Lời cảm ơn Để thực hiện chương trình đánh giá tình hình khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở một số vùng ven biển chủ yếu của Việt Nam đoàn đánh giá đã tiến hành điều tra, khảo sát tạ
Trang 1i
CHƯ
DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG
KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tháng 01 năm 2012)
(BẢN THẢO)
Hà Nội, tháng 02 năm 2012
Trang 2Ks Võ Văn Đức
Ts Karyl Micheal
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
Lời cảm ơn 1
I Hiện trạng rừng ngập mặn ở Việt Nam 3
1.1 Diện tích và phân bố 3
1.2 Diễn biến 10
1.3 Cây trồng và tình trạng rừng trồng 11
1.4 Nuôi trồng thủy sản 13
1.5 Cơ chế, chính sách 20
II Đánh giá kết quả trồng rừng ngập mặn của một số chương trình, dự án tại các tỉnh điều tra 24
2.1 Các chương trình, dự án trồng rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra 24
2.2 Suất đầu tư trồng rừng ngập mặn 37
2.3 Kết quả điều tra, khảo sát sinh trưởng rừng tại khu vực điều tra 40
III Nguyên nhân dẫn đến tăng và suy giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển 54
3.2.2 Ở ĐBSCL 55
IV Đề xuất các biện pháp khôi phục rừng ngập mặn 59
4.1 Giải pháp về kỹ thuật 61
4.2 Giải pháp về đầu tư 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 4NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Oxfam UK&I Tổ chức Chống đói nghèo của Anh và Ireland
PAM Chương trình lương thực thế giới
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân vùng RNM và đất ngập mặn ven biển Việt Nam 4
Bảng 2: Diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam 5
Bảng 3: Diện tích rừng ngập mặn theo hệ thống đê biển 5
Bảng : Quy hoạch rừng ngập mặn phân theo 3 loại rừng 7
Bảng 5: Phân cấp rừng phòng hộ ngập mặn 8
Bảng 6: Diện tích rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra 9
Bảng 7: Diện tích rừng ngập mặn theo chức năng tại các tỉnh điều tra 9
Bảng 8: Hiện trạng rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2010 9
Bảng 9: Diễn biến diện tích rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra 11
Bảng 10: Diện tích trồng rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra 12
Bảng 11: Kết quả trồng rừng phòng hộ tại các tỉnh từ năm 1998-2010 13
Bảng 12: Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng tôm nuôi nước lợ 15
Bảng 13: Tổng hợp diện tích trồng RNM Thành phố Hải Phòng 27
Bảng 1 : Tổng hợp diện tích trồng RNM tỉnh Thái Bình 29
Bảng 15: Tổng hợp diện tích trồng RNM tỉnh Nam Định 30
Bảng 16: Tổng hợp diện tích trồng RNM tỉnh Hà Tĩnh 33
Bảng 17: Suất đầu tư, hỗ trợ trồng 1 ha RNM của các dự án (đ/ha) 37
Bảng 18: Tổng hợp đơn giá thiết kế trồng rừng một số loài cây rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long 38
Bảng 19: Sinh trưởng rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra 41
Bảng 20: Một số chỉ tiêu bình quân của rừng ngập mặn tại Kiên Giang 43
Bảng 21: Sinh trưởng của một số loài cây rừng ngập mặn trồng trong dự án 661 vùng đồng bằng sông Cửu Long 44
Bảng 23a: Suất đầu tư trồng 1ha rừng ngập mặn trên lập địa dễ ở Quảng Ninh 63
Bảng 23b: Suất đầu tư trồng 1ha rừng ngập mặn trên lập địa dễ ở Quảng Ninh 63
Bảng 23c: Tổng hợp đơn giá đầu tư trồng rừng mới xã Lai Hòa và Vĩnh Phước, Sóc Trăng 2011……….…………59
Bảng 23d: Dự toán định mức đầu tư cho trồng 1ha rừng, Bạc Liêu 2010………60
Bảng 24a: Đề xuất suất đầu tư trồng 1ha Bần chua, Trang bằng cây có bầu trên lập địa khó khăn trung bình ở Thái Bình 65
Bảng 2 b: Đơn giá trồng 1 ha rừng mắm (A alba) trên vùng bãi bồi tỉnh Kiên Giang , sub-FIPI (2010)……… 61
Bảng 25: Đề xuất suất đầu tư trồng 1ha Bần chua, Trang bằng cây có bầu trên lập địa khó khăn ở Thanh Hóa 67
Bảng 26a: Đơn giá trồng 1 ha rừng mắm (A alba) trên vùng bồi không ổn định và l ít tỉnh Kiên Giang (sub-FIPI, 2010)……… ……….62
Bảng 26b: Đề xuất suất đầu tư trồng 1ha Bần chua bằng cây có bầu trên lập địa rất khó khăn ở Hải Phòng 68
Bảng 26c: Hàng rào chắn sóng - Dự án khu bảo tồn sinh quyển Kiên Giang - GIZ…… … 63
Bảng 26d: Hàng rào giữ bùn loại 1 - Dự án khu bảo tồn sinh quyển Kiên Giang - GIZ…… 6
Bảng 26d: Hàng rào giữ bùn loại 1 - Dự án khu bảo tồn sinh quyển Kiên Giang - GIZ…… 6
Bảng 27: Đề xuất suất đầu tư trồng 1ha RNM trên các lập địa khác nhau 70
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Diễn biến diện tích rừng ngập mặn từ 19 3 - 2008 10
Hình 2a: Sơ đồ tổ chức quản lý RNM ở Quảng Ninh và Đồng bằng bắc bộ 20
Hình 2b: Sơ đồ tổ chức quản lý RNM ở ĐBSCL 20
Hình 3: Rừng Mắm biển và Đước vòi + Vẹt dù bông đỏ tại Quảng Ninh 26
Hình : Rừng Trang thuần loài và hỗn giao Bần chua + Trang tại Hải Phòng 28
Hình 5: Rừng Trang thuần loài và hỗn giao Trang + Bần tại Thái Bình 29
Hình 6: Rừng Sú thuần loài và hỗn giao Trang + Bần tại Nam Định 30
Hình 7: Rừng Trang thuần loài và hỗn giao Trang + Bần tại Ninh Bình 31
Hình 8: Rừng Trang thuần loài và hỗn giao Trang + Bần tại Thanh Hoá 32
Hình 9: Đo đếm rừng ngập mặn tự nhiên tại xã Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh 44
Hình 10: Rừng trồng Bần chua 16 tuổi tại Yên Giang, Quảng Yên, Quảng Ninh sinh trưởng tốt 45
Hình 11: Rừng trồng Bần chua 3 tuổi tại Vinh Quang, Kiến Thụy, Hải Phòng 45
Hình 12: Mô hình trồng RNM tại Hải Phòng sinh trưởng tốt 46
Hình 13: Mô hình trồng RNM 3 tuổi trồng trên vuông tôm bỏ hoang tại Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh sinh trưởng khá 46
Hình 1 : Rừng trồng Bần chua 3 tuổi trên lập địa khó khăn tại Đông Long, 47
Hình 15: Mô hình trồng Bần chua, Trang 2 tuổi Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa sinh trưởng khá 47
Hình 16: Mô hình trồng Bần chua 8 tuổi trồng trên lập địa khó khăn (cát đen) 48
Hình 17: Rừng trồng Bần chua 20 tuổi tại Thụy Trường, Thái Thụy, Thái Bình sinh trưởng trung bình 48
Hình 18: Rừng trồng Trang 11 tuổi tại Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Định sinh trưởng trung bình 49
Hình 19: Rừng trồng Đước vòi, Mắm 21 tuổi tại Thạch Môn, TP Hà Tĩnh, 49
Hình 20: Rừng trồng Đước vòi, Trang 5 tuổi tại Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh sinh trưởng kém 50
Hình 21: Rừng trồng Trang 18 tuổi tại Thụy Trường, Thái Thụy, Thái Bình sinh trưởng kém 50
Hình 22: Rừng trồng Trang, Bần chua 16 tuổi tại Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình sinh trưởng kém 51
Hình 23: Vườn ươm giống cây RNM của Trung tâm Nông lâm nghiệp 51
Trang 7Hình 2 : Vườn ươm giống cây RNM của Chi cục Kiểm lâm Thái Bình 52
Hình 25: Tình trạng xói lở bờ biển đe dọa các cộng đồng ven biển 52
Hình 26: Xói lở đất làm mất rừng ở vùng ven biển ĐBSCL 53
Hình 27: Rừng phòng hộ bị chặt phá trái phép (tại Sóc Trăng) và (b) bị đào bới để bắt sâm đất gây đảo lộn đất rừng tại Thạnh Phú (Bến Tre) 53
Hình 28: Rừng trồng trong đầm tôm quá dày và không được nuôi dư ng hợp lý 53
Hình 29: Tình trạng xói lở bờ biển đe dọa các cộng đồng ven biển tỉnh Kiên Giang ……… 50
Hình 30: Xói lở đất làm mất rừng ở vùng ven biển……… 51
Hình 31: Xói lở đất làm mất rừng ở vùng ven biển…… … ………52
Hình 32: Hào bám chặt vào cây bần con gây chết cây……… 52
Hình 33: Rừng phòng hộ bị chặt phá trái phép (tại Sóc Trăng) và (b) bị đào bới để bắt sâm đất gây đảo lộn đất rừng tại Thạnh Phú (Bến Tre)……… 53
Trang 8Lời cảm ơn
Để thực hiện chương trình đánh giá tình hình khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở một số vùng ven biển chủ yếu của Việt Nam đoàn đánh giá đã tiến hành điều tra, khảo sát tại các tỉnh ven biển từ ngày 03 đến ngày 18 tháng 01 năm 2012
Trong quá trình thực hiện đoàn đã được sự quan tâm, giúp đ của Vụ Phát triển rừng - Tổng cục Lâm nghiệp; Dự án GIZ; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, các địa phương có rừng ngập mặn tại các tỉnh ven biển phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa và Hà Tĩnh) và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Bến Tre)
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đ quý báu đó!
Đoàn đánh giá rừng ngập mặn
Trang 9Mở đầu
Việt Nam có 3.200 km bờ biển Các hệ sinh thái ven biển đã bị ảnh hưởng nặng
nề bởi biến đổi khí hậu với tình hình gia tăng xói lở bờ biển, sạt lở đê điều, nhiễm mặn đất nông nghiệp và làng mạc
Rừng ngập mặn đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì tính thống nhất của môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo ra thu nhập RNM tạo ra rào chắn chống lại sự xâm nhập của nước biển và tác động của nước biển dâng, c ng như cung cấp môi trường sinh sống cần thiết cho các loài cá, cua, thủy sản và sinh vật cửa sông
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng ngập mặn, chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động khôi phục lớn thông quan chương trình Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, giai đoạn 2008- 2015”
Thực tế cho thấy rất khó thiết lập khu vực rừng ngập mặn, và tỉ lệ thành rừng chỉ khoảng 50 Lý do cho những thất bại này là do chọn giống không tốt, cây con kém chất lượng, và thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý trong giai đoạn phát triển quan trọng ban đầu Thiếu sự chọn lọc đa dạng loài và phương pháp trồng phù hợp với từng điểm trồng cụ thể
Hiện chưa có khảo sát đánh giá hiện trạng của các hoạt động khôi phục rừng ngập mặn một cách hệ thống nhằm xác định phương pháp khôi phục hiệu quả nhất
Dự án IC M đề xuất khởi động nghiên cứu nhằm kiểm tra và đánh giá các hoạt động khôi phục rừng ngập mặn hiện tại và xác minh lý do cho thành công hoặc thất bại trong việc trồng rừng trên hàng loạt các khu vực sinh thái
Nghiên cứu này nhằm đưa ra những hỗ trợ thiết thực cho quy hoạch tổng thể về khôi phục rừng ngập mặn của chính phủ Việt Nam (Quyết định số 05) bằng cách cung cấp thông tin cho chính sách (Nghị quyết 99/2010) về chi trả dịch vụ môi trường
và hỗ trợ các tỉnh về hướng d n kỹ thuật cho các hoạt động khôi phục rừng
Mục tiêu nghiên c u nh m
Đưa ra cái nhìn tổng quan về phạm vi của các hoạt động khôi phục RNM ở Việt Nam
Đánh giá nguyên nhân thành công và thất bại trong việc khôi phục rừng
Đề xuất các hoạt động khôi phục rừng ngập mặn ở các vùng khác nhau
Địa điểm điều tra, khảo sát
Các tỉnh ven biển phía Bắc: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh
Các tỉnh ĐBSCL: Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Bến Tre
Thời gian: từ 03/01/2012- 18/01/2012
Trang 10I Hiện trạng rừng ngập mặn ở Việt Nam
1.1 Diện tích và phân bố
1.1.1 Phân vùng RNM và đất ngập mặn ven biển Việt Nam
Nước ta có 29 tỉnh và thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên Trong đó:
Vùng ven biển Bắc Bộ có 5 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình
Vùng ven biển Trung Bộ có 1 tỉnh từ Thanh Hoá cho đến Bình Thuận
Vùng ven biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ có 10 tỉnh là Bà Rịa V ng Tàu, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
Nhìn chung, các vùng ven biển Việt Nam đều mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới
ẩm với nhiệt độ trung bình hàng năm 22,2oC(Tiên Yên- Quảng Ninh) đến 26,5oC (Cà Mau), và lượng mưa trung bình 1.500 - 2.000mm/năm Một số nơi có lượng mưa hàng năm khá cao đạt tới 2.7 9mm/năm (Móng Cái), 2.929mm/năm (Kỳ Anh- Hà Tĩnh), 2.867mm/năm (Huế) Ngược lại, một số nơi lại có lượng mưa quá thấp 79 mm/năm ở Nha Hố, 1.152mm/năm ở Phan Thiết
Ở những nơi có lượng mưa quá thấp dưới 1.200mm/năm thường không có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên Tổng lượng mưa hàng năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam đạt 630km3
nước
Miền Bắc Việt Nam do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa hai đới khí hậu nhiệt đới
và á nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc mang khối khí lạnh xuống từng đợt, trở thành miền khí hậu nhiệt đới ẩm, biến tính có mùa Đông lạnh Trong mùa Đông, có nhiều ngày nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 20oC, và nhỏ hơn 15oC đã làm cho nhiệt độ nước biển ven bờ ở nhiều nơi thấp hơn 20oC, có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phân bố của các loại rừng ngập mặn
Mạng lưới sông ngòi ở Việt Nam khá dày, nếu chỉ tính riêng các sông ngòi dài hơn 10km, thì cả nước có tới 2.500 con sông lớn nhỏ Mật độ lưới sông thay đổi từ 0,5-2km/km2 Lượng dòng chảy của sông ngòi ở Việt Nam đổ ra biển Đông hàng năm vào khoảng 800-900km3
nước Nếu không tính lượng dòng chảy từ ngoài vào thì lượng dòng chảy sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 300km3
nước (Nguyễn Viết Phổ, 198 ) Việt Nam có hai con sông lớn nhất là sông Cửu Long và sông Hồng, với lượng dòng chảy chiếm tới 70 tổng lượng dòng chảy của các sông ngòi trong toàn quốc Sông Cửu Long và sông Hồng hàng năm đưa ra biển khoảng 200 triệu tấn phù sa Do đó các vùng cửa sông Hồng và sông Cửu Long mỗi năm lấn ra biển Đông 40-100m (VM Fridland, 196 , Nguyễn Viết Phổ, 1978) Trên các bãi bồi bùn loãng
Trang 11còn pha nhiều nước biển, dở đất dở nước, còn nặng về quá trình địa chất hơn là quá trình hình thành đất, đã xuất hiện các rừng ngập mặn tiên phong cố định bãi bồi
Dựa vào sự khác nhau về các điệu kiện địa lý tự nhiên có thể phân chia thảm thực vật rừng ngập mặn và đất ngập mặn ven biển nước ta theo 3 miền Bắc Bộ, Trung
bộ, Nam bộ thành 6 vùng và 12 tiểu vùng
Bảng 1: Phân vùng RNM và đất ngập mặn ven biển Việt Nam
A Ven biển
Bắc Bộ
I Đông Bắc (Quảng Ninh)
1 Móng Cái- Cửa Ông
2 Cửa Ông - Cửa Lục
Đồng bằng sông Cửu Long , Tây Nam bán đảo Cà Mau
Tây bán đảo Cà Mau
[Phan Nguyên Hồng, 1999]
1.1.2 Diện tích và phân bố rừng ngập mặn trên toàn quốc
a Phân bố theo diện tích có rừng và chưa có rừng
Theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2008, vùng ven biển nước ta chia làm 5 vùng Tổng diện tích quy hoạch cho mục đích phát triển rừng ngập mặn là 323.712 ha, trong đó có diện tích đất chưa có rừng là 113.972
ha, diện tích đất có rừng là 209.741 ha (152.131 ha là rừng trồng và 57.610 ha là rừng tự nhiên), phân bố tại các vùng như sau:
- Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ (QN&ĐBBB), gồm 5 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình): 88.3 0 ha, trong
đó diện tích có rừng 37.651 ha, phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh chiếm 18 diện tích
- Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế): 7.238 ha, trong đó diện tích có rừng 1.885 ha, phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa chiếm 1
Trang 12- Vùng ven biển Nam Trung Bộ (NTB): gồm 6 tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa): 7 3 ha, trong đó diện tích có rừng không đáng kể
- Vùng ven biển Đông Nam Bộ (ĐNB): gồm 5 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận,
Bà Rịa - V ng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh): 61.110 ha, trong đó diện tích có rừng là 1.666 ha, phân bố chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 19,8
- Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): gồm 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau): 166.282 ha, trong đó diện tích có rừng 128.537 ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang chiếm 61
Bảng 2: Diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam
Chưa
có RNM
b Phân bố theo hệ thống đê biển
Bảng 3: Diện tích rừng ngập mặn theo hệ thống đê biển
Vùng ven biển
Tổng chiều dài tuyến đê
(km)
Chiều dài đê có bãi ưu tiên xây dựng RNM bảo vệ đê
Đã có rừng trước đê Có thể trồng mới
Chiều dài
đê (km)
Theo diện tích
Chiều dài đê (km)
Diện tích (ha)
Tổng (ha)
Bảo vệ (ha)
Trồng
bổ sung (ha) Đồng bằng Bắc Bộ 841 254 27.209 23.040 4.169 187 7.770 Bắc Trung Bộ 338 67 5.393 5.393 88 1.997
ĐB sông Cửu Long 1.259 792 37.009 36.420 589 143 3.826
Tổng 2.438 1.113 69.611 64.853 4.758 418 13.593
[Bộ NN&PTNT, 2008]
Theo kết quả điều tra, khảo sát do Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiên trong năm 2006, tại 3 vùng có phân bố rừng ngập mặn (QN&ĐBBB, BTB và ĐBSCL) hiện có 1.113 km trong tổng số 2 38 km đê biển đã có rừng ngập mặn bảo vệ trước
đê, tương ứng với diện tích có rừng là 69.611 ha rừng ngập mặn, trong đó:
Trang 13- Vùng Quảng Ninh và Đồng bằng Bắc bộ chiều dài đê biển có rừng ngập mặn
là 25 /8 1 km;
- Vùng Bắc Trung bộ chiều dài đê biển có rừng ngập mặn là 67/338 km,
- Vùng ĐBSCL chiều dài đê biển có rừng ngập mặn là 792/1.259 km;
(Vùng Nam Trung bộ chiều dài đê biển có rừng bảo vệ trên tổng số chiều dài đê biển là 73/501 km (15 ) tương ứng với diện tích có rừng là 898 ha, tuy nhiên rừng trước đê vùng này là rừng trên cạn)
Hiện nay, còn 1.325 km đê biển (trong đó có 1.197 km tại 3 vùng Quảng Ninh
và đồng bằng Bắc bộ; Bắc Trung bộ và ĐBSCL, tương đương với 55 tổng chiều dài
hệ thống đê biển chưa có hệ thống rừng bảo vệ Trong số chiều dài đê chưa có rừng bảo vệ, hiện có 18 km đê phía trước có bãi, tương đương với diện tích khoảng 13.000
ha có thể trồng rừng ngập mặn Một số khu vực còn lại chưa thể trồng rừng ngập mặn
do trước đê không còn bãi hoặc bãi bị sạt lở, bùn, phù sa loãng Cho nên song song với việc trồng rừng ngập mặn cần có các giải pháp công trình như xây kè, mỏ hàn, đóng cọc, bổ sung đất, bùn,
c Phân bố theo ch c năng
Tổng diện tích rừng ngập mặn là 323.712 ha, được quy hoạch như sau:
- Rừng phòng hộ: 153.29 ha, trong đó diện tích có rừng 115.950 ha
- Rừng đặc dụng: 1.666 ha, trong đó diện tích có rừng 28.311 ha,
- Rừng sản xuất: 128.752 ha, trong đó diện tích có rừng 65 80 ha
Kết quả chi tiết về sự phân bố của rừng ngập mặn ven biển ở Việt Nam theo 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) được tổng hợp tại bảng sau:
Trang 14Bảng 4: Quy hoạch rừng ngập mặn phân theo oại rừng
Rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng lấn biển được phân cấp phòng hộ như sau:
Trang 15Bảng 5: Phân cấp rừng phòng hộ ngập mặn
TT Loại rừng
Diện tích đã có rừng (ha) Diện tích chưa có rừng (ha)
Rất xung yếu (ha)
Xung yếu (ha) Tổng
Rất xung yếu (ha)
Xung yếu (ha) Tổng
- Vùng rất xung yếu (RXY) 5 256 ha, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 27.078 ha, trong đó có 9.625 ha rừng kém chất lượng cần trồng
* Diện tích đất ngập mặn chưa có rừng 37.3 ha:
- Vùng rất xung yếu (RXY): 18.858 ha, trong đó:
+ Có đủ điều kiện trồng rừng: 13.593 ha
+ Chưa đủ kiện tự nhiên để trồng rừng (sạt lở, phù sa loãng, ), cần phải có các giải pháp công trình trước và trong quá trình trồng rừng: 5.265 ha
- Vùng xung yếu (XY): 18 86 ha, trong đó:
+ Diện tích trồng rừng tập trung: 12.771 ha;
+ Diện tích có thể trồng rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản: 5.71 ha
Vùng rất xung yếu là những vùng ven biển trước đê, khoảng cách tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình là 200m hoặc những vùng cửa sông có đê đập, hoặc không có đê đập và những vùng đang bị xói lở, Vùng xung yếu là những vùng ven biển không có đê, đập khoảng cách từ 200 - 500m tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình
1.1.2 Diện tích và phân bố RNM tại các tỉnh ven biển phía Bắc
Kết quả điều tra, khảo sát tại 6 tỉnh ven biển phía Bắc về diện tích và phân bố rừng ngập mặn được thể hiện ở bảng sau:
Trang 16Bảng 6: Diện tích rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra
[Nguồn: Kết quả điều tra các tỉnh 1/2012]
Phân bố diện tích rừng ngập mặn theo chức năng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7: Diện tích rừng ngập mặn theo ch c năng tại các tỉnh điều tra
TT Địa phương
Tổng diện tích (ha)
Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Phòng hộ Đặc
dụng Sản xuất Phòng hộ
Đặc dụng
Sản xuất
TỔNG (ha)
Tự nhiên Rừng trồng nhiên Tự Rừng trồng nhiên Tự Rừng trồng nhiên Tự Rừng trồng Tổng
Trang 17Số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy, tổng diện tích rừng ngập mặn vùng ven biển Nam bộ hiện có 75.952 ha, gồm 13 96,2 ha (17.8 ) rừng tự nhiên và 62 55.8 ha rừng trồng (82.2 ) Trong đó, diên tích rừng đặc dụng chiếm 15 , diện tích rừng ngập mặn phòng hộ chiếm 60 , diện tích rừng ngập mặn sản xuất chiếm 25
1.2 Diễn biến
1.2.1 Diễn biến diện tích RNM trên toàn quốc
Theo số liệu thống kê của Viện ĐTQHR, Viện Khoa học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích rừng ngập mặn toàn quốc qua các thời kỳ 19 3, 1962, 1982, 2000, 2007 Trong vòng 63 năm qua tốc độ mất rừng ngập mặn ở Việt Nam là rất cao, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam từ 08.500ha (19 3) còn 209.7 1ha (2007) đã giảm mất 198.759ha ( 8,5 ), trung bình mỗi năm giảm
3.200ha Trong thập kỷ gần đây, diện tích RNM có tăng chủ yếu nhờ có đầu tư của dự
án 661 và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ trồng, khoanh nuôi và bảo vệ RNM Diễn biến diện tích rừng ngập mặn được thể hiện ở hình sau:
Nguồn: Paul Maurand, 1943; Rollet 1962; Viện ĐTQHR 1982, 2006; Viện KHLN 2000
Hình 1 Diễn biến diện tích rừng ngập mặn từ 194 - 2008
1.2.2 Diễn biến diện tích RNM tại các tỉnh ven biển phía Bắc
Diễn biến diện tích rừng ngập mặn tại các tỉnh ven biển phía Bắc được thể hiện ở bảng sau:
408.500
0 100000 200000 300000 400000 500000
Diện tích (ha)
Diện tích RNM
Trang 18Bảng 9: Diễn biến diện tích rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra
TT Địa phương Năm 2000
[Nguồn: Kết quả điều tra các tỉnh 1/2012]
Kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy trong giai đoạn 2000- 2005, tổng diện tích rừng ngập mặn bị mất đi là ~ 2.000 ha Giai đoạn 2005- 2010 diện tích rừng ngập mặn tăng ~ 5.800ha và tăng ở hầu hết các tỉnh Trong đó Quảng Ninh có diện tích tăng nhiều nhất là 3.671,66 ha
1.3 Cây trồng và tình trạng rừng trồng
1.3.1 Loài cây trồng chính
a Các tỉnh ven biển phía Bắc
Công tác trồng rừng ngập mặn tại Quảng Ninh và các tỉnh ven biển phía Bắc chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn của các dự án 327, 661 và của các tổ chức quốc tế như Hội chữ thập đỏ, Nhật Bản, Đan Mạnh…
Cây trồng chủ yếu phổ biến là:
- Nơi bãi triều gần cửa sông là: Bần chua, Bần chua + Trang hoặc Bần chua + Sú
- Nơi bãi biển xa cửa sông (vùng nước lợi mặn) là: Trang, Đước vòi hoặc Mắm biển (nơi có độ mặn cao và đất có hàm lượng cát cao)
b Các tỉnh ven biển ĐBSCL
Trong kết quả khảo sát khảo sát trong vùng nghiên cứu đã ghi nhận 12 loài loài cây rừng ngập chiếm ưu thế về số lượng trong các quần thụ rừng tự nhiên, đã được trồng thực nghiệm hoặc trồng thành rừng, đó là
1 Bần chua Sonneratia caseolaris (L.) ngl Mọc tự nhiên và trồng thành quần thụ
rộng lớn gần cửa sông tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang
2 Mấm trắng (mấm lư i đồng) Avicennia alba Blume: Mọc tự nhiên tại vùng ven
biển trên đất bùn, sét xa cửa sông (Cà Mau, Kiên Giang)
3 Mấm biển Avicennia marina (Forsk.) Vierh Mọc tự nhiên trên đất pha cát (ven
biển Bạc Liêu, Kiên giang), trồng thực nghiệm tại Kiên Giang
Trang 194 Đước (Đước đôi) Rhirophora apiculata BL Là loài cây trồng phổ biến nhất
trên đất thịt, đất sét phía sau rừng mắm tại các tỉnh ven biển Nam bộ
5 Đưng Rhirophora mucronata Lume Trồng rải rác trong các ao nuôi tôm các tỉnh
Cà Mau, Bạc Liêu
6 Vẹt tách Bruguiera parviflora (Roxb.)Wight &Arn Mọc tự nhiên và trồng thực
nghiệm tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang
7 Vẹt trụ (Vẹt hôi) Bruguiera cylindrica (L) Bl Mọc tự nhiên và trồng thực
nghiệm tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang
8 Dà quánh Ceriop decandra (Griff.) Ding Hou, Trồng thực nghiệm tại các tỉnh
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang
9 Cóc vàng (Lumnitzera racemosa Wild) Mọc tự nhiên và trồng thực nghiệm tại
các tỉnh Bạc Liêu
10 Xu ổi (Xylocarpus granatum Koenig) Trồng thực nghiệm tại Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Kiên Giang
11 Dừa nước Nypa frutican van Wurmb Trồng thành những diện tích lớn tại các
tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang
12 Tra Threspecia populnea (L.) Soland ex Cor Trồng thực nghiệm tại Bạc Liêu,
Sóc Trăng, Kiên Giang
1.3.2 Diện tích trồng rừng ngập mặn của các tỉnh điều tra
a Các tỉnh ven biển phía Bắc
Diện tích trồng rừng ngập mặn cho đến năm 2011 của các tỉnh điều tra ven biển phía Bắc được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 10: Diện tích trồng rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra
[Nguồn: Kết quả điều tra các tỉnh 1/2012]
Kết quả điều tra cho thấy, cho đến năm 2011 tại 6 tỉnh phía Bắc đã trồng được tổng cộng ~ 19.000 ha rừng ngập mặn Trong đó:
- Rừng trồng hỗn loài là 8.923,7 ha, rừng trồng thuần loài ~ 10.000 ha
Trang 20- Tỉnh trồng nhiều nhất là Thái Bình ~ 7.000 ha, tiếp theo là Hải Phòng, Nam Định và Quảng Ninh
- Tỉnh trồng ít nhất là Hà Tĩnh chỉ đạt 76 ,50 ha
b Các tỉnh ven biển ĐBSCL
Kết quả về trồng rừng trong giai đoạn từ 1998-2010 Toàn vùng đã thực hiện trồng rừng mới và trồng lại được 26.389 ha rừng phòng hộ (Rừng phòng hộ chủ yếu là các loài cây rừng ngập mặn) Chi tiết được thể hiện ở bảng sau
Bảng 11 Kết quả trồng rừng phòng hộ tại các tỉnh từ năm 1998-2010
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 18.068 275 2.352 2.648 1.964 2.100 2.045 1.249 902 469 903 1.244 1.565 352
Tiền Giang 2.309 150 300 182 300 271 266 200 150 150 70 150 120 Bến Tre 882 135 123 147 81 50 38 9 50 40 16 53 80 60 Trà Vinh 2.934 140 163 189 450 383 170 265 340 249 130 140 180 135 Sóc Trăng 1.260 0 600 0 0 0 0 0 0 0 0 160 500 0 Bạc Liêu 2.603 0 742 563 169 429 450 0 0 0 0 200 50 0
Cà Mau 3.919 271 795 485 279 110 144 116 30 526 598 565 Kiên Giang 4.161 0 303 654 597 659 1.006 565 196 0 81 23 40 37
[Phân viện Điều tra quy hoạch rừng nam bộ, 2010]
Kết quả kiểm chứng của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, diện tích thành rừng trung bình đạt 78,77 Các tỉnh có tỉ lệ thành rừng cao nhất là: Sóc Trăng (91,7 ), Trà Vinh (87,8 ), Bến Tre (trên 80,2 ), Thấp nhất là các tỉnh: Bạc Liêu ( 3,6 ), Kiên Giang (57,3 ), Cà Mau (79,5 )1
1.4 Nuôi trồng thủy sản
1.4.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven biển
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ở các tỉnh ven biển miền Bắc và ĐBSCL đã có bước tăng trưởng đáng kể cả về diện tích (đến năm 2005 diện tích nuôi trồng khoảng 570.292 ha) và cả về sản lượng (năm 2005 đạt 285.680 tấn) Chi tiết được thể hiện ở bảng 12
Đối tượng nuôi nước lợ chiếm tỷ trọng lớn nhất là tôm sú và các loài tôm nước
lợ khác như tôm he, tôm rảo, tôm chân trắng và một số loài tôm bản địa khác Ngoài tôm ra còn có nhiều đối tượng khác được phát triển nuôi cho sản lượng khá cao như nhuyễn thể, rong biển
1 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án 661 của 11 tỉnh ĐBSCL do Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ thực hiện, T.6/2010
Trang 21 Nuôi tôm nước ợ
Tôm nước lợ trong đó tôm sú được xác định là đối tượng nuôi chủ lực ở nước ta được nuôi khắp các tỉnh ven biển Ngoài các vùng triều có nguồn nước lợ cung cấp tương đối thường xuyên, tôm nước lợ còn được nuôi ở các vùng chuyển đổi từ đất trồng cói, làm muối, đất hoang hoá, bãi cát ven biển, đất trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh, đất hoang hoá, đất vườn… Phương thức nuôi phong phú, đa dạng: nuôi chuyên canh tôm, nuôi luân canh tôm-lúa, nuôi tôm- rừng, với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi quảng canh
Nuôi nhuyễn thể
Để khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên của vùng cửa sông, bãi triều ven biển, một số địa phương đã qui hoạch và phát triển nuôi một số đối tượng nhuyễn thể
có giá trị xuất khẩu và bảo vệ bãi giống tự nhiên
Nghêu (ngao) v n là đối tượng nuôi có sản lượng hàng hoá lớn nhất được phát triển nuôi mạnh ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình…
Trong năm 2005 tỉnh Quảng Ninh có sản lượng cua nuôi 1.700 tấn, Hải Phòng 1.500 tấn, Ninh Bình 1.100 tấn, Nam Định 1.000 tấn
Trang 22Bảng 12: Diễn biến diện tích, năng suất và sản ượng tôm nuôi nước ợ
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản ượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản ượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản ượng
a Nuôi tôm ven biển Việt Nam
Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở nước ta trong nhiều năm qua luôn tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất
Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng có diện tích nuôi theo phương thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến năm 2005 chiếm 85,9 diện tích nuôi tôm của khu vực này, diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh là 3.825 ha (chiếm 1 ,1 ) Sản lượng tôm nuôi năm 2005 là 15.750 tấn, tăng hơn năm 1999 là 13.2 7 tấn (tăng 5,3 lần), năng
suất trung bình nuôi tôm của khu vưc này còn rất thấp (năm 2005 là 580 kg/ha)
b Một số mô hình nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn
Ở Việt Nam, loại hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn c ng là hình thức nuôi sinh thái, thả giống thưa lợi dụng thức ăn tự nhiên nên rừng v n phát triển bình thường Như vậy, vừa chăm tôm vừa bảo vệ được rừng Tuy nhiên năng suất tôm nuôi không cao do độ che phủ của rừng làm giảm cường độ chiếu sáng trong vùng nước, hạn chế nguồn thức ăn tự nhiên phát triển Phương pháp nuôi này hiện nay rất phổ biến
ở các vùng Nam bộ, hiệu quả nuôi tương đối cao và an toàn hơn các phương pháp nuôi
Trang 23khác Nó là sự tận dụng mối quan hệ sinh học giữa rừng với các đối tượng thuỷ sản, giữa các loài thuỷ sản với nhau trong chuỗi thức ăn thuỷ vực Là hình thức kết hợp giữa đa loài thuỷ sản với rừng ngập mặn Đối tượng nuôi là tôm sú, tôm rảo, cá bống,
cá vược, cá tráp, cá mú, nghêu, sò huyết, Phương thức nuôi có thể là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh Nhưng hiện nay xu thế chung là nuôi tiến tới bán thâm canh ở các vùng ĐBSCL, Cần Giờ Nhưng ở miền Bắc nước ta phương pháp này chưa được áp dụng Bởi vì tính đa dạng của rừng ngập mặn chưa cao, độ che phủ của rừng còn thấp và nhìn chung rừng còn trẻ
Hình thức nuôi trong phương thức nuôi quảng canh như việc nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngặp mặn có hầu hết ở các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn Trung bình mỗi hộ có khoảng 5–10 ha đất rừng Tuy vậy, điều phổ biến nhất trong hình thức nuôi này là người dân còn sử dụng nhiều phương tiện và các hình thức khác nhau để sản xuất như: việc chặt rừng để nuôi tôm, lấy đất khoanh vùng để nuôi tôm tạo nên một vùng sinh thái bán khép kín, thậm chí tạo nên vùng sinh thái kín Do vậy, các khu rừng
ở đây ngày càng bị đe doạ về sự phá huỷ môi trường sinh thái tự nhiên làm cho các cánh rừng ngày càng bị thu hẹp, d n đến những thảm hoạ môi trường mà đó chính lại
là con người gây ra
Hiện nay, việc phát triển nuôi Phương thức nuôi kết hợp với rừng v n là chủ yếu, phương thức nuôi độc lập với rừng đang phát triển Nuôi thuỷ sản trong rừng ngập mặn hiện nay chủ yếu là nuôi tôm ở phương thức quảng canh không thả giống (thu giống tự nhiên), không cho ăn và nuôi quanh năm Phương thức nầy năng suất không ổn định và hiệu quả kinh tế thấp và giảm dần khi tuôi cây tăng (thức ăn tự nhiên giảm thấp) Năng suất trung bình 150kg/ha/năm
Phương thức nuôi tiến bộ hơn là có thả giống bổ sung là tôm, cua, cá,… các đối tương nuôi được thu tỉa thà bù thường xuyên (1-2 tháng/lần) và co cho ăn bổ sung Giới hạn đối với phương thức nầy là giống các loài nuôi như cua, cá, rong câu,… cho đáp ứng và tôm thường bị dịch bệnh Năng suất từ 200-250 kg/ha/năm
Mô hình nuôi độc lập với rừng có triển vọng cải thiện năng suất và hiệu quả kinh tế Nuôi tôm quảng canh cải tiến hay bán thâm canh mức thấp qui mô nhỏ là chọn lựa chính hiện nay Nuôi cua có triển vọng nhưng giới hạn về nguồn giống Tuy nhiên,
c ng không nhất thiết phải dành hết 0 độc lập với rừng mà có thể thấp hơn
Mô hình nuôi tôm- cua kết hợp trong rừng ngập mặn ở Cà Mau
Hiệu quả các mô hình NTTS ở Cà Mau có liên quan đến rừng ngập mặn thấy có
sự khác nhau giữa các mô hình với nhau Đối với nuôi tôm quảng canh cải tiến không
có rừng ngập mặn thì không có hiệu quả, nhưng đối với nuôi tôm kết hợp với cua trong rừng ngập mặn có tỷ lệ rừng ngập mặn khác nhau là có sự khác nhau Tuy nhiên
ở mô hình có diện tích rừng khoảng 30- 60 là hiệu quả nhất, nhưng diện tích có rừng
Trang 24trên 60 đạt hiệu quả thấp hơn so với mô hình có rừng nhỏ hơn 30%
Mô hình NTTS kết hợp RNM ở Lâm ngư trường 184 tỉnh Cà Mau
Nhìn chung các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích nuôi nhỏ hơn 5 ha, chiếm tỷ lệ lớn Rõ ràng họ đã biết chia nhỏ diện tích nuôi
để dễ quản lý, chăm sóc Đối với mô hình tôm - đước cho lợi nhuận trên lao động khoảng 3,31 triệu đồng/ha và lợi nhuận so với vốn đầu tư 157 Trong khi đó mô hình nuôi chuyên cua đạt các chỉ số tương ứng là 1.651 ngàn đồng/ha và 89 Tuy nhiên nếu
ta đưa ra chỉ số tỷ suất chi biên tế (MRBSR)”= (tổng thu mô hình canh tác mới- tổng thu mô hình canh tác tôm đước đang phổ biến)/(Chi phí lưu động sản xuất mới- chi phí lưu động sản xuất tôm đước đang phổ biến)= (3505- 5416.5)/(1854.4-2108.3) = 7,5 (theo lý thuyết hệ số này= 1,5 là đã có hiệu quả) Do vậy, việc nuôi tôm trong rừng ngập mặn sẽ không có hiệu quả, nên cần phải cân nhắc đưa ra mô hình tôm- rừng để phát triển trong tương lai Và liệu đưa ra mô hình chuyên canh có hiệu quả hơn nhiều không
Mô hình nuôi tôm sinh thái trong RNM (Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau)
Tổng diện tích đất khoanh vùng 12,8 ha, trong đó diện tích mặt nước nuôi tôm là
ha chiếm 30 tổng diện tích khoanh vùng Các hệ thống kênh được cách nhau 30 m, diện tích còn lại được trồng cây đước Nguồn tôm giống bao gồm từ tự nhiên và tôm bổ sung với mật độ thả là -6 con/m2 Đối tượng là tôm thẻ, tôm chì, tôm bạc (tôm tự nhiên) và tôm sú thả bổ sung Mật độ trồng cây đước là 2 cây/m2 mặt đất Sau 90 ngày nuôi thì thu hoạch lần đầu với trọng lượng tôm đạt 30 con/kg, sau đó thu tỉa dần khoảng
2 lần/tháng còn lại và thời gian thu khoảng 3- 5 ngày/lần Đến tháng thứ 7 thu hoạch hết (kích c tôm 13-15 con/kg) Trong 2-3 năm năm đầu năng suất nuôi đạt 0,5 tấn/ha/năm, nhưng đến những năm sau năng suất tôm nuôi giảm dần còn khoảng 0,25 tấn/ha/năm
Rõ ràng việc nuôi tôm quảng canh cải tiến trong rừng ngập mặn chỉ đạt hiệu quả cao trong những năm đầu và những năm sau năng suất giảm xuống gần gấp đôi Lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng, tương ứng với ,8 triệu đồng/ha/năm từ nuôi tôm
Mô hình NTTS trong rừng ngập mặn ở Cần Giờ Tp HCM:
Về cơ cấu thu nhập trên cánh rừng ngập mặn rất đa dạng và bình quân mỗi hộ thu nhập có thể đạt 15,2- 16,8 triệu đồng/hộ/năm, trong đó được đóng góp từ việc bảo
vệ rừng là 21-25 trong tổng thu nhập của người dân nhận khoán rừng, từ thu tỉa rừng
là 3 -35 , trồng rừng là 2- 6,5 , thu từ thuỷ sản là 20,5-32 và các nguồn thu khác chiếm 11 - 12 Rõ ràng việc nhận thầu rừng không những có thể thu được sản phẩm
từ rừng mà còn có thể thu từ việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản với tỷ lệ là tương đối lớn (trung bình từ 3,5 - ,0 triệu đồng/hộ/năm)
Mô hình tôm rảo QCCT trong rừng ngập mặn ở Yên Hưng- Quảng Ninh:
Tổng diện tích mặt nước nuôi 5 ha (giữa đầm có mương sâu 1,2-1,5m) Tôm rảo
có kích c 2,5 gram/con, lượng giống thả 151 kg (khoảng 60 00 con) Mật độ thả tôm
Trang 25là 1,21 con/m2 Sau 55 ngày nuôi thì thu hoạch, hình thức thu bằng đọn (túi) có sự trợ giúp bởi ánh sáng Trong 5 ngày thu hoạch hết toàn bộ tôm trong đầm Năng suất nuôi đạt khoảng 0,061 tấn/ha)
Nuôi cua ồng trong rừng ngập mặn:
Nuôi cua lồng được xuất hiện từ năm 1990 tại Cần Giờ Lồng nuôi làm bằng tre, có kích thước khoảng 3 m3/lồng, với kích c lồng 1,2mx2mx5m, lồng nuôi được cột với nhau bằng các phao, sau đó thả lồng xuống nước trong vùng rừng ngập mặn, sao cho độ chìm của lồng dưới nước khoảng /5 lồng Bằng hình thức nuôi này, có thể nuôi vỗ béo cua thịt hoặc cua gạch hay có thể cải tiến để nuôi cua thịt
Nuôi cá bống mú trong rừng ngập mặn:
Tại Cần Giờ xuất hiện nuôi cá bống mú trong rừng ngập mặn từ năm 1995 Phương pháp này là nuôi trong ao có rừng ngập mặn với quy mô nhỏ, ao có diện tích khoảng 200 m2, nuôi với mật độ 0,18 con/m2, hay 30- 40 con/ao nuôi Trọng lượng cá thả ban đầu từ 200 - 300g/con, giá con giống 20.000 đồng/kg Phương thức nuôi quảng canh cải tiến Sau thời gian nuôi từ 5 đến 6 tháng cá bống mú đạt trọng lượng 0,6- 0,7 kg/con thì thu hoạch, giá thương phẩm dạng tươi sống 120.000 đồng/kg
Nuôi sò huyết trong rừng ngập mặn
Nuôi sò huyết trong rừng ngập mặn ở nước ta chủ yếu tập trung ở miền Nam và một phần ở ven biển Bắc bộ (như Quảng Ninh) Chất đáy là bùn có độ dốc ít và đều bằng cách vây lưới mùng khép kín và thả con giống thường có số lượng 300 - 800 con/kg Thời gian nuôi từ 6 - 8 tháng, khối lượng thu hoạch đạt 10 - 25 con/kg
Nuôi ốc en trong rừng ngập mặn:
Mô hình nuôi ốc len được bắt đầu từ 1995 tại Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp nuôi này rất đơn giản, nhu cầu vốn thấp và kỹ thuật nuôi không phức tạp, chỉ cần bao lưới quanh một khu rừng có nền đất bùn khoảng vài ngàn mét vuông đất, mật độ thả vào 200 kg ốc len/100m2, kích c khoảng 100 – 150 con/kg, giá mua con giống chỉ khoảng 1.500-3.000 đồng/kg Sau thời gian - 6 tháng nuôi, không bổ sung thức ăn ốc len có thể đạt trọng lượng thu hoạch đạt kích c 30-50con/kg, giá bán trung bình 6.000-12.000 đồng/kg
c Nguồn ợi thủy sản của một số địa phương có rừng ngập mặn
Kết quả điều tra về nguồn lợi thủy sản đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng thủy sản của một số địa phương có rừng ngập mặn cho thấy:
- Tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với diện tích đất ngập mặn và rừng ngập mặn khoảng 2.750 ha, sản lượng thủy sản thu được từ rừng là:
Đánh bắt tự nhiên (Ngán, Sâu đất, Vạng, tôm, cá, Bạch tuộc) là xấp xỉ 200 tấn đem lại doanh thu là 3.27 000.000 đồng
Trang 26 Nuôi trồng thủy sản (tôm, cá) quảng canh với diện tích là 230 ha đem lại doanh thu cho các hộ nuôi trồng là là 00.000.000 đồng/năm, trung bình đạt
~ 1.750.000 đồng/ha/năm
- Tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với diện tích rừng ngập mặn
là 200 ha, sản lượng thủy sản thu được từ rừng là:
Đánh bắt tự nhiên (cá, cua, ngao, sò, còng, cáy ) đem lại doanh thu là ~ 6.300.000.000 đồng/năm
Nuôi trồng thủy sản (Tôm sú, Cá vược) bán thâm canh với diện tích 300 ha
đã đem lại doanh thu là 9.000.000.000 đồng/năm, trung bình đạt 30.000.000 đông/ha/năm
- Tại xã Thụy Thường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với diện tích rừng ngập mặn là 1.000 ha, sản lượng thủy sản thu được từ rừng là:
Đánh bắt tự nhiên (tôm, cua giống, cá, còng cay, ron, vẹn, nhệch, ốc ) đem lại doanh thu là ~ 7.680.000.000 đồng/năm
Nuôi trồng thủy sản (Tôm sú, cua, Cá vược) bán thâm canh với diện tích
700 ha đã đem lại doanh thu là 14.000.000.000 đồng/năm, trung bình đạt 20.000.000 đông/ha/năm
Nuôi trồng thủy sản (Ngao) thâm canh với diện tích 50 ha đã đem lại doanh thu là 1 000.000.000 đồng/năm, trung bình đạt 280.000.000 đông/ha/năm Kết quả điều tra, khảo sát về nguồn lợi thủy sản thu được dựa vào rừng ngập mặn (đánh bắt tự nhiên, nuôi trồng) tại một số địa phương đã cho thấy rừng ngập mặn được bảo vệ, giữ gìn tốt đã đem lại cho người dân địa phương nguồn thu nhập rất đáng
kể từ hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Trang 271.5 Cơ chế, chính sách
1.5.1 Về tổ chức quản lý rừng
Sơ đồ quản lý RNM của các tỉnh điều tra:
Hình 2: Sơ đồ tổ ch c quản ý RNM ở Quảng Ninh và Đồng b ng bắc bộ
Hình 3: Sơ đồ tổ ch c quản ý RNM ở ĐBSCL
Ở các tỉnh phía Bắc mô hình quản lý rừng ngập mặn của các tỉnh thường là do UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT quản lý; dưới Sở là Chi cục LN hoặc Phòng LN, VQG, Khu bảo tồn và BQL rừng ngập mặn; tiếp đến là Phòng Kinh tế huyện sau cùng
là đến cộng đồng xã thôn bản (Mô hình 2a) Qua điều tra thì mô hình quản lý trên là hợp lý Qua điều tra, cho thấy việc quản lý rừng NM ở các tỉnh phía Bắc là do xã quản
lý, xã giao cho cộng đồng thôn bản
Rừng ngập mặn thuộc các xã do UBND xã quản lý, hầu hết RNM không giao cho các hộ quản lý bảo vệ vì ở xa khu dân cư Hình thức phổ biến là các xã hình thành
Trang 28tổ hoặc ban bảo vệ RNM bao gồm đại diện chính quyền, công an, quân sự, cựu chiến binh,các thôn trưởng có RNM dưới hình thức kiêm nhiệm, thù lao có thể trích từ quỹ bảo vệ rừng của Hội Chữ thập đỏ hoặc Dự án 661
Một số địa phương như tại xã Đồng Rui huyện Tiên Yên và Bàng La- Đồ Sơn,
xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy đã thí điểm xây dựng các mô hình quản lý RNM dựa vào cộng đồng Các mô hình quản lý này bước đầu đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý rừng ngập mặn tại địa phương
Còn ở ĐBSCL quản lý RNM có nhiều đầu mối như các xí nghiệp Lâm nghiệp, BQL RNM làm cho việc tổ chức chỉ đạo, giám sát có nhiều khó khăn hơn (Hình 2b)
1.5.2 Các chính sách có liên quan đến rừng ngập mặn đã áp dụng (về giao rừng, khoán rừng, quyền hưởng lợi, sản xuất nông nghiệp kết hợp, đầu tư…)
a Các văn bản pháp quy đã được ban hành
Các Luật:
- Luật Đất đai ban hành năm 2003
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 200
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 199
Các Nghị định của Chính phủ:
- NĐ số 181/200 /NĐ-CP ngày 29/10/200 về thi hành Luật đất đai
- NĐ số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- NĐ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 V/v giao khoán đất NN đất rừng SX và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh lâm trường QD
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 1 /8/2006 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Quy chế quản lý rừng
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ
Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp
- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
Các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Liên Bộ:
- Thông tư số 99/2007/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng d n thực hiện một số điều của Quy chế Quản lý rừng ban hành kèm theo
QĐ 188/2006/QĐ-TTg
Trang 29- Thông tư số 57/2007/TT-BNN ngày 13/6/2007 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 99/2006/TT-BNN
- Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLB-BNN-BTC ngày 03/9/2003 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng d n thực hiện QĐ178/2001/QĐ-TTg
Luật Đất đai quy định Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thực hiện quyền định đoạt về quy hoạch, kế hoạch, hạn mức, thời hạn, việc giao, cho thuê, thu hồi, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định các hình thức quản lý rừng gồm: Giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng SX là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng: Phải đúng thẩm quyền; đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ; thời hạn, hạn mức giao, cho thuê rừng phải phù hợp theo quy định của luật đất đai
Các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thônh tư hướng d n thi hành, tuy chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng cho đối tượng rừng ngập mặn, nhưng đã có khung pháp lý chung và c ng có một số đề cập cụ thể về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, chính sách hưởng lợi trong sản xuất lâm-ngư kết hợp, du lịch sinh thái trong rừng ngập mặn
b Việc thực hiện chính sách, văn bản tại các địa phương
Trên cơ sở chính sách, quy định của Nhà nước ban hành, các địa phương vận dụng thực hiện theo điều kiện cụ thể cho phù hợp
Các tỉnh ở khu vực này đều đang thực hiện đầu tư quản lý bảo vệ và gây trồng theo chương trình Dự án 661 của Nhà nước là chủ yếu
Hiện có 2 địa phương đã xây dựng đề án quy hoạch, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn là Quảng Ninh và Hải Phòng TP Hải Phòng có quy định hỗ trợ thêm về quản
lý bảo vệ rừng (Ngày 25 tháng 1 năm 2006 UBND thành phố Hải Phòng có Quyết định số 196/QĐ-UBND về việc bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn thành phố Hải Phòng Quyết định mức đầu tư hỗ trợ cho việc bảo vệ trừng 50.000đ/ha/năm, trong các năm thứ 3, , 5 của dự án Đối với rừng phòng hộ ven biển rừng khu vực xung yếu của VQG Cát Bà được hỗ trợ 50.000đ/ha/năm thời gian
hỗ trợ là 5năm) Việc hỗ trợ này đã thúc đẩy người dân tham gia bảo vệ rừng nhất là rừng phòng hộ ven biển Có chương trình trồng rừng thí điểm ở khu vực xung yếu trọng điểm bảo vệ đê biển với suất đầu tư cao theo trình tự và đơn giá XDCB (được coi là hạng mục đầu tư xây dựng đê biển dự toán là 132.529.999 đồng/ha)
Tại Nam Định vùng đất ngập nước và rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thuỷ được quy hoạch thành lập vườn Quốc gia Xuân Thuỷ với diện tích trên 7100 ha Là
Trang 30khu RAMSAR Quốc tế (Công ước quốc tế về những vùng đất ngập nước trên thế giới) Tại đây, hiện đang xây dựng đề án phát triển và dự kiến sẽ xây dựng dự án du lịch sinh thái
Trang 31II Đánh giá kết quả trồng rừng ngập mặn của một số chương trình, dự án tại các tỉnh điều tra
2.1 Các chương trình, dự án trồng rừng ngập mặn tại các tỉnh điều tra
2.2.1 Tỉnh Quảng Ninh
Từ năm 1996 đến 2008, tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều các dự án, chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển Tổng diện tích đã trồng khoảng 586 ha với tổng kinh phí là 12.285.89 000 đồng (trung bình 2.679.000 đồng/ha) Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng còn lại khoảng 1.926 ha, bao gồm:
- Chương trình ngập mặn của Hội CTĐ Nhật Bản
Theo báo cáo tổng hợp của Hội CTĐ tỉnh Quảng Ninh, từ năm 1996 đến 2005, tổng diện tích trồng RNM ven biển Quảng Ninh là 1.933 ha (trung bình 215 ha/năm) Sau khi trồng rừng từ 1- 3 tháng tỷ lệ thành rừng khá cao (trung bình 80 ), nhưng sau 2- 3 năm thì tỷ lệ thành rừng ở các địa điểm trồng rừng là rất thấp, có nhiều địa phương đã có những diện tích rừng mất trắng hoàn toàn Theo thống kê của Hội CTĐ năm 2005 thì diện tích RNM của Dự án chỉ còn khoảng 675,65 ha (35 ) tổng diện
tích đã trồng (Hội CTĐ Quảng Ninh, 2005)
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Quảng Ninh, đến tháng 6/2008 diện tích rừng này chỉ còn khoảng 785,15 ha ( 0,6 tổng diện tích đã trồng) Diện tích còn lại tập trung chủ yếu ở các nơi mà cây được trồng vào các lỗ trống trong rừng tự nhiên hoặc những địa điểm đã thành rừng hoặc được trồng lại nhiều lần Tuy nhiên, thành công của chương trình là không thể phủ nhận vì đã khuyến khích đông đảo tầng lớp nhân dân, hội viên tham gia, tổ chức các hoạt động và tuyên truyền sâu rộng giúp nhân dân nâng cao về nhận thức về vai trò của RNM và nâng cao ý thức bảo vệ RNM
- Dự án PAM 5 25
Dự án được thực hiện trong 3 năm (1996- 1998) và đã trồng được 63 ha RNM tren địa bàn 8 huyện thị ven biển của Quảng Ninh Tỷ lệ sống khi nghiệm thu đều đạt trên 90 Trong đó, đáng kể nhất là dự án đã tạo được vành đai rừng trồng cây Bần chua phòng hộ ven đê tại một số xã khu vực Phà Rừng - huyện Yên Hưng, hiện tại Bần chua sinh trưởng, phát triển rất tốt, phát huy hiệu quả trong việc ngăn sóng, tạo vành đai xanh bảo vệ đê biển và là nơi tăng thu đáng kể nguồn lợi thuỷ sản cho người dân địa phương
Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch sử dụng đất RNM nên một số diện tích rừng trồng tại Yên Hưng và Hoành Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn đã bị phá hoại và chuyển mục đích sử dụng sang nuôi tôm quảng canh,…
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Ninh, đến tháng 6/2008 diện tích rừng của dự án PAM còn khoảng 210,81 ha ( 6 tổng diện tích đã trồng) Ngoài những nguyên nhân đã đề cập ở trên thì còn một nguyên nhân rất quan trọng làm giảm
Trang 32diện tích rừng đó là một số diện tích rừng sau khi trồng sau khi bàn giao cho chính quyền các xã quản lý trong khi không có cơ chế hưởng lợi và giám sát rõ ràng đã d n đến tình trạng để mất hoặc làm giảm đáng kể chất lượng và số lượng RNM đã trồng
- Dự án ACTMANG Nhật Bản
Dự án đã trồng được 150 ha Trang tại xã Đồng Rui- Tiên Yên trong 2 năm (2000-2002), nhưng cây trồng sau 1 năm sinh trưởng và phát triển rất kém Nguyên nhân được xác định là do chọn lập địa trồng Một số diện tích trồng trong các vuông tôm
bỏ hoang, do bị ô nhiễm nguồn nước nên cây trồng chết hàng loạt, tỷ lệ thành rừng thấp Hiện nay diện tích rừng trồng của dự án còn lại rất ít (khoảng 66 ha), mọc rải rác hoặc tập trung thành các đám nhỏ xen l n cây ngập mặn tự nhiên như Sú, Vẹt, Đước,…
- Dự án KTV Hà Lan
Trồng được 750 ha các loài Trang, Vẹt, Đước tại hai xã Đồng Rui và Hải Lạng- Tiên Yên Rừng được trồng chủ yếu vào các lỗ trống trong rừng tự nhiên Theo Ban quản lý của các địa phương thì diện tích rừng hiện còn khoảng 00 ha (53 tổng diện tích đã trồng), tỷ lệ sống đạt khoảng 85
- Hợp phần Suma- Đan Mạch
Trồng được 50 ha trong 2 năm 2003 và 200 Hiện nay diện tích này còn khoảng 170 ha chiếm 37 Nguyên nhân là do trồng ở khu vực có độ mặn thay đổi nhanh nên cây trồng không thích nghi kịp Chiều cao trung bình của rừng hiện nay khoảng 1 0 - 180 cm, mật độ tương đối đảm bảo, tỷ lệ sống đạt trên 85
- Dự án 661
Theo kế hoạch đến năm 2008 tỉnh Quảng Ninh trồng được 8 0 ha RNM bao gồm các loài cây Trang, Mắm, Đước,… Tuy nhiên tỷ lệ sống và thành rừng tại các địa điểm trồng là không cao, hiện chỉ còn khoảng 29 ha (không quá 35 ) Nguyên nhân
là do đầu tư thấp, việc triển khai kế hoạch chậm d n đến không đảm bảo về thời vụ, bị phá do tàu thuyền và người dân khai thác hải sản
Trang 33Hình 4: Rừng Mắm biển và Đước vòi + Vẹt dù bông đỏ tại Quảng Ninh
- Mô hình trồng rừng trên vuông tôm bỏ hoang
Trồng rừng trên vuông tôm bỏ hoang của Viện Khoa học Lâm nghiệp xây dựng
từ năm 2003 tại thôn Hạ xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên Trồng rừng bằng cây con có bầu 12 tháng tuổi, gồm 4 loài cây là : Trang, Bần Chua, Đước vòi và Mắm Biển Trồng theo phương thức hỗn giao theo hàng, giữa Trang 17.500- 19.600 cây/ha với Bần chua 6 0 cây/ha hoặc Đước vòi 2.500 cây hoặc Mắm biển 2.500 Các loài cây trồng vào các thời điểm khác nhau để phù hợp với chế độ thủy triều và độ mặn của nước biển Trước khi trồng rừng 1 tháng, tiến hành phá bỏ các cống, đê để nước thủy triều có thể lưu trông dễ dàng vào trong đầm
Kết quả: Tỷ lệ sống của cây Đước, Trang là khá cao, (>80 ) và cao hơn so với đối chứng là trồng bằng trụ mầm khoảng 15%, chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao cao hơn đối chứng 21,5- 40%
2.2.2 Thành phố Hải Phòng
Trước đây, toàn bộ hệ thống đê biển của Hải Phòng đều có RNM tự nhiên, nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế mà đã bị tàn phá và chuyển đổi mục đích sử dụng Những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng phòng hộ, bảo vệ môi sinh của RNM mà Hải Phòng đã nhận được nhiều sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, của Nhà nước để trồng và khôi phục hệ sinh thái RNM tại địa phương
Trang 34Từ năm 1997 đến 2008, Thành phố Hải Phòng có rất nhiều các dự án, chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển Tổng diện tích đã trồng khoảng 5.379 ha với tổng Kết quả trồng RNM được thống kê như bảng sau
[Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển RNM Thành Phố Hải Phòng, năm 2008]
Các loài cây trồng và loại rừng chủ yếu ở Hải Phòng như sau:
- Trang thuần loài: 1000 ha
- Bần thuần loài: 1.000 ha
- Hỗn giao Trang + Bần; Trang + Bần + Mắm ; 3.379 ha
Được trồng tập trung ở các vùng cửa sông, bãi triều ven biển của các quận, huyện, thị xã ven biển
Trong những năm 2000 trở về trước, hầu hết các chương trình, dự án trồng RNM tại Hải Phòng, tập trung vào việc trồng thuần loài các loài cây Trang và Bần Trong những năm gần đây, do nhận thấy tác dụng của việc trồng rừng hỗn loài, Hải Phòng đã trồng được hơn 3.000 ha rừng ngập mặn hỗn loài với các loài cây chủ yếu là Trang, Bần và một số ít diện tích Sú, Đước Hiện nay, các diện tích rừng trồng của Hải Phòng sinh trưởng và phát triển khá tốt, nhưng tỷ lệ thành rừng thấp (khoảng 38 )
Trang 35Hình 5: Rừng Trang thuần oài và hỗn giao Bần chua + Trang tại Hải Phòng
Ngoài ra ở Hải Phòng c ng có một số mô hình trồng thử nghiệm và mang lại
hiệu quả rất cao, đặc biệt là trong chắn sóng bảo vệ đê biển
Mô hình trồng rừng 2 tầng chắn sóng bảo vệ đê biển
Mô hình được Viện Khoa học Lâm nghiệp xây dựng tại xã Tân Thành, quận Kinh Dương, Hải Phòng năm 2002- 2003, trên đất bùn chặt với 2 loài cây là Bần chua (tầng 1) với mật độ 800- 1.200 cây/ha và Vẹt (tầng 2) với mật độ 8.250 cây/ha
Kết quả đã tạo được rừng ngập mặn 2 tầng tán, sinh trưởng tốt và có hiệu quả chắn sóng bảo vệ đê biển cao như đã giảm độ cao của sóng từ 120 cm trước rừng xuống chỉ còn 20- 30 cm sau rừng Đồng thời tốc độ bồi lắng phù sa dưới rừng cao hơn 10 lần so với đối chứng
Mô hình trồng Bần chua trên ập địa cát đen
Trồng tại xã Tân Thành, quận Kinh Dương, Hải Phòng năm 200 , trên đất cát đen loài cây là Bần chua do Trung tâm Công nghệ cao Nông, Lâm nghiệp Hải Phòng thực hiện
2.2.3 Tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một trong những địa phương trồng RNM khá thành công của khu vực miền Bắc thông qua việc xây dựng các đai rừng phòng hộ đê biển và thực hiện cá
dự án, chương trình trồng RNM
Trang 36Bảng 14: Tổng hợp diện tích trồng RNM tỉnh Thái Bình
TT Tên chương trình/Dự án Diện tích
(ha)
Địa điểm
[Kết quả ra soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thái Bình, 2006; Báo cáo thực trạng và giải
pháp phát triển RNM tỉnh Thái Bình, 2008]
Hình 6: Rừng Trang thuần oài và hỗn giao Trang + Bần tại Thái Bình
Từ năm 1997 đến năm 2008, Thái Bình đã trồng được 8.973 ha rừng ngập mặn Trong đó có 2.276 ha rừng Trang thuần loài, 2697 ha rừng Bần thuần loài và khoảng
000 ha rừng hỗn giao Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở NN&PTNT Thái Bình năm
2008 thì tỷ lệ thành rừng của Thái Bình còn thấp (khoảng 2,23 ) Ngoài các nguyên nhân nghiệm thu rừng trồng sớm chỉ 1- 3 tháng sau khi trồng thì nguyên nhân song biển, bão, hà bám là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ sống và thành rừng thấp ở Thái Bình Cây trang sau 3 năm trồng v n có thể chết hàng loạt Ngoài ra các nguyên nhân khác như kỹ thuật áp dụng không đồng đều và chưa có quy trình, công tác quản lý bảo
vệ còn nhiều bất cập,…
2.2.4 Tỉnh Nam Định
Theo báo cáo Thực trạng và giải pháp phát triển RNM năm 2008 của Nam Định thì RNM tại đây được trồng từ năm 1997 do Hội CTĐ Đan Mạch tài trợ Ngoài ra còn
Trang 37có các dự án trong nước như Dự án PAM, 661 Tính đến hết năm 2007, Nam Định đã trồng được 5.336 ha rừng với các loài cây chủ yếu là Trang, Bần, Sú, Đước,… Được trồng tập trung ở các vùng cửa sông, bãi triều ven biển
Bảng 15: Tổng hợp diện tích trồng RNM tỉnh Nam Định
TT Tên chương trình/Dự án Diện tích
(ha)
Địa điểm
[Nguồn: Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển RNM tỉnh Nam Định, năm 2008]
Rừng RNM trồng ven biển Nam Định do biến động tự nhiên của dòng chảy của sông Hồng, nên vùng bãi bồi thường bị biến động d n đến rừng trồng tại một số nơi
c ng bị ảnh hưởng theo Ngoài ra một số yếu tố khác như bão, triều cường, hà bám do
độ mặn nước biển cao làm cây chết hang loạt d n đến diện tích rừng bị suy giảm, mật
độ cây trồng sau nhiều năm v n không đủ mật độ để thành rừng Bên cạnh đó công tác quy hoạch còn mang tính cứng nhắc, mới chỉ quan tâm đến yếu tố thị trường mà chưa quan tâm đến yếu tố xây dựng và phòng hộ của RNM
Hình 7: Rừng Sú thuần oài và hỗn giao Trang + Bần tại Nam Định
Trang 382.2.5 Tỉnh Ninh Bình
Là địa phương có diện tích đất ngập mặn nhỏ nhất trong khu vực nghiên cứu Trong những năm qua, Ninh bình trồng được khoảng 1.233 ha rừng ngập mặn (toàn bộ diện tích này nằm trên địa bàn huyền Kim Sơn) Rừng ở đây được trồng từ năm 1997
do Hội CTĐ Đan Mạch tài trợ, và gần đây dự án 661 c ng đã được triển khai trên địa bàn Do cơ cấu cây trồng và biệp pháp kỹ thuật của dự án tài trợ trồng rừng của Đan Mạch là như nhau cho toan khu vực nên rừng ngập mặn của Ninh Bình những năm trước chủ yếu là rừng Bần hoặc trang thuần loài Rừng hỗn loài mới được trồng từ năm
1999 trở lại đây thông qua DA 661 Đồng thời địa phương c ng đã tiến hành trồng bổ sung Bần vào rừng Trang thuần loài đã có với mục đích tạo thành rừng hỗn loài đa tầng và đã thu được những kết quả khả quan
Hình 8: Rừng Trang thuần oài và hỗn giao Trang + Bần tại Ninh Bình
2.2.6 Tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hoá có 6 huyện thị ven biển có diện tích rừng và đất ngập mặn có thể trồng RNM, diện tích này chủ yếu thuộc các xã giáp biển, cửa sông, lạch Do sớm xác định được vai trò của rừng phòng hộ ven biển mà từ năm 1990 đến nay Thanh Hoá đã đầu tư trồng 1.512,5ha các loài cây ngập mặn cụ thể như sau:
Từ 1990- 1993: Quỹ Nhi đồng của Vương quốc Anh (Dự án 773) đã đầu tư trồng Sú, Vẹt ở các bãi lầy ven biển của 3 huyện: Quảng Xương, Hoằng Hoá, Nga Sơn được 115ha
Trang 39Từ 1992- 1997: Dự án trồng rừng PAM 30 đã đầu tư trồng mới 255ha Sú, Vẹt tại 5 huyện ven biển là: Tĩnh Gia, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Hậu Lộc và thị xã Sầm Sơn
Từ năm 1997- 2005: Hội trữ thập đỏ Việt Nam- Nhật bản đã đầu tư trồng 1.1 2,5ha Sú, Vẹt, Trang tại 3 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc và Hoằng Hoá
Tuy nhiên, diện tích RNM này chủ yếu là giao cho UBND xã quản lý, do cây chết nên hàng năm phải trồng tra dặm nhiều lần nhưng chất lượng rừng chưa cao Những năm gần đây do sức ép của việc nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh, cộng với
sự tàn phá của các cơn bão mạnh thường xuyên đổ bộ vào Thanh Hoá nên hiện tại theo
rà soát Quy hoạch 3 loại rừng thì diện tích RNM của Thanh Hoá chỉ còn 708,1ha
Hình 9: Rừng Trang thuần oài và hỗn giao Trang + Bần tại Thanh Hoá
2.2.7 Tỉnh Hà Tĩnh
Tại Hà Tĩnh, rừng ngập mặn được trồng chủ yếu là do các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh Tổng diện tích đã trồng là 1.356 ha (bảng dưới) nhưng cho đến nay diện tích thành rừng chỉ là 728 ha do một số nơi lập địa khó khăn (cát nhiều) nên sau khi trồng cây không phát triển được và chết
Trang 40[Phan Nguyên Hồng & Lê Xuân Tuấn, 2007]
2.2 Hoạt động phục hồi rừng tại 3 tỉnh dự án GIZ ở đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1 Phục hồi rừng ngập mặn ở khu vực xói lở cao bằng hàng rào phá sóng và hàng rào giữ bùn ở Kiên Giang
Xói lở là một vấn đề nghiêm trọng ở các khu vực ven biển.Tại Kiên Giang khoảng 3 chiều dài bờ biển đã và đang bị xói lở, một số khu vực bị xói lở khoảng
2 m bờ biển mỗi năm Hoạt động trồng rừng trước đây thường cho tỉ lệ thành rừng không cao Ở những khu vực bị xói lở nghiêm trọng, rừng trồng bị xóa
bỏ chỉ trong một năm Một trong những lý do mất rừng nhiều là do thiếu sự bảo vệ cây con khỏi tác động sóng và hoạt động bồi lắng theo mùa sau khi trồng Các hoạt động bồi lắng theo mùa c ng làm đứt rễ và chôn vùi cây con
Dự án GIZ -Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang đã thiết kế
và thử nghiệm ba kiểu hàng rào bảo vệ bờ biển khác nhau Mục đích của hàng rào là làm giảm năng lượng của sóng, và giữ lại lớp phù sa đã bồi lắng từ đầu mùa mưa khỏi
bị sóng cuốn trôi khi có gió mạnh vào nửa cuối mùa mưa Điều này giúp cho cây ngập mặn con mới trồng hoặc cây tái sinh tự nhiên đều có thể h.nh thành bộ rễ ổn định hơn
Hình 10 (a) Hàng rào phá sóng (b) Hàng rào giữ bùn
Hàng rào phá sóng làm giảm đến 65 năng lượng sóng biển Hệ thống hàng rào chắn/phá sóng và giữ và ổn định bùn loãng, giúp cây con tồn tại và phát triển được sau khi trồng và làm tăng tính đa dạng sinh học trong khu vực