Cùng với những thiệt hại do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra cho đàn lợn như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh… các bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn cũng không kém phần gây
Trang 1PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp Ngành chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp một lượng thực phẩm lớn có giá trị dinh dưỡng cao cho con người và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến Chủ trương của nhà nước hiện nay là phát triển chăn nuôi lợn thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự, nhằm tạo ra sản phẩm thịt có chất lượng cao, không những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu
Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16 tháng 1 năm 2008, trong đó có chiến lược phát triển chăn nuôi lợn Theo đó đến năm 2020, tổng đàn lợn nước ta ước đạt khoảng
35 triệu con, bình quân tăng 2,0% trên năm, chủ yếu tập trung phát triển tại các vùng trọng điểm như đồng bằng sông Hồng, vùng trung du, duyên hải ven biển miền trung và vùng Đông nam bộ Sản lượng thịt xẻ các loại đạt 5500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn chiếm 63% Sản lượng thịt xẻ trung bình đạt 56kg/người (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2008) Để đạt được các chỉ tiêu trên, trong những năm qua Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ chương chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển như nâng cao chất lượng con giống, thức
ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh
Tuy nhiên, trong những năm qua chăn nuôi lợn vẫn còn gặp nhiều khó khăn Tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến quy mô phát triển đàn Cùng với những thiệt hại do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra cho đàn lợn như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh… các bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn cũng không kém phần gây thiệt hại cho người chăn nuôi Lợn bị nhiễm giun tròn đường tiêu hóa thường gây ra các tổn thương cơ học mở đường cho các vi khuẩn nội quan gây nhiễm trùng kế phát, làm tăng tiêu tốn thức
ăn, giảm tăng trọng từ 15 đến 20 % so với lợn không bị bệnh (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006)
Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) thì đàn lợn nuôi ở Việt Nam nhiễm giun tròn đường tiêu hóa rất phong phú về chủng loại, trong đó có 5
Trang 2loài lợn bị nhiễm với tỷ lệ cao và cường độ nặng như giun đũa, giun tóc, giun lươn, giun kết hạt và giun dạ dày Các loài giun này khi lợn bị nhiễm chúng gây
ra những tác hại như: chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố làm cho vật chủ còi cọc, chậm lớn, gầy yếu và sức đề kháng giảm
Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp, chăn nuôi lợn vẫn mang tính chất quảng canh, tận dụng, chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế Hơn nữa, do phong tục tập quán chăn nuôi lợn của người dân ở vùng này chủ yếu là nuôi thả rông Do vậy, đàn lợn nuôi tại ba tỉnh nghiên cứu bị nhiễm giun tròn đường tiêu hóa càng nặng hơn Điều đáng quan tâm là trong số các loài giun tròn ký sinh ở
đường tiêu hóa lợn cũng là tác nhân gây bệnh cho người như: giun đũa Ascris
suum, giun tóc Trichocephalus suis, giun lươn Strongyloides ransomi và giun dạ
dày Gnathostoma spp
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về giun tròn đường tiêu hóa của lợn nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng khác Tại 3 tỉnh nghiên cứu Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên chưa có tác giả nào nghiên cứu về giun tròn đường tiêu của lợn một cách đầy đủ và toàn diện Vì vậy, nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường hóa và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc là điều cần thiết
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3
tỉnh nghiên cứu Đánh giá được tác hại của giun tròn đường tiêu hóa gây ra đối với khả năng sinh trưởng và tình trạng sức khỏe của lợn
- Đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến 2014, trên đàn lợn nuôi tại các
hộ nông dân của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đã xác định được 5 loài giun tròn đường tiêu hóa lợn của ba tỉnh Cao
Trang 3G doloresi Trong đó loài G doloresi mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu
- Xác định được tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu
- Đã xác định được sức đề kháng của trứng giun dạ dày lợn G doloresi đối
với một số loại hóa chất và các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của trứng
- Xác định bệnh tích đặc trưng nhất do G doloresi gây ra ở dạ dày lợn là
niêm mạc bị tổn thương nặng, tụ huyết, xuất huyết, viêm loét tạo thành các hang lớn
- Đã xác định được hiệu lực tẩy giun G doloresi của ba loại thuốc:
ivermectin 0,25%,; levamisole 7,5% và mebendazole 10%
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Xác định được thành phần loài giun tròn ký sinh ở tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc
- Cung cấp những hiểu biết về đặc điểm sinh học của giun dạ dày và bệnh
lý lâm sàng do chúng gây ra ở lợn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành chăn nuôi thú y và thú y các trường Cao Đẳng và Đại học Nông nghiệp Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cung cấp đặc điểm dịch tễ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn, đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn
Trang 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn, những loài có tính chất phổ biến và gây tác hại cho lợn Còn những loài giun tròn khác chỉ đề cập mang tính chất khái quát về thành phần loài đã được phát hiện ở Việt Nam Do đề tài nghiên cứu về giun dạ dày lợn cho nên chúng tôi giới thiệu vắn tắt về sinh lý tiêu hóa ở dạ dày lợn
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Đặc điểm giải phẫu và sinh lý dạ dày lợn
2.1.1.1 Cấu tạo dạ dày
Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), cấu tạo dạ dày lợn thuộc loại
dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép Dạ dày lợn được chia làm 5 vùng: vùng thực quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị Trong đó vùng thực quản không có tuyến tiết dịch, vùng manh nang
và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy, không có men pepsin và axít HCl Vùng thân vị và hạ vị tiết ra men, HCl và dịch nhầy
2.1.1.2 Đặc điểm tiêu hóa ở dạ dày lợn
Ở động vật nói chung, lợn nói riêng thức ăn khi được đưa vào đường tiêu hóa, để cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng thì thức ăn phải trải qua quá trình tiêu hóa Quá trình tiêu hóa thức ăn của lợn thông qua ba tác động đó là: cơ học, hóa học và vi sinh vật học (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996)
Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) cho biết: HCl có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở trong dạ dày lợn Để tiêu hóa được protein trong thức ăn, HCl phải hoạt hóa pepsinnogen thành men pepsin, đồng thời làm trương nở protein trong thức ăn tạo điều kiện thuận lợi cho men pepsin tác dụng phân giải HCl còn tham gia vào quá trình điều chỉnh độ pH ở trong dạ dày lợn, men pepsin hoạt động trong môi trường axit với độ pH thích hợp nhất từ 1,5-2,5 Dịch vị trong dạ dày lợn chứa men pepsin và chymosin, men pepsin có hoạt tính phân giải mạnh, men chymosin làm ngưng kết sữa nhanh Cả hai men này đều có ở trong dạ dày lợn con và lợn trưởng thành (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996)
Trong dạ dày lợn tinh bột cũng được tiêu hóa nhờ có men Amilaza của nước bọt và các men ở trong thức ăn thực vật, quá trình tiêu hóa bột đường diễn ra khá mạnh ở vùng manh nang và thượng vị Ngoài ra tại vùng manh nang của dạ dày lợn
Trang 5còn có quá trình lên men vi sinh vật tạo thành các axit béo Môi trường trong dạ dày lợn là môi trường toan tính, độ pH của dịch vị dạ dày lợn dao động từ 2,5-3,0 (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996; Hoàng toàn Thắng và Cao Văn, 2006)
2.1.2 Giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn đã được phát hiện trên thế giới
và ở Việt Nam
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã phát hiện các
giống loài giun tròn ở đường tiêu hóa lợn nhà và lợn rừng là loài Trichocephalus
suis (Schrank, 1788), Oesophagostomum dentatum (Rudolphi, 1803),
Oesophagostomum brevicaudatum (Shwartz et Alicata, 1930), Oesophagostomum longicaudum (Goodey, 1925), Ascarops strongylina (Rudolphi, 1819), Physocephalus sexalatus (Molin, 1861), Globocephalus longemucronatus (Molin,
1861), Globocephalus ursubulatus (Alessandrini, 1909), Strongyloides ransomi (Schwartz et Alicata, 1930) Strongyloides papillosus (Wedl, 1856), Ascaris suum (Goeze, 1782), Gnathostoma doloresi (Tubangui, 1925), Gnathosma hispidum
(Fedtschenko, 1872) (dẫn theo Phan Thế Việt và cs., 1977)
Ở Việt Nam, theo Phan Thế Việt và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996) đã phát hiện và thống kê được 27 loài giun tròn ký sinh ở lợn, trong đó có
18 trên 27 loài (chiếm 66,7%) ký sinh ở đường tiêu hóa, gồm: 1 Ký sinh ở dạ
dày: Ascarops strongylina, A dentata; Physocephalus sexalatus, Gnathostoma
doloresi, G hispidum, Simodsia paradoxa; 2 Ký sinh ở ruột: Trichocephalus suis, Trichinella spiralis, Strongyloides papillosus, S ransomi, Globocephalus longesmusculatus, G urosubulotus, Raillietostrongylus samoensis, Bourgelatia diducta, Oesophagostomum dentatum, O brevicaudatum, O longicaudum, Pseudocruzia orientalis
2.1.2.1 Loài giun đũa Ascaris suum Goeze (1782)
* Lịch sử phát hiện
Goeze (1782) lần đầu tiên phát hiện được giun tròn Ascaris suum ký sinh
ở lợn nhà và lợn rừng
* Đặc điểm sinh học
- Vị trí của Ascaris suum (giun đũa) lợn trong hệ thống phân loại động vật
Theo Phan Thế Việt và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996) thì vị trí của giun đũa lợn trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Trang 6Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Phân bộ Ascaridata Skrjabin, 1915
Họ Ascaridae Baird, 1853
Giống Ascaris Linnaeus, 1758
Ascaris ovis Rudolphi, 1819
Loài Ascaris suum Goeze, 1782
- Đặc điểm hình thái
Những nghiên cứu của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị
Lê và cs (1996) cho rằng, giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn Đầu giun đũa có 3 môi bao quanh miệng, 1 môi ở phía lưng và 2 môi ở phía bụng Trên rìa môi có một hàng răng cưa, cấu tạo của răng cưa này khác nhau giữa hai loài giun đũa, hàm răng cưa ở môi giun đũa người không rõ bằng răng cưa của giun đũa lợn Giun đực dài 12-25cm, đường kính 3mm Giun cái dài
từ 30-35cm, đường kính 5-6mm Trứng hình bầu dục hơi ngắn, kích thước 0,087 x 0,046-0,067mm, vỏ dày gồm 4 lớp, lớp vỏ ngoài là màng protit, màu cánh dán, nhấp nhô làn sóng Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực có kích thước nhỏ, đuôi cong về mặt bụng, giun cái to hơn đuôi thẳng Giun đực có hai gai giao hợp dài bằng nhau, dài khoảng 1,2-2mm, không có túi giao hợp
0,056-* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của A suum
Hình 2.1 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun đũa lợn A suum
Nguồn: Goeze (1782)
Trang 7Phổi<-Gan<-Máu<-Niêm mạc ruột
Ascaris suum
Ký sinh ở ruột non lợn)
1 Lát cắt ngang đỉnh đầu, 2 Phần đuôi con đực, 3 Trứng (theo Mozgovoy, 1960)
- Vòng đời
Chú thích: t 0 = 15-35 0 C; A 0 = 80-95%; pH = 7-8
Sơ đồ 2.1 Vòng đời giun đũa lợn A suum
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan (2012)
Theo Phan Lục (2006), giun đũa ký sinh ở ruột non lợn Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ khoảng 200.000 trứng trên một ngày đêm Trứng theo phân ra môi trường ngoài, gặp ẩm độ thích hợp ở nhiệt độ từ 20oC-30oC, sau 2-3 tuần sẽ phát triển thành trứng có sức gây nhiễm Nếu lợn nuốt phải trứng có sức gây nhiễm, ở đường tiêu hoá ấu trùng được giải phóng ra và xuyên qua niêm mạc ruột, theo hệ tuần hoàn vào gan Sau 4-5 ngày ấu trùng đi tới phổi tiến hành lột xác, sau đó từ phế nang vào khí quản cùng với niêm dịch lên hầu và được nuốt trở lại đường tiêu hóa, đến ruột non lột xác lần cuối phát triển thành giun trưởng thành Giun ký sinh ở ruột non và tiếp tục đẻ trứng sau 2-2,5 tháng
- Dịch tễ học
Những biến động về tỷ lệ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi, tác giả Phan Địch Lân và cs (2005) cho biết: tỷ lệ lợn nhiễm giun đũa tăng dần từ dưới 2 tháng đến 7 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần Lợn con dưới 2 tháng tuổi
tỷ lệ nhiễm 39,2%, lợn 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 48,0%, lợn 5-7 tháng tuổi tỷ
lệ nhiễm 48,3%, trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 24,9% Do vậy, nắm được sự biến động nhiễm giun đũa theo tuổi để làm cơ sở cho kế hoạch tẩy trừ giun đũa và phòng bệnh
Trang 8- Tác hại
Theo các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Chu Thị Thơm và
cs (2006), Lê Văn Năm (2010), Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) thì quá trình sinh bệnh của giun đũa gắn liền với chu trình phát triển sinh học của cả ấu trùng và giun trưởng thành xảy ra ngay trong cơ thể vật chủ
Trứng có sức gây nhiễm sau khi vào trong đường tiêu hóa của lợn đến ruột non, ấu trùng được giải phóng ra bám chặt vào niêm mạc ruột và phá vỡ cấu trúc niêm mạc ruột lợn Từ ruột ấu trùng theo máu tới gan, gây xuất huyết gan và gây ra phản ứng bảo vệ của cơ thể vật chủ bằng việc tập trung các tế bào bạch cầu ái toan, tế bào viêm và mô liên kết, tạo ra các nốt trắng xám ở trong gan và các bề mặt gan làm ảnh hưởng đến chức năng gan Từ gan ấu trùng theo máu đến tim, phổi gây xuất huyết phổi, viêm phổi, làm cho chức năng hô hấp của phổi bị rối loạn
Trong ruột, giun đũa phá hủy niêm mạc ruột gây ra viêm ruột, tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thứ phát, đồng thời làm cho quá trình đồng hóa và dị hóa bị phá vỡ Trong nhiều trường hợp, giun gây tắc ruột cơ học, chướng hơi, thậm chí thủng ruột và dẫn đến viêm phúc mạc cấp tính làm cho lợn bị tử vong Một số trường hợp khác, giun chui vào ống mật, ống dẫn tụy làm tắc nghẽn mật, dịch tụy, gây viêm cục bộ làm cho lợn bị đau đớn và có thể chết đột tử
Độc tố do giun tiết ra còn phá hủy các chức năng của các men tiêu hóa, các vitamin và các chất xúc tác khác khiến cho quá trình trao đổi chất bị rối loạn hoặc bị phá vỡ Do vậy, lợn bị nhiễm giun trở nên còi cọc, giảm khả năng kháng bệnh và dễ mắc các bệnh thứ phát truyền nhiễm khác…
- Chẩn đoán
Đối với con vật còn sống: kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng giun Có thể chẩn đoán bằng phản ứng biến thái nội bì (dùng kháng nguyên pha loãng tỷ lệ 1: 200 tiêm nội bì vành ngoài tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt) phương pháp chẩn đoán này hiệu quả rất cao, không gây phản ứng chéo với lợn nhiễm các loài giun khác, có kết quả dương tính sau khi lợn nhiễm giun đũa
từ 8 - 11 ngày
Đối với con vật chết: mổ khám để tìm giun trưởng thành, ấu trùng và kiểm tra bệnh tích Lợn dưới 2 tháng tuổi: mổ khám tìm ấu trùng giun ở phổi và gan vì giai đoạn này giun chưa đẻ (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Trang 9- Phòng trị
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) thì phòng bệnh giun đũa lợn cần phải thực tốt các biện pháp sau: tẩy giun cho lợn 4 tháng một lần Thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại, môi trường, hạn chế khả năng lây nhiễm trứng cho lợn, định kỳ tẩy uế chuồng trại bằng dung dịch NaOH 3% hoặc nước nóng để diệt trứng giun Thu gom phân, chất thải đem ủ để diệt trứng giun, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường Thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch không bị ô nhiễm trứng giun Khẩu phần ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối, phù hợp với từng lứa tuổi và nâng cao sức đề kháng cho lợn
Các tác giả Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Phạm Đức Chương và cs (2003) Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) thông báo: có nhiều loại thuốc tẩy trừ có hiệu lực cao đối với giun đũa Các loại thuốc được sự dụng rộng rãi nhất là: piperazin, mebendazol, albendazol, levamizol, ivermectin… thuốc có tác dụng trị giun đũa ở các thời kỳ khác nhau: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng đạt hiệu quả cao Thuốc piperazin, liều 250 - 300 mg/kg thể trọng, pha vào nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn cho lợn, hiệu lực tẩy sạch đạt 90-100% (Bùi Thị Tho, 2003) Thuốc mebendazol, liều 20mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn hoặc cho lợn uống có hiệu quả tẩy giun đũa đạt cao (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011) Tác giả Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, thuốc ivermectin, liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da cho lợn 1-2 lần, cách nhau 2 ngày có hiệu lực tẩy sạch giun đũa đạt trên 90%
2.1.2.2 Giun tóc Trichocephalus suis Schrank (1788)
Phân lớp Enoplia Chitwood, 1933
Bộ Trichocephalida Skrjabin et Schulz, 1928
Phân bộ Trichocephalata Skrjabin et Schulz, 1928
Họ Trichocephalidea Baird, 1953
Trang 10Phân họ Trichocephalinae Ransom, 1911
Giống Trichocephalus Schrank, 1788
Loài Trichocephalus suis Schrank,1788
- Đặc điểm hình thái
Theo Phan Địch Lân và cs (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) thì giun tóc có hình sởi tóc, màu trắng Cơ thể chia thành hai phần rõ rệt Phần trước nhỏ như sợi tóc, dưới lớp biểu bì là thực quản, thực quản có các hạt tế bào xếp thành chuỗi hạt, phần này dài tới hai phần ba cơ thể Phần sau ngắn và to, bên trong là ruột và cơ quan sinh sản
Giun đực cơ thể dài 20-52mm, đuôi hơi tù, phần đuôi cuộn tròn lại Chỉ có một gai giao hợp dài 5-7mm, được bọc một lớp màng có nhiều gai nhỏ bao phủ Giun cái dài 39-53mm, đuôi thẳng Âm hộ ở đoạn cuối của thực quản Trứng
giun tóc hình hạt chanh màu vàng nhạt, kích thước 0,052-0,061 x 0,027-0,03mm
* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của T suis
Hình 2.2 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun T suis
Nguồn: Schrank (1788)
1 vùng lỗ sinh dục; 2 đuôi con đực; 3 gai giao phối;
4 đuôi con cái; 5 gốc gai và mút gai giao phối (theo Skrjabin et al., 1975)
Trang 11Trứng Trứng
(có sức gây nhiễm) Phân t0, A0, pH
Ấu trùng
Lợn nuốt vào đường tiêu hóa
Cắm sâu đầu vào niêm mạc ruột
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan (2012)
Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, giun tóc phát triển không cần vật chủ trung gian Giun cái đẻ trứng trong ruột già của vật chủ Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 18-300C, ẩm độ 80-85%) sau 15-28 ngày sẽ phát triển thành trứng có sức gây nhiễm Lợn nuốt phải trứng có sức gây nhiễm qua thức ăn nước uống sẽ bị nhiễm giun tóc Khi trứng giun tóc có sức gây nhiễm vào ruột lợn sẽ nở ra ấu trùng, ấu
trùng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời
của giun tóc từ 30-52 ngày
- Dịch tễ học
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) thì giun tóc ở lợn rất phổ biến, qua kết quả mổ khám ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung cho thấy tỷ lệ nhiễm từ 12,5-40,3%, với cường độ nhiễm cao có trường hợp thấy 1219 con giun tóc ở ruột già của 1 lợn
Bệnh giun tóc thường xảy ra đối với lợn dưới 6 tháng tuổi Lợn nái và lợn trưởng thành nhiễm giun nhẹ hơn, ít thể hiện triệu chứng lâm sàng (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2009)
Nguyễn Thị Kim Lan (2011), khi nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm
giun T suis theo tuổi lợn ở Thái Nguyên đã kết luận rằng: trong 2016 lợn được kiểm tra, không có lợn nào dưới 1 tháng tuổi nhiễm T Suis Lợn 1-2 tháng tuổi
nhiễm 26,99%; lợn 2-4 tháng tuổi nhiễm 46,35%; lợn 4-6 tháng tuổi nhiễm
Trang 1235,65%; lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 23,47% Cường độ nhiễm nặng ở lợn từ 1-2 tháng tuổi là 6%; lợn từ 2-4 tháng tuổi là 17%; lợn từ 4-6 tháng tuổi là 9%; không có lợn nào trên 6 tháng tuổi bị nhiễm nặng
Jarvis and Magi (2007) khi nghiên cứu về nội ký sinh trùng ở lợn tại một
trang trại nuôi lợn rừng ở Estonia cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun tóc T suis tương đối
nặng, chiếm 21%
- Tác hại
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) thì giun tóc ký sinh và gây bệnh ở ruột già của lợn, đặc biệt là manh tràng và kết tràng Trong quá trình gây bệnh ngoài tác động chiếm đoạt dinh dưỡng, giun tóc còn tạo nên các nốt loét ở niêm mạc ruột già
+ Tác hại cơ giới: phần đầu của giun cắm sâu vào thành ruột gây tổn thương, làm niêm mạc ruột già bị viêm và xuất huyết, gây rối loạn tiêu hóa, làm cho lợn mắc hội chứng hồng lị (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011)
+ Tác hại mang trùng: giun tóc ký sinh gây tổn thương cơ học, tạo điều kiện cho các nhân tố khác xâm nhập (xoắn khuẩn, phẩy khuẩn) Giun tóc thải ra độc tố làm cho lợn bị trúng độc gầy còm, thiếu máu (Đào Trọng Đạt và cs., 1996)
Các tác giả Dwight and Bowman (1995), Phan Địch Lân và cs (2005) cho biết, lợn bị nhiễm giun tóc nặng thường kém ăn, gầy yếu, thiếu máu, tiêu chảy, kiết lỵ, phân có lẫn máu và mất nước Trên niêm mạc ruột đặc biệt là manh tràng
có nhiều nốt loét, sần sùi, xuất huyết, niêm mạc bong tróc từng mảng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn
- Chẩn đoán
Tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) cho biết: để chẩn đoán giun tóc thì dựa vào triệu chứng lâm sàng, lợn từ 1 đến 4 tháng tuổi bị nhiễm giun tóc thường
có hội chứng lị Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun
Có thể mổ khám tìm giun trưởng thành và kiểm tra bệnh tích ở ruột già
- Phòng trị
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2011) thì việc phòng bệnh giun tóc cần phải được thực hiện thường xuyên ở chuồng trại và khu chăn nuôi để hạn chế sự phát tán trứng giun Định kỳ tẩy giun tóc cho lợn con giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi Trong các cơ sở chăn nuôi bị nhiễm bệnh, cần sự dụng các hóa chất phun vào chuồng trại theo định kỳ như: dung dịch cresyl 3%,
Trang 13nước vôi 10% để diệt trứng giun Phân và các chất thải của lợn phải được ủ bằng phương pháp nhiệt sinh học
Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) cho biết: có thể dùng thuốc mebendazol để tẩy giun tóc cho lợn, liều 5 mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn, cho lợn ăn một lần duy nhất, cho kết quả điều trị tốt
Thuốc ivemectin liều 0,2mg/kg thể trọng dùng để tẩy giun tóc cho lợn, thuốc có hiệu lực tẩy đạt kết quả cao (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
2.1.2.3 Giun kết Oesophagostomum dentatum Rudolphi (1803)
Phân lớp Enoplia Chitwood, 1933
Bộ Trichocephalida Skrjabin et Schulz, 1928
Phân bộ Trichocephalata Skrjabin et Schulz, 1928
Họ Trichostrongydae Witenberg 1925
Phân họ Oesophagostomatinae Railliet, 1916
Giống Oesophagostomum Molin, 1788
Loài Oesophagostomum dentatum Rudolphi, 1803
Loài Oesophagostomum brevicaudatum
Shwartz et Alicata,1930
Loài Oesophagostomum longicaudum Goodey, 1925
- Đặc điểm hình thái
Tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) đã mô tả: các loài thuộc
giống O dentatum có đặc điểm hình thái chung là không có cánh đầu Túi miệng
nông, có 9 tua ngoài và 18 tua trong, túi đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to của thực quản Giun đực cơ thể dài 8-9 mm x 0,14-0,38 mm, có túi đuôi Sườn bụng song song nhau, sườn lưng chia thành sườn lưng ngoài và sườn lưng trong Sườn lưng trong lại chia thành hai nhánh, có hai gai giao hợp dài 1,00-1,14mm Giun
Trang 14cái dài 8-11,2mm, đuôi dài 0,117-0,374mm, âm hộ ở trước hậu môn, cách hậu môn 0,208-0,388mm, âm đạo vòng về trước, dài 0,1-0,15mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng
* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của O dentatum
Hình 2.3 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của O dentatum
Nguồn: Rudolphi (1803)
1 phần trước cơ thể; 2 phần đầu cơ thể; 3 đuôi con cái;
4 mút và gốc gai giao phối; 5 gai điều chỉnh; 6 túi đuôi
(mặt lưng); 7 nón sinh dục (theo Popova, 1958)
- Vòng đời
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012), vòng đời của giun kết hạt không cần vật chủ trung gian Trứng có kích thước 70-74 x 40-42m, gồm 8-16 phôi bào, sau 7-10 giờ ở ngoại cảnh, trứng nở thành ấu trùng giai đoạn I, sau 24 giờ ở nhiệt độ 22-240C ấu trùng giai đoạn I phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, sau 2 ngày ở ngoại cảnh ấu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III là ấu trùng cảm nhiễm Như vậy, ấu trùng giun kết hạt phải trải qua hai lần biến thái để trở thành ấu trùng có sức gây bệnh Ấu trùng theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa của lợn, chui qua niêm mạc ruột và tạo thành các hạt ở trên thành ruột, sau đó
Trang 15ra xoang ruột phát triển giun trưởng thành Tuổi thọ của giun kết hạt lợn từ 8-10 tháng Thời gian hoàn thành vòng đời giun kết hạt lợn từ 24-43 ngày
Sơ đồ 2.3 Vòng đời của giun kết hạt ở lợn O dentatum
ra những u kén ở ruột, ngược lại đối với lợn lớn sau khi ấu trùng gây nhiễm xâm nhập vào đường tiêu hóa thì chúng gây bệnh rất nặng và trên ruột có rất nhiều u
kén Thời gian sống của O dentatum ở trong đường tiêu hóa lợn tương đối dài từ
8-10 tháng Quá trình truyền lây giun này còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… ở mỗi vùng
Ấu trùng giun kết hạt xuyên qua niêm mạc ruột lợn tạo thành những hạt hay gọi là u kén, gây ỉa chảy, con vật bị kiết lị, phân có màng nhầy, đôi khi có máu, niêm mạc ruột sung huyết, thủy thũng Lợn kém ăn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lợn con chậm lớn, lợn sinh sản giảm khả năng sinh đẻ Lợn bị nhiễm giun kết hạt nặng sẽ gầy dần và chết (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011)
Ấu trùng giai đoạn 2
Ấu trùng giai đoạn 3
Ấu trùng giai đoạn 4
(trong u kén ở thành ruột)
Ấu trùng giai đoạn 5
(phát triển trong xoang ruột)
Trang 16Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) cho biết: phòng bệnh giun kết hạt cho lợn, cần
phải thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, định kỳ tẩy giun cho lợn 3 đến
4 lần trên năm Giữ vệ sinh chuồng trại và môi trường, đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống không bị ô nhiễm trứng giun Phân lợn phải được ủ để diệt trứng và
ấu trùng giun Nếu cơ sở chăn nuôi lợn có bệnh cần cho lợn uống phenothiazin
để phòng bệnh, thuốc Phenothiazin uống liên tục liều thấp có thể hạn chế giun kết hạt đẻ trứng
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) cho biết, có thể dùng levamisole liều 15mg/kg thể trọng để tẩy giun kết cho lợn đạt hiệu quả tốt Dùng ivermectin liều 0,2 mg/kg thể trọng cho kết quả tẩy trừ khả quan và an toàn
12-2.1.2.4 Giun lươn Strongyloides ransomi Schwartz et Alicata (1930)
Phân bộ Rhabditina Chitwood, 1933
Họ Strongyloididae Chitwood et McInstosch, 1934
Giống Strongyloides Grassi, 1879
Loài Strongyloides papillosus Wedl, 1856
Loài Strongyloides ransomi Schwartz et Alicata, 1930
Trang 17- Đặc điểm hình thái
Các tác giả Nguyễn Thị Lê và cs (1996), Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) cho
biết: ở Việt Nam có hai loài giun lươn ký sinh ở lợn Loài S ransomi (Schwartz et
Alicata, 1930) ký sinh ở ruột non lợn Giun đực hình sợi, dài 0,87-0,90mm, lỗ huyệt cách nút đuôi 0,07mm Giun cái dài 2,1-4,2mm rộng 0,04-0,08mm Lỗ sinh dục ở 1/3 phần sau cơ thể, cách mút đuôi là 0,36-1,53mm, hai buồng trứng là các ống mỏng xuất phát gần lỗ sinh dục, một buồng trứng hướng lên phía đầu cơ thể, buồng còn lại hướng phía đuôi Tử cung chứa nhiều trứng, trứng có kích thước 0,037-0,060 x 0,025-0,042mm Trứng hình thành ấu trùng ở bên trong
Loài S papillosusus (Wedl, 1856) ký sinh ở ruột non của bò và lợn, con
đực chưa được mô tả, con cái hình chữ S, dài 4,8-6,3mm, rộng 0,042-0,078mm, lỗ miệng có 4 môi (1 môi lưng, 1 môi bụng và 2 môi bên), thực quản dài 0,770-1,029mm, lỗ sinh dục có rãnh ngang, cách mút đuôi 1,8-2,3mm, hai bên có mấu lồi kitin, đầu 2 buồng trứng rất gần lỗ sinh dục, một buồng chạy về phía trước, một buồng chạy về phía sau cơ thể Tử cung chứa 4-75 trứng Trứng có vỏ mỏng
và phẳng, kích thước 0,048-0,060mm x 0,025-0,036mm
* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của S ransomi
Hình 2.4 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun lươn S ransomi
Nguồn: Schwartz et Alicata (1930)
1 Phần đầu giun đực; 2 Cơ thể giun cái; 3 Đuôi giun cái (theo Schwartz et Alicata)
Trang 18- Vòng đời
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) thì giun lươn cái đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài đã có ấu trùng ở bên trong và được phát triển theo hai hướng:
+ Trực tiếp: vào mùa hè ở nhiệt độ 20-300C sau 5-6 giờ trứng nở ra ấu trùng Sau 2-3 ngày ở nhiệt độ 25-300C, ấu trùng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm
+ Gián tiếp: ấu trùng phát triển ở ngoại cảnh thành giun đực và giun cái Sau giao phối, giun cái đẻ ra trứng có ấu trùng, ấu trùng có sức gây nhiễm ở hướng phát triển trực tiếp hay gián tiếp hoàn toàn giống nhau, ấu trùng có chiều dài 0,6-0,7mm, thực quản hình ống dài, không có chỗ phình to Ấu trùng này vào
cơ thể ký chủ theo hai đường:
Chui qua da vào tổ chức liên kết vào đến cơ, theo máu về phổi, ấu trùng chui qua mạch máu vào chi nhánh khí quản, theo đờm lên hầu rồi được nuốt xuống ruột non, sau 6-8 ngày thì phát triển thành giun lươn trưởng thành
Qua đường tiêu hoá, ấu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá thì chui qua niêm mạc dạ dày vào mạch máu, đi đến phổi theo niêm dịch lên hầu rồi được nuốt xuống đường tiêu hóa và phát triển thành giun trưởng thành Tuổi thọ của giun lươn ở gia súc non khoảng 5-9 tháng
Sơ đồ 2.4 Vòng đời giun lươn Strongyloides sp
Nguồn: Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996)
Giun lươn
ký sinh ♀
Trứng
Ấu trùng gây nhiễm (giai đoạn 3)
Ấu trùng (Giai đoạn 1) Trứng
♀ x ♂
Ấu trùng giun lươn
Trang 19Nghiên cứu gây nhiễm thực nghiệm ấu trùng giun lươn S ransomi có sức
gây bệnh qua đường tiêu hóa và qua da của lợn ở tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2010), đã xác định được thời gian hoàn thành vòng đời của
S.ransomi ở lợn là 7-8 ngày và 10-11 ngày Tác giả nhận xét rằng, thời gian giun
lươn hoàn thành vòng đời trong cơ thể lợn ngắn chỉ 7-11 ngày, khi nhiễm qua da thời gian này chậm hơn nhiễm qua đường tiêu hóa Số trứng giun lươn thải ra tỷ
lệ thuận với số ấu trùng đã gây nhiễm cho lợn Tuy nhiên, lợn gây nhiễm thải trứng giun lươn liên tục, số lượng biến động theo thời gian không nhiều
- Dịch tễ học
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011), lợn con đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ bị bệnh và bệnh phát triển nhanh hơn, nặng hơn so với lợn trưởng thành Lợn trưởng thành biểu hiện lâm sàng ít hơn Song chúng là nguồn mang trùng và
là nguồn bệnh nguy hiểm nhất cho lợn con
Đoàn Thị Phương và cs (2010) đã nghiên cứu sự biến động nhiễm giun
lươn S ransomi theo tuổi lợn ở tỉnh Thái Nguyên kết quả như sau: lợn dưới 1
tháng tuổi nhiễm 58,09%; lợn từ 1-2 tháng tuổi nhiễm 56,64%; lợn từ 2-4 tháng tuổi nhiễm 46,97%; Lợn từ 4-6 tháng tuổi nhiễm 35,21%; lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 20,22%
- Tác hại
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết, quá trình sinh bệnh, ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của lợn, giun lươn còn gây tác hại nặng cho lợn thông qua các tác động cơ giới, tác động độc tố và tác động mang trùng Ấu trùng giun lươn chui vào mạch máu của phổi, đến các phế nang, làm tổn thương tổ chức các cơ quan, gây viêm phổi Giun trưởng thành sống trong niêm mạc ruột non gây viêm ruột, rối loạn tiêu hóa Trong quá trình sống ký sinh, giun lươn còn tiết ra độc tố làm lợn bị trúng độc, gầy còm, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa Ấu trùng giun lươn chui vào niêm mạc ruột gây tổn thương, phá vỡ tuyến phòng vệ Khi ấu trùng xuyên qua da để lại các vết ban đỏ trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây nên các bệnh ghép khác với bệnh giun lươn
Theo Johanes (1996) thì lợn bị nhiễm giun lươn thường bị viêm ruột, ỉa chảy
có lẫn máu, có thể bị chết do mất nước Khi mổ khám lợn thấy xác chết gầy còm,
Trang 20nhợt nhạt, xoang bao tim và xoang ngực tích nước màu vàng Gan màu vàng nhạt,
có nhiều điểm trắng trên bề mặt gan, ruột non viêm cata và xuất huyết
- Chẩn đoán
Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, do kích thước của giun rất nhỏ nên phải có kỹ thuật mổ khám và thu thập giun tốt mới thấy được giun lươn Vì vậy, phương pháp chẩn đoán chủ yếu là xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun lươn đối với phân lợn mới thải và phân ly ấu trùng bằng phương pháp Baerman đối với phân thải sau 5 - 6 giờ
- Phòng trừ
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) thì biện pháp phòng bệnh giun lươn cho lợn hiệu quả nhất là thực hiện tốt công tác
vệ sinh thú y như: giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, thông thoáng có thể hạn chế
sự tồn tại của ấu trùng giun lươn Định kỳ sử dụng thuốc diệt trùng như cresyl 5%; dung dịch NaOH 3% để diệt ấu trùng giun Ở các cơ sở chăn nuôi có mầm bệnh, có thể sử dụng một trong các dược liệu đặc hiệu để tẩy dự phòng cho lợn nái trước khi đẻ và cho lợn con từ 7-10 ngày tuổi Cần phải khử trùng trước khi cho lợn nái vào chuồng đẻ Thực hiện công tác ủ phân bằng phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng giun lươn
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) cho biết, có thể dùng levamisole liều 7,5 mg/kg
thể trọng để tẩy giun lươn cho lợn đạt hiệu quả tốt Dùng ivermectin liều 0,3 mg/kg
thể trọng, tiêm cho lợn mẹ từ 1-2 tuần trước khi đẻ, thuốc dùng 2 liều, mỗi liều cách nhau 1-2 ngày, để ngăn chặn sự lây nhiễm từ lợn mẹ sang lợn con
Bùi Thị Tho (2003), có thể dùng mebendazole liều 1mg/kg thể trọng trộn
với thức ăn theo tỷ lệ 30‰, liên tục 10 ngày cho hiệu quả điều trị tốt Dùng
albendazole liều phòng ngừa 5mg/kg thể trọng cho uống hoặc trộn vào thức ăn
với nồng độ 30‰, dùng liên tục trong 5-10 ngày, có thể ngăn chăn được sự cảm nhiễm của giun lươn
2.1.2.5 Giun dạ dày lợn
* Đặc điểm sinh học
- Vị trí của giun dạ dày lợn trong hệ thống phân loại động vật
Theo Phan Thế Việt và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), vị trí của giun dạ dày lợn trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Trang 21Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Spirurida Chitwood, 1933
Phân bộ Spirurina Railliet, 1914
Liên họ Spiruroidea Railliet et Henry, 1915
Họ Spiruridae Oerley, 1885
Giống Ascarops Benneden, 1873
Loài Ascarops Strongylina Rudolphi, 1819
Loài Ascarops dentata Linstow, 1904
Giống Physocephalus Diesing, 1861
Loài Physocephalus sexalatus Molin, 1861
Giống Simondsia Cobbold, 1864
Loài Simodsia paradoxa Cobbold, 1864
Phân bộ Camallania Chitwood, 1936
Liên họ Gnathostomatoidae Skrjabin et Ivaschkin, 1968
Họ Gnathostomatidae Railliet, 1895
Giống Gnathostoma Owen, 1836
Loài Gnathosma hispidum Fedtschenko, 1872 Loài Gnathostoma doloresi Tubangui, 1925
- Đặc điểm hình thái
+ Loài Ascarops strongylina Rudolphi (1819)
Tác giả Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, A strongylina có kích thước
trung bình, đầu có bao hình trụ, cơ thể hình sợi, màu đỏ, miệng có hai môi, mỗi
môi phân thành ba thùy, hầu có từ 16 - 18 vòng kitin tạo thành vòng xoắn nghiêng
góc so với chiều dọc của cơ thể Giun đực dài 13,2-20,1mm, rộng 0,38-0,42mm
Đuôi cong về mặt bụng, dài 0,243mm Có hai gai giao cấu không bằng nhau, một
gai dài 0,499mm, một gai dài 2,845mm Giun cái dài 22, 6-23,7mm, rộng
0,40-0,41 Lỗ sinh dục có cơ vòng dầy, đuôi hình nón Trứng dài 0,036-0,037mm, rộng
0,018-0,021mm, trong có chứa ấu trùng
Trang 22+ Loài Physocephalus sexalatus Molin (1861)
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết, P sexalatus có kích thước
trung bình, hình sởi, miệng có 2 môi chia thành 3 thùy Miệng hình ống, có 22-24 vòng kitin xếp song song nhau Hai bên thân có cánh Thực quản dài từ 0,22-0,27mm, thực quản tuyến dài 2,12-2,99mm Giun đực dài 8,1-13,5mm, đuôi tròn uốn cong về phía đầu Có hai gai giao cấu kích thước không bằng nhau: một gai dài 2,075-2,656mm, một gai dài 0,381-0,465mm, bánh lái gai giao cấu dạng rãnh, dài 0,116mm Giun cái dài 13-22,5mm Hầu có 20-24 vòng kitin Lỗ sinh dục ở phần sau của cơ thể Trứng hình bầu dục, dài 0,029-0,037mm, rộng 0,014-0,018mm, trong trứng có ấu trùng
+ Loài Gnathostoma hispidum Fedtschenko (1872)
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) thì loài G Hispidum thấy ở dạ dày lợn ở châu Âu và châu Á, rất giống với loài Gnathostoma spinigerum ký sinh ở chó
Khi giun còn sống, phần trước của thân có màu hồng đỏ, phần sau thân có màu vàng nâu Đầu tách khỏi thân bởi một rãnh sâu và có 9-12 hàng móc Phần còn lại của thân được bao phủ bởi lớp kitin và có nhiều gai Giun đực dài 12-25mm
và rộng 1,4-2,0mm, đuôi cong và tù, hai gai giao cấu dài không bằng nhau, dài 0,88mm và 0,40mm Giun cái dài từ 25-49mm, âm hộ đổ ra hơi lệch về phía trước đường giữa thân Trứng dài: 0,068-0,074mm, rộng: 0,039-0,042mm
+ Loài Gnathostoma doloresi Tubangui (1925)
Các tác giả Chen et al (1986), Nguyễn Thị Lê và cs (1996) cho biết: loài
G doloresi ký sinh ở dạ dày lợn rừng và lợn nhà, phần mút trước của cơ thể có vòi
ngắn tách biệt với phần thân sau Có 2 môi chia thành 3 thùy, trên mỗi thùy có 2 đôi núm nằm ở mép trước môi Trên vòi có 10 hàng móc hướng về phía sau Cơ thể phủ đầy gai, các gai có hình dạng kích thước khác nhau Từ hàng thứ nhất đến hàng thứ ba các gai có 3 đến 4 răng Phần giữa cơ thể gai có 2 răng, phần cuối cơ thể gai có một răng và mút sau cơ thể gai dạng sợi Khi giun còn sống, phần trước của thân có màu hồng đỏ, phần giữa thân có màu hồng đen và phần sau cùng của thân có màu hồng nhạt Giu đực dài 20-38mm và rộng 0,9-1,66mm, cánh đuôi hẹp,
có 4 đôi núm sinh dục lớn và 3 đôi nhỏ Gai sinh dục dài 1,85mm và 2,07mm không có gai điều chỉnh Giun cái dài từ 27-52mm, rộng 1,3-2,8mm Lỗ sinh dục ở gần giữa thân thuộc nửa sau của cơ thể Trứng dài 0,056-0,062mm và rộng 0,031-0,035mm, có nắp ở hai cực
Trang 23* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của G doloresi
Hình 2.5 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun dạ dày G doloresi
Nguồn: Tubangui (1925)
- Vòng đời
+ Loài Ascarops strongylina và Ascarops dentata
Tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết, cả hai loài giun này đều có vòng đời giống nhau, vòng đời cần có ký chủ trung gian và ký chủ dự trữ tham gia Trứng giun được bài xuất cùng với phân lợn ra ngoài môi trường Được
bọ hung ăn phải, sau 3 ngày nở ra ấu trùng Sau 16-18 ngày ở trong ký chủ trung gian, ấu trùng lột xác lần 1, sau 25-27 lột xác lần 2 và phát triển thành ấu trùng gây nhiễm Ở nhiệt độ 13-14oC sự phát triển của ấu trùng trong cơ thể ký chủ trung gian cần 31-32 ngày Ở nhiệt độ thấp cần thời gian dài hơn Ấu trùng gây nhiễm dài 2,1-2,7mm, rộng 0,06-0,09mm Trong bọ hung, ấu trùng gây nhiễm đóng kén
và sống ở trong kén từ 9 tháng đến 1 năm Lợn mắc bệnh do ăn phải bọ hung có mang ấu trùng gây nhiễm
Trang 24Sơ đồ 2.5 Vòng đời giun dạ dày lợn A strongylina và A dentata
Nguồn: Skrjabin and Petrov (1979)
Trong dạ dày lợn, ấu trùng được giải phóng khỏi kén, chủ động chui vào niêm mạc dạ dày Sau 4-5 ngày phần lớn ấu trùng lột xác lần 3 Sau 20 ngày lột xác lần 4 Đến ngày thứ 46-48 thì thành giun trưởng thành Nếu cá, ếch, nhái hoặc một số loài thuộc họ bò sát ăn bọ hung, ấu trùng sống tạm thời trong các vật chủ này mà không có biến đổi gì Các động vật này trở thành ký chủ dự trữ của
Ascarops Khi lợn ăn phải ký chủ dự trữ, sau 46 - 48 ngày ấu trùng phát triển
thành giun trưởng thành
+ Loài Physocephalus sexalatus
Các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị Kim Lan
(2012) cho biết: P Sexalatus trưởng thành ký sinh ở trong dạ dày lợn Trứng được
bài xuất theo phân lợn ra ngoài môi trường Nếu được ký chủ trung gian là các loài
bọ hung ăn phải, trong đường tiêu hóa của bọ hung, ấu trùng P sexalatus chui ra
khỏi vỏ, xâm nhập vào xoang thân của bọ hung, sau 35-40 ngày phát triển thành ấu trùng gây nhiễm Nếu những bọ hung mang ấu trùng gây nhiễm bị gà, vịt, ngan, ngỗng ăn phải, thì trong cơ thể gia cầm, ấu trùng không phát triển đến giai đoạn trưởng thành, nhưng chúng chui sâu vào thành ruột, đến gan, ra màng cheo ruột và các cơ quan khác rồi đóng kén ở đó Như vậy, gia cầm có ấu trùng đóng kén trở thành ký chủ dự trữ của loài giun này
Lợn nhiễm giun P sexalatus do ăn phải bọ hung là ký chủ trung gian hoặc
t0, A0, pH
Cá, ếch và bò sát
Phân
Ký chủ trung gian
Bọ hung
Vật chủ trung gian 2
Ấu trùng có sức
gây nhiễm
Trang 25ăn phải phủ tạng gia cầm, chim, cá, ếch nhái sống Vào trong dạ dày, ấu trùng được giải phóng ra tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành
+ Loài Gnathostoma hispidum và Gnathostoma doloresi
Các tác giả Lin et al (1988), Phạm Sỹ Lăng và cs (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều cho rằng: vòng đời của loài G doloresi và loài G hispidum
giống nhau Trứng giun được bài xuất theo phân lợn ra ngoài môi trường, gặp nước ngọt sau khoảng 9-15 ngày nở ra ấu trùng, ở nhiệt độ nước 220
C, những ấu trùng này có thể sống được từ 20-30 ngày Để tiếp tục phát triển, ấu trùng
Gnathostoma phải được loài bọ nước (Cyclops) ăn phải Sau khi xâm nhập vào
đường tiêu hóa của bọ nước, ấu trùng chủ động chui vào xoang cơ thể, sau 5 ngày lột xác, vào ngày thứ 10-12 thì đạt đến giai đoạn ấu trùng gây nhiễm Glovin
(1956) đã xác định, trong vòng phát triển của Gnathostoma có thể có sự tham gia
của cả ký trụ trung gian 2 là cá, ếch, nhái, bò sát và có ký chủ dự trữ là các loài
chim ăn cá Như vậy, lợn bị nhiễm Gnathostoma là do uống nước có Cyclops
mang ấu trùng gây nhiễm hoặc ăn phải vật chủ trung gian 2 như cá, ếch, nhái, bò sát chứa ấu trùng gây nhiễm nằm trong kén và loài chim ăn cá là ký chủ dự trữ có chứa ấu trùng gây nhiễm Thời gian hoàn thành vòng đời từ 90 - 103 ngày
Sơ đồ 2.6 Vòng đời giun dạ dày lợn G hispidum và G doloresi
Nguồn: Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996); Nguyễn Thị Kim Lan (2012)
Gnathostoma trưởng thành
Ấu trùng
Ấu trùng có sức gây nhiễm
bọ nước
Vật chủ trung gian 2
Ấu trùng có sức gây nhiễm
Ấu trùng có sức
gây nhiễm nằm
trong kén
Chim nước
Vật chủ
dự trữ
Trang 26- Dịch tễ học
Từ kết quả điều tra của Quan and Min (1991), ở Trung Quốc tỷ lệ nhiễm
G hispidum của lợn là 14,9%, trong đó tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng 26,4% cao
hơn so với vùng miền núi là 5,1%
Ở Ấn Độ, Yadav and Tadon (1989) tiến hành mổ khám 1496 lợn đã phát hiện
11 loài giun sán, trong đó có 4 lợn nhiễm G hispidum, với tỷ lệ nhiễm là 0,26%
Tại Việt Nam Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) cho biết, lợn
dưới 3 tháng tuổi nhiễm Ascarops là 2,8-9,9%; lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 8-13%;
lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 12-22%; lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 14-24%
Nghiên cứu về khu hệ giun sán ở miền Bắc Việt Nam, Bùi Lập (1964) đã
kết luận: tỷ lệ nhiễm P sexalatus ở lợn là 31,4%, trong đó vùng đồng bằng
10,1%, trung du 40% và miền núi là 63,9% (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh, 1978) Theo kết quả điều tra của Lương Văn Huấn (1994), ở các lò mổ sát sinh tại
Sài Gòn và Đà Lạt cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun dạ dày Gnathostoma khá phổ biến
từ 30 - 40%, (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006)
Trương Lăng và cs (2002), đàn lợn của Việt Nam tỷ lệ nhiễm G.hispidium
tương đối cao có thể lên đến 30-40 % Ở cường độ nhiễm nặng đã gặp một lợn có
42 giun trưởng thành bám vào niêm mạc dạ dày và khoảng 100 ấu trùng nằm
trong lớp cơ của thành dạ dày
Phan Địch Lân và cs (2005) cho biết, loài G doloresi mức độ phân bố không rộng bằng loài G hispidum Chỉ xác định được hai giun cái trưởng thành trong số những giun Gnathostoma spp thu được tại lò mổ Chánh Hưng
- Tác hại
Các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị Kim Lan
(2012) cho biết, giun dạ dày A strongylina và P sexalatus thường chui sâu vào
thành dạ dày gây viêm dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lợn làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn
Giun Gnathostoma thường dựa vào những cấu tạo kitin của đầu và cutin ở
phần thân có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày Giun thường xuyên kích thích và gây tổn thương dẫn đến viêm loét niêm mạc dạ dày Khi giun cắm sâu vào vách
dạ dày tạo thành các hang lớn, các mô bào xung quanh vách hang bị phá hủy, mô
sơ hóa, từ đó làm cho thành dạ dày bị cứng lại, các tuyến chèn ép, chức năng tiết dịch tiêu hóa giảm dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Skrjabin and Petrov, 1979; Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Trang 27Các tác giả Trương Lăng và Xuân Giao (2000), Phan Địch Lân và cs
(2005), Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) đều kết luận: giun Gnathostoma chui sâu vào
lớp cơ của thành dạ dày lợn tạo thành hang, xung quanh có bờ dầy, có dịch và mủ chảy ra Lợn bị nhiễm giun dạ dày thường kém ăn, rối loạn tiêu hóa, tăng trọng giản khoảng 20% so với lợn bình thường Các trường hợp lợn bị nhiễm giun nặng còn thấy bị chảy máu dạ dày Ấu trùng di hành qua gan gây viêm gan và tạo thành những đường hoại tử
- Chẩn đoán
Các tác giả Skrjabin and Petrov (1979), Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, có thể xét nghiệm phân bằng
phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun dạ dày Tiến hành mổ khám lợn để tìm
giun trưởng thành và kiểm tra bệnh tích ở thành dạ dày lợn
- Phòng trị
Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2011), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều
thông báo, biện pháp phòng bệnh giun dạ dày Gnathostoma ở lợn được thực hiện
như sau: ngăn ngừa không cho lợn tiếp xúc với vật chủ trung gian Lợn phải được nuôi nhốt trong chuồng, không nuôi lợn thả rông Không cho lợn uống nước ao,
hồ, khe… để hạn chế nuốt phải vật chủ trung gian bị nhiễm ấu trùng giun Ở các
lò mổ phải có hệ thống xử lý phân và nước thải để diệt trứng giun Phân lợn phải được thu gom và ủ theo phương pháp nhiệt sinh học Thực hiện tốt vệ sinh môi trường chăn nuôi, định kỳ dùng các loại hóa chất thông dụng như: vôi bột, NaOH, CuSO4 để diệt ký chủ trung gian
Phan Địch Lân và cs (2005) cho biết: tẩy giun dạ dày Gnathostoma ở lợn
có thể dùng mebendazole liều 15-20mg/kg thể trọng cho uống hoặc tiêm
Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2011), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều cho rằng, có thể dùng một trong những loại thuốc sau để tẩy giun dạ dày cho lợn
có hiệu quả: thuốc febendazol liều 5 mg/kg thể trọng, cho uống hoặc trộn lẫn thức ăn; thuốc ivenmectin liều 0,2 mg/kg thể trọng tiêm dưới da
2.1.2.6 Biện pháp phòng và trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn
a Thuốc tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa lợn
Để sử dụng các loạn thuốc tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa cho lợn có hiệu quả nhất, cần xây dựng lịch tẩy trừ thích hợp với các điều kiện cụ thể ở vùng có bệnh Nên sử dụng các loại thuốc phổ tác dụng rộng, một loại thuốc có thể tẩy trừ
Trang 28nhiều loại giun tròn Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng kỹ thuật nhằm tránh hiện tượng giun kháng thuốc (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Hiện nay, tại một số nước trên thế giới như Đan Mạch, New Zealand và Úc
đã xuất hiện sự kháng thuốc của một số loại giun, sán, sự kháng thuốc thấy xuất hiện rõ ở lợn, cừu và ngựa Nguyên nhân giun, sán kháng được thuốc là do sử dụng thuốc không đúng liều lượng, một loại thuốc được sử dụng liên tục trong nhiều năm (Archie, 2000)
Ở Việt Nam tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) đã kết luận: có thể dùng
ivermectin liều 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm cho lợn mẹ từ 1-2 tuần trước khi đẻ,
thuốc dùng 2 liều, mối liều tiêm cách nhau 7 ngày, để ngăn chặn sự lây nhiễm giun lươn từ lợn mẹ sang lợn con
Bùi Thị Tho (2003) cho biết, dùng mebendazole liều 1mg/kg thể trọng, trộn với thức ăn theo tỷ lệ 30‰, liên tục 10 ngày có thể ngăn chặn được sự cảm nhiễm của giun lươn
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009), có thể dùng thuốc mebenvet để tẩy giun tóc cho lợn, liều 50 mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn, cho lợn ăn một lần duy nhất, kết quả điều trị tốt
Các tác giả Phan Địch Lân và cs (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) cho
biết: dùng thuốc ivermectin để tẩy giun kết hạt cho lợn, liều 0,2 mg/kg thể trọng,
cho kết quả điều trị cao
Nghiên cứu về hiệu lực tẩy giun dạ dày Gnathostoma ký sinh ở lợn, các tác
giả Phan Địch Lân và cs (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs (2006), Nguyễn Thị Kim
Lan (2012) đều kết luận: có thể sử dụng mebendazole liều 15-20 mg/kg thể
trọng, cho uống hoặc trộn lẫn thức ăn, ivermectin liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da có thể tẩy được giun dạ dày cho lợn
Xuất phát từ những nghiên cứu trong và ngoài nước về những thuốc có hiệu lực cao tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa lợn Nhưng đối với hệ giun dạ dày chưa có tác giả nào nghiên cứu đến Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra thuốc tẩy giun dạ dày có hiệu quả cao là yêu cầu cần thiết Trong phạm vi đề tài chúng tôi thử nghiệm hiệu lực tẩy trừ giun dạ dày bằng ba loại thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole Trên cơ sở khoa học của ba loại thuốc này đã được sử dụng có hiệu lực tẩy trừ rất tốt đối với các loài giun tròn khác ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn
Trang 29Streptomyces avermitilis ivermectin là chất bán tổng hợp từ avermectin Thuốc
dạng bột màu trắng, ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ
- Cơ chế tác động: Thuốc có tác dụng phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh của các loài giun sán Do tác dụng của thuốc, enzym cholinestheraza bị phong tỏa, làm cho acetycholin tích tụ lại nhiều tại sinap thần kinh Trong khi đó
hệ GABA (Gamma Amino Butyric Acid)vẫn hoạt động bình thường, có nghĩa là
acetycholin vẫn tiếp tục được tổng hợp Kết quả hoạt động các nhánh thần kinh
thuộc hệ thần kinh trung ương không được kiểm soát làm cho giun sán bị ngộ độc thuốc, co dật liên tục mất năng lượng dẫn đến liệt mất khả năng bám, cuối cùng bị chết
- Ivermectin có tác dụng tẩy được cả nội và ngoại ký sinh trùng Trong
điều trị các bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn như: giun đũa, giun tóc, giun kết hạt, giun lươn, giun dạ dày Thuốc có hiệu lực tẩy giun ở các thời kỳ khác nhau, dạng trưởng thành và các thời kỳ phát triển của ấu trùng ký sinh trên vật nuôi Khi sử dụng rất an toàn cho tất cả các loài gia súc
- Liều dùng: lợn 0,3 mg/kg thể trọng tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc cho uống
Trang 30- Cơ chế tác động: thuốc ức chế Succino - dehydrogennase ở cơ giun, cản
trở sự chuyển fumarat sang succinat, từ đó làm giảm năng lượng cho cơ co của giun Kết quả giun bị liệt và bị tống ra ngoài theo phân
- Thuốc có tác dụng trị cả giun trưởng thành và cả ấu trùng của lớp giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa
- Liều dùng: liều uống 7,5 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da 5 mg/kg thể trọng
- Menbendazole là dẫn xuất của benzimidazole, thuốc dạng bột, màu vàng
nhạt ít tan trong nước và dung môi hữu cơ Không hút ẩm, ổn định trong không
Trang 31khí Thuốc có phổ ký sinh trùng rộng, trị tất cả các lớp giun tròn ở các thời kỳ phát triển khác nhau: dạng trưởng thành, trứng và ấu trùng đang di hành trong máu Hiệu quả điều trị đối với giun lươn, dạ dày, giun đũa, giun tóc, giun kết hạt… đạt 90 - 100%
- Cơ chế tác động: thuốc làm mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của giun, sán (mất các vi ống của bào tương ở tế bào ruột và da) Các chất tiết được tích lũy ở bộ máy golgi, thuốc có nhiệm vụ phong tỏa chất furamat reductaz làm ngừng tiết cholinesteras, acetincholine không bị phân giải, sẽ kích thích co liên tục Đồng thời các ống mao dẫn dùng để hấp thu glucose lại bị tổn thương,
nên giun sán giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, ATP bị giảm tổng hợp
Kết quả giun sán bị tê liệt và bị đào thải ra ngoài theo phân
- Thuốc được bào chế dưới dạng bột hoặc thuốc viên trộn lẫn vào thức ăn, tùy theo từng con vật, dùng 2 lần/ngày Liều đối với lợn 1mg/kg thể trọng trộn
với thức ăn từ 5 - 10 ngày liên tục
b Biện pháp phòng bệnh giun tròn
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết, ứng dụng nguyên lý của Skrjabin (1944) là học thuyết diệt trừ tận gốc bệnh giun sán Do vậy, khi ta dùng thuốc điều trị bệnh cho một con vật thì đối với bản thân nó là điều trị, còn đối với những con vật khác thì đó là phòng bệnh, vì chữa cho một con vật khỏi bệnh tức
là đã loại trừ được một nguồn reo rắc mầm bệnh ra môi trường và làm cho môi trường không bị ô nhiễm mầm bệnh Do đó, những con vật khác sẽ không bị mắc bệnh Diệt trứng giun ở ngoại cảnh mục đích đề phòng cho động vật không bị nhiễm bệnh Tức là diệt trùng ở trong phân, diệt trùng bằng cách luân phiên bãi chăn thả và vệ sinh thức ăn nước uống
Các tác giả Nguyễn Thị Lê và cs (1996), Nguyễn Thi Kim Lan (2012) đều đưa ra biện pháp phòng trừ tổng hợp trong việc phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn như sau: Diệt căn bệnh ở trong cơ thể lợn bằng cách định kỳ tẩy giun cho lợn mỗi năm mấy lần tùy thuộc vào từng vùng và từng loại lợn Diệt trứng giun tròn bằng các biện pháp vật lý, hóa học và sinh học Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và cần chú ý tới vệ sinh thức ăn, nước uống cho lợn Diệt căn bệnh ở ngoại cảnh, chủ yếu là xử lý trứng và ấu trùng giun tròn đã khuếch tán ra ngoài môi trường bằng cách thu gom phân và ủ phân bằng nhiệt sinh học
Trang 32Ủ phân đã có từ lâu đời, theo sử sách ghi lại tại Ai Cập từ 3000 năm trước công nguyên là một quy trình xử lý chất thải nông nghiệp đầu tiên nhất trên thế giới Người Trung Quốc đã biết ủ chất thải cách đây 4000 năm Người Nhật Bản
sử dụng compost để sản xuất phân bón nông nghiệp từ nhiều thế kỷ Tuy nhiên quá trình ủ phân mới được nghiên cứu một cách khoa học và được Sir (1943) thực hiện tại Ấn Độ Đến nay đã có nhiều tài liệu viết về quá trình ủ phân và nhiều mô hình công nghệ ủ phân với quy mô lớn được phát triển trên thế giới (US.EPA,1997)
Quá trình ủ phân hiếu khí được hiểu là quá trình phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ đến trạng thái ổn định, dưới tác dụng và kiểm soát của con người, sản phẩm thu được là những chất hữu cơ và hệ vi sinh vật dinh dưỡng phong phú được gọi là compost
Cơ chế hoạt động của quá trình compost phụ thuộc vào hai yếu tố đó là: quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí và vai trò của hệ vi sinh vật Trong quá trình ủ phân hiếu khí là một hỗn hợp gồm phân, nước, cacbon, oxy, nitơ và hệ vi sinh vật như: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, Actinomycetes, nấm… sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong đống ủ để thành mùn Trong đống phân ủ do hệ vi sinh vật hoạt động phân hủy các chất hữu cơ sản sinh
ra nhiệt, tạo điều cho các vi khuẩn ưa nhiệt hoạt động mạnh từ đó làm cho nhiệt
độ của đống phân ủ tăng lên Khi nhiệt độ của đống phân ủ lên trên 550
C và kéo dài sẽ giết chết các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là trứng và ấu trùng giun, sán
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), mổ khám lợn ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung cho kết quả như sau: tỷ lệ lợn nhiễm giun đũa từ 13,2-43,55% với cường độ nhiễm trung bình từ 3,0-21,5 giun/lợn Lợn nuôi thả rông
có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn nuôi nhốt Lợn thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin thường dễ bị nhiễm giun đũa hơn
Giun đũa gây thiệt hại nặng ở lợn con, làm cho lợn con gầy yếu, chậm lớn, sản phẩm thịt giảm tới 30% Lợn từ 2-6 tháng tuổi thường bị nhiễm giun đũa nhiều nhất (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011)
Đoàn Thị Phương và cs (2010), nghiên cứu sự biến động nhiễm giun lươn
ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên kết quả như sau: tỷ lệ nhiễm chung giun lươn của lợn
Trang 33là 51,63% Ở vụ Đông-Xuân lợn nhiễm 45,44%; ở vụ Hè-Thu lợn nhiễm 56,51% Lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh tốt nhiễm 32,96%; lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh trung bình nhiễm 46,76%; lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh kém nhiễm 65,74%
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) cho biết: tình hình nhiễm giun kết hạt tăng dần theo tuổi, do lợn con có sức đề kháng tốt đối với giun kết hạt Lợn dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 46,9%; lợn từ 3-7 tháng tuổi nhiễm 72,4%; lợn trên 8 tháng tuổi nhiễm 73,3%
Nguyễn Thị Kim Lan (2011), khi nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm
giun T suis theo tuổi lợn ở Thái Nguyên đã kết luận rằng: trong 2.016 lợn được kiểm tra, không có lợn nào dưới 1 tháng tuổi nhiễm T Suis Lợn 1-2 tháng tuổi
nhiễm 26,99%; lợn 2-4 tháng tuổi nhiễm 46,35%; lợn 4-6 tháng tuổi nhiễm 35,65%; lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 23,47% Cường độ nhiễm nặng ở lợn từ 1-2 tháng tuổi là 6%; lợn từ 2-4 tháng tuổi là 17%; lợn từ 4-6 tháng tuổi là 9%; không có lợn nào trên 6 tháng tuổi bị nhiễm nặng
Theo kết quả điều tra của Lương Văn Huấn (1994), ở các lò mổ sát sinh
tại Sài Gòn và Đà Lạt cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun dạ dày Gnathostoma khá phổ biến từ 30-40% Trong một ca lợn nhiễm nặng đã tìm thấy 42 giun trưởng thành
bám vào niêm mạc dạ dày và khoảng 100 ấu trùng nằm trong lớp cơ của thành dạ
dày (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006)
Lương Văn Huấn (1995), đã thử nghiệm điều trị lợn bị nhiễm giun dạ dày bằng 4 loại thuốc tetramisol, thelmisol, tetravermex và dipterex Tác giả cho biết,
những loại thuốc này không có hiệu lực tẩy giun G hispidum (dẫn theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996)
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Theo Bowman (1999) thì biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt Thuốc phenothiazin là một trong những thuốc có tác dụng ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và tẩy được cả giun non, theo lời khuyên của tác giả là nên dùng mang tính chất phòng bệnh
Sự lây nhiễm giun tròn từ lợn mẹ sang lợn con có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trước khi đẻ Thường dùng các loại thuốc như:
levamisole và ivermectin tiêm cho lợn mẹ trước khi đẻ 1-2 tuần có thể kiểm soát
được sự lây nhiễm cho lợn con sau khi sinh (Johanes, 1996)
Nghiên cứu ở Mexico cho thấy, khả năng sống của trứng giun đũa trong
Trang 34hỗ ủ phân lợn từ ngày ủ thứ nhất đến ngày ủ thứ 56, các tác giả đã kết luận rằng: trứng giun đũa không bị phá hủy trong hỗ ủ nhưng sức sống bị giảm, trứng không
phát triển được (Caballero-Hernandez et al., 2004)
Ở Nhật Bản tác giả Ishwata et al (1997) đã nghiên cứu về giun G doloresi
gây bệnh trên lợn Tác giả cho rằng ếch, rắn và động vật có vú loại nhỏ đóng vai
trò quan trọng trong vòng đời của G doloresi
Kết quả mổ khám lợn con sau đẻ 19 tuần tuổi được nuôi thả trên bãi đất đã bị
ô nhiễm trứng giun kết hạt và giun tóc, tác giả cho biết: cường độ nhiễm giun kết hạt trung bình 422 giun/lợn và giun tóc là 21 giun/lợn (Mejer and Roepstorff, 2001)
Bonner et al (2000) cho biết, những ấu trùng giun tóc nằm sâu trong niêm
mạc ruột khoảng 2 tuần, sau đó nhô ra khỏi niêm mạc ở tuần thứ 3 và phát triển thành giun trưởng thành bám vào niêm mạc ruột già
Nghiên cứu về nội ký sinh trùng lợn tại một trang trại nuôi lợn rừng ở
Estonia tác giả cho biết, tỷ lệ nhiễm giun kết hạt Oesophagostomum spp là 64%
(Jarvis and Magi, 2007)
Rose and Small (2009) kết luận, ở nhiệt độ 40C trứng của giun kết hạt không nở thành ấu trùng, từ 10-250C trứng nở thành ấu trùng và phát triển đến giai đoạn gây nhiễm Tỷ lệ trứng giun kết hạt nở tăng theo nhiệt độ của môi trường Ở điều kiện ngoài tự nhiên, ấu trùng có sức gây nhiễm của giun kết hạt
có thể sống được một năm Ở điều kiện trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ từ
4-270C, ấu trùng sống được tương đối lâu
2.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Đặc điểm địa lý, khí hậu, khu hệ động thực vật, phân bố dân cư, phong tục tập quán của con người cũng như tập quán chăn nuôi gia súc ở một số vùng có quan hệ chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của dịch bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng (Trịnh Văn Thịnh, 1967a) Vì vậy, hiểu rõ những đặc điểm
tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu là điều cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý: ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên thuộc vùng núi
Đông Bắc được giới hạn ở phía tây là dãy núi Phia Biooc, phía tây nam là dãy Tam Đảo và phía đông nam là dãy Đông Triều Đây là vùng đồi núi cao nguyên thấp, có địa hình phức tạp được hình thành bởi các dãynúi vòng cung, trong đó
Trang 35có vòng cung sông Gâm và vòng cung Ngân Sơn Xen kẽ giữa các vòng cung là đồi đất và những thung lũng đồng ruộng Độ cao của vùng này không quá 500m, chỉ có một số đỉnh của dãy núi đá vôi có độ cao lên tới 1000m (Phạm Ngọc Toàn
và Phạm Tất Đắc, 1978)
Hình 3.1 Bản đồ địa hình vùng Đông Bắc bộ
Nguồn: Khuyết danh (2014)
* Đất đai: diện tích của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên là
15139,7km2, chiếm 38,94% tổng diện tích của 7 tỉnh vùng Đông Bắc bộ (Tổng cục Thống kê, 2011) Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 5660,75km2, đây là diện tích đất màu đồi bãi, những cánh đồng nhỏ ven sông, ven suối thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm, số còn lại là đất tự nhiên
* Hệ thống sông ngòi: vùng núi đông bắc có đặc điểm địa lý phức tạp, đồi
núi chiếm 90% diện tích Hệ thống sông, suối khá nhiều, nhưng phân bố không đồng đều, các sông lớn ít, chủ yếu là suối và ngòi Hệ thống sông ngòi đều chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và Bắc Nam Hệ thống các hồ đập chứa lưu lượng nước lớn, khoảng trêm 300 triệu m3 nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân Hệ thống sông, hồ là nguồn lợi lớn cho việc nuôi trồng và khai thác nguồn thủy sản của nhân dân (Vũ Tự Lập, 1999),
Trang 36tuy nhiên cũng là nơi truyền bệnh từ nơi này sang nơi khác Những bãi bồi bên sông là nơi thuận lợi trong việc trồng trọt và chăn nuôi gia súc đồng thời cũng là yếu tố truyền bệnh giữa các vùng, đặc biệt là bệnh giun tròn đường tiêu hóa
* Khí hậu: vùng Đông Bắc do đặc điểm chung của miền là đồi núi thấp
hướng vòng cung chiếm ưu thế Vì vậy, hướng gió chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện địa hình, về mùa Hè thường có gió đông nam và nam Mùa Đông chịu ảnh hưởng của đới gió Đông Bắc Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23o
C Mùa Đông nhiệt độ trung bình tương đối thấp: 16-18oC, mùa hè nhiệt độ trung bình là 25-28oC Lượng mưa trung bình từ 1400-1600mm trên năm, tháng mưa cực đại 250-300mm Ẩm độ trung bình 81-85%, có tháng trời nồm ẩn độ trung bình đạt đỉnh điểm 95-97% (Phạm Ngọc Toàn và Phạm Tất Đắc, 1978)
* Khu hệ động vật: các loài động nuôi chủ yếu là trâu, bò, dê, lợn, chó và
gia cầm Các loài vật nuôi phổ biến dùng để cày kéo là trâu, bò, ngựa, còn các loài khác chủ yếu dùng để cung cấp thực phẩm cho đời sống hàng của nhân dân Động vật hoang dã chủ yếu gồm một số loài đặc trưng như Hươu, Nai,
Hổ, Báo, Linh dương, Lợn rừng, Khỉ, Cày, Sóc, các loài chim… đặc biệt có một số loài động vật bậc thấp là vật môi giới và vật chủ trung gian của một số loài giun sán ký sinh ở gia súc, gia cầm và người (Trịnh Văn Thịnh, 1967a ;
Vũ Tự Lập, 1999)
* Khu hệ thực vật: hệ thực vật rất đa dạng, phong phú về chủng loại, không
những điển hình cho hệ thực vật của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên mà còn phản ánh nét đặc trưng của vùng núi Đông Bắc Hệ thực vật hoang dại chủ yếu là các cây thân gỗ, thân bụi, thân leo mọc ở trên các dãy núi
đá vôi và những đồi đất thấp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên Thực vật trồng chủ yếu là cây ăn quả, cây bóng mát, cây thảo dược và các loại cây rau xanh…(Trịnh Văn Thịnh, 1967a ; Vũ Tự Lập, 1999)
2.3.2 Đặc điểm xã hội
* Dân số: đây là vùng có mật độ dân cư thưa thớt, theo số liệu thống năm
2011 dân số của cả 3 tỉnh là 1963900 người, mật độ dân số trung bình là 195,73 người/km2
Trong đó Thái Nguyên có mật độ đông nhất 325 người/km2, đứng thứ hai là Cao Bằng 77 người/km2
và sau cùng là Bắc Kạn 61 người/km2 Phần đa dân
số sống tập trung ở vùng thị xã, thành phố, các làng bản ở thung lũng núi dọc theo những cánh đồng ven sông, suối, số còn lại sống rải rác ở lưng chừng và các đỉnh núi cao chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người (Tổng cục Thống kê, 2011)
Trang 37* Văn hóa xã hội: tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên phần đa
là người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ…do vậy, mặt bằng dân trí còn thấp, phong tục tập quán cổ hủ từ đó làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế xã hội
* Tình hình chăn nuôi: chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là mang tính
chất tự cung tự cấp và theo phương thức quảng canh, tận dụng, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu để cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhu cầu đời sống của nhân dân địa phương Trong mấy năm gần đây nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển như: nâng cao chất lượng con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và mở rộng quy mô chăn nuôi
Do vậy, tại vùng núi Đông Bắc tồn tại song song hai phương thức chăn nuôi:
- Phương thức chăn nuôi tận dụng: đây là phương thức chăn nuôi phổ biến
ở vùng này, các hộ nông dân nuôi từ 1-5 con, chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, thời gian nuôi dài, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thấp
- Phương thức chăn nuôi theo hệ thống trang trại: là phương thức chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng thức ăn công nghiệp, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cao Nhưng phương thức chăn nuôi này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu cơ sở vật chất và nguồn vốn đầu tư Ngoài chăn nuôi lợn ra nhân dân vùng này còn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm khác như trâu, bò,
dê, gà, vịt đang từng bước phát triển
* Thú y: công tác thú y còn yếu kém, các hộ nông dân vẫn chưa quan tâm
đến công tác vệ sinh chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh và tẩy trừ giun sán Hầu hết các hộ nông chăn nuôi lợn, họ chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải trong chăn nuôi, vẫn sự dụng phân tươi bón cho cây trồng và thải trực tiếp chất thải từ
chuồng lợn ra ngoài môi trường
Trang 38PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Địa điểm triển khai đề tài:
Đề tài được thực hiện tại các hộ nông dân chăn nuôi lợn của 9 huyện thuộc
3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên
- Địa điểm xét nghiệm, phân tích và xử lý mẫu:
+ Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
+ Bộ môn Bệnh lý Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
+ Phòng Ký sinh trùng học, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật
+ Phòng kính hiển vi điện tử, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương
3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2010 đến 2014
3.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Lợn ở các lứa tuổi và các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn nuôi tại các hộ nông dân của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên
3.3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Mẫu giun tròn đường tiêu hóa lợn, mẫu phân tươi mới thải, trứng giun dạ dày lợn, các phần dạ dày lợn có giun ký sinh để làm tiêu bản tổ chức học xác định bệnh tích vi thể
- Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc Master, máy ly tâm điện, máy cắt cúp tổ chức Microtom, tủ sấy…
- Thuốc tẩy giun tròn: ivermectin 0,25%, levamisole 7,5% và mebendazole 10%
- Dung dịch Barbagalo, cồn Ethanol 70%, 96%, dung dịch Xylen, formol 10%, parafin, nước muối sinh lý, glyxerin, thuốc nhuộm Hematoxilin - Eosin
- NaCl (muối natri clorua), CH3COOH (Acid axetic), Ca(OH)2 (hydroxit canxi), NaOH (hydroxit natri)
Trang 393.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1 Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc
3.4.1.1 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu
Thông qua các mẫu giun thu thập qua mổ khám lợn, xác định được thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên
3.4.1.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo loài giun tại các địa điểm qua mổ khám
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua xét nghiệm phân
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo loài tại các địa điểm qua xét nghiệm phân
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tuổi
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo vùng địa hình
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo mùa vụ
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo phương thức nuôi
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tình trạng vệ sinh
3.4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn tại ba tỉnh nghiên cứu
- Sự phát triển của trứng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm
- Hình thái, kích thước và sự phát triển của ấu trùng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm
- Sức đề kháng của trứng giun dạ dày trong các môi trường pH khác nhau
- Sức đề kháng của trứng giun dạ dày trong môi trường một số loại hóa chất thông dụng
Trang 403.4.3 Nghiên cứu đặc điểm bệnh học do giun da dày gây ra ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu
- Bệnh tích đại thể do giun dạ dày gây ra ở lợn
- Bệnh tích vi thể do giun dạ dày gây ra ở lợn
- Biến đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm giun dạ dày
3.4.4 Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu
- Hiệu lực tẩy trừ của thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole
- Thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày lợn trên thực địa
- Ảnh hưởng của phương pháp ủ phân hiếu khí đến sự phát triển của trứng giun dạ dày lợn
- Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang, nghiên cứu can thiệp và các nghiên cứu thực nghiệm của (Nguyễn Như Thanh và Trương Quang, 2011)
3.5.1.1 Chọn mẫu
- Chọn mẫu và thu thập mẫu nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc, bậc cuối cùng là các thôn/xóm Số lợn mổ khám và xét nghiệm phân ở các thôn/xóm được lấy ngẫu nhiên Vì vậy, có lợn khỏe (không bị nhiễm ký sinh trùng), có lợn nhiễm ký sinh trùng, có lợn tiêu chảy, có lợn phân bình thường Tuy nhiên đã loại bỏ những lợn mắc bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác như bệnh nội khoa, ngoại khoa và bệnh sản khoa
3.5.1.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu cần lấy để điều tra được lấy theo công thức dịch tễ học của (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001):
96 , 1
d
P P
Trong đó: + N là dung lượng mẫu cần nghiên cứu
+ P là tỷ lệ lưu hành giun tròn đường tiêu hóa của lợn ước đoán + d là sai số ước lượng
+ 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tương ứng với độ chính xác 95%