Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các inh viên trong các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng. Hiện nay, ở nước ta vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Đối tượng khách hàng của các ngân hàng thương mại không chỉ là các công ty, doanh nghiệp mà còn có thành phần tư nhân hộ gia đình. Một mặt họ là những người cho ngân hàng vay tiền, một mặt họ cũng chính là những người vay tiền của hệ thống NHTM. Do vậy hệ thống NHTM trở thành trung gian tài chính trung chuyển vốn hữu hiệu giữa các thành phần kinh tế. Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đang hướng tới một thị trường mới đầy tiềm năng – thị trường ngân hàng bán lẻ, cung cấp dịch vụ cho các cá nhân hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và phân tán rủi ro trong kinh doanh. Mảng tín dụng khách hàng cá nhân đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của ngân hàng. Do vậy, chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân trở thành mối quan tâm của mỗi ngân hàng.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Lê Đức Hoàng, người
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên
đề này
Cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo cũng như các anh chịlàm việc tại Chi nhánh Long Biên ngân hàng Quân đội đã luôn nhiệt tình giúp đỡ vàchỉ bảo em, cho em nhiều kiến thức thực tế về công việc và giúp em hoàn thành tốtthời gian thực tập tại chi nhánh
Chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Ngân hàng – Tài chính đã tạo điều kiệncho em được học tập và nghiên cứu trong môi trường học tập khoa học, giúp emnhững kiến thức vững vàng trước khi bước vào thực tế
Tôi cũng chân thành cảm ơn những người bạn đã luôn sát cánh và động viên,giúp đỡ tôi trong quãng thời gian khó khăn này
Và cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ, gia đình, những người luôn ở bên vàtin tưởng con, giúp con có được ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG KHCN VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHCN 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tín dụng KHCN 3
1.2 Khái niệm và đặc điểm 4
1.2.1 Khái niệm 4
1.2.2 Đặc điểm 4
1.2.2.1 Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình 4
1.2.2.2 Giá trị các khoản vay không lớn, thời hạn vay ngắn nhưng quy mô thị trường cho vay cá nhân vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng 5
1.2.2.3 Phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của từng đối tượng khách hàng và có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế 5
1.2.2.4 Khách hàng vay thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường quan tâm đến số tiền họ phải thanh toán 6
1.2.2.5 Lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại. 6 1.2.2.6 Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn là những tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay 7 1.3 Phân loại 7
1.3.1 Theo mục đích vay 7
1.3.1.1 Cho vay sản xuất, kinh doanh 7
1.3.1.2 Cho vay tiêu dùng 7
1.3.2 Theo hình thức vay 8
1.3.2.1 Cho vay gián tiếp (indirect consumer loan) 8
1.3.2.2 Cho vay trực tiếp (Direct consumer loan) 8
1.3.3 Theo thời hạn cho vay 9
Trang 31.4 Vai trò của tín dụng KHCN 9
1.4.1 Với NHTM 9
1.4.2 Với người vay 10
1.4.3 Với nhà sản xuất 10
1.4.4 Với nền kinh tế 11
1.5 Chất lượng tín dụng KHCN 11
1.5.1 Khái niệm chất lượng tín dụng KHCN 11
1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng KHCN 13
1.5.2.1 Doanh số cho vay trong kỳ 13
1.5.2.2 Dư nợ cho vay 13
1.5.2.3 Thu nhập ròng từ hoạt động cho vay KHCN 14
1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng KHCN 14
1.5.3.1 Chỉ tiêu định tính 14
1.5.3.2 Chỉ tiêu định lượng 16
1.6 Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng KHCN 19
1.6.1 Nhóm nhân tố chủ quan 19
1.6.1.1 Chính sách tín dụng 19
1.6.1.2 Uy tín, quy mô, năng lực tài chính của ngân hàng 20
1.6.1.3 Đội ngũ nhân viên 20
1.6.1.4 Năng lực quản lý 20
1.6.1.5 Trình độ công nghệ 21
1.6.2 Nhóm nhân tố khách quan 21
1.6.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 21
1.6.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động 22
CHƯƠNG II 25
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHCN TẠI CHI NHÁNH LONG BIÊN NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI 25
2.1 Giới thiệu chi nhánh Long Biên – Ngân hàng Quân đội 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của MB Long Biên 26
2.1.3 Nhiệm vụ chức năng các phòng ban 28
2.1.4 Tình hình hoạt động chung (giai đoạn 2009 – 2011) 29
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn 29
Trang 42.1.4.3 Hoạt động khác 33
2.2 Phân tích tình hình tín dụng KHCN tại chi nhánh Long Biên 34
2.2.1 Giới thiệu các sản phẩm tín dụng cá nhân 34
2.2.1.1 Vay mua nhà chung cư, đất dự án (an cư lạc nghiệp) 34
2.2.1.2 Vay mua xe ô tô trả góp (thượng lộ bình an) 34
2.2.1.4 Vay du học (đi một ngày đàng học một sàng khôn) 35
2.2.1.5 Vay sản xuất kinh doanh (một vốn bốn lời) 35
2.2.1.6 Vay tín chấp (việc to không lo tốn) 35
2.2.2 Quy trình tín dụng KHCN 36
2.2.3 Kết quả hoạt động tín dụng KHCN 38
2.2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả tín dụng KHCN 38
2.2.3.2 Chỉ tiêu chất lượng tín dụng KHCN 44
2.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng cá nhân tại MB Long Biên 48
2.3.1 Những điều đạt được 48
2.3.2 Hạn chế 50
2.3.3 Nguyên nhân 52
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LJƯỢNG TÍN DỤNG KHCN TẠI CHI NHÁNH LONG BIÊN NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI 55
3.1 Tiềm năng tín dụng KHCN tại Việt Nam 55
3.2 Tiềm năng tín dụng KHCN của chi nhánh Long Biên 55
3.2.1 Điểm mạnh 55
3.2.2 Điểm yếu 56
3.2.3 Cơ hội 56
3.2.4 Thách thức 57
3.3 Định hướng của MB Long Biên giai đoạn tiếp theo 57
3.4 Đề xuất nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại chi nhánh MB Long Biên 58 3.4.1 Cải cách các mô hình 58
3.4.1.1 Đưa công nghệ vào trong các mô hình, đẩy nhanh quá trình thẩm định và giải ngân……… 58
3.4.1.2 Xây dựng kế hoạch quản lý, thu hồi nợ, xử lý nợ chặt chẽ 59
3.4.1.3 Chuyên môn hóa từng khâu 59
3.4.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ 60
Trang 53.4.2.1 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn tham chiếu đối với từng sản
phẩm tín dụng mà khách hàng vay cần phải đáp ứng 60
3.4.2.2 Thường xuyên đánh giá và cải tiến các sản phẩm tín dụng của ngân hàng 60
3.4.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng với các sản phẩm bán chéo khác 61 3.4.2.4 Giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng 62
3.4.2.5 Xếp hạng khách hàng 62
3.4.2.6 Mở rộng thị trường sản phẩm và khách hàng mới 62
3.4.2.7 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp áp dụng đối với từng giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi của thị trường mục tiêu 63
3.4.2.8 Xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng 64
3.4.2.9 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 65
3.4.2.10 Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ 66
3.5 Kiến nghị 66
3.5.1 Đối với chính phủ 66
3.5.2 Đối với NHNN 67
3.5.3 Đối với ngân hàng Quân đội 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 6: Chuyên viên Quan hệ khách hàng: Chuyên viên Hỗ trợ quan hệ khách hàng: Thẩm định Tín dụng
: Giám đốc: Phó Giám đốc: Trung tâm thông tin tín dụng
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Tiêu chí chấm điểm chất lượng tín dụng KHCN 16
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Long Biên giai đoạn 2009 – 2011
30
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn và đối tượng khách hàng của chi nhánh Long Biên giai đoạn 2009 – 2011 31
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của MB Long Biên giai đoạn 2009 – 2011 32
Bảng 2.4: Doanh thu dịch vụ của MB Long Biên giai đoạn 2009 – 2011 33Bảng 2.5: Doanh số cho vay KHCN trong kỳ giai đoạn 2009 – 2011 39
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu về thu nhập tín dụng KHCN 44
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng KHCN tại MB Long Biên46
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh 27
Hình 2.2: Lưu đồ quy trình tín dụng KHCN tại chi nhánh MB Long Biên 35
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh năm 2009 - 2011 42
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay KHCN trong kỳ theo sản phẩm 43
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN theo kỳ hạn44
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ KHCN 48
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
“…Tuyệt nhiên không có một lý thuyết hay mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu, là mực thước cho sự thành công chắc chắn trong kinh doanh, cũng chẳng hề
có một chiếc đũa thần hay viên ngọc ước nào dành sẵn cho những ai ưa thích mộng
mơ giữa chốn thương trường đầy giông gió Chấp nhận thị trường có nghĩa là chấp nhận sự ngự trị tự nhiên của qui luật thị trường vừa mang tính sòng phẳng vừa chứa đựng chính trong lòng nó đầy tính bất trắc đến nghiệt ngã.”(Nguyễn Tấn Bình) Những lời nói ấy viết ra dường như để dành riêng cho một lĩnh vực kinh
doanh đặc biệt với sự cạnh tranh.khốc liệt, nghiệt ngã và chứa đựng đầy rủi ro - đóchính là lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng
Hiện nay, ở nước ta vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nềnkinh tế vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàngthương mại Đối tượng khách hàng của các ngân hàng thương mại không chỉ là cáccông ty, doanh nghiệp mà còn có thành phần tư nhân hộ gia đình Một mặt họ lànhững người cho ngân hàng vay tiền, một mặt họ cũng chính là những người vaytiền của hệ thống NHTM Do vậy hệ thống NHTM trở thành trung gian tài chínhtrung chuyển vốn hữu hiệu giữa các thành phần kinh tế
Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đang hướng tớimột thị trường mới đầy tiềm năng – thị trường ngân hàng bán lẻ, cung cấp dịch vụcho các cá nhân hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các ngân hàng sẽ cóthị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và phân tán rủi ro trong kinhdoanh Mảng tín dụng khách hàng cá nhân đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trongdoanh thu của ngân hàng Do vậy, chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân trở thànhmối quan tâm của mỗi ngân hàng
Trong thời gian qua, em được thực tập tại Chi nhánh Long Biên ngân hàngQuân đội, được tiếp xúc và học tập các anh chị trong phòng Quan hệ khách hàng cánhân của Chi nhánh, em đã tìm hiểu về dịch vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng.Những điều em tìm hiểu được cho thấy hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân củaChi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao nhất Vì vậy, em
đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Chi nhánh
Long Biên ngân hàng Quân đội”.
Trang 9Ngoài các danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phần mở đầu và kếtluận đề tài được chia làm ba chương:
- Chương I: Tổng quan về tín dụng KHCN và chất lượng tín dụng KHCN
- Chương II: Thực trạng chất lượng tính dụng KHCN tại Chi nhánh Long
Biên ngân hàng Quân đội
- Chương III: Đề xuất nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Chi nhánh
Long Biên ngân hàng Quân đội
Trang 10CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG KHCN VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG KHCN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển tín dụng KHCN
Ngân hàng xuất hiện từ khi nào? Những ngân hàng.đầu tiên xuất hiện hơn
2000 năm trước đây Họ là những người đổi tiền, thường.ngồi ở bàn hoặc ở một cửahiệu nhỏ trong trung tâm thương mại, giúp.những khách du lịch đến thành phố đổingoại tệ lấy bản tệ và chiết.khấu thương phiếu giúp các nhà buôn có vốn kinhdoanh
Các ngân hàng đầu tiên có thể đã.dùng vốn tự có để tài trợ.cho hoạt động của
họ, nhưng điều đó không kéo dài trước.khi họ bắt đầu thu hút tiền.gửi và cho vayngắn hạn đối với những.khách hàng giàu có Các khoản cho vay.thường cấp cho nhàbuôn, chủ tàu, lãnh chúa với lãi suất thấp khoảng 6%/năm và khoảng 48%/thángcho những dự án mạo hiểm nhất Vào thời kỳ Trung Cổ và thời kỳ Phục Hưng, cáckhoản vay đối với người nghèo thường có lãi suất rất cao và các ngân hàng tậptrung vào các khách hàng tương đối giàu có
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các con đường thương mạixuyên lục địa mới hình thành và những biến chuyển trong ngành hàng hải, cácdoanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và phát triển nhanh chóng cả về số lượngcũng như quy mô, các NHTM bắt đầu chuyển sang cho vay doanh nghiệp và tíndụng cá nhân mất dần vị trí của nó
Khi nhu cầu cho vay ngày càng tăng, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơnvào tiền gửi của KHCN để tài trợ.cho các món vay thương mại lớn và rồi sự cạnhtranh khốc liệt trong việc giành giật.tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hànghướng tới các cá nhân như một khách hàng trung thành, tiềm năng Rất nhiều hộ giađình hay.cá nhân sẽ không muốn gửi tiền của mình vào một ngân.hàng nếu họkhông thấy được rằng họ có triển.vọng vay lại tiền từ chính.ngân hàng đó khi cónhu cầu Bên cạnh đó, cuộc sống phát triển.hiện đại thôi thúc nhu cầu tiêu dùng,hưởng thụ của các.cá nhân, hộ gia đình nhưng thu nhập hiện tại.chưa đáp ứng đủ, vìthế nhu cầu vay mượn.để thỏa dụng của KHCN ngày càng tăng
Trang 11Kể từ sau Đại chiến Thế giới lần.thứ hai, các ngân hàng đã liên tục phát triển
và trở thành những tổ chức cấp tín dụng chính trong lĩnh.vực tín dụng KHCN Tíndụng KHCN ngày càng được.mở rộng và đa dạng hóa phù hợp với nhiều loại kháchhàng và.những nhu cầu tín dụng của KHCN Có thể thấy đây.là một mảng đầy tiềmnăng và còn tiếp tục phát.triển với các ngân hàng
1.2. Khái niệm và đặc điểm
"Tín dụng KHCN" cách đây khoảng hai.mươi năm về trước còn.là khái niệm
"khá mới" đối với hoạt động của các.TCTD Việt Nam, nhưng chỉ một vài năm trởlại đây, hoạt động cho vay KHCN đã trở thành mục tiêu của nhiều TCTD, nhất làcác TCTD.ngoài quốc doanh Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đờisống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi.tiêu phục vụ đời sốngngày càng cao, đó là điều kiện thuận lợi.cho hoạt động ngân hàng nói chung, lĩnhvực tín dụng KHCN nói riêng phát triển Vậy tín dụng KHCN là gì? Đặc điểm vàlợi ích như thế nào?
1.2.1 Khái niệm
Tín dụng KHCN là hình thức cho vay mà ngân hàng chuyển nhượng quyền
sở hữu vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình với mục đích tiêu dùng vàhoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình đó với điều kiện nhấtđịnh được thỏa thuận trong hợp đồng
Trong thời kỳ hiện nay, tín dụng KHCN ngày càng được chú trọng phát triển
và mang lại nguồn doanh thu tương đối lớn cho các ngân hàng
1.2.2 Đặc điểm
1.2.2.1 Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình
Khách hàng của ngân hàng là các cá nhân và tổ chức có nhu cầu hoặc mongmuốn cụ thể về các dịch vụ tài chính, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi đểthỏa mãn nhu cầu đó Thị trường KHCN là tập hợp các cá nhân và hộ gia đình cónhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng như khi họ muốn các khoản tiền của họ được antoàn và tạo ra lợi nhuận hoặc khi cần tiền mua nhà, mua xe, du học… Đây là thịtrường tiềm năng của các ngân hàng, đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển ở mứccao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của nhóm khách hàng này ngày càng giatăng
Trang 121.2.2.2 Giá trị các khoản vay không lớn, thời hạn vay ngắn nhưng quy mô thị
trường cho vay cá nhân vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng.
Các cá nhân, hộ gia đình.đi vay thường để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặckinh doanh ở quy mô nhỏ nên giá trị các khoản vay.cá nhân không lớn Mặt khác,người Việt Nam thường có tâm lý e ngại khi tới NHTM vay tiền, khi muốn muasắm hay tiêu dùng hoặc kinh doanh, họ cố gắng tiết kiệm hoặc vay người thân, vàchỉ tìm tới ngân hàng như cứu cánh cuối cùng, do đó số tiền vay tại NHTM chỉ là sốcòn thiếu không lớn Các khách hàng đi vay thường có thu nhập ổn định nên có khảnăng hoàn trả nợ vay nhanh chóng, thường các khoản cho vay cá nhân có thời hạnngắn hạn hoặc trung hạn để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như giảm chi phílãi vay cho khách hàng
Với dân số hơn 86 triệu người mà mới có 8 – 10% sử dụng các dịch vụ ngânhàng, thị trường tín dụng KHCN cần được khai thác nhiều hơn và hứa hẹn mang lạidoanh thu và sự phát triển cho các ngân hàng Hơn nữa,các sản phẩm tín dụng cánhân ngày càng đa dạng để đáp ứng các nhu cầu sản xuất.kinh doanh, tiêu dùng củakhách hàng, trong đó nhu cầu về tiêu dùng.của khách hàng cá nhân đã, đang và sẽgia tăng theo sự phát triển của nền kinh tế
1.2.2.3 Phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của từng đối tượng khách hàng và có
tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế
Để có thể phát triển dịch vụ KHCN, trước hết các nhà quản trị ngân hàng cần hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu của các KHCN Nhu cầu của KHCN rất đa dạng, phong phú Do mỗi cá nhân có thu nhâp, sở thích, lối sống, địa vị xã hội, tâm lí, giới tính, độ tuổi khác nhau nên nhu cầu cũng khác nhau Các nhà quản trị ngân hàng thường phân đoạn thị trường dựa theo các tiêu chí:
Có rất nhiểu nhân tố tác động tới cách thức ứng xử của khách hàng, do đónhu cầu của KHCN rất phức tạp Ví dụ, độ tuổi là một trong những nhân tố tác độngđến nhu cầu của KHCN Những người ở độ tuổi nghỉ hưu thường có tâm lý ngại rủi
ro nên họ thường ít đi vay ngân hàng mà chủ yếu sử dụng dịch vụ tiền gửi Cònnhững người ở độ tuổi trẻ có nhiều tiềm năng sử dụng dịch vụ cho vay hơn để tiêudùng (mua nhà, mua xe, du học…) hoặc làm vốn kinh doanh sản xuất
Trang 13Ngoài ra, chu kỳ kinh tế cũng có tác động đến tín dụng KHCN Chu kỳ kinh
tế là sự biến động về GDP theo trình tự suy thoái và mở rộng Khi nền kinh tế mởrộng, mọi người cảm thấy lạc quan về tương lai nên chi tiêu, kinh doanh nhiều hơn,
do đó nhu cầu vay cá nhân tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rấtnhiều cá nhân và hộ gia đình cảm thấy không tin tưởng nhất là khi họ thấy tìnhtrạng thất nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế vay mượn từ ngân hàng Thêm vào đó,chu kỳ kinh tế của chính khách hàng cũng tác động đến vòng quay tín dụng KHCN.Dựa vào chu kỳ kinh tế của khách hàng, ngân hàng xây dựng phương án trả nợ chokhách hàng
1.2.2.4 Khách hàng vay thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường quan tâm đến
số tiền họ phải thanh toán.
Do các khoản vay cá nhân thường là ngắn hạn và quy mô khoản vay khônglớn nên nhu cầu vay của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất Thực tế, kháchhàng thường quan tâm đến số tiền họ phải thực trả khi tất toán khoản vay để raquyết định vay mặc dù rõ ràng chính lãi suất ghi trên hợp đồng ảnh hưởng đến quy
mô số tiền phải trả Nếu số tiền thực trả lớn so với khoản vay sẽ gây ra tâm lý ngầnngại đi vay
1.2.2.5 Lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại.
Khách hàng của hoạt động tín dụng cá nhân là những cá nhân, hộ gia đình cóthu nhập khác nhau và khó thẩm định năng lực tài chính thực sự của họ Kháchhàng tới vay thường có kỳ vọng rằng thu nhập trong tương lai cao và ổn định, phầntiết kiệm sau khi chi tiêu hàng tháng có thể trả nợ cho ngân hàng Tuy nhiên có rấtnhiều yếu tố tác động tới thu nhập của họ như kinh tế suy thoái, công ty phá sản, tainạn bất ngờ…đây là những rủi ro không lường trước được Hơn nữa, số lượngkhách hàng vay vốn đông, nhu cầu, nhân thân khách hàng rất phức tạp, do đó gây ra
sự khó khăn trong quản lý Các khoản cho vay KHCN có độ rủi ro lớn hơn cho vaydoanh nghiệp nên lãi suất cho vay KHCN cao hơn lãi suất cho vay thương mại để
bù đắp rủi ro cho ngân hàng Thông thường, lãi suất đầu vào và đầu ra của của chovay KHCN phải chênh lệch 5 – 6% để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng
1.2.2.6 Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học
vấn là những tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay
Trang 14Những người có thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhậphàng năm của mình Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhậpchính có học vấn cao cũng như vậy Với họ, việc vay mượn được xem là một công
cụ để đạt mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong tìnhtrạng khẩn cấp
Mặt khác, những khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định sẽ có nguồn trả
nợ tốt cho ngân hàng nên giảm thiểu việc xảy ra rủi ro tín dụng Ngân hàng sẽkhông tin tưởng các khách hàng có thu nhập bấp bênh và không có việc làm cốđịnh Ngoài ra, trình độ học vấn cũng tác động đến quyết định cho vay của ngânhàng Ngân hàng thường thích giao dịch với các khách hàng có trình độ học vấn, cónhững hiểu biết cơ bản về các dịch vụ cũng như quy trình của ngân hàng Như vậy,giao dịch sẽ tiến hành nhanh hơn và dễ dàng hơn Thêm vào đó, giao dịch với cáckhách hàng có trình độ học vấn cao giúp ngân hàng hạn chế rủi ro đạo đức trongcho vay
1.3. Phân loại
1.3.1 Theo mục đích vay
Theo mục đích vay, tín dụng KHCN được chia làm hai loại: cho vay sản xuấtkinh doanh và cho vay tiêu dùng
1.3.1.1 Cho vay sản xuất, kinh doanh
Cho vay sản xuất kinh doanh là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầuvay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của các cánhân, hộ gia đình
1.3.1.2 Cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộgia đình Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêudùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại,tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính
để hưởng thụ
Có hai loại cho vay tiêu dùng là cho vay tiêu dùng cư trú và cho vay tiêudùng không cư trú
Trang 15 Cho vay tiêu dùng cư trú (residential morage loan): là các khoản cho vaynhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân,
1.3.2.1 Cho vay gián tiếp (indirect consumer loan)
Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng thông qua các tổchức trung gian như nhóm sản xuất, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… để cho vaytừng cá nhân, hoặc ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đãbán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng Hình thức nàyngân hàng cho vay mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thường áp dụng vớithị trường nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng
Với hình thức cho vay này nó có những ưu điểm là:
- Các ngân hàng thương mại rễ ràng mở rộng và tăng doanh số cho vay
- Các ngân hàng thương mại sẽ tiết kiệm và giảm được các chi phí khi chovay
- Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi chocác hoạt động khác của ngân hàng
1.3.2.2 Cho vay trực tiếp (Direct consumer loan)
Cho vay trực tiếp là hình thức ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau
để tiến hành cho vay hoặc thu nợ
Hình thức này có những ưu điểm sau:
Trang 16- Ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹnăng của cán bộ tín dụng, do đó các khoản cho vay này thường có chất lượng caohơn so với cho vay thông qua tổ chức trung gian.
- Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vìkhi quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phát sinh, hơnnữa có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng
- Do đối tượng khách hàng rất rộng do đó việc đưa ra các dịch vụ, tiện íchmới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường quảng bá hình ảnh củangân hàng đến với khách hàng
1.3.3 Theo thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầunhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuậntrong hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng
Theo thời hạn cho vay, tín dụng KHCN gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn vàdài hạn
- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến
60 tháng
- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng
Tùy theo nhu cầu vốn của khách hàng, các ngân hàng xem xét quyết địnhthời hạn cho vay phù hợp
1.4. Vai trò của tín dụng KHCN
1.4.1 Với NHTM
Hoạt động cơ bản của NHTM là huy động và sử dụng vốn Các hoạt động sửdụng vốn của NHTM rất đa dạng như: tín dụng, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ,mua bán chứng khoán… trong đó, cho vay chiếm tỉ trọng cao nhất, tạo ra từ 1/3 đến2/3 nguồn thu của các NHTM Trước sự cạnh tranh gay gắt, các NHTM phải khôngngừng đổi mới và tìm kiếm những nguồn lợi nhuận mới Tìm đến với hình thức chovay KHCN là một hướng.giải quyết cho bài toán này của các ngân hàng Hiện nay,tín dụng KHCN đang giữ một vị trí quan trọng trong.tín dụng NHTM nhất là khi
Trang 17các ngân hàng đang tập trung tiến vào thị trường ngân hàng bán lẻ Đây là khoản tíndụng có tiềm năng phát triển, cũng.như đem lại tỷ suất sinh lời cao cho ngân hàng
Bên cạnh đó, tín dụng KHCN tạo điều kiện để các ngân hàng mở rộng, đadạng hóa kinh doanh Việc phát triển các sản phẩm tín dụng đối với KHCN sẽ đikèm với việc kết hợp các sản phẩm bán chéo khác (như khi khách hàng vay tiềnmua ô tô, ngân hàng sẽ kết hợp bán bảo hiểm ô tô cho khách hàng…) Hơn nữa, nhucầu kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng ngày càng phong phú, do đó ngân hàng
có thể phát triển nhiều dịch vụ mới phục vụ cho những nhu cầu này
Ngoài ra, tín dụng KHCN cũng là một công cụ Marketing rất hữu ích giúpquảng bá hình ảnh của ngân hàng tới công chúng một cách nhanh chóng và hiệuquả Các nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành những giao dịch trực tiếp với kháchhàng, sâu sát và tìm hiểu kỹ lưỡng những nhu cầu của khách hàng do đó sẽ nâng cao
uy tín của ngân hàng cũng như sự trung thành của khách hàng Khách hàng sẽ ưutiên sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng (dịch vụ thẻ, gửi tiền tiết kiệm…), từ
đó tăng nguồn vốn cho ngân hàng, là tiền đề mở rộng quy mô của ngân hàng
1.4.2 Với người vay
Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời, đúng lúc nhất là trongnhu cầu tiêu dùng Do đó, khách hàng.tránh được những biến động.của giá thịtrường Nhờ tín dụng KHCN, họ được hưởng các tiện ích của.cuộc sống như sở hữumột căn nhà to đẹp hơn, đi xe ô tô sang trọng, hay để thỏa mãn ước mơ đi du học,
du lịch đó đây… Ngoài ra, tín dụng KHCN còn giúp các khách.hàng nắm bắt kịpthời những cơ hội đầu tư, kinh doanh Điều này góp phần nâng cao cuộc sống vậtchất cũng như tinh thần cho khách hàng
Khi tiến hành vay nợ, người tiêu dùng luôn.có tâm lý muốn nhanh chóng trảđược nợ để trở thành người chủ thực sự.của những vật dụng.đã mua, điều đó khích
lệ việc kiếm thêm thu nhập.đối.với người dân
1.4.3 Với nhà sản xuất
Đối với doanh.nghiệp, tín dụng KHCN kéo.nhu cầu của người tiêu dùngtrong tương lai về hiện tại, giúp mở rộng.quy mô sản xuất, đẩy nhanh mức độ đổimới công nghệ cũng như.nâng cao chất lượng sản phẩm tại các.doanh nghiệp để cóthể đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng Chính điều này làm cho vòng quay
Trang 18vốn của doanh nghiệp nhanh hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn.cho doanh nghiệp.Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm sút, tỷ
lệ thất nghiệp tăng cao, người dân thường.không chú ý tới những sản phẩm tiêudùng đắt tiền, nhưng nếu các.NHTM đưa ra các khoản vay nhiều ưu đãi thì kháchhàng sẽ phát sinh.mong muốn được tiêu dùng nhiều hơn, tránh được.tình trạng ứđọng hàng hóa và thua lỗ thậm chí phá sản cho các doanh nghiệp
1.4.4 Với nền kinh tế
Tín dụng KHCN góp.phần đẩy nhanh lưu thông hàng hóa, tăng trưởng nềnkinh tế Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều.đangchuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường.là nền kinh tế mà trong
đó người mua và người bán tác động với nhau theo.quy luật cung cầu, giá trị để xácđịnh giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.trên thị trường Như vậy nếu có cung màkhông.có cầu thì tất sẽ làm tắc nghẽn luồng lưu thông hàng hóa, quá trình sản xuấtkhông thể tiếp tuc, kinh tế bị đình trệ Vai trò của NHTM lúc này trở nên rất quantrọng NHTM cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họtrước khi họ tích lũy đủ số tiền cần thiết Khách hàng.có tiền.sẽ.tìm đến doanhnghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được.hàng hóa Khi đã tiêu thụ đượchàng hóa, doanh nghiệp sẽ mở rộng được sản xuất và sẽ tìm tới NHTM.để vay vốn,
từ đó doanh nghiệp cũng tạo thêm được nhiều việc làm Người lao động kiếm đượctiền lại tiếp tục tiêu dùng và cứ như vậy tạo nền tảng cho nền kinh tế.tăng trưởng
1.5. Chất lượng tín dụng KHCN
1.5.1 Khái niệm chất lượng tín dụng KHCN
Bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào khi được đưa ra.thị trường thì vấn đề chấtlượng luôn được.quan tâm và đặt lên hàng đầu Sản phẩm tín dụng cũng không phải
là ngoại lệ Với các NHTM thì vấn đề chất lượng tín dụng nói chung và chất lượngtín dụng KHCN nói riêng là vấn đề quan trọng, thường xuyên được đề cập và liêntục theo dõi, tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ này.Vậy “chất lượng tín dụng” là gì và “chất lượng.tín dụng KHCN” được hiểu như thếnào?
Chất lượng tín dụng.là một khái niệm không thông dụng, bởi Tín dụng baohàm các hoạt động khác nhau khó đồng.nhất và đo lường: cho vay, bảo lãnh, pháthành L/C, chiết khấu, bao thanh toán Thông thường trong phạm trù đơn giản Chất
Trang 19lượng Tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vaycủa một Tổ chức tín dụng (hay còn gọi là Chất lượng cho vay)
Như vậy, theo định nghĩa trên, ta có thể hiểu chất lượng tín dụng KHCN làmột công cụ đo lường mức độ rủi ro của các khoản cho vay KHCN của một TCTD.Nâng cao chất lượng tín dụng KHCN là giảm.thiểu những rủi ro dẫn đến mất vốncủa các TCTD đồng thời tăng sự thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng
Tín dụng KHCN tác động trực tiếp đến các NHTM, các khách hàng và cảnền kinh tế, vì vậy, khi xem xét đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân, ta cũng phảixem xét trên cả ba góc độ của NHTM, khách hàng và nền kinh tế
Với NHTM: chất lượng tín dụng cá nhân thể hiện.ở các khía cạnh quantrọng như: bảo đảm bù đắp được chi phí huy động, có lãi.và bảo toàn vốn đồng thờivẫn duy trì được.tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép theo quy định của NHNN
Với khách hàng cá nhân: chất lượng tín dụng.được đánh giá ở các khíacạnh: độ thỏa.dụng của nguồn vốn.vay, lãi suất, kỳ hạn, phương.thức thanh toánhợp lý, thủ tục xin vay, giải ngân đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo.đúngnguyên tắc và hợp pháp
Với nền kinh tế: chất lượng tín dụng KHCN được.đánh giá qua mức phục
vụ sản xuất, kinh doanh, sự phát triển trong mức tiêu dùng của.các cá nhân, hộ giađình, giải quyết tốt mối quan hệ giữa.tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế,tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng gây lạm phát, ảnh hưởng tới sự pháttriển của nền kinh tế
Có thể nói, chất lượng tín dụng KHCN.thể hiện qua cả.ba giác độ như trênnhưng quan trọng nhất vẫn là.giác độ của NHTM Các giác độ khác được biểu hiệngián tiếp qua giác độ của NHTM và NHTM chính là chủ thể quan trọng nhất để đưa
ra các biện pháp nhằm nâng cao chất.lượng tín dụng KHCN của mình
Chất lượng tín dụng KHCN của một NHTM được thể hiện gián tiếp qua cácchỉ tiêu đánh giá về hiệu quả công tác tín dụng và trực tiếp qua các chỉ tiêu đánh giá
về chất lượng tín dụng KHCN
Trang 20Trong thời kỳ kinh tế thị trường.cạnh tranh cao như hiện nay, khách hàng làthượng đế và có quyền chọn lựa sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất Kháchhàng không thể tiêu dùng một sản.phẩm tồi và người bán hàng cũng không thể códoanh thu cao nếu không bán hàng tốt Ngân hàng cũng vậy, một ngân hàng có chấtlượng tín dụng thấp không thể có hiệu quả tín dụng tốt, vì vậy nhìn vào các chỉ tiêuhiệu quả tín dụng của ngân hàng, ta có thể suy ra được ngân hàng này có chất lượngtín dụng tốt hay không.
Khi xem xét hiệu quả tín dụng của một ngân hàng, ta xét về doanh số chovay trong kỳ, dư nợ cho vay cuối kỳ và lợi nhuận từ hoạt động cho vay
Doanh số cho vay trong kỳ là tổng giá trị các khoản vay tính trong một thời
kỳ nhất định
Doanh số cho vay trong kỳ = Dư nợ cuối kỳ + Trả gốc trong kỳ - Dư nợ đầu kỳ
Đây là một chỉ tiêu thể hiện quy mô, đánh giá được mức độ hoạt động trong
kỳ, giúp kiểm tra lại các hoạt động, chất lượng tín.dụng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.Doanh số càng lớn chứng tỏ hoạt động cho vay của.NHTM càng tốt Ngược lại,doanh số cho vay.thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng.của ngân hàng còn nhiều hạnchế, yếu kém, không hiệu quả và chưa làm cho khách hàng hài lòng Tuy nhiên, chỉtiêu này chỉ phản ánh.một cách gián tiếp chất lượng tín dụng KHCN của NHTM,bởi ngay cả khi doanh.số cho vay cao thì.cũng không có nghĩa là.chất lượng tíndụng tốt Nếu doanh số cho vay trong kỳ.lớn song khả năng cho vay.những kháchhàng có độ rủi ro.cao, khả năng không đòi được nợ lớn, dẫn đến chất lượng tín dụnggiảm sút, uy tín của ngân hàng sẽ mất đi Bên.cạnh đó, doanh số.cho.vay tăng caokhông đồng thời với sự phát triển cơ sở vật chất của ngân hàng nhằm đáp ứng yêucầu quản lý, giám sát và thu hồi nợ cũng không làm chất lượng tín dụng được đánhgiá là tốt
Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện.đang cho vay tính đến thời điểmcuối kỳ Đây là chỉ tiêu.phản ánh về khối lượng tín dụng hiện tại mà ngân hàngcung cấp cho nền kinh tế Đây cũng là một chỉ tiêu thể.hiện quy mô của NHTM Sovới chỉ tiêu doanh số.cho vay.trong kỳ thì chỉ tiêu này phản ánh kém hơn vì đây là
Trang 21con số thời điểm, phụ thuộc rất.nhiều vào các yếu tố thời điểm hạch.toán, còn.doanh
số cho vay trong kỳ là.con số thời kỳ Tuy nhiên, cũng như doanh số cho vay trong
kỳ, dư nợ cho vay cuối kỳ cũng không thể dùng để đánh giá đầy đủ về chất lượngtín dụng mà còn cần kết hợp với.các chỉ tiêu khác
Thu nhập ròng từ hoạt.động cho vay là lãi thu được từ cho vay hoặc thu nhập
từ xử lý TSĐB sau khi đã trừ.đi phần gốc chưa đòi được.và phần chênh lệch thừagiữa giá trị bán TSĐB và phần nợ phải trả của khách hàng (nếu có phần lệch này sẽđược hoàn trả cho khách hàng) Tăng thu nhập ròng từ hoạt động cho vay KHCN làđộng lực thúc đẩy các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng của mình Một ngânhàng có chất lượng tín dụng thấp không thể có thu nhập từ hoạt động cho vayKHCN cao Việc một ngân hàng có thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN thấtthường lúc cao lúc thấp thể hiện chất lượng tín dụng không đảm bảo
Để đánh giá thu nhập ròng từ hoạt động cho vay KHCN của một ngân hàngcao hay thấp, người ta thường tính tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN trêntổng thu lãi:
Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay
KHCN trên tổng thu lãi =
Thu lãi từ cho vay KHCN
Tổng thu lãiChỉ tiêu này cho biết hoạt động cho vay KHCN đóng góp bao nhiêu vào tổnglãi thu từ các hoạt động của NHTM Công thức trên cũng cho ta thấy muốn tăng thulãi từ hoạt động cho vay KHCN, các ngân hàng không còn lựa chọn nào khác làphải mở rộng quy mô cho.vay và nâng cao chất lượng của từng khoản vay
1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng KHCN
Thời gian thẩm định, giải ngân
Từ lúc đề nghị vay vốn tới khi được giải ngân, khách hàng phải chờ đợi cácnhân viên tín dụng tiến hành.thẩm định, điều tra các điều kiện vay vốn của bản thân
có đủ đáp ứng yêu cầu của ngân hàng hay không Đồng thời.để được giải ngân.hợpđồng tín dụng đó cũng phải qua nhiều.công đoạn và tốn thời gian Các khách hàngthường thích những ngân hàng có tốc độ giải ngân nhanh để đáp ứng kịp thời nhu
Trang 22cầu vốn của mình Nếu như thời gian thẩm định, giải ngân được rút ngắn, thủ tụcđược đơn giản hóa thì hoạt động cho vay của NHTM cũng được đánh giá cao, manglại sự hài lòng cho khách hàng Tuy nhiên, rút ngắn thời gian thẩm định, giải ngânkhông có nghĩa là chạy theo thành tích mà vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụngcủa khoản vay.
Thời gian thu hồi nợ quá hạn
Thời gian thu hồi nợ quá hạn và xử lý TSĐB cũng là một chỉ tiêu đánh giáchất lượng tín dụng KHCN của ngân hàng
Thời hạn giải quyết thu hồi nợ quá hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
có ba yếu tố quan trọng là:
- Căn cứ pháp lý phát sinh số nợ của hồ sơ;
- Khả năng thanh toán và tài sản của đối tượng nợ;
- Khoảng thời gian từ ngày phát sinh nợ
Việc thu hồi nợ phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát.số nợ ngay từ khi phát sinh,trong các trường hợp.mới phát sinh nợ quá hạn thì việc giải quyết thu hồi nợ thườngnhanh chóng và giảm nhiều chi phí Tuy nhiên, nếu số nợ càng lâu thì khả năng thuhồi nợ càng giảm, thậm chí là không còn khả năng thu hồi nợ
Mức độ hài lòng của khách hàng
Khách hàng tới giao dich tại NHTM luôn có mong muốn.mình được đối xửnhư một “thượng đế” thực sự Trước đây, nhiều người có quan niệm rằng kháchhàng tới NHTM sẽ có một vị thế yếu.hơn do họ tới để vay tiền Nhưng thực tế, chođến hiện nay, nguồn thu từ lãi.cho vay là nguồn thu chính.cho NHTM, do đó kháchhàng trở thành.nhân tố chính tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng Tạo nên sự thoảimái, hài lòng cho khách hàng thể hiện độ chuyên nghiệp, chất lượng cao trong dịch
vụ cho vay của ngân hàng
Hiện nay người ta đưa ra một số tiêu chí chấm điểm chất lượng cho hoạtđộng cho vay KHCN của các NHTM
Bảng 1.1: Tiêu chí chấm điểm chất lượng tín dụng KHCN
Trang 23Chỉ tiêu Điểm số
1 Cán bộ hướng dẫn tận nơi cho KH có nhu cầu vay 10
2 Gửi email cho khách hàng (về thủ tục điều kiện vay) 8
1 Cán bộ tín dụng đặt câu hỏi cho KH rồi tự điền vào tờ đơn 10
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đãquá hạn Tuy nhiên đối với món vay được trả làm nhiều lần (trả góp), khi kháchhàng không trả được nợ vào một kỳ nhất định trong thời gian vay, NH có thể giahạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, làm cho món nợ đến hạn trả mà khách hàng khôngtrả được sẽ không bị chuyển nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn được tính bằng công thức:
Trang 24Nợ Rủi ro là Nợ có dấu hiệu rủi ro mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng códấu hiệu khó khăn về khả năng trả nợ (Nợ từ nhóm 2 đến Nhóm 5)
Nợ rủi ro không nhất thiết là Nợ quá hạn vì có những khoản nợ quá hạn dưới
10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quáhạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại vẫn có thể cho vào Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) Ngược lại, có những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời gian trả
nợ (không phải là nợ quá hạn) hoặc những khoản Nợ đủ tiêu chuẩn của khách hàng
có ít nhất 1 món vay bị xếp vào nhóm nợ Rủi ro (từ nhóm 2 đến nhóm 5) thì tổ chứctín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi rocao nhất trong các món nợ của khách hàng đó
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
“Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều
6 hoặc Điều 7 Quy định 493/2005 về phân loại rủi ro Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu được tính theo 2 công thức
- Công thức 1: tỷ lệ nợ xấu tính bằng tổng nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng Chỉ tiêu này cho biết trong toàn bộ dư nợ có bao nhiêu là nợ xấu Tỷ lệ này thấp là yếu tố tích cực để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ này được tính như sau:
Trang 25Dư nợ cho vay trên tổng
nguồn vốn huy động =
Dư nợ cho vay
*100% Tổng nguồn vốn huy động
TCTD chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiệntrước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảođảm an toàn khác Ngày 30/8/2011, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số22/2011/TT-NHNN cho phép hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quyđịnh tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư19/2010/TT-NHNN
Chỉ tiêu về an toàn vốn
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng Nó
được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đãđiều chỉnh rủi ro của ngân hàng
Tổng tài sản “Có” rủi roTrong đó: CAR: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Vốn tự có: bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 Vốn cấp 1 (vốn cơ bản)gồm: Vốn điều lệ, Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;Lợi nhuận không chia; Thặng dư cổ phần Vốn cấp 2 (vốn bổ sung) gồm: 50% số dư
có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; 40% số dư cótài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật; Quỹ dự phòngtài chính; Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành và các công cụ nợkhác quy định trong thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàncủa TCTD
Tổng tài sản “Có” rủi ro: Tài sản điều chỉnh rủi ro là tổng tất cả các tàisản do ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với rủi ro tín dụng theomột công thức do NHNN đưa ra
Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngânhàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu Bằng
tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toáncác khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi
Trang 26ro hoạt động Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã
tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừabảo vệ những người gửi tiền
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định
rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam
tỉ lệ này hiện đang là 9%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàngtrên thế giới áp dụng phổ biến
1.6. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng KHCN
1.6.1 Nhóm nhân tố chủ quan
Chính sách tín dụng được hiểu là những tiêu chuẩn đối với danh mục tíndụng của NHTM, trong đó có hoạt động cho vay, nó đưa ra các bước, các thủ tụccũng như chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong quy trình tín dụng, giúp NHTMhướng tới một danh mục cho vay hiệu quả, tăng khả năng sinh lời, hạn chế rủi ro vàđáp ứng được các yêu cầu đặt ra của cơ quan quản lý Thông thường.văn bản chínhsách tín dụng có các khoản mục sau: tiêu chuẩn.danh mục cho vay của NHTM, hạnmức tín dụng, các loại hình cho vay mà NHTM thực hiện, quy định về TSĐB,quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng và ban thẩm định tín dụng, kỳhạn của các khoản tín dụng, cách thức thanh toán nợ…
Chính sách tín dụng càng quy định rõ về cho vay KHCN thì càng tạo điềukiện cho các cán bộ tín dụng cũng như các khách hàng dễ tiếp cận với khoản vayhơn Như vậy, doanh số cũng như chất lượng các khoản vay KHCN phần nào chịuchi phối bởi những quy định mà chính sách tín dụng của NHTM đưa ra NHTM nàođưa ra quy trình tín dụng đơn giản, rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, có chínhsách sản phẩm hấp dẫn thì càng nâng cao được chất lượng tín dụng và càng thu hútđược khách hàng đến với ngân hàng
Khi có nhu cầu vay vốn, các khách hàng luôn mong muốn tìm đến mộtNHTM có thể cấp tín dụng đáp ứng đủ nhu cầu của mình, lãi suất thấp, thủ tục đơngiản… Nhưng khi chưa biết rõ về chất lượng và cách thức làm việc của NHTM thì
Trang 27khách hàng thường để ý đến.quy mô và uy tín của NHTM đó trên thị trường Mộtngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ là một sự đảm bảo tốt cho các khoản tíndụng ngân hàng Năng lực tài chính của NHTM được xác định dựa trên một số yếu
tố như vốn chủ sở hữu, tăng trưởng.lợi nhuận, số lượng tài sản có tính thanh khoảncao…NHTM có năng lực tài.chính càng mạnh thì room tín dụng dành cho hoạtđộng cho vay KHCN càng nhiều, độ thỏa.dụng dành.cho khách hàng càng lớn, do
đó chất lượng tín dụng KHCN càng cao
Con người luôn giữ vai trò.chủ chốt trong mọi hoạt động bao gồm cả hoạtđộng tín dụng Các cán bộ tín dụng là những người trực tiếp.thực hiện các hoạtđộng, quy trình tín dụng, là người đưa ra quyết định.đầu tiên và cũng là người chịutrách nhiệm đầu tiên.về các khoản tín dụng đã giải ngân Đặc biệt, trong quá trìnhthẩm định khách hàng, đòi hỏi.cán bộ tín dụng cần.có trình độ chuyên môn cũngnhư đạo đức nghề nghiệp rất cao thì mới có thể đưa ra những kết luận chính xác vềkhách hàng, đảm bảo chất lượng cho khoản vay
Ngoài ra, thái độ giao tiếp và phong.cách làm việc của nhân viên ngân hàng
sẽ cho khách hàng nhìn nhận về chính NHTM đó và quyết định xem họ có tiếp tụchợp tác với ngân hàng hay không Có thể nói hình ảnh của đội ngũ.nhân viên cũngchính là hình ảnh của NHTM và cũng tạo nên chất lượng cho hoạt động cho vay
Quản.lý quy trình, quản lý nhân.viên một cách khoa học, hợp lý.vừa tiếtkiệm các chi phí về nhân sự, khai thác.hiệu quả tiềm năng của nhân viên, vừa làmtăng hiệu quả về thời gian, về số lượng khoản vay cũng như độ an toàn của khoảnvay, từ đó nâng cao chất lượng.tín dụng cho ngân hàng
Ngoài ra, năng lực quản lý.của ngân hàng còn bao gồm việc tiến hành kiểmsoát nội bộ thường xuyên, chặt chẽ làm cho hoạt động tín.dụng đi đúng hướng, kịpthời sửa chữa các.sai sót trong các bước quy trình.tín dụng, tạo điều kiện nâng caohoạt động.tín dụng
Sự phát triển và mở rộng của công nghệ hiện đại trong đã mang lại nhữngảnh hưởng tích cực trong hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng Ví dụ trước đây
Trang 28mềm hỗ trợ giúp công việc này được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xáchơn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng KHCN.
1.6.2 Nhóm nhân tố khách quan
Uy tín, đạo đức, trình độ dân trí của khách hàng
Đây là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đến chất lượng khoản vay.Nhân viên thẩm định sau khi tiếp xúc cần tìm hiểu kĩ càng và đánh giá chính xácmức độ uy tín của khách hàng, tránh những rủi ro đạo đức có thể xảy ra cho ngânhàng và đảm bảo chất lượng cho khoản vay
Mục đích sử dụng vốn của khách hàng
Mục đích sử.dụng vốn vay.của khách hàng có thể sẽ không đúng.với mục đíchkhách hàng nêu khi đến vay vốn ngân hàng Việc.sử dụng vốn tín dụng vào các dự
án mạo hiểm khác mà ngân hàng không biết sẽ dẫn đến rủi ro.thu hồi nợ, làm tăng
tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của NHTM
Năng lực tài chính và khả năng trả nợ
Khách hàng có tư.cách đạo đức tốt, có uy tín song vẫn có thể không trả được
nợ hoặc chậm trả nợ nếu.có những rủi ro liên quan đến.khả năng tài chính củakhách hàng: tạm nghỉ việc, đầu tư thêm các phương án khác…
Khả năng trả nợ ngoài phụ thuộc vào năng lực tài chính còn phụ thuộc vàoTSĐB của khách hàng TSĐB thực chất có.hai ý nghĩa: thứ nhất là để đảm bảo chokhoản vay, bù đắp chho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ; thứ hai.là đểtăng ý thức tự giác và trách.nhiệm của khách hàng khi đi vay vốn ngân hàng Ngânhàng thường chú ý đến yếu tố thứ hai nhiều hơn khi xét.duyệt cho vay, mục đíchcủa ngân hàng không phải là bán TSĐB của khách hàng mà là để tài trợ cho cácphương án thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và nềnkinh tế Tuy nhiên, khi khách hàng.không trả được nợ thì ngân hàng.buộc phải xử lýTSĐB để bù đắp Trong quá trình xử lý.TSĐB, ngoài việc gặp rủi ro tài sản không
đủ bù đắp khoản nợ của.khách hàng, ngân hàng còn gặp.các khó khăn khác như: chiphí cho việc khiếu kiện, thủ tục pháp lý.để xử lý TSĐB, uy tín ngân hàng bị giảmsút… khiến cho các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút
Trang 29 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nền.tảng của mọi hoạt động.kinh tế trong xã hội baogồm cả hoạt động tín dụng KHCN, xét theo các khía cạnh như: cơ cấu nền kinh tế,mức độ phát triển của thị trường, độ chính xác của thông tin kinh tế, lạm phát…Môi trường kinh tế ổn định, chính sách kinh tế đúng đắn ảnh hưởng rất nhiều đếnhoạt động kinh doanh của ngân hàng
Ta có thể thấy trong những năm qua, khi kinh tế thế giới nói chung và kinh tếViệt Nam nói riêng rơi vào tình trạng khủng hoảng rồi suy thoái, khiến lạm pháttăng cao và tăng trưởng kinh tế giảm sút, chất lượng tín dụng KHCN cũng bị ảnhhưởng lớn Thứ nhất, lãi suất vay tăng cao khiến khách hàng giảm nhu cầu vay nợ.Thứ hai, khách hàng dễ gặp các rủi ro về tài chính gây ra rủi ro đạo đức và rủi ro tíndụng cho ngân hàng Từ đó làm giảm thu nhập từ tín dụng, tăng tỷ lệ nợ quá hạncủa ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.KHCN của ngân hàng Songnhững thay đổi tích cực trong kinh tế vĩ mô.diễn ra quá nhanh cũng.sẽ tạo ra nhữngxáo trộn nhất định Ví dụ như khi tỷ lệ lạm phát.và lãi suất thị trường giảm quánhanh có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ đối với những món vay có lãi suất dựa trên tỷ
lệ lạm phát cao trước đó Lãi suất cho vay giảm đột.ngột trong khi lãi suất huy độngnguồn vốn trước đó vẫn cao khiến lợi.nhuận ròng cho vay của ngân hàng giảm ảnhhưởng tới chất lượng tín dụng
Môi trường pháp luật
Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển thịtrường tài chính một cách an toàn, ổn định; thúc đẩy các định chế tài chính nâng caonăng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, tạo ra một khungchuẩn cho hoạt động tín dụng KHCN của các NHTM
Trang 30Hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và sát với thực tiễn diễn ra của hoạt độngtín dụng KHCN sẽ tạo định hướng cho hoạt động kinh doanh của NHTM sao cho cólợi nhất với tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ tài chính, lại giúp cho NHTMtránh được những tổn thất và tranh chấp.trong hoạt động cho vay Không những cácvăn bản có liên quan trực tiếp đến.hoạt động tín dụng.KHCN mà những văn bảnnhư: Luật đất đai, luật dân sự… cũng ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng KHCN Nếuđảm bảo được tính đầy đủ và thống nhất giữa.các bộ luật này sẽ tạo ra một hànhlang pháp lý vững chắc, tạo đà nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng KHCN.
Ngoài ra, hoạt động của.các NHTM còn chịu sự giám.sát chặt chẽ củaNHNN Các quy định của.NHNN về lãi suất, tỷ lệ dự.trữ bắt buộc, tỷ lệ cho vaytrên nguồn vốn huy động hay.tỷ lệ tăng trưởng tín dụng…đều tác động.tới hoạtđộng cho vay KHCN
Môi trường công nghệ
Sự phát triển và mở rộng của công nghệ hiện đại trong mọi lĩnh vực của đờisống đã mang lại những ảnh hưởng tích cực trong hoạt động cho vay KHCN củangân hàng Công nghệ hiện đại giúp các NHTM giảm bớt các chi phí trong quản lý,lưu trữ, đơn giản các thủ tục, rút ngắn và tăng độ chính xác trong thẩm định kháchhàng…tạo điều kiện nâng cao chất lượng cho các khoản cho vay KHCN Ví dụ nhưtrước đây các ngân hàng phải lưu trữ thông tin khách hàng bằng văn bản giấy thìnay mỗi ngân hàng đều có hệ thống quản lý thông tin riêng, tiết kiệm được chi phílưu trữ và giúp quản lý khách hàng tốt hơn Hay trước đây các cán bộ tín dụng phảichấm điểm tín dụng KHCN bằng tay thì nay đã có phần mềm hỗ trợ giúp công việcnày được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác hơn
Trong thời gian tới, công nghệ ngân hàng được dự báo là sẽ có những bước pháttriển vượt bậc, tạo tiềm năng phát triển mới cho hoạt động NHTM nói chung vàhoạt động tín dụng KHCN nói riêng
Môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội
Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên như lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần… thường lànhững rủi ro không tránh khỏi và gây những hậu quả nặng nề Việc xảy ra những rủi
ro trên dẫn đến việc khách hàng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng
Trang 31Ngoài ra thì các yếu tố về môi trường văn hóa – xã hội cũng ảnh hưởng tớichất lượng tín dụng Một đất nước có môi trường xã hội kém với những thủ tục lạchậu, đạo đức xuống cấp và nhiều tệ nạn xã hội…sẽ gây những rủi ro khó lường chongân hàng.
Trang 32CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHCN TẠI CHI
NHÁNH LONG BIÊN NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI
2.1 Giới thiệu chi nhánh Long Biên – Ngân hàng Quân đội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Nhận thức được tiềm năng của khu vực Long Biên, Gia Lâm, ngân hàngQuân đội đã quyết định nâng cấp phòng giao dịch số 3 (491A Nguyễn Văn Cừ)thành một chi nhánh, đi vào hoạt động từ ngày 03/04/2000 theo quyết định số
0113016533 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Việc thành lập chi nhánh LongBiên phù hợp với tiến trình phát triển của MB nhằm đáp ứng nhu cầu của kháchhàng, mở rộng mạng lưới và đem lại lợi ích cao nhất cho những người muốn sửdụng dịch vụ của ngân hàng Quân đội
Được quán triệt những mục tiêu, giá trị cốt lõi của toàn hệ thống ngân hàngQuân đội, MB Long Biên cũng tập trung hướng tới mảng ngân hàng bán lẻ, góp mộtphần không nhỏ vào lợi nhuận của MB mỗi năm và trở thành một trong những chinhánh lớn, luôn đi đầu trong các hoạt động của ngân hàng Quân đội
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, MB Long Biên đã có sự thay đổi
cả về chất và lượng Những ngày đầu mới thành lập, chi nhánh hoạt động với trụ sởchính đặt tại 491A Nguyễn Văn Cừ, bộ máy tổ chức bao gồm 4 khối phòng ban,trên 50 cán bộ nhân viên và 1 PGD đặt tại thị trấn Đông Anh Tuy nhiên tính đếnthời điểm 31/12/2011, với hơn 10 năm đi vào hoạt động, tổng tài sản của chi nhánhhiện đã lên tới trên 4000 tỷ, số lượng cán bộ nhân viên trên 100 người, chia thành 6khối phòng ban trực thuộc và 3 PGD trên địa bàn quản lý bao gồm: PGD NguyễnVăn Cừ, PGD Đông Anh, PGD Gia Lâm
Về cơ sở vật chất, MB Long Biên về cơ bản đã hoàn tất việc hiện đại hóatrang thiết bị phù hợp với yêu cầu và trình độ của các cán bộ nhân viên trong chinhánh Tại mỗi phòng ban và sàn giao dịch đều được trang bị đầy đủ hệ thống máylạnh, máy in, bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ của khách hàng…Mỗi nhân viên đều cómột máy tính để bàn có kết nối mạng nội bộ và sử dụng hệ thống Corebanking T24của ngân hàng để có thể cập nhập các văn bản, quy chế mới của ngân hàng cũng
Trang 33như tra cứu các thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác Ngoài
ra, mỗi trưởng bộ phận các phòng ban còn được trang bị thêm một máy tính xáchtay để tiện cho việc quản lý, điều hành Chi nhánh còn có một phòng tiếp kháchhàng đơn giản nhưng lịch sự, tạo điều kiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
Về cán bộ nhân viên, MB Long Biên luôn chú trọng việc nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực ngay từ khâu tuyển dụng đến đào tạo Nguồn nhân lực chấtlượng cao từ các trường đại học như Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Học việnngân hàng…là nguồn bổ sung dồi dào của chi nhánh Ngoài ra, CN còn thườngxuyên tổ chức các buổi đào tạo nhằm chia sẻ kinh nghiệm làm việc và nâng caokiến thức chuyên môn cho các cán bộ nhân viên Với nguồn nhân lực trẻ đầy tiềmnăng, MB Long Biên nhiều năm liền đạt các danh hiệu thi đua không chỉ cho tập thể
mà còn cho cá nhân có thành tích xuất sắc
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của MB Long Biên
MB Long Biên có một trụ sở chính đặt tại số 02 Ngô Gia Tự, phường ĐứcGiang, Quận Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; SĐT: 04.3652.3848; Fax: 04.3652.3818
Chi nhánh quản lý ba PGD trực thuộc:
PGD Nguyễn Văn Cừ, địa chỉ số 489 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội SĐT: 04.3873.3923; Fax: 04.3873.6096
PGD Đông Anh, địa chỉ K12 - QL3 - Thị trấn Đông Anh - Đông Anh- HàNội SĐT: 04.6264.6286; Fax: 04.6264.6266
PGD Gia Lâm, địa chỉ số 35 Ngô Xuân Quảng, Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.SĐT: 04.3876.1268; Fax: 04.3876.1168
Các phòng ban trực thuộc chi nhánh:
Trang 34Các phòng ban thực hiện sự nhiệm vụ dưới sự quản lý và điều hành của BanGiám Đốc.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh
Phòng hành chính- nhân sự
Phòng
QHKH DN
Phòng QHKH
cá nhân Khối QHKH
Phòng
hỗ trợ QHKH
PGD Nguyễn Văn Cừ
Phòng Kế toán
&DVKH
PGD Đông Anh PGD Gia Lâm
Giám
Đốc
CN
Phó Giám Đốc
Khối tác nghiệp
Trang 352.1.3 Nhiệm vụ chức năng các phòng ban
Ban giám đốc:
Là cơ quan điều hành hàng ngày các hoạt động của CN, tổ chức triển khaicác chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu, kếhoạch đã được Hội sở chính phân bổ
Khối Quan hệ khách hàng
Nhiệm vụ của khối QHKH là tìm kiếm khách hàng mới cả về huy động vàcho vay, giới thiệu kết hợp với tư vấn đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ của chinhánh nói riêng và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói chung Ngoài ra còn có nhiệm
vụ quản lý một cách có hệ thống các khách hàng để tiện cho việc chăm sóc và xứ lýnhững nghiệp vụ phát sinh
Khối Quản lý tín dụng
Nhiệm vụ chính của phòng quản lý tín dụng là: thực hiện thẩm định cácphương án cấp tín dụng cho toàn bộ khách hàng; quản trị hệ thống về tổ chức, triểnkhai công tác thẩm định và giám sát việc tổ chức, triển khai phương án cấp tín dụngcho các khách hàng Xử lý và thu hồi nợ quá hạn đảm bảo kế hoạch nợ quá hạn, nợxấu được Ban lãnh đạo phân giao từng thời kỳ Phối hợp với các đơn vị liên quantrong quá trình thực hiện thẩm định tín dụng và xử lý thu hồi nợ, xây dựng chínhsách tín dụng phù hợp với định hướng của CN nói riêng và Ngân hàng nói chung
Khối tác nghiệp
Gồm 2 bộ phận chính:
- Hành chính nhân sự: có nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự cho CN, thựchiện các nhiệm vụ liên quan đến hành chính như nhận và gửi công văn, báo cáo,nhập văn phòng phẩm…
- Kế toán và dịch vụ KH: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng,các nghiệp vụ và công việc liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chinhánh, cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giaodịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống các giao dịch trên máy, quản lýquỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân
Trang 36hàng MB nói chung; tư vấn trực tiếp đến khách hàng về các sản phẩm dịch vụ củaNgân hàng TMCP Quân Đội
Phòng giao dịch
Chi nhánh có 3 PGD trực thuộc
PGD Nguyễn Văn Cừ do chị Nguyễn Thị Thu Thủy làm giám đốc
PGD Gia Lâm do anh Âu Ân Giang làm giám đốc
PGD Đông Anh do anh Phạm Ngọc Quang làm giám đốc
Nhân sự: trên 30 cán bộ nhân viên làm việc tại 3 PGD
Các PGD là đầu mối cung cấp trọn gói các giải pháp và sản phẩm dịch vụ chokhách hàng, theo từng địa bàn trên cơ sở chính sách và chiến lược của CN
2.1.4 Tình hình hoạt động chung (giai đoạn 2009 – 2011)
Giai đoạn 2009 – 2011 là giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới Tìnhhình kinh tế trong nước và thế giới có rất nhiều biến động cùng với sự thay đổichính sách của chính phủ và NHNN đã gây nhiều khó khăn cho MB nói chung và
MB Long Biên nói riêng Tuy nhiên không thể không nhận thấy rằng đây là giaiđoạn toàn chi nhánh nỗ lực hết mình và đã đạt được những kết quả khả quan
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn
Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn trong kinh doanh, MB LongBiên ngay từ những ngày đầu đã chú trọng tìm kiếm và huy động các nguồn vốn từcác tổ chức kinh tế cũng như dân cư với nhiều kì hạn và mức lãi suất phù hợp Cáchình thức huy động vốn của chi nhánh rất đa dạng, linh hoạt, kết hợp với các hìnhthức khuyến mại nhằm thu hút và đáp ứng tốt nhất nhu cầu gửi tiền của khách hàngdoanh nghiệp và khách hàng cá nhân
Trang 37Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Long Biên giai đoạn 2009 – 2011
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - MB Long Biên các năm 2009, 2010, 2011
Có thể nhận thấy, tình hình huy động vốn tại chi nhánh khá khả quan Năm
2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.351.673,35 triệu đồng; sang năm 2010, sốvốn huy động được đã tăng gấp 1,6 lần lên con số 3.867.108,12 triệu đồng Và năm
2011, ngay từ quý III, số vốn huy động được đã vượt qua tổng vốn huy động củanăm 2010, cho đến cuối năm thì đạt hơn 5.234 tỷ, tăng 135% so với năm 2010 Cóđược kết quả này là nhờ sự cố gắng không ngừng của tập thể chi nhánh Long Biêntrong nâng cao chất lượng phục vụ và thường xuyên đi khảo sát tình hình địa bàn,sâu sát với khách hàng Ngoài ra, theo chính sách của hệ thống, chi nhánh cũng đưa
ra các chương trình khuyến mại nhằm thu hút nguồn tiền gửi, đặc biệt là nguồn tiềngửi trong dân cư
Nguồn tiền gửi từ trong dân tăng nhanh một cách đáng ngạc nhiên Từ mức893,6 tỷ đồng năm 2009, nguồn vốn huy động được từ dân cư đã tăng gần gấp 2,4lần vào năm 2011 Điều này cũng phù hợp với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻtốt nhất Việt Nam của MB Mặt khác, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, mặt bằng lãisuất cho vay cao trong những năm gần đây khiến cho các doanh nghiệp ít nguồnvốn dư thừa mà nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế của chi nhánh vẫn tăngtrưởng đều (trung bình 150% mỗi năm) chứng tỏ mối quan hệ bền vững với kháchhàng cũ và hiệu quả của công tác mở rộng thị trường
2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn
Trang 38Với nền tảng là nguồn huy động dồi dào, MB Long Biên chủ yếu tiến hànhcác hoạt động cho vay chứ không đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản hay chứngkhoán Chi nhánh cung cấp các khoản vay cho các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hìnhthức như vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; khoản vay tín chấp hoặc có tài sản đảmbảo; cho vay theo nhiều đồng tiền Chi nhánh đã triển khai nhiều hoạt động tài trợtín dụng cho khách hàng là các doanh nghiệp, các hộ kinh tế cá thể cũng như các cánhân để vay trả góp, phục vụ đời sống hoặc kinh doanh.
Số lượng khách hàng và quy mô dư nợ luôn tăng trưởng khá qua các năm.Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng hàng năm bình quân là 15% Dư nợ cuốinăm 2009 là 1,740.47 tỷ đồng (tăng 87,98% so với năm 2008), dư nợ năm 2010 là2,870.41 tỷ đồng (tăng 65% so với năm 2009), dư nợ năm 2011 là 3.418,12 tỷ đồng(tăng 19% so với năm 2010) Năm 2011, NHNN đã ban hành chỉ thị số01/2011/CT-NHNN ngày 01/3/2011 về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng không vượt quá20% so với 31/12/2010, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh nói riêng và ngân hàngnói chung đã giảm hẳn, chấp hành tốt theo yêu cầu của NHNN Dư nợ của kháchhàng là tổ chức thường xuyên chiếm 80% tổng dư nợ của chi nhánh
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn và đối tượng khách hàng của chi nhánh
Long Biên giai đoạn 2009 – 2011
Dư nợ cho vay 1.592.027,18 100 2.663.641,47 100 3.418.121,94 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - MB Long Biên các năm 2009, 2010, 2011
Từ số liệu trong bảng 2.3, ta thấy nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu nợ của chi nhánh: năm 2009 chiếm 58,2%, năm 2010 chiếm 64,6%, năm
2011 chiếm 65,2% tổng dư nợ Như vậy chi nhánh đã tăng cho vay ngắn hạn, giảmcho vay trung và dài hạn theo đúng chủ trương của MB, hạn chế rủi ro thanh khoản
Trang 39và rủi ro tín dụng Đồng thời, chi nhánh luôn liên tục hoàn thiện quy trình tín dụng,rút ngắn thời gian giải ngân nhưng vẫn đảm bảo thẩm định tốt các khách hàng, đưa
ra nhiều sản phẩm cho vay cá nhân như cho vay mua ô tô, mua chung cư, du học…đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giúp tăng trưởng tín dụng với các đốitượng là khách hàng cá nhân Năm 2010, tăng trưởng tín dụng cá nhân đạt mức 68%nhưng sang năm 2011, mức tăng trưởng chỉ đạt 10% do chính sách nhà nước hạnchế tín dụng phi sản xuất và quy định tăng trưởng tín dụng chung của mỗi ngânhàng không quá 20% Cho vay doanh nghiệp năm 2011 cũng tăng trưởng giảm sovới năm 2010 vì lý do này
Chất lượng danh mục tín dụng
MB Long Biên luôn coi việc tăng trưởng và phát triển quy mô dư nợ tín dụngphải dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng tốt nhất Trong nhiều nămqua, chi nhánh đã duy trì được chất lượng danh mục tín dụng tốt, kiểm soát nợ xấuchặt chẽ, tiến hành nhắc nhở với các khoản nợ tới hạn, do đó, tỷ lệ nợ xấu của chinhánh luôn dưới 2% Chi nhánh cũng kiểm soát chặt chẽ rủi ro hoạt động, có chínhsách phân loại nợ, trích lập dự phòng theo yêu cầu của NHNN và theo thông lệ quốctế
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của MB Long Biên giai đoạn 2009 – 2011
Trang 40Doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng qua các năm Năm 2010, tổng thu nhập dịch
vụ tăng 151% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 153% so với năm 2010 Đây làmột tín hiệu đáng mừng cho MB Long Biên khi hướng phát triển chung của toàn hệthống ngân hàng là nâng cao doanh thu dịch vụ, mở rộng và phát triển những hìnhthức dịch vụ mới để tăng lợi nhuận của ngân hàng trong tình hỉnh huy động và chovay gặp nhiều khó khăn như hiện nay
Bảng 2.4: Doanh thu dịch vụ của MB Long Biên giai đoạn 2009 – 2011
tỷ đồng Hoạt động bảo lãnh mang lại nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập củachi nhánh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dịch vụ của chi nhánh
Với lợi thế về hệ thống máy ATM, POS và hệ thống liên minh thẻSmartLink của MB, chi nhánh Long Biên cũng tích cực khai thác dịch vụ này, tậptrung phát hành các loại thẻ Active Plus, thẻ Visa, Master Card, liên kết với tậpđoàn Viettel phát hành thẻ Bank Plus Năm 2012, chi nhánh Long Biên là chinhánh đầu tiên ở miền Bắc phát hành thành công thẻ sinh viên cho trường Caođẳng Công nghiệp Quốc phòng Về công tác mở rộng mạng lưới giao dịch, năm