1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nen doc

2 378 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Báo Đại Đoàn Kết! Xung quanh cái chết của một thầy giáo về hưu ở Trực Ninh - Nam Định: Hậu quả của sự vô trách nhiệm trong giải quyết chế độ hưu trí! Khi vừa thấy người con trai mang tiền lương hưu tháng đầu tiên của mình về đến nhà, ông Vũ Cao Thăng - nguyên giáo viên Trường tiểu học Trực Cường (Trực Ninh, Nam Định) đột nhiên ngã khuỵu xuống nền nhà và chỉ ít phút sau, ông trút hơi thở cuối cùng. Ngày : 2008-04-18 08:42:00.0 “Bố tôi đứt mạch máu não và mất đi vì quá phẫn uất trước cung cách làm việc và đối xử thiếu tình người của Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD- ĐT) và Phòng Bảo hiểm huyện Trực Ninh”, anh Vũ Cao Huyền, con trai thầy giáo Vũ Cao Thăng vừa lau nước mắt vừa kể lại sự việc với phóng viên báo Đại Đoàn Kết. Đã hơn một tháng trôi qua nhưng cái chết của thầy giáo Vũ Cao Thăng (sinh năm 1946) vẫn đang gây xôn xao trong giới giáo chức của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo lời những người thân cũng như đồng nghiệp của thầy giáo Vũ Cao Thăng kể lại, thầy qua đời vì suy nghĩ nhiều và quá bức xúc về việc mình không được chế độ hưu trí theo đúng quy định của pháp luật. Trước khi mất, thầy Thăng đã bỏ không biết bao nhiêu thời gian và công sức để đòi quyền lợi chính đáng của một nhà giáo về hưu. Thậm chí, dù rất nghèo nhưng gia đình thầy vẫn phải đi vay 2,8 triệu đồng để “chạy” chế độ, nhưng cũng chẳng được ai ngó ngàng tới. Chỉ khi biết thầy khó lòng qua khỏi, Phòng GD-ĐT Trực Ninh mới “chạnh lòng” và cử người xuống giao cho gia đình thầy những thứ giấy tờ liên quan đến quyền lợi của một cán bộ hưu trí- điều mà thầy Thăng đã cực khổ suốt một năm rưỡi nhưng vẫn không nhận được. Sắp chết mới được nhận lương hưu Cống hiến hơn 40 năm trong ngành giáo dục, từng làm Hiệu trưởng cấp I Cam Thanh, Quảng Trị (9-1972 đến 8- 1977) và có quyết định nghỉ hưu chính thức (từ tháng 11- 2006) nhưng đến tháng 3-2008, thầy giáo Vũ Cao Thăng vẫn không nhận được bất cứ một đồng lương hưu nào. Lý do: Phòng GD-ĐT Trực Ninh làm mất sổ Bảo hiểm gốc! Để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình, ngày này qua tháng khác, thầy Thăng đều đặn thuê xe ôm lên Phòng GD- ĐT và BHXH tỉnh để bổ sung giấy tờ, lý lịch theo “yêu cầu”. Hồ sơ của ông Vũ Cao Thăng được chuyển lên Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định 4 lần, lần nào cũng bị trả về với yêu cầu “bổ sung lý lịch”. Sau nhiều chật vật hoàn tất giấy tờ, việc giải quyết chế độ cho ông Thăng vẫn chìm vào im lặng. Do quá căng thắng và uất ức, ngày 18-1-2006, ông Thăng bị đột quỵ. Gia đình đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện 108 vẫn chỉ với hai bàn tay trắng. Ngay cả thẻ bảo hiểm y tế do Phòng GD- ĐT Trực Ninh cấp cũng bị trường Tiểu học Trực Cường (nơi ông Thăng công tác) giữ lại. Điều khó hiểu là đến khi bệnh tình ông Thăng đã trở nên trầm trọng, khó qua khỏi thì chế độ hưu của ông lại được giải quyết rất nhanh chóng. Ngày 6-3-2008, trường Tiểu học Trực Ninh thông báo về gia đình chế độ đã được giải quyết. Ngày 13-3-2008, anh Vũ Cao Huyền lên xã nhận tháng lương đầu tiên về cho bố. Nhưng chỉ 30 phút, sau khi cầm được đồng lương hưu đầu tiên, ông Thăng đã qua đời. Trao đổi với chúng tôi, anh Vũ Cao Huyền, con trai cả ông Thăng không cầm được nước mắt: “Đau xót quá! Suốt 16 tháng qua, gia đình lâm vào cảnh túng quẫn, tất cả trông chờ vào vài sào lúa của mẹ tôi. Trong thời gian 40 ngày bố tôi cấp cứu tại viện 108, tiêu tốn hàng chục triệu đồng vẫn không được sự quan tâm nào từ các cấp chính quyền”. Theo phản ánh của gia đình, nguyên nhân ông Thăng đột quỵ tai biến mạch máu não phần lớn cũng vì ức chế trong thời gian dài. Bao năm tận tâm với nghề, luôn được đồng nghiệp tin tưởng, học trò kính trọng, ông Thăng từng được cấp Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục (1995), thế nhưng đến khi về hưu, ông không có được quyền lợi tối thiểu nhất bởi sự thờ ơ của Phòng GD- ĐT huyện Trực Ninh. Theo anh Huyền, trong thời gian hơn một năm qua, ông Thăng luôn sống trong áp lực, xác định không hy vọng gì từ việc lên huyện như cơm bữa để kiến nghị, bố anh (ông Thăng) đã đồng ý “chạy chế độ” qua gợi ý của một cán bộ Phòng GD- ĐT huyện với giá 2,8 triệu đồng cho quyền lợi mà lẽ ra ông phải được hưởng. Tuy nhiên “tiền mất, tật mang”, sự “công bằng” được trả lại cũng là lúc ông xuôi tay, nhắm mắt. Ngoài lý do chính là mất sổ BHXH, Phòng GD- ĐT huyện Trực Ninh còn đưa ra lý do: phiếu thẩm tra lý lịch và hồ sơ gốc có chi tiết chuyển địa điểm công tác không thống nhất. Gia đình ông Thăng cho biết, đó chỉ là "cái cớ" để vấn đề thêm phức tạp. Trên thực tế, trường Tiểu học Trực Cường, nơi ông công tác đã có cam kết, chứng nhận nhưng BHXH vẫn “yêu cầu” bổ sung hồ sơ. Tuy nhiên, hai tháng sau khi ông Thăng lâm bệnh, gia đình không kiến nghị, bổ sung hồ sơ gì thêm, chế độ lương hưu của ông Thăng lại được giải quyết rất nhanh chóng. Không “chạy”, không được . về hưu? Tại một số xã thuộc huyện Trực Ninh, nhiều giáo viên đến khi về hưu vẫn phải chịu cảnh không chế độ. Nguyên nhân chính vẫn là Phòng GD- ĐT Trực Ninh khi tách huyện đã làm mất khá nhiều hồ sơ và sổ BHXH gốc. Ngoài ra, một số giáo viên có hồ sơ kê khai không trùng khớp những chi tiết nhỏ (ngày, tháng thuyên chuyển trường, địa điểm công tác .) như bà Nguyễn Thị Bùi (trường Tiểu học Trực Liêm), bà Phạm Thị Mỳ (trường THCS Trực Đông), ông Vũ Xuân Thìn (Phó hiệu trưởng Tiểu học Trực Thái) . cũng không được giải quyết chế độ hưu trí. Lẽ ra, Phòng GD- ĐT huyện phải có trách nhiệm trong việc chứng thực, bổ sung hồ sơ cũng như hướng dẫn thủ tục cho giáo viên về hưu nhưng theo điều tra của phóng viên Đại Đoàn Kết, hầu hết những trường hợp trên đều gặp phiền hà, rắc rối với Phòng GD- ĐT và BHHX tỉnh Nam Định. Theo phản ánh của một số giáo viên nghỉ hưu huyện Trực Ninh, ông Vũ Cao Thăng không phải là trường hợp duy nhất phải “làm luật” để được chứng thực, điều chỉnh lại cho khớp hồ sơ. Bà Bùi Thị Hoa (sinh năm 1951), giáo viên trường THSC Trực Phú (Trực Ninh) cũng bị mất hồ sơ Bảo hiểm gốc, dù đã bổ sung đầy đủ giấy tờ, nhưng 3 lần đều bị BHXH tỉnh trả lại. Tốt nghiệp trường CĐSP Nam Hà năm 1969, 38 năm công tác liên tục tại huyện Hải Hậu và Trực Ninh, bà Hoa luôn được đánh giá là giáo viên có tâm huyết. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao hồ sơ lý lịch công tác của bà Hoa lại ghi thiếu 10 năm công tác (từ 1980 đến 1990). Tháng 3- 2007, Phòng GD-ĐT ra thông báo quyết định nghỉ hưu đối với bà Hoa. Nhưng 2 năm trôi qua, bà Hoa vẫn phải chịu nghỉ hưu “chay” mà không được giải quyết chế độ. Hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, bản thân bà Hoa bị tim mạch thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện Hải Hậu mà không có thẻ bảo hiểm y tế, không đủ tiền mua thuốc. Đợt Tết vừa qua, Hiệu trưởng trường cũ đành phải quyết định cho bà Hoa vay 5 tháng lương để chi tiêu sinh hoạt. Bà Hoa cho biết, đã có “gợi ý” từ một cán bộ Phòng GD- ĐT huyện Trực Ninh, nếu bỏ ra ít nhiều chi phí để “chạy” thì việc làm chế độ cho bà sẽ được thực hiện rất nhanh. Nhưng thấy quá bất công, bà Hoa không chấp nhận. Đến nay duy nhất còn lại mình trường hợp của bà Hoa chưa được giải quyết và trông chờ trong vô vọng. Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu sẽ còn bao nhiêu giáo viên phải chịu những thiệt thòi, oan trái bởi sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của Phòng GD-ĐT Trực Ninh? Hoàng Anh Thắng

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:19

Xem thêm: nen doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w