Chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu Cá sấu một cách hệ thống và đầy đủ nhất về những biểu hiện và giá trị của nó trong đời sống tinh thần của người Nam Bộ nói riêng và ngườ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hồ Thị Xuyến
CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hồ Thị Xuyến
CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn : T.S TRẦN MINH HƯỜNG
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình khoa học trên là của riêng tôi Các kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận văn
Hồ Thị Xuyến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi thành thật cảm ơn những người
đã tận tình giúp đỡ tôi
Đặc biệt để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của thầy Trần Minh Hường Thầy đã giúp tôi định hướng, hướng dẫn cách trình bày cũng như chỉ dạy thêm nhiều vấn đề khác trong quá trình hoàn thiện luận văn
Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã cung cấp những kiến thức bổ ích để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học và bài viết của mình
Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường, đến Phòng khoa học công nghệ và Sau Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất để cho tôi có thể hoàn thành luận văn này
Tp Hồ Chí Minh, năm 2014
Hồ Thị Xuyến
Trang 5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Đóng góp của luận văn 12
7 Bố cục luận văn 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13
1.1 Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ 13
1.1.1 Lược sử vùng đất 13
1.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ 15
1.1.3 Những đặc điểm cơ bản văn hóa Nam Bộ 18
1.2 Khái quát về cá sấu trong văn hóa dân gian 23
1.2.1 Vài nét về cá sấu trong văn hóa thế giới 23
1.2.2 Cá sấu trong văn hóa dân gian Việt Nam 26
1.3 Giới thuyết thêm về tình hình tư liệu 31
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ 33
2.1 Đặc điểm về hình dáng, tên gọi 33
2.2 Cá sấu – quái vật ăn thịt người 40
2.3 Cá sấu – đối tượng bị con người chinh phục, tiêu diệt 46
2.4 Cá sấu – con vật có nghĩa 58
2.5 Cá sấu – con vật vong ơn bội nghĩa 63
CHƯƠNG 3: NHỮNG MOTIF CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ 69
3.1 Một số motif cơ bản trong truyện kể dân gian về cá sấu ở Nam Bộ 69
3.1.1 Motif S ấu ăn thịt người và vật nuôi 69
3.1.2 Motif tiêu diệt cá sấu 70
3.1.3 Motif sấu cứu giúp người 71
Trang 63.2 Ý nghĩa của truyện kể dân gian về cá sấu ở Nam Bộ 73
3.2.1 Truyện dân gian về cá sấu phản ánh vẻ hoang vu của thiên nhiên và quá trình chinh phục của người dân Nam Bộ thời mở cõi 73
3.2.2 Truyện kể dân gian về cá sấu góp phần thể hiện những tính cách đặc trưng của người dân Nam Bộ 82
3.2.3 Truyện kể dân gian về cá sấu góp phần giải thích những địa danh và phản ánh tâm thức văn hóa của người dân Nam Bộ 89
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 100
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Truyện kể dân gian là một nguồn tài liệu vô cùng quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, phản ánh nhiều mặt của lịch sử, phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian người Việt Truyện kể dân gian đã có một tác động to lớn đến nhận thức của con người, nó dẫn dắt người đọc bước chân vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn dân tộc, về hiện thực đấu tranh sinh tồn chống lại thiên tai cũng như các thế lực thù địch để bảo vệ đất nước của cha ông ta thời cổ Qua truyện kể ta thấy được khát vọng yêu chuộng hòa bình, muốn chiến thắng ngoại xâm, đồng thời giúp ta hiểu rõ hơn về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một đất nước ngàn năm văn hiến
Trong đó, truyện kể dân gian Nam Bộ là một kho tài liệu vô cùng quý giá, giúp cho người đọc có thêm những hiểu biết về quá trình khẩn hoang lập ấp của ông cha ta buổi ban đầu Có thể thấy, từ buổi khai hoang lập ấp, những người dân Nam Bộ không chỉ đối mặt với những khó khăn về vật chất mà còn phải đối mặt với thú dữ tràn đầy Chính trong điều kiện khó khăn ấy đã hun đúc nên tinh thần dũng cảm, gan
dạ cho con người Nam Bộ và cũng từ đó làm nền tảng cho những câu chuyện li kì về quá trình chinh phục thiên nhiên xây dựng cuộc sống mới Những câu chuyện đánh cọp, đuổi sấu được dân gian ta truyền kể từ thế hệ này sang thế hệ khác như một minh chứng cho quá trình khẩn hoang của mình Và cũng từ đó đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm thức của người dân Nam Bộ
Ở Nam Bộ nói riêng và trên thế giới nói chung, Cá sấu là một con vật thiêng được con người suy tôn Có thể nói từ trong sâu thẳm tâm linh của người Việt ta đã tôn sùng Cá sấu, khiến Cá sấu chi phối một cách mạnh mẽ trong tín ngưỡng dân gian
Nhưng cho đến nay nhiều công trình mới chỉ nghiên cứu Cá sấu ở một mức độ nhất
định và rải rác trong một vài bài viết lẻ tẻ, tản mạn Chưa có một công trình nào đi
sâu vào nghiên cứu Cá sấu một cách hệ thống và đầy đủ nhất về những biểu hiện và
giá trị của nó trong đời sống tinh thần của người Nam Bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung
Trang 8Cư dân Nam Bộ bao đời nay đã phải vất vả, gian lao trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, biến rừng hoang cỏ rậm thành đồng ruộng bao la thẳng cánh cò bay, với vườn cây trái trĩu quả, tôm cá đầy sông Đó là những con người dũng cảm, gan
dạ, dám xuống sông hốt trứng sấu, lên rừng xỉa răng cọp, chống lại rắn rít, muỗi mòng, ma thiêng nước độc Có thể thấy rõ điều này thông qua những câu chuyện kể trong truyền thuyết Truyền thuyết ở Nam Bộ tuy ra đời muộn nhưng phản ánh khá đầy đủ quá trình chinh phục tự nhiên, đấu tranh xã hội của con người nơi đây Trong
đó truyền thuyết về các anh hùng thời mở đất là một ví dụ điển hình Đây là hệ thống truyện kể đặc sắc nhất trong truyện kể dân gian góp phần biểu dương những nhân vật anh hùng thời khai phá mà ký ức dân gian đã dành cho họ một tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
Để sinh tồn, những lưu dân Nam Bộ ngoài việc phải chống lại thời tiết khắc nghiệt, còn phải chống lại với rất nhiều ác thú Trong các loài ác thú mà những lưu dân thời khẩn hoang phải đương đầu và chống chọi với chúng nhiều nhất có lẽ là cọp
và sấu Đây là hai loài vật nguy hiểm nhất và được truyền miệng trong dân gian qua nhiều câu chuyện li ki nhất Tìm hiểu về truyện kể dân gian Nam Bộ nói chung và những câu chuyện kể về hình tượng Cá sấu nói riêng, tôi nhận thấy Cá sấu là một đối tượng khá phổ biến và có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau Đây được xem là loài vật vừa có tính hung bạo vừa rất gần gũi với đời sống vùng sông nước của người dân
trong tác phẩm văn học mà còn gợi nhắc chúng ta những điều về đời sống văn hóa, tín ngưỡng về những cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù ngoại xâm của người dân Nam Bộ trong công cuộc khai hoang lập ấp Từ những lí do trên chúng tôi chọn
đề tài “Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của luận
văn
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như chúng tôi đã nói ở phần trên, cá sấu là một loài vật đã xuất hiện rất sớm trong nền văn hóa con người Trong văn hóa người Việt, cá sấu xuất hiện trên thạp đồng Đào Thịnh và các di vật của nền văn hóa Đông Sơn khác
Trang 9Liên quan đến hình tượng này, chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ra làm hai vấn đề: Nghiên cứu về cá sấu trong văn hóa nói chung và nghiên cứu về cá sấu trong truyện kể dân gian nói riêng
2.1 Cá sấu trong văn hóa dân gian
Ở Việt Nam, cá sấu đi vào trong các câu chuyện dân gian mà hằng đêm, bà
thường kể cho cháu nghe Cá sấu được ví với những kẻ tham lam, độc ác Câu “nước
mắt cá sấu” - ám chỉ những kẻ vô lương tâm chỉ giỏi giả bộ, bắt nguồn từ đặc tính khi
ăn thịt con vật khác, nước mắt cá sấu lại lã chã rơi khóc cho con mồi
Trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, phần Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên tác giả Trần Ngọc Thêm đã nhận định: “Chim, rắn, cá sấu là những loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nước và, do vậy thuộc loại được sùng bái hàng đầu” Tác giả cho rằng, huyền thoại rồng tiên thì rồng được trừu tượng hóa từ hai loài bò sát đó là rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng sông nước Đông Nam Á Đó cũng là loài vật biểu hiện của phương Nam và phương Đông trong ngũ hành [56, tr 135-143] Thống nhất với quan điểm này, sau khi phân tích khá kỹ về sự hình thành của biểu tượng Tiên – Rồng, tác giả Trần Minh Hường trong luận án của mình đã khẳng định
cơ sở để hình thành rồng Việt Nam là sự kết hợp giữa rắn và cá sấu: “sự kết hợp giữa rắn và cá sấu để hình thành nên Rồng Việt Nam là phù hợp với điều kiện tự nhiên ẩm
ướt, nhiều sông ngòi (môi trường sinh sống của rắn và cá sấu)” [23, tr 12]
Trong bài viết Khái quát về văn hóa Việt Nam (Trích trên Báo VH – TT và
DL) cũng đã đề cập đến ngưỡng thờ cúng động vật của người Việt Nam ta Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, không thờ thú dữ như văn hóa du mục, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng Bàng tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một giống chim đẻ trứng, Rồng là sự trừu tượng hóa từ rắn và cá sấu) Rồng sinh ra từ nước và bay lên trời là biểu trưng độc đáo cho ý nghĩa của dân tộc Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Thơ khi tìm hiểu về nguyên mẫu của rồng cũng cho rằng: “Rồng hình thành từ sự kết hợp đa tài, dù vậy vẫn có thể nhận diện loài vật đặc
Trang 10trưng nhất Tiêu biểu có rồng rắn, rồng cá sấu, rồng cá, rồng ngựa, rồng hổ, rồng chó,
rồng chim, rồng thuồng luồng(giao long), rồng kì đà, rồng cáo,…” [58]
Tác giả Nguyễn Thanh Lợi có bài viết Sấu trong tâm thức dân gian của cư
dân Tây Nam Bộ, đăng trên www.vanhochoa.vn Trong bài viết này tác giả đi sâu vào
tìm hiểu nguồn gốc tên gọi cũng như những ảnh hưởng của chúng trong tâm thức của người dân Tây Nam Bộ nói riêng và các dân tộc khác trên thế giới nói chung Với mỗi một dân tộc, cá sấu có những vai trò riêng biệt trong đời sống tinh thần và trở thành đối tượng thờ cúng [34]
Còn đối với tác giả Thái Phan với bài viết Huyền thoại về cá sấu vua trên đất
cảng đăng trên Báo Hải Phòng đã nhận định rằng, cá sấu là loài vật của huyền thoại,
truyền thuyết, thi ca và những câu chuyện kinh dị mà kể từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác cũng chẳng hết
Tìm hiểu về cá sấu ở Bến Tre, bằng việc trích dẫn các nguồn tư liệu của Trịnh Hoài Đức (Gia định thành thông chí); Sơn Nam; Địa chí Bến Tre do người Pháp biên soạn… tác giả Thu Thảo một lần nữa khẳng định sự xuất hiện phổ biến của loài cá sấu ở Bến Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung Điều này có lẽ không cần phải chứng
minh thêm nữa bởi điều kiện tự nhiên của Nam Bộ và câu ca dao Dưới sông sấu lội,
trên rừng cọp um đã nói lên tất cả [54]
Nhìn chung, cá sấu là một loài vật đã xuất hiện từ rất sớm và đồng hành với văn hóa con người Mỗi quốc gia, mỗi khu vực lãnh thổ, hình tượng cá sấu có thể có những biểu trưng khác nhau, song điểm tương đồng lớn nhất của hình tượng loài vật này là biểu trưng cho quái vật dưới nước; cõi âm ty; có mối liên hệ với nguồn nước
và các hiện tượng thời tiết báo mưa Đây cũng là những nét tương đồng lớn của cá sấu và rắn trong văn hóa dân gian nói chung
2.2 Cá sấu trong truyện kể dân gian
Nam Bộ là vùng đất mới với đầy rẫy những khó khăn, thách thức mà những con người nơi đây phải đối mặt Trong những khó khăn của buổi đầu lập nghiệp thì việc ứng phó với thú dữ hại người là một trong những việc làm được ưu tiên hàng đầu Có thể nói, chính vì những khó khăn ấy mà nguồn truyện dân gian về hai loài ác
Trang 11thú cọp và sấu chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức dân gian của người Nam
Bộ, đặc biệt là loài cá sấu hung ác
Có thể thấy một điều, sấu và cọp là hai loài vật hung ác được người dân phản ánh một cách nhiều nhất, xét về số lượng thì nguồn truyện về cá sấu không phong phú bằng truyện kể về cọp nhưng nó có một đóng góp quan trọng trong việc phản ánh những khó khăn của những lưu dân Nam Bộ buổi đầu khai hoang, lập ấp Qua việc bắt sấu, diệt sấu cho ta thấy được sức mạnh tinh thần của những con người cần lao nơi vùng đất mới
Công trình Nghìn năm bia miệng (gồm có hai tập), do Huỳnh Ngọc Trảng và
Trương Ngọc Tưởng sưu tầm và biên soạn đã dành một sự quan tâm đặc biệt đến nguồn truyện về cọp và cá sấu, trong đó có sáu truyện kể về cá sấu Trong đó, tác giả nhận định: “Truyện kể về thú dữ (cọp, rắn, cá sấu, ) có thể coi là một tập hợp truyện đặc sắc chiếm giữ một vị trí lớn lao trong kí ức của người dân Nam Bộ” [66, tr 13] Tác giả nhận định “Thú dữ là những thế lực cản trở công việc khẩn hoang và thường xuyên gây hại cho con người Do vậy những người lưu dân đến xứ này muốn tồn tại
và phát triển thì phải tìm cách đối phó ( ) Nói chung, việc đấu tranh chống thú dữ của người khai hoang là còn ở thế chưa ngang sức ” [66, tr 15]
Tiếp cận đối tượng cá sấu từ góc độ truyện kể dân gian đáng chú ý có công trình Truyện dân gian về sấu và cọp ở đồng bằng Sông Cửu long, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Cần Thơ, 2009 của Trương Thu Trang Trong công trình này tác giả tiếp cận
tự đơn vị truyện, phạm vi đề tài cũng khá rộng, tác giả chỉ nhắc đến các truyện kể về
hổ và cá sấu trong mối quan hệ với việc chinh phục tự nhiên của người dân Nam Bộ trong thời kỳ mở đất Do vậy mà tính hình tượng sấu chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt
Ngoài những công trình trên, cho đến nay, chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về hình tượng cá sấu với tư cách là một hình tượng văn học Trên
cơ sở kế thừa các ý kiến, quan điểm và những thành tựu của các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu hình tượng cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ với những đặc điểm chuyên biệt và những ảnh
Trang 12hưởng của nó đến cuộc sống của người dân trong quá trình khẩn hoang lập ấp Từ đó góp một nét nhìn hoàn thiện hơn về cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chọn Cá sấu và những biểu hiện của Cá sấu trong truyện kể dân gian
Nam Bộ làm đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu các truyện kể dân gian về cá sấu chủ yếu qua các công trình:
1 Nguyễn Trọng Báu - Thạch Xuân Mai (sưu tầm và biên soạn) (2009), Truyện
c ổ Khơ me, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
2 Chu Xuân Diên (CB) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, Nxb Tp.HCM
3 Nguyễn Hữu Hiếu (1997), Nam Kỳ cố sự (Chuyện kể Nam Bộ), Nxb Đồng
Tháp
4 Khoa Ngữ Văn, Đại học Cần Thơ (1997), Văn học dân gian Đồng bằng sông
C ửu Long, Nxb GD
5 Huỳnh Công Tín (chủ biên) (2006), Văn học dân gian An Giang, phần Truyện
kể dân gian, (tài liệu sưu tầm), Công trình NCKH cấp Tỉnh
6 Nguyễn Phương Thảo (1994), Huyền thoại miệt vườn, Nxb VH – TT
7 Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khmer Nam Bộ, Nxb Văn hóa, Hà Nội
8 Huỳnh Ngọc Trảng (1993), Nghìn năm bia miệng, Nxb Tp.HCM
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành sưu tầm, điền dã thêm một số truyện ở các địa phương và tham khảo thêm những mẫu truyện ở các nguồn báo chí khác
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ nhằm:
- Thấy được sức ám ảnh của cá sấu trong văn hóa dân gian Nam Bộ, qua đó thấy được lịch sử thời mở đất của những cư dân Nam Bộ trong buổi ban đầu; Nhận thức