1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường chứng khoán cổ phiếu VNM, VMD, VFG

30 436 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 485,41 KB

Nội dung

chứng khoán cổ phiếu vnm×trắc nghiệm thị trường chứng khoán có đáp án×trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án×đề thi thị trường chứng khoán có đáp án×bai tap thi truong chung khoan co loi giai×đề thi trắc nghiệm thị trường chứng khoán có đáp án× đề trắc nghiệm thị trường chứng khoán có đáp án500 câu trắc nghiệm thị trường chứng khoán co dap anlý thuyết thị trường chứng khoán có lời giảibài tập khớp lệnh thị trường chứng khoán có giải

Trang 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ TH

Bảng 1: bảng danh mục đầu tư ước tính 2

Bảng 2 : Bảng Tỷ số ( Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn) của các công ty là 5

Bảng 3:Bảng Doanh thu thuần của cổ phiếu VMD giai đoạn 2011-2014 14

Bảng 4:Bảng Chỉ số ROA và ROE của công ty năm 2013, 2014 15

Bảng 5:Bảng Doanh thu thuần của cổ phiếu VFG giai đoạn 2012-2014 16

Bảng 7:Bảng Doanh thu thuần của cổ phiếu VNM giai đoạn 2011-2014 19

Bảng 8:Bảng Chỉ số ROA và ROE của công ty năm 2013, 2014 19

Bảng 9: Bảng theo dõi sự thay đổi giá cả cổ phiếu trong 5 ngày 21

YBiểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tăng trưởng theo quý của GDP,GDP theo ngành kinh tế năm 2014 2Biểu đồ 2: Diễn biến CPI của Việt Nam qua các tháng 4

Biểu đồ 3: Biến động giá cổ phiếu VMD trong giai đoạn 1/2015 – 4/2015 13

Biểu đồ 4: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận VMD giai đoạn 2011-2014 14

Biểu đồ 5: Biểu đồ Biến động giá cổ phiếu VFG trong giai đoạn 1/2015 – 4/2015 15

Biểu đồ 6: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận VFG giai đoạn 2011-2014 16

Biểu đồ 7: Biểu đồ Biến động giá cổ phiếu VFG trong giai đoạn 1/2015 – 4/2015 18

Biểu đồ 8: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận VNM giai đoạn 2011-2014 19

Biểu đồ 9: Biểu đồ % thay đổi vn index và giá cổ phiếu 20

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC A: MỞ ĐẦU 1

1.1 Mục đích nghiên cứu 1

1.2 Phạm vi nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 1

1.4 Giới hạn báo cáo 1

1.5 Các giả định ( nếu có) 1

MỤC B: NỘI DUNG 2

2.1 Mục tiêu đầu tư 2

2.2 Phân tích môi trường đầu tư hiện tại 2

2.2.1 Các vấn đề vĩ mô 2

2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 2

2.2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 3

2.4 Chiến lược đầu tư 12

2.4.1 Tăng trưởng vốn: 12

2.4.2 Bảo toàn vốn 12

2.5 Xây dựng danh mục đầu tư 13

2.5.1 Chọn cổ phiếu VMD 13

2.5.1.1 Tổng quan về công ty 13

2.5.1.2 Dự đoán giá cổ phiếu 13

2.5.1.3 Phân tích tình hình tài chính 14

2.5.2 Chọn cổ phiếu VFG 15

2.5.2.1 Tổng quan về công ty 15

2.5.2.2 Dự đoán giá cổ phiếu 15

2.5.2.3 Phân tích tình hình tài chính 16

2.5.3 Chọn cổ phiếu VNM 17

2.5.3.1 Tổng quan về công ty 17

Trang 3

2.5.3.2 Dự đoán giá cổ phiếu 18

2.5.3.3 Phân tích tình hình tài chính 19

2.6 Dựa vào chỉ số VN-Index lựa chọn 20

2.7 Đánh giá danh mục đầu tư 21

2.8 Kết quả đầu tư 22

2.8.1 Đối với cổ phiếu công ty cổ phần phần y dược phẩm Vimedimex (VMD) 22

2.8.2 Đối với cổ phiếu công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) 22

2.8.3 Đối với công ty cổ phần khử trùng Việt Nam VFG 23

MỤC C: KẾT LUẬN 24

3.1 Tóm tắt 24

3.2 Đề xuất chiến lược trong tương lai 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

MỤC A: MỞ ĐẦU

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thị trường chứng khoán và biến động giá chứng khoán trong một thời gianđể quyết định đầu tư một danh mục gồm 3 chứng khoán với mục đích sử dụng nguồn vốnnhàn rỗi để thu lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá nhưng quan trọng là phải đảm bảo antoàn vốn đầu tư.

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích, đầu tư danh mục đầu tư gồm ba loại cổ phiếu: VNM (Công tycổ phần sữa Việt Nam), VFG (Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam), VMD (Công ty cổphần y dược phẩm Vimedimex)

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp số liệu mẫu để ước lượng lợi nhuận kì vọng và rủi ro của các cổphiếu trong danh mục đầu tư Phân tích tình hình biến động của nền kinh tế vĩ mô Phân tíchbiến động của ngành chứng khoán Phân tích các công ty trong danh mục đầu tư để xác địnhlợi nhuận kì vọng và rủi ro cũng như tỷ trọng đầu tư vào các cổ phiếu.

1.4 Giới hạn báo cáo

Thời gian từ ngày 3/4/2015 tới ngày 22/4/2015.

1.5 Các giả định ( nếu có)

Nền kinh tế trong ngắn hạn không có nhiều biến động, giá các chứng khoán cũng khôngbiến động lớn Các chỉ số, báo cáo tài chính là chính xác theo các trang web tìm hiều Cáccông ty hoạt động liên tục, sẽ chi trả cổ tức trong tương lai; đặt mục tiêu là tối đa hóa giá trịdoanh nghiệp và lợi nhuận, không ngừng phát triển Các công ty chịu ảnh hưởng của các yếutố vĩ mô và điều kiện ngành.

Trang 5

MỤC B: NỘI DUNG2.1 Mục tiêu đầu tư

Lợi nhuận, tỷ trọng và rủi ro

Bảng 1: bảng danh mục đầu tư ước tính

STTCổ phiếuTỷ trọngLợi nhuận kỳ vọng (%/ngày)Rủi ro(%)Hệ số tương quan

2.2 Phân tích môi trường đầu tư hiện tại

2.2.1 Các vấn đề vĩ mô

2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP

Theo số liệu ngày 30/3 của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2015 ước tính tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2014 Đây là mức tăng cao nhất của quý Itrong vòng 5 năm qua.

Con số trên cho thấy, sự nỗ lực trong tái cơ cấu kinh tế, phát huy tính chủ động, sángtạo, tranh thủ và tận dụng mọi cơ hội nên hoạt động sản xuất kinh doanh quý I năm nay củahầu hết các ngành, lĩnh vực đạt kết quả khả quan Trong mức tăng 6,03% của toàn nền kinhtế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng8,35%; khu vực dịch vụ tăng 5,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,47%.

Biểu đồ 1: biểu đồ thể hiện tỉ lệ tăng trưởng theo quý của GDP,GDP theo ngànhkinh tế năm 2014

Trang 6

Điểm đáng chú ý, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, thì ngành công nghiệp tăng9,01% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước(năm 2012 tăng 7,86%; năm 2013 tăng 4,43%; năm 2014 tăng 4,17%) Trong đó, công nghiệpchế biến, chế tạo đạt mức tăng khá cao với 9,51%, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởngchung; ngành khai khoáng tăng 6,70% Ngành xây dựng chỉ tăng 4,40%, thấp hơn mức tăng5,93% của cùng kỳ năm 2014.

Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như bán buôn và bánlẻ tăng 7,11% so với cùng kỳ năm trước Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5,90% Hoạt độngtài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,65% Hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiệnhơn, đạt mức tăng 2,55%, cao hơn mức tăng 2,38% của cùng kỳ năm trước với những tín hiệukhả quan: Thị trường bất động sản bước đầu ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản thành côngtăng, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.

Xét về góc độ sử dụng GDP quý I năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 8,67% so với cùngkỳ năm 2014, đóng góp 8,48 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng6,70%, đóng góp 1,60 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làmgiảm 4,05 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.

Nhìn chung, kinh tế nước ta quý I có những chuyển biến rõ nét về phục hồi tăng trưởng.Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định Sản xuất công nghiệp tăng cao Môi trường kinh doanh cónhững dấu hiệu được cải thiện…

2.2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2015 tăng 0,15% so với tháng trước Chỉ số giá tiêudùng tháng 3 tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi vàcác ngày lễ hội đầu năm nên giá nhiều loại hàng hóa tăng, mặt khác giá gas và giá xăng, dầu

Trang 7

trong nước được điều chỉnh tăng cũng tác động vào mức tăng chung của CPI (Mức tăng giáxăng, dầu trong tháng đóng góp 0,04% vào mức tăng chung).

Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với mức0,36% (Lương thực giảm 0,24%; thực phẩm tăng 0,31%); văn hóa, giải trí và du lịch tăng0,18%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,16% Các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác có chỉ số giátăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; thuốc vàdịch vụ y tế tăng 0,04%; giáo dục tăng 0,01%; giao thông giảm 0,31%; đồ uống và thuốc lágiảm 0,11%; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,04%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2015 giảm 0,1% so với tháng 12/2014 và tăng 0,93% sovới cùng kỳ năm trước Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm nay tăng 0,74% so với bìnhquân cùng kỳ năm 2014, đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây Biến động giátiêu dùng tháng Ba năm nay so với tháng 12/2014 do tác động của một số yếu tố chủ yếu sau: * Giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm 03 đợt vào các thời điểm: 22/12/2014; 06/01/2015;21/01/2015 và điều chỉnh tăng vào thời điểm 11/3/2015 làm giá xăng, dầu bình quân quý I giảm21,49% so với tháng 12/2014, tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông tháng Ba giảm 8,48% vàđóng góp 0,75% vào mức giảm chung của CPI tháng Ba so với tháng 12/2014

* Các ngành chức năng và địa phương thực hiện tốt việc dự trữ hàng hóa, bình ổn giáthị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán của dân cư nênkhông xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến như một số năm trước Chỉ số giá nhóm hàng ăn vàdịch vụ ăn uống tháng Ba (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 11 nhóm hàng chính) chỉ tăngnhẹ với mức 1,17% so với tháng 12/2014, thấp hơn mức tăng cùng kỳ của một số năm trước.

Biểu đồ 2: Diễn biến CPI của Việt Nam qua các tháng

2.2.1.3 Lãi suất

Trang 8

Chỉ trong vòng 10 ngày đầu tháng 3/2015, các ngân hàng “nhìn nhau” hạ lãi suất thêm0,2-0,4%/năm.

Thuộc nhóm hạ lãi suất tiết kiệm xuống thấp nhất là Ngân hàng Nông nghiệp & Pháttriển nông thôn (Agribank), mức điều chỉnh giảm nhẹ 0,1-0,2%/năm tùy kỳ hạn gửi Cụ thể,lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng được Agribank giảm từ 4,3%/năm xuống còn 4%/năm Kỳhạn gửi 12-18 tháng tại ngân hàng này được điều chỉnh giảm 0,1%/năm, xuống còn6,2%/năm Kỳ hạn trên 18 tháng giảm thêm 0,2%/năm, xuống còn 6,3%/năm.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã 2 lần điều chỉnh giảm lãisuất, tổng cộng với mức giảm 0,2-0,4%/năm Eximbank cũng là ngân hàng có mức giảm lãisuất ở các kỳ hạn mạnh nhất trên thị trường hiện nay.

Cụ thể, với khoản tiền gửi tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng, lãi suất huy động kỳ hạn 2tháng tại ngân hàng này là 4,5%/năm, 3 – 5 tháng là 4,7%/năm; 6 tháng là 5,3%/năm và 12tháng là 5,9%/năm Tuy nhiên, cùng khoản tiền gửi này, nhưng nếu khách hàng lĩnh lãi cuốikỳ mức lãi suất sẽ cao hơn khoảng 0,2%/năm.

Hiện nay Vietcombank và Agribank là 2 ngân hàng đang giữ “kỷ lục” về niêm yết mứclãi suất kỳ hạn gửi huy động 1 tháng, chỉ 4%/năm Tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam(Techcombank), các mức lãi suất huy động có kỳ hạn cũng được điều chỉnh giảm 0,2 – 0,3%/năm Cụ thể, từ ngày 4/3, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng này được điều chỉnhgiảm từ mức 4,6%/năm xuống còn 4,4%/năm; kỳ hạn 3 tháng giảm từ mức 4,85%/năm còn4,55%/năm; 6 tháng giảm còn 5,02%/năm từ mức 5,25%/năm.

Lãi suất huy động giảm chắc chắn sẽ kéo giảm lãi suất vay của các khoản vay mới thờigian tới Hiện “margin” (chênh lệch) giữa lãi suất huy động – cho vay tại ngân hàng này daođộng 3,5-3,7%/năm Ít nhất phải sau 15 ngày hoặc 1 tháng nữa, khi các khoản vay mới đượcký kết thì người vay mới được hưởng lãi suất vay giảm hơn so với hiện tại.

“Nguyên tắc kinh doanh ngân hàng không thể lấy khoản huy động cao để cho vay thấp Dovậy phải đến khi các khoản huy động giá rẻ hơn vào hệ thống và hợp đồng vay mới được ký, thìchắc chắn người vay, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức lãi suất cho vay mới với giá mềm hơn”

Tuy nhiên, theo phân tích của công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển(BIDV), lãi suất vẫn còn dư địa để giảm thêm, nhưng vẫn cần cân nhắc nhiều yếu tố Trướchết là lạm phát dù đang ở mức thấp do giá xăng dầu giảm nhưng có thể tăng trở lại vào cuốinăm Số liệu lạm phát bình quân 12 tháng năm ngoái trên 4%, trong khi mục tiêu Chính phủđặt ra năm nay không quá 5%.

Bảng 2 : Bảng Tỷ số ( Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn) của các công ty là

Trang 9

Trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tháng 3 tiếp tục ổn định ở mức 21.458đồng/USD, trong khi tỷ giá tại các sở giao dịch của Ngân hàng Nhà nước là 21.350-21.600đồng/USD, so với trần tỷ giá là 21.673 đồng/USD.

Từ trung tuần tháng 3/2015, tỷ giá Đôla Mỹ tại các ngân hàng biến động mạnh, giá bánra tại các ngân hàng đều vượt mức 21.500 đồng/USD.Tuần cuối cùng của tháng, tỷ giá ĐôlaMỹ đồng loạt tăng lên sát trần, gần 21.600 đồng/USD.

Trước những biến động trên thị trường ngoại hối theo thông tin của Ngân hàng Nhànước, trong tháng 3/2015 có những ngày trên thị trường ngoại hối, tỷ giá có diễn biến tăng,nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố tâm lý trước xu hướng tăng giá mạnh của đồng Đôla Mỹtrên thị trường thế giới Các yếu tố cung cầu ngoại tệ về cơ bản không có biến động lớn vàđáng quan ngại.

VNM : Với quy mô sản xuất rộng lớn đòi hỏi VNM phải nhập hầu hết nguyên liệu bởicác nguồn cung cấp trong nước và nhập khẩu ngoài nước Như vậy, việc phụ thuộc vào nguồnnguyên liệu nhập ngoại sẽ khiến cho VNM khó có thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của các rủi robiến động tỉ giá.

VMD, VFG : Đối với ngành dược nói chung và VMD, VFG nói riêng, hiện nay nguồnnguyên liêu đang phải nhập khẩu gần như 90% Giá thuốc bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến độngcủa tỷ giá Do sủ dụng nhiều nguyên liệu Đông dược nên ảnh hưởng lớn nhất là sự biến độngcủa đồng nhân dân tệ (CNY)

2.2.1.5 Lạm phát

Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, kinh tế Việt Nam trong năm2014 khả quan hơn 2013 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinhtế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đốingân sách được cải thiện Khó khăn của của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, năm 2014 lạm phát ở mức 1,84% (4,09%nếu tính bình quân 12 tháng) và lạm phát cơ bản ở mức 3% Mức lạm phát 1,84% là mức thấpnhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây.

Trang 10

Lạm phát thấp trong năm 2014 do những nguyên nhân sau: Giá hàng hóa và năng lượngthế giới giảm, góp phần cắt giảm chi phí đầu vào của sản xuất, giảm thiểu tác động đến lạmphát của yếu tố chi phí đẩy (mặt hàng xăng A92 giảm tổng cộng hơn 30% trong năm) Dựatrên bảng IO 2007, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia ước tính mặt hàng xăng dầu và cácsản phẩm hóa dầu chiếm 14,6% chi phí trung gian của nền kinh tế, tương đương 8,8% tổnggiá trị sản xuất của nền kinh tế; tổng cầu thấp; tâm lý lạm phát của dân chúng ổn định nhờ lạmphát được kiểm soát trong 2 năm liên tiếp (2012 và 2013).

Tỷ giá USD/VND chỉ tăng 1% trong cả năm, trước hết do thực thi chính sách tiền tệhướng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng VND.Khoảngcách giữa lãi suất đồngngoại tệ và nội tệ được duy trì khá rộng tạo tính hấp dẫn của tiền gửi nội tệ, khắc phục tìnhtrạng đô la hóa Bên cạnh đó, tỷ giá được hỗ trợ bởi: Thặng dư thương mại ước đạt 2 tỷ USD;nguồn FDI, ODA, kiều hối tăng khá ; lãi suất thế giới duy trì ở mức thấp, thậm chí là thấp kỷlục tại nhiều khu vực và nền kinh tế (EU, Mỹ) đã tạo điều kiện duy trì mức lãi suất ngoại tệthấp trong nước, tăng tính hấp dẫn của đồng nội tệ

Vốn hóa thị trường năm 2014 đạt 31,5% GDP Huy động vốn thông qua phát hành cổphiếu và cổ phần hóa đạt 25.100 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2013 Tổng tài sản hệ thốngCông ty Chứng khoán tăng trở lại lần đầu tiên từ 2011, đạt xấp xỉ 75.500 tỷ đồng, tăng 20%so với cuối năm 2013 Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng toàn hệ thống đạt 350% (cao hơn chuẩn antoàn 180%) Chất lượng tài sản của các công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ được cảithiện đáng kể một phần do các công ty chủ động cơ cấu lại danh mục đầu tư, một phần do giáchứng khoán cải thiện (Tính đến 25/12/2014, chỉ số VN index tăng 5,5%).

Tổng kim ngạch xuất khẩu 2014 ước đạt trên 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013.Trong đó, tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 13%, cao hơn nhiều mức3,5% năm 2013 Xuất khẩu năm 2014 đánh dấu sự phục hồi của nhóm hàng nông sảnvới tổngkim ngạch xuất khẩuước đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013 (năm 2013 tăng 0,7%).

Kết quả trên là do năng suất và sản lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi tăng cao hơn sovới các năm trước nên mặc dù giá các mặt hàng nông sản thế giới đang có xu hướng giảmnhưng giá trị các mặt hàng xuất khẩu nông sản vẫn tăng Theo tính toán của Ủy ban Giám sáttài chính Quốc gia dựa trên 8 mặt hàng nông sản xuất khẩu thì tăng về lượng đóng gópkhoảng 56% trong tăngkim ngạch xuất khẩu.

Dự báo kinh tế Việt Nam 2015

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định, tăng trưởng thuận lợi hơn chủ yếu nhờyếu tố bên trong như: Tổng cầu sẽ hồi phục trong năm 2015 do những nguyên nhân sau: tiêudùng phục hồi nhờ lạm phát thấp trong năm 2014 sẽ giúp cải thiện sức mua của dân chúng;

Trang 11

đầu tư tư nhân cải thiện do môi trường kinh tế vĩ mô cùng với những cải cách thể chế sẽ tạodựng niềm tin của doanh nghiệp và hộ gia đình; khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cao hơnvới triển vọng TPP được kí kết trong năm 2015

Bên cạnh đó, tổng cung cũng được cải thiện nhờ quá trình tái cơ cấu dần phát huy tácdụng đối với năng suất của nền kinh tế.Hơn nữa, giá hàng hóa thế giới tiếp tục giảm sẽ tạođiều kiện cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy tổng cung trong nước Trên cơsở tính toán ở trên của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia về tỷ trọng của xăng dầu và cácsản phẩm hóa dầu trong tổng giá trị công nghiệp, với dự báo giá dầu thế giới trong năm 2015giảm 33% và giả định giá xăng dầu trong nước giảm tương ứng thì giá thành sản phẩm sảnxuất trong nước sẽ giảm 3%.

Tuy nhiên, năm 2015, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với những khó khăn như: Giá dầugiảm ảnh hưởng đến thu ngân sách và cân đối ngân sách Theo Ủy ban Giám sát tài chínhQuốc gia, với dự báo giá dầu thanh toán trung bình năm 2015 là 60USD/ thùng , thì thu ngânsách từ xuất khẩu dầu thô sẽ hụt 37 nghìn tỷ đồng so với dự toán (tương đương với 4% tổngthu NSNN), và giảm 47% so với ước thực hiện của năm 2014 Bên cạnh đó, giả định các mứcthuế nhập khẩu và phí xăng dầu giữ nguyên như đầu năm 2014, thì với giá dầu như trên, thungân sách sẽ hụt thêm khoảng 6.000 tỷ đồng Do vậy, tổng mức hụt thu ngân sách nhà nướctừ xuất khẩu dầu và thuế, phí nhập khẩu dầu vào khoảng 43.000 tỷ đồng, bằng 4,6% tổng thuNSNN năm 2015.

Kinh tế thế giới mặc dù phục hồi nhưng chậm và còn không ít bất trắc Giá hàng hóa thếgiới được dự báo giảm không chỉ trong năm 2015 mà thậm chí ở những năm tiếp theo phầnnào sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

Do đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia dự báo tốc độ tăng trưởng quý 1/2015 sẽ là5,4%, cao hơn cùng kì 2014 Xu hướng này sẽ tiếp tục trong các quý tiếp theo và mục tiêutăng trưởng 6,2% cả năm 2015 là khả thi.

Lạm phát sẽ không có biến động lớn do tổng cầu trong năm 2015 mặc dù cải thiện sovới năm 2014, nhưng ở mức độ vừa phải và không gây áp lực lên lạm phát Trong khi đó, giáhàng hóa thế giới được dự báo sẽ giảm trong năm 2015, tạo điều kiện cắt giảm chi phí sảnxuất và không tạo ra yếu tố lạm phát chi phí đẩy Đồng thời, lạm phát tâm lí sẽ tiếp tục ổnđịnh nhờ ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2014 Do đó, lạm phát trong năm 2015 phụ thuộcchủ yếu vào chính sách quản lý giá các mặt hàng cơ bản.

2.2.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán và ngành

Thị trường chứng khoán

Trang 12

Trong năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực Tốc độ tăngtrưởng kinh tế được dự báo đạt trên 5.9% (cao hơn so với mục tiêu 5,8% và mức 5,42% trongnăm 2013) nhờ vào gia tăng trong lĩnh vực xuất khẩu Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2014tăng 2,08% so với tháng 12/2013 Lạm phát và tỷ giá được kiểm soát tốt.Mặt bằng lãi suất đãgiảm Các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế đã được Chính phủ triểnkhai đồng bộ Mặc dù xen kẽ trong năm có những yếu tố vĩ mô bất lợi ảnh hưởng đến sự pháttriển của TTCK như tình hình Biển Đông, giá dầu quốc tế giảm mạnh và một số điều chỉnhcủa chính sách tiền tệ, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số kết quảtrong năm 2014 với một số điểm nổi bật như sau:

Trang 13

Thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng và xác lập mặt bằng vững chắc

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất khả quan xét về cácphương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao dịch và phản ánh khá rõ nétnhững chuyển biến tích cực trong nền kinh tế Thị trường phát triển theo chiều hướng tăngtrưởng, mặc dù xen kẽ những khoảng điều chỉnh giảm Chỉ số VN-Index đã lập đỉnh tại mứcđiểm 640,75 (ngày 3/9) sau gần 6 năm đạt được Tính đến ngày 08/12/2014, chỉ số VN-Indexđạt 571,68 điểm tăng 13,3% so với cuối năm 2013.Tính đến ngày 08/12/2014, tổng giá trịgiao dịch toàn thị trường đạt 1.164 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2013; giá trị giao dịchbình quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹbình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013.

Huy động vốn qua thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì ở mức cao

Tính đến ngày 08/12/2014, toàn bộ thị trường đã có 1.240 loại chứng khoán niêm yết,trong đó bao gồm 671 doanh nghiệp niêm yết, 1 chứng chỉ quỹ đóng niêm yết, 01 chứng chỉquỹ ETF và 567 trái phiếu niêm yết Tổng giá trị niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là 425nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013; trong đó giá trị niêm yết trên SGDCK Tp.Hồ ChíMinh chiếm 78,19% Mức vốn hóa thị trường tính đến ngày 8/12/2014 đạt khoảng 1.156nghìn tỷ đồng, tăng 21,77% so với năm 2013 và tương đương 32,24% GDP.

Tổng giá trị huy động vốn qua TTCK năm 2014 ước đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng 6% sovới cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 27,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó tổng giá trịhuy động qua phát hành Trái phiếu Chính phủ ước đạt 214 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90%tổng giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động vốn kỷ lục trong năm 2013.

Các sản phẩm mới bước đầu triển khai

Bên cạnh việc triển khai sản phẩm ETF (hai quỹ sẽ vận hành trong năm 2014), cơ quanquản lý cũng đang tích cực nghiên cứu để có thể sớm triển khai thí điểm quỹ hưu trí tựnguyện, quỹ hưu trí bổ sung Bên cạnh đó, trên cơ sở Đề án về xây dựng và phát triển thịtrường chứng khoán phái sinh đã được TTCP phê duyệt tại Quyết định 366/QĐ-TTg ngày11/03/2014, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định về chứng khoán phái sinh và thịtrường chứng khoán phái sinh để trình Chính phủ trong tháng 12/2014 Đây là bước tiến quantrọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho việc triển khai các sản phẩm mới, tạo ra công cụphòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, tăng sức hấp dẫn cũng như góp phần đưa thị trường chứngkhoán Việt Nam phát triển ở một tầm cao mới.

Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đạt kết quả tốt

Việc tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán dựa trên các chỉ tiêu an toàn tài chínhđể tiến hành rà soát, đánh giá phân loại CTCK, trên cơ sở đó tiến hành xử lý theo hướng hợp

Trang 14

nhất, sáp nhập, giải thể CTCK Tính đến tháng 09/2014 đã có 20 CTCK chấm dứt và đình chỉhoạt động, giải thể, hợp nhất, giảm số CTCK thua lỗ từ 60% xuống còn dưới 20% Ngoài ra,UBCK cũng đã thực hiện đánh giá, xếp loại các CTCK dựa trên quy chế CAMEL Theo đó,đã phân loại các CTCK thành các nhóm A, B, C, D, E để từ đó có phương án theo dõi, xử lýđối với từng nhóm và tiến hành kiểm tra đối với các CTCK nằm trong nhóm D, E để tiếp tụctái cấu trúc trong thời gian tới.

Đẩy mạnh quá trình CPH, thoái vốn nhà nước gắn với niêm yết

Năm 2014, với việc TTCP ban hành Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 vềCPH DNNN, thoái vốn gắn với niêm yết, đồng thời cho phép cơ chế DNNN được thoái vốndưới mệnh giá và giá trị sổ sách đã tạo sự linh hoạt trong việc cải cách sắp xếp DNNN, gópphần hỗ trợ công tác huy động vốn, nâng cao sức cạnh tranh, tạo sự minh bạch của doanhnghiệp.

2.3 Phân tích ngành

Ngành dược phẩm ( VFG, VMD)-Đối thủ tiềm ẩn

- - Sức hấp dẫn của ngành: Ngành thực phẩm có tỉ suất sinh lợi cao, số

lượng khách hàng lớn nhưng số doanh nghiệp đủ điều kiện cung ứng sản phẩm ít.

- - Những rào cản gia nhập ngành:

- + Kỹ thuật hiện đại

-+ Vốn lớn

-Các yếu tố khác: cần phải sự cấp phép sản xuất và kiểm định của cơ quan

chức năng (Bộ Y Tế)

sản phẩm thay thế trên thịtrường là hạn chế.

- Thông tin về nhà cung

Cạnh tranh nội bộ nành

Các doanh nghiệp đangkinh doanhtrong ngành sẽcạnh tranh trực tiếp vớinhau tạo ra sức ép trở lạilên ngành tạo nên mộtcường độ cạnh tranh.+ Tình trạng ngành: ítnhà sản xuất nhưng lại cósố lượng nhà cung ứng vàphân phối sản phẩm khácao.

Khách hàng

+ Quy mô: thị truờngkhách hàng rộng lớn+ Tầm quan trọng:+ Thông tin kháchhàng : Có đầy đủ thông tin

về khách hàng, thị hiếu củakhách hàng đã dạng vàthay đổi.

Trang 15

cấp: Thông tin về nhà

cung cấp cụ thể, rõ ràng

+ Cấu trúc của ngành:ngành tập trung

Ngành thực phẩm ( VNM)-Đối thủ tiềm ẩn

- - Sức hấp dẫn của ngành: Ngành thực phẩm có tỉ suất sinh lợi cao,, số

lượng khách hàng và doanh nghiệp của ngành lớn làm cho áp lực cạnh tranh trong nộibộ ngành với các nhà bán lẻ nước ngoài khá cao.

- - Những rào cản gia nhập ngành:

- + Kỹ thuật hiện đại

- + Vốn lớn

- + Các yếu tốthương mại: kênh phân phối rộng lớn, doanh nghiệp phải có

uy tín và thương hiệu trên thị trường

Nhà cung ứng

- Có nhiều nhà cung cấp

trên thị trường

Dẫn đến áp lực cạnh tranhgiữa các doanhnghiệp lớn - Nguồn nguyên liệu ngàycàng thu hẹp do ảnh hưởngcủa việc thu hẹp diện tíchtrồng trọt và sự biến đổi khíhậu.

- Thông tin về nhà cung cấp:

Trong thời đại hiện tại thông

Cạnh tranh nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang kinhdoanhtrong ngành sẽ cạnhtranh trực tiếp với nhau tạora sức ép trở lại lên ngànhtạo nên một cường độ cạnhtranh.

+Tình trạng ngành: Nhu cầuthực phẩm cao , tốc độ tăngtrưởng nhanh và có nhiềuđối thủ cạnh tranh

+ Cấu trúc của ngành:Ngành thực phẩm là ngànhphân tán

Ngày đăng: 12/08/2016, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w