Giao diện người máy
Trang 1Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Đặng Trần Trí đã phân tích hướng dẫn, đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đề tài
Vì lý do hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức chung, trong quá trình làm đề tài khó có thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự thông cảm, phê bình và góp ý của các thầy cô
Lời cảm ơn
Trang 2MỤC LỤC
1 TỔNG QUAN 3
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
2 GIAO DIỆN NGƯỜI-MÁY 4
2.1 ĐỊNH NGHĨA 4
2.2 TÍNH SỬ DỤNG CỦA HỆ THỐNG TƯƠNG TÁC 5
2.2.1 Định nghĩa 5
2.2.2 Nguyên lý thiết kế hệ thống có tính sử dụng 6
2.3 THIẾT KẾ HƯỚNG NGƯỜI SỬ DỤNG 8
2.3.1 Mô hình thác nước 8
2.3.2 Mô hình thiết kế lặp 9
2.3.3 Vòng đời kỹ nghệ giao diện người sử dụng 9
2.4 KHẢ NĂNG CỦA CON NGƯỜI 10
2.4.1 Hệ thống nhận thức của con người 10
2.4.2 Mô hình bộ xử lý thông tin của con người 11
2.4.3 Nhận thức 12
3 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HỆ THỐNG HIỆN HỮU 13
3.1 SLIDESHARE.NET 13
3.2 SCRIBD.COM 15
3.3 DOCSTOC.COM 17
3.4 TAILIEU.VN 19
3.5 EBOOK.EDU.VN 21
4 KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 31 Tổng quan
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người, các sản phẩm tương tác được tạo ra ngày càng nhiều
Giao diện người-máy (HCI – Human Computer Interface/Interaction) là những nghiên cứu về tương tác giữa con người và hệ thống nhằm tạo ra những giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng cho người dùng
Bên cạnh đó, HCI là một hướng nghiên cứu và cũng là một ngành phát triển nhiều tiềm năng và có giá trị sử dụng cao
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Công nghệ đang trên đà được đầu tư và phát triển kéo theo thương mại điện tử phát triển vượt bậc, và website đang là kênh quảng cáo / bán hàng hữu dụng đối với bất kì doanh nghiệp nào
Cùng với ý nghĩa thực tiễn đó, em đã chọn đề tài tổng hợp các nguyên lý, quy luật của HCI cũng như phân tích giao diện của một số hệ thống website trao đổi tài liệu trực tuyến cùng với lý thuyết về HCI
Trang 42 Giao diện người-máy
2.1 Định nghĩa
Giao diện người-máy HCI (Human-Computer Interaction) là sự nghiên cứu và phát triển các giao diện máy tính với mục đích làm cho người dùng dễ sử dụng chúng hơn HCI là tập các tiến trình, đối thoại và hành động thông qua nó mà người sử dụng tương tác với máy tính
HCI không chỉ là thiết kế giao diện, HCI là tương tác người máy, giao tiếp người máy
HCI liên quan đến việc hiểu sự tương tác của con người và hệ thống trên cơ sở máy tính:
o Con người “bảo” cho máy tính biết cái họ muốn
o Máy tính “truyền đạt lại” các kết quả
Nội dung của HCI (khung tương tác người – máy do nhóm HCI của ACM SIGCHI đưa ra):
Trang 5Nội dung và các hướng nghiên cứu của HCI rất nhiều, nhưng trong đồ án sẽ tập trung trình bày các vấn đề sau đây:
- Các nhân tố con người ánh hưởng đến tính sử dụng và tính hiệu quả của hệ thống tương tác như thế nào
- Nguyên lý, các kĩ năng thiết kế và đánh giá các hệ thống tương tác
Trang 6tiêu xác định với tính hiệu quả (effectiveness), năng suất (efficiency) và sự thỏa mãn (satisfaction) trong ngữ cảnh sử dụng xác định
Sáu thuộc tính của tính sử dụng:
- Effectiveness: tính chính xác và tính đầy đủ mà với nó người sử dụng đạt được mục tiêu xác định trước
- Learnability: hệ thống có dễ học không?
- Efficiency: một khi đã dễ học, có nhanh sử dụng không?
- Memorability: có dễ nhớ những gì đã học?
- Errors: ít lỗi và dễ vượt qua lỗi?
- Subjective satisfaction: có thích thú khi sử dụng hệ thống?
2.2.2 Nguyên lý thiết kế hệ thống có tính sử dụng
Don Norman – nhà tâm lý học nhận thức nổi tiếng thế giới đã mô tả trong quyển sách “The Design of Everyday Things” sáu nguyên lý thiết kế hệ thống có tính sử dụng
- Sự rõ ràng (Visibility)
o Nguyên tắc cơ bản trong việc giao tiếp mô hình với người sử dụng
o Giúp người sử dụng nhận biết trạng thái hiện hành của hệ thống
- Phản hồi (Feedback)
o Bao gồm các loại phản hồi: thính giác, thị giác và xúc giác
o Là cái mà hệ thống làm khi người sử dụng hành động Khi bất kì cái gì thay đổi, nó phải được nhìn thấy
- Ràng buộc (Constraints)
o Là các giới hạn vật lý, ngữ nghĩa, văn hóa và logic trên tổng số khả năng
o Quy ước: là ràng buộc về văn hóa Các quy ước này vẫn còn rất khác nhau tùy theo các nền văn hóa khác nhau
o Ví dụ về màu đỏ:
Ở Mỹ: nguy hiểm
Trang 7 Xoay tay lái xe theo chiều kim đồng hồ để rẽ phải
Sử dụng âm thanh to hơn cho số lượng lớn hơn
ý có thể edit, textbox nền xám thì không…
Việc phát triển hệ thống tương tác được thực hiện theo tiến trình:
Trang 8- Giai đoạn thiết kế:
- Đánh giá: thực hiện thử nghiệm bản mẫu
- Chúng ta không chỉ đi qua một lần các giai đoạn thiết kế, cài đặt và đánh giá
Sử dụng kết quả đánh giá, chúng ta tái thiết kế giao diện, xây dựng bản mẫu mới và đánh giá tiếp Cần phải qua một số lần lặp để có được giao diện với tính tiện dụng như mong muốn mô hình thiết kế lặp
2.3 Thiết kế hướng người sử dụng
2.3.1 Mô hình thác nước
Trang 9- Tiến trình thiết kế như trình tự các giai đoạn
- Ý tưởng “suy nghĩ trước, lập trình sau” Thu thập và phân tích yêu cầu, thiết kế được hoàn tất trước khi viết dòng lệnh đầu tiên
Trang 10- Nhận biết người sử dụng: quan sát, phỏng vấn và hình thành mục tiêu, quan điểm… của nhóm người dùng tiềm năng
- Đo tính sử dụng được: phân tích và thiết lập các đặc tính sử dụng được cho giao diện sẽ thiết kế
- Thiết kế tương tác: thiết kế giao diện ban đầu hướng mục tiêu
- Thiết kế lặp: thực hiện “thiết kế, kiểm thử, tái thiết kế”
2.4 Khả năng của con người
Mục tiêu của việc nghiên cứu mô hình xử lý thông tin của con người là để nhận biết khả năng và hạn chế của con người khi sử dụng thiết kế
2.4.1 Hệ thống nhận thức của con người
Trang 11- Thông tin từ môi trường đi vào được mã hóa
- Thông tin được so sánh với thông tin biểu diễn trong bộ nhớ
- Quyết định trả lời
- Tổ chức trả lời và các hành động cần thiết
2.4.2 Mô hình bộ xử lý thông tin của con người
- Hệ thống cảm nhận (Peceptual processor): lấy dữ liệu từ đầu vào (sau khi đã được lưu trữ trong bộ nhớ cảm biến ngắn hạn (Short-term Sensory Store)) và nhận biết các biểu tượng trong đó Sau đó bộ nhớ dài hạn (Long-term memory)
sẽ lưu trữ các biểu tượng đã được nhận dạng
Trang 12- Hệ thống nhận thức (Cognitive processor): lấy các kí tự đã được nhận dạng và thực hiện so sánh, lập quyết định Nó trao đổi thông tin với bộ nhớ làm việc (Working memory)
- Hệ thống vận động (Motor processor): thu nhận các hành động từ bộ xử lý nhận thức và ra lệnh cơ bắp (Muscles) thực hiện nó Ta sẽ có phản hồi (Feedback) cho khả năng quan sát hàng động bằng các cách cảm nhận, sự dụng điều chỉnh chuyển động Cuối cùng là thành phần tương ứng với sự chú ý (Attention), nó được xem như luồng điều khiển trong hệ thống máy tính
- Các hệ thống có thể vận động song song hoặc nối tiếp nhau
2.4.3 Nhận thức
- Có trách nhiệm thực hiện so sánh các kích thích và lập quyết định đáp ứng
- Lập quyết định trên cơ sở kĩ năng:
o Kĩ năng là thủ tục mà được học từ thực tế, ví dụ: đi, đọc, lái xe, gõ phím…
o Quyết định trên cơ sở kĩ năng là đáp ứng tự động đòi hỏ ít hay không đòi hỏi sự chú ý
- Lập quyết định dựa trên cơ sở luật:
o Con người xử lý một cách chủ ý tập các luật dưới dạng “if X, then do Y”
o Quyết định dựa trên cơ sở luật thường được thực hiện bởi những người mới đối với nhiệm vụ
o Ví dụ người mới tập lái xe phải suy nghĩ nhiều hơn khi sắp tới ngã rẽ
- Lập quyết định trên cơ sở tri thức:
o Kích hoạt suy nghĩ và giải quyết vấn đề ở mức cao
o Dùng để quản lý các vấn đề không quen biết hay không chờ đợi
o Ví dụ, chỉ ra tại sao ô tô không khởi động được
Trang 133 Đánh giá một số hệ thống hiện hữu
3.1 Slideshare.net
SlideShare là một trong những trang lớn nhất dành riêng cho định dạng tài liệu trình chiếu theo Slide Các tài liệu dạng này khi đuợc tải lên hệ thống SlideShare sẽ được tổ chức gọn gàng bên trong các danh mục, đạt tốc độ nhanh và thao tác thực sự dễ dàng SlideShare đồng thời có thể import các dạng tài liệu trình chiếu từ tài khoản Google Docs của bạn
Cùng với đó là những tính năng hữu ích làm việc với các trang mạng xã hội, cho phép thảo luận và thiết tạo nhóm …
Bạn có thể chèn các slideshow lên blog hay trang web cá nhân để chia sẻ với bạn
bè, người thân của mình Ngoài ra còn có tính năng đồng bộ hóa âm thanh với các slide của bạn và cho phép quảng bá mang tính thương mại những gì thuộc về bạn trên SlideShare
Trang 15- Trình bày dễ hiểu, tuân thủ các quy tắc HCI về sự rõ ràng, phản hồi, ánh xạ, gợi
ý, không gây khó khăn cho người dùng khi sử dụng
3.2 Scribd.com
Scribd – trang chia sẻ tài liệu khổng lồ dành cho mọi đối tượng Tại đây, theo thống
kê có hơn 60 triệu người đọc mỗi tháng và mỗi ngày, có tới 50000 tài liệu được tải lên
từ phía người dùng với hơn 90 loại ngôn ngữ khác nhau Điều này có thể cho thấy được sự tín nhiệm mà người dùng dành cho Scribd là vô cùng lớn
Người đọc tài liệu iPaper của Scribd hỗ trợ hàng loạt các định dạng tập tin tài liệu thông dụng bao gồm: pdf, doc, ppt, tiff, png, jpg, OpenDocument và StarOffice
Các đặc điểm nổi bật khác của Scribd là tính năng tải lên cùng một lúc nhiều tập tin, tải lên từ một địa chỉ URL, phân chia theo các danh mục, các nhóm, theo nhãn hoặc theo các thư mục cố định
Cuối cùng, Scribd trang bị tính năng phân tích lưu lượng hoàn toàn miễn phí, vì thế
mà bạn có thể biết được có bao nhiều người đã hiển thị, tải xuống hay bất cứ thông tin nào liên quan tới tài liệu thuộc quyền sở hữu của bạn
Trang 17Nhận xét
- Website có giao diện đẹp, bắt mắt, dễ sử dụng
- Thanh search và upload chạy dọc theo website giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm và upload tài liệu
- Hover chuột vào các cuốn sách ta sẽ có được preview về cuốn sách đó
- Sách được chia thành từng category phục vụ cho việc tìm kiếm theo chủ đề
- Tuân thủ các quy tắc thiết kế hướng người sử dụng
3.3 Docstoc.com
Docstoc cũng là trang lưu trữ chia sẻ tài liệu trực tuyến, nhưng có phần yếu thế hơn
so với Scribd Tuy nhiên, Docstoc cũng sở hữu một thư viện khổng lồ với hàng triệu tài liệu và từ đó, bạn vẫn có thể tìm kiếm tham khảo trực tuyến vô vàn tài liệu miễn phí
bổ ích
Docstoc không hỗ trợ nhiều định dạng tập tin như Scribd, nhưng bù lại Docstoc có nhiều tùy chọn thiết đặt hơn cho tính năng chèn dán và chia sẻ tài liệu, chẳng hạn như gửi tài liệu của mình tới các trang mạng xã hội phổ biến
Bên cạnh đó thì Docstoc mang đến đặc điểm hiển thị tài liệu tốt hơn Scribd, cụ thể
hỗ trợ hiển thị toàn màn hình, định dạng độ rộng hay trang, xoay chiều, các tài liệu liên quan và nhiều hơn nữa
Trang 19- Docstoc không chỉ chia sẻ sách mà còn là tất cả các dạng tài liệu, dù là video, hay một chủ đề, cung cấp những khóa học online đa dạng
- Giao diện bắt mắt, thân thiện, dễ sử dụng, hướng người dùng
3.4 Tailieu.vn
Tailieu.vn là kho tài liệu, sách, giáo án, giáo trình, luận văn tốt nghiệp trực tuyến ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, dành cho đối tượng là giáo viên, sinh viên, người đi làm Người đọc có thể đọc trực tuyến hoặc tải tài liệu dạng PDF về máy tính Việc tìm kiếm tài liệu đơn giản vì kho tài liệu được phân chia riêng biệt theo từng lĩnh vực, thể loại và từng khu vực riêng như tài liệu mới nhất, tài liệu được nhiều người xem nhất, tài liệu được tải về nhiều nhất, tài liệu được nhiều người bình luận nhất…
Trang 21- Nhìn chung, website có giao diện khá tốt, rõ ràng, có đưa những tài liệu “hot”
cho người dùng lựa chọn
- Không thiết kế thanh search và upload chạy dọc theo website, nếu người dùng
thuận tiện muốn tìm kiếm hay đăng nhập phải kéo lên đầu trang
3.5 Ebook.edu.vn
- So với các trang web ở trên thì ebook.edu.vn khá nghèo nàn về thiết kế giao
diện, tạo cảm giác không gọn gàng
- Các thông tin chồng chéo lên nhau, gây khó khăn cho người dùng khi muốn tìm
thông tin
- Font chữ cũng không hợp lý, to quá, nhỏ quá, dày quá, thưa quá…
Trang 224 Kết luận
Đề tài đã đề cập đến một trong những hướng phát triển tiềm năng và hứa hẹn, nhằm hiểu rõ hơn về tương tác người-máy cũng như cách thiết kế giao diện hướng người sử dụng Trong trường hợp mở rộng đề tài, cần khai thác kĩ hơn nhiều khía cạnh khác về con người cũng như hành động phản xạ của con người với hệ thống để thiết kế các giao diện mang tính sử dụng cao
Trang 23TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Văn Đức, Giao diện người và máy
[2] Bùi Thế Duy, Bài Giảng Tương tác người-máy
Các website:
https://www.google.com.vn
http://en.wikipedia.org/