Tổng kết thắng lợi của Đảng bộ, quân dân Sông Bé từ sau giải phóng 30-4-1975 đến năm 1977; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ trong thời gian qua; quyết định phương
Trang 1CHI ĐOÀN GIẢNG VIÊN KHOA
Một số nội dung gợi ý trả lời câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010)
Cập nhật ngày: 18/04/2012 17:23:06
Câu 1: Anh (chị) cho biết, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần
thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào? Nhiệm vụ bức thiết của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Sông Bé trong kế hoạch 5 năm (1976-1980) mà Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của tỉnh đã xác định là gì?
Trả lời:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ I họp tại TX.Thủ Dầu Một Đại hội được tổ chức 2 vòng:
Vòng 1: Diễn ra từ ngày 10 đến 20-11-1976, có 291 đại biểu tham dự.
Trong 10 ngày làm việc đại hội đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận Đề cương Báo cáo chính trị, dự thảo Điều lệ Đảng (sửa đổi) và quán triệt sâu sắc hơn những vấn đề đường lối cách mạng của Đảng
Vòng 2: Từ ngày 19 đến 30-4-1977 Đại hội một lần nữa quán triệt
những nghị quyết cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Tổng kết thắng lợi của Đảng bộ, quân dân Sông Bé từ sau giải phóng 30-4-1975 đến năm 1977; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ trong thời gian qua; quyết định phương hướng nhiệm
vụ và những mục tiêu cơ bản trong kế hoạch 5 năm và nhiệm kỳ hơn 2 năm của Tỉnh ủy; quyết định những mục tiêu, biện pháp cụ thể năm 1977; thảo luận và quyết định những nội dung, biện pháp cơ bản nhằm nâng cao
Trang 2hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn diện của các cấp bộ Đảng trong tình hình mới và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 1976-1979
- Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ I là sự kiện chính trị quan trọng nhất của địa phương - diễn ra trong hoàn cảnh sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta toàn thắng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào giai đoạn mới - giai đoạn hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội
* Nhiệm vụ của Đảng bộ, quân, dân trong kế hoạch 5 năm (1976-1980):
- Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn diện của các cấp bộ Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và kiện toàn thêm một bước tổ chức chính quyền nhân dân các cấp
- Nắm vững và thực hiện tốt 3 cuộc cách mạng, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, văn hóa, đẩy lên một bước phong trào thi đua lao động XHCN, cần kiệm xây dựng Nhà nước Lấy sản xuất nông nghiệp làm trung tâm, hoàn thành căn bản việc cải tạo xã hội chủ nghĩa
- Tiếp tục trấn áp bọn phản cách mạng, ra sức củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội ở cả nội địa và biên giới
- Xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể ngày càng vững mạnh về
số lượng cũng như chất lượng
Câu 2: Anh (chị) cho biết, đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ
tỉnh là đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam; thời gian tiến hành đại hội?
Trả lời:
Trang 3- Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ tỉnh là đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
* Thời gian tiến hành đại hội:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ IV họp từ ngày 28-10 đến 1-11-1986 tại TX.Thủ Dầu Một Về dự đại hội có 358 đại biểu, thay mặt cho hơn 10.500 đảng viên trong toàn tỉnh Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ IV (11.1986 - 12.1991) gồm 58 đồng chí, trong đó
có 13 đồng chí là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 14 đồng chí Đồng chí Nguyễn Văn Luông tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng chí Lê Văn Thâm được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng chí Trần Ngọc Khanh được bầu làm Phó
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh
Ngày 31-10-1989 đồng chí Trần Phong (Nguyễn Minh Triết) được Ban
Bí thư chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé theo Quyết định 791/ NQNS-TW
- Đại hội Đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ tỉnh là đại hội đổi mới cách suy nghĩ, cách làm; đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới phong cách làm việc gắn bó với quần chúng; đổi mới tổ chức cán bộ và hành động theo quy luật, giải phóng cho kỳ được lực lượng sản xuất hiện có, khai thác và phát huy mọi tiềm năng của tỉnh để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,
ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh
Câu 3: Anh (chị) hãy nêu những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý
nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và
Trang 4quốc phòng - an ninh những năm 1986-1990 mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đã đề ra?
Trả lời:
* 5 nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu quyết định tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh là:
- Kiên quyết điều chỉnh, bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, gắn sản xuất với chế biến nhằm giải quyết một các hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng phù hợp với nguyên liệu địa phương Phấn đấu ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về chữa bệnh, đi lại, học hành, hưởng thụ văn hóa
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt xã hội, tích cực thực hiện việc phân bổ lao động có việc làm, thực hiện mức sống công bằng, hợp lý, giảm hẳn sự chênh lệch giữa các nhóm dân cư, xây dựng quan hệ xã hội
và nếp sống lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, động viên mọi người nhất là thanh niên hăng hái lao động sáng tạo, sống có văn hóa, có
lý tưởng, gắn bó với tiền đồ của cách mạng và Tổ quốc
- Tạo sự tích lũy kinh tế địa phương và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, xây dựng thêm cơ sở vật chất của CNXH, xây dựng có mục tiêu, có trọng điểm, bảo đảm đầu tư có hiệu quả, nhanh chóng thu hồi vốn
Trang 5- Đẩy mạnh cải tạo XHCN và nâng cao chất lượng quan hệ sản xuất, làm cho kinh tế XHCN thực sự chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; cải tạo và sử dụng hết khả năng các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ với thành phần kinh tế XHCN tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn, có hiệu quả cao Hình thành đồng bộ cơ chế mới, thiết lập trật tự kỷ cương trong quản lý kinh tế - xã hội
- Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng - an ninh, làm cho hai mặt không ngừng lớn mạnh, trên cơ sở phong trào an ninh quốc phòng toàn dân, tích cực giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ với cả nước và quốc tế được giao
Câu 4: Anh (chị) hãy nêu tóm tắt những nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh
trong việc tổ chức thực hiện “3 chương trình kinh tế” những năm 1986-1990?
Trả lời:
Nội dung 3 chương trình kinh tế là: Lương thực; thực phẩm; hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu
* Những nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh tổ chức thực hiện 3 chương trình kinh tế:
Đầu năm 1987, Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo 3 chương trình mục tiêu lớn của tỉnh, gồm 7 đồng chí, do đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; giao nhiệm vụ cho UBND tỉnh và các đồng chí Tỉnh ủy viên phụ trách các ngành, tiến hành xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thiết thực nhằm thực hiện 3 chương trình mục tiêu lớn của tỉnh
Trang 6đạt kết quả; tỉnh chỉ đạo xây dựng phương án thâm canh vùng lúa năng suất cao ở 2 huyện Tân Uyên, Bến Cát; tu bổ, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ theo yêu cầu sản xuất tại địa phương
* Ý nghĩa việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn
- Chương trình lương thực, thực phẩm không thể tách rời phát triển nông nghiệp toàn diện Ngoài những cây con phục vụ trực tiếp nhu cầu thực phẩm như đã nói ở trên, chúng ta khuyến khích phát triển mạnh cây công nghiệp, trồng rừng để khai thác những tiềm năng to lớn của nền công nghiệp nhiệt đới theo thế mạnh của từng vùng, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa để trao đổi lấy lương thực, khắc phục khuynh hướng giải quyết lương thực theo lối khép kín, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhất là tăng nhanh những sản phẩm có giá trị xuất khẩu
- Về hàng tiêu dùng: Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng là một
chương trình lớn, không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa lâu dài và cơ bản Đó là điều kiện để bảo đảm các nhu cầu đời sống hàng ngày của nhân dân Cùng với lương thực, thực phẩm, bảo đảm tái sản xuất sức lao động; đồng thời đây cũng là lĩnh vực thu hút hàng triệu lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân, từ đó tạo nguồn tích lũy và nguồn xuất khẩu quan trọng
- Đối với hàng xuất khẩu: Là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với
nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm (1986-1990) đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp Nhiệm vụ đặt ra là tăng nhanh khối lượng hàng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu,
Trang 7khắc phục cung cách làm ăn kém hiệu quả, tình trạng phát tán lộn xộn, gây thiệt hại cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài
Đặc biệt đối với nước ta, từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN việc sử dụng đúng đắn các hình thức quan hệ kinh tế đối ngoại để tranh thủ các yếu tố vật chất, kỹ thuật của các nước tiên tiến, nhanh chóng cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới XHCN là hết sức quan trọng
Câu 5: Anh (chị) trình bày những phương hướng phát triển kinh tế - xã
hội và chủ trương của Đảng bộ Sông Bé về quốc phòng - an ninh giai đoạn 1991-1995?
Trả lời:
* Phương hướng nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế trong 5 năm (1991-1995)
- Ổn định và phát triển kinh tế
- Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế
- Từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa
- Vận hành thông suốt cơ chế quản lý mới
Phương hướng trên đặt ra việc phát triển kinh tế, “thực hiện tổng thể mục tiêu đạt mức sống khá giả” là nhiệm vụ hàng đầu Xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển đất nước Tư tưởng chiến lược cho phát triển tỉnh Sông Bé bền vững
Trang 8+ Phát triển đi liền tăng trưởng kinh tế với giải quyết các mục tiêu cơ bản về xã hội
+ Đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng Chiến lược phát triển kinh tế phải đạt yêu cầu bảo vệ và phát triển nguồn rừng
+ Giúp đỡ và hướng dẫn người dân tạo thu nhập, khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình sản xuất trên cơ sở phát huy tiềm năng của từng ngành, từng vùng
+ Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người dân tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ
+ Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
(Tham khảo trang 322 - 323 - LSĐ Bình Dương 1975-2010 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI)
* Những chủ trương của Đảng bộ Sông Bé về quốc phòng - an ninh (1991-1995)
- Các cấp ủy và chính quyền địa phương đã làm tốt việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc giáo dục quốc phòng toàn dân, trong đó xây dựng lực lượng 3 thứ quân, theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những quyết sách mới, bảo đảm mọi điều kiện cho việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quân sự, quốc phòng cho cán
bộ chủ chốt từ cơ sở đến cấp tỉnh
- Tỉnh đã chi hàng tỷ đồng để xây dựng các công trình phục vụ sẵn sàng chiến đấu; các công trình phục vụ sinh hoạt, học tập, huấn luyện bộ đội như các khu doanh trại khang trang, hệ thống điện, đường, sân bóng
đá, bóng chuyền tạo điều kiện cho các chiến sĩ được học tập, rèn luyện
Trang 9- Công tác xây dựng Đảng trong quân đội cũng được chú trọng; đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng rộng rãi trong nhân dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Quan tâm công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền Thực hiện tốt các nghị định của Chính phủ về trật tự an toàn giao thông đường bộ, giao thông đô thị
- Công tác an ninh nội chính được Đảng bộ thường xuyên theo dõi và trực tiếp lãnh đạo việc thụ lý, thi hành án đúng luật, hạn chế số vụ tồn đọng kéo dài
- Đảng bộ quan tâm chỉ đạo công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu (Tài liệu tham khảo trang 346 đến 349 - LSĐ Bình Dương 1975-2010)
Một số gợi ý thêm:
- Trình bày suy nghĩ về nhiệm vụ của thanh niên hiện nay đối với quốc phòng - an ninh quốc gia
Định nghĩa:
+ Quốc phòng là phòng thủ đất nước bảo vệ Tổ quốc
+ An ninh là sự an toàn không nguy hiểm
- Xác định vị trí của bản thân là ai làm cái gì
- Nhiệm vụ đối với quốc phòng - an ninh Tổ quốc
Mỗi thanh niên rất cần nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nền QPTD trong thời kỳ mới, đó là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chủ động đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân
Trang 10Tăng cường QP-AN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó quân đội nhân dân, công an nhân dân
là lực lượng nòng cốt Thanh thiếu niên, sinh viên học sinh cần nhận thức
rõ và thực hiện:
+ Học tập quân sự, chính trị, rèn luyện thể lực do trường lớp và các hoạt động Đoàn, địa phương tổ chức
+ Chấp hành nghĩa vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự
+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ
Câu 6: Sau khi tách tỉnh (1-1-1997), thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Đảng, Bình Dương có những điều kiện thuận lợi gì? Thuận lợi nào có ý nghĩa quyết định cho việc phát triển kinh tế?
Trả lời:
- Những điều kiện thuận lợi cơ bản:
+ Bình Dương là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên, nhân lực, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh liên vùng, ngoài vùng và
cả quốc tế
+ Cơ sở hạ tầng về điện, đường giao thông, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học đã bước đầu phát triển Các khu công nghiệp ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn có bước chuyển biến Tỉnh có quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều đối tác trong và ngoài nước
Trang 11+ Hệ thống chính trị tương đối vững mạnh Đảng bộ tỉnh đoàn kết thống nhất, có nhiều kinh nghiệm quý cả trong lãnh đạo chiến đấu và xây dựng, nhất là trong những năm đổi mới
+ Nhân dân Bình Dương có truyền thống yêu nước và cách mạng, lao động cần cù sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, vượt khó khăn, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước chuyển biến tích cực Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Văn hóa, giáo dục, y tế đạt được những tiến bộ bước đầu
* Thuận lợi có ý nghĩa quyết định cho việc phát triển kinh tế là:
- Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, tỉnh có Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và các nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, 3 (khóa VII)
- Các cơ chế và chính sách về kinh tế - xã hội đang dần dần hoàn thiện Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã thu được những kết quả nhất định Tạo cơ sở để tiếp tục phát triển
- Nền kinh tế nhiều thành phần đang phát triển đúng hướng và có tăng trưởng với tốc độ cao và toàn diện Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực Cơ sở vật chất của tỉnh được tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại, bảo đảm và phát triển nhanh
Câu 7: Hãy trình bày tóm tắt những thành tựu về phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội của tỉnh giai đoạn (2001-2005).
Trả lời: