1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Hoạt động BHXH là hoạt động công phi lợi nhuận

15 505 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 44,4 KB

Nội dung

BHXH là loại hình bảo hiểm được hình thành có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy kinh tế xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên BHXH ra đời không vì mục đích lợi nhuận. Thực chất nó là công cụ công cộng để nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động và xã hội. Theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), tổng tỷ lệ đóng BHXH của người lao động năm 2011 là 22%, trong đó người lao động phải đóng 6% và người sử dụng lao động phải đóng 16%. Tỷ lệ đóng cứ 2 năm tăng 1%. Từ ngày 112015, tổng tỷ lệ đóng là 26%, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%. Với mức đóng có thể nói là thấp như vậy thì mức hưởng lại rất cao. Đối với chế độ thai sản, mức hưởng là 100% mức lương bình quân trong 6 tháng liền kề đóng bảo hiểm. Đối với chế độ ốm đau, là 75% mức lương tháng liền kề đóng bảo hiểm… Với mức đóng và mức hưởng như vậy, làm sao quỹ BHXH có thể duy trì được trong thời gian dài như vậy?. Hằng năm nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để trả lương cho khoảng 1 triệu người về hưu trước ngày 111995. Ngoài ra quỹ BHXH Việt Nam còn được ngân sách nhà nước trợ giúp chi trả cho các chế độ cho những người được hưởng BHXH sau ngày 111995. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi thảo luận về dự án Luật BHXH được Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận vào tháng 8 năm 2005. Quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước. Vậy tại sao hằng năm nhà nước vẫn phải chi một khoản tiền lớn như vậy cho quỹ BHXH ? Vì vậy , em đã chọn đề tài “Hoạt động BHXH là hoạt động dich vụ công phi lợi nhuận” đề nghiên cứu với hi vọng nhìn nhận và đánh giá tình hình hoạt động của BHXH ở nước ta , qua đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành hệ thống BHXH ở nước ta. Em xin chân thành cảm ơn Thầy ThS. PHẠM ĐỖ DŨNG đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này..

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ………

ChươngI.Lí luận cơ bản về bảo hiểm xã hội .

I.Khát quát chung vể bảo hiểm xã hội ……… ………

1 Khái niệm ………

2.Đối tượng và mục đích của bảo hiểm xã hội ………

2.1.Đối tượng ……….

2.2.Mục đích ………

3.Chức năng của bảo hiểm xã hội ………

II.Hoạt động dich vụ công phi lợi nhuận ………

1.Hoạt động dịch vụ công ………

2 Phi lợi nhuận ……….

ChươngII.“Hoạt động bảo hiểm xã hội là hoạt động dịch vụ công phi lợi nhuận”………

I.Nguyên tắc theo phương trình cân bằng thu=chi Tổ chức quản lí sự nghiệp về bảo hiểm xã hội ……

1.Nguyên tắc theo phương trình cân bằng thu = chi ………

2.Tổ chức quản lí sự nghiệp về bảo hiểm xã hội ……….

2.1.Hội đồng quản lí bảo hiểm xã hội Việt Nam………

2.2.Cơ quan “Bảo hiểm xã hội ở Việt nam”………

2.3.Cơ quan “Bảo hiển xã hội tỉnh/ thành phố”………

2.4.Cơ quan “Bảo hiểm xã hội huyện/quận”………

II.Đầu tư quỹ và mức hưởng bảo hiểm xã hội ………

2.1.Đầu tư quỹ ………

2.2.Những phần thu nhập được miễn trừ thuế….………

2.3.Hoạt động bảo hiểm xã hội là hoạt động mà không một doanh nghiệp nào có thể đầu tư… KẾT LUẬN………

Tài liệu thamkhảo……… ……….

Trang 2

Lời mở đầu

BHXH là loại hình bảo hiểm được hình thành có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi quốc gia trên thế giới Tuy nhiên BHXH ra đời không vì mục đích lợi nhuận Thực chất nó là công cụ công cộng để nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động và xã hội Theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), tổng tỷ lệ đóng BHXH của người lao động năm 2011 là 22%, trong đó người lao động phải đóng 6% và người sử dụng lao động phải đóng 16% Tỷ lệ đóng cứ 2 năm tăng 1% Từ ngày 1/1/2015, tổng tỷ lệ đóng là 26%, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18% Với mức đóng có thể nói là thấp như vậy thì mức hưởng lại rất cao Đối với chế độ thai sản, mức hưởng là 100% mức lương bình quân trong 6 tháng liền kề đóng bảo hiểm Đối với chế độ ốm đau, là 75% mức lương tháng liền kề đóng bảo hiểm… Với mức đóng và mức hưởng như vậy, làm sao quỹ BHXH có thể duy trì được trong thời gian dài như vậy?.

Hằng năm nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để trả lương cho khoảng 1 triệu người về hưu trước ngày 1/1/1995 Ngoài ra quỹ BHXH Việt Nam còn được ngân sách nhà nước trợ giúp chi trả cho các chế độ cho những người được hưởng BHXH sau ngày 1/1/1995 Đó là thông tin được đưa ra tại buổi thảo luận về dự án Luật BHXH được Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận vào tháng 8 năm 2005 Quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước Vậy tại sao hằng năm nhà nước vẫn phải chi một khoản tiền lớn như vậy cho quỹ BHXH ?

Vì vậy , em đã chọn đề tài “Hoạt động BHXH là hoạt động dich vụ công phi lợi nhuận” đề nghiên cứu với hi vọng nhìn nhận và đánh giá tình hình hoạt động của

BHXH ở nước ta , qua đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành hệ thống BHXH ở nước ta.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy ThS PHẠM ĐỖ DŨNG đã giúp đỡ em hoàn thành

đề tài này.!.

Trang 3

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

I.KHÁT QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.Khái niệm

BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động

khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động , mất việc làm trên cơ

sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ , góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

BHXH là loại hình bảo hiểm bắt buộc ở nhiều nước , nó hình thành mối quan hệ giữa

3 bên : bên tham gia bảo hiểm , bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm Bên tham gia bảo hiểm có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động Bên bảo hiểm ( bên nhận nhiệm vụ BHXH ) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ Bên được BHXH người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố là những sự kiện BHXH.

2.Đối tượng , mục đích của BHXH.

2.1 Đối tượng

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động, đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động , mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH.

2.2 Mục đích

BHXH hoạt động vì những mục đích sau:

-Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ;

-Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật ;

-Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già , người tàn tật và trẻ em.

Trang 4

Với những mục tiêu trên , BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng : “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH , quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa , nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”

3 Chức năng của bảo hiểm xã hội

BHXH có các chức năng sau :

-Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH,nó quyết định nhiệm vụ,tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.

-Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử dụng lao động.Thực hiện chức năng này nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội -Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.

-Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động , giữa người lao động với xã hội

II.Hoạt động dịch vụ công, phi lợi nhuận?

1 Hoạt động dịch vụ công.

Dịch vụ công là hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu (lợi ích) chung, thiết yếu của xã hội Những dịch vụ Nhà nước đứng ra bảo đảm việc cung ứng bình thường cho xã hội, nó phục vụ nhu cầu chung của cả cộng đồng Loại dịch vụ này gắn liền với chức năng cai trị của Nhà nước hoặc chức năng quản lý nhà nước Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có nhiệm vụ ban hành chính sách, văn bản pháp quy, quản lý các công việc của đời sống xă hội, bảo đảm cho xã hội phát triển

có kỷ cương, trật tự Tất cả những công việc nói trên thuộc về chức năng vốn có của bộ máy hành chính nhà nước Nhà nước thực thi những nhiệm vụ của một cơ quan công quyền, dùng quyền lực công để cai quản toàn bộ xã hội Những quyền lực này không thể giao cho bất kỳ một cá nhân hoặc tổ chức tư nhân nào, dù tổ chức đó có tiềm lực lớn đến đâu Như vậy, thông qua việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước vốn có của

Trang 5

ḿnh, Nhà nước có trách nhiệm cung cấp cho xã hội những dịch vụ mà không một tư nhân nào có thể đứng ra cung ứng.

Các dịch vụ công có đặc điểm sau đây:

- Là những hoạt động có tính chất xã hội, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng Đây là những dịch vụ phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để bảo đảm cuộc sống được bình thường và an toàn.

- Là những hoạt động do các cơ quan công quyền hay những chủ thể được chính quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện.

- Để cung ứng các dịch vụ công, các cơ quan nhà nước và tổ chức được ủy nhiệm cung ứng có sự giao tiếp với người dân ở những mức độ khác nhau khi thực hiện cung ứng dịch vụ.

- Việc trao đổi dịch vụ công thông qua quan hệ thị trường đầy đủ Thông thường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay nói đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước để Nhà nước tổ chức việc cung ứng một cách đều đặn như một sự "thỏa thuận trước" Nhưng cũng có những dịch vụ mà người sử dụng vẫn phải trả thêm một phần hoặc toàn bộ kinh phí; tuy nhiên, đối với các loại dịch vụ này, Nhà nước vẫn có trách nhiệm bảo đảm việc cung ứng không nhằm vào mục tiêu thu lợi nhuận.

- Mọi người dân (bất kể đóng thuế nhiều hay ít, hoặc không phải đóng thuế) đều có quyền hưởng sự cung ứng dịch vụ công ở một mức độ tối thiểu, với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền Lượng dịch vụ công cộng mà mỗi người tiêu dùng không phụ thuộc vào mức thuế mà người đó đóng góp.

- Khác với những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật, dịch vụ công là những hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xă hội, bất kể các sản phẩm được tạo

ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.

- Xét trên giác độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho xã hội những hàng hóa công cộng Theo nghĩa hẹp, hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà khi nó đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác Hàng hóa công cộng mang lại lợi ích không chỉ cho những người mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này Đó là nguyên nhân dẫn đến chỗ Chính phủ trở thành người sản xuất hoặc bảo đảm cung cấp các loại hàng hóa công cộng Còn theo

Trang 6

nghĩa rộng, hàng hóa công cộng là "những hàng hóa và dịch vụ được Nhà nước cung cấp cho lợi ích của tất cả hay đa số nhân dân" Dịch vụ công là những hoạt động cung ứng các hàng hóa công cộng xét theo nghĩa rộng, bao gồm cả những hàng hóa có tính

cá nhân thiết yếu được Nhà nước bảo đảm cung ứng như điện, nước sinh hoạt…

Các loại dịch vụ công;

Dịch vụ công có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.

- Xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành 3 loại, như sau: + Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp Thí dụ, an ninh, giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội…

+Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp, gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không tực tiếp thực hiện

mà ủy nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện, dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước Thí dụ các công trình công cộng do chính phủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng.

+ Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước Như ở Trung Quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự phối hợp thực hiện

- Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch vụ công thành các loại sau:

+ Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hay dịch vụ công Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước, Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch Người dân được hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trường, mà thông qua việc đóng lệ phí hoặc đóng phí cho cơ quan hành chính nhà nước Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước

Trang 7

+ Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,…

+ Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: Vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện

2 Phi lợi nhuận.

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và doanh thu thu được.

LỢI NHUẬN = DOANH THU – CHI PHI

Phi lợi nhuận được hiểu chính xác là “không phân chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu,

cổ đông” mà lợi nhuận của nó được tái sử dụng cho mục tiêu của tổ chức Bất cứ tổ chức nào, đáp ứng tiêu chí kể trên thì đều được coi là tổ chức phi lợi nhuận.Tổ chức phi lợi nhuận có thể là một tổ chức phi chính phủvà cũng có thể là tổ chức chính phủ.

Phi lợi nhuận không có nghĩa là không có lợi nhuận,rất nhiều người nhầm lẫn là “phi lợi nhuận” thì có nghĩa là không có lợi nhuận Cách hiểu này là sai, bởi lẽ có rất nhiều

tổ chức tuy là phi lợi nhuận, nhưng lợi nhuận hàng năm của họ rất cao Cái việc mang tính quyết định họ có phải là tổ chức phi lợi nhuận hay không phụ thuộc vào cách họ ứng xử với lợi nhuận, chứ không phải việc họ có lợi nhuận hay không.

Vậy hoạt động dịch vụ công, phi lợi nhuận là hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu (lợi ích) chung, thiết yếu của xã hội mà không vi mục đích lợi nhuận.

Trang 8

CHƯƠNG II LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH : “HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÔNG PHI LỢI NHUẬN

I. Nguyên tắc theo phương trình cân bằng thu=chi Tổ chức quản lí sự nghiệp

về bảo hiểm xã hội.

1.Nguyên tắc theo phương trình cân bằng thu = chi

Tài chính BHXH là tổng thể các quan hệ thu và chi của hệ thống BHXH do

Nhà nước thực hiện và được thể chế hóa bằng qui định pháp luật Tài chính BHXH được thể chế hóa và thực hiện trên cơ sở luật pháp Các hoạt động tài chính BHXH không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm ổn định xã hội và phục

vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững Tài chính BHXH tổng hợp toàn bộ các khâu liên quan đến nguồn hình thành tài chính và sử dụng tài chính của hệ thống BHXH theo nguyên tắc cân đối thu – chi tài chính và bảo đảm duy trì hoạt động và phát triển của hệ thống BHXH

Mặc dù về cơ bản tài chính BHXH hoạt động theo những nguyên tắc chung, nhưng nội dung và kết quả tài chính BHXH có thể khác nhau, tùy thuộc vào chính sách BHXH ở mỗi nước Ví dụ, nội dung và hoạt động tài chính BHXH của hệ thống BHXH dựa trên nguyên tắc mức hưởng xác định trước định hoạt động theo nguyên tắc toàn khoản cá nhân hoặc nguyên tắc chi phí kết hợp cả hai

hệ thống…

Trong ngành Bảo hiểm, tính chất bảo hiểm thể hiện dưới công thức :

THU = CHI PHI

Và, với tỉ lệ đóng góp và mức hưởng được xác định trước, công thức được

biểu thị:

Tổng các khoản thu có khả năng nhận được = Tổng chi phí có khả năng phải chi trả

Trang 9

Trong đó:

Tổng chi phí có khả năng phải chi trả = Tổng chi phí có khả năng phải chi trả cho các chế độ BHXH + Chi phí quản lí

Tổng chi phí có khả năng phải chi trả cho các chế độ BHXH

=n x f x m x K

Trong đó :

-n: Số người gặp biến cố cần được bảo hiểm;

-f: Tần suất xảy ra biến cố;

-m: Số ngày hưởng trợ cấp bảo hiểm trung bình cho mỗi trường hợp gặp biến

cố cần được bảo hiểm;

-K: Mưc trợ cấp bảo hiểm mỗi người

Trong trường hợp bảo hiểm ốm đau thì f chỉ số trưởng hợp được trợ cấp bảo hiểm ốm đau trong kỳ được xem xét ( thường làm một năm ) cho từng người được bảo hiểm; m chỉ số ngày hưởng trợ cấp ốm đau trung bình cho một trường hợp được bảo hiếm và K là mức trợ cấp trung bình cho mỗi ngày nghỉ ốm đau Như vậy, tích số (n x f ) là ước tính tổng số các trường hợp ốm đau được chi trả trong năm; tích số (f x m ) là số ngày hưởng trợ cấp ốm đau trung bình trong 1 năm cho từng người được bảo hiểm ốm đau; tích số (f x m x K) là chi phí trung bình về trợ cấp ốm đau cần chi trả cho một người trong năm; tích số (n x f x m) là tổng số ngày hưởng trợ cấp ốm đau được chi trả trong năm Cuối cùng, tích số (n

x f x m x K) là tổng chi phí có khả năng phải chi trả cho chế độ bảo hiểm ốm đau trong một năm Tuy nhiên, để có kết quả tính toán chính xác, thì với những người được bảo hiểm được chia ra thành nhiều nhóm đồng đều phân theo độ tuổi, giới tính, vùng địa lí … Đối với mỗi nhóm nhỏ này, các nhân tố f, m và K được xác định riêng rẻ cho từng nhóm,từ đó ta có kết quả tổng hợp của các nhóm về chi phí có khả năng phải chi trả cho chế độ ốm đau cho một năm của số người được bảo hiểm

Tài chính BHXH cũng là một công cụ phục vụ xây dựng chính sách xã hội và góp phần lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia nói riêng.Chính sách BHXH

Trang 10

do nhà nước thực hiện nhưng nguồn thu chính để tài trợ các khoản chi và hoạt động tài chính là từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (trong BHXH bắt buộc) Nếu như hệ thống BHXH mất cân đối về mặt tài chính, hay thu không đủ bù chi phản ánh qua hoạt động tài chính BHXH, thì Nhà nước phải sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả Vì vậy hoạt động của tài chính BHXH hàng năm và dự báo cân đối thu – chi là rất cần thiết , nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lí và hoạch định chính sách BHXH

2.Tổ chức quản lí sự nghiệp về Bảo hiểm xã hội

2.1.Hội đồng quản lí bảo hiểm xã hội Việt Nam

Hội đồng quản lí BHXH Việt Nam giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lí, sử dụng quỹ BHXH của BHXH Việt Nam

Hội đồng quản lí BHXH Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Chỉ đạo xây dựng và thông qua chiến lược phát triển của BHXH,kế hoạch dài hạn,năm năm , hằng năm về thực hiện BHXH, đề án bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH trước khi trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt; giám sát,kiểm tra;

- Giám sát,kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu,chi,quản lý và sử dụng quỹ;

- Thông qua dự toán hằng năm về thu,chi quỹ BHXH;

- Thông qua quyết toán hằng năm về thu,chi quỹ BHXH, báo cáo bộ tài chính theo quy định hiện hành;

- Quyết định hình thức đầu tư quỹ BHXH theo đề nghị của Giám đốc BHXH Việt Nam;

- Thành viên của Hội đồng quản lý là đại diện của Bộ,ngành chịu trách nhiệm báo cáo về những nội dung liên quan với Bộ trưởng Bộ, nghành đó;

- Kiến nghi với cơ quan nahf nước có thẩm quyền xây dựng,sửa đổi,bổ sung chế độ, chính sách , pháp luật về BHXH, chiến lược phát triển của BHXH

và cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHXH;

- Đề nghi Thủ tướng chính phủ bổ nhiêm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam

2.2.Cơ quan “Bảo hiểm xã hội Việt Nam”

Ngày đăng: 16/08/2016, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w