...TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHOA BẢO HIỂM TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HỘI Đề tài: Anh chị phân tích làm sáng tỏ hoạt động bảo hiểm xã hội dịch vụ công phi lợi nhuận Sinh viên:... BHXH………………………………………………………… 11 1.5 Dịch vụ công phi lợi nhuận …………………………………………….11 Phần II: PHÂN TÍCH LÀM SÁNG TỎ HOẠT ĐỘNG BHXH LÀ DỊCH VỤ CÔNG PHI LỢI NHUẬN…………………………………………………….12 2.1 Trong đời sống xã hội ………………………………………………….12... thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh: chức giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực sách, chế độ bảo hiểm xã hội quản lý tài bảo hiểm xã hội địa bàn huyện Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA BẢO HIỂM
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Đề tài: Anh chị hãy phân tích và làm sáng tỏ hoạt động bảo hiểm xã hội là dịch vụ công phi lợi nhuận.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp:D9BH7
HÀ NỘI, 5 – 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA BẢO HIỂM
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Đề tài: Anh chị hãy phân tích và làm sáng tỏ hoạt động bảo hiểm xã hội là dịch vụ công phi lợi nhuận.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp:D9BH7
HÀ NỘI, 5 – 2015
Trang 3KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Bảo hiểm xã hội: BHXH
Người lao động: NLĐ
Người sử dụng lao động: NSDLĐ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……….6
NỘI DUNG……… 7
Phần I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ CÔNG PHI LỢI NHUẬN……… 7
1.1 Khái niệm BHXH……… 7
1.2 Các nguyên tắc cơ bản của BHXH……… 7
1.3 Vai trò của BHXH 8
1.3.1 Đối với NLĐ……….8
1.3.2 Đối với NSDLĐ……… 8
1.3.3 Đối với xã hội ……… 8
1.4 Các nội dung cơ bản của BHXH 9
1.4.1 Đối tượng tham gia BHXH……… 9
1.4.2 Các chế độ BHXH……… 9
1.4.3 Tài chính BHXH……….10
1.4.4 Quản lý BHXH……… 11
1.5 Dịch vụ công phi lợi nhuận……….11
Phần II: PHÂN TÍCH LÀM SÁNG TỎ HOẠT ĐỘNG BHXH LÀ DỊCH VỤ CÔNG PHI LỢI NHUẬN……….12
2.1 Trong đời sống xã hội……….12
2.2 Hoạt động tài chính BHXH dựa trên nguyên tắc cân đối thu – chi… 13
Trang 52.2.1 Các chế độ ngắn hạn………13 2.2.2 Các chế độ dài hạn……….14
2.3 Các khoản lợi nhuận từ đầu tư quỹ BHXH cũng như trợ cấp từ
BHXH không phải đóng thuế……….15 Phần III: LIÊN HỆ THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG BHXH Ở VIỆT NAM….16 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC 21
Trang 6MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn cho mỗi quốc gia trên thế giới.Trong thế giới hiện đại, chính sách BHXH là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội
Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp dân cư.Đồng thời, BHXH là nhân tố đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội trong nềnkinh tế thị trường
Ở nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, BHXH được Đảng vàNhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định trong Hiến Pháp, văn kiện của Đảng
và được ban hành Luật BHXH Trong tiến trình phát triển đất nước , pháp luật vềBHXH của nước ta không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với nềnkinh tế thị trường và xu hướng trên thế giới
BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa Tuy nhiên, nó khôngmang mục đích lợi nhuận mà nó lại phục vụ cho nền kinh tế, đảm bảo thu nhậpcho người lao động và gia đình họ khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sốnglàm giảm hoặc mất thu nhập Bản chất của BHXH là dịch vụ công phi lợi nhuận Với đề tài tiểu luận “ Hoạt động BHXH là dịch vụ công phi lợi nhuận” em sẽphân tích và làm sáng tỏ nhận định trên, đồng thời liên hệ thực tiễn hoạt độngBHXH Việt Nam
Bài viết được chia làm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về BHXH và dịch vụ công phi lợi nhuận.
Trang 7Phần II: Phân tích làm sáng tỏ hoạt động BHXH là dịch vụ công phi lợi nhuận.
Phần III: Liên hệ thực tế hoạt động BHXH ở Việt Nam
Do kinh nghiệm và kiến thức còn chưa nhiều nên bài viết của em còn nhiềuthiếu sót nên em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để rút kinh nghiệmnhững lần sau ( địa chỉ: thuymiu2012@gmail.com)
NỘI DUNG Phần I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ CÔNG PHI
LỢI NHUẬN.
1.1 Khái niệm BHXH.
Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 đã xácđịnh “ BHXH là sự đảm bảo tay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐkhi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết
Theo định nghĩa trên BHXH không bao hàm BHYT nhưng khi nghiên cứuBHXH cần phải nghiên cứu BHYT
1.2 Các nguyên tắc cơ bản của BHXH
- Mọi người đều có quyền tham gia và hưởng BHXH
- Mức hưởng BHXH dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia
sẻ cộng đồng
- BHXH thực hiện dựa trên cơ sở số đông bù số ít
Trang 8Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân,giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn có nguồn dự phòng cần thiết chidùng khi già cả, mất sức lao động… Nhờ có BHXH mà cuộc sống của nhữngthành viên gia đình NLĐ, nhất là trẻ em, những người tàn tật… cũng được đảmbảo an toàn.
1.3.2 Đối với NSDLĐ
BHXH giúp cho các tổ chức lao động, các doanh nghiệp, ổn định hoạt độngthông qua phân phối các chi phí cho NLĐ một các hợp lý BHXH góp phần làmcho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định sản xuất, kinh doanh được hoạtđộng liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn BHXH tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có trách nhiệm với ngườilao động, không chỉ trực tiếp sử dụng lao động mà còn trong suốt cuộc đời ngườilao động, đến khi già yếu
Trang 91.3.3 Đối với xã hội
BHXH có tác dụng đối với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng caotính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gán bó giữa các thànhviên trong xã hội Mặc dù , không nhằm mục đính kinh doanh lợi nhuận nhưngBHXH là công cụ phân phối, sử dụng quỹ dự phòng hiệu quả nhất trong việcgiảm hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
Hiện nay, khi đã trở thành một cấu phần cơ bản nhất trong hệ thống an sinh
xã hội, BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận an sinh xã hội khác
BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia Hoạt động BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thịtrường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển
1.4 Các nội dung cơ bản của BHXH
1.4.1 Đối tượng tham gia BHXH
Trong BHXH, đối tượng tham gia chủ yếu là NLĐ và NSDLĐ Người laođộng tham gia BHXH, đồng thời là người được hưởng bảo hiểm Ngoài ra, thânnhân của người tham gia BHXH cũng có thể được hưởng bảo hiểm trong một sốtrường hợp nhất định, theo quy định của pháp luật Nếu NLĐ tham gia quan hệlao động thuộc đối tượng BHXH bắt buộc thì NSDLĐ có nghĩa vụ phải tham giađóng phí bảo hiểm cho người lao động đó
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ ở khu vực phi kết cấu, Luật BHXH
đã quy định về hình thức BHXH tự nguyện
1.4.2 Các chế độ BHXH
Trang 10Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng trườnghợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho người lao động khi họgặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm Tùy theo điều kiện, hệthống BHXH của mỗi nước có thể có các chế độ BHXH khác nhau trong số 9chế độ mà Tổ chức Lao động quốc tế quy định Hiện nay, pháp luật BHXH ViệtNam quy định 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,hưu trí và tử tuất.
Trong các chế độ BHXH, quy định đối tượng được thụ hưởng, các điều kiệnhưởng BHXH, mức hưởng và thời hạn được hưởng trợ cấp BHXH
an toàn tài chính và được Nhà nước tuyên bố bảo trợ hoặc bù thiếu để không bịphá sản Ở Việt Nam, các chế độ BHXH ngắn hạn áp dụng mô hình quản lí tàichính “ thu đến đâu chi đến đấy” Các chế độ BHXH dài hạn áp dụng mô hình “lập quỹ tồn tích dài hạn”
Quỹ BHXH được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau: đóng góp của người
sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước… ; phần tăng thêm do bộ phậnnhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt độngsinh lợi; phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về
Trang 11BHXH Ngoài ra, quỹ còn có các nguồn thu hợp pháp khác được pháp luật củamỗi nước quy định.
Quỹ BHXH phải đảm nhận chi những khoản chủ yếu như: trả trợ cấp theo cácchế độ BHXH; chi phí cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp; chi phí bảođảm các cơ sở vật chất cần thiết và chi phí quản lý khác
1.4.4 Quản lý BHXH.
Quản lý Nhà nước về BHXH bao gồm: lập pháp ( ban hành văn bản pháp luật
về BHXH ), hành pháp ( tổ chức thực hiện pháp luật về BHXH, thanh kiểm tra,
xử phạt vi phạm, giải quyết khiếu nại…) và tư pháp ( giải quyết tranh chấp, xét
xử vi phạm trong lĩnh vực BHXH)
Quản lý nghiệp vụ BHXH thường do các cơ quan thực hiện BHXH đảmnhiệm Ở Việt Nam, thiết lập một cơ quan BHXH thống nhất từ cấp trung ươngđến cấp địa phương để quản lý nghiệp vụ BHXH Điều đó không những hỗ trợcho thị trường lao động có sự thống nhất mà còn có khả năng mở rộng phạm vibao phủ và thực hiện đồng bộ chính sách BHXH nói riêng và chính sách an sinh
xã hội nói chung Theo mô hình này BHXH là cơ quan dịch vụ công, thuộcChính phủ, thực hiện pháp luật BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo quyđịnh
1.5 Dịch vụ công phi lợi nhuận.
Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ lợi ích chung, thiết yếu, các quyền
và nghĩa vụ cơ bản của của tổ chức và công dân do Nhà nước trực tiếp thực hiệnhoặc chuyển giao cho đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện nhằm thực hiện mục tiêuđảm bảo hiệu quả, công bằng, không nhằm mục tiêu lợi nhuận Xét theo lĩnh vực
Trang 12cung ứng dịch vụ thì dịch vụ công chia làm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực
sự nghiệp, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công trong lĩnh vực công ích
Phần II: PHÂN TÍCH LÀM SÁNG TỎ HOẠT ĐỘNG BHXH LÀ DỊCH VỤ
CÔNG PHI LỢI NHUẬN 2.1 Trong đời sống xã hội
Trong đời sống xã hội, BHXH được Nhà nước trực tiếp đứng ra quản lý hoặcbàn giao cho các cơ quan thuộc Nhà nước đứng lên quản lý, thống nhất từ trungương đến cơ sở Không có sự xuất hiện của bất kì một đơn vị kinh doanh bảohiểm nào như công ty, tập đoàn hay doanh nghiệp bảo hiểm
Trong khi đó, BHTM với mục đích lợi nhuận thì việc kinh doanh bảo hiểmđược thực hiện bởi sự vận hành của thị trường bảo hiểm với sự tham gia củanhiều chủ thể như : doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm Nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp Luật BHXH Thanhtra, kiểm tra thực hiện pháp Luật BHXH
Để đảm bảo BHXH không bị ảnh hưởng bởi những biến động về kinh tế, xãhội, đặc biệt là những biến động về tài chính Nhà nước bảo hộ, bảo trợ hoạt độngBHXH như bảo đảm giá trị quỹ BHXH, đảm bảo trợ cấp cho đối tượng thụhưởng, bảo hộ quỹ BHXH trong các hoạt động đầu tư
Nhà nước thành lập tổ chức BHXH và quy định cụ thể các nghiệp vụ cho tổchức BHXH để thực hiện có hiệu quả các quy định trong văn bản pháp luậtBHXH đã ban hành và tập trung vào quản lý đối tượng ( đối tượng tham gia vàđối tuợng hưởng thụ), thực hiện thu – chi BHXH, thực hiện thanh tra, kiểm tra
Trang 132.2 Hoạt động tài chính BHXH dựa trên nguyên tắc cân đối thu – chi.
BHXH hoạt động không vì mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận mà phục
vụ cho lợi ích xã hội, vì quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT
Trong xác định phí BHXH nhằm cân đối quỹ, người ta dựa trên nguyên tắcthu bù chi Khi đó, người ta đưa ra một mức hưởng BHXH bình quân trước, sau
đó phí BHXH được xác định trên cơ sở dự báo nguồn thu và dự báo tổng chi.Trên cơ sở dự báo đó và mức hưởng dự kiến người ta cân đối thu chi và suy ramức đóng phí BHXH cần thiết để cân bằng quỹ hàng năm Mức đóng phí cầnthiết dự kiến hàng năm được tính toán mà thấp hơn mức đóng thực tế đang ápdụng, có nghĩa là quỹ đang thặng dư và sau khi các khoản chi phí (nếu có) sốtiền nhàn rỗi còn lại có thể sử dụng cho đầu tư tăng quỹ
Quỹ BHXH vận động thường xuyên do sự tác động của hoạt động thu nộpBHXH, BHYT ( tạo lập quỹ) và chi trả các chế độ BHXH, BHYT ( sử dụng quỹ)đầy đủ, kịp thời cho NLĐ Đồng thời góp phần tạo nên những nguồn lực tàichính cần thiết cho các khâu tài chính khác Quỹ BHXH là quỹ độc lập với Ngânsách Nhà nước, quỹ hoạt động theo cơ chế tài chính do Chính phủ ban hành vàđuợc quản lí tập trung, thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được thựchiện hoạch toán riêng và cân đối thu – chi theo từng quỹ thành phần
Phương thức cân đối thu – chi của các quỹ như sau
2.2.1 Các chế độ ngắn hạn.
Cơ chế tài chính của các chế độ BHXH ngắn hạn là cơ chế thu đến đâu chiđến đấy hoặc theo cơ chế đánh giá hàng năm
Trang 14Với cơ chế này, quỹ không có dự trữ Các mức đóng góp của các chế độ đượcxác định sao cho hàng năm, các mức đóng góp công thu nhập từ đầu tư tiền đónggóp phải thỏa đáng để chi trả cho các chế độ và chi phí quản lý hàng năm
2.3.2 Các chế độ dài hạn
Các chế độ bảo hiểm dài hạn bao gồm hưu trí và tử tuất Cơ chế tài chính đốivới chế độ dài hạn được phân thành 2 phương thức sau:
- Đối với chương trình hưu trí có mức hưởng xác định
+ Cơ chế thu đến đâu chi đến đó (chương trình PAYG thuần túy) Trong chươngtrình này mức đóng sẽ được xác định sao cho một tập thể NLĐ sẽ đóng đủ mỗinăm để chi trả lương hưu cho một tập thể người đang hưởng lương hưu của năm
đó với mức hưởng được xác định có sự tương quan với mức thu nhập trước đó.+ Cơ chế bảo hiểm cân đối có mức thu nhập trước, một tỷ lệ đóng góp được thiếtlập sao cho qua một quãng thời gian quy định được cân đối ( ví dụ 10, 15, 20năm) thu nhập do đóng góp, lãi suất từ quỹ dự trữ của hệ thống sẽ được thỏađáng chi phí cho các chế độ, chi phí hành chính Tỷ lệ đóng góp được xác địnhtheo phần thu mong đợi ( từ phí bảo hiểm và thu nhập đầu tư) của hệ thống trongthời kì cân đối và sẽ bằng chi phí mong đợi ( thu = chi) Khi mức đóng hiện hànhcộng với thu nhập từ đầt tư , không còn đủ để chi trả những chi phí hiện hành thìmức đóng bảo hiểm tăng lên đến mức nhất định để đảm bảo cân đối trong thời kìmới
- Đối với chương trình hưu trí có mức đóng xác định
Mức đóng được thiết lập sao cho mỗi cá nhân có thể tích lũy một khoản tiền
đủ cho mức thu nhập lương hưu mong muốn sau này Ở đây, mỗi thế hệ tự mình
Trang 15cân đối quỹ cho tiền hưu trí của mình Tỷ lệ đóng góp theo cơ chế này là tỷ lệđược ấn định theo tỷ lệ phần trăm của thu nhập hàng năm làm căn cứ cho tínhphí bảo hiểm Từ đó, trong một hệ tống BHXH dài hạn điển hình, mức chi trảhàng năm đối với các chế độ BHXH dài hạn có tỷ lệ tăng dần theo thu nhập làmcăn cứ tính BH từ đó , tỷ lệ đóng góp được thiết lập ở mức độ đảm bảo cân đốitài chính trong thời gian không hạn định giữa thu và chi của hệ thống.
Ở Việt Nam, hệ thống BHXH hoạt động theo nguyên tắc có mức hưởng xácđịnh trước
So sánh với BHTM, với mục đích lợi nhuận của mình, các nhà cung cấp dịch
vụ bảo hiểm luôn có các yếu tố định phí rất linh hoạt, việc xác định số bồithường hoặc chi trả bảo hiểm dựa trên nhiều nguyên tắc, phương pháp khác nhau
để luôn đảm bảo nguyên tắc thu lớn hơn chi
Như vậy, hoạt động tài chính BHXH dựa trên nguyên tắc cân đối thu, không
có khoản lợi nhuận nào, về tay đối tượng nào Tất cả đều phục vụ cho đời sốngNLĐ và cho phát triển kinh tế
2.3 Các khoản lợi nhuận từ đầu tư quỹ BHXH cũng như trợ cấp từ BHXH không phải đóng thuế.
Mặc dù, mục tiêu hoạt động của BHXH là phi lợi nhuận, nhưng để đảm bảochi trả cho người thụ hưởng không chỉ hiện tại mà còn tương lai, quỹ khôngnhững phải bảo toàn giá trị mà còn phải tăng trưởng để đáp ứng yêu cầu này.Vìvậy đầu tư quỹ BHXH chưa sử dụng là cần thiết, để tránh lãng phí nguồn lực,đồng thời tăng thu, bảo toàn và phát triển quỹ BHXH Lợi nhuận thu được từ cáchoạt động đầu tư quỹ BHXH phải được tiếp tục tái đầu tư và một phần bù đắpnhững khoản tăng thêm của các chi phí BHXH
Trang 16Nhà nước có những chính sách đầu tư và cơ chế giám sát đầu tư chặt chẽ( quy định tỷ lệ được đầu tư, chỉ định lĩnh vực đầu tư, bảo hộ quy trình đầu tư…)Đầu tư quỹ hầu như chỉ được giới hạn trong phạm vi mua trái phiếu, tín phiếu ,công trái kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại quốc doanh, cho vay đốivới ngân sách nhà nước và quỹ đầu tư phát triển Các hoạt động đầu tư này có rủi
ro thấp, mức lãi suất không cao Nhà nước hỗ trợ tài chính cho quỹ BHXH trongtrường hợp quỹ bị thâm thủng vì những lý do bất khả kháng
Hoạt động đầu tư quỹ BHXH cũng phải tuân thủ hài hòa 2 mục tiêu là lợinhuận và phục vụ cộng đồng
Các dự án đầu tư quỹ BHXH không bị Nhà nước đánh thuế hoặc chịu thuếthấp
Các khoản thu nhập từ BHXH cũng không phải chịu thuế Theo quy địnhNLĐ có mức thu nhập trên 9 triệu đồng/ tháng là mức khởi điểm chịu thuế thunhập cá nhân Tuy nhiên, đối với người được hưởng lương hưu hàng tháng doBHXH chi trả theo Quy định luật BHXH, tiền lương hưu nhận được từ các sảnphẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện mà trên mức khởi điểm nộp thuế thu nhập cánhân vẫn không phải đóng thuế thu nhập cá nhân
Phần III: LIÊN HỆ THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG BHXH Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam, quản lý BHXH bao gồm hai nội dung cơ bản là quản lý Nhànước về BHXH và quản lý nghiệp vụ BHXH
Theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 về việc ban hành Điều
lệ BHXH theo đó Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về BHXH Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ: xây dựng và trình ban hành pháp