Hay trong triết học lại cho rằng: "Văn hóa là toàn bộ giá trị vậtchất và tinh thần đã được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễnlịch sử - xã hội, các giá trị ấy nói l
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ 2
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN 4
2.1 Đặc điểm quan hệ Việt – Nhật 4
2.1.1 Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam theo ba trụ cột kinh tế: Thương mại – Đầu tư – ODA 4
2.1.2 Không chỉ là nhà tài trợ lớn nhất, Nhật Bản còn coi trọng phối hợp với các nhà tài trợ khác 4
2.1.3 Hỗ trợ cả hai phương diện phần cứng và phần mềm 5
2.1.4 Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước 5
2.1.5 Chia sẻ định hướng phát triển trên quy mô toàn quốc, xây dựng mạng lưới kết nối giữa các khu vực 6
2.2 Tầm quan trọng của mối quan hệ Việt - Nhật 6
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VĂN HÓA NHẬT BẢN 11
3.1 Những nét văn hóa nổi bật 11
3.1.1 Tính cách con người Nhật Bản 11
3.1.2 Những nguyên tắc cơ bản trên bàn ăn 11
3.1.3 Những lưu ý khi tặng quà cho người Nhật 12
3.2 Văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản 13
3.2.1 Trân trọng các tấm danh thiếp 13
3.2.2 Nhường lời cho các bậc "trưởng bối" trước 13
3.2.3 Thấm nhuần động lực làm việc thông qua các khẩu hiệu 13
3.2.4 Luôn luôn nghiêm túc trong công việc 13
3.2.5 Làm ra làm, chơi ra chơi 14
3.2.6 Tận dụng các mối quan hệ 14
Trang 2CHƯƠNG 4: NHỮNG LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC NHẬT BẢN
15
4.1 Những lưu ý trước khi đàm phán với đối tác Nhật Bản 15
4.1.1 Về liên lạc 15
4.1.2.Về trang phục 15
4.1.3 Về thời gian 15
4.1.4 Về địa điểm 15
4.2 Những lưu ý trong khi đàm phán với đối tác Nhật Bản 15
4.2.1 Nghi thức chào hỏi 15
4.2.2 Phong cách đàm phán 16
4.2.3 Ngôn ngữ và phương thức giao tiếp 16
4.2.4 Cử chỉ và điệu bộ 17
4.2.5 Ký kết hợp đồng 17
4.2.6 Trao đổi danh thiếp 17
4.2.7 Tặng quà 18
4.3 Những lưu ý sau khi đàm phán với đối tác Nhật Bản 18
KẾT LUẬN 19
Trang 39 Nguyễn Thái Phương Nhi 1301015336
10 Hoàng Thị Phương Nhung 1301015348
11 Đỗ Nguyên Phương 1301015375
12 Hàn Thái Thanh 1301015439
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Vào thế kỷ 21, nhân loại đang chứng kiến sự hình thành và phát triển củamột thế giới phẳng về cả không gian và thời gian Ở đó các quốc gia và vùng lãnhthổ đang ngày càng tương tác và gia tăng mức độ ảnh hưởng lẫn nhau trên hầu hếtcác phương diện từ chính trị, kinh tế đến văn hóa xã hội Việt Nam cũng không nằmngoài xu thế tất yếu đó Chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng và tham giatích cực vào các sân chơi quốc tế Điển hình là việc ký kết các hiệp định songphương, đa phương, đối tác chiến lược, và là thành viên tích cực của các tổ chứckhu vực, quốc tế Dần dần chúng ta đã đạt được một số thành tựu khả quan trênphương diện ngoại giao Trong số các quốc gia, Nhật Bản hiện có mối quan hệ đốitác chiến lược sâu rộng với Việt Nam trên nhiều mặt Thành quả hợp tác giữa hainước về kinh tế, chính trị, xã hội hứa hẹn một triển vọng tương lai tốt đẹp
Xu thế toàn cầu hóa trong thời điểm hiện nay là một quy luật tất yếu, tuynhiên một trong những yếu tố khó có thể bị tác động chính là văn hóa Đó là tổnghòa các giá trị, kinh nghiệm, vốn sống của mỗi dân tộc đúc kết qua thời gian tươngđối dài Việc tìm hiểu và tôn trọng các phạm trù văn hóa của nhau, ứng xử đúng đắn
là tiền đề giúp cho mối quan hệ hai nước thêm bền chặt Trong đó, để tạo nên tínhtoàn diện trong hợp tác, văn hóa kinh doanh không thể không nhắc đến Nói đếnNhật Bản là gợi đến một quốc gia giàu bản sắc văn hóa ở châu Á Việc học hỏi và
áp dụng những quy tắc phù hợp hoàn cảnh trong môi trường kinh doanh với NhậtBản giúp chúng ta gây dựng được niềm tin và sự kính trọng từ phía đối tác nướcbạn cũng như tạo nên sự khởi sắc trong quan hệ Đó chính là mấu chốt cho chìakhóa thành công trong đàm phán kinh doanh
Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi xin giới thiệu tổng quát và đề cập một sốkhía cạnh trong văn hóa Nhật Bản, đặc điểm quan hệ Việt-Nhật và thành tựu đạtđược Đặc biệt là một số lưu ý khi đàm phán kinh doanh với đối tác Nhật Bản Dothời gian có hạn, nội dung có một số chỗ chưa đầy đủ, chính xác hoàn toàn, kínhmong giáo viên và người đọc góp ý để giúp bài tiểu luận được hoàn thiện
Xin trân trọng cảm ơn
Trang 5CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TRONG
KINH DOANH QUỐC TẾ
Trước khi đi vào phân tích sự cần thiết phải nghiên cứu văn hóa trong kinhdoanh quốc tế, chúng ta cần nắm rõ: văn hóa là gì?
Văn hóa, hiểu một cách đơn giản như André Malraux, là những gì còn lại,khi tất cả đã mất đi Hay trong triết học lại cho rằng: "Văn hóa là toàn bộ giá trị vậtchất và tinh thần đã được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễnlịch sử - xã hội, các giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của lịch sử loài người".Nhưng văn hóa theo một quan điểm khác lại là sự chương trình hóa chung của tinhthần, giúp phân biệt các thành viên của nhóm người này với thành viên của nhómngười khác Nhìn chung, khái niệm văn hóa khá đa dạng và khác nhau dưới gócnhìn của các nhà nghiên cứu trên thế giới Nhưng bản chất chung nhất của văn hóavẫn là gắn liền với sự ra đời của nhân loại, có tính kế thừa và luôn tiến hóa Vì tínhđặc thù này, văn hóa đã trở thành những rào cản nhất định cho doanh nghiệp khitham gia thương mại quốc tế
Vì dù cho xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra trong mọi mặtcủa đời sống nói chung và trong hoạt động kinh tế nói riêng, nhưng những nếp suynghĩ, giá trị, khuôn mẫu ứng xử của con người trong một dân tộc hầu như khôngthay đổi Điều này đồng nghĩa với việc, khi muốn mở rộng việc kinh doanh ra thịtrường quốc tế, các nhà kinh doanh sẽ phải đương đầu với đặc thù của các nền vănhóa khác nhau đó
Hiểu rõ và thích nghi với văn hóa của đối tác trong kinh doanh quốc tế khôngchỉ giúp các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập thị trường mới, mà còn có ý nghĩa thenchốt trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Sở dĩ có thể kết luậnnhư vậy, vì kinh doanh quốc tế có nghĩa là chúng ta phải làm việc trong nhiều môitrường văn hóa khác nhau, khác về ngôn ngữ, về hệ thống giá trị, niềm tin và hành
vi ứng xử Những sự khác biệt này có thể bắt gặp ở ngay chính những khách hànghay đối tác của chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các phương diện trong kinhdoanh quốc tế Do đó, có thể xem sự khác biệt của môi trường văn hóa giữa cácquốc gia là một loại rủi ro trong kinh doanh quốc tế Khi mà chỉ một sự hiểu sai
Trang 6trong việc truyền đạt và tiếp nhận thông điệp giữa các bên sẽ tác động trực tiếp đếncác thỏa thuận làm ăn, hay làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởngđến lợi nhuận công ty.
Qua đó, có thể thấy, việc nâng cao trình độ, kiến thức về sự khác biệt vănhóa quốc tế trong kinh doanh không chỉ góp phần xây dựng năng lực quốc tế màcòn cho phép công ty đạt được lợi thế cạnh tranh nhất định trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế
Trang 7CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ
HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN 2.1 Đặc điểm quan hệ Việt – Nhật
2.1.1 Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam theo ba trụ cột kinh tế: Thương mại – Đầu tư – ODA
Đối với Nhật Bản, Việt Nam có một vị trí quan trọng cả về vị trí địa lý lẫnngoại giao, và là nước có dân số đông thứ ba trong khu vực Đông Nam Á Vì vậy,
hỗ trợ Việt Nam thực hiện tái thiết đất nước và tăng trưởng kinh tế là sứ mệnh quantrọng của Nhật Bản
Với nhận thức: “Cần tăng trưởng kinh tế để xóa đói giảm nghèo”, Nhật Bản
đã vận dụng cách tiếp cận dựa trên ba trụ cột kinh tế: Thương mại – Đầu tư – ODA,
để hỗ trợ Việt Nam phát triển CSHT kinh tế như đường bộ, đường sắt, nhà máyđiện, cảng biển… và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm
2.1.2 Không chỉ là nhà tài trợ lớn nhất, Nhật Bản còn coi trọng phối hợp với các nhà tài trợ khác
Từ 1995 đến nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất trong các nhàtài trợ song phương cho Việt Nam Tính từ năm 1992 đến năm 2011, tổng vốn việntrợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam lên đến hơn 2 nghìn tỷ Yên (Hợp tác kỹ thuậtthực hiện theo số vốn giải ngân, Hỗ trợ kinh phí thực hiện theo số vốn cam kết),chiếm 30% trong tổng vốn viện trợ mà các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam.Trên tinh thần tôn trọng sự tự lực của Việt Nam, 78% trên tổng số vốn ODA đượcNhật Bản cung cấp dưới hình thức Vốn vay ODA Đến nay, Nhật Bản đã cùng cácnhà tài trợ khác triển khai phân ngành để tiến hành hỗ trợ một cách hiệu quả
Trang 8Biểu đồ 2.1: Vốn ODA phân theo nhà tài trợ năm 2014
Nguồn: OECD
2.1.3 Hỗ trợ cả hai phương diện phần cứng và phần mềm
Hỗ trợ cải thiện môi trường xung quanh các KCN đi cùng với phát triểnCSHT kinh tế có quy mô lớn, mang lại hiệu quả to lớn trong thúc đẩy đầu tư nướcngoài Không chỉ hỗ trợ về phần cứng, Nhật Bản còn giúp Việt Nam tạo ra một môitrường khuyến khích đầu tư nước ngoài với dự án về hoạch định chiến lược pháttriển kinh tế thị trường, hoàn thiện cơ chế chính sách
Trong lĩnh vực an sinh xã hội, Nhật Bản cũng chú trọng hỗ trợ trên cả haiphương diện xây dựng CSHT và đào tạo nguồn nhân lực với các dự án ở 3 bệnhviện tuyến Trung ương: BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai, BV Trung ương Huế; nângcao năng lực phòng chống các bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm gia cầm; bảo vệ môitrường Vịnh Hạ Long, v.v…
Trang 92.1.4 Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước
Việt Nam có sự quan tâm đặc biệt đối với Nhật Bản, một quốc gia sau chiếntranh thế giới lần thứ hai đã không chỉ hồi phục mà còn trở thành cường quốc kinh
tế của thế giới Với tinh thần học tập Nhật Bản, Việt Nam đã tích cực sử dụng nguồnvốn ODA và áp dụng công nghệ của Nhật Bản vào các ngành
Người Việt Nam vốn có khả năng tiếp thu cao nên việc chuyển giao côngnghệ trong các dự án đạt hiệu quả cao Nhờ có những phẩm chất tốt đẹp như ý thứctrách nhiệm với sự nghiệp phát triển đất nước, trân trọng sử dụng trang thiết bị, đứctính kiên trì vượt khó và những nỗ lực của người dân Việt Nam mà nguồn vốn ODAcủa Nhật Bản đã được sử dụng hiệu quả, thiết thực góp phần vào sự tăng trưởngkinh tế của Việt Nam
2.1.5 Chia sẻ định hướng phát triển trên quy mô toàn quốc, xây dựng mạng lưới kết nối giữa các khu vực
Ngay sau khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam, đáp ứng nhu cầu kết nốihai miền Bắc-Nam của chính phủ Việt Nam, Nhật Bản đã hỗ trợ cho việc khôi phụctuyến đường sắt Bắc-Nam
Việc phát triển CSHT kinh tế cho miền Bắc được thực hiện trước tiên; sau
đó, từ cuối những năm 1990, Nhật Bản đã tăng cường hỗ trợ phát triển cho TP.HCM
ở miền Nam, TP Đà Nẵng, TP Huế ở miền Trung, v.v…Công tác hỗ trợ xóa đóigiảm nghèo ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long vàTây Nguyên cũng được triển khai
Ủng hộ đường lối “Phát triển KTXH trên phạm vi toàn quốc” của chính phủ Việt Nam, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ xây dựng mạng lưới kết nối các khu vực trọng điểm
2.2 Tầm quan trọng của mối quan hệ Việt - Nhật
Sau khi trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam thực thi chính sách Đổimới, đặt mục tiêu phát triển kinh tế Song, vào năm 1992, khi viện trợ ODA củaNhật Bản được nối lại, nền kinh tế KHH tập trung bộc lộ nhiều yếu kém, cuộc sốngcủa người dân rất thiếu thốn Hệ thống CSHT như đường bộ, đường sắt, các nhà
Trang 10máy điện và mạng lưới tải điện, hệ thống cấp thoát nước,v.v…vẫn ở trong tình trạngxuống cấp hoặc bị phá hủy do chiến tranh Vì vậy, năm 1990, Việt Nam nằm trongdanh sách những nước nghèo nhất thế giới Tuy nhiên sau đó, nhờ tăng trưởng kinh
tế, thu nhập quốc dân đã tăng lên gấp đôi vào năm 2000, và đến năm 2009, ViệtNam bước vào nhóm các nước thu nhập trung bình (Biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2: Sự thay đổi của tỷ lệ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người
Nguồn: World BankKinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc được như vậy là nhờ ý chí quyết tâm
và sự nỗ lực bền bỉ của chính phủ và nhân dân Việt Nam, bên cạnh đó là nhờ cónguồn vốn đầu tư của khối tư nhân và nguồn viện trợ của các nhà tài trợ quốc tế Sự
hỗ trợ liên tục trong suốt 20 năm qua của Nhật Bản – một trong những nhà tài trợchính, và đối tác hữu nghị trong châu Á - chắc chắn đã đóng góp không nhỏ cho nềnkinh tế của Việt Nam
2.2.1 Mở rộng đầu tư từ Nhật Bản
Ngoại trừ thời gian chịu tác động của Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm
1998, và sự phá sản của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers năm 2008, kể từ năm
1993, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có chiều hướng tăng lên (Biểu đồ2.3)
Trang 11Biểu đồ 2.3: Số vốn và số dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
Nguồn: Biểu đồ do JETRO lập theo dữ liệu của MPIVới tổng vốn đầu tư vào Việt Nam tính đến năm 2012 là 28,7 tỷ USD, NhậtBản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam (theo Tổng cục Thống kê ViệtNam) Để giúp Việt Nam xúc tiến đầu tư nước ngoài, Nhật Bản đã nhanh chóngtriển khai hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện, đường xá, cầu, cảng biển, v.v…;đồng thời hỗ trợ hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống kiểm tra, chứng nhận sảnphẩm công nghiệp,… để có thể đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về môi trường đầu
tư Việc các bộ luật cơ bản như Luật Dân sự sửa đổi, Luật Tố tụng Dân sự đượcthông qua là những thành tựu to lớn Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng phát huy “Sángkiến chung Việt Nam – Nhật Bản”, là diễn đàn đối thoại giữa chính phủ và khối tưnhân, để hỗ trợ Việt Nam về phần cứng và phần mềm Điểm đặc biệt ở đây là tuy sự
hỗ trợ được thực hiện theo kinh nghiệm của Nhật Bản, nhưng không phải là sự vậndụng cứng nhắc theo khuôn mẫu Nhật Bản mà là dựa trên sự trao đổi, thảo luận
Trang 12giữa Việt Nam và Nhật Bản để tìm ra cơ chế và đường lối phù hợp với Việt Nam.Phương thức hợp tác dựa trên sự tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữahai nước của Nhật Bản đã mang lại kết quả là tìm ra những cơ chế phù hợp với xãhội Việt Nam Sự hỗ trợ theo chiến lược tổng hợp đã góp phần xúc tiến đầu tư củacác doanh nghiệp Nhật Bản
2.2.2 Tạo cơ hội việc làm và Xóa đói giảm nghèo
Bên cạnh việc nâng cấp, xây dựng các công trình điện lực, mạng lưới giaothông, khi Việt Nam xây dựng KCN Thăng Long, Nhật Bản đã hỗ trợ cải tạo môitrường xung quanh KCN như hệ thống cấp thoát nước, tạo hiệu quả xúc tiến đầu tưcủa doanh nghiệp Nhật Bản Noi theo thành công của KCN Thăng Long, rất nhiềuKCN đã được xây dựng và cải tạo môi trường xung quanh bằng nguồn vốn đầu tư
tư nhân của Nhật Bản và Hàn Quốc, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư từ khối tư nhân
và tạo việc làm Năm 2000, số doanh nghiệp gia nhập Hiệp hội doanh nghiệp NhậtBản tại Việt Nam là khoảng 300 doanh nghiệp, nhưng trong quý tháng 9/2012, con
số này đã tăng lên tới 1.120 doanh nghiệp Một điều tra do NH Hợp tác quốc tếNhật Bản (thời kỳ đó) thực hiện vào năm 2007 cho thấy việc cải thiện CSHT giaothông của miền Bắc đã không chỉ thúc đẩy việc xây dựng các KCN và thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới ở các khu vực lân cận.Hơn nữa, việc này cũng tạo ra thị trường và kênh tiêu thụ mới cho các sản phẩmnông nghiệp của địa phương, nâng cao thu nhập của người dân địa phương và gópphần xóa đói giảm nghèo Năm 1993, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam là 58,15%,nhưng đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 14,2%
2.2.3 Mối quan hệ tin cậy và hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản
Người dân Việt Nam nhìn nhận như thế nào về những đóng góp thông quaviện trợ ODA của Nhật Bản? Năm 2013, JICA đã thực hiện "Nghiên cứu tác độngcủa ODA Nhật Bản cho Việt Nam" bằng cách gửi phiếu câu hỏi qua Internet đếnđối tượng là sinh viên các trường đại học ở các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, HCM.Đối với câu hỏi “Viện trợ ODA của Nhật Bản có đóng góp cho sự phát triển củaViệt Nam không?”, 83 người (16,8%) trong tổng số 493 người tham gia điều tra trảlời “Đóng góp rất lớn”, 333 người (67,6%) trả lời “Đóng góp lớn” Trong hỗ trợtheo ngành, giáo dục là lĩnh vực mà sự hỗ trợ của ODA Nhật Bản được các sinh