1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 26 sinh sản ở vi sinh vật

6 707 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 38,25 KB

Nội dung

- So sánh được sự khác nhau giữa hình thức phân đôi, sinh sản bằng bào tử của sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân thực.. GV: Xét về cấu tạo nhân, vi sinh vật được GV giới thiệu khái quát

Trang 1

Bài 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

I Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1 Về kiến thức

- Nêu được khái niệm sinh sản ở động vật

- Kể tên được các hình thức sinh sản ở động vật

- Phân tích được các hình thức sinh sản ở động vật

- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực

- So sánh được sự khác nhau giữa hình thức phân đôi, sinh sản bằng bào tử của sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân thực

- Giải thích được tại sao nội bào tử không phải là hình thức sinh sản

- Kể tên được những ứng dụng của sinh sản ở vi sinh vật vào trong đời sống, sản xuất

2 Về kĩ năng

- Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh

- Kĩ năng học tập: Tự học và hợp tác, đọc sách, vận dụng vào thực tiễn

- Kĩ năng khoa học/ sinh học: Quan sát, định nghĩa, phân loại

3 Về thái độ

- Biết cách giữ gìn vệ sinh cho mình và người thân

- Ý thức được việc bảo vệ thực phẩm

- Biết và giúp mọi người biết được những lợi ích của việc ứng dụng của công nghệ sinh học vào trong sản xuất

- Yêu thích, hứng thú tìm hiểu khoa học

II Phương pháp dạy học.

- Vấn đáp tìm tòi

- Trực quan giải thích minh họa: chiếu video, hình ảnh động

- Hoạt động nhóm

III Chuẩn bị của GV, HS

1 Giáo viên

- Chuẩn bị những hình ảnh động về sinh sản ở vi sinh vật

- Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2 để học sinh so sánh

2 Học sinh

- Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới

Trang 2

IV Tiến trình lên lớp

1 Ổn định lớp (1 – 2 phút)

- Kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

(Không kiểm tra)

3 Bài mới

a Đặt vấn đề:

b Triển khai bài:

Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ

- GV: Chiếu hình ảnh động về sự sinh sản

nhân lên của nấm men=> Từ đó yêu cầu HS

đưa ra khái niệm sinh sản ở vi sinh vật

HS: theo dõi hình và trả lời

GV: Xét về cấu tạo nhân, vi sinh vật được

GV giới thiệu khái quát các hình thức sinh

sản ở sinh vật nhân sơ, sau đó yêu cầu HS

hoạt động nhóm hoàn thành PHT số 1

(7phút)

- HS nghiên cứu sgk, thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành PHT số 1

- Các nhóm trình bày PHT

GV nhận xét

GV chiếu hình động về sự sinh sản bằng

hình thức phân đôi và đặt thêm các câu hỏi:

+Trước khi nhân đôi kích thước của tế bào

vi khuẩn có sự thay đổi như thế nào?

+ Màng sinh chất ntn? Mêzôxôm có vai trò

gì?

+Kết quả của sự phân chia từ 1 tế bào VK?

HS trả lời:

+ Tế bào vi khuẩn tăng kích thước + Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm) : làm điểm tựa cho vòng ADN bám vào để nhân đôi

Trang 3

+ Tạo 2 tế bào con

GV chiếu hình động về hình thức sinh sản

phân đốt và yêu cầu HS mô tả lại

- HS theo dõi mô tả lại

- GV chiếu hình ảnh về nội bào tử: Nội bào

tử vi khuẩn có phải là hình thức sinh sản

không? Tại sao?

- HS nghiên cứu sgk và trả lời

- GV nhận xét, kết luận.

- HS lắng nghe, ghi chép

Tiểu kết:

Sinh sản là sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật

Vi sinh vật nhân sơ có các hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bảo tử (bào tử đốt, ngoại bào tử)

Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh sản ở vi sinh vật nhân thực

- GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu nhanh

sgk trang 103, 104 và cho biết ở VSV nhân

thực có các hình thức sinh sản nào?

- HS trả lời: Cũng bao gồm các hình thức: bào tử, nảy chồi và phân đôi, tuy nhiên có

sự khác biệt

GV: Để tìm hiểu được và thấy sự khác biệt

trong các hình thức sinh sản ở vsv nhân

thực so với sinh vât nhân sơ, GV yêu cầu

HS tự thiết kế PHT số 2 dựa bào PHT số 1

và hoàn thành trong vòng 7 phút

- HS suy nghĩ, thảo luận thiết kế và hoàn

thành PHT số 2 dựa vào PHT số 1 Các nhóm trình bày PHT, và nhận xét nhóm bạn

- GV trước khi chữa và nhận xét PHT,

chiếu hìn động về sự sinh sản bằng bào tử,

sinh sản phân đôi của VSV và đặt các câu

hỏi:

Trang 4

+ Qua hình trên hãy cho biết sinh sản bằng

bào tử có những loại nào?

+ Sự khác biệt giữa sinh sản bằng bào tử

vô tính và hữu tính

+ Khác nhau giữa bào tử túi và bào tử trần?

+ Mô tả lại sự phân đôi ở vsv nhân thực?

- HS theo dõi, thảo luận và trả lời

- Chỉnh sửa lại PHT

- GV nhận xét, từ đó dẫn dắt đưa ra đáp án

PHT số 2 Kết luận

- HS theo dõi, và chỉnh sửa hoàn thiện lại một lần nữa PHT số 2

- GV đặt thêm các câu hỏi:

+ Sinh sản bằng hình thức phân đôi ở vsv

nhân thực và nhân sơ có đặc điểm nào khác

nhau

+ So sánh giữa sinh sản bằng bào tử ở vsv

nhân thực và nhân sơ

- Dựa vào 2 PHT đã hoàn thành HS trả lời

- GV nhận xét và chốt lại

- GV: Hãy rút ra kết luận về đặc điểm sinh

sản ở vi sinh vật

- GV yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của

việc ứng dung sinh sản ở vsv trong công

nghệ sinh học vào sản xuất đời sống

- GV giới thiệu một số ứng dụng như:

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học

Probiotic phòng và trị một số bệnh đường

ruột

+ Sử dụng cây phi lao có xạ khuẩn cố

định đạm để phủ xanh đồi trọc, tái sinh

rừng

- GV trả lời, lắng nghe ghi bài

GV: Nội bào tử cũng có ứng dụng trong

sinh học tuy nhiên hình thành nội bào tử ở

vi khuẩn gây hại ảnh hưởng đối với đời

sống của con người Em hãy ừ đưa ra

những biện pháp phòng tránh

- HS nêu tác hại của việc hình thành nội bào tử và biện pháp

Trang 5

- GV nhận xét và kết luận.

- HS lắng nghe, ghi chép

Tiểu kết :

- Sinh sản bằng bào tử :

+ Bào tử hữu tính : Hai tế bào tiếp hợp tạo hợp tử Hợp tử giảm phân hình thành bào tử kín Bào tử phát tán, gặp điều kiện thuận lợi mỗi bào tử → 1 cơ thể mới

+ Bào tử vô tính (bào tử trần và bào tử kín)

- Phân đôi : Tế bào mẹ phân đôi thành 2 tế bào, mỗi tế bào thành 1 cơ thể mới

- Nảy chồi: Tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ, lớn dần, tách rời khỏi cơ thể mẹ thành tế bào độc lập

3 Củng cố:

- Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng

1 Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách :

2 Bào tử tiếp hợp ở nấm là:

C Bào tử hữu tính * D Bào tử đốt

3 Đặc điểm của các bào tử sinh sản của vi khuẩn là:

A Không có vỏ, màng, hợp chất canxiđipicôlinat

B Có vỏ, màng, hợp chất canxiđipicôlinat

C Không có vỏ, có màng, có hợp chất canxiđipicôlinat

D Không có vỏ, có màng, không có hợp chất canxiđipicôlinat *

4 Dặn dò:

- Đọc mục “em có biết”

- Trả lời các câu hỏi cuối bài

- Đọc trước bài 27

Trang 6

Phụ lục: Phiếu học tập.

Đáp án PHT: số 1 và số 2

Hình thức

Tiêu chí

Tạo bào tử Ngoại bào tử Bào tử đốt Đại diện Đa số vi khuẩn Vi khuẩn quang dưỡng màu tía Vi khuẩn dinh dưỡng metan Xạ khuẩn

Cách thức sinh

sản

- Hình thành mêzoxom

- AND nhân đôi

- Thành tế bào hình thành vách ngăn=>

tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới

-Trên cơ thể mẹ mọc

ra chồi nhỏ, lớn dần

và tách thành cơ thể mới

Sợi dinh dưỡng sẽ phân đốt tạo thành bào tử, bào tử phát tán và tạo thành cơ thể mới

Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng, sau

đó sẽ phát tán, tạo thành cơ thể mới

Hình thức

Tiêu chí

Phân đôi

Nảy chồi

Tạo bào tử

Bào tử vô tính Bào tử hữu tính

Đại diện

- Một số nấm men, tảo, ĐVNS

- Đa số nấm men - Nấm sợi, nấm

penicillium

-Nấm mốc, nấm men

Cách thức sinh

sản

- Theo cơ chế nguyên phân

Tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ, lớn dần, tách rời khỏi

cơ thể mẹ thành tế bào độc lập

Bào tử được hình thành trên đỉnh các sợi nấm

- Mỗi bào tử phát tán gặp ĐK thuận lợi sẽ phát triển thành 1 cơ thể mới

2 tế bào tiếp hợp tạo hợp tử Hợp tử giảm phân hình thành bào tử kín

Ngày đăng: 23/08/2016, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w