1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tập trung sự chú ý của học sinh trong giờ học môn ngữ văn

5 811 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 43 KB

Nội dung

SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ TỔ NGỮ VĂN Tập trung sự chú ý của học sinh trong giờ học môn ngữ văn.. Một thực tế đã và đang diễn ra hiện nay là ở nhiều giờ dạy học nói chung, trong đó có môn Ngữ V

Trang 1

SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ TỔ NGỮ VĂN Tập trung sự chú ý của học sinh trong giờ học môn ngữ văn.

Một thực tế đã và đang diễn ra hiện nay là ở nhiều giờ dạy học nói chung, trong đó có môn Ngữ Văn, hiện tượng học sinh (HS) không tập trung chú ý vào bài học khá phổ biến Thực trạng diễn ra như thế nào? Đâu là nguyên nhân của vấn đề? Làm sao tìm

ra hướng khắc phục nó? Là những giáo viên (GV) đang đứng lớp,chúng tôi băn

khoăn với những câu hỏi ấy, bước đầu chúng tôi tìm hiểu thực tế và đề xuất hương giải quyết vấn đề qua việc dự giờ của các GV trong tổ bộ môn

1 Thực trạng

1.1 Những biểu hiện của sự không tập trung chú ý của học sinh vào bài học Ngữ Văn.

Trong tiết học, khi GV thực hiện các công đoạn cho bài giảng, nhiều HS tỏ ra lơ là, qua một số biểu hiện:

Thứ nhất, hiện tượng HS gục, hoặc nằm dài trên bàn, ngao ngán, uể oải, mong

cho hết giờ (các em thường xem đồng hồ liên tục),

Thứ hai, nhiều em lo làm việc riêng như giờ học môn này lại đem bài của môn

học khác ra học (nhất là các môn ngay sau đó thầy cô buộc làm bài tập hoặc có dặn kiểm tra tiết), … hoặc các em viết những mảnh giấy nhỏ truyền thông tin cho nhau,

… lén lút sử dụng điện thoại di động nhắn tin, nghe nhạc, …, tệ hơn là các em đùa giỡn, ăn quà vặt, nói chuyện riêng, chơi cờ ca-rô, xin thầy cô ra ngoài lớp, …

Thứ ba, hay mơ màng, nghĩ vẩn vơ chuyện đâu đó, lo ra bên ngoài, hoặc

không hiểu bài nhưng hay phát biểu linh tinh, lời nói chẳng liên quan gì đến bài học,

1.2 Nguyên nhân

1.2.1 Khách quan

Một là,vẫn có hiện tượng do sức khoẻ của một số ít HS không đảm bảo cho

một số tiết học

Trang 2

Hai là, trường gần đô thị, tiếng ồn từ bên ngoài vọng đến cũng là nguyên nhân

khiến HS khó tập trung chú ý vào bài học

1.2.2 Chủ quan

Về phía HS

Thứ nhất, ở vùng nông thôn sâu, mặt bằng dân trí thấp, HS đa phân là con em

nông dân, thời gian dành cho tự học ở nhà của các em là không nhiều, sách vở tham khảo hạn chế Phần lớn các em cố hoàn thành nhiệm vụ của GV giao là chính ít chịu đào sau suy nghĩ, khả năng tư duy độc lập, sự sáng tạo, … rất ít được chú ý Từ đó, khi đến lớp các em tỏ ra ngao ngán, không cần và cũng rất khó theo kịp kiến thức bài học từ các văn bản văn học Việt Nam trung đại, Thơ Mới (1932 – 1945), …, các khái niệm lý luận văn học, các thuật ngữ của phân môn tiếng Việt, làm văn, …

Thứ hai, chữ viết, cách dùng từ, đặt câu ở cấp học dưới ít được các em chú

tâm rèn luyện, khả năng diễn đạt còn ngô nghê, chưa lưu loát, thông đạt, … dẫn đến các em không hứng thú đối với môn học Ngữ Văn

Thứ ba, nhiều em có điều kiện mua sách tham khảo, sách để học tốt để “đối

phó” và “tự tin” cho rằng kiến thức bài học đó mình đã biết và đủ để “trả bài” cho

GV, nên không cần quan tâm, ỷ lại, …, đây là dạng HS học đối phó, kiếm điểm chứ không ham muốn tìm hiểu tường tận vấn đề một cách khoa học

Về phía GV

Một là, không ổn định được lớp học, không thu hút được HS, khả năng quan

sát và ứng xử các tình huống sư phạm hạn chế, …

Hai là, kiến thức GV còn những hạn chế nhất định, không làm chủ được các

khái niệm, không phân tích đánh giá nhận xét được các bài tập, hiện tượng GV “trả bài” cho HS từ sách giáo viên, sách tham khảo còn diễn ra dẫn tới việc HS nhàm chán, ức chế,

Thứ ba, phương pháp mà GV áp dụng để triển khai cho bài học vẫn theo lói

sáo mòn, chủ yếu là diễn giảng, đàm thoại, đến lớp chỉ thuần là bảng đen, phấn trắng,

…, tổ chức cho HS học hợp tác còn nặng về hình thức, thiếu chiều sâu, …, chưa thực

sự lấy hoạt động của HS làm trung tâm

Trang 3

Từ thực trạng và những nguyên nhân mà chúng tôi vừa tìm hiểu, phân tích, chúng tôi

đề xuất một số vấn đề sau đây

2 Một số biện pháp nhằm tập tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học Ngữ Văn

2.1 Cơ sở lý luận

Theo nghĩa từ điển chú ý làm tập trung hết tâm trí vào một vấn đề Trong công việc

hàng ngày, trong học tập, chú ý có vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc Mất tập trung, thiếu sự chú ý rất dễ rơi vào tình trạng bị động, đưa đẫn không có khả tiếp thu bài, khả năng ứng xử và thực hiện công việc không đạt được yêu cầu đề ra

Tâm lý giáo dục cho rằng lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là ở HS trung học hiện tượng hay mơ màng, nghỉ chuyện vẩn vơ, thích chứng minh mình là “người lớn”, … Và như vậy, khả năng tập trung sự chú ý vào bài học của các em ít nhiều bị ảnh hưởng Nhưng cũng từ đó, GV hiểu được tâm lý của các em, có những biện pháp đúng đắn thì sẽ khơi gợi được động lực mạnh mẽ để các em đến với bài học đạt hiệu quả cao nhất

2.2 Biện pháp thực hiện

Để thu hút được sự chú ý tự nguyện của HS vào giờ học Ngữ Văn, chúng tôi nhận thấy nên quan tâm với ba cách thức sau:

2.2.1.Thay dần giáo án truyền thống bằng giáo án điện tử PPt

P.GS, T.S Lê Phước Lộc trong công trình Tính sư phạm cho một bài giảng bằng Powerpoint cho rằng:Mỗi bài giảng, thậm chí mỗi trang trình chiếu đều có sự hướng

đích khác nhau, thể hiện ở sự bố trí thông tin, bố cục, màu sắc… Tuy nhiên, mọi hướng đích đều hướng tới việc chuyển tải được thông tin một cách có hiệu quả và

thuyết phục người nghe Vì vậy, thu hút sự chú ý có nghĩa là làm cho HS phải theo

dõi bài giảng một cách tự nguyện Đó cũng là là nghệ thuật sư phạm của người giảng

và người thiết kế các trang trình chiếu Vấn đề áp dụng giáo án điện tử cho giờ dạy Ngữ Văn là cần thiết, nó đạt được hiệu quả nhiểu mặt, trong đó với những hình ảnh

Trang 4

sinh động, clip phim, giọng ngâm, giọng đọc thật của các tác giả văn bản, … vừa thuyết phúc HS vừa thu hút sự thu hút sự chú ý tự nguyện của các em

Thứ nhất, thay vì GV phải có lời giới thiệu khi vào bài mới như dạy Tuyên

ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) chẳng hạn, giáo án PPt có thể chiếu cho HS xem một đoạn phim về cảnh Bác đọc bản Tuyên ngôn tại vườn hoa Ba Đình, …

Thứ hai, dành một trang nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn

bài) và cũng nên giới thiệu sơ qua các phần đó đề cập đến vấn đề gì, HS sẽ dễ dàng

có một cái nhìn tổng quát về bài giảng, gây tâm lí chờ đợi những thông tin thú vị phía sau [4; 3]

Thứ ba, mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn Ví dụ khai

thác hình ảnh “nhớ rừng núi Tây Bắc” trong văn bản Tây Tiến (Quang Dũng), GV

cho HS nghe gọng ngâm thơ, xem một số hình ảnh về cảnh núi rừng hiểm trở, …

nhấn mạnh tình huống “nhặt vợ” (Vợ nhặt – Kim Lân) cho HS xem một đoạn ngắn phim Sao tháng Tám, … Giáo án PPt cũng phát huy rất tốt hiệu quả khi GV cho HS

học hợp tác

Thứ tư, cần tránh trong dạy học bằng các trang trình chiếu, nhất là đối với

những người mới sử dụng PPt lần đầu là: Sự lạm dụng màu hoặc lạm dụng các effect

sẽ có thể tập trung được sự chú ý của HS, song sự chú ý đó lại không hướng vào nội dung bài học mà là vào sự sặc sỡ của màn hình, vào những sự “nhảy múa” đủ kiểu của chữ và hình trong trang trình chiếu Có nghĩa là, HS vẫn chú ý, vẫn thích thú bài học (nhưng chỉ với các hiệu ứng) mà khi kết thúc giờ học thì bài học cũng biến mất trong trong đầu các em Điều này thật dễ hiểu đối với tâm lí của HS [5; 3]

2.2.2.Đổi mới phương pháp: lấy HS làm trung tâm một cách có hiệu quả

Bên cạnh một số phương pháp truyền thống còn phát huy hiệu qua, GV cho HS tiếp cận kiến thức bằng cách HS phải làm việc Lý luận dạy học hiện đại chỉ ra rằng chỉ có học hợp tác, các em được chia ra thành từng nhóm, thảo luận vấn đề mà GV đặt ra, có tranh luận, phản bác, … thì các em mới tập trung sự chú ý rèn luyện năng lực tư duy,

kĩ năng giao tiếp và tinh thần hợp tác tốt lên hơn

Trang 5

Để làm được vấn đề này, GV phải xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, khoa học từ đơn

vị bài học, GV xác định mục tiêu cần đạt, căn cứ vào lượng thời gian cho phép và trình độ HS mà mình đang giảng dạy để thực hiện T.S Nguyễn Thị Hồng Nam, trong

Đổi mớiphương pháp dạy học Ngữ Văn, Tài liệu giảng Bồi dưỡng thay sách giáo

khoa,năm 2006,chỉ ra hệ thống câu hỏi mà GV khi thiết kế cho HS cần phải chú ý là: 2.2.3.Phong cách GV

Khi bước vào lớp, từ trang phục đứng đắn bên ngoài đến giọng nói chuẩn, rõ ràng, đủ

âm lượng cho cả lớp nghe, chữ viết phải rõ, đẹp, … bước đầu GV đã thu hút được sự tập trung của các em Từ đây, GV sẽ có lợi thế lớn để triển khai các công việc của tiết học

GV Ngữ Văn còn cần phải biết ngâm (đọc diễn cảm) các tác phẩm văn học Thể hiện

sự hiểu biết của mình ở các lĩnh vực khoa học xã hội, chuyện thời sự, … những thông tin cập nhật ấy đôi lúc làm cho HS vững tin hơn, “muốn khám phá” ở thầy nhiều hơn,

GV phải quan sát bao quát lớp trong giờ giảng Ứng xử các tình huống theo đúng phong cách sư phạm, hợp tình, hợp lý Trong suốt thời gian của tiết học, không phải lúc nào giáo viên cũng “bám” bục giảng, “ôm” giáo án mà thiếu sự gần gũi thân mật với HS, đặc biệt các em ngồi ở các dãy bàn xa, …

3 Kết luận

- Tập trung, chú ý tự nguyện của HS vào bài là một phần quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả giờ dạy của giáo viên nói chung trong đó có giáo viên Ngữ Văn

- Để tập trung được sự chú ý của các em, GV Ngữ Văn phải luôn luôn không ngừng,

tự học, sáng tạo, làm chủ kiến thức, tiếp cận khoa học biến nói thành kỹ năng sư phạm biến mỗi giờ dạy thành một “sản phẩm nghệ thuật” mà HS và GV là diễn viên chuyên nghiệp có tay nghề cao

- Đây là vấn đề thú vị, chúng tôi hy vọng sẽ đề cập trong một chuyên đề chuyên sâu khác

Ngày đăng: 22/08/2016, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w