1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CỦA NÔNG DÂN YÊN THẾ (18841913)

40 3,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

DIỄN BIẾNPhong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế bắt đầu bằng việc chốngtrả cuộc hành binh của quân Pháp tháng 6-1884 vào căn cứ Yên Thế, dotướng Bờrie đờ Litxlơ chỉ huy..  Nhằm ngăn

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI DẪN 1

1 ĐỊA ĐIỂM YÊN THẾ 1

2 HOÀN CẢNH 2

3 PHƯƠNG THỨC TÁC CHIẾN 2

4 LÃNH ĐẠO 3

a Tiểu sử Hoàng Hoa Thám 3

b Các thành phần khác 4

5 CĂN CỨ YÊN THẾ 6

6 TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG 7

a Về phía ta 7

b.Về phía Pháp 11

7 DIỄN BIẾN 14

A Giai đoạn thứ nhất ( 1884-1892) 14

B Giai đoạn thứ 2 (1893-1897) 16

C Giai đoạn thứ ba 1898-1908 20

D Giai đoạn thứ tư (1909-1913) 22

8 KẾT QUẢ 25

9 Ý NGHĨA 31

10 NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI 31

11 ĐÁNH GIÁ 34

12 TƯ LIỆU VÀ HÌNH ẢNH THAM KHẢO 40

Trang 2

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CỦA NÔNG DÂN YÊN

Theo bước chân xâm lược của thực dân pháp, phong trào khánh chiếncủa nhân dân ta nổ ra từ đồng bằng, rồi lan dần lên trung du, miền núi tronghàng loạt cuộc nổi dậy của nông dân cuối thế kỉ XIX, nổi bật nhất là phongtrào nông dân Yên Thế

Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh vũ trang lớn vàkéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, sang hơn 10 nămđầu thế kỉ XX

1 ĐỊA ĐIỂM YÊN THẾ

Căn cứ Yên Thế ở Bắc Giang, có diện tích rộng chừng 40 đến 50 km2,gồm đất đồi là chủ yếu,có cây cối rậm rạp, gò bụi um tùm Từ đây có thể đithông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên

Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, giáp với hai tỉnh Thái Nguyên vàLạng Sơn Địa hình thấp dần theo hướng Đông Nam, phía bắc là vùng núithấp dưới chân dãy núi Bắc Sơn, mà dãy núi này được biết đến với cái têncánh cung Bắc Sơn chạy từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên Phía đông nam giáphuyện Lạng Giang, ranh giới tự nhiên là con sông Thương một sông lớn trong

hệ thống sông Thái Bình, phía nam và tây nam giáp huyện Tân Yên, đều củatỉnh Bắc Giang Phía tây và phía bắc giáp các huyện của tỉnh Thái Nguyên, kể

Trang 3

theo hướng Đông Nam là con sông Sói, một nhánh nhỏ đầu nguồn của sôngThương Diên tích tự nhiên của Yên Thế là 301 km2

Lược đồ: Vùng đất Yên Thế (2)

2 HOÀN CẢNH

Tình hình suy sụp của nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn đã làmcho nông dân nhiều vùng đồng bằng miền Bắc buộc phải bỏ làng mạc đi nơikhác kiếm sống, trong đó có một số người đã lên Yên Thế Từ giữa thế kỉXIX, họ bắt đầu lập ra một số làng mạc và tổ chức làm ăn, chống lại các thếlực đe dọa từ bên ngoài tới

Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ra Bắc Kì,Yên Thế trởthành đối tượng bình định đầu tiên của chúng Để bảo vệ của sống của mình,nông dân Yên Thế đã nổi dậy chống Pháp Phong trào bắt đầu bùng nổ từ năm

Địa bàn Yên Thế

Trang 4

3 PHƯƠNG THỨC TÁC CHIẾN

Đánh du kíck lấy ít đánh nhiều.Nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ,dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh, rồirút lui nhanh

Tiến sĩ quan thực dân Galiêni trong cuốn”Ba binh đoàn ở Bắc Kỳ” đãnhận xét”Nghĩa quân Yên Thế tất cả đều can đảm, thiện chiến, tuyệt đối phụctùng người chỉ huy, xuất sắc trong cách đánh phục kích và đánh trong rừng,hiểu một cách thuận lợi của địa hình để vận dụng trong chiến đấu”

Nhờ chiến thuật đánh du kích mà nghĩa quân Yên Thế đã có thể duy trìđược cuộc chiến đấu trong 30 năm ròng rã

4 LÃNH ĐẠO

a Tiểu sử Hoàng Hoa Thám

Hoàng Hoa Thám (tên thật Trương Văn Thám, còn gọi là Đề Thám;

1858 – 10 tháng 2 năm 1913) là người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thếchống Pháp (1885–1913)

Hoàng Hoa Thám quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên;sau di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang)

Năm 1885, ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ởLạng Giang Sau khi Cai Kinh chết, Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ởYên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chốngPháp Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là các trận

ở thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892).Pháp phải hai lần giảng hoà với Đề Thám vào năm 1894 và 1897

Những năm 1898-1908, Hoàng Hoa Thám xúc tiến việc xây dựng PhồnXương thành căn cứ kháng chiến, đồng thời bí mật liên hệ với lực lượng yêunước ở bên ngoài Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, PhạmVăn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám

Trang 5

Đầu 1909, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm tiêu diệt nghĩaquân Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến TháiNguyên, Tam Đảo Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bịtan rã Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế Ông bị tay sai củaPháp sát hại ngày 10 tháng 2 năm 1913

HOÀNG HOA THÁM

Trang 6

b Các thành phần khác.

Đa số là nông dân như Cả Dinh, Cả Huỳnh, Cai Dờ, Cả Trọng (con ĐềThám).Những người có công và đóng vai trò lớn hơn cả là Lương Văn Nắm(ĐềNắm) và tiếp đó là Hoàng Hoa Thám(Đề Thám).Trong hàng ngũ chỉ huy cònphải kể đến nhiều nhân vật khác, đặc biệt có bà Ba Cẩn( vợ Ba Đề Thám)

Trang 7

5 CĂN CỨ YÊN THẾ

(Phía trong căn cứ Yên Thế) (1)

Trang 9

6 TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG

a Về phía ta

(Nghĩa quân của Đề Thám) (1)

Trang 11

(Lực lượng của nghĩa quân) (1)

Trang 12

b.Về phía Pháp

(Pháp chuẩn bị xây dựng đồn bốt quanh căn cứ Yên Thế) (1)

Trang 13

(Giao thông hào của Pháp) (1)

Trang 14

(Lính Pháp kiểm tra lại súng trước khi tấn công quân ta) (1)

Trang 15

7 DIỄN BIẾN

Phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế bắt đầu bằng việc chốngtrả cuộc hành binh của quân Pháp tháng 6-1884 vào căn cứ Yên Thế, dotướng Bờrie đờ Litxlơ chỉ huy Trong cuộc hành binh này quân Pháp đã bị cácđội quân của Đề Nắm, Đề Thám chặn đánh quyết liệt buộc chúng phải rút lui

Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra qua bốn giai đoạn:

A Giai đoạn thứ nhất ( 1884-1892)

 Giai đoạn này, các toán nghĩa quân còn hoạt động riêng lẻ, chưa

có sự phối hợp và chỉ huy, thống nhất.Lúc bấy giờ xuất hiện hàng chụctoán nghĩa quân của Đề Nắm, Bá Phức, Thống Luận, Tổng Tài, ĐềThuật, Đề Chung…Mỗi thủ lĩnh cầm đầu một toán quân và làm chủmột vùng

 Trong giai đoạn này, tuy phong trào chưa được thống nhất vào mộtmối nhưng nghĩa quân vẫn hoạt động hiệu quả Tháng 11 /1890, nghĩaquân của Đề Thám đã giành thắng lợi trong trận chống càn ở CaoThượng Từ đầu đến cuối tháng 12 / 1890, ba lần quân Pháp tấn công vào

Hố Chuối, nhưng cả ba lần chúng đều bị nghĩa quân Đề Thám đánh bại

 Đến cuối năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ hầu hết vùng YênThế, mở rộng hoạt động sang cả Phủ Lạng Thương

 Năm 1891, quân Pháp lại tấn công phố Chuối, nghĩa quân ĐềThám phải rút lên Đồng Hom.Tranh thủ thời cơ, chúng tiến nhanh vàovùng Nhã Nam, rồi vừa tổ chức các cuộc càn quét, vừa xây dựng cácđồn bốt để bao vây nghĩa quân

 Nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân, càn quét của địch, nghĩaquân đã lập một cụm cứ điiểm gồm 7 hệ thống công sự ở phía bắc YênThế do Đề Nắm, Đề Thám, Bá Phức, Đề Tâm, Đề Tuất, Đề Chung,Tổng Tài chỉ huy.Lúc này, Đề Nắm là một trong những thủ lĩnh có uytín nhất của nghĩa quân Yên Thế

Trang 16

 Tháng 3-1892 , Pháp huy động hơn 2200 quân bao gồm nhiềubinh chủng (công binh, công pháo…) do tướng Voarông chỉ huy ào ạttấn công vào căn cứ nghĩa quân Do tương quan lực lượng quá chênhlệch, nghĩa quân sau nhiều trận kịch chiến đã phải rút khỏi căn cứ Lựclượng nghĩa quân bị suy yếu rõ rệt Khó khăn ngày càng nhiều, một sốthủ lĩnh ra hàng, một số khác hi sinh trong chiến đấu, trong đó có ĐềNắm bị giết vào tháng 4-1892.

 Để cứu vãn tình thế, Đề Thám đã đứng ra tổ chức lại phong trào

và trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế

Trang 18

vùng xung quanh rồi tiếp tục hoạt động So với giai đoạn trước, số lượngnghĩa quân tuy có giảm, nhưng địa bàn hoạt động lại được mở rộng.

 Năm 1894, nghĩa quân trở về Yên Thế tiến hành xây dựng lại căn cứ

Hố Chuối, đồng thời mở rộng hoạt động ra các vùng thuộc Bắc Ninh,Bắc Giang

 Lúc này, các phong trào Bãi Sậy, Ba Đình, cũng như các đội quânkháng chiến của Đốc Ngữ, Đề Kiều đều đã tan dã, nên thực dân Pháp

có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa Yên Thế

 Về phía nghĩa quân tuy có giành được một số thắng lợi, nhưng lựclượng cũng suy yếu rõ rệt Trong tình hình đó, Đề Thám thấy cần phảihòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời cơ củng cố lực lượng Tháng 10-

1894 cuộc thương lượng giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Phápkết thúc Kết quả quân Pháp phải rút khỏi khu vực Yên Thế, giao cáctổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng cho nghĩa quân kiểmsoát.Nhưng thời gian hòa hoãn chưa được bao lâu, quân Pháp đã bộiước, lại tổ chức tấn công Nghĩa quân Đề Thám đã chống đỡ quyếtliệt Để tránh những cuộc đụng độ lớn với địch, Đề Thám chủ trươngchia nghĩa quân thành những toán nhỏ phân tán hoạt động trong rừng

và các làng mạc Nghĩa quân phải di chuyển hoạt động trong bốn tỉnh:Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên

Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩaquân ngày càng suy yếu Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòavới Pháp lần thứ hai Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột

để tiến hành khai thác thuộc địa Vì vậy tháng 12-1897, hiệp ước hòa hoãngiữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám đã được kí kết với những điềukiện ràng buộc chặt chẽ hơn, nghĩa quân phải nộp cho Pháp tất cả vũ khí vàphải bãi binh Đề Thám bề ngoài tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong vẫn ngầm

Trang 19

(Lược đồ: Căn cứ hoạt động của nghĩa quân) (2)

Trang 21

C Giai đoạn thứ ba 1898-1908

 Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn giữ vững tinhthần chiến đấu Tại căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân vừa sản xuất tự túclương ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức tập luyện Nhờ vậy,lực lượng nghĩa quân ở Phồn Xương tuy không đông (khoảng 200người), nhưng rất thiện chiến Đồng thời, Đề Thám còn mở rộng quan

hệ giao tiếp với các nhà yêu nước ở Bắc Kì và Trung Kì

 Tại Yên Thế, nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhàyêu nước Phan Bội Châu Giữa năm 1906, Phan Châu Trinh cũng lênYên Thế gặp Đề Thám Đề Thám còn lập một căn cứ gọi là đồn TứNghệ giành cho các nghĩa sĩ miền Trung ra huấn luyện quân sự

 Về phía Pháp, trong thời gian này chúng đã ráo riết lập đồn, bốt, mởđường giao thông…, tạo mọi điều kiện cần thiết để đánh đòn quyếtđịnh vào căn cứ nghĩa quân Yên Thế

Trang 23

D Giai đoạn thứ tư (1909-1913)

 Giữa năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự thamgia của Đề Thám Nhân cơ hội này, thực dân Pháp chủ trương tập trunglực lượng tiêu diệt nghĩa quân, Tháng 1 năm 1909, dưới quyền chỉ huycủa đại tá BaTay, khoảng 15000 quân cả Pháp vào ngụy tấn công vàoYên Thế Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa chuyển dần xuống Phúc Yên,Vĩnh Yên, Bắc Ninh, rồi rút sang Tam Đảo, Thái Nguyên Trên đường dichuyển, nghĩa quân vẫn tổ chức đánh trả quyết liệt, gây cho địch nhữngthiệt hại nặng nề, điển hình là trận chặn giặc ở đồn Hom, Yên Thế (30-1-1909); Trận núi Hàm Lợi ở Tam Đảo, Phúc Yên (15-3-1909)

 Trước các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp, lực lượngnghĩa quân ngày càng giảm sút Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướnglĩnh đã hi sinh, hoặc sa vào tay giặc, như Cả Trọng, Cả Huyền, CảTuyển (con trai của Nguyễn Thiện Thuật), Ba Biều, bà Ba Cẩn… cómột số người ra hàng như Cả Dinh, Cai Sơn… Đến đây phong trào coinhư đã thất bại về cơ bản Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị giết hại tại mộtkhu rừng cách chợ Gồ 2km Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàncủa phong trào nông dân Yên Thế

Trang 24

(Pháp đàn áp nghĩa quân) (1)

Trang 25

(nghĩa quan bị Pháp giam giữ) (1)

Trang 26

8 KẾT QUẢ

(Nghĩa quân bị Pháp tàn xác) (1)

Trang 27

(Nghĩa quân bị Pháp tàn xác) (1)

Trang 28

(Một lính Pháp bị giết chết) (1)

Trang 29

(Tình cảnh người dân Yên Thế khi bị Pháp bắt) (1)

Trang 30

(Bố vợ Đề Thám bị bắt)(1)

Trang 31

(Nghĩa quân bị Pháp bắt và giam giữ) (1)

Trang 32

9 Ý NGHĨA

Khởi nghĩa Yên thế trước sau là một phong trào đấu tranh tự phát củanông dân Trong quá trình tồn tại , phong trào phần nào đã kết hợp được yêucầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ, bước đầu giải quyết yêu cầuruộng đất cho nông dân

Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trongnhững năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai củaphong trào đã nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh to lớn của nông dân.Nhưng nông dân chỉ có thể trở thành lực lượng cách mạng thật sự khi đượcgiai cấp tiên tiến dẫn đường

Mặc dù cuối cùng thất bại, phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế

đã giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển không ngừng đi lêncủa phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân ta Đó là vị trí chuyển tiếp,bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản),khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc, đồng thời cũng khẳng địnhtính nhạy bén, khả năng hội nhập, tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ của nhân dân

ta trong quá trình dựng nước và giữ nước

10 NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, theo nhiều học giả, có thể docác nguyên nhân:

 Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩaquân (chủ chiến)

 Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không côngcũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân

 Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫncướp bóc, sách nhiễu dân chúng

 Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lậpvới chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ởYên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt

Trang 33

11 ĐÁNH GIÁ

 Ưu điểm:

- Diễn ra trong một thời gian dài gây cho Pháp không ít tổn thất - Thể hiệntinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta - Bước đầu giảiquyết được yêu cầu ruộng đất cho nong dân - Để lại nhiều bài học kinhnghiệm cho cuộc chiến đấu về sau

 Nhược điểm:

- Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời - Nhiều lúccòn bị động Giai cấp lãnh đạo là nông dân, chưa có đường lối đúngđắn, chưa có hệ tư tưởng lãnh đạo - Là phong trào mang tính tự phát -Nhược điểm của Phong trào nông dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc củaphong trào yêu nước của VN những năm cuối thế kỉ XIX- đầu XX, đấtnước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

Trang 34

(Lễ hội tại đền thờ Hoàng Hoa Thám)

Đánh giá về khởi nghĩa Yên Thế

(thuộc lĩnh vực: Diễn đàn học tập)

Vai trò của phong trào khởi nghĩa Yên Thế đối với lịch sử dân tộc ViệtNam (Thứ bảy, 02 Tháng 5 2009 00:30) Cuộc chinh phục Việt Nam của thựcdân Pháp đến năm 1897 đã hoàn thành về cơ bản Phong trào vũ trang khởinghĩa của văn thân sĩ phu được phát động rầm rộ từ miền Trung, rồi nhanhchóng lan ra miền Bắc và vào miền Nam sau khi vua Hàm Nghi rời khỏi kinhthành Huế phát hịch Cần Vương (13-7-1885) đến năm 1896 cũng đã đi vào

Trang 35

Đành rằng còn có một số thổ hào địa phương nổi dậy ngay từ đầu nhữngngày thực dân Pháp mới đặt chân tới đất nước ta vẫn cố vượt qua muôn vànkhó khăn của thời kỳ đổi mới để tiếp tục hoạt động, nhưng cũng chỉ đóngkhung trong phạm vi nhỏ hẹp từng vùng để rồi dần tan rã Đặc biệt trong khi đócuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu vẫn tiếp tụchoạt động, tất nhiên trong những điều kiện chiến đấu của thời kỳ mới cũng bắtbuộc phải có những điều chỉnh mới về tổ chức lực lượng, cũng như về cáchđánh Nhưng đến đầu tháng 12-1897 hai bên thực dân Pháp và nghĩa quân YênThế đã đình chiến lần thứ hai, mỗi bên có những mục đích riêng Thực dânPháp thì cố tranh thủ thời gian đình chiến để chuẩn bị thêm điều kiện về lựclượng và vũ khí chờ ngày triệt hạ pháo đài cuối cùng của nhân dân ta và kếtthúc giai đoạn bình định quân sự có lợi cho chúng Còn nghĩa quân Yên Thế thìcũng ra sức củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ chuẩn bị đối phó với nhữngcuộc tấn công lớn biết trước thế nào cũng sẽ tới, và bước sang những năm 1909đến 1913 thì dù cho có hoạt động đi chăng nữa thì cũng chỉ là những đợt sóngcuối cùng của phong trào yêu nước giết giặc hồi đó mà thôi Để rồi với cuộctấn công có quy mô lớn của quân đội thực dân Pháp bắt đầu từ ngày 9-1-1909kéo dài gần một năm trời đến tận đầu tháng 1-1910 mới chấm dứt, sau đó vớicái chết bi hùng của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (10-2-1913) thì phong trào khởinghĩa Yên Thế mới thật sự

Có thể khẳng định rằng, trong các phong trào chống Pháp của nhân dân

ta trước chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) thì cuộc khởi nghĩaYên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu kéo dài lâu nhất (1883-1913) làmcho thực dân Pháp lo ngại nhất và tổn thất nhiều nhất Đồng thời cũng có thểkhẳng định rằng loại hình đấu tranh tự phát của nông dân Yên Thế tuy songsong, tồn tại và phát triển cùng với phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896), nhưng lại có trước, tồn tại lâu dài hơn, lại tương đối độc lập so với

Ngày đăng: 09/08/2016, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w