1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Giao an Trao duyen

15 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 38,6 KB

Nội dung

Trường: THPT Bắc Kiến Xương Lớp: 10A12 Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Lan Môn: Ngữ văn Giáo sinh thực tập: Dương Thị Duyên Chủ đề: Ngày soạn: 08/03/2015 Ngày dạy: GIÁO ÁN ĐỌC VĂN 10 (TẬP – BAN CƠ BẢN)  TRAO DUYÊN (2 tiết) - NGUYỄN DU MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức: + Hiểu diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều đêm trao duyên Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: giàu đức hi sinh, lòng vị tha + Cách sử dụng ngôn từ điêu luyện, tuyệt vời cùng với sự kết hợp ngôn ngữ dân gian và bác học đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật hết sức tài tình của Nguyễn Du Kỹ năng: Đọc thơ trữ tình, thể lục bát; chuyển thể văn bản thơ sang văn bản văn xuôi nghệ thuật; phân tích tâm trạng nhân vật thơ trữ tình; trình bày miệng lời giảng - bình của bản thân Thái độ: Từ tấm gương phẩm hạnh của Kiều, giáo dục cho HS lòng kính yêu cha mẹ, anh chị em gia đình, tình yêu chung thủy và sự quan tâm chăm sóc chu đáo đối với người mình yêu cả bản thân phải chịu sự hi sinh thiệt thòi NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI DẠY A Phương tiện và phương pháp dạy học I Phương tiện dạy học Giáo viên - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập - ban bản - Giáo án giảng dạy - Các tài liệu tham khảo thêm: Thơ Truyện Kiều, từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh, Thiết kế bài giảng, Tác phẩm văn học nhà trường phổ thông (Phan Huy Dũng), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương (Phan Trọng Luận) Học sinh - SGK, vở chuẩn bị bài - Các tài liệu sưu tầm liên quan tới tác giả và tác phẩm II Phương pháp và biện pháp dạy học - Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề, tái tạo - Sử dụng phối hợp các biện pháp: cắt nghĩa, so sánh, giảng bình B Hướng dẫn chuẩn bị bài GV hướng dẫn HS cách đọc hiểu đoạn trích - Đọc kĩ phần tiểu dẫn để nắm được những sự kiện chính dẫn đến hành động trao duyên của Thúy Kiều - Đọc kĩ tác phẩm, chú ý phát âm chính xác, đọc đúng quy tắc ngữ pháp, ngắt nghỉ theo hệ thống dấu câu và nhịp điệu thơ Chú ý những câu thơ thể hiện tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều đêm trao duyên - Trong quá trình đọc, đặc biệt lưu ý những từ ngữ, hình ảnh: cậy, chịu lời, lạy, người mệnh bạc, của chung, của tin….và hai câu thơ cuối cùng Giọng truyền cảm, tha thiết, biểu lộ được diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều - Đoạn thơ là lời dặn dò, tâm sự của Thúy Kiều đối với Thúy Vân, cậy nhờ em gái ruột một việc thiêng liêng tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng Bởi vậy, cần đọc với nhịp điệu chậm, giọng đọc tha thiết Càng về sau, Kiều chỉ nói chính mình, nên giọng đọc các đoạn sau càng chậm, càng khẩn thiết, nghẹn ngào tiếng khóc não nùng, bế tắc, cố nén lại để không bật lên thành tiếng, đến hai câu cuối thì vỡ òa thành tiếng thét, tiếng khóc, ngất lặng đi… Trả lời các câu hỏi phần “Hướng dẫn học bài” (trang 106, SGK) và các câu hỏi bổ sung dưới đây: a Đọc diễn cảm tác phẩm, hình dung mạch tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều tác phẩm b Tác phẩm được viết theo thể loại gì? Hiệu quả nghệ thuật mà thể loại đó viêc thể hiện những xung đột nội tâm ở nhân vật Thúy Kiều? c Cả đoạn thơ chỉ có một mình Thúy Kiều độc thoại, vì sao? Thực chất là Thúy Kiều độc thoại với ai? d Đoạn thơ thể hiện nghệ thuật mô tả nội tâm nhân vật rất tài tình của Nguyễn Du, em hãy chứng minh? e Qua sự hi sinh của Thúy Kiều, em học tập được gì ở đạo đức, phẩm hạnh của nàng? d Mở đầu tác phẩm truyện Kiều, Nguyễn Du có viết: “Thương thay thân phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”, qua đoạn trích em có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ ở đây? Tiếng lòng của nhà thơ được thể hiện thế nào qua đoạn trích này? e Thử tìm cho đoạn trích cách đặt nhan đề khác và lí giải cho cách lựa chọn đó? C Tiến trình học Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra cũ: Em hãy nêu ngắn gọn những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du Vào mới: Tên thực “Truyện Kiều” “Đoạn trường tân thanh”, có nghĩa tiếng kêu đứt ruột Thực có vơ vàn tiếc kêu thương mà đoạn trích “Trao duyên” có lẽ tiếng kêu đứt ruột khởi đầu chuỗi dài đau thương chất chồng lên đời truân chuyên người gái tài sắc Vậy những đau thương mà nàng Kiều phải chịu đựng ở là gì, hôm cô trò chúng ta sẽ vào tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên”, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu I Tiểu dẫn phần tiểu dẫn 1.Xuất xứ đoạn trích - Đây là một những đoạn thở mở đầu GV hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn sách cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều giáo khoa và phần chuẩn bị bài ở nhà em Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt giam hãy nêu xuất xứ đoạn trích? thằng bán tơ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình làm vợ Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót quan lại cứa cha và em Đêm cuối cùng trước ngày theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa lấy Kim Trọng Đây là một đoạn thơ có tính chất một đoạn ngôn ngữ độc thoại của Thúy Kiều Tìm hiểu giá trị đoạn trích GV hỏi: Em đọc đoạn thơ và xác định - Đây là lời dặn dò, tâm sự của Thúy Kiều là lời của nói với ai? Nói tâm trạng với em gái mình là Thúy Vân, để nhờ em nào? một việc thiêng liêng, tế nhị một trạng đau đớn và dường tuyệt vọng GV chuyển tiếp và đặt câu hỏi: Đúng - Đọc đoạn thơ có thể thấy diễn biến của vậy, giọng đọc của đoạn trích phải cuộc trao duyên sau: chậm rãi và tha thiết Hơn nữa càng về sau, + 12 câu đầu (723-734): Thúy Kiều giãi bày Thúy Kiều gần chỉ nói với chính mình lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên (độc thoại nội tâm) giọng đọc càng cho Thúy Vân; khẩn thiết não nùng Em hãy đọc lại + 14 câu tiếp (735-748): Thúy Kiều trao kỉ đoạn trích và tưởng tượng một khung cảnh vật và dặn em; tâm sự giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy + câu cuối (749-756): Thúy Kiều hướng Vân và nêu nội dung chính của diễn biến về tình yêu và Kim Trọng câu chuyện? GV dẫn: Sau chấp nhận bán mình làm lẽ Mã Giám Sinh, Thúy Kiều “Một mình nàng ngọn đèn khuya/ Áo dầm giọt lệ, tóc xe mái sầu”, “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân/ Dưới đèn ghé xuống ân cần hỏi han” Lúc này, Thúy Kiều mới bộc lộ hết tâm sự, ý nguyện của mình với em “Ngó môi cũng thẹn thùng Để lòng thì phụ tấm lòng với ai” Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc – hiểu đoạn trích * Tìm hiểu tâm trạng, thái độ của Thúy Kiều tâm sự, cậy nhờ Thúy Vân II Đọc – hiểu đoạn trích 12 câu thơ đầu: Tâm trạng của Thúy Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân GV yêu cầu và đặt câu hỏi cho HS: Em hãy đọc thầm 12 câu đầu đoạn trích, lắng nghe Thúy Vân tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em mình Cách thuyết phục này có gì đặc biệt, nhất là về phương diện ngôn từ? Tại Nguyễn Du dùng từ “cậy” mà không dùng từ “nhờ”, dùng từ “chịu” mà không dùng từ “nhận” ở đây? * câu đầu: Lời nhờ cậy “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” - HS đọc văn bản, suy nghĩ, trả lời GV phân tích: Đây là một hoàn cảnh đặc biệt: Thúy Kiều nhờ em một việc thiêng liêng, tế nhị – một việc thật không dễ thực hiện, việc dùng từ “cậy” và từ “chịu” ở vừa gẫn gũi, thể hiện được tình chị em ruột thịt, vừa khẩn thiết, quan trọng - Nếu thay vậy, nội dung và tính chất cuộc tâm sự sẽ giảm nhẹ, vì người được nhờ có thể có quyền từ chối – tức có thể không nhận Theo mạch truyện, việc mà Thúy Kiều sắp nói là hệ trọng, là không có cách giải quyết nào khác, người được “cậy” không có quyền chối từ, mà là ở tình thế Từ tác giả sử dụng Cậy: trắc tạo âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, vật vã nội tâm của Thúy Kiều  nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm niềm hi vọng thiết tha Chịu: bị bắt buộc, bị nài ép, thua thiệt  cầu em hãy lắng nghe mình, chấp nhận, chịu thiệt thòi Từ có thể thay thế Nhờ: bằng làm giảm phần nào cái quằn quại, đau đớn, khó nói của Kiều Nhận: có phần nào tự nguyện “chịu lời” GV bình thêm: Đang đắn đo (Hở môi ra, cũng thẹn thùng – Để lòng thì phụ tấm lòng với ai) Kiều đột ngột yêu cầu Thúy Vân ngồi lên cho mình lạy rồi mới nói tiếp Cử chỉ thật bất ngờ, bất bình thường, cả với Kiều (vì trước đó một giây, nàng chưa hề nghĩ tới), cả với Vân (Dù tâm hồn nàng đơn giản đến đâu!) Bởi việc sắp nói vô cùng quan trọng, thiêng liêng, ảnh hưởng đến cả cuộc đời Nguyễn Du dùng “cậy” mà không dùng “nhờ”, chọn “chịu” mà không dùng “nhận”, vì giữa các từ đó có sự khác biệt tinh vi Dùng “nhờ” thay “cậy” không những điệu tiếng thơ nhẹ (trắc – bằng), làm giảm phần nào cái quằn quại , đau đớn, khó nói của Kiều, mà ý nghĩ hi vọng tha thiết của một lời gửi gắm, tựa nương, trăng trối cũng mất gần hết “Nhận” có phần nào tự nguyện, “chịu” thì hình vì nài ép nhiều quá, nể phải nhận, không nhận không được! Tình thế của Thúy Vân lúc ấy, chỉ có thể “chịu” mà thôi! GV hỏi: Sau lựa lời đặt em gái vào tình huống tâm sự, Thúy Kiều còn dùng các từ “lạy” và “thưa”, em có nhận xét gì về cách dùng từ này? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, bổ sung GV phân tích: Từ “lạy” thường báo hiệu một việc rất quan trọng – mà ở là sắp được trình bày vai vế có sự đảo ngược Thúy Kiều lạy Thúy Vân – chị lạy em? Sự việc thật bất ngờ, phi lí mà hợp lí biết bao! Bởi là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình Thái độ “lạy” rồi mới “thưa” đầy kính cẩn, trang trọng Kiều đã coi Vân là ân nhân số một của đời mình - “Lạy”: trang nghiêm, hệ trọng - “Thưa”: kính cẩn, trang trọng với bề hoặc với người mình hàm ơn  Không khí trao duyên trang trọng, thiêng liêng  Sự việc bất ngờ, phi lý mà lại hợp lý, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sắp nhờ, thấy được sự nhạy cảm, tinh tế và khôn khéo của Thúy Kiều  Đây là lời nhờ cậy của Thúy Kiều đối với Thúy Vân trước một sự việc vô cùng thiêng liêng và quan trọng sắp được nói GV dẫn: Sau Kiều mở lời nhờ cậy Thúy Vân mười câu thơ điều cần nói ước nguyện Kiều sau thái độ khẩn thiết, yêu cầu hai câu Thúy Kiều đưa ước nguyện mình: mong Thúy Vân thay nối duyên Kim Trọng, giải thích cho thái độ khẩn khoản, nhún mình, kính cẩn với Thúy Vân khác thường * 10 câu tiếp: Lời giãy bày và thuyết phục “Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loam chắp mối tơ thừa mặc em Kể từ gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai GV hỏi: Để Thúy Vân “chịu lời”, Thúy Ngày xuân em hãy còn dài Kiều đã giãi bày những điều gì? Xót tình máu mủ thay lời nước non - GV cho HS HS giải thích điển cố,điển Chị dù thịt nát xương mòn tích theo thích sgk Ngậm cười chín śi hãy còn thơm lây” GV bình: Nguyễn Du thật tài tình đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật Nỗi đau khổ vì * Lời giãy bày: không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim: - Cảnh ngộ của Kiều: “Vầng trăng vằng vặc trời + “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, Đinh ninh hai mặt lời song song đứt quãng Tóc tơ vặn tấc lịng + “sóng gió bất kì”: tai họa ập đến gia đình Trăm năm tạc chữ đồng đến xương” nàng đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với + “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”: Lựa em, phải giãi bày tất cả Bởi vì không có chọn giữa hiếu và tình cách nào khác là phải nhờ em Bởi chỉ có + “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim-Kiều; người thân thiết, ruột thịt mới thấu hết “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại những trăn trở khó nói nàng Đó là mối tình dang dở đó  cách nói nhún gánh nặng tương tư Thế “gánh nhường, trân trọng vì Kiều hiểu rõ sự thiệt tương tư” đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì thòi của em mình giờ bỗng đứt đoạn, bỗng dở dang + “mặc em”: phó mặc, ủy thác  vừa có ý Gánh nặng vật chất thì có thể san sẻ được, mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh phải nhận lời nặng tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ - Kể vắn tắt về mối tình với Kim Trọng: thì là điều hiếm thấy xưa Vì vậy, Kiều + “khi gặp chàng Kim”, mới phải cậy nhờ em, mới phải lạy, phải + “khi ngày quạt ước”, thưa, vì hết, nàng thấy hiểu nỗi khó + “khi đêm chén thề” khăn, sự tế nhị của gánh nặng này Rõ ràng,  mối tình dang dở, hẹn ước của Kiều với Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của với Kim Trọng  điệp từ “khi” nhấn mạnh mình để giúp chị Trong hoàn cảnh bi tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim- thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em Đâu chỉ là gánh nặng tương tư, Kiều còn mang đối vai gầy bé nhỏ của mình gánh nặng gia đình phải lựa chọn giữa hiếu và tình: “Duyên hội ngộ, đức cù lao, Bên tình bên hiếu, bên nặng ? Để lời thệ hải minh sơn, Làm trước phải đền ơn sinh thành” Vốn dĩ “hiếu – tình” là hai phạm trù tinh thần không thể đặt lên bàn cân, vậy mà cái xã hội phong kiến lại bắt người ta lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn, thì đó chẳng phải là cái xã hội bạo tàn sao? Kiều phải cay đắng chọn chữ “hiếu” để rồi phải hi sinh tình yêu một cách đau đớn Trong lời lẽ có phần khôn ngoan đó người ta cứ thấy lộ cái vẻ âu lo Dường Kiều phải cố gắng thuyết phục tận tình, tận ý để cho em hiểu GV bình tiếp: Đau đớn biết chừng nào cả hai chị em đều “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”, vậy mà nàng Kiều lại nói “ngày xuân em hãy còn dài”, phải kể từ lúc này nàng Kiều đã ý thức được cái tương lai không mấy tươi đẹp chờ nàng phía trước? Cũng vì thế mà hi sinh chữ tình, Kiều coi không tồn tại cõi đời này nữa, cái chết là một kết cục u ám và bi thảm mà nàng nghĩ đến GV hỏi: Từ đó em hãy cho biết lí trao duyên cho em ở là gì? Tại Thúy Kiều lại trao duyên cho Thúy Vân mà không phải là người khác? Kiều * Lời lẽ thuyết phục Thúy Vân: - “ngày xuân”: Thúy Vân còn trẻ, còn có tương lai - “xót tình máu mủ”: Tình chị em, tình ruột thịt thiêng liêng - “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”: Nàng tưởng tượng đến cái chết của mình để gợi sự thương cảm ở Thúy Vân  Sử dụng thành ngữ, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học GV hỏi: Qua lời thuyết phục của Thúy Kiều, em hãy nhận xét về “lý trí” của nàng lúc này? Cũng qua đây, em cảm nhận được vẻ đẹp gì phẩm chất và nhân cách của nàng Kiều?  Lí trao duyên cho em: + mối tình dang dở của Kim – Kiều -> muốn em là người “chắp mối” + giữa tình và hiếu, Kiều đành chọn cách hi sinh tình cho hiếu  nhờ cậy Thúy Vân để trao duyên vì tình chị em, máu mủ, ruột rà mới có thể dễ dàng chia sẻ cảm thông Đây mới là lí lẽ bản và nhất GV hỏi: Em hãy hình dung tâm trạng của Thúy Kiều giãi bày và tìm cách thuyết - Lí trí làm chủ tình cảm phục trao duyên cho Thúy Vân?  Thúy Kiều là người sắc sảo, tinh tế, thông minh bên cạnh đó nàng là một người hiếu thảo, có đức hy sinh và lòng vị tha và là một người nặng tình, nặng nghĩa  Tâm trạng của Kiều giãy bày và tìm cách thuyết phục trao duyên cho em: Biết ơn chân thành, yên tâm, thản, nhẹ - GV cho HS khái quát lại giá trị nội dung người vì vấn đề nặng núi hồ đã và nghệ thuật của 12 câu thơ đầu được giải quyết Nhưng tiếc thay, đó chỉ là “tạm thời” Khủng hoảng tâm tư lòng Thúy Kiều mới “tạm thời” được giải tỏa, bởi mâu thuẫn bi kịch thực sự lòng nàng đến lại bùng lên mãnh liệt *Tiểu kết: - Nội dung: 12 câu thơ đầu là lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ của Nguyễn Du có sự kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian + Sử dụng các điển tích: keo loan, tơ duyên đôi với các thành ngữ: tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối…  làm cho lời giãi bày và thuyết phục của * Tìm hiểu tâm trạng của Thúy Kiều Thúy Kiều chạm đúng vào niềm thương trao kỉ vật và dặn dò em cảm và lay động được lòng trắc ẩn của Thúy Vân đêm trao duyên  Qua đó thấy được sự chính xác, tinh tế cách sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Du (Hết tiết 1) 14 câu thơ tiếp (từ câu 13 đến câu 26): Tâm trạng của Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò em * câu thơ đầu (từ câu 13 đến câu 18) GV hỏi: Sau thuyết phục em, Thúy Kiều “Chiếc vành với bức tờ mây trao kỉ vật của tình yêu cho Thúy Vân, vậy Duyên này thì giữ vật này của chung đó là những kỉ vật gì? Những kỉ vật đó có ý Dù em nên vợ nên chồng nghĩa thế nào đối với Kiều? Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên - HS theo dõi văn bản, suy nghĩ, trả lời Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa GV hỏi: Trong lúc trao kỉ vật, Kiều dặn dò Vân những gì? Lời dặn dò đó của Kiều cho - Trao kỉ vật: “Chiếc vành, bức tờ mây, em thấy tâm trạng của Kiều thế nào? Có phím đàn, mảnh hương nguyền” gì mâu thuẫn lời dặn dò đó?  Những kỉ vật thiêng liêng của Kiều với (Trong quá trình giảng giải, phân tích GV Kim Trọng hỏi thêm: Em hiểu thế nào là “duyên này” và “của chung”?) - HS suy nghĩ, trả lời - Lời dặn dò 1: “Duyên này thì giữ” >< GV bình: Khủng hoảng tạm lắng, nuốt nước “vật này của chung”: mắt vào trong, Kiều trao lại cho Vân kỉ vật, + “Duyên này”: tình riêng của Kiều với những của tin - vật làm tin – giữa Kim và Kim Trọng Kiều hồi hai người đính ước Chiếc thoa này + “Của chung”  của Kim, Kiều là kỉ niệm khởi đầu giao duyên Tờ hoa tiên  còn là của Vân (tờ mây) này ghi lời thề ước…Thế  Tâm trạng Kiều đầy mâu thuẫn: những kỉ vật ấy bây giờ trở thành “của + Khẩn khoản van nài Vân thay mình lấy chung” Hai chữ “của chung” chất chứa Kim Trọng bao đau xót Trước nó là của chàng và + Trao kỉ vật lại thấy mình cũng có một chị, còn là của em Kỉ vật tình yêu phần đó thiêng liêng tín vật, nhân chứng  Kiều cố níu giữ kỉ vật một sự an ủi thầm kín riêng hai người thơi Cịn bây về tinh thần  Tiếc nuối, đau đớn giờ, từ bây giờ, thành chung!  Kiều chỉ có thể trao duyên (nghĩa) Nhưng câu thơ giấu nhịp điệu tình không thể trao Câu thơ hàm ý nỗi đau sâu kín nàng Kiều Điệp sự đau xót của Thúy Kiều phải chia từ “này” dằn lòng, dang dở Lý trí tay với kỉ vật của tình yêu định trao duyên, trao kỷ vật, song tình cảm cố trì hỗn, níu giữ Vì mà động thái trao dùng dằng Kỷ vật lìa khỏi tay người vật vã không yên Cố dằn lịng mà khơng thể cầm lịng! GV hỏi tiếp: “của chung” thì có thể trao cho em, còn “của tin” liệu có thể trao cho em được hay không? (GV gợi mở bằng cách cho HS lí giải thế nào là “của tin”) - HS suy nghĩ và lí giải + “Của tin”: phím đàn, mảnh hương GV hỏi: Em hãy hình dung tâm trạng của nguyền  những kỉ vật gắn bó, chứng giám Thúy Kiều trao kỉ vật cho em? tình yêu của Kim Kiều đêm trăng thề nguyền Do vậy, “của tin” không còn là phạm trù vật chất nữa mà đã trở thành một phạm trù tinh thần, kết nối yêu thương, sự tin tưởng của hai người dành cho nhau.Dù bây giờ thôi, “mất người” – mất hạnh phúc lứa đôi- Thúy Kiều vẫn còn “của tin” – tình cảm thiêng liêng – mà nàng giữ lại cho mình  Cử chỉ thì trao kỉ vật, tâm trạng là một cuộc chia ly vĩnh biệt với mối tình đẹp đẽ đầy ắp những kỉ niệm yêu đương: làn hương, tiếng đàn Tâm hồn đồng điệu dường còn thổn thức nói với Thúy Vân lại nói với chính mình GV hỏi: Trong đoạn thơ tiếp theo (từ câu 19 * câu thơ tiếp (từ câu 19 đến câu 26) đến câu 26), những từ ngữ, hình ảnh nào Mai sau dù có bao giờ gây cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao? Đốt lò hương ấy so tơ phím này ( GV giải thích một số từ ngữ khó mục Trông ngọn cỏ lá đến mục 6, SGK trang 105) Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Dạ đài cách mặt khuất lời Rưới xin giọt nước cho người thác oan” GV hỏi tiếp: Em cảm nhận được gì nhịp điệu thơ ở đây? Giá trị biểu đạt của nhịp điệu đó việc thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều GV phân tích: Tự coi mình là người bất hạnh, Thúy Kiều trăn trở và tiếc nuối mối tình đầu trắng với những hẹn thề chưa thể thưc hiện được và nghĩ mình là người chết oan, ngôn ngữ nói nửa tỉnh, nửa mê: hiu hiu, hương khói, ngọn cỏ, lá cây…mà thực sự là tâm trạng đớn đau dằn vặt khôn nguôi - Lời dặn dò 2: + Từ ngữ giả định: “ mai sau”, “dù có”  Kiều tưởng tượng về cảnh ngộ của mình tương lai + Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “ thân bồ liễu” “đền nghì trúc mai”, “dạ đài”, “giọt nước”, “ người thác oan”… gợi cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị + Nhịp điệu: chậm rãi, tha thiết, nghẹ ngào, tức tưởi  tiếng khóc não nùng, có nén lại để không bật lên thành lời GV hỏi: Đoạn thơ có sự thay đổi thế  Kiều tưởng tượng cảnh mình chết nào về ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trữ oan, chết hận Hồn tả tơi bay vật vờ tình? gió, không siêu thoát được bởi lòng nặng lời thề ước với Kim Trọng GV hỏi: Đang sống ở hiện tại, Kiều lại nghĩ đến cái chết tương lai, điều - Vẫn nói với Vân, dặn dò và tâm này có ý nghĩa gì? tình cùng em, hình càng nói, Kiều càng dầng quên sự có mặt của em Nàng chỉ nói một mình, với mình, thầm thì thành tiếng về tương lai mù mịt, thê thảm của chính mình  Nghệ thuật miêu tả độc thoại nội tâm - GV yêu cầu HS khái quát lại giá trị nội bậc thầy của Nguyễn Du dung và nghệ thuật của 14 câu thơ tiếp - Đang sống mà nàng lại nói đến cái chết  Nỗi đau của Kiều dồn lên đến đỉnh điểm Qua đó thể hiện tình cảm bền chặt, thủy chung, mãnh liệt của Kiều đối với Kim Trọng GV chuyển ý: Ngôn ngữ nửa mê nửa tỉnh của Thúy Kiều thực chất là biểu hiện của trạng thái tiếc nuối và đớn đau vô hạn Từ mộng mị của tương lai mờ mịt, Thúy Kiều trở lại với thực tại đau xót Những dấu hiệu nghệ thuật nào cho thấy điều đó? (GV gợi mở bằng cách cho HS tìm từ ngữ, thành ngữ ) - GV liên hệ, so sánh với hình ảnh hoa dạt, bèo trôi văn học GV bình: Từ tương lai, từ cõi chết, cõi âm mịt mờ quay về hiện tại thảm khốc, Kiều vẫn quanh quẩn với nỗi đau mất mát, không thể hàn gắn: tram gãy, bình tan Thân phận của nàng cũng bạc bẽo, trôi nổi Tất cả đẩy nàng rơi sâu thêm vào nỗi đau tuyệt vọng để rồi nàng thảng thớt kêu lên tiếng kêu đau đớn: “Ơi Kim Lang hỡi Kim Lang/ Thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” * Tiểu kết: - Nội dung: 14 câu thơ tiếp là một khối mâu thuẫn lớn tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát - Nghệ thuật: + biện pháp điệp từ + cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm + độc thoại nội tâm c câu thơ cuối ( từ câu 27 đến câu 34): Tâm trạng của Thúy Kiều hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng “Bây giờ trâm gãy bình tan Kể làm xiết muôn vàn ái ân Trăm nghìn gửi lại tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy Phận phận bạc vôi Đã đành nước chảy hoa trơi lỡ làng Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” - Từ ngữ “bây giờ”: Nàng ý thực về thực tại - Những thành ngữ: “trâm gãy bình tan”, “hoa trôi lỡ làng”, “phận bạc vôi”  chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận người - Hàng loạt các câu cảm thán, các thán từ: “ôi, hỡi, thôi” - Động từ “lạy”(lạy tình quân): cái “lạy” nghe tức tưởi, nghẹn ngào Bởi là cái “lạy” tạ lỗi, nhận hết phần lỗi về mình nàng lại không phải là người có lỗi  Nàng là người có đức hi sinh cao cả và GV hỏi: Em hãy hình dung tư thế và tâm trạng của Kiều trước và sau thét lên hai tiếng kêu cuối cùng? GV bình: Xác định được thực tại oan nghiệt, Thúy Kiều dành tâm sự tâm sự hướng về Kim Trọng và than thân trách phận Đau xót vì “tơ duyên ngắn ngủi” và “phận bạc” vôi, Thúy Kiều trút cả bầu tâm sự về phía người yêu, vừa cầu xin tạ lỗi, vừa lời vĩnh biệt Hai câu cuối thảng thốt không thể kìm nén Có điều đặc biệt là đến dường có Thúy Vân trước mắt, đó chính là đỉnh điểm của sự đau xót - GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung và nghệ thuật của câu thơ cuối lòng vị tha hết sức cao  Nỗi đau đớn tuyệt vọng đến mê sảng Kiều tự cho mình là người phụ bạc, người có lỗi lớn với Kim Trọng - Điệp từ: “Kim lang”: Kim Trọng  Nếu ở đoạn đầu, Thúy Kiều mới chỉ gọi Kim Trọng là “chàng” – người yêu- thì đến nàng đã gọi bằng từ xưng hô thân thiết, gắn bó là “Kim lang” – chồng Sự thay đổi cách gọi cho thấy Kiều đã thực sự nên duyên phận với Kim Trọng bằng trái tim yêu mãnh liệt mà dù còn sống, hay đã chết cũng không thể chia cắt được - Nghệ thuật độc thoại nội tâm: Lời nói hướng đến Kim Trọng(người vắng mặt) lại là tự dằn vặt, dày vò chính mình  Tư thế và tâm trạng của Kiều: vật vã, đau đớn rồi ngất tiếng kêu thảng thốt, oán  Như vậy cung bậc tình cảm của Thúy Kiều từ đầu cho đến cuối bài thơ cứ chất dần lên đến đỉnh điểm Thúy Kiều dưới ngòi bút của NguyễN Du không chỉ là người nghĩa vụ, người chức mà hiện lên với tư cách là người cá nhân, khát khao thoát khỏi sự gò bó, khuôn phép của xã hội phong kiến Qua đó thấy được cách sử dụng ngôn từ điêu luyện, tài miểu tả tâm nhân vật trữ tình của Nguyễn Du * Tiểu kết: - Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết cực của Thúy Kiều hường về tình yêu bài học của mình và Kim Trọng - Nghệ thuật: GV hỏi: Qua việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật +Sử dụng từ ngữ , thành ngữ gợi số phận và nội dung, em hãy khái quát chủ đề của trôi nổi, vô định, bạc mệnh đoạn trích? + Lựa chọn các câu cảm thán và thán từ có giá trị biểu cảm cao GV hỏi: Sau tìm hiểu diễn biến tâm + Các điệp từ vừa có tác dụng nhấn mạnh trạng của Thúy Kiều đêm trao duyên, nỗi đau của Kiều vừa xoáy sâu vào bi kịch em hãy khái quát lại giá trị của đoạn trích? bất hạnh của nhân vật GV yêu cầu HS những công việc sau: - Em hãy hình dung diến biến tâm trạng của Thúy Vân nghe chị gái giãi bày tâm sự? - Em thử đặt một tên khác cho đoạn trích “Trao duyên” và lí giải tại có thể đặt vậy? (GV thành lập nhóm người và tham gia trò chơi) III Tổng kết Chủ đề - Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận người xã hội phong kiến Giá trị nội dung và nghệ thuât - Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều đêm trao duyên IV Luyện tập - Yêu cầu viết ngắn để đọc hoặc diến đạt bằng lời nói - Có thể chọn đặt lại tên: “Câu chuyện đêm”, “nợ tình gửi lại”, “gạn chút tơ thừa”, “tâm sự Kiều-Vân”… D CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV yêu cầu HS - Học thuộc lòng đoạn trích - Soạn bài đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Truyện Kiều) ... trang trọng Kiều đã coi Vân là ân nhân số một của đời mình - “Lạy”: trang nghiêm, hệ trọng - “Thưa”: kính cẩn, trang trọng với bề hoặc với người mình hàm ơn  Không khí trao. .. Vương Ông và Vương Quan bị bắt giam hãy nêu xuất xứ đoạn trích? thằng bán tơ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình làm vợ Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót quan lại cứa cha và... trường phổ thông (Phan Huy Dũng), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương (Phan Trọng Luận) Học sinh - SGK, vở chuẩn bị bài - Các tài liệu sưu tầm liên quan tới tác giả và

Ngày đăng: 19/08/2016, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w