Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn LônCó những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai.. Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh
Trang 1Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu
Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù
Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho
cả bài thơ
Hai câu thơ mở đầu đã khẳng định chí làm trai khi sống trên đời này cần phải hiên ngang, bất khuất:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Hình ảnh một con người hiễn lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con” Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại
Trang 2Như vậy ngay từ đầu bài thơ, tác giả như ném một tiếng thét, tiếng lòng đầy sức sống vào giữa chốn ngục tù tăm tối; khắc họa thành công người con cách mạng Đây cũng chính là cảm hứng chính của bài thơ
Hành động đập đá được Phan Châu Trinh tái diễn rất chân thực, sinh động và không kém phần hào hùng Nhịp thơ cứ thể dãn ra, dồn dập:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hon
Một loạt động từ mạnh xuất hiện liên tiếp trong hai câu thơ đã đặc tả sự mạnh mẽ, dứt khoát của người tù cách mạng Việc đập đá chỉ là việc thường tình Hình ảnh ước lệ “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” mang ý nghĩa phóng đại thể hiện sức mạnh phi thường, không thể địch nổi của người anh hùng cách mạng
Cá tính mạnh mẽ, hiên ngang của người chiến sỹ ấy không chỉ dừng lại ở đó mà còn được tác giả tái hiện qua khí phách:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Giữa nơi đất khách quê người, tù ải khổ sai, hứng chịu sự giận giữ của thiên nhiên nhưng người tù vẫn hiên ngang, không hề sợ hãi Ngược lại dù nắng mưa thì nó càng khiến cho “bền dạ sắt son” Một ý chí, nghị lực đáng khâm phục và ngưỡng
mộ Hình ảnh mưa nắng hoàn toàn đối lập với hình ảnh người chiến sỹ cách mạng
có lẽ là dụng ý nghệ thuật của tác giả
Và bài thơ khép lại bằng một hình ảnh hào hùng, kiên cường hơn nữa:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Trang 3Người tù khổ sai chi con việc bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo chỉ là “lỡ bước”, và tự nhận mình là kẻ “vá trời” Khi làm việc lớn thì những việc như thế này không có gì làm chùn bước được Những việc gian nan, chông gai còn rất nhiều nên người tù xem rằng không đáng kể lể Một chí khí thật ngang tàng, một châm ngôn sống khiến người khác phải ngưỡng mộ
Phan Châu Trinh bằng ngòi bút phóng khoáng, giọng điệu thơ hào hùng đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ cách mạng vẫn luôn ngang nhiên, ý chí quật cường Đó là hình tượng của những người chiến sỹ cách mạng giữ nước, chống giặc ngoại xâm