1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình

150 772 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 24,42 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI LÊ ĐỨC HIỂN Chủ biên GIÁO TRÌNH TẠ0 HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HUONG DAN TRE MAM NON HOAT BONG TAO HINH Dùng trong các trường THCN NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2005...

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

LÊ ĐỨC HIỂN (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH

TẠ0 HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HUONG DAN TRE MAM NON HOAT BONG TAO HINH

(Dùng trong các trường THCN)

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2005

Trang 4

Lời giới thiệu

ước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn mình, hiện đại

Trong sự nghiệp cách mạng 1o lớn đó, công tác đào tạo nhân lực luôn giữ vai trò quan trọn§ Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung wong Đảng Cộng sản Việt Nam tại

Đại hội Đảng toàn quốc lân thứ IX đã chỉ rõ: “Phát triển

giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều

kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bên vững”

Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đẳng và Nhà nước

và nhận thức đúng đắn về tâm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, theo dé nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 23/9/2003, Ủyban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 5620!QĐ-UB cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề

án biên soạn chương trình, giáo trình trong các trường Trung học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội Quyết định này thể hiện

sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy, UBND thành phố irong

việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân

Trang 5

thống và cập nhật những kiến thúc thực tiễn phù hợp với đối

tuong hoc sinh THCN Hà Nội

Bộ giáo trình này là tài liệu gidng day va hoc tdp trong các trường THCN 6 Ha Nội, đồng thời là tài liệu tham khảo

hữu ích cho các trường có đào tạo các ngành kỹ thuật - nghiệp

vụ và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn để hướng nghiệp, dạy nghề

Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình này

là một trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giáo dục

và đào tạo Thủ đô để kỷ niệm “50 năm giải phóng Thủ đô”,

“30 ndm thành lập ngành ” và hướng tới kỷ niệm “1000 năm

Thăng Long - Hà Nội”

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cảm ơn Thành

uy, UBND, các sở, ban, ngành của Thành phố, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia Hội đông phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trình

Đây là lần đâu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình Dù đã hết sức cố gỗng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái ban sau

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 6

Lời nói đầu

Giáo trình “Tạo hình và phương pháp hướng dất trẻ mâm non hoạt động

tạo hình ” dùng đào tạo giáo viên Mâm non hệ THSP 12+2 của Trường THSP

Mẫu giáo — Nhà trẻ Hà Nội, và có thể dùng tham khảo cho các hệ dào tạo giáo viên mâm non khác

Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở giáo trình đào tạo giáo viên Mầm non hệ THSP 12 + 2 của Bộ Giáo duc và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục-1998, đồng thời kết hợp với yêu câu đổi mới của chương trình mâm non hiện nay

Ngoài ra, còn căn cứ vào một số giáo mình khác cũng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tà Nhà xuất bản Giáo dục như giáo trình đào tạo của giáo viên THCS Chuyên ngành Mỹ thuật hệ CĐSP

Nội dụng giáo trình “Tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mâm non hoạt động tạo hình” gồm 4 phân:

~ Khái quát về bộ môn; Giới tHIỆH sơ lược về nghệ thuật tạo hình và giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy - học bộ môn và cách sử dụng giáo trình

- Vẽ- nặn và làm đô dùng dạy học mâm non: Chia làm 2 chương: Vẽ cơ bản

và nặn cơ bản Làm đồ dùng dạy học mâm non là cách sử dụng bài tập thực hành kỹ thuật vẽ, kỹ thuật nặn,

- Các kỹ thuật tạo hình khác và làm đô chơi mâm non: Phần nay nêu các kỹ thuật tạo hình như cắt giấy, dân giấy, xé giấy, đan nan giây Và đặc điểm chúng

về đồ chơi mâm non, cách làm một số đề chơi xếp hình, đô chơi chủ để, đô chơi

hoc tap

- Phương pháp hướng dẫn trẻ mâm non hoạt động tạo hình: Giới thiệu ý

nghĩa, dặc điểm, phương pháp, cách tổ chức hoại động tạo hình Ở trường mâm

non và cách dạy trể mầm non vẽ, nặn, cắt dán

Để giáo trình ngày càng hoàn thiện trong những năm tới, các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thây, cô giáo, các anh chị em giáo sinh nhà trường trong quá trình sử dụng

CÁC TÁC GIÁ

Trang 7

Mở đầu

KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC

1 Sơ lược về nghệ thuật tạo hình

1.1 Hội họa

Hội họa là một trong những bộ môn chủ yếu của nghệ thuật tạo hình Hội họa là hình tượng nghệ thuật lấy từ thế giới vật thể và được đưa lên mặt phẳng bằng đường nét, tối sáng nhờ các nguyên liệu có sẵn như chì, phấn, màu nước, màu bột, màu đầu Mặt phẳng đó có thể là giấy, bìa cứng, gỗ, vải, kính, kim loại

Hội họa gồm có các thể loại tranh như sau:

- Tranh chân dung: Như tranh Thiếu nữ bên hoa huệ - màu dầu của Tô Ngọc Vân, Tranh Em Thúy - màu dầu của Trần Văn Cần

- Tranh sinh hoạt: Bức tranh Tát nước đồng chiêm, sơn mài của Trần Văn Cần, Công nhân cơ khí - mầu dâu của Nguyễn Đỗ Cung, Tổ đổi công - sơn màu của Hoàng Tích Chù

- Tranh phong cảnh: Bức Nhớ một chiêu Tây Bắc - sơn mài của Phan Kế

An, Phong cảnh Thủy Nguyên - son mai của Nguyễn Văn Ty

- Tranh lịch sử, chiến trận: Ví dụ bức tranh: Xô Viết Nghệ Tĩnh, sáng tác tập thể của các họa sĩ: Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Văn Ty

- Tranh tĩnh vật

- Tranh loài vật

Hình tượng trong tranh không phải sao chép tự nhiên mà được người họa

sĩ sáng tạo trên cơ sở hiện thực Hội họa chỉ phản ánh cái đang tồn tại trong một thời điểm cụ thể nhưng người xem như thấy được cả quá trình Nhìn vào bức tranh: Tát nước đồng chiêm, họa sĩ vẽ 9 người phụ nữ và Ì người nam giới

Trang 8

có nét mặt vui vẻ đang tát nước bằng gầu dai Động tác tất nước với nhiều dáng

vẻ khác nhau được vẽ như múa, làm cho cánh đồng trở nên nhộn nhịp, ta như đang nghe thấy tiếng cười đùa, tiếng nước đổ xuống ruộng Buổi lao động thật

khẩn chương nhưng có vẻ khoan thai, nhẹ nhàng

1.2 Đồ họa

Đồ họa tương tự như hội họa: Nghệ thuật tả vật thể 3 chiều trên mặt phẳng

2 chiều Đồ họa có thể dùng một màu hay nhiều màu, nhưng phương tiện chủ yếu và căn bản của đồ họa là nét, vạch, mảng

Đồ họa có các thể loại sau:

- Đồ họa giá vẽ: Họa sĩ dựng hình trực tiếp lên trên mặt giấy, bìa cứng hoặc trên vải, ít khi vẽ trên gỗ, đá, trên các mảnh kim loại

- Đồ họa ấn loát (tranh khắc gỗ, khắc kim loại, tranh in đá, in lưới): Như tranh dân gian Đông Hồ, tranh Hàng Trống

- Đồ họa sách báo (minh họa sách báo)

- Đồ họa chính trị (tranh cổ động, tranh châm biếm, tranh đả kích)

- Đồ học trang trí ứng dụng

Hình 1: Tát nước đông chiêm (Sơn mài 1958 - Trân Văn Cẩn).

Trang 9

Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam có nhiều tác phẩm đẹp còn lưu giữ được

đến ngày nay như tượng: La Hán chùa Tây Phương, tượng Quan âm nghìn mắt

nghìn tay ở chùa Bút Tháp, bức trạm trổ bằng gỗ: Cô tiền dâng hoa, Cô tiên đánh đàn ở chùa Thái Lạc

Trang 10

Nhiéu tác phẩm điêu khắc hiện đại vào loại hình thành công là tượng: Hương sen của Diệp Minh Châu, nhóm tượng Điện Biên Phủ của Nguyễn Hải, tượng; Bà mẹ nghiên trâu của Lê Công Thanh, đắp nổi: Hạnh phúc của Nguyễn Thị Kim

Tượng tròn chỉ miêu tả con người hay vật, người ta không thể diễn tả núi

non, sông ngòi, nhà cửa như trong thực tế (trừ khi nhân cách hóa) Còn phù

điêu có thể diễn tả những gì ở thiên nhiên trong khi bố cục của chúng, gần với

hội họa

Cùng với hội họa và đồ họa, điêu khắc giúp con người nhận biết về cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống mà trước đó đối với họ có vẻ như không xinh, không đẹp đến thế Nghệ thuật tạo hình còn biến vẻ đẹp (ví dụ vẻ đẹp của một con người nào đó) thành vĩnh cửu, mang lại niềm vui cho mọi người

Hình 3: Tượng Lý Thái Tổ (Hà Nội )

Trang 11

Hình 4: Đồ gốm thời Lý - Trân 1.4 Trang trí ứng dụng

Ngành trang trí rất rộng, gồm nhiều thể loại như: Nghệ thuật trang trí sân khấu, điện ảnh, nghệ thuật trang trí kiến trúc, nghệ thuật trang trí sách báo, nghệ thuật trang trí nội thất

Ngành trang trí nói chung hay nghệ thuật trang trí ứng dụng nói riêng là một

bộ môn nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người, nó vốn có lịch sử lâu đời, ngay từ lúc con người biết làm đẹp cho mình và quần thể xã hội thời Nguyên thuỷ Nó phát triển không ngừng, nhằm mong tìm ra cái đẹp mới mẻ, hoàn chỉnh đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm mỹ của con người sử dụng hoặc tiêu thụ

Nghệ thuật trang trí ứng dụng còn được gọi là nghệ thuật trang trí thương nghiệp, công nghiệp, nhằm phục vụ cho việc trình bày các nhãn hiệu quảng

cáo, các loại hàng hóa, các thành phẩm của thương nghiệp- công nghiệp, thủ

công nghiệp, cho việc trang trí hình dáng, màu sắc, các sản phẩm bằng đất

nung (gốm), chất dẻo, kim loại, thủy tỉnh, gõ, vải, thảm len, các loại hàng mây, tre, cói, sừng, ngà sơn, đá, giấy

Trang trí ứng dụng thật vô cùng phong phú, đa dạng và rất quan trọng

Thông qua nó, con người hiểu thêm cái đẹp, rồi từ hiểu biết đến yêu và cao

hơn nữa, sẽ tự mình làm ra cái đẹp và phát triển cái đẹp

* Nghệ thuật tạo hình gôm các bộ môn: Hội họa, đô họa, điêu khắc và trang

trí ứng dụng

11

Trang 12

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

* Kiến thức

Sau khi hoàn thành chương trình, giáo sinh sẽ hiểu:

+ Các kiến thức cơ bản, thiết thực nhất trong nghệ thuật tạo hình bằng kỹ thuật: Vẽ bút chì, vẽ mầu nước, xé cắt đán giấy, nặn đất, gấp giấy, ghép hình

- Hình thể: Cách dùng nét, hình khối cơ bản tạo hình các vật ở môi trường

xung quanh theo phương pháp tạo hình tiếp cận giáo dục mầm non: Ghép hình

và từ một hình cơ bản

- Màu sắc: Cách sử dụng màu và cách vận dụng vào tạo hình (tả thực và

trang trí)

- Bố cục: Cách trang trí các hình cơ bản, cách sắp xếp một bức tranh theo

đề tài đơn giản

+ Đặc điểm chung về đồ chơi, đồ dùng dạy học mầm non và cách vận dụng kiến thức kỹ năng về tạo hình, chăm sóc, giáo dục trẻ vào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi mầm non đơn giản bằng các nguyên vật liệu đễ kiếm, phục vụ cho nội dung thực hành sư phạm ở trường mdm non

+ Cách hướng dẫn trẻ mầm non ở các độ tuổi hoạt động tạo hình trên các loại hình: Vẽ, nặn, xé, cắt, đán và thể loại: Vật mẫu, để tài, ý thích

* Kỹ nẵng

Sau khi hoàn thành chương trình, giáo sinh làm được:

+ Tạo hình bức tranh đơn giản Tạo hình các mô hình bằng đất, giấy và các vật liệu khác (vải, vật liệu thiên nhiên, vật liệu đã qua sử dụng) có nội dung phù hợp với hoạt động giáo dục ở mầm non và đạt yêu cầu thẩm mỹ, phục vụ được hoạt động giáo dục kỹ năng tạo hình, làm đồ dùng đạy học, đồ chơi cho thực hành sư phạm ở trường mầm non

12

Trang 13

+ Sắp xếp môi trường giáo dục ở trường mầm non

+ Hướng dẫn trẻ ở các độ tuổi mầm non hoạt động tạo hình theo nhóm và

cả lớp Trọng tâm là dạy trẻ tạo hình theo mẫu, tạo hình theo đề tài ở cả 3 kỹ thuật: Vẽ nặn và xé, cắt dán

2.2 Vị trí, tính chất

Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

(tạo hình) là môn học chuyên môn có tính chất năng khiếu và thực hành trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non hệ THSP 12 + 2

Lam đồ dùng dạy Tạo hình cơ bản | ————>| học và đồ chơi

mầm non

Phương pháp hướng

—— „| dẫn trẻ hoạt động

tạo hình

Chương trình môn học gồm 3 nội dung:

- Kiến thức, kỹ năng tạo hình cơ bản làm cơ sở để học làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và học cách hướng dẫn trẻ mầm nen tạo hình

- Học làm đồ dùng dạy học, đồ chơi giúp củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng tạo hình cơ bản và chuẩn bị cơ sở vật chất cho giáo sinh hướng dẫn trẻ mầm non tạo hình Dé tạo được một sản phẩm đồ dùng dạy học, đỏ chơi mầm non thiết

thực với nghề, giáo sinh cần có kỹ năng sử dụng vật liệu, dùng cụ và kỹ năng vận

dụng kiến thức khoa học giáo dục trẻ vào làm đồ chơi, đồ dùng dạy học

- Học tập về phương pháp được tiếp nối phần cơ sở của môn học và gắn kết, đan xen với thực hành sư phạm thường xuyên ở mầm non theo 4 giai đoạn:

1 Kiến tập các loại hình trường mầm non và học giáo học pháp

2 Kiến tập chuẩn các loại tiết - hoạt động của bộ môn ở trường mầm non

3 Tập dạy ở trường sư phạm (không có trẻ em)

13

Trang 14

4 Thực tập ở trường mầm non

* Học tốt môn Tạo hình phải trong mối liên hệ các học phần, các môn học

và thực tiễn gido duc mdm non

Học kỳ II: Các kỹ thuật tạo hình khác và làm đồ chơi mầm non

Hoc ky II: Phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình

Tổ chức học đan xen giữa tạo hình cơ bản và làm đồ dùng dạy học, đồ chơi

sẽ thuận lợi trong rèn luyện từng kỹ năng tạo hình: Vẽ, nặn, cat, dan va san

phẩm học tao hình sẽ có ích trong công việc giáo dục trẻ mầm non

14

Trang 15

Móng có chắc ngôi nhà mới vững

2.5 Bài học (xem mục lục)

Bài học bộ môn được thiết kế lấy hoạt động thực hành của giáo sinh làm

cơ sở xây dựng nội dung và ngược lại, từ cấu trúc chặt chẽ về nội dung xây dựng các hoạt động thực hành cho phù hợp

€ó 2 dạng bài tập phục vụ cho hoạt động thực hành

- Bài tập giúp giáo sinh khám phá, hiểu bài thường xếp đan xen trong bài học

- Bài tập kiểm tra việc hiểu bài của giáo sinh, hình thành kỹ năng, tạo sản phẩm có ích cho hoạt động giáo dục trẻ thường đặt ở cuối bài học, tiết học

Giáo trình môn học được trình bày dưới 2 cách viết

- Cách viết truyền thống: Phần hướng dẫn học tập (mỗi câu hỏi ôn tập, bài tập thực hành) đặt cuối bài học

- Cách viết đan xen giữa tác giả và người học Hoạt động của người học được đóng khung ở mỗi trang giáo trình và có các ký hiệu đặt ở vị trí thứ tự giúp người học nấm bắt nhanh nội dung cần thực hiện Ví dụ:

?1 (dấu hỏi): yêu cầu người học phải nghĩ

K2 (hình cái kéo): Yêu cầu hoạt động thực hành bộ môn

EH 3 (hình quyển sách): Yêu cầu người học đọc trước ở nhà

* Học phải đi đôi với hành

15

Trang 16

2.6 Ngoai khéa

Chương trình ngoại khóa có 60 tiết bao gồm:

- Mở rộng hiểu biết của giáo sinh về lịch sử mỹ thuật trong nước và trên thế giới (nghe báo cáo chuyên đề, xem băng hình, tham quan triển lãm, bảo tàng )

- Triển lãm đồ dùng dạy học, đồ chơi trong Hội thi Nghiệp vụ sư phạm hàng năm của trường Hoạt động triển lãm có mục đích báo cáo kết quả môn học, chuẩn bị cho thực tập sư phạm tập trung và rèn luyện kỹ năng sắp xếp môi trường giáo dục trẻ

- Tự làm đồ dùng dạy học mầm non: Chuyên để này có mục đích hỗ trợ

giáo sinh trong công việc tự làm đồ dùng dạy học Sản phẩm trong quá trình

học tập sẽ được sử dụng trong các tiết tập dạy ở trường sư phạm mầm non Vì thế nội dung bài học vừa có tính ổn định (theo hệ thống bài tập day các môn

phương pháp) vừa có tính cập nhật ( theo hệ thống bài tập thực hành sư phạm

thường xuyên ở trường mầm non)

Thời gian học tập chuyên để này là 30 tiết và được tiến hành vào học kỳ

IH của khóa học, nên giáo sinh hoạt động chính, còn giáo viên là người tổ chức, giúp đỡ khi cần thiết

Vật liệu cho làm đồ dùng dạy học chủ yếu là vật liệu đã qua sử dụng, vật liệu thiên nhiên Sản phẩm đồ dùng dạy học cần đảm bảo các yêu cầu giáo dục, sáng tạo, thẩm mỹ và kinh tế

của giáo án hay toàn bộ giáo án, sau đó tập đạy theo giáo án đó Hình thức

này, tùy theo mức độ sản phẩm mà xếp vào đánh giá kết quả học theo định kỳ hay thường xuyên Giáo sinh tham gia vào xếp loại sản phẩm và đánh giá tiết tập đạy ở trường sư phạm hay ở trường mầm non

- Kiểm tra, thi vấn đáp thực hành: Cấu trúc 1 để trong bộ dé (32 để) gồm

2 phần: lý thuyết và thực hành

+ Lý thuyết: Hỏi một trong ba nội dung cơ bản của chương trình Câu hỏi ngoài kiểm tra việc hiểu, nhớ còn đòi hỏi giáo sinh có khả năng chuyển đổi 16

Trang 17

dưới hình thức đồ họa, khả năng vận dụng, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức nhằm rèn luyện kỹ năng giải thích công việc giáo dục kỹ năng tạo hình ở trường mầm non

Thực hành: yêu cầu giáo sinh biết làm đồ dùng dạy tạo hình mầm non trong thời gian ngắn ( bài tập trong 30 phút bằng kỹ thuật vẽ màu sáp, nặn đất, xé cắt giấy gấp giấy) biết dạy trẻ tạo hình ở hai loại bài: Theo mẫu và theo để bài Câu hỏi lý thuyết được chuẩn bị trong 20 phút (3 điểm) bài tập thực hành

(7điểm) Bài thi được trả lời trong thời gian 5 - 7 phút

Hình thức kiểm tra, thi vấn đáp và thực hành trong môn tạo hình có điều kiện đánh giá nhiều kỹ năng nghề giáo dục kỹ năng tạo hình cho trẻ mầm non, nên thường dùng cho kỳ kiểm tra, thi hết môn,

*%* Giáo viên đánh giá

* Giáo sinh tham gia vào việc xếp loại sản phẩm tạo hình và đánh giá tiết

tập dạy ở trường sư phạm hay ở trường mâm non

Trang 18

Phần một

VE - NAN VA LAM BO DUNG

DAY HOC MAM NON

Chương 1

VẼ CƠ BẢN

§L LUẬT XA GẦN

Mục tiêu:

Sau khi hoàn thành bài này, giáo sinh sẽ hiểu:

- Khái niệm về luật xa gần

- Những đường, điểm cơ bản cẩu thành luật xa gần

Giáo sinh làm được:

- Thể hiện luật xa gần trong tranh đề tài

- Vẽ tranh "Ngôi nhà của bé" làm đồ dùng dạy hoạt động tạo hình ở trường mầm non

1 Khái niệm

Hội hoạ là một bộ môn nghệ thuật tạo hình đặc trưng bởi sự biểu hiện

không gian trên bể mặt Đấy là thứ không gian ảo, chỉ có thể ghi nhận bằng thị giác, do đó không gian của hội hoa nhìn rất đa đạng và muốn đưa được không gian vào tranh ta phải tập hợp những thành phần riêng rẽ đó theo quy luật vào một khuôn khổ quy định, tạo nên một tổng thể thống nhất hài hoà, trải qua nhiều bước Một trong những quy luật đó là luật xa gần, luật xa gần là một khoa học giải thích và trình bày sự diễn biến của sự vật về hình thể từ gần đến

xa Luật xa gần cũng gọi là phép phối cảnh hay phép thấu thị là tập hợp những phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng với các yếu tố tạo hình như đường nét, sắc độ, màu sắc

19

Trang 19

2 Những điểm và đường cơ bản cấu thành luật xa gần

2.1 Đường tam mắt

Còn gọi là đường chân trời Đó là đường thẳng nằm ngang tầm mắt phân chia mặt đất với nền trời

Khi đứng trước mặt biển rộng thì đường chân trời ( đường tầm mắt ) nằm

ngang giữa mặt biển và chân trời Khi đứng trước cánh đồng rộng thì đường

chân trời cũng nằm ngang giữa chân trời và mặt đất Chân trời dâng lên cao hay hạ xuống tuỳ theo sự thay đổi cao thấp của tầm mắt, cho thấy hình thế

khác nhau của cảnh vật Vị trí tầm mắt cao hay thấp phụ thuộc vào vị trí đứng

của người nhìn, tầm mắt càng cao thì càng nhìn được xa và thấy được rộng Đường tầm mắt rất quan trọng để định hướng vẽ, đường tầm mắt thấp, mặt đất như rạp xuống tạo nên hình thế chen lấn giữa các lớp cảnh khiến cảnh bị hút theo chiều sâu, gây ấn tượng về bé sâu của không gian

Đường tâm mắt cao thì mặt đất cho cảm giác hơi nghiêng, các lớp cảnh nối tiếp nhau ít bị chen lấn Tạo nên một khung cảnh bao la gây ấn tượng về sự xa rộng của mặt đất

Cách xác định đường tâm mắt Trong trường hợp không nhìn thấy đường tầm mắt, muốn xác định đặt một thước kẻ mỏng thẳng băng trước mắt sao cho chỉ thấy một cạnh

Trang 20

Muốn nhìn được bao quát cảnh vật, ta phải đứng xa cảnh vật đó gấp ba lần hoặc hai lần rưỡi bề cao hoặc bể dài nhất của cảnh vật đó

2.3 Điểm tụ

Là sự quy tụ về một điểm của các đường song song

- Điểm tụ chính: Là nơi gặp nhau của những đường thẳng song hành thẳng

góc với mặt phẳng đứng của khung

- Điểm tự riêng ( ngẫu nhiên ): Là nơi gặp nhau của các đường thẳng song hành không có góc độ thẳng với mặt phẳng đứng của khung

21

Trang 22

Để áp dụng định luật xa gần vào các môn hình họa, vẽ người, vẽ tranh để

tài ta cần nấm vững khái niệm vẻ đường chân trời, điểm tụ là chủ yếu và ngoài ra cần chú ý:

- Tất cả các đường thẳng // với đường tầm mắt luôn luôn không thay đổi

- Tất cả các đường thẳng vuông góc với đường tâm mắt luôn luôn thẳng đứng

- Tat cA các đường song hành trên tâm mắt đều chạy xuống

- Tat cd các đường thẳng dưới tam mat đều chạy lên

Trong hội họa, sự quan sát của mắt nhìn rất quan trọng Mọi sự vật xa gần

đêu phải tuân theo quy luật thuận mắt của mợi người Định luật xa gần là phương pháp khoa học để chỉnh đốn lại những hình vẽ do mắt ta quan sát được

Do vậy đối với người học vẽ, luật xa gần được coi là một trong những kiến thức

cơ bản không thể thiếu được

23

Trang 25

3 Thế nào là điểm tụ ? Hãy so sánh điểm tụ chính và điểm tụ phụ

x2 4 Vẽ Ngôi nhà của bé theo điểm tụ ngẫu nhiên

§2 TỶ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI

Mục tiêu

Sau khi hoàn thành bài này, giáo sinh sẽ hiểu:

- Tỷ lệ thân thể người lớn, trẻ em

~ Tỷ lệ mặt người lớn, trẻ em

Giáo sinh làm được:

~ Vẽ chân dung người lớn, trẻ em theo chương trình hoạt động tạo hình ở trưởng mầm non

- Vẽ người lớn, trẻ em được đơn giản hóa theo tỷ lệ đã học

1 Khái niệm

Giải phẫu là một trong những môn học cơ bản của nghệ thuật tạo hình nhằm mục đích để hiểu rõ tỷ lệ, đặc điểm, cấu trúc, hình khối cơ thể con người làm

cơ sở cho tạo hình (vẽ, nặn, xé, cắt, dán) hình dáng người cân đối, đúng tỷ lệ

2 Tỷ lệ của cơ thể người

2.1 Tỷ lệ người lớn (tuổi trưởng thành)

s Toàn thân đo được 7,5 dau

Thân kể cả đầu đo được 4 đầu chia ra như sau:

- Từ đỉnh đầu đến cằm

- Từ cầm đến vú

- Từ vú đến khoảng rốn

- Khoảng rốn đến bộ phận sinh dục

« Chân từ mặt đất đến gần bẹn: 4 đầu Từ mặt đất đến khớp đầu gối, bằng

từ khớp đầu gối đến ngấn bẹn (2 đầu)

26

« Tay từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay giữa hơn 3 đầu

Những điểm khác nhau giữa nam và nữ rõ rệt nhất là vai và hông

- Nam: Vai rộng, hông hẹp

- Nữ: Vai hẹp, hông rộng.

Trang 27

Hình 11: Tỷ lệ các bộ phận trên thân thể lấy đầu làm đơn vị 28

Trang 29

Chiểu cao của trể so với người lớn

+ 1tuéi (4 dau) = 1⁄4 chiều cao người lớn

Mặt người từ đỉnh đầu đến cằm chia 3,5 phần

- Nửa phần từ đỉnh đầu đến chân tóc

- Từ chân tóc đến cằm chia làm 3 phần = nhau

+ Một phần từ chân tóc đến chân mày

+ Một phần từ chân mày đến chân mũi

+ Một phần từ chân mũi đến cằm

+ Vi tri mất: Nằm giữa đường chia đôi mặt Từ đuôi mắt trái đến đuôi mất phải là 3 phần, giữa 2 mắt là I phần

- Vị trí miệng: Nằm giữa đường chia đôi mũi và cằm (chếch lên phía trên)

- Vị trí tại: Vào khoảng giữa chân mày đến chân mũi

* Ghỉ nhớ: Phân biệt đặc điểm giữa nam và nữ ở các chỉ tiết sau:

- Nam: Khuôn mặt góc cạnh, lông mày rậm, tốc ngắn, các nét thô

- Nữ: Khuôn mặt bầu, lông mày thanh, tóc đài, các nét thanh

3.2 Tỷ lệ mặt trẻ em § / 5

Khuôn mặt tròn

* Cách chia tỷ lệ

- Đường chia đôi mặt ở khoảng lông mày

- Riêng tỷ lệ giữa 2 phần từ chân mày đến chân mũi, từ chân mũi tới cằm

là không thay đổi so với mặt người lớn

30

Trang 30

- Vị trí mắt nằm dưới đường chia đôi mặt

Trang 31

4 Diễn tả khái quát tình cảm trên nét mặt

- Vẻ mặt buồn - nét mắt, mũi, miệng cụp xuống

- Vẻ mặt lặng lẽ - nét nằm ngang

- Vẻ mật vui - nét vênh cao phía ngoài

- Vẻ mặt suy tư - cơ mí mắt nhíu, miệng mim

- Vẻ mặt cười - mắt nheo đường mũi miệng chuyển cong lên, có vành ở 2 bên mép

- Vẻ mặt khóc - nét nhăn ở mắt mũi miệng cụp xuống

1 Vẻ mặt buồn 2 Vẻ mặt lặng lẽ 3 Về mặt vui

4 Vẻ mặt suy tư 5 Vẻ mặt cười 6 Về mặt khóc

Hình 15: Diễn tả khái quát tình cảm trên nét mặt

1 Cách chia tỷ lệ mặt người lớn như thế nào? Bộ phận nào nằm ở đường chia

đôi mặt người lớn?

2 Bạn hãy trình bày cách phân chia tỷ lệ mặt trẻ em?

3 Vẽ chân dung người lớn, trẻ em

32

Trang 32

§3a TRANG TRÍ

Mục tiêu

Sau khi hoàn thành bài này, giáo sinh sẽ hiểu:

- Khái niệm về trang trí

- Họa tiết và cách chép họa tiết vốn cổ dân tộc

- Màu sắc trang trí

- Bố cục trang trí

Giáo sinh làm được:

- Chép họa tiết vốn cổ dân tộc

- Áp dụng thể thức trang trí vào trang trí các hình cơ bản, trang trí trường lớp mầm non

và dạy trẻ trang trí,

1 Khái niệm

Trong đời sống hàng ngày, ta đều rất cần đến nghệ thuật trang trí như trang

trí lớp học, trang trí nhà ở, quy hoạch thành phố; trang trí các vật dụng hàng ngày như: trình bày bìa sách, tạp trí, vẽ hoa ấm chén

Trang trí luôn gắn liền với đời sống xã hội góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp

Trang trí là nghệ thuật làm đẹp, nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mắng, màu sắc, hình khối.v.v Sáp xếp cân đối, sắp xếp theo một quy luật nhằm làm

tăng thêm vẻ đẹp của mọi vật

2 Họa tiết

- Họa tiết trang trí là một phần quan trọng của trang trí Từ những vật thực

như hoa lá, muông thú, côn trùng hay con người Để trở thành họa tiết trang

trí đều được cách điệu hoá, điển hình hoá trên cơ SỞ những nét đẹp mang yếu

tố tạo hình về hình đáng, đường nét, mắng khối, màu sắc, đậm nhạt

- Trong nghệ thuật trang trí họa tiết làm cho trang trí thêm sinh động với

trí tưởng tượng và óc sáng tạo của người vẽ

Trang 33

- Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật trang trí Nó thể hiện

sở thích và năng khiếu thẩm mỹ của người sử dụng Màu sắc nói lên tình cảm của con người, của một dân tộc

- Khi trang trí, ta phải nắm bắt những nguyên tắc cơ bản về màu sắc

- Màu sắc phải hài hoà, phù hợp với nội dung

- Màu trang trí thường là những mảng màu tô phẳng.

Trang 34

- Để phù hợp với nội dung, màu trang trí có thể thay đổi so với mầu thực

còn gọi là cách điệu màu

- Trong một bài trang trí nên có đủ 3 sắc độ, đó là sắc độ đậm, vừa, nhạt Các độ đậm nhạt của màu sắc cần tuân theo sự phân bố đậm nhạt chung của

bố cục cốt sao nêu bật được trọng tâm

4 Bố cục trang trí

- Lầ sự sắp xếp các hình mảng, đường nét màu sắc, hình khối sao cho cân

đối hài hoà có tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ cao

- Các nguyên tắc cơ bản về bố cục trang trí:

4.1 Đăng đối

Họa tiết được lập lại ở hai bên đường

trục, các họa tiết được sắp xếp đăng đối qua

các đường trục tạo nên sự cân đối, hài hoà

+ Đăng đối đơn: Hai bên hoặc trên dưới ’

đăng đối nhau gọi là đăng đối đơn 1

+ Đăng đối kép: Nếu 4 góc của hình :

vuông đều nhắc lại một họa tiết giống nhau Hình 18: Thể thức đăng đối theo 2 đường trục bắt chéo nhau ở giữa gọi là

đăng đối kép

4.2 Nhắc lại

Đặt nhiều họa tiết giống nhau bên cạnh nhau theo một khoảng cách nhất định Thể thức nhắc lại có thể đặt ngược chiều các họa tiết để biến đổi các mảng màu nhưng vẫn giữ được trật tự các mảng màu một cách liên tục

Trang 35

Sử dụng những hình mảng không đều nhau nhưng vẫn tạo ra bố cục cân đối, một phong cách bố cục tự do hơn nhưng các mảng hoa tiết vẫn hợp lý,

nhịp nhàng với nhau về phong cách,

Trang 36

5 Chép họa tiết vốn cổ dân tộc

Vốn cổ dân tộc là một kho tàng nghệ thuật vô cùng quý giá mà ông cha

ta để lại, đó là những kết tỉnh của tính thẩm mỹ ưu việt: Vừa tinh giản, nghiêm túc, vừa đượm chất chữ tình Nhiều họa tiết vốn cổ

ã trở thành mẫu mực chung về sáng tác nghệ thuật đó là những họa tiết trên trống đồng Ngọc Lũ, là những hình long, ly, quy, phượng được chạm trổ tỉnh vi ở các đình, chùa 5.1 Đặc điểm của họa tiết vốn cổ dân tộc

- Đường nét mềm

mại uyển chuyển,

trau chuốt đứt khoát,

chủ yếu sử dụng

đường cong như mái

đình, mái chùa Họa

tiết cổ dan toc mang

3-4-6: Chom gỗ - Thonh Hód - thể kỷ thứ XVI

6 | 1Cham g8- Dinh Bang, Bde Ninh - thé ky tha XIX

7 Cham 98 - Chie Thén Quang, Thal Binh - thế kỷ thú XVII

8-9 — :Trang trí iên đổ gốm - Bét Tràng Bắc Ninh -

thế kỷ thú XIV

10 : Chạm đồng -Hỏ Nội- thế kỷ thu XVII

Hình 22: Mẫu tham khảo

37

Trang 38

Hình 24: Chép họa tiết

39

Trang 39

§3b TA THUC HOA LA

(Bai hoc sinh tự học)

1 Chọn mẫu hoa lá

- Hoa lá trong thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng: Hoa có loại hoa

đơn, có loại cánh kép như hoa đồng tiền đơn, hoa đồng tiền kép, có loại có

răng cưa như hoa bướm hoặc loại hoa cánh to, cánh nhỏ, cánh dài, cánh ngắn

~ Lá cũng vậy, có loại chỉ đơn giản là 2 đường cong khép lại như lá vạn

niên thanh, có loại chia làm nhiều nhánh như lá hoa cúc, lá hoa bìm bìm, có loại răng cưa nhỏ, đều, nhọn như răng cưa của lá hoa hồng, có loại răng cưa

không đều là hoa cúc Vì vậy trước khi vẽ phải chọn lựa những loại hoa lá

có đáng đẹp, mềm mại, dễ vẽ và vẻ đẹp của hoa lá cũng gợi cảm hứng cho

người vẽ

2 Quan sát nhận xét

- Đặc điểm cấu tạo của hoa lá

- Khi quan sát chú ý đến hình dáng bao quát, sau đó mới quan sát chỉ tiết

- Vẽ hoa: Nên quan sát đáng cánh hoa, nhị, đài hoa

- Vẽ lá: Nên quan sát nhánh lá, phân lá và răng cưa

Hình 25: Tả thực hoa lá 40

Trang 40

- Chọn hướng nhìn: Một cành hoa hay một cành lá đều có hướng nhìn đẹp

và chưa đẹp Trước khi vẽ, ta phải quan sát nhiều hướng, chọn hướng nào có

thể nhìn đẹp mới vẽ

Hình 26: Bông hoa nhìn theo các hướng khác nhan

3 Cách vẽ (hình 27 - 28)

- Quy mẫu vào khung hình theo tỷ lệ bằng mẫu

- Phác chu vi bao quát của các mảng lớn sau đó mới phác chu vi & các mảng nhỏ

+ Vẽ hoa: Lấy đài hoa làm trục chính chỉa các cánh hoa bằng nét thẳng + Vẽ lá: Lấy gân lá làm trục chia các nhánh của lá bằng nét thẳng

- Vẽ chỉ tiết — hoàn chỉnh: Dựa trên nét thẳng đã phác, ta vẽ đường cong theo mẫu Chú ý, khi phác đường cong, đưa nhẹ nét bút tạo nét thanh nét đậm

để thể hiện sự sáng tối của ánh sáng chiếu vào hoa lá, thể hiện sự mềm mại của hoa lá, tránh các nét vẽ đều nhau từ đầu đến cuối dễ làm cho hình vẽ bị khô cứng Sau đó phác chỉ tiết như gân hoa, răng cưa, nhị tạo các điểm nhấn cho hình hoa lá hoàn chỉnh

4

Ngày đăng: 15/08/2016, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w