1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu phuong phap khuyến nông

21 730 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 12,84 MB

Nội dung

Công việc của khuyến nông viên cấp xã - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân thông qua hướng dẫn làm ô mẫu, ô trình diễn, tổ chức tham quan chéo, hội thảo đầu bờ cho nông dân - Hướn

Trang 1

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ

TỈNH QUẢNG NINH

Tài liệu tập huấn

“BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG KHUYẾN NÔNG

VÀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI TRÂU BÒ NÔNG HỘ”

Trang 2

BÀI 1: VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA KHUYẾN NÔNG VIÊN CẤP XÃ

Khuyến nông viên cấp xã hiểu theo nghĩa rộng

- Khuyến nông viên cụm xã

- Khuyến nông viên xã hưởng lương biên chế

- Khuyến nông viên xã làm việc theo chế độ hợp đồng

- Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo tại cấp xã

- Cán bộ nông, lâm xã

Mối quan hệ của khuyên nông viên cấp xã trên địa bàn xã

Khuyến nông viên cấp xã làm việc dưới sự quản lý của UBND xã về điềuphối và quản lý các hoạt động KN trong xã, của cơ quan khuyến nông huyện vềchuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông Trong quá trình công tác khuyến nông viêncấp xã phải thường xuyên phối hợp với trưởng bản, hoặc khuyến nông viên bản (nếucó), nhóm hộ nông dân, các tổ chức quần chúng trong xã để thực hiện các hoạt độngkhuyến nông trên địa bàn do khuyến nông xã phụ trách

Công việc của khuyến nông viên cấp xã

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân thông qua hướng dẫn làm ô mẫu,

ô trình diễn, tổ chức tham quan chéo, hội thảo đầu bờ cho nông dân

- Hướng dẫn nhân rộng mô hình

- Xây dựng và phát triển tổ chức tự nguyện của nông dân (nhóm sở thích, câulạc bộ khuyến nông)

- Tìm hiểu và nắm bắt kinh nghiệm sản xuất giỏi của nông dân trên địa bàn xã

- Tiếp nhận chính sách về khuyến nông và PTNT để chuyển giao cho nôngdân

- Tham gia kiểm tra, đánh giá các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bànxã

- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động khuyến nông và báo cáo cho cấp cao hơn

- Xác định nhu cầu của nông dân, tìm kiếm thị trường và nguồn tín dụng chonông dân

Trang 3

Tuỳ thuộc vào đặc điểm, chiến lược phát triển nông lâm nghiệp, nông thôncủa từng tỉnh, công việc của khuyến nông viên xã được qui định cụ thể có thể khácnhau Sau đây là một số ví dụ cụ thể về công việc của khuyến nông viên cấp xã ở batỉnh đại diện cho ba vùng khác nhau: Miền núi, trung du, và đồng bằng:

BÀI 2: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ KHUYẾN NÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NÔNG DÂN

I KHUYẾN NÔNG LÀ GÌ?

Để tổ chức được các hoạt động sản xuất và đời sống, người nông dân cần có

đủ 3 điều kiện sau:

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện vật chất

- Điều kiện tri thức

Điều kiện vật chất và điều kiện tri thức là những điều kiện mà người nông

dân không bao giờ có sẵn và đầy đủ, họ luôn phải tìm kiếm, thu nhận thêm từ bênngoài, từ phía Nhà nước và xã hội Do vậy có thể nói trong quá trình phát triển cần

có 2 loại trợ giúp cơ bản, đó là:

* Trợ giúp về điều kiện vật chất như: đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động,

vốn và môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, đời sống như: chính sách,giá cả, tín dụng, bảo hộ hàng hoá nông sản phẩm, chính sách thuế v.v Loại trợ giúpnày xét về nguồn gốc có 2 nguồn gốc chính:

- Loại trợ giúp không mất tiền từ phía Nhà nước như các khoản trợ cấp: vật

tư, tiền vốn ưu đãi được hưởng thông qua chính sách đất đai, thuế, tín dụng giá cả

- Loại nông dân tự mua bán từ các tổ chức kinh tế của Nhà nước cũng như các

tổ chức kinh tế khác như: máy móc, công cụ, vật tư, nguyên liệu từ các tổ chức kinhdoanh nông nghiệp, vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng, tiêu thụ sản phẩmcủa mình qua các tổ chức kinh doanh

Các hoạt động cung cấp hoặc tiêu thụ như trên gọi chung là các “Dịch vụ

kinh doanh nông nghiệp ”

* Trợ giúp về tri thức

Sự trợ giúp về kiến thức kỹ năng đến với nông dân từ 2 nguồn chủ yếu:

- Tự tích luỹ bằng cách tự học từ thực tiễn sản xuất và học qua sách vở

- Tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân thông qua truyền bá thông tin, giáo dụchuấn luyện

Như vậy bản chất của khuyến nông là:

+ Một quá trình giáo dục, huấn luyện nông dân

Trang 4

+ Cung cấp cho nông dân những kiến thức và kỹ năng cần thiết

+ Giúp nông dân tự quyết định những vấn đề của chính họ.

Tóm lại, thông qua việc phân tích bản chất khuyến nông chúng ta có thể đưa

ra định nghĩa về khuyến nông như sau:

Khuyến nông là gì?

"Khuyến nông là một quá trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và cộng đồng".

2 KHUYẾN NÔNG LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

* Thúc đẩy nông dân:

- Kích thích nông dân hành động theo quyết định của chính họ

- Tổ chức các hình thức hợp tác, liên kết nông dân như: nhóm sở thích, câu lạc

bộ khuyến nông

* Phát triển các chủ đề khuyến nông:

Nông dân đang gặp khó khăn gì? khó khăn đó là từ đâu? kỹ thuật nào, dịch vụnào giúp nông dân vượt qua khó khăn đó?

* Chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân thông qua các hoạt động:

- Xây dựng mô hình trình diễn

- Hội thảo đầu bờ

- Tập huấn kỹ thuật

- Tham quan.trao đổi kinh nghiệm

- Đến thăm hỏi từng hộ nông dân

- Thông tin qua đài báo, ti vi, phát tờ rơi tờ bướm, quảng cáo áp phích

* Hướng dẫn, kiểm tra giám sát và đánh giá các chủ đề khuyến nông và cùng nông dân tiếp tục xây dựng chủ đề khuyến nông cho thời gian tới.

Căn cứ vào mức độ liên quan đến bản chất khuyến nông, có thể chia chứcnăng của khuyến nông thành 2 loại chính:

* Nhóm chức năng chính:

Là những chức năng phù hợp với bản chất của khuyến nông, đó là:

- Thúc đẩy nông dân: biểu hiện bằng sự kích thích cư dân nông thôn hànhđộng theo sáng kiến của chính họ, phát triển các hình thức hợp tác liên kết của nôngdân nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn

- Cung cấp và truyền bá thông tin: bao gồm việc thu thập xử lý, lựa chọnnhững thông tin cần thiết phù hợp từ những nguồn khác nhau để truyền bá, phổ biếncho nông dân

Trang 5

- Giáo dục, huấn luyện nông dân bao gồm: tổ chức các hình thức huấn luyện,đào tạo, giảng dạy, xây dựng mô hình, tham quan, hội thảo cho nông dân.

- Giúp nông dân giải quyết những vấn đề phát sinh: phát hiện, nhận biết vàphân tích được các vấn đề xảy ra trong sản xuất và đời sống và cùng họ giải quyết

- Phát triển các chủ đề và phương pháp khuyến nông: trên cơ sở nghiên cứuthực trạng cộng đồng địa phương, khuyến nông đề xướng những chủ đề khuyếnnông phù hợp và xây dựng được những phương pháp khuyến nông cụ thể để thựchiện các chủ đề khuyến nông

- Đánh giá hoạt động khuyến nông: bao gồm việc kiểm tra, theo dõi các hoạtđộng khuyến nông, tổ chức đánh giá các hoạt động khuyến nông theo từng chủ đề vàthời gian nhất định

* Nhóm chức năng phụ:

- Tổ chức thử nghiệm nghiên cứu trên đồng ruộng tại địa phương nhằm kiểmtra sự phù hợp của các kết quả nghiên cứu khoa học tại địa phương làm cơ sở choviệc mở rộng và phổ biến những kết quả đó

- Tìm kiếm các yếu tố sản xuất cho nông dân như tư liệu lao động để thựchiện các nội dung khuyến nông

- Trợ giúp nông dân bảo quản chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm

- Trợ giúp nông dân về thông tin giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm

3 VAI TRÒ CỦA KHUYẾN NÔNG

* Trong phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vàonhững khía cạnh khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhânnhằm thúc đẩy phát triển nông thôn Hay nói một cách khác, khuyến nông là mộtyếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn

* Trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông thôn

Trang 6

Những tiến bộ kỹ thuật mới thường được nảy sinh ra từ các tổ chức nghiêncứu khoa học ( Viện, trường, trạm, trại ) và những tiến bộ kỹ thuật này phải được sửdụng vào trong thực tiễn sản xuất của người nông dân Như vậy giữa nghiên cứu vàphát triển nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc nhau như sản xuất - tiêudùng, giữa người mua- người bán Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiến thức đó đưavào được thực tiễn và người nông dân làm thế nào để sử dụng được chúng? Nghĩa làgiữa nghiên cứu và nông dân cần có một trung gian làm nhiệm vụ lưu thông kiếnthức và khuyến nông trong quá trình đó là chiếc cầu nối giữa khoa học với nông dân,nông thôn.

* Khuyến nông đối với Nhà nước

- Là tổ chức giúp Nhà nước thực hiện những chính sách, chiến lược về nôngdân, nông nghiệp, nông thôn

- Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách nông nghiệp

- Trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện vọng của nông dâncho Nhà nước, trên cơ sở đó Nhà nước hoạch định những chính sách phù hợp

4 KHUYẾN NÔNG LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Thông qua tiếp xúc cá nhân:

- Khuyến nông viên đến thăm nông dân

- Nông dân đến cơ quan khuyến nông

- Nông dân đến thăm nông dân

Thông qua tiếp xúc nhóm nông dân:

- Họp dân

- Tập huấn

- Xây dựng mô hình trình diễn

- Hội thảo đầu bờ

- Thăm quan học tập kinh nghiệm

- Hội thi nhà nông đua tài

Thông qua truyền thông đại chúng:

- Phương pháp truyền thông đại chúng

- Phương pháp tiếp xúc cá nhân

- Phương pháp tiếp xúc nhóm

Trang 7

4.l Phương pháp thông tin đại chúng: là phương pháp sử dụng các phương

tiện thông tin đại chúng như: đài, ti vi, báo, tờ gấp, lịch, áp phích., để cung cấpnhững thông tin cần thiết cho nông dân tại cùng một thời điểm

+ Không thể thay thế được công việc của một khuyến nông viên

+ Không dạy được kỹ năng thực hành và không trả lời được những câu hỏi mànông dân yêu cầu ngay

Vì vậy chỉ nên sử dụng phương pháp thông tin đại chúng trong những trường hợp sau:

+ Cung cấp cho nông dân những nhận thức mới và tạo sự chú ý quan tâm của

họ về một tiến bộ kỹ thuật mới nào đó

+ Thông báo kịp thời về một loại bệnh dịch và cung cấp những biện phápphòng ngừa

+ Chia sẻ những kinh nghiệm của những nông dân làm ăn giỏi với nhữngnông dân khác trong cộng đồng

4.2 Phương pháp tiếp xúc cá nhân: Là phương pháp mà Khuyến nông viên

tiếp xúc trực tiếp với từng cá nhân, hộ nông dân nhằm tìm hiểu, giải đáp và tư vấncho họ giải quyết những vấn đề nảy sinh

Phương pháp tiếp xúc cá nhân được sử dụng rộng rãi nhất trong khuyến nôngdưới các hình thức như:

- Đến thăm hộ nông dân

- Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông

- Gửi thư riêng

- Gọi điện thoại

Trong điều kiện nước ta thì việc gọi điện thoại hoặc gửi thư riêng đang cònhạn chế, chủ yếu vẫn là Khuyến nông viên đến thăm hộ nông dân hoặc ngược lại

+ Tốn nhiều thời gian, đòi hỏi phải cần nhiều Khuyến nông viên

+ Quá trình phổ biến thông tin chậm

Trang 8

4.3 Phương pháp tiếp xúc nhóm: Là phương pháp tập hợp và tổ chức nhiều

nông dân lại thành nhóm để tiến hành các hoạt động khuyến nông

Phương pháp tiếp xúc theo nhóm được phổ biến rộng rãi nhất trong công táckhuyến nông và nó thể hiện dưới những hình thức sau:

+ Mang tính cộng đồng cao, mọi người trong nhóm cùng nhau làm một việc

mà từng cá nhân không thể làm nổi

+ Tiêu tốn ít thời gian hơn phương pháp tiếp xúc cá nhân

* Nhược điểm:

+ Chi phí cao

+ Chỉ giải quyết những vấn đề chung của nhóm, chưa đi sâu vào những vấn đềcủa từng cá nhân

Xin lưu ý với Khuyến nông viên rằng: không có một phương pháp đơn độc

nào lại có hiệu quả hơn là việc nên phối hợp các phương pháp để có thể bổ trợ lẫn nhau.

Trong phạm vi của tài liệu này chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số phươngpháp khuyến nông theo nhóm mà Khuyến nông viên sẽ phải thường xuyên sử dụngtrong công tác của mình

* XÂY DỤNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN

Mục đích: Để chứng minh tính hơn hẳn của kỹ thuật mới so với cái cũ, qua đóthuyết phục nông dân làm theo

Trang 9

- Căn cứ vào kế hoạch khuyến nông của xã và từng thôn do người dân xâydựng, Khuyến nông viên bàn bạc cụ thể với xã và trưởng thôn để cùng nhau xâydựng kế hoạch chi tiết

- Lựa chọn hộ nông dân tham gia và đến tận hộ để thống nhất những nội dung,cách làm, thời gian và thoả thuận hợp đồng với hộ nông dân

- Lập kế hoạch chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

+ Trình diễn cái gì? ( chủ đề trình diễn)

+ Trình diễn để làm gì? nó sẽ đem lại lợi ích gì?

+ Khi nào sẽ thực hiện?

+ Mô hình sẽ trình diễn ở đâu? những hộ nào tham gia?

+ Liệt kê thứ tự tiến hành các công việc, những vật tư phương tiện và kinh phícần thiết là gì? số lượng bao nhiêu? khi nào làm? ai sẽ chuẩn bị chính? ai sẽ trợgiúp?

- Thiết kế mô hình và xây dựng quy trình kỹ thuật thực hiện mô hình

- Tập huấn quy trình kỹ thuật và phát tài liệu cho hộ nông dân tham gia môhình

Bước 2: Thực hiện mô hình

- Những ngày đầu triển khai mô hình, Khuyến nông viên phải có mặt tại hiệntrường để hỗ trợ và giám sát việc thực hiện quy trình đã thống nhất với hộ

- Thường xuyên tới thăm và cùng với hộ theo dõi, đo đếm và ghi chép các sốliệu cần thiết trong mô hình

- Nếu thấy mô hình triển vọng có thể tổ chức một cuộc hội thảo đầu bờ và mờinhững nông dân trong vùng đến để thăm và trao đổi

- Đánh giá sơ bộ thu thập thêm số liệu để chuẩn bị cho tổng kết nhân rộng

Bước 3: Tổng kết đánh giá và nhân rộng

- Gần tới ngày thu hoạch, bàn với chính quyền địa phương tổ chức đánh giátổng kết để nhân ra diện rộng

- Tổ chức tổng kết đánh giá và kế hoạch nhân rộng trong thời gian tới

* HỘI THẢO ĐẦU BỜ

Trang 10

- Phải do chính người nông dân đó báo cáo giới thiệu quá trình tiến hành làm

- Khuyến nông viên trong hội thảo đầu bờ đóng vai trò là người hỗ trợ chủnhân giới thiệu kết quả trình diễn, hướng dẫn để cuộc hội thảo không đi chệch mụctiêu và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của những người tham gia

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị

- Căn cứ vào kết qủa của mô hình trình diễn, Khuyến nông viên bàn bạc cụthể với xã và trạm khuyến nông huyện để xây dựng kế hoạch chi tiết

- Thảo luận chi tiết với hộ nông dân có mô hình dự định đến thăm về:

+ Nội dung cuộc hội thảo đầu bờ, thời gian dự định đến thăm, số lượng ngườiđến thăm

+ Những thông tin, những số liệu cần trao đổi với đoàn

+ Cách tiến hành và nhận xét về kết quả đã đạt được qua mô hình

+ Những phương tiện cần thiết trợ giúp cho chủ nhà dễ dàng trong việc giớithiệu và tiếp đón đoàn

+ Chuẩn bị kinh phí nếu cần

- Lập kế hoạch chi tiết bằng cách trả lòi các câu hỏi sau:

+ Mục đích của cuộc hội thảo đầu bờ là gì?

+ Hộ nông dân nào sẽ tham gia hội thảo đầu bờ? số lượng là bao nhiêungười ?(tối thiểu là 20 người)

+ Đến thăm mô hình trình diễn về cái gì? tại hộ nào?

+ Thời gian tiến hành vào lúc nào là thích hợp nhất?

+ Kinh phí, phương tiện trợ giúp (loa cầm tay, tranh ảnh, tờ gấp, tài liệuphát ) và người trợ giúp cho cuộc hội thảo đầu bờ ?

+ Liệt kê thứ tự tiến hành các công việc

- Thông báo mục đích, nội dung, thời gian và địa điểm cho các thành viênđược mời tham gia trước một tuần

Bước 2: Thực hiện

- Toàn bộ đoàn và chủ hộ gặp nhau tại địa điểm có mô hình

- Khuyến nông viên giới thiệu mục đích nội dung và chương trình làm việc

- Đầu tiên chủ hộ có mô hình giới thiệu toàn bộ nội dung, cách thức tiến hành

và nhận xét về các kết quả đạt được Sau đó yêu cầu mọi người dành thời gian quansát trực tiếp mô hình và chuẩn bị những câu hỏi, những ý kiến nhận xét của mìnhcho thời gian thảo luận tiếp theo

- Dành thời gian cần thiết cho các thành viên trong đoàn và chủ mô hình traođổi, tranh luận và phát biểu nhận xét, cảm tưởng của mình (chủ hộ là người điềuhành cuộc trao đổi, Khuyến nông viên chỉ trợ giúp và trả lời câu hỏi khi thấy cần)

- Rút ra kết luận và thống nhất quan điểm

Bước 3: Tổng kết đánh giá

- Có thể tiến hành đánh giá kết quả cuộc hội thảo đầu bờ ngay tại mô hình

Trang 11

+Có bao nhiêu hộ sẽ áp dụng kết quả của mô hình này?

+ Những khó khăn gì khi áp dụng? và những yêu cầu trợ giúp gì từ phíakhuyến nông và xã?

- Kế hoạch triển khai nhân rộng cho các hộ muốn áp dụng

- Khuyến nông viên xã viết báo cáo kết quả cuộc hội thảo đầu bờ gửi UBND

xã và trạm khuyến nông huyện

* TỔ CHỨC CHUYẾN THAM QUAN

Mục đích:

Tạo điều kiện cho nông dân so sánh cách làm ăn của mình với người khác vàtrao đổi kinh nghiệm với nhau, qua đó thuyết phục nông dân làm theo cái mới màđịa phương mình chưa có

Bước 1: Bước chuẩn bị

- Thống nhất với xã và các thôn có người tham gia về kế hoạch chuyến tham quan

- Lập kế hoạch chi tiết chuyến tham quan bằng cách trả lời các câu hỏi sau:+ Đi tham quan cái gì?

+ Tại sao phải tham quan và bao nhiêu người?

+ Ai đi tham quan và bao nhiêu người?

+ Tham quan ở đâu?

+ Tham quan vào thời gian nào, bao nhiêu ngày?

+ Nội dung sẽ tham quan và lịch trình chuyến đi

+ Các phương tiện trợ giúp: ô tô, micro, tài liệu,

+ Phân công trách nhiệm cho từng thành viên

- Cử người đi tiền trạm: liên hệ với nơi tham quan để nắm bắt tình hình địaphương, đường sá đi lại, nơi ăn chốn nghỉ và thời gian đoàn có thể đến được

- Thông báo cho thành viên trong đoàn trước 1 tuần

Bước 2: Thực hiện chuyến tham quan

- Tập trung tại nơi xuất phát: phổ biến lịch trình của chuyến đi, phong tục tậpquán của nơi đến và những nội dung đến tham quan trao đổi kinh nghiệm

- Gặp mặt chủ hộ nơi đến tham quan và khuyến nông viên giới thiệu các thànhviên trong đoàn với chủ hộ

- Nghe chủ hộ giới thiệu tóm tắt về kinh nghiệm cách làm kinh tế của gia đình

- Cùng với chủ hộ đi tham quan tại hiện trường: vườn, ao chuồng trại, vừaquan sát vừa trao đổi với chủ hộ để làm rõ những thông tin

- Kết thúc chuyến tham quan, cám ơn chủ hộ và gia đình

Bước 3: Đánh giá viết báo cáo

Ngày đăng: 22/08/2016, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w