Sự biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền dẫn đến biến đổi kiểu hình của cá thể.. Câu 7: Đột biến làm mất cặp nucleotit ở vị trí thứ 151 của một gen thì có thể làm biến đổi các aa từ
Trang 1Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm: Phần đột biến gen – đột biến NST
Câu 1: Đột biến là:
A Sự tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ
B Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường
C Sự biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST)
D. Sự biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền dẫn đến biến đổi kiểu hình của cá thể
Câu 2: Đột biến gen phụ thuộc vào những nhân tố nào?
A. Các tác nhân lí, hóa của môi trường ngoài hoặc những rối loạn sinh li, hóa sinh trong tế bào
B Đặc điểm cấu trúc của gen
C Điều kiện sống
D Cả A và B
Câu 3: Trong một quần thể thực vật có alen A bị đột biến thành alen a Thể đột biến là:
A. Cá thể mang kiểu gen AA B Cá thể mang kiểu gen aa
C. Cá thể mang kiểu gen Aa D Không có cá thể nào
Câu 4: Trong các trường hợp đột biến gen dưới đây, trường hợp nào gây hậu quả lớn nhất?
A. Mất cặp nucleotit đầu tiên B Mất 3 cặp nucleotit cuối cùng
C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở đoạn giữa D Cả A và B
Câu 5: Cơ chế phát sinh đột biến gen là do các tác nhân đột biến tác động vào ADN làm:
A Rối loạn cấu trúc ADN
B Rối loạn quá trình trao đổi chéo các alen của một gen
C Rối loạn quá trình sao mã của ADN
D Cả A và C đúng
Câu 6: Biến dị tổ hợp được hiểu là:
A Sự xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ
B Sự sắp xếp lại các gen quy định tính trạng đã có ở bố mẹ theo những tổ hợp mới
C. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các alen trong hợp tử
D Sự xuất hiện tính trạng đã có ở bố mẹ
Câu 7: Đột biến làm mất cặp nucleotit ở vị trí thứ 151 của một gen thì có thể làm biến đổi các aa
từ vị trí thứ mấy tính từ đầu chuỗi polipeptit do gen đó điều khiển tổng hợp:
Câu 8: Loại đột biến nào sau đây không di truyền qua phương thức sinh sản hữu tính?
A Đột biến giao tử B Đột biến xôma
C Đột biến tiền phôi D Cả 3 loại đột biến trên
Câu 9: Bệnh bạch tạng ở người là do:
A. Đột biến gen trội trên NST thường B Đột biến gen lặn trên NST thường
C. Đột biến gen trội trên NST giới tính D Đột biến gen lặn trên NST giới tính
Câu 10: Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là:
A Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử
B Sự phân li độc lập của các cặp NST
C Sự di truyền liên kết của các cặp tính trạng
D Sự di truyền riêng rẽ của các cặp tính trạng
Trang 2Câu 11: Nếu đột biến gen làm mất 1aa và có 2 aa mới trong chuỗi polipeptit tương ứng là do đột
biến làm:
A Trong 3 bộ ba liên tiếp mỗi bộ ba mất 1 cặp nucleotit
B Trong 2 bộ ba kế tiếp nhau một bộ ba mất 1 cặp nucleotit, một bộ ba mất 2 cặp nucleotit
C Trong 3 bộ ba bất kì mỗi bộ ba mất 1 cặp nucleotit trong gen
D. Cả A và B đúng
Câu 12: Tính chất của đột biến gen tự nhiên:
A Cá thể, đột ngột, xác định, di truyền được, thường là có hại
B Đồng loạt, không xác định, không di truyền được, có lợi, có hại hoặc trung tính
C Đồng loạt, ngẫu nhiên, theo hướng xác định, không di truyền được, thường là có lợi, một
số có hại hoặc trung tính
D Cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng, di truyền được, thường có hại, một số trung tính hoặc có lợi
Câu 13: Đột biến gen chỉ làm mất 1 aa thứ hai trong chuỗi polipeptit tương ứng là do đột biến
làm:
A Mất 3 cặp nucleotit bất kì trong gen
B Mất 3 cặp nucleotit thứ 4, 5, 6 trong gen
C Mất 3 cặp nucleotit thứ 7, 8, 9 trong gen
D Mất 3 cặp nucleotit kế tiếp nhau trong gen
Câu 14: Đột biến làm mất 1 cặp nucleotit ở vị trí ngay sau bộ ba mở đầu trên mạch gốc của gen
dẫn đến phân tử protein được tổng hợp:
A. Thay đổi aa đầu tiên B Thay đổi aa cuối cùng
C Thay đổi aa đầu tiên và cuối cùng D Thay đổi toàn bộ các aa
Câu 15: Ở ruồi giấm đột biến gen quy định mắt đỏ thành gen quy định mắt trắng làm cấu trúc
của gen thay đổi: gen đột biến ngắn hơn gen bình thường 10,2 A0kém 8 liên kết hidro Đó là đột biến làm:
A. Mất 3 cặp A-T B Mất 2 cặp A-T, 1 cặp G-X
C Mất 2 cặp G-X, 1 cặp A-T D Mất 3 cặp G-X
Câu 16: Sự biểu hiện của đột biến gen trội trên kiểu hình của cơ thể đòi hỏi những điều kiện
nào?
A Đột biến xảy ra trong nguyên phân, nó sẽ được biểu hiện thành kiểu hình ở một phần của
cơ thể, tạo nên thể khảm
B. Đột biến này xảy ra ở một vài tế bào sinh dưỡng, nó còn được biểu hiện thành kiểu hình của cơ thể
C Đột biến này xảy ra ở hợp tử nó sẽ được nhân lên và biểu hiện thành kiểu hình cơ thể mang đột biến gen dó
D Đột biến này xảy ra trong giảm phân ở tế bào sinh dục, qua thụ tinh đi vào hợp tử, nó biểu hiện thành kiểu hình
Câu 17: Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do
gen đó tổng hợp là:
A. Đảo vị trí 1 hoặc 1 số cặp nucleotit B Thêm một hoặc một số cặp nucleotit
C Mất một hoặc một số cặp nucleotit D Thay thế một cặp nucleotit
Câu 18: Sau đột biến, số liên kết hidro của gen tăng lên 2 liên kết nhưng tổng số vật chất di
truyền không thay đổi, dạng đột biến trong trường hợp này là:
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X B Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
C Thay thế 2 cặp A-T bằng 1 cặp G-X D Thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X
Trang 3Câu 19: Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên:
A. Qua quá trình tự sinh sản B Qua quá trình sao chép của ADN
C Qua quá trình sao mã ra ARN D Qua quá trình giải mã
Câu 20: Một gen dài 3060 A0, trên một mạch của gen đó có 100 A và 250 T Gen đó bị đột biến mất 1 cặp G-X Số liên kết hidro của gen sau đột biến là:
A 2350 B 2353 C 2347 D 2348
Câu 21: Dạng đột biến không làm tăng hay giảm vật chất di truyền mà chỉ làm thay đổi thành
phần các nucleotit là dạng đột biến:
A Đảo cặp nucleotit B Thay thế cặp nucleotit
C Mất cặp nucleotit D Thêm cặp nucleotit
Câu 22: Phân tử mARN được tổng hợp từ 1 gen bị đột biến chứa 150U, 450A, 300G, 601X Biết
trước khi bị đột biến, gen dài 0,51 micromet và có A/G = 2/3 Dạng đột biến đã xảy ra là:
A. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T B Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
C Mất 1 cặp G-X D Thêm 1 cặp G-X
Câu 23: Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêotít và số liên
kết hyđrô so với gen ban đầu?
A Mất một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô
B Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm1 cặp nuclêôtit
C Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit
D Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô
Câu 24:Gen A đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết hyđro thay đổi đi một liên kết Đột biến trên thuộc dạng:
A mất một cặp nuclêôtit B thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại
C thêm 1 cặp nuclêôtit D thay thế một cặp nuclêôtit khác loại
Câu 25: Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến
A đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit B mất 1 cặp nuclêôtit
C thêm 1 cặp nuclêôtit D thay thế 1 cặp nuclêôtit
Câu 26: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A Đảo đoạn NST B Mất đoạn NST
C Lặp đoạn NST D Chuyển đoạn NST
Câu 27: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của giao tử đột biến (n+1) và giao tử (n) sẽ phát triển
thành:
A Thể ba nhiễm kép B Thể bốn nhiễm
C Thể ba nhiễm D Thể ba nhiễm hoặc thể bốn nhiễm
Câu 28: Ở cơ thể 2n, sự rối loạn phân li của 1 cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dục, có thể
làm xuất hiện các loại giao tử:
A Các loại giao tử 2n; n B Các loại giao tử n+1; n-1
C Các loại giao tử n; 2n+1 D Các loại giao tử 2n+1; 2n-1
Câu 29: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là:
A Rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì đầu của quá trình phân bào
B Rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì giữa của quá trình phân bào
C Rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào
D Rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì cuối của quá trình phân bào