển của Thu nhập và Chi tiêu
Để bắt đầu, chúng ta sẽ có một mô tả về nền kinh tế, và mô tả về cách thức trong đó dòng đầu tư và tiết kiệm tương tác với dòng thu nhập và tiêu dùng trong vòng luân chuyển để xác định tổng sản phẩm = tổng thu nhập = tổng chi tiêu
Trang 15Có bốn yếu tố kinh tế (các doanh nghiệp, các hộ gia đình, chính phủ, và phần còn lại của thế giới), hoạt động trong ba thị trường chính (thị trường hàng hoá, thị trường yếu tố sản xuất, và thị trường tài chính) Những hoạt động kinh tế này liên quan đến dòng vốn thực
và dòng tiền tệ Hình 1 dưới đây, một mô hình của vòng luân chuyển của thu nhập và chi tiêu, chỉ ra dòng tiền tệ từ những giao hoạt động này
Các hộ gia đình
Các hộ gia đình sở hữu các tài nguyên của nền kinh tế (các yếu tố sản xuất) - lao động, vốn, đất đai, khả năng kinh doanh - và bán hoặc cho thuê những tài nguyên này trong thị trường tài nguyên, và sẽ nhận được một khoản thu nhập (Y) từ những doanh nghiệp
● Họ sử dụng một phần thu nhập để mua các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ (C) từ các doanh nghiệp trong thị trường hàng hoá
● Họ tiết kiệm (S) một phần thu nhập của họ để chi tiêu trong tương lai, hưu trí v.v bằng cách gửi tiền của họ vào ngân hàng, thị trường chứng khoán,v v trong thị trường tài chính.[1]
● Họ trả thuế (T) cho chính phủ, lượng ròng của những khoản thanh toán chuyển đổi từ chính phủ (như bảo hiểm công việc, v.v )
Trang 16Các doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải trả thu nhập (lương và tiền công, thuê tài sản, thanh toán lãi suất, cổ tức, v.v.) cho các hộ gia đình vì các yếu tố sản xuất trong thị trường tài nguyên
● Họ nhận được khoản thu từ bán hàng hoá và dịch vụ:
Hàng tiêu dùng (C) cho các hộ gia đình,
Đầu tư hàng hoá (I) cho các doanh nghiệp,
Chính phủ mua các hàng hoá và dịch vụ (G) cho chính phủ
Xuất khẩu cho phần còn lại của thế giới (EX),
Cộng với việc họ nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới (IM)
● Họ mua từ thị trường tài chính để hỗ trợ cho việc mua hàng hoá đầu tư như là nhà máy, phương tiện vận tải, máy tính,v.v
● Những doanh nghiệp cũng phải trả các khoản thuế, nhưng chúng ta đặt ra ngoài mô hình trên để cho đơn giản
Chính phủ
Yếu tố này bao gồm chính phủ liên bang, chính quyền cấp tỉnh, cũng như cấp đô thị
● Chính phủ thu các khoản thuế từ hộ gia đình và doanh nghiệp
● Chính phủ thanh toán các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp và các khoản thanh toán chuyển đổi (như là trợ cấp người cao tuổi hoặc bảo hiểm nghề nghiệp hoặc phúc lợi) cho các cá nhân.[2] Chúng ta tách những khoản thanh toán này từ khoản thu thuế để có một khái niệm thuế ròng (T), với nó chúng ta có thể thấy được dòng tiền từ các hộ gia đình đến chính phủ
Trang 17● Chính phủ mua hàng hoá và dịch vụ từ các doanh nghiệp, chúng ta thường gọi là mua sắm chính phủ (G), điều này dẫn đến một dòng tiền chảy vào các doanh nghiệp
● Nếu chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thuế thu được, thì họ sẽ bị thâm hụt ngân sách, và như vậy họ phải mượn tiền từ thị trường tài chính Do đó chúng ta thấy có một dòng tiền chảy từ thị trường tài chính vào chính phủ.[3]
Phần còn lại của thế giới
Những người nước ngoài mua hàng hoá và dịch vụ của chúng ta, số lượng xuất khẩu (EX) Họ phải trả cho chúng ta một khoản tiền, dẫn đến một dòng tiền được chỉ ra trong hình vẽ
● Những người nước ngoài bán cho chúng ta các hàng hoá và dịch vụ, nhập khẩu của chúng ta (IM) Do đó chúng ta phải trả cho hẹ, dẫn đến có một dòng tiền như trong hình
Chúng ta có thể chú ý rằng tiền đang luân chuyển liên tục trong nền kinh tế, khi các tác nhân thực hiện các hoạt động của họ Bạn sẽ nghĩ rằng làm sao những hoạt động của các bạn trong một năm nào đó có nằm trong dòng vốn này hay không:
● Ngay bây giờ bạn đang mua một dịch vụ giáo dục trong thị trường hàng hoá và dịch vụ
● Cuối ngày hôm này, bạn sẽ đến nơi làm việc bán thời gian và bán tài nguyên sức lao động của bạn vào thị trường tài nguyên
● Trong năm trước đó, bạn có thể đã vay một khoản vốn từ thị trường tài chính để trang trải cho việc học tập của các bạn
Trang 18Một số biểu thức kinh tế quan trọng
Dòng luân chuyển giúp chúng ta hiểu làm sao để nhận thấy và xác định tổng sản phẩm hay GDP của một nền kinh tế
● Việc sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp, những người trả thu nhập cho các yếu tố sản xuất (Y) để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ để bán cho người tiêu dùgn (tiêu dùng (C)), cho các doanh nghiệp khác (chi phí đầu tư (I)), cho chính phủ (G) và cho phần còn lại của thế giới (EX - IM)
● Doanh số bán ra của doanh nghiệp bằng với tổng chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, bởi vì chúng là hai vế của cùng một giao dịch.[4]
● Toàn bộ chi tiêu này được gọi là Tổng chi tiêu (E), và trong dòng luân chuyển
● Điều này cho phép chúng ta có được đẳng thức cơ bản từ dòng luân chuyển:
Trang 19● Từ khu vực hộ gia đình, chúng ta có thể thấy rằng các hộ gia đình phân bổ thu nhập của
họ vào tiêu dùng, thuế và tiết kiệm:
● Chúng ta sẽ dùng những đẳng thức (2), (3) và (4) trong những phân tích sau này
3) Xác định hiện trạng của nền kinh tế
Các nhà thống kê ở Canada cố gắng xác định GDP ở Canada như là một phương pháp xác định hiện trạng của nền kinh tế
● Họ muốn thực tế xác định sản xuất một các trực tiếp, nhưng điều này thường khó thực hiện, do đó họ xác định GDp theo hai cách khác nhau, dựa trên ý tưởng từ dòng luân chuyển rằng thu nhập = tổng sản phẩm = tổng chi tiêu
● Các nhà thống kê Canada xác định GDP bằng cách sử dụng phương pháp thu nhập yếu
tố, bằng cách sử dụng tổng thu nhập nội địa bởi các yếu tố sản xuất (bao gồm chủ doanh nghiệp) trong một năm - đây là một ước đoán về tổng số của dòng thu nhập yếu tố của hộ gia đình từ doanh nghiệp
● Các nhà Thống kê ở Canada cũng xác định GDP bằng phương pháp chi tiêu, bằng cách
dự tính tổng lượng tiền chảy vào doanh nghiệp từ việc bán hàng hoá và dịch vụ của họ (C + I + G + EX - IM)
Trang 20Sử dụng hai phương pháp này, và thực hiện việc sửa chữa các lỗi trong quá trình xác định, các nhà Thống kê Canada có được một ước đoán khả quan về tổng sản phẩm thực tế trong nước trong một năm
● Sau đó họ tiến hành chỉnh sửa lại theo mức lạm phát, để đạt đến GDP thực tế
● Nếu chúng ta quan tâm đến hiện trạng kinh tế của người dân Canada nói chung, thì chúng ta có thể chia GDP thực tế theo dân số để có được giá trị GDP thực tế theo đồng vốn
Bảng dưới đây trình bày các tính toán GDP thực tế theo đồng vốn ở Canada từ 1926 đến
Trang 21Mặc dù chúng ta thường nói rằng, cuộc sống ngày nay kém hơn một thế hệ trước đây, sử dụng GDP theo đầu người như là một cách thức để xác định hiện trạng kinh tế, bảng trên cho thấy rằng cuộc sống đã được cải thiện đáng kể so với trước đây Ví dụ như, chúng ta
có thể thấy rằng GDP thực tế theo đầu người gần gấp đôi so với năm 1966!
Để giúp các bạn hiểu được vấn đề này, hãy xem xét dữ liệu sau đây so sánh Canada năm
1997 với 1971:[6]
● Tuổi thọ của nam tăng 6.5 năm, tuổi thọ của nữ tăng 5.1 năm
● Tỷ lệ tử vong trẻ em thấp hơn rất nhiều, 5.6 trên 1,000 so với 7.9 trên 1,000 năm 1986
● Số lượng trung bình nhà mới xây cao gấp đôi
● 78% gia đình có máy giặt, so với 38% năm 1971
● 98% các gia đình có TV màu, so với 15%
● 32% các gia đình có máy vi tính, so với 0 năm 1971
● 85% các gia đình có lò vi sóng so với 0 năm 1971
● Chúng ta có thể bổ sung vào rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng khác (dàn CD, túi khí,
du lịch, v.v.)
Một loạt những luận điểm đáng lưu ý được đưa ra bởi J B DeLong của Trường Đại học California (Berkeley) trong một bài viết tựa đề "Tăng trưởng Kinh tế tăng nhanh như thế nào?", bạn có thể xem tại http://econ161.berkeley.edu/Comments/FRBSFJune1.html
● Ông lập luận rằng biện pháp tin tưởng để xác định sự tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ chỉ
ra một mức độ khá chắc chắn của tăng trưởng kinh tế được xác định bởi GDP thực trên mỗi đồng vốn
● Tuy nhiên, tuy nhiên ông lập luận rằng phương pháp này không xác định hết biện pháp chân thực để xác định tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó không tính đến một thực tế là có tồn
Trang 22tại nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, thường là giá thấp, mà mọi người trong quá khứ không muốn sử dụng
● Ví dụ như, thuốc kháng sinh cứu hàng nghìn mạng sống người dân Canada, nhưng những người sống trước năm 1955 không có cơ hội tiếp cận với loại thuốc này
● Cách đây 25 năm, nếu bạn muốn xem phim tại gia đình, bạn sẽ phải sao chép lại toàn
bộ thước phim đó với một chi phí cực lớn - nhưng hiện nay bạn có thể mua một VCR với giá 200 đô la
● Chúng ta có thể tiếp tục bổ sung rất nhiều thứ vào danh sách này - máy điều hoà, bộ lò sưởi, TV, máy tính, máy fax, v.v., những hàng hoá không có cách đây 50 năm, hoặc thậm chí trong một vài trường hợp là 20 năm
● DeLong giới thiệu một số luận điểm thú vị và những ví dụ mà tôi nghĩ là các bạn nên đọc
Chúng ta nên lưu ý rằng có rất nhiều vấn đề tiềm tàng khác sử dụng đến GDP thực tế như
là một biện pháp để xác định hiện trạng của nền kinh tế, đặc biệt là khi chúng ta muốn thực hiện những sự so sánh quốc tế
● Tìm ra một chỉ số giá chuẩn đối với GDP danh nghĩa có thể rất khó khăn giữa những nước không mua những loại hàng hoá dịch vụ giốn nhau Ví dụ như, ở Trung Quốc nhiều loại hàng hoá như là chăm sóc y tế, nhà cửa, trường học được doanh nghiệp cung cấp miễn phí, và không thể hiện được một cách trực tiếp chỉ số thu nhập
● Hơn nữa, GDP nhấn mạnh đến các hoạt động thị trường, và do đó bỏ qua nhiều hoạt động không có trên thị trường, hoặc bị ẩn dấu trong thị trường
● Cơ sở của nền kinh tế bao gồm những hoạt động có tính tội phạm và những hoạt động không được phản ánh trong báo cáo thuế để trốn thuế - những hoạt động này có thể chiếm đến 10% GDP thực tế
Trang 23● Công việc ở nhà như chăm sóc gia đình.v.v, thường không được tính đến, ngay cả khi công việc này chiếm khoảng 1/3 tổng thời gian làm việc!
● Các hoạt động nghỉ ngơi cũng không được tính đến, mặc dù những hoạt động này đáng giá đối với mọi người Ví dụ, thời gian làm việc trung bình của mỗi người Canada là 58.6 giờ trên tuần, so với 35 giờ ngày nay Sự tăng lên đáng kể về thời gian nghỉ ngơi này cũng KHÔNG được xác định trong GDP thực tế
Bổ sung vào cơ sở của nền kinh tế, thời gian làm việc gia đình và hoạt động nghỉ ngơi đã làm tăng lên những cách thức của chúng ta để xác định hiện trạng của nền kinh tế Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại (tiêu cực) chúng ta sẽ xem xét thấy rằng những hoạt động tạo ra GDP thực tế thường gây ra ô nhiễm, suy giảm tài nguyên
● Thực tế, nếu chúng ta cho phép một nhà phát triển đốn tất cả các cây trong Công viên Quốc gia Banff, điều này sẽ được ghi nhận như là sự tăng lên về GDP thực tế Tuy nhiên hầu hết mọi người đều đồng ý rằng hành động này sẽ làm cho Canada trở nên tồi tệ hơn
● Các nhà hoạt động môi trường lâu nay không hài lòng với cách thức mà GDP thực tế được sử dụng để xác định hiện trạng của nền kinh tế, bởi vì nó bỏ qua những yếu tố làm ngăn trở sự phát triển đó
● Một ví dụ có thể được nhìn thấy trong ví dụ về thảm hoạ môi trường là sự cố tràn dầu - những chi phí cho việc khắc phục sự cố đó lại làm tăng GDP thực tế!
● Một bài báo đăng trên Nhà kinh tế, với tựa đề "Một môi trường vô giá trị," ngày 18 tháng Tư năm 1998, bàn đến một số nỗ lực để tạo nên một "GDP xanh"
Cuối cùng, rõ ràng tăng trưởng kinh tế làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt hơn Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với một cái giá mà chúng ta phải trả cho việc làm nguy hại đến môi trường, cũng như những chi phí khác như là sự thay đổi không chắc chắn và nhanh chóng trong nghề nghiệp và văn hoá mà sẽ có tác động đến những lợi ích
5) Xác định lạm phát
Trang 24Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, chúng ta quan tâm đến sức mua thực tế trong thu nhập của người dân, chúng ta quan tâm đến GDP thực tế
● Chúng ta có được GDP thực tế bằng cách tính toán GDP danh nghĩa, và sau đó xác định bằng cách sử dụng chỉ số giảm phát GDP
● Chỉ số giảm phát GDP cho chúng ta biết giá cả của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tăng lên như thế nào
● Chúng ta cũng quan tâm đến ảnh hưởng của lạm phát đối với chi phí sinh hoạt của các
hộ gia đình - chúng ta sử dung Chỉ số Giá Tiêu dùng (Consumer Price Index CPI), chỉ số này xác định giá trung bình của hàng hoá
● So với chỉ số giảm phát GDP, CPI cho chúng ta mốt cái nhìn tốt hơn về chi phí sinh hoạt của gia đình Tuy nhiên, chỉ số giảm phát GDP là cái mà chúng ta nên lưu ý, khi chúng ta muốn giải thích GDP thực tế và nền kinh tế
Tại sao lạm phát lại làm tổn hại đến nền kinh tế?
● Lạm phát gây ra những vấn đề bởi vì nó tạo nên sự thay đổi không thể dự đoán được trong giá trị của đồng tiên
● Giá trị của đồng tiền là số lượng hàng hoá và dịch vụ có thể mua được với một lượng tiền xác định
● Khi nền kinh tế trải qua lạm phát, giá trị của đồng tiền giảm xuống - bạn sẽ phải mua hàng hoá với số lượng ít hơn với cùng một số tiền so với năm trước đó
● Để minh hoạ điều này, hãy xem xét những dữ liệu dưới đây về giá cả của một thanh sô
cô la trong vòng 46 năm qua:[7]
Năm Giá một thanh Sô cô la (Cent): Số thanh mà một đô la mua
Trang 25● Bảng trên cho thẩy rằng tác động cộng dồn của lạm phát trong giai đoạn này, cũng như
hệ quả là đồng đô la giảm trị tương ứng - sức mua của nó ở năm 1996 đã giảm đi 1/10 so với năm 1950 Nếu ông của bạn nói với bạn rằng "một đô la không có được giá trị như nó
đã từng có," thì ông bạn đang nói đến sự thật!
● Sự thay đổi về giá trị của đồng tiền sẽ gây ra những rắc rối đặc biệt nếu nó là không thể
dự đoán - nếu nó biến động từ năm này qua năm khác ở Canada trong hai mươi năm qua,
tỷ lệ lạm phát biến động từ 12.4% đến 0.2%
● Sự biến động này gây nên việc lợi và lỗ ngẫu nhiên đối với mọi người
● Sự ngẫu nhiên này có xu hướng gây bất công - ví dụ như, những người hưu trí sẽ bị lỗ trong trường hợp này
● Hơn nữa, sự ngẫu nhiên này buộc mọi người phải cố gắng bảo vệ chính họ từ lạm phát
- có một sự thay đổi về các nguồn lực như là lao động và vốn từ sản xuất đối với dự báo
về lạm phát
Trang 26● Sự thay đổi này là vô hiệu Ví dụ mà tôi thường đưa ra là hệ quả của lạm phát rất cao ở Đức trong những năm 1920, người lao động được trả lương hai lần mỗi ngày, và họ sử dụng thời gian nghỉ để tiêu những tờ séc lương Việc mất giá của đồng tiền rất nghiêm trọng, bạn không muốn giữ nó trong túi thậm chí chỉ trong vài giờ Tuy nhiên, hệ quả là
sự mất mát lớn về những nguồn lực sản xuất
Hiện nay chúng ta đã đưa ra một số biến số cơ bản đáng quan tâm, và xem xét cách chúng được xác định, và những lý do khiến chúng ta quan tâm Bây giờ, chúng ta quay lại việc xây dựng những mô hình kinh tế để giải thích điều gì quyết định đến những biến này Chúng ta sẽ bắt đầu với mô hình tổng cầu, tổng cung
[1] Các hộ gia đình thường đi vay và cho vay, phụ thuộc vào họ ở giai đoạn nào trong vòng đời Tuy nhiên về tổng thể, các hộ gia đình được xem là những người tiết kiệm
[2] Một số khoản chi phí chuyển đổi được thực hiện từ cấp chính quyền này sang cấp khác, và xuống các cá nhân Ví dụ, chính quyền liên bang chuyển tiền xuống cho cấp tỉnh
để chi tiêu vào giáo dục, y tế và những trợ cấp xã hội Các tỉnh lại chuyển tiền xuống cấp dưới hơn (đô thị) để trợ cấp xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng
[3] Nếu chính phủ thặng dư ngân sách, họ sẽ thanh toán một số khoản nợ chưa thanh toán, điều này dẫn đến có một dòng vốn chảy từ chính phủ vào thị trường tài chính
[4] Một hộ gia đình mua hàng hoá (chi tiêu), và doanh nghiệp nhận được tiền (doanh số)
[5] Nếu một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nào đó, nhưng lại giữ nó trong kho thay vì bán đi, điều này làm thay đổi trong nắm giữ hàng hoá được xem như là một phần của đầu
tư
[6] Trích từ bài viết của William Watson "Nếu tiền bạc có thể mua được hạnh phúc, thì người Canada đang hưởng thụ nó," Báo Bưu điện Quốc gia, tháng Mười một, ngày 4,
1998
Trang 27[7] Nguồn: Thống kê Canada, Chỉ số Giá Tiêu dùng, với tính toán và ngoại suy từ năm
1989 do H King thực hiện
Trang 28Chương 3: Mô hình Tổng Cung,
Tổng Cầu
Harvey B King
Ở phần trước chúng ta đã thảo luận chi tiết về cách thức kết hợp của tăng trưởng
và các chu kỳ trong thất nghiệp, lạm phát và GDP thực tế Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu một cách đầy đủ những yếu tố này, và có thể giải thích được điều gì gây nên sự tăng trưởng, những chu kỳ, và lạm phát, chúng ta cần một mô hình kinh tế vĩ mô Chúng ta đang nói về một mô hình tổng cung, tổng cầu cơ bản, một
mô hình mà chúng ta sẽ nghiên cứu xuyên suốt trong phần còn lại của khoá học này
Một mô hình kinh tế vĩ mô, như chúng tôi đã đề cập trước đó, đó là một sự trừu tượng từ thực tế
● Chúng khác xa so với hiện thực của thế giới, và chúng ta chỉ chú tâm vào những yếu tố quan trọng
● Trong bất cứ một mô hình nào cũng đều tồn tại những yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh
● Biến nội sinh là những yếu tố mà giá trị của nó được giải thích bởi mô hình của chúng ta
● Biến ngoại sinh là những yếu tố mà giá trị của chúng được quyết định ở ngoài
mô hình, và chúng được đưa vào mô hình để sử dụng
Trang 29● Nhận thức được rằng chúng ta sẽ có một mô hình với rất nhiều yếu tố, và đôi khi chúng ta phải tiếp xúc với những biến ngoại sinh ở trong mô hình này, nhưng lại là yếu tố nội sinh trong mô hình khác
● Một trong những mục tiêu chủ yếu của chúng ta trong việc xây dựng mô hình là
có thể sử dụng nó để giải thích được sự thay đổi của các biến ngoại sinh sẽ tác động lên giá trị của các biến nội sinh như thế nào
● Ví dụ như, làm thế nào mà sự suy thoái ở Hoa Kỳ (ngoại sinh) lại có thể tác động đến GDP thực tế ở Canada (nội sinh)
Những mô hình được sử đụng để giải mô phỏng và giải thích những gì diễn ra trong thực tế
● Đôi khi những mô hình này lại tỏ ra không hiệu quả, trong trường hợp đó chúng cần được bỏ đi hoặc thay thế
● Chúng "hoạt động" khi chúng có được sự khách quan trong việc giải thích quá khứ và dự đoán được tương lai, và được thể hiện bởi rất nhiều kiểm tra về mặt thống kê
Mô hình đầu tiên của chúng ta là mô hình của tổng cung và tổng cầu
● Đây là một mô hình tổng cầu cơ bản, mô hình đó bỏ qua rất nhiều yếu tố chi tiết của các thị trường phụ
● Trong những phần sau, chúng ta sẽ trở lại những thị trường phụ khác nhau đó
● Tôi biết rằng một số người trong các bạn đã nhìn thấy những tài liệu này trong cuốn Kinh tế học 100, nhưng một số vấn đề được đưa ra có thể là mới
1) Tổng Cầu
Trang 30Tổng cầu (AD: Aggregate demand) là tổng số lượng hàng hoá và dịch vụ THỰC
TẾ (Y) mà mọi người muốn mua tại một mức giá bình quân
● Đường tổng cầu chỉ cho chúng ta thấy được sự thay đổi trong mức tổng cầu với
sự thay đổi của mức giá cả, với những yếu tố ảnh hưởng khác không đổi
Tổng cầu có quan hệ mật thiết với khái niệm về tổng chi tiêu mà chúng ta đã biết trong vòng luân chuyển được nói đến ở Phần I.A
● Về cơ bản chúng ta có thể nghĩ về tổng cầu như là tổng số của tất cả các nhu cầu
ta, những thay đổi trong chi tiêu của chính phủ (chính sách tài khoá), những thay đổi trong chi tiêu của nhà đầu tư, v.v
Độ dốc của đường AD (đường tổng cầu)
Như Hình 1 chỉ ra dưới đây, đường AD có chiều đi xuống - một mức độ giá cả cao hơn có nghĩa là mức tổng cầu GDP thực tế giảm đi
Trang 31Giá cả tăng lên làm giảm tổng nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, không chỉ vì những lý do kinh tế vĩ mô thông thường, mà là vì:
● Khi mức giá tăng lên, hàng hoá của chúng ta trở nên đắt hơn so với hàng hoá thế giới - xuất khẩu của chúng ta giảm, nhập khẩu tăng lên, và YD giảm
● Khi mức giá tăng lên, nó có xu hướng làm giảm giá trị của đồng tiên, và do đó làm giảm các hoạt động chi tiêu
● Khi mức giá tăng lên, nó làm tăng tỷ lệ lãi suất, điều này cũng làm giảm chi tiêu Chúng ta sẽ quay lại với vấn đề này trong Phần II dưới đây
Sự dịch chuyển của đường tổng cầu
Hình 2 dưới đây chỉ cho chúng ta biết điều gì xảy ra khi có một sự dịch chuyển của tổng cầu (trong trường hợp này là một sự tăng lên của tổng cầu)- một lượng GDP thực tế tăng lên tại mỗi mức giá
Trang 32● Hãy luôn luôn xem xét một cách cẩn thận những thay đổi trong sự tăng lên của đường cầu đối với những yếu tố khác cạnh nó! Chúng biểu hiện khác nhau trong những thực nghiệm
Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách chi tiết hơn về những sự dịch chuyển đó trong phần
II, nhưng chúng ta có thể lưu ý rằng AD có thể dịch chuyển sang phải vì một trong những lý do sau đây:
● Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp, làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng - xem bài báo có tiêu đề "Thu nhập tăng lên khi nền kinh tế đang tiến về phía trước," Globe and Mail ngày 1 tháng Mười hai,
1999, mà tôi đã nói đến trong phần đầu của chương trình này
● Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽ làm tăng chi phí cho nhà xưởng, v.v làm tăng các chi phí đầu tư
● Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng trung ương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu
● Thu nhập của Hoa Kỳ tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta
● Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu
● Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD
2) Tổng Cung (AS: Aggregate Supply)
Trang 33Để hoàn thiện bức tranh đầu tiên của chúng ta về kinh tế vĩ mô, chúng ta cần tìm hiểu về tổng cung
● Tổng cung = tổng cung ứng của hàng hoá và dịch vụ (YS) mà nhà sản xuất muốn bán tại một mức giá tổng hợp
● Đường AS chỉ ra mối quan hệ giữa P và YS
● Vấn đề quan trọng là điều gì xảy ra đối với tổng sản lượng khi mức giá trung bình thay đổi?
● Yếu tố này quan trọng ngay cả khi chúng ta xét về ngắn hạn hoặc dài hạn
Nên nhớ lại rằng tổng cung được xác định bằng việc sử dụng các yếu tố sản xuất hay là đầu vào - lao động, vốn, đất đai và tài nguyên thiên nhiên
● Chúng ta phân biệt trong ngắn hạn và trong dài hạn, phụ thuộc vào yếu tố thị trường điều chỉnh như thế nào đối với sự thay đổi trong giá cả
● Trong ngắn hạn, chúng ta giả sử rằng giá cả là cố định, và do đó mức lương không làm thay đổi giá cả - điều này dẫn đến một sự điều chỉnh lớn về tổng cung đối với sự thay đổi về giá cả
● Trong dài hạn, chúng ta giả sử rằng những sự kỳ vọng là đúng, và do đó mức lương điều chỉnh một cách hoàn toàn đến những thay đổi trong giá cả, dẫn đến không có sự điều chỉnh nào về tổng cầu trong sự thay đổi về giá cả, mặc dầu những yếu tố như mức vốn tài sản, kỹ thuật v.v., có thể ảnh hưởng đến tổng cung
● Vấn đề quan trọng trong kinh tế vĩ mô trong nhiều trường hợp là cần bao nhiêu thời gian để nền kinh tế điều chỉnh từ ngắn hạn đến dài hạn
Tổng Cung Dài hạn
Trang 34Chúng ta gọi tổng cung dài hạn là LAS (Long-run aggregate supply)
● LAS là mối quan hệ giữa tổng cung của GDP thực tế và mức giá khi tất cả giá yếu tố sản xuất được điều chỉnh tương ứng với những thay đổi trong mức giá để cho giá yếu tố THỰC TẾ không đổi
● Sự điều chỉnh đầy đủ này có nghĩa là, ví dụ, %ΔW = %ΔP do đó mức lương THỰC TẾ (W/P) là không đổi
Kết quả là nếu mức lương tăng lên, thì giá các yếu tố cũng tăng lên một lượng tương ứng
● Hệ quả đầu tiên có nghĩa là thu nhập biên của doanh nghiệp tăng, và do đó họ muốn sản xuất nhiều hơn
● Hệ quả thứ hai là chi phí biên của doanh nghiệp tăng lên, điều đó có nghĩa là họ muốn giảm sản xuất
● Hai hệ quả này có mức độ tác động tương xứng nhau, và cân bằng với nhau, và
do đó mức giá thay đổi, và không có một sự thay đổi nào trong sản xuất thực tế các hàng hoá và dịch vụ - chúng ta có một đường AS (tổng cầu) dài hạn theo chiều thẳng đứng, đường này không bị ảnh hưởng bởi giá cả, những yếu tố khác được xem là không đổi (mặc dù nó sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như là thay đổi về công nghệ hoặc sự tăng lên về tổng lượng vốn)
● Đường AS được minh hoạ trong Hình 3 dưới đây
Trang 35Y* là một giá trị đặc biệt, là điểm chuẩn của nền kinh tế, điểm cân bằng tự nhiên dài hạn
● Y* tương ứng với việc làm đầy đủ/tự nhiên/ của mọi đầu vào, bao gồm lao động
và vốn và đôi khi được gọi là GDP đầy đủ việc làm hoặc GDP tiềm năng hoặc tỷ
Chúng ta biểu thị tổng cung ngắn hạn là SAS (short-run aggregate supply)
● SAS là mối quan hệ giữa tổng cung ứng của các hàng hoá, dịch vụ và mức giá khi chúng ta giữ nguyên giá của các yếu tố sản xuất (ví dụ mức lương không điều chỉnh)
● Sự khác nhau cơ bản trong thực nghiệm lý thuyết này là trong ngắn hạn, giá yếu
tố sản xuất không hề điều chỉnh (thay đổi), và trong dài hạn, giá yếu tố thay đổi hoàn toàn
● (Tuy nhiên, lưu ý rằng chúng ta giữ nguyên tất cả những biến khác khi chúng ta xây dựng những đường này, những biến như là công nghệ kỹ thuật, quy mô của tổng lao động, v.v )
Kết quả là trong ngắn hạn, nếu mức giá tăng lên, thì giá các yếu tố được giả định
là không đổi
Trang 36● Hệ quả thứ nhất là doanh thu biên của doanh nghiệp tăng lên, và do đó họ muốn gia tăng sản xuất
● Hệ quả thứ hai là chi phí biên của doanh nghiệp không đổi, điều đó có nghĩa là
họ muốn giữ nguyên mức sản xuất
● Hệ quả thứ nhất rõ ràng là có tác động lớn hơn hệ quả thứ hai - do đó theo giả định này, khi P tăng lên, mức lương thực tế (W/P) giảm xuống
● Khi mức giá thay đổi, có sự tăng lên về sản xuất thực tế các hàng hoá và dịch vụ
- chúng ta có đường AS ngắn hạn dốc theo hướng đi lên - khi mức giá tăng lên thì tổng cung cũng thay đổi như vậy
● Đường trên được minh hoạ theo Hình 4 dưới đây
Hình 4 Đường Tổng Cung Ngắn hạn
Hãy lưu ý rằng LAS và SAS có mối quan hệ với nhau
● Đường SAS cắt LAS tại Y = Y*
● Ở đây, W/P ở mức mà nền kinh tế có việc làm đầy đủ, và chúng ta sẽ thấy rằng đây là điểm mà nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đến nó
Sự dịch chuyển của LAS và do đó dẫn đến dịch chuyển SAS
Trang 37Bất cứ điều gì làm LAS dịch chuyển sẽ dẫn đến dịch chuyển SAS
● Ví dụ của chúng ta trong Hình 5 dưới đây cho thấy sự tăng lên về tổng lượng GDP thực tế cung ứng tại một mức giá
● Sự tăng lên này là tăng lên về tỷ lệ tự nhiên, một sự dịch chuyển trong ranh giới khả năng sản xuất
● Điều này thể hiện một sự tăng lên trong xu hướng GDP thực tế
● LAS và SAS dịch chuyển sang phải nếu
a) cung ứng các yếu tố đầu vào (L, nguyên liệu thô, K) tăng lên, hoặc
b) công nghệ được cải tiến, hoặc
c) sự thay đổi của những yếu tố khác - v.d như giảm thuế, hoặc nền kinh tế cải tổ (như ở Đông Âu)
● Chúng tôi sẽ nói về chi tiết sự tăng trưởng kinh tế đó trong Kinh tế 302
Chỉ có những dịch chuyển của đường SAS
Như Hình 6 dưới đây chỉ ra, một vài thay đổi chỉ ảnh hưởng đối với SAS - do sự khác nhau trong việc yếu tố nào làm ảnh hưởng đến mỗi đường
Trang 38SAS dịch chuyển sang trái, đi lên nếu tiền lương và/hoặc những yếu tố đầu vào khác tăng lên
● Bạn có thể nghĩ về điều này ở hai góc độ
● Sự dịch chuyển của AC cho thấy rằng nếu giá cả yếu tố (hoặc chi phí) tăng lên đối với các doanh nghiệp, nhưng doanh thu vẫn giữ nguyên, thì sản xuất sẽ giảm, SAS dịch chuyển sang trái như đã thấy
● Hoặc, sự dịch chuyển AB cho thấy rằng nếu giá cả yếu tố tăng lên đối với doanh nghiệp, họ sẽ cung ứng mức GDP thực tế không đổi chỉ khi giá cả của các yếu tố đầu ra tăng lên cùng một lượng tương ứng, do đó sự tăng lên trong chi phí cân đối với sự tăng lên trong doanh thu
● Chú ý rằng SAS dịch chuyển sang phải khi giá cả yếu tố giảm xuống
● Hơn nữa, khi giá cả yếu tố đầu vào dịch chuyển, thì không có sự dịch chuyển trong LAS - bởi vì không có sự dịch chuyển nguồn lực thực sự của xã hội
3) Hệ Cân bằng Tổng hợp
Điều này xảy ra khi tổng cung bằng tổng cầu
● Sự cân bằng xảy ra khi cầu GDP thực tế bằng với cung GDP thực tế - khi AD = SAS
AS được chỉ ra trong Hình 7 dưới đây, mức giá chung thực hiện sự điều chỉnh để chúng ta có một hệ cân bằng:
Trang 39● Nếu AD > SAS ở mức giá hiện tại (P0), thì doanh nghiệp sẽ thấy dư cầu đối với hàng hoá của họ, và giá cả bị đẩy lên, để giảm sự dư cầu, đẩy nền kinh tế đến điểm cân bằng tại PE, YE
● Nếu AD < SAS ở mức giá hiện tại (P1), thì doanh nghiệp thấy rằng họ không thể bán tất cả hàng hoá - dư cung - và họ bắt đầu giảm giá, để giảm bớt sự dư cung, đẩy nền kinh tế đến điểm cân bằng tại PE, YE
Cân bằng vĩ mô việc làm đầy đủ
Trang 40Nếu SAS = AD trên LAS, như chỉ ra trong Hình 8 dưới đây, thì chúng ta có sản lượng bằng với tỷ lệ tự nhiên, thất nghiệp bằng với tỷ lệ tự nhiên, và chúng ta có
sự cân bằng việc làm đầy đủ
● Nền kinh tế đang ở trong cân bằng dài hạn, và chúng ta đang ở điểm này, không
có một cú sốc nào nữa xảy đến