Phần lớn phụ huynh muốn con mình sau khi tốt nghiệp đại học tìm được công việc nhẹ nhàng phù hợp với bằng cấp do vậy đa phần phụ huynh và học sinh thường chọn các ngành Kinh tế, Ngoại th
Trang 1Hướng nghiệp cho HS, SV ngành nông nghiệp
Bước vào thế kỷ XXI, nghề nghiệp trong xã hội có những chuyển biến nhiều so với giai đoạn trước đây Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo điều kiện để nhân loại tiến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phát huy nội lực, cần kiệm để xây dựng đất nước Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay,
để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần một lực lượng lao động có đủ trình độ năng lực
và làm chủ được công nghệ kỹ thuật của đất nước, đủ điều kiện đảm bảo hoàn thành tốt công việc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nếu chúng ta không chiếm hữu được tri thức, không sáng tạo và sử dụng được thông tin trong các ngành sản xuất thì không thể thành công trong sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường Chính vì vậy việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là việc định hướng bậc học
và định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ hôm nay, chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm hơn bao giờ hết
Như vậy nghề nghiệp luôn được coi là một trong nhiều yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai mỗi con người Vì thế lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT) Trong xã hội hiện nay học sinh THPT có rất nhiều lựa chọn sau tốt nghiệp: học tiếp lên
ĐH, CĐ, học nghề, đi làm, du học… Vậy họ lựa chọn thế nào? Trong quá trình lựa chọn ngành nghề, đã xuất hiện những yếu tố cơ bản nào tác động, tầm ảnh hưởng đến đâu ?
Việc lựa chọn ngành nghề sau tốt nghiệp Trung học phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trên con đường sự nghiệp của tất cả chúng ta Chọn ngành nghề đúng đắn không chỉ giúp bạn tìm được việc làm có thu nhập cao, nhanh chóng thành công mà còn giúp bạn giảm chi phí xin việc cho gia đình và thời gian chờ đợi sau tốt nghiệp
Phần lớn phụ huynh muốn con mình sau khi tốt nghiệp đại học tìm được công việc nhẹ nhàng phù hợp với bằng cấp do vậy đa phần phụ huynh và học sinh thường chọn các ngành Kinh tế, Ngoại thương, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Du lịch, Tài chính, Thiết
kế, Kỹ thuật, Y tế… mà ít chọn lĩnh vực Nông nghiệp, vì sao?
Trang 21 Nguyên nhân vì sao bạn trẻ không mặn mà khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp
Theo một doanh nhân của Chương trình Vườn ươm Doanh nghiệp trẻ thuộc BSSC, phân tích: “Sở dĩ các bạn trẻ ít quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp vì 4 lý do sau:
(1) Ngành này cực;
(2) Không sang;
(3) Khó giàu;
(4) Quan trọng nhất là việc các bạn thiếu kiến thức lẫn đam mê về nông nghiệp Bên cạnh đó, hiện vẫn có quá ít tấm gương thành công trong lĩnh vực nông nghiệp đủ để thu hút sự chú ý của giới trẻ
Một câu hỏi lớn là làm sao để học sinh lớp 12 chọn theo học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, hay nói rộng ra là các ngành mà xã hội đang thiếu nguồn lực? Câu trả lời nằm ở hai chữ “hướng nghiệp”
Trong khi đó, theo GS Võ Tòng Xuân, vấn đề hướng nghiệp ở trường THPT chưa thật tốt, bởi muốn các em theo một nghề, người hướng nghiệp phải hiểu rất rõ về nghề đó, mà các thầy cô vốn đã quá bận rộn với áp lực dạy học thì làm sao có thời gian tìm hiểu về các ngành nghề để mà hướng nghiệp Vậy hướng nghiệp là trách nhiệm của
Không thể phủ nhận tính tích cực của hoạt động tư vấn tuyển sinh trong những năm gần đây nhưng chỉ tư vấn để tuyển sinh là không đủ Nhìn vào danh sách những người tham dự các đoàn tư vấn, dễ thấy đó là đại diện đến từ các trường cao đẳng và đại học Ngoài trách nhiệm xã hội là tư vấn cho học sinh, họ còn có trách nhiệm tuyển sinh nữa
Và dù họ có công tâm, có hiểu thị trường lao động đến đâu thì cũng không phản ánh được đầy đủ bức tranh của thị trường Họ có thể giúp học sinh biết học ngành X thì
ra làm các công việc a, b, c , nhưng để trả lời cụ thể công việc a, b, c là như thế nào, mức lương, cơ hội thăng tiến ra sao, phù hợp với người có cá tính như thế nào chỉ có đại diện doanh nghiệp mới có thể trả lời một cách đầy đủ nhất
Trang 32 Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các doanh nghiệp trong hoạt động hướng nghiệp.
Nông nghiệp là ngành học thú vị cho các bạn đam mê môn sinh học, thích nghiên cứu các loại cây trồng Vì ngành này chú trọng đào tạo nghiên cứu về các loại cây trồng
và tất cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng Nhiều bạn trẻ muốn cống hiến sức mình cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, yêu các loại nghiên cứu liên quan đến cây trồng đã thành công khi theo đuổi ngành học này
Đây không phải là một ngành học quá khó, không khô khan như nhiều ngành kỹ thuật khác nhưng đòi hỏi người học phải chăm chỉ và chịu khó tìm tòi học hỏi Thường xuyên nghiên cứu các loại tài liệu, các mẫu vật khi có cơ hội Cần nắm chắc các lý thuyết nuôi trồng cũng như đặc điểm cây trồng, thời tiết, cách canh tác của các địa phương, kiến thức địa lý phải tốt Những sinh viên ngành trồNông nghiệp phấn đầu tốt trong quá trình học trong nhà trường có cơ hội việc làm cao hơn các sinh viên khác Ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin cũng là điều kiện quan trọng để bạn được các nhà tuyển dụng lựa chọn cũng như làm việc tốt, phát triển sự nghiệp trong tương lai
Việc hướng nghiệp cho học sinh trung học phải bắt đầu từ các bậc phụ huynh và thầy cô giảng dạy trong trường phổ thông Tuy nhiên, không có nhiều phụ huynh có đủ thời gian, đủ kiến thức cho việc này và họ dồn hết sự tin cậy của mình vào nhà trường
Các trường đại hoc, cao đẳng chủ yếu hoạt động tư vấn tuyển sinh mà chưa quan tâm nhiều đến hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên
Trong khi đó nhiều doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến phần ngọn, tức mỗi mùa tốt nghiệp của sinh viên, họ đến các trường đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình để tuyển dụng, chứ chưa quan tâm làm sao để thu hút học sinh lựa chọn ngành mình cần tuyển để theo học
Trang 4Để giải quyết chênh lệch cung cầu trên thị trường lao động, doanh nghiệp không thể đứng ngoài hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Thiết nghĩ với vai trò là thành phần năng động nhất trong xã hội, các doanh nghiệp nên dành thời gian thể hiện trách nhiệm
xã hội của mình trong hoạt động hướng nghiệp Do vậy vai trò hướng nghiệp của gia đình, nhà trường và các nhà doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của học sinh và sinh viên
3 Nhu cầu của xã hội
Việt Nam luôn lấy ngành Nông nghiệp là một ngành trọng điểm, cần đầu tư phát triển Vì vậy nhà nước luôn chú trọng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài trong ngành ngày nhằm thúc đẩy ngành Nông nghiệp của nước nhà
Nông nghiệp là một ngành thu hút không ít sinh viên theo học Và nhu cầu xã hội
về ngành này đang tăng mạnh Thực tế qua các hội chợ việc làm được tổ chức gần đây, nhu cầu tuyển kỹ sư các ngành nông lâm được các công ty nước ngoài rao tuyển rất nhiều Nhưng theo các doanh nghiệp có nhu cầu thì cung chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu, mặc dù họ đã rao tuyển nhiều lần ở các hội chợ việc làm cũng như các trung tâm Dịch vụ việc làm
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhu cầu nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn, mỗi năm cả nước cần tới trên 1 triệu lao động, nhưng đội ngũ cán bộ làm nông nghiệp, nông thôn chỉ có khoảng 9% có trình độ đại học, cao đẳng; 39,4% trung cấp
và 9,8% sơ cấp Trước đây, một số ngành học thuộc khối nông nghiệp không hấp dẫn nhưng tương lai đây sẽ là nghề tạo ra cơ hội việc làm lớn nhất
Theo PGS.TS Nguyễn Hay - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cho biết các ngành nông học, lâm nghiệp, thú y hiện đang rất thiếu nhân lực so với nhu cầu xã hội “ngay khi các em chưa ra trường, các công ty lớn đã đặt hàng” Không những dễ xin việc làm, sinh viên các ngành này cũng có cơ hội thăng tiến khá cao Theo thống kê của phân hiệu của trường tại Gia Lai, có xấp xỉ 30% sinh viên khóa đầu tiên của ngành nông học hiện đã là trưởng-phó phòng tại các cơ quan, công ty trên địa bàn tỉnh
4 Tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam :
Trang 5Theo điều tra của Bộ Lao Động Việt Nam, tính đến thời điềm 1/10/2012, toàn Việt Nam có 984,000 người thất nghiệp và 1,369,000 người thiếu việc làm; Con số này cho tới nay, chắc chắn còn lớn hơn nhiều so với tình trạng thực tế Một trong những điểm quan trọng của bản báo cáo còn nêu rõ, phần lớn sinh viên ra trường với tấm bằng của những ngành nghề được mang danh là nghề “hot” như công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng,
kỹ sư máy tính, quản trị kinh doanh…, có tỉ lệ thất nghiệp cao Trong khi đó, những nghề
từ xưa vốn “bị chê” như nông-lâm- ngư nghiệp, lại có tỉ lệ thất nghiệp thấp và luôn thiếu những nhân lực có chuyên môn cao
Nhìn ra thế giới, ví dụ như nước Mỹ, theo nhiều điều tra nghiên cứu chính thức, thì nghề nông là một trong nhóm 12 ngành nghề luôn cần thiết, và không bao giờ thất nghiệp Bởi một lẽ đơn giản, dù cuộc sống con người có phát triển và văn minh, hiện đại đến đâu chăng nữa, con người cũng vẫn cần phải ăn, uống…
Là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng để biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì việc đầu tư vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết Nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam đang chiếm lực lượng lao động lớn nhất (xấp xỉ 50%) nhưng thiếu lao động có trình độ
5 Thế mạnh của ngành Nông nghiệp
Nếu bạn từng nghĩ rằng “nghề nông thì có gì khó?”, ngay cả những bác nông dân chân chất còn làm được thì cần gì phải đến trình độ đại học, thì đó là một sai lầm
Có thể thấy, trong 4 lý do (1) ngành này cực; (2) không sang; (3) khó giàu; (4) và quan trọng nhất là việc các bạn thiếu kiến thức lẫn đam mê về nông nghiệp”, đã có 3 cái thuộc về định kiến Không ít bạn trẻ hiện nay vẫn quan niệm làm nông nghiệp là làm nông Mà làm nông thì chân lấm tay bùn, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” Cũng có không ít bạn trẻ cảm thấy “quê” khi nghĩ tới khởi nghiệp từ nông nghiệp Trong khi đó, trên thực tế, làm nông nghiệp thời nay không còn cảnh “cái cày, cái cuốc, con trâu” nữa, tuy nhiên so với hàng chục năm trước, thì ngày nay, nhờ vào việc ứng dụng những phát minh mới của công nghệ, nghề nông đã phát triển vượt bậc, không còn thô sơ, và vất vả
Trang 6như trước nữa mà thay vào đó là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp gắn với công nghiệp, với công nghệ sinh học… “Ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp là xu hướng tất yếu để nâng cao giá trị cho nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của ngành này Tuy còn nhiều khó khăn nhưng ngược lại đây là một cơ hội lớn cho các bạn trẻ
Khi khoa học kỹ thuật phát triển, việc làm nông đã ngày càng mở rộng, được hiện đại hóa Nông nghiệp cũng là một ngành học nhiều thử thách và thú vị, đòi hỏi sinh viên phải am hiểu cả về khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và học chuyên sâu về những chuyên ngành sau: sinh học, khoa học môi trường, hóa học, kinh tế hay quản trị kinh doanh
Ngay cả ở những nước phát triển, nông nghiệp cũng là một trong những ngành học lớn và có yêu cầu đầu vào khá cao Mỹ, Anh, Hà Lan, Australia, Nhật,… nằm trong số những cường quốc trong giáo dục nông nghiệp và những nước này cũng có nền nông nghiệp rất phát triển
“Có nhiều ngành nghề làm ra nhiều tiền và giàu có nhưng chưa hẳn dám tự hào đi khoe Trong khi đó, nếu ta cung cấp những sản phẩm phục vụ nông nghiệp tốt, sẽ có rất nhiều người vui, từ nông dân, người tiêu dùng cho đến cơ quan quản lý Nhà nước Điều này chúng ta có thể tự hào khoe về nghề nghiệp của mình”
Một trong những thử thách nữa với sinh viên chọn ngành nông nghiệp là bạn khó
có thể trông đợi một nghề nghiệp ngồi làm việc 8 tiếng trong cao ốc Một đặc thù của ngành nông nghiệp là bạn sẽ có khả năng phải sống tại những khu vực ít sầm uất, xa trung tâm thành phố hơn
Nhưng bù lại, đây sẽ là cuộc sống cho những người yêu thiên nhiên, thích tự do và chán sự ồn ào náo nhiệt của chốn thành thị Đây tưởng là điểm yếu, nhưng thật ra cũng chính là điểm mạnh của ngành nghề thú vị này