1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án thiết kế thi công THỦY lợi ĐỊNH BÌNH

131 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

Mạng lưới trạm đo mưa trên lưu vực sông Kôn, nhất là vùng hạ du khá dày, nhưng trạm đo thủy văn thì thưa thớt, tài liệu thiếu đồng bộ và đây là một hạn chế trong việc đánh giá nguồn nước

Trang 1

LỜI CẢM ƠNTrong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng em đã nhận được sự hướng dẫn và dạy dỗ tận tình của quý thầy cô tại trường, thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kinh nghiệm, kiến thức quý báo và trang bị những đạo đức tác phong nghề nghiệp cho chúng em làm hành trang trong cuộc sống và công việc sau này Em chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong Trường, trong Khoa.

Qua bài báo cáo này em xin chân thành gửi đến thầy TS.Nguyễn Chí Công lòng biết ơn sâu sắc, thầy đã giành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp này

Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp

Do kiến thức của em còn rất hạn hẹp nên trong báo cáo tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót rất mong quý thầy cô thông cảm và vui lòng chỉ dẫn thêm để

em sửa chữa nhằm giúp em có thêm kiến thức lẫn kinh nghiệm cho thực tế sau này

Em chân thành cảm ơn

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 5 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: NỘI DUNG BÁO CÁO

CHÍNH

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1.1 MỞ ĐẦU

Trang 5

Hình 1 – Bản đồ tỉnh có dự án

Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6022,43km2 giới hạn bởi toạ độ địa lý ( Hệ Gauss) như sau:

- Cực Bắc : 140 42′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 55′ 42″ độ kinh đông

- Cực Nam : 130 30′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 54′ 00″ độ kinh đông

- Cực Đông : 130 36′ 33″ độ vĩ bắc, 1090 22′ 00″ độ kinh đông

- Cực Tây : 140 25′ 00″ độ vĩ bắc, 1080 37′ 30″ độ kinh đông

Tỉnh Bình Định gồm thành phố Quy Nhơn và 10 huyện: An lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh

Dân số trong toàn tỉnh, tính đến năm 1998 là 1,522 triệu người, phân bố ở 126

xã, 26 phường và thị trấn Số dân cư sống ở thành thị chiếm 23,70% Còn lại 76,30% sống ở nông thôn

Mật độ bình quân 253,8 người / km2

Đại bộ phận dân cư sống bằng nông -lâm -ngư - nghiệp Một bộ phận hoạt động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, thuỷ sản, xây dựng, thương nghiệp dịch vụ y tế, giáo dục.v.v

Nam Bình Định là vùng trọng điểm kinh tế của Tỉnh Cơ cấu chính của kinh tế vẫn sản xuất nông - lâm nghiệp, toàn tỉnh có 100.588 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác cây hàng năm là 77.001 ha, chiếm 76,55% Đất lâm nghiệp có 190.157 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 75,36%, còn lại 24,64% là đất trồng

Bên cạnh tiềm năng đất đai có thể đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây Bình Định cũng đã tận dụng ưu thế địa bàn thuân lợi (có rừng, đồng bằng, biển ) để phát triển đa dạng hoá nền kinh tế của tỉnh Các ngành kinh tế như công nghiệp , xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thương nghiệp, dịch vụ đều có xu hướng phát triển, tổng sản phẩm làm ra chiếm tỷ trọng đáng kể so với sản phẩm nông nghiệp Năm 1998 tổng sản phẩm trong tỉnh ( theo giá thực tế ) là 3856 tỷ đồng VN

Trang 6

Giá trị sản xuất nông nghiệp 1589,2 tỷ, công nghiệp là 902,6 tỷ Thu nhập bình quân tính theo đầu người 495.500 đồng/người-tháng, trong đó khối nông lâm nghiệp 527.900đ/ng-tháng, thuỷ sản 585.200đ/ng-tháng, công nghiệp chế biến 579.200đ/ng-tháng, khai thác mỏ 579.200đ/ng-tháng, sản xuất phân phối điện nước 757.700đ/ng-tháng, thương nghiệp 620.000đ/ng-tháng, tài chính tín dụng 1.785.600 đ/ng-tháng

Bảng 1.:Diện tích, dân số và đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định ( Năm 1998)

TT

Số xã

Số phường thị trấn

Diện tích

Dân số (1000 người)

( “ Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Định”) Năm 1998, sản lượng lương thực quy thóc là 473.300T, bình quân lương thực một đầu người là 311 kg/ năm

1.2 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ

1.2.1 Căn cứ pháp lý

QĐ Phê duyệt Dự án Tiền khả thi Công trình thủy lợi - Hồ chứa nước Định Bình

do thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/8/1997

trưng

Trang 7

QĐ Phê duyệt báo cáo khả thi do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 5/4/2001

Công văn v/v phê duyệt báo cáo NCKT công trình hồ chứa nước Định Bình do thủ tướng Chính phủ ban hành 16/3/2001

1.2.2 Căn cứ tính toán thủy văn

Các tiêu chuẩn dùng trong tính toán

[1] QCVN 04-05:2012 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia -CTTL

[2] QP.TL C-6-77 “Tính toán các đặc trưng thuỷ văn”

Các tài liệu tham khảo:

[3] Ngô Đình Tuấn- Hồ Cao Đàm.Tính toán thuỷ văn các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, NXB Nông Nghiệp 1986

[4] Đỗ Cao Đàm- Hà Văn Khối.Thuỷ văn công trình.NXB Nông Nghiệp 1993 [5] Hà Văn Khối.Thuỷ văn công trình.1998

[6] Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định

1.2.3 Căn cứ tính toán nhu cầu nước

Các tiêu chuẩn dùng trong tính toán:

[7] TCVN 4118-2012 “Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới”

Các tài liệu tham khảo:

[8] Nguyễn Quang Đoàn Nguyên lý thiết kế hệ thống kênh tưới Lưu hành nội

bộ 2002

[9] Phạm Ngọc Hải Giáo trình Quy Hoạch và thiết kế hệ thống thuỷ lợi.NXB XD.2006

1.2.4 Căn cứ tính toán điều tiết

Các tiêu chuẩn dùng trong tính toán

[1] QCVN 04-05 :2012 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia –CTTL.

Các tài liệu tham khảo:

Trang 8

[3] Ngô Đình Tuấn- Hồ Cao Đàm.Tính toán thuỷ văn các công trình thuỷ lợivừa và nhỏ, NXB Nông Nghiệp 1986

[4] Đỗ Cao Đàm- Hà Văn Khối.Thuỷ văn công trình.NXB Nông Nghiệp

1993

1.2.5 Căn cứ thiết kế cơ sở

Các tiêu chuẩn dùng trong tính toán

[1] QCVN 04-05:2012 “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia-CTTL.”

[12] QPTL 14TCN -28 - 85 “Tải trọng và lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi” [13] QPTL 14TCN -8 - 85 “Quy phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu”

[14] QPTL 14TCN -7 - 85 “Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn”

[15] 14TCN 56-88 “Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép”

Các tài liệu tham khảo:

[16] Nguyễn Đăng Cung - Nguyên Xuân Đặng – Ngô Trí Viềng Công trình tháo lũ trong đầu mối hệ thống thủy lợi.NXB xây dựng 2005

[17] Thuỷ công tập 1

[18] Thuỷ công tập 2

[19] Sổ tay tính toán thuỷ lực

[20] Design of small dam

1.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

Khu vực nghiên cứu thuộc phía Nam của tỉnh Bình Định, nằm gọn trong 3 lưu vực của các sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh, bao gồm đất đai của 5 huyện: Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn

Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua vùng dự án, là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và văn hoá với các miền của đất nước Thành phố Quy Nhơn trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh, cách Hà Nội 1060km về phía Bắc

và cách thành phố Hồ Chí Minh 644 km về phía Nam, có thể giao lưu thuận lợi bằng

Trang 9

đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không Ngoài ra, còn có đường QL19 nối cảng biển Quy Nhơn với Tây Nguyên rộng lớn, và sân bay Phù Cát, tương lai sẽ là một trong những cảng hàng không quan trọng của khu vực.

CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN

LỢI VÀ KHÓ KHĂN2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Đặc trưng của địa hình có thể chia thành 4 dạng như sau:

Khu núi cao và trung bình.

Nằm ở phía Tây của vùng, chiếm khoảng 70 % diện tích tự nhiên, chạy dọc theo ranh giới giữa Gia Lai và Bình Định Đây chính là Sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình 500 ÷ 700m Địa hình khu vực này bị phân cách mạnh, sông suối có độ dốc lớn, lớp phủ thực vật trung bình

Khu cồn cát ven biển.

Trang 10

Đây là khu vực bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển, với chiều rộng trung bình khoảng 2km Khu vực này có khả năng trồng cây lâu năm và cây chắn gió.

2.1.2 Đặc điểm địa chất

a.Địa hình, địa mạo

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có địa hình đồi núi cao, các dãy núi phát triển theo hướng Bắc Nam, với các đỉnh đồi núi có cao độ 800 ÷ 900m và bị phân cách bởi các nhánh suối nhỏ của sông Kôn

Địa mạo khu vực đặc trưng bởi dạng thung lũng mở rộng, với các sườn đồi hai bên khá thoải, kết quả của một quá trình bào mòn, phát triển mạnh cả về chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang trên một nền địa chất tương đối đồng nhất, không có tính phân lớp

b.Địa tầng

Khu vực nghiên cứu nằm trong phần rìa phía Đông của Địa khối Kon Tum, và được cấu tạo bởi các thành địa chất cổ Loại đá chính gặp trong vùng là các loại đá biến chất Arkay thuộc phức hệ Kanac (ARKn) Về phía Tây và Tây Nam phức hệ Kanac bị các khối đá granit biotit có hoblend thuộc phức hệ Chu Lai - Ba Tơ γcb) và

đá bazan bị Neogen thượng - Đệ tứ ( γN2 - Q1) phủ kín

Ngoài ra trong vùng còn gặp các đá xâm nhập có thành phần granit, granosyenit, granodionit cấu tạo hạt vừa đến hạt lớn Các đá xâm nhập này gặp dưới dạng các khối nhỏ, phát triển dọc theo các đứt gãy lớn trong vùng, có diện tích phân

bố vài km và được gọi là phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn γbq)

Các trầm tích đệ tứ bao gồm các lớp đất mềm rời nguồn gốc eluvi, deluvi, có thành phần á sét, á cát lẫn nhiều dăm sạn phủ kín các sườn đồi trong vùng với bề dày

từ vài mét đến trên 10m

c.Cấu tạo địa chất

Theo các kết quả nghiên cứu địa chất, cấu tạo và kiến tạo mới nhất, nền đá biến chất của địa khối Kon Tum trong vùng công trình bị phân cách bởi hệ thống đứt gãy

Trang 11

cấp III chạy theo hướng Bắc - Nam Đứt gãy lớn nhất gọi là đứt gãy sông Kôn chạy phía bên phải và gần song song với hướng chảy của sông Kôn Do tác động của đứt gãy này đã kéo theo sự hình thành của một loạt đứt gãy nhỏ khác theo hướng tương tự.

Hệ thống đứt gãy thứ hai có hướng TB - ĐN Dọc theo các đứt gãy thuộc hệ thống này đã hình thành các khối xâm nhập Granit nhỏ như đã nêu trên

d.Địa chất thuỷ văn

Do nền địa chất là các lớp đất đá kết tinh và đá xâm nhập liền khối, có tính thấm nước và trữ nước nhỏ, do đó nước ngầm chỉ gặp ở phần trên cùng của nền đá gốc trong đới đá phong hoá nứt nẻ Nước ngầm có nguồn bù cấp chính là nước mưa và có hướng vận động về phía sông Kôn và các nhánh của nó Do lượng mưa trong vùng tương đối cao, khoảng 1700 ÷ 1800mm / năm, nên nước ngầm khá dồi dào Mực nước ngầm tại các sườn đồi nói chung nằm sâu từ 7 ÷ 15m.Nước mặt tập trung chủ yếu ở sông Kôn

và các chi lưu chính như Đắc Sem, Kriêng - Tin

e.Địa chấn, động đất

Kết quả nghiên cứu động đất mới nhất do Viện Vật lý Địa cầu tiến hành cho công trình Định Bình cho thấy công trình nằm trong vùng có hoạt động động đất tích cực và phân dị, độ nguy hiểm cao Các vùng phát sinh động đất gắn liền với các đứt gãy sông

Ba và sông Kôn Chấn động cực đại trong khu vực công trình là I ≤ 7 (MKS - 64 ) và amax = 137 cm/s2 Do ảnh hưởng của động đất cực đại với Mmax ≤ 5,5 và h = 12 km

có thể xảy ra trên đứt gãy sông Kôn, với chấn tâm nằm cách công trình từ 2 đến 70

km, độ sâu chấn tâm h = 10 ÷ 15 km Nghiên cứu của Viện Vật lý Địa cầu đã kiến nghị lấy cấp động đất thiết kế là I = 7

f.Các hiện tượng địa chất động lực trên mặt

Mặt cắt ngang sông Kôn có dạng mở rộng, với lòng sông tương đối rộng và các sườn dốc thoải dưới 300 Phần lớn sườn đồi được che phủ bởi rừng thứ sinh, do đó sườn dốc khá ổn định, ít gặp các vệt trượt, sạt lớn Hiện tượng sạt lở xảy ra chủ yếu tại

bờ sông sát mép nước trong các lớp Aluvi thềm sông vào mùa mưa lũ Các hiện tượng sạt lở có quy mô cục bộ, nhỏ

g.Ngập và bán ngập

Trang 12

Trong vùng lòng hồ chỉ có làng xóm và đất đai canh tác nằm dọc theo hai bên bờ sông và đường ô tô đi lên các xã ở thượng nguồn sông Kôn, không có các công trình kinh tế văn hoá quan trọng Vấn đề ngập và bán ngập chỉ giới hạn trong việc di dân đến nơi ở mới, thay thế 19km đường lên công trình thuỷ điện Vĩnh Sơn và di chuyển khoảng 20 km đường dây điện nằm trong phạm ngập và bán ngập của hồ Định Bình.

2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng

Bảng 2.: Phân loại đất

1

Ký Hiệ u

Diện tích

Tỷ lệ %

Văn Phong

Vĩnh Thạnh

Hà Thanh

Trang 13

Ký Hiệ u

Diện tích

Tỷ lệ %

Văn Phong

Vĩnh Thạnh

Hà Thanh

17 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 803 2,77 377 383 43

18 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 288 0,99 288

19 Đất đỏ vàng trên đá phiến sa Fs 695 2,39 695

20 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 3 0,01 3

VII Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 934 3,22 934

21 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 934 3,22 934

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT 21091 72,67 17271 1740 2080 Đất thổ cư + chuyên dùng 5633 19,41 4340 306 987

Đất bằng chiếm 63,28 % diện tích tự nhiên, đất dốc chiếm 9,4 % diện tích tự nhiên, còn lại là đất thổ cư, đất chuyên dùng và đất khác

Các nhóm đất phổ biến và có diện tích lớn cả là đất xám 11.451 ha (39,45%), đất phù sa 6508 ha (22,42%), đất đỏ vàng 1786 ha (6,15 %) Còn lại là đất xói mòn trơ sỏi đá và đất khác Trong đó nhóm đất phù sa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất

Tất cả các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ Nhẹ nhất là đất xám bạc màu trên

đá Macma axit ( tỷ lệ >85 %) Nặng nhất là đất phù sa úng nước và đất phù sa Glay

Loại đất

Trang 14

2.1.4 Đặc điểm tình hình tài liệu khí tượng thuỷ văn

Công tác nghiên cứu KTTV trên lưu vực sông Kôn đã được quan tâm từ lâu Cho đến nay, tài liệu đo đạc từ mạng lưới trạm trên lưu vực sông Kôn khá đầy đủ, tuy nhiên việc phân bố trạm lại chưa thật hợp lý

Mạng lưới trạm đo mưa trên lưu vực sông Kôn, nhất là vùng hạ du khá dày, nhưng trạm đo thủy văn thì thưa thớt, tài liệu thiếu đồng bộ và đây là một hạn chế trong việc đánh giá nguồn nước của dòng chính sông Kôn

Mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng - thủy văn xem bảng sau:

Trang 15

Hình 2.: Sơ đồ mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn.

Bảng 2 : Các trạm quan trắc KTTV và thời gian đo đạc.

TT Tên trạm Yếu tố đo Thời kỳ đo Số năm

đo Ghi chú

Trang 16

2 Bình Quang X (mm) 1979 -2005 26 Trạm đo mưa

1992 - 98

Sau khi nghiên cứu và phân tích tổng hợp tài liệu đo đạc KTTV trên cả hệ thống sông Kôn, xem xét tính đồng pha, đồng bộ của các chuỗi tài liệu mưa và dòng chảy thấy rằng:

Về mưa: Với trạm đo mưa khá dày, nhất là vùng hạ lưu, tài liệu khá đầy đủ, chất lượng đo đạc đáng tin cậy

Về thuỷ văn: Trạm thuỷ văn Cây Muồng (hay BìnhTường ) sau 1975 đã được củng cố, tăng cường nên chất lượng đo đạc thuỷ văn được nâng cao Đây là trạm được đánh giá hoạt động tốt, tài liệu có độ tin cậy cao và sử dụng tốt cho tính toán thuỷ văn công trình

Trong phạm vi lưu vực nghiên cứu có trạm đo mưa Vĩnh Kim nằm gần sát với tuyến công trình Trạm có liệt tài liệu tương đối dài với số liệu của 28 năm quan trắc từ năm 1978 đến năm 2005 và đầy đủ, chất lượng đo đạc tương đối tốt Trạm được đánh giá là hoạt động tốt, tài liệu có độ tin cậy cao và sử dụng tốt cho tính toán thuỷ văn công trình Vì vậy ta chọn trạm đo mưa Vĩnh Kim để tính toán mưa thiết kế cho lưu vực Đối với việc tính toán các thông số thuỷ văn khác, ta có thể sử dụng tài liệu đo đạc của trạm thuỷ văn Cây Muồng với liệt tài liệu tương đối tốt từ năm 1978-2005 và

có thể đại diện cho lưu vực

Đối với khu tưới, có trạm đo mưa Phù Cát có liệt tài liệu đo mưa từ năm 1977 đến năm 2005 tương đối đầy đủ, chất lượng tài liệu tốt, đáng tin cậy Hơn nữa trạm

Trang 17

Phù Cát nằm ở trung tâm khu tưới và trong vùng tâm mưa trung bình Nên trạm mưa Phù Cát có thể đại diện để tính toán mưa cho khu tưới.

Các bảng số liệu cụ thể sử dụng để tính toán được trình bày ở phụ lục tuỳ theo nội dung tính toán thuỷ văn, sẽ được trình bày ở phần tính toán thuỷ văn sau này

Kết quả các đặc trưng khí hậu, khí tượng như sau

a.Nhiệt độ không khí.

Nền nhiệt độ hằng năm khá cao và ít biến động Tổng tích ôn cả năm trên 9.000oC Số giờ nắng dồi dào 2400 ÷2600 giờ/ năm Tổng bức xạ năm 140 - 150Kcal/cm2

Trang 18

Nhiệt độ bình quân

( T 0 C)

Nhiệt độ cao nhất (Tmax 0 C)

Nhiệt độ thấp nhất (Tmin 0 C)

Bảng 2 : Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm

Quy Nhơn

( “Nguồn: Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định”)

c.Số giờ nắng, N ( giờ / ngày).

Tỉnh Bình Định nằm trong khu vực nội chí tuyến nên độ dài ban ngày lớn và ít thay đổi trong năm Điều này nói lên rằng năng lượng bức xạ mặt trời trong phạm vi tỉnh Bình Định nhân được trong năm là khá dồi dào, đặc trưng của vùng vĩ độ thấp

Trang 19

trong vành đai nhiệt đới Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2350 - 2500 giờ Trong suốt 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8, số giờ nắng trung bình mổi tháng dao động

từ 240 - 250 giờ, mổi ngày trung bình có tới 8 giờ nắng Tháng 4, 5 là hai tháng có số giờ nắng nhiều nhất, trung bình hàng tháng có 250 - 270 giờ Các tháng ít nắng là các tháng mùa mưa, số giờ nắng trung bình hàng tháng100 - 200 giờ Tháng ít nắng nhất là tháng 7, trung bìn hàng tháng từ 100 - 115 giờ nắng

Bảng 2 : Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm. ( Đơn vị: giờ)

Gió thịnh hành trong mùa hạ thiên về hướng Tây, Nam và Đông Nam Tháng 4

là thời kỳ tranh chấp hai loại gió mùa, tín phong còn chiếm ưu thế nên ở hầu hết các vùng đều thịnh hành gió Đông đến Đông Nam với tần suất 8-27% Từ tháng 6 đến tháng 8 gió mùa mùa hạ phát triển mạnh Từ giữa tháng 9 gió mùa hạ bắt đầu suy yếu đồng thời cũng là thời kỳ tranh chấp của gió mùa mùa hạ và gió mùa đông

Ở Bình Định tốc độ gió trung bình năm khá nhỏ từ 1,5 - 1,8 m/s, hàng tháng trung bình giao động từ 1,0 - 2,8 m/s

Bảng 2 : Vận tốc gió bình quân tháng và năm. ( Đơn vị: m/s)

( “Nguồn: Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định”)

Trang 20

Hình 2.:Bản đồ đẳng trị mưa của tỉnh Bình Định.

Trang 21

Lượng mưa trung bình năm trong vùng vào khoảng 1700÷1800mm, phân bố thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng

8 Trong mùa mưa, cường độ mưa lớn thường tập trung vào tháng 10 và tháng 11, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, thường gây lũ lụt Mùa khô kéo dài khoảng 8 tháng, lượng mưa chiếm khoảng 20% cả năm, bốc hơi lớn thường gây hạn hán thiếu nước nghiêm trọng

Từ tài liệu quan trắc các trận mưa lớn trong vùng thấy rằng: lượng mưa một ngày lớn nhất trên lưu vực sông Kôn chỉ vào khoảng 200mm đến 250mm Tuy nhiên cũng có những trận mưa lớn đã xảy ra trong vùng như: Trận mưa ngày 8-11- 1981 tại Vĩnh Kim la 242mm, tại Quy Nhơn là 293mm; ngày 15-10-1988 tại Quy Nhơn là 338mm, tại Vân Canh là 364mm; ngày 19-10-1987 tại Bình Quang là 300mm, tại Núi Một là 341mm

Phân tích tình hình mưa lớn trên lưu vực sông Kôn nói chung, lượng mưa ngày lớn nhất nói riêng cho thấy, lượng mưa ngày lớn nhất từ 350mm đến 400mm là rất hiếm Nhưng những đợt bão mạnh, kèm theo mưa lớn kéo dài thường gây ra những trận lụt úng nghiêm trọng

f Bốc hơi.

Bốc hơi được phân ra 3 loại chính: Bốc hơi khả năng, bốc hơi tiềm năng và bốc hơi thực tế Bốc hơi thực tế rất quan trọng, nó khác nhau ở từng vùng thậm chí từng ở từng khu vực nhỏ Vì bốc hơi không những phụ thuộc vào các đặc trưng khí hậu mà còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi loại đất, lớp phủ thực vật, địa hình Dưới đây chỉ nêu hai loại bốc hơi khả năng và bốc hơi tiềm năng, còn bốc hơi thực tế phải được tính toán từ phương trình cân bằng nước hoặc công thức kinh nghiệm khi cần thiết

Bốc hơi khả năng là lượng bốc hơi có thể đạt được trong điều kiện thời tiết nhất định với lượng nước luôn dư thừa

Bảng 2.:Tổng lượng bốc hơi khả năng tháng và năm (Đơn vị: mm)

Quy

Trang 22

Bốc hơi tiềm năng là lượng nước bốc hơi từ bề mặt có lớp cỏ dày đặc, cao đồng đều , sinh trưởng tốt và nguồn cung cấp nước không hạn chế Đặc trưng này thường dùng cho nông nghiệp Khi biết lượng bốc thoát hơi tiềm năng và hệ số sinh lý cây trồng, ta có thể tính nhu cầu nước của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng nhằm chủ động tưới tiêu, hoặc căn cứ vào khả năng cấp nước để bố trí mùa vụ, giống cây trồng hợp lý.

Do hiện nay chưa có số liệu đo đạc, nên người ta thường tính toán từ các thông

số khí hậu và môi trường Qua tính toán cho thấy, bốc hơi tiềm năng phổ biến lớn hơn bốc hơi khả năng đo bằng ống Piche

Bảng 2.:Bốc thoát hơi tiềm năng trung bình ngày (Đơn vị : mm/ngày)

có nhiều luòng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát lũ kém Mạng lưới sông ngòi của tỉnh Bình Định bao gồm có

4 con sông chính là sông Lại Giang, sông Kôn, Sông La Tinh, Sông Hà Thanh

+ Sông Lại Giang: gồm hai nhánh sông: Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi

phía bắc An Lão giáp tỉnh Quảng Ngãi chảy qua huyện An Lão theo hướng Bắc – Nam; sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi rừng huyện Hoài Ân chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc Sông An Lão và sông Kim Sơn nhập lưu tại ngã ba cầu Bồng Sơn khoảng 2km về phía tây rồi đổ ra biển qua cửa An Dũ Sông Lại Giang đổ ra Biển Đông, có chiều dài sông là L = 85km, diện tích lưu vực Flv = 1402km2, độ dốc bình quân lưu vực 22,0% Trên sông Lại Giang mùa mưa vẫn tồn tại biên mặn tên sông cách cửa biển khoảng 2km nhưng độ mặn đoạn này chỉ đạt từ 1,29-1,59 0/00, nhưng về mùa khô ranh giới mặn chuyển sâu vào đất liền cách biển khoảng 3,8km và tại ranh

Trang 23

giới này độ mặn tăng dần về phía cửa sông từ 1,05-13,66 0/00 Do sông bắt nguồn từ vùng núi cao, độ dốc sông lớn nên vào mùa lũ nước tập trung rất nhanh, vào mùa kiệt thì lượng nước sông rất ít Do vậy việc khai thác nguồn nước trên sông không đem lại hiệu quả cao Sông Lại Giang được khai thác cho nuôi trồng thuỷ sản và các nhu cầu khác cho dân huyện An Lão và Hoài Ân nhưng sông cũng thường xuyên bị nhiễm mặn nên gây thiệt hại về kinh tế.

+ Sông La Tinh: là sông nhỏ nhất trong bốn con sông của tỉnh, sông bắt nguồn

từ vùng núi cao 400-700 m phía tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến đập Cây Gai chuyển sang hướng Tây Đông , sau đó đến đập Cây Ké chuyển hướng Đông-Bắc và đổ vào đầm Nước Ngọt rồi thông ra biển qua cửa Đề Gi Sông La Tinh đổ ra Biển Đông, có chiều dài sông L = 52km, diện tích lưu vực Flv = 780km2, độ dốc bình quân lưu vực 17%.Tình hình nhiễm mặn sông La Tinh tương đối

ít nhất trong bốn sông của tỉnh Tình hình dòng chảy trong sông trong mùa lũ và mùa kiệt cũng tương tự sông Lại Giang Do sông nhỏ nên việc khai thác nguồn nước cũng không đạt hiệu quả cao Sông La Tinh chảy qua vùng kinh tế không trọng điểm của tỉnh nên vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế chưa được chú trọng

+ Sông Hà Thanh: bắt nguồn từ những đỉnh núi cao 1100 m phía tây nam

huyện Vân Canh chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc Khi chảy về đến Diêu Trì sông chia làm hai nhánh: nhánh Hà Thanh và Thường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và Trường Úc rồi thông ra biển qua cửa Quy Nhơn.Sông Hà Thanh

đổ ra Biển Đông, chiều dài sông L = 58km, diện tích lưu vực Flv = 539km2, độ dốc bình quân lưu vực 18,3% Trên sông Hà Thanh về mùa mưa hầu hết nước sông không

bị mặn, độ mặn chỉ vào khoảng 0,03 đến 0,330/00; nhưng về mùa khô ranh giới mặn chuyển sâu vào đất liền cách cửa sông khoảng 4,15km và tại ranh giới này độ mặn đạt tới 10,40/00 và tăng dần về phía biển đạt tới giá trị 31,60/00 Ở thượng lưu độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn, Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày Sông Hà Thanh tương đối lớn nên việc khai thác nguồn nước có hiệu quả Mặt khác, sông chảy qua vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là thành phố Quy Nhơn vì thế hiệu quả mà

Trang 24

sông đem lại rất lớn cho nền kinh tế Tuy nhiên sông Hà Thanh bị nhiễm mặn nhiều vào mùa khô nên gây thiệt hại rất lớn.

+ Sông Kôn: là sông lớn nhất trong các sông trong tỉnh, có tổng diện tích lưu

vực là Flv = 2980km2, dài L = 178km Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi của dãy Trường Sơn Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Thanh Quan - Vĩnh Phúc sông chảy theo hướng Bắc Nam về đến Bình Tường sông chảy theo hướng Tây Đông và về đến Bình Thạnh sông chia thành hai nhánh chính: Nhánh Đập Đá chảy ra cửa An Lợi rồi đổ vào đầm Thị Nại; nhánh Tân An có nhánh sông Gò Chàm cách ngã

ba về phía hạ lưu khoảng 2km, sau khi chảy trên vùng đồng bằng rồi nhập với sông Tân An cùng đổ vào đầm Thị Nại tại cửa Tân Giảng Tất cả các nhánh sông Đập Đá và Tân An sau khi đổ vào đầm Thị Nại được thông qua biển qua cửa Quy Nhơn Trên sông Kôn về mùa mưa hầu hết nước sông không bị mặn, độ mặn chỉ vào khoảng 0,03 đến 0,330/00; nhưng về mùa khô chuyển về hướng thượng nguồn cách biển khoảng 6,7km và tại ranh giới này độ mặn đạt tới 10,40/00 và tăng dần về phía biển Từ thượng lưu về hạ lưu sông chảy giữa các vách núi cao có độ dốc lưu vực lớn nên lũ tập trung nhanh Đoạn sông Kôn ở vùng đồng bằng có lòng sông rộng và nông, nhiều chi lưu nhỏ, ngắn, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn, khả năng điều tiết lưu vực kém Ngược lại gặp lũ lớn, nước ngập mênh mông vùng hạ lưu Rừng đầu nguồn sông Kôn còn tương đối tốt, ít bị chặt phá, nguồn nước sông khá dồi dào nhưng phân bố không thuận lợi Thượng nguồn sông Kôn có khả năng xây dựng một số hồ chứa nước lớn, tạo nguồn và làm nhiệm vụ điều tiết khai thác tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế khu vực

Trang 27

Hình 2.: Sơ đồ mạng lưới sông ngòi tỉnh Bình Định

2.2.2 Tình hình kinh tế

Bình quân thu nhập của các ngành kinh tế trong toàn tỉnh là 571.500 đ/ng-tháng

a Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu nền kinh tế cũng như giá trị sản phẩm làm ra

Toàn tỉnh có 77.001 đất trồng cây hằng năm, trong đó đất trồng lúa màu là 53.321 ha, trong năm 1998 đã sản xuất được 473.317 T lương thực quy thóc, chiếm 35,80% tổng sản phẩm trong tỉnh Giá trị sản phẩm đạt 1381,56 tỷ đồng

Về mặt lâm nghiệp, với 197.924 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm 143.300

ha, rừng trồng có 54.624 ha, năm 2998 đã sản xuất và chế biến được 11.200m3 gỗ tròn, 58.900m3 gỗ nguyện liệu, 368.000 Ster củi được gái trị sản phẩm 76,76 tỷ đồng, chiếm 2% cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh Tốc độ phát triển tổng sản phẩm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần hàng năm Năm 1998 chỉ đạt 92,9%

so với năm 1994

Thuỷ sản: Năm 1998, sản lượng khai thác đánh bắt thuỷ, hải sản ( tôm, cá) đạt 64.645 T, trong đó hải sản nước mặn là 64.371 T, thuỷ sản nước ngọt là 274 T Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản gồm 840 T, tôm 635 T, sản xuất giống đạt được: cá 4,1 triệu con, tôm 144,6 triệu con Giá trị tổng sản phẩm ngành thuỷ sản đạt 362,6 tỷ đồng, chiếm 9,4% GDP của tỉnh

Trang 28

Chăn nuôi: số lượng gia súc, gia cầm trong toàn tỉnh tính đến 1/10 năm 1998 bao gồm: Trên 18.831 con, trong đó trâu kéo cày 12.523 con; bò 242.832 con, trong đó

bò cày kéo 81.592 con Đàn lợn 384.525 con, trong đó lợn nái 67.801 con, lợn thịt 315.949 con

b Ngành công nghiệp: Hình thành 3 khu vực

Khu vực TW: gồm các ngành gỗ xẻ, dầu ăn, Ô xy, điện

Khu vực địa phương: Sản xuất đường, rượu bia, thức ăn gai súc, dược phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, chế biến thuỷ sản đông lạnh, đóng tàu thuyền, điện nước

Khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài: Ilmenite 52%, đá ốp lát Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của ngành công nghiệp năm 1998 đạt 413,3 tỷ đồng, chiếm 10,7% cơ cấu tổng sản phẩm toàn tỉnh

c Xây dựng cơ bản và các ngành kinh tế khác

Ngành xây dựng cơ bản với tổng sản phẩm 273,13 tỷ đồng, chiếm 7,1 %

Các ngành kinh tế khác ( thương nghiệp, giao thông vân tải, dịch vụ, du lịch )

có tổng giá trị sản phẩm là 1.348,6 tỷ đồng, chiếm 35% cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh

2.2.3 Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2015.

Là giai đoạn sau khi Việt Nam tham gia đầy đủ các cam kết khu vực, nền kinh

tế phải tiến tới đứng vững trên cơ sở thực hiện sự đổi mới về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với cả nước, tỉnh Bình Định đến giai đoạn này có thể xem là đã đặt được nền móng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá

Một số chỉ tiêu chủ yếu:

Về kinh tế: Tăng trưởng GDP chung và từng ngành, tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế Cụ thể theo chiến lược phát triển miền Trung và mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế, xã hội, UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu tập trung đầu tư cho hai khu

Trang 29

vực trọng điểm: hạ lưu sông Côn và vùng ven biển Dự án công trình thuỷ lợi Định Bình là một trong những kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu trên.

Về xã hội: Giải quyết những vấn đề xã hội ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn xoá nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo việc làm, có điều kiện đẻ hạn chế khoảng cách phát triển giữa các vùng và mức sống các tầng lớp dân cư Tập trung phát triển giáo dục và đào tạo, hình thành đội ngũ lao động và quản lý có trình độ đáp ứng yêu cầu cạnh trạnh hội nhập quốc tế ở mức độ cao hơn

là cây điều 1033 ha, cây ăn quả chỉ chiếm diện tích rất nhỏ 70 ha, ngoài ra là các loại cây lâu năm khác

Đất lâm nghiệp hiện có 1828 ha chiếm 3,51% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu trồng các loại cây phát triển nhanh như bạch đàn, phi lao, tràm hao vàng

Đất chuyên dùng có 7112ha, chiếm 13,65% DTTN toàn vùng Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các công trình phúc lợi công cộng, đất giao thông thuỷ lợi, đất an ninh quốc phòng, đất di tích lịch sử, nghĩa trang v.v

Đất ở, toàn vùng có 1766 ha chiếm 3,39 % DTTN trong đó chủ yếu là đất khu dân cư nông thôn

Trang 30

Đất chưa sử dụng có 9566 ha chiếm 18,54 % DTTN Trong đó, đất bằng chưa sử dụng là 3142 ha Đây là loại đất có khả năng mở rộng trử thành đất sản xuất nông nghiệp Đất đồi chưa sử dụng 1664 ha chủ yếu dành để phát triển lâm nghiệp Đất có mặt nước chưa sử dụng 1748 ha, sông suối 2194 ha, đất chưa sử dụng khác 213ha

2.3.2 Đánh giá tài nguyên nước

a Tình hình sông suối trong khu vực dự án.

Địa chất thuỷ văn nước ngầm.

Do nền địa chất là các lớp đất đá kết tinh và đá xâm nhập liền khối, có tính thấm nước và trữ nước nhỏ, do đó nước ngầm chỉ gặp ở phần trên cùng của nền đá gốc trong đới đá phong hoá nứt nẻ Nước ngầm có nguồn bù cấp chính là nước mưa và có hướng vận động về phía sông Kôn và các nhánh của nó Do lượng mưa trong vùng tương đối cao, khoảng 1700 ÷ 1800mm / năm, nên nước ngầm khá dồi dào Mực nước ngầm tại các sườn đồi nói chung nằm sâu từ 7 ÷ 15m

Nước mặt tập trung chủ yếu ở sông Kôn và các chi lưu chính như Đắc Sem,

Kriêng - Tin

Thuỷ văn sông ngòi.

Trong vùng dự án có 3 hệ thống sông chính: sông Kôn, sông Hà Thanh và sông

La Tinh

Sông La Tinh bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Tây huyện Phù Mỹ - Phù Cát, có cao độ từ 90m đến 700m Diện tích lưu vực Flv = 780km2, chiều dài sông Ls = 52km Đoạn sông thượng du chảy theo hướng B - N, trung du theo hướng T - Đ và hạ du theo hướng TN - ĐB Sông La Tinh đổ vào vịnh nước ngọt, rồi thông ra biển của Đề Gi Sông Hà Thanh bắt nguồn từ vùng núi cao 1.100m thuộc huyện Vân Canh, chảy theo hướng TN - ĐB, đổ vào đầm Thị Nại và thông ra biển qua cửa Quy Nhơn Diện tích lưu vực cửa sông Flv = 580 km2, chiều dài sông Ls = 48 km Tính đến Diêu Trì, sông có diện tích lưu vực khoảng 490 km2

Sông Kôn là con sông lớn nhất của tỉnh Bình Định, bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1000m thuộc phía Bắc cao nguyên Kon Tum Đoạn thượng du, chảy theo hướng

Trang 31

TB - ĐN, đến Vĩnh Sơn sông chuyển hướng Bắc Nam Tới Bình Thạnh chảy theo hướng Tây Đông rồi đổ ra biển Đông Diện tích lưu vực Flv = 3067km2 Những đặc điểm nổi bật của sông Kôn là, chảy qua các vùng địa hình khác nhau, thượng nguồn là vùng cao của Đông Trường Sơn Từ thượng lưu về trung lưu, sông chảy giữa các vách núi cao có độ dốc lưu vực lớn, nên lũ tập trung nhanh Đoạn sông Kôn ở vùng đồng bằng có lòng sông rộng và nông, nhiều chi lưu nhỏ, ngắn, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn, khả năng điều tiết lưu vực kém Ngược lại về mùa mưa, gặp khi có lũ lớn, nước ngập mênh mông vùng hạ lưu.Rừng đầu nguồn sông Kôn còn tương đối tốt, ít bị chặt phá khai thác, nguồn nước sông khá dồi dào, nhưng phân bố không thuận lợi

Như vậy, sông Kôn là nguồn cung cấp nước tốt nhất cho vùng dự án Mặt khác, đối với Bình Định lũ lụt chủ yếu xảy ra trên lưu vực sông Kôn Đó là lý do công trình thuỷ lợi Định Bình sẽ được xây dựng trên sông Kôn

b Hiện trạng công tác thuỷ lợi.

Tình hình thiên tai.

Bão.

Bão thường xảy ra hàng năm tập trung vào 3 tháng mùa mưa là tháng 9,10,11 Tác hại của bão là gây mưa lớn, gió giật từ cấp 8, cấp 9 đến cấp 12, làm cho nước triều dâng cao, nước trong vùng hạ lưu sông Kôn tiêu thoát chậm gây lũ lụt toàn vùng, làm thiệt hại hoa màu, tài sản của nhân dân Điển hình là những cơn bão xảy ra những năm gần đây: cơn bão số 6, số 7 (10/1992) và cơn bão số 10 (11/1993) với sức gió cấp 12

đã tàn phá nhiều nhà cửa, kho tàng và các cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng của tỉnh

Lũ Lụt.

Do điều kiện địa hình sông suối ngắn dốc, mưa lớn tập trung nhanh nên gây ra

lũ lụt Điển hình là trong 2 năm 1992-1993 lũ lớn đã xuất hiện ở Bình Định, làm ngập lụt vùng đồng bằng hạ lưu sông Kôn và sông Hà Thanh Lũ gây ngập úng diện tích của lúa mùa, gây ách tắc giao thông, làm hư hỏng nhiều cầu cống, đường xá, các công trình thuỷ lợi, nhà cửa, công trình dân dụng v.v Hơn 1125 ha lúa bị cát bồi lấp Mức thiệt hại lên tới 200 tỷ đồng

Hạn hán.

Trang 32

Tình trạng hạn hán diễn biến hàng năm có mức độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau nhưng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu và Vụ Mùa Đặc biệt hạn hán còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt nhân dân ở các xã ven đầm Thị Nại Điển hình năm 1993 diện tích bị hạn hán đã làm giảm năng suất nghiêm trọng, thậm chí mất trắng 7214 ha lúa Hè Thu Diện tích bị hạn vụ mùa cũng lên tới 21.780 ha trong toàn tỉnh chiếm 60 % diện tích lúa xạ cả vụ Nước sinh hoạt cho người và gia súc cực kỳ khan hiếm nhất là các xã ven đầm Thị Nại.

Trang 33

Hình 2.: Bản đồ hiện trạng và quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định

Bảng 2.: Thống kê thiệt hại hạn hán năm 1998 của các huyện thuộc lưu vực sông Kôn- Tỉnh Bình Định.

Trang 34

TT Địa phương Diện tích bị hạn (ha) Thiếu nước sinh hoạt (số người )

Hiện trạng các công trình thuỷ lợi.

Từ năm 1975 đến nay, vùng Nam Bình Định đã đầu tư sữa chữa, nâng cấp và xây dựng mới được 67 công trình thuỷ lợi các loại, bao gồm:

Hồ chứa nước: 51 hồ vừa và nhỏ

Đập dâng: 14 đập

Trạm bơm: 2 trạm

Hệ thống kênh tưới khoảng 15.000 ha

Tổng năng lực tưới thiết kế 30.220 ha trong đó thực tưới được 24.517 ha đạt 81,12 % năng lực thiết kế ban đầu, chiếm 39 % diện tích cây hàng năm Đối với lúa mới tưới được 56 % diện tích cần tưới

Tuy nhiên các công trình hạ tầng về thuỷ lợi còn nhỏ, một số hệ thống kênh mương đã xuống cấp nghiêm trọng không đủ kinh phí duy tu bão dưỡng nên chưa đáp ứng được nhu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác Cần phải xây dựng một hồ chứa có dung tích tương đối lớn lợi dụng tổng hợp tạo nguồn ổn định để đáp ứng các yêu cầu cắt lũ tiểu mãn, giảm lũ chính vụ, cấp nước cho tưới và các ngành kinh tế khác

Trang 35

2.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.

2.4.1 Lũ lụt

Là loại hình thiên tai gây tác hại nghiêm trọng, thường xuyên đe doạ tính mạng, tài sản của nhân dân trong tỉnh, cho đến nay vẫn chưa có biện pháp gì để khắc phục

Do đặc điểm địa hình sông suối ngắn và dốc, mưa lớn tập trung vào hai tháng 10 và

11, lũ tập trung nhanh gây lụt lội vùng đồng bằng hạ du sông Kôn, kể cả thành phố Quy Nhơn Thiệt hại hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng Riêng hai năm 1998-1999 thiệt hại do lũ gây ra mỗi năm vào khoảng 39,5 tỷ đồng, chưa kể thiệt hại về tính mạng của nhân dân

2.4.2 Hạn hán

Đây cũng là loại hình thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp

Vùng nam Bình Định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, sản xuất nông nghiệp

là chủ yếu Hiện tại mới chỉ có khoảng 39% diện tích đất canh tác cây trồng hàng năm được tưới chủ động nhờ một số công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa Số còn lại dựa hoàn toàn vào mưa ( nước trời), và dòng chảy cơ bản của sông Kôn Mặc dù sông Kôn có lưu vực rộng, tổng lượng dòng chảy lớn, nhưng vì chưa có công trình điều tiết nên hàng năm, vào mùa khô, nhiều vùng vẫn bị thiếu nước kéo dài trên diện rộng, nhất là vào những năm ít nước Cho nên chưa có khả năng giải quyết nước một cách cơ bản

để phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác

Nhu cầu về nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác từ nay đến năm

2015 và xa hơn, đang là vấn đề cấp thiết cho sự ổn định đời sống và phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định

Trước nhu cầu chống lũ, cấp nước cho các ngành nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác phục vụ cho sự phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực cần thiết xây dựng Công trình thuỷ lợi Định Bình mới có thể đáp ứng được nguồn nước phục vụ nhiệm vụ đa mục tiêu của vùng dự án

Trang 36

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN3.1 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.

Theo thiết kế, công trình thủy lợi Định Bình ngoài việc cung cấp nước tưới cho

và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, hạn chế lũ tiểu mãn,

lũ sớm, lũ muộn, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường sinh thái hạ lưu sông Kôn

Thuỷ Sản vào tháng

Đẩy mặn tháng

Vụ Đông Xuân

Vụ Hè Thu

3.2.2 Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp

Nước yêu cầu cho dân sinh được tính toán dựa trên sự tăng trưởng dân số từ năm 2006 đến 2015 Từ nhu cầu nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước cho từng loại đô thị

Nước cho công nghiệp nông thôn được xác định dựa vào số liệu do Sở Công nghiệp địa phương dự báo Theo như đề tài lượng nước mà dự án Định Bình cần cung cấp cho Sinh hoạt & Công nghiệp là 1,5 m3/s

3.2.3 Cấp nước cho thuỷ sản.

Trong 4 tháng mùa khô ( từ tháng 4 đến tháng 7 ), qua điều tra hàm lượng muối vùng cửa sông dao động trong khoảng từ (16÷31)% Trong khi đó, kỹ thuật nuôi tôm đòi hỏi hàm lượng muối yêu cầu trong nước biển thích hợp nhất trong khoảng (20÷25)%

Trang 37

Do vậy thông qua nguồn nước từ dự án Định Bình xả xuống sông Kôn để tham gia cấp nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản Với mực nước yêu cầu trong các tháng mùa khô đó là 2.5 m3/s.

3.2.4 Cấp nước đẩy mặn

Sông Kôn về mùa kiệt, dòng chảy bé mà mực nước triều lại dâng cao gây ra xâm nhập mặn Do đó công trình thuỷ lợi Định Bình còn có nhiệm vụ cấp nước cho sông Kôn vào các tháng mùa kiệt để đẩy mặn Cụ thể là cần phải bổ sung nước cho sông Kôn vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 8 với mức 4.0 m3/s

Trang 38

CHƯƠNG 4: TÓM TẮT KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC4.1 TÍNH TOÁN NGUỒN NƯỚC

Để phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi, các công trình giao thông và các công trình kinh tế quốc dân khác cần tính toán các tài liệu khí tượng thuỷ văn có liên quan và có tác động đến công trình

Các yếu tố khí tượng thuỷ văn được chọn để làm căn cứ xác định các biện pháp

và quy mô kích thước công trình, các giới hạn và phương thức điều khiển công trình gọi là các đặc trưng thuỷ văn thiết kế

Công trình đầu mối thuỷ lợi Định Bình dự kiến xây dựng ở thượng nguồn sông Kôn tại xã Vĩnh Hảo - huyện Vĩnh Thạnh - tỉnh Bình Định

Đây là một công trình lớn, có nhiệm vụ tạo nguồn, cấp nước cho nông nghiệp dân sinh và các ngành kinh tế khác thuộc khu vực phía Nam của tỉnh Bình Định Đây

là vùng trọng điểm, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội toàn diện, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

Theo QCVN 04-05:2012 Cấp thiết kế của công trình đầu mối là cấp cao nhất được lựa chọn từ cấp xác định theo năng lực phục vụ của chính đầu mối đó hoặc từ cấp xác định theo đặc tính kỹ thuật của các hạng mục công trình thuỷ có mặt trong công trình đầu mối Trong giai đoạn này ta chưa xác định được chính xác cấp công trình đầu mối mhưng dựa vào đối tượng phục vụ của công trình là tưới thì mức bảo 85%

4.1.1 Tính lượng mưa thiết kế.

Do vị trí của khu tưới và vị trí của tuyến công trình Định Bình nằm cách xa nhau Tuyến công trình nằm ở phía trung lưu sông Kôn trong khi đó khu tưới nằm ở phía hạ lưu Theo tài liệu lấy từ “Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Định” vùng núi Vĩnh Sơn và vùng núi phía bắc tỉnh là hai khu vực có lượng mưa lớn nhất tỉnh, với tổng lượng mưa năm trung bình từ 2220 - 3030mm trong đó tâm mưa lớn nhất thuộc huyện miền núi An Lão Vùng mưa lớn thứ hai là vùng núi Vĩnh Kim thuộc trung lưu sông Kôn, huyện Vân Canh thượng nguồn sông Hà Thanh và các huyện ven biển phía Bắc

Trang 39

tỉnh từ 2000 – 2180mm Những vùng còn lại như vùng ven biển phía nam tỉnh, huyện Tây Sơn, phía đông huyện miền núi Vĩnh Thạnh và lưu vực hạ lưu sông Kôn lượng mưa năm trung bình đạt từ 1610 – 1880mm trong đó tâm mưa thấp nhất là khu vực Tân An và các xã thuộc phía đông huyện Tuy Phước với lượng mưa năm trên dưới 1600mm.

Như vậy vị trí tuyến công trình Định Bình với diện tích lưu vực 1040 km2 nằm trong vùng mưa lớn thứ hai của tỉnh, còn khu tưới thuộc phía hạ lưu sông Kôn lại nằm trong vùng mưa trung bình Do đó việc lựa chọn trạm đo mưa để tính toán mưa cho lưu vực và khu tưới là khác nhau

4.1.1.1 Tính lượng mưa thiết kế cho lưu vực.

Đối với những lưu vực lớn, địa hình phức tạp, trên lưu vực có nhiều trạm đo mưa Thường trong một trận mưa hoặc trong một thời đoạn tính toán, lượng mưa trên lưu vực thường không đồng đều, bởi vậy lượng mưa quan trắc được ở các trạm đo mưa

bố trí trên lưu vực cũng khác nhau Trong trường hợp đó phải tính lượng mưa bình quân cho lưu vực Ở đây trên lưu vực sông Kôn, là con sông lớn nhất của tỉnh Bình Định có diện tích lưu vực tính đến cửa ra là 3067 km2, với tổng chiều dài 178 km Sông bắt nguồn từ vùng rùng núi của dãy Trường Sơn và chảy qua các vùng có địa hình phức tạp khác nhau Các trạm đo mưa như Vĩnh Kim, Định Quang, Cây Muồng

và Tân An nằm dọc theo sông Kôn từ thượng lưu về hạ lưu đã phản ánh rõ nét quy luật phân bố mưa của lưu vực sông Kôn Nhưng ở đây ta lại tính lượng mưa của lưu vực được giới hạn bởi tuyến công trình Định Bình nên không thể lấy lượng mưa bình quân trên toàn lưu vực sông Kôn để làm mưa cho lưu vực nghiên cứu, nó sẽ không phản ánh đúng chính xác lượng nước mưa rơi xuống lưu vực Từ đó có thể dẫn đến đánh giá không chính xác lượng nước đến của lưu vực và ảnh hưởng đến quy mô kích thước công trình

Trong phạm vi lưu vực nghiên cứu có trạm đo mưa Vĩnh Kim nằm gần sát với tuyến công trình Trạm có liệt tài liệu tương đối dài vơi số liệu của 28 năm quan trắc từ năm 1978 đến năm 2005 và đầy đủ, chất lượng đo đạc tương đối tốt Trạm được đánh giá là hoạt động tốt, tài liệu có độ tin cậy cao và sử dụng tốt cho tính toán thuỷ văn

Trang 40

công trình Vì vậy ta chọn trạm đo mưa Vĩnh Kim để tính toán mưa thiết kế cho lưu vực.

Việc xác định lượng mưa thiết kế được xác định theo phương pháp đường thích hợp Qua tính toán trên chương trình đường tần suất số liệu mưa năm trạm Vĩnh Kim với liệt tài liệu 28 năm (1978 ÷ 2005),số liệu và kết quả xem phụ lục (1.1) & (1.2) tính toán thủy văn

Bảng 4.:Kết quả tính toán lượng mưa năm tần suất P = 85% của lưu vực

4.1.1.2 Tính lượng mưa thiết kế khu tưới.

Vùng hưởng lợi được tưới từ công trình thuỷ lợi Định Bình có diện tích 25000 ha bao gồm các khu tưới sau đây:

Khu Tân An - Đập Đá: có diện tích 12400ha

Khu Văn Phong : có diện tích 10100ha

Khu Hà Thanh : có diện tích 1500ha

Khu Vĩnh Thạnh : có diện tích 1000ha

Khu tưới Vĩnh Thạnh có trạm đo mưa Bình Quang, khu tưới Văn Phong có trạm

đo mưa Phù Cát, khu Tân An - Đập Đá có trạm đo mưa Tân An, gần khu Hà Thanh có trạm khí tượng Quy Nhơn Để đánh giá một cách chính xác thì phải sử dụng các trạm

đo mưa ở các khu tưới đó để tính mưa cho từng khu tưới riêng biệt Nhưng dựa vào bản đồ phân bố lượng mưa năm tỉnh Bình Định thì hầu như toàn bộ khu tưới nằm giới hạn giữa hai đường đẳng trị mưa 1800mm và 1900mm Ở đó có trạm đo mưa Phù Cát

có liệt tài liệu đo mưa từ năm 1977 đến năm 2005 tương đối đầy đủ, chất lượng tài liệu tốt, đáng tin cây Hơn nữa trạm Phù Cát nằm ở trung tâm khu tưới và trong vùng tâm mưa trung bình Nên trạm mưa Phù Cát có thể đại diện để tính toán mưa cho khu tưới

a.Tính lượng mưa năm thiết kế.

Theo nhiệm vụ công trình đặt ra thì ta đã xác định được tần suất bảo đảm tưới là 85%.Theo QCVN 04-05:2012 Bảng 3.Như vậy cần phải tính lượng mưa năm ứng với

Ngày đăng: 16/08/2016, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w