1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xôviết

28 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 138 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CHÍNH QUYỀN XÔVIẾT” (V.I.Lênin Toàn tập, Tập.36, Nxb. TB, Mátxcơva, 1977, tr.201256) PGS, TS. Nguyễn Văn Oánh Trần Chí Lý Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết là tác phẩm lớn của Lênin, và là tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa Mác Lênin. Trong đó đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như: Kinh tế, chính trị, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, về Đảng Cộng sản v.v.. Với phạm vi bài viết này, chỉ xem xét dưới góc độ chính trị, đây cũng là nội dung bao quát toàn bộ tác phẩm, và là Cương lĩnh chính trị của Đảng Bônsêvích (b) ở nước Nga trong những năm 19181923, thời kỳ nước Nga xẩy ra nội chiến. Tuy nhiên, những tư tưởng được Lênin đề cập trong giai đoạn này không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện Chính sách kinh tế mới “NEP”, và là tư tưởng xuyên suốt của Lênin trong quá trình lãnh đạo đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩmChiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nước Nga hết sức căng thẳng về chính trị và nặng nề về kinh tế. Cách mạng Tháng Mười năm 1917 nổ ra và giành thắng lợi, nước Nga Xôviết phải giải quyết hai nhiệm vụ hết sức to lớn đó là: giành chính quyền; chấm dứt chiến tranh với Đức.Tác phẩm được viết vào đầu năm 1918, sau Cách mạng Tháng Mười Nga khoảng nửa năm. Và thực tế đến đầu 1918, Chính quyền Xôviết mới được thiết lập trên toàn nước Nga. Để có hòa bình phục vụ việc khôi phục và phát triển đất nước trong điều kiện nước Nga bị cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn phá nặng nề. Ngày 331918, Nga buộc phải ký Hiệp ước BrétLitốpxcơ đình chiến với Đức. Theo như lời của Lênin, đây là một hiệp ước “vô cùng đau khổ” và “vô cùng nặng nề”, là một bước lùi tạm thời, một thử thách rất lớn, nhượng bộ bọn tư bản. Nhưng đây cũng là một việc làm táo bạo và quyết đoán, thể hiện rõ chiến lược, sách lược và tầm nhìn sáng suốt của một lãnh tụ thiên tài, bản lĩnh của lãnh tụ cộng sản. Có thể hiểu được rằng, đây là biểu hiện của lý trí thắng tình cảm, của chân lý thắng phiêu lưu mạo hiểm.Sau khi ký hiệp ước với nước Đức, nước Nga có một nền hòa bình, nhưng nền hòa bình đó lại rất mong manh. Vì sau khi đã ký hòa ước, các nước đế quốc âm mưu thành lập một liên minh để chống lại nước Nga, gồm 14 nước. Chúng sợ rằng, để cho nước Nga có hòa bình thì Nga sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, và nước Nga sẽ trở thành một nước hùng cường, điều đó không có lợi cho các nước đế quốc chủ nghĩa. Do đó, bọn đế quốc tiến hành bao vây kinh tế, phong tỏa quân sự, đe dọa nền hòa bình của nước Nga.Trong bối cảnh đó, nước Nga gặp nhiều khó khăn và phức tạp cả về kinh tế lẫn chính trị: Nền sản xuất bị đình đốn, thấp kém và lạc hậu; cơ sở vật chất bị tàn phá kiệt quệ do chiến tranh; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, họ đã quá mệt mỏi, hoang mang và lo sợ vì chiến tranh Vì vậy, Lênin chủ trương cần tranh thủ thời gian có hòa bình để tập trung giải quyết những nhiệm vụ rất cụ thể, rất cấp bách, xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, chuẩn bị lực lượng đề phòng khi có chiến tranh nổ ra, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Lênin nói: “Chúng ta phải dốc hết sức lực ra để lợi dụng thời gian tạm ngừng chiến mà thời cơ đã đưa lại cho chúng ta để hàn gắn vết thương cực kỳ trầm trọng do chiến tranh gây ra cho toàn thể xã hội nước Nga và để phát triển kinh tế nước nhà nếu không thì không thể nào nói đến tăng cường khả năng quốc phòng” Trong giai đoạn đó, nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản là phải làm cho mỗi người cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân nước Cộng hòa Xôviết trẻ tuổi thấy rõ được những đặc điểm, nhiệm vụ mới của thời kỳ cách mạng chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang nắm giữ chính quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản lý đất nước. Chính ở thời điểm sau khi nắm được chính quyền, Lênin đã nhấn mạnh rằng, giành chính quyền đã khó nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn nhiều. Toàn đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt và những nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Đó là nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý đất nước theo một kiểu mới khác hẳn về chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và quản lý tư bản chủ nghĩa, đó là Chính quyền Xôviết, một hình thức của chuyên chính vô sản. Thiết lập nền dân chủ vô sản, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga. Để thực hiện được những việc đó, yêu cầu phải soạn thảo cho được một bản kế hoạch cụ thể về những nhiệm vụ cơ bản trước mắt của chính quyền mới. Đảng Bôn sê vích Nga đã giao cho Lênin viết tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”. Để đi đến hoàn tất tác phẩm này, Lênin đã phải viết đi viết lại ba lần.Lần thứ nhất: “Bản sơ thảo những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”, dài 40 trang, (đọc vào 23 28 3 1918) ở Hội nghị Trung ương. ở Hội nghị này những người “phái tả” cũng đưa ra một bản cương lĩnh khác. Hai bản cương lĩnh này đối lập nhau. Cuối cùng Hội nghị không đi đến một sự thống nhất nào. Lần thứ hai: Lênin tiếp tục viết lại tác phẩm: “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết” với nội dung ngắn gọn hơn, chặt chẽ hơn và cụ thể hơn. Đến tháng 4 năm 1918 Hội nghị nhất trí lấy tác phẩm này làm Cương lĩnh của Đảng.Sau đó, Trung ương giao cho Lênin viết lại, tóm tắt tác phẩm này dưới dạng đề cương, thành sáu luận đề để phổ biến cho quần chúng hiểu về đường lối của Đảng.Trong tác phẩm của mình, Lênin đã phân tích tỉ mỉ những vấn đề quan trọng nhất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa xã hội, những cơ sở lý luận của đường lối chung, chính sách kinh tế của Nhà nước Xôviết một hình thức của chuyên chính vô sản, ý nghĩa và nội dung đặc biệt của nhiệm vụ tổ chức và quản lý của chính quyền mới, chính quyền công nông đầu tiên trên thế giới. Và việc tiếp tục cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, nhưng cũng rất quyết liệt, nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội. II. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm :“Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết” là tác phẩm quan trọng nêu lên Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bônsêvích trong điều kịên lịch sử rất cụ thể. Đường lối đó thể hiện những quan điểm rõ ràng, nhất quán của Đảng Cộng sản Nga (b) trong việc giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, mà cả hướng tới những nhiệm vụ lâu dài về tổ chức quản lý đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa.Sau tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết từ 1818 1923, Lênin viết một loạt tác phẩm khác như: “Tổ chức thi đua như thế nào?”; “Sơ thảo kế hoạch công tác khoa học kỹ thuật”; “Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản”; “Sáng kiến vĩ đại”; “Bàn về thuế lương thực”; “Bàn về chế độ hợp tác”; “Thà ít mà tốt”... tiếp tục bổ sung và phát triển những quan điểm tư tưởng, chủ trương và đường lối đã nêu lên trong tác phẩm đó và hợp thành một kế hoạch hoàn chỉnh, có hệ thống nhằm xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa; 5 tác phẩm cuối, Bàn về thuế lương thực; Bàn về chế độ hợp tác; Về cuộc cách mạng của chúng ta; Chúng ta phải cải tổ Bộ Dân ủy thanh tra công nông như thế nào? Thà ít mà tốt được coi là “Di chúc Chính trị của Lênin”.III. Nội dung chính của tác phẩmTrong chuyên đề này, chủ yếu phân tích khía cạnh chính trị của tác phẩm, cụ thể là phân tích kế hoạch tổ chức và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga được thể hịên qua những nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết (Cương lĩnh của đảng (b) Nga).1. Về đảng chính trịTrước hết, Lênin đã phân tích rõ sự khác nhau căn bản về tính chất của hai cuộc cách mạng, cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị nhân dân, nghĩa là các đảng viên Đảng Cộng sản (b) Nga và cả những đại biểu giác ngộ của quần chúng lao động phải hiểu thấu triệt sự khác nhau căn bản ấy, để tuyên truyền vận động quần chúng lao động tích cực tham gia xây dựng chính quyền Xôviết. Thực chất và ưu thế lớn của Chính quyền Xôviết, một hình thức của chuyên chính vô sản, sự khác nhau về nguyên tắc và ưu thế của nền dân chủ vô sản so với nền dân chủ tư sản. Theo Lênin, sự khác nhau đó là ở chỗ chuyển trọng tâm vấn đề dân chủ từ chỗ thừa nhận về mặt hình thức những quyền tự do (như dưới chế độ đại nghị tư sản) đến chỗ bảo đảm thực tế (chứ không phải trên giấy tờ) cho những người lao động người đã lật đổ bọn bóc lột được hưởng quyền tự do thực sự. Những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xôviết được thể hiện về mặt pháp lý trong Hiến pháp Xôviết đầu tiên. Lênin chỉ ra rằng, “Trong các cuộc cách mạng tư sản, nhiệm vụ chủ yếu của quần chúng lao động là làm một việc tiêu cực hoặc có tính chất phá hoại: xóa bỏ chế độ phong kiến, chế độ quân chủ, những quan hệ thời trung cổ. Còn công tác tích cực, hay sáng tạo, tức là công tác tổ chức một xã hội mới thì lại do thiểu số hữu sản, tức thiểu số tư sản trong nhân dân hoàn thành...Trái lại, nhiệm vụ chủ yếu mà giai cấp vô sản và nông dân nghèo do giai cấp vô sản lãnh đạo, phải hoàn thành trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, do đó phải hoàn thành trong cả cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã bắt đầu ở Nga ngày 25 tháng Mười 1917, nhiệm vụ chủ yếu đó là một công tác tích cực hay là sáng tạo nhằm thiết lập một mạng lưới các quan hệ tổ chức mới... Một cuộc cách mạng như thế chỉ có thể hoàn thành thắng lợi, nếu đa số nhân dân mà trước hết là những người lao động chủ động tiến hành một hoạt động sáng tạo có ý nghĩa lịch sử. Chỉ khi nào giai cấp vô sản và những người nông dân nghèo tỏ rõ có tinh thần tự giác, trình độ tư tưởng, tinh thần hy sinh và tinh thần bền bỉ thì khi đó thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa mới được đảm bảo” .Nhiệm vụ của đảng viên và toàn Đảng trong lúc này là:Thứ nhất : thuyết phục đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình.Nhiệm vụ đó đã được hoàn thành một cách căn bản trong thực tế. Đương nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân dân bao giờ cũng cần thiết và được đặt lên trong số những nhiệm vụ quan trọng, bởi quần chúng nhân dân là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ấy, là lực lượng to lớn để hoàn thành vẻ vang sự nghiệp cách mạng và chủ nghĩa xã hội. Thứ hai : giành lấy chính quyền, đập tan sự phản kháng và diệt tận gốc giai cấp bóc lột. Nhiệm vụ này là một quá trình thường xuyên, liên tục, không thể lơ là và không thể coi thường. Bởi chưa thể hoàn thành xong xuôi, chừng nào mà bọn quân chủ và dân chủ lập hiến, bọn phụ họa, bọn mensêvích, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh hữu, bọn phản kháng, bóc lột và kẻ cướp... chưa bị đập tan, chưa bị diệt tận gốc, và mọi cơ sở vật chất chưa chuyển hoàn toàn vào tay giai cấp vô sản, thì nhiệm vụ đó vẫn phải tiếp tục, không một phút nào được phép lãng quên. Như vậy, đây là một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, giai đoạn tạo ra những điều kiện để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản, khiến cho nó không thể phục hồi hoặc tái sinh. Giai đoạn đấu tranh này, về hình thức có vẻ hòa bình, nhưng có nội dung vô cùng khó khăn và phức tạp. Theo cách nói của Lênin, đây là giai đoạn chuyển chiến thuật: từ cách đánh khinh kỵ binh chuyển sang lối đánh bằng trọng pháo, để giành thắng lợi hoàn toàn. Bởi vì giai đoạn này có nhiều hạn chế do đang nội chiến. Thứ ba : nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước theo chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trước mắt, và cũng nói lên đặc điểm của tình hình hiện nay. Nhưng dẫu sao nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước cũng đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu trung tâm và quan trọng bậc nhất. Bây giờ, việc quản lý đất nước như thế nào? Đây là đặc điểm của bước chuyển nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp, Lênin nói: “Đặc điểm của tình thế hiện thời, tất cả sự khó khăn là ở chỗ phải hiểu rõ đặc điểm của bước chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục nhân dân và dùng vũ lực quân sự sang nhiệm vụ chủ yếu là quản lý” . Bởi trong lịch sử thế giới, đây là lần đầu tiên một chính quyền công nông bắt tay vào việc quản lý đất nước, muốn hoàn thành được nhiệm vụ, muốn quản lý tốt, cần phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn và phải tổ chức theo phương thức mới, xây dựng, quản lý kinh tế, nghĩa là sản xuất và phân phối một cách kế hoạch các sản phẩm cần thiết cho đời sống của hàng chục triệu con người, đảm bảo nâng cao năng suất lao động trong phạm vi toàn quốc. Lênin kết luận, chính trị chủ yếu của chúng ta là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế. Và ngày nay nhiệm vụ quản lý đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm.Vì sao đó là nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu. Bởi đó là những nhiệm vụ mà thực tiễn đang đòi hỏi từng ngày, từng giờ và yêu cầu cần phải được giải quyết kịp thời, cụ thể như: + Việc hàn gắn vết thương chiến tranh;+ Việc giữ gìn trật tự tối thiểu trong cả nước;+ Việc khôi phục lực lượng sản xuất bị chiến tranh tàn phá;+ Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước...Tất cả những công việc đó đang đặt ra trước mắt đối với Chính quyền Xôviết, theo Lênin đó là những công việc, những nhiệm vụ hết sức sơ thiểu và sơ thiểu nhất, nhằm bảo toàn cơ sở xã hội, khắc phục những khó khăn trong những bước đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu lúc đó là: “Hãy tính toán tiền nong cho cẩn thận và thành thực. Hãy chi tiêu tiết kiệm, đừng lười biếng, đừng tham ô. Hãy triệt để tuân thủ kỷ luật lao động... đó là những khẩu hiệu chủ yếu trước mắt” .Muốn tổ chức, xây dựng cả một hệ thống quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện xã hội hóa nền sản xuất và nâng cao năng suất lao động, thì phải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu của bọn bóc lột, thực hiện chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nền kinh tế tập thể, sản xuất hiện đại; phải xóa bỏ các tổ chức kinh tế cũ của bọn tư sản bóc lột, xây dựng hệ thống tổ chức kinh tế mới, tổ chức lại lao động xã hội theo một trình độ cao, thực hiện sản xuất phân phối một cách có kế hoạch trên cơ sở sản xuất ngày càng hiện đại hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài của người lao động. Phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, bằng cách tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa để không ngừng nâng cao trình độ, tăng năng suất lao động... Đó là những nhiệm vụ tổ chức và quản lý cơ bản được đặt ra khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền thiết lập chế độ xã hội mới.2 Tổ chức quản lý đất nước trở thành nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, phức tạp của đất nước, Lênin xác định, đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu. Và để xây dựng kinh tế của chủ nghĩa xã hội, điều quyết định là phải tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách toàn diện, hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm.2.1. Kiểm kê, kiểm soát và phát triển kinh tếXuất phát từ thực tế của đất nước và những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị quan trọng đối với Chính quyền Xôviết trong việc tổ chức và quản lý đất nước, Lênin cho rằng, phải tiến hành kiểm kê kiểm soát.Vì sao phải kiểm kê và kiểm soát? Qua phân tích, đánh giá về đặc điểm, tính chất và tình hình của đất nước, Lênin cho rằng: Kiểm kê và kiểm soát là tránh được nạn đói, cải thiện được đời sống cho người dân lao động; quét sạch bọn phản động, sâu mọt đục khoét nhân dân, đánh gục bọn phá hoại ngầm của giai cấp tư sản, là đấu tranh cô lập và “tước đoạt kẻ đi tước đoạt”, tạo ra những điều kiện khiến cho giai cấp tư sản không thể tồn tại được, mà cũng không thể tái sinh được. Giành lại từ giai cấp tư sản các tổ chức kinh tế và tư liệu sản xuất, lúc đó mới gọi là chiến thắng giai cấp tư sản hoàn toàn (diệt tận gốc bọn tư bản). Lênin khẳng định sự cần thiết của kiểm kê và kiểm soát: “Tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa tổ chức được việc kiểm kê và kiểm soát trong các xí nghiệp, trong các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế mà chúng ta đã giành lại từ tay giai cấp tư sản; mà không làm được việc đó thì không thể nào nói đến điều kiện vật chất thứ hai cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội, tức là: Nâng cao năng suất lao động trong phạm vi cả nước” . Nếu không có kiểm kê, kiểm soát thì giai cấp công nhân không thể tiến hành làm chủ trong sản xuất, không tạo được tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, và mầm mống của chủ nghĩa xã hội cũng bị tiêu diệt. Thực hiện tốt việc kiểm kê, kiểm soát còn tạo ra được sức mạnh kỷ luật to lớn, tính nghiêm minh, tự giác trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Nếu “Không có chế độ kế toán và kiểm soát trong sự sản xuất và phân phối sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt” .Ai thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát? Nắm rõ điều kiện và hoàn cảnh của đất nước lúc đó, Lênin xác định, đây là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, là điều kiện để tiến hành xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Dưới chính quyền Xôviết, việc kiểm kê, kiểm soát được tiến hành bằng hai lực lượng cơ bản: Thứ nhất, tiến hành kiểm kê, kiểm soát toàn dân, toàn diện trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm. Hình thức này phải thực sự dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản, nghĩa là sự kiểm soát phải được thực hiện “từ dưới lên”, sự kiểm soát của công nhân và nông dân nghèo đối với bọn tư bản, và được thiết lập ở mọi lúc mọi nơi. Lênin chỉ ra rằng: “nếu sau khi nắm được chính quyền, giai cấp vô sản ở nước ta giải quyết được nhanh chóng nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát và tổ chức trong phạm vi toàn dân... thì sau khi đập tan sự phá hoại ngầm, chúng ta sẽ có thể nhờ tiến hành rộng khắp việc kiểm kê, kiểm soát mà hoàn toàn thu phục được các chuyên gia tư sản” . Thứ hai, thực hiện kiểm kê, kiểm soát “từ trên xuống”, bằng nhà nước vô sản, nhà nước vừa là người kiểm soát, vừa là đối tượng chịu sự kiểm soát của các tổ chức xã hội và đội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân. Đó là thực hành việc nhà nước kiểm tra, giám sát, điều tiết, phân phối một cách hợp lý trong sản xuất và phân phối sản phẩm, đồng thời bảo vệ sức người sức của cho nhân dân, thực hành tiết kiệm. Thực sự là biện pháp số một để chống đói nghèo và lạc hậu, nâng cao đời sống của toàn dân. Như, việc tổ chức kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt được của bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanh khác. Lênin cũng lưu ý rằng: Cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm soát là trực tiếp giúp sức cho bọn Coóc ni lốp Đức và Nga, là những kẻ chỉ có thể lật đổ chính quyền của những người lao động... những kẻ thù của chúng ta đang rình rập chúng ta, đang chờ thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền cách mạng. Không có kiểm kê, kiểm soát thì giai cấp công nhân không thể tiến lên làm chủ trong sản xuất và phân phối sản phẩm. “Chừng nào sự kiểm soát của công nhân chưa trở thành sự thật hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và chưa tiến hành một cuộc tấn công thắng lợi không khoan nhượng chống tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy... thì chừng đó sẽ không thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm soát công nhân) lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là chuyển sang việc công nhân điều tiết sản xuất” . Phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát chuyển sang việc quản lý và điều tiết sản xuất của giai cấp công nhân, đó mới là thực chất của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.Kiểm kê và kiểm soát như thế nào? Lênin khẳng định rằng, bất kỳ nhà nước nào đang vận động lên chủ nghĩa xã hội đều cần phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát sản xuất, phân phối sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Bởi thực hiện tốt hai nhiệm vụ ấy là tạo ra những điều kiện, những tiền đề cơ bản để phát triển kinh tếxã hội, chỉ có tổ chức một cách chu đáo việc kiểm kê, kiểm soát và tổ chức nghiêm ngặt, chặt chẽ kỷ luật lao động mới tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách chắc chắn nhất. Lênin cho rằng, việc kiểm kê, kiểm soát phải được tiến hành trên các lĩnh vực, trong các ngành, nơi các cơ sở sản xuất kinh doanh như: (nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...); “Bây giờ cái được đề lên hàng đầu, lại là tổ chức việc kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt của bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanh khác” . Và phải được tiến hành trong tất cả các địa phương trên cả nước một cách đồng bộ, thống nhất. Thực hiện bằng các công cụ quản lý của nhà nước để thực hiện kiểm kê và kiểm soát: Quốc hữu hóa ngân hàng, và không ngừng cải biến ngân hàng thành những đầu mối kế toán công cộng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, phải tăng chi nhánh và chi điếm của ngân hàng nhân dân; củng cố và chỉnh đốn những tổ chức độc quyền của nhà nước đã được thiết lập; nhà nước phải nắm lấy độc quyền ngoại thương; công tác thu thuế; áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động... “Chúng ta phải áp dụng ngay lập tức chế độ nghĩa vụ lao động ấy, nhưng phải áp dụng một cách hết sức thận trọng và từng bước một, bằng cách dùng kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm mỗi bước đi, và cố nhiên, là bắt đầu áp dụng chế độ đó trước tiên đối với những kẻ giàu có” . Cấp sổ lao động; cấp sổ thu chi cho từng tên tư sản kể cả tư sản nông thôn. Nếu không thực hiện kiểm kê và kiểm soát thì nhà nước sẽ không biết được hàng triệu và hàng tỷ bạc từ đâu ra, chuyển đến đâu và đi lúc nào? Những nguồn thu nhập và tài sản của người dân cũng bị giấu giếm mà nhà nước chẳng thu được thuế. Thành lập các Uỷ ban kiểm tra nhà nước, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao, các nhóm lưu động để kiểm tra, theo dõi việc thi hành các sắc lệnh, kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng công việc, có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết và thật nghiêm minh các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm. Nhưng đồng thời cũng phải có cách giải quyết thật linh hoạt, hiệu quả, tránh dập khuôn, máy móc, thực hiện đúng với chế độ tập trung dân chủ xã hội chủ nghĩa. Theo Lênin, chế độ kiểm kê, kiểm soát phải được triển khai trong thực tế, chứ không phải trên giấy tờ, trên lý thuyết; đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo; tích cực học hỏi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm phong phú trong nhân dân. Có như vậy, thì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội mới càng mau chóng và chắc chắn.Về ý nghĩa của kiểm kê và kiểm soát, Lênin cho rằng, đây là hình thức đấu tranh cao của giai đoạn mới để giành toàn bộ thắng lợi trong chiến dịch chống tư bản, để giành quyền sở hữu trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tiêu diệt những tàn dư của chế độ cũ như tham nhũng hối lộ, ăn cắp của công, tệ lãng phí, bệnh quan liêu, nạn đầu cơ trục lợi bất chính, buôn gian bán lận, vi phạm pháp luật v.v..Thực hiện kiểm kê, kiểm soát trong quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm là nhằm nâng cao năng suất lao động cao hơn, tạo ra của cải vật chất nhiều hơn, là điều kiện đặc biệt quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc nhà nước tổ chức nền đại sản xuất công nghiệp là việc chuyển từ hình thức “công nhân kiểm soát” sang “công nhân quản lý” trong các cơ sở sản xuất, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, đường sắt, hầm mỏ... Trên những nét cơ bản và chủ yếu nhất.Chủ nghĩa xã hội muốn giành thắng lợi hoàn toàn, Chính quyền Xôviết muốn giữ vững và không ngừng được củng cố, và đem lại tự do thực sự cho nhân dân lao động, việc kiểm kê, kiểm soát phải được thực hiện tốt; không chỉ thế, việc kiểm kê, kiểm soát cũng là nhằm tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội; tạo ra năng suất lao động cao hơn, của cải vật chất nhiều hơn, tốt hơn cho chủ nghĩa xã hội. 2.2. Tăng cường kỷ luật, nâng cao năng suất lao độngChủ nghĩa xã hội thắng chủ nghĩa tư bản ở chỗ là tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn (trên tinh thần tự nguyện, tự giác), nâng cao năng suất, chất lượng lao động (trên phạm vi cả nước) và tạo ra hiệu quả trong công việc tốt hơn nhiều (so với chủ nghĩa tư bản).Trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi, và trong chừng mực mà nhiệm vụ tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của chúng đã được hoàn thành trên những nét chủ yếu và cơ bản thì tất nhiên có một nhiệm vụ khác được đề lên hàng đầu, đó là, thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao động và do đó (với mục đích đó) phải tổ chức lao động thành một trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản.Đây là một việc làm lâu dài, phải mất nhiều thời gian, công sức mới giải quyết được. Lênin cũng chỉ rõ tính chất và sự cần thiết của việc nâng cao năng suất lao động. Nếu như giành chính quyền chỉ mất vài ba ngày, hoặc vài tuần cũng có thể dẹp tan được sự phản kháng quân sự của bọn bóc lột, thì nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động phải mất nhiều năm mới giải quyết được một cách vững chắc. Điều này thể hiện rõ tính chất lâu dài và hoàn cảnh khách quan của công tác này đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều kiện để nâng cao năng suất lao động. Trước hết phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp phát triển. Bởi, chủ nghĩa xã hội là Chính quyền Xôviết cộng với điện khí hóa toàn quốc. (Sau này, trải qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin phát triển luận điểm này lên thêm một bước đầy đủ hơn và hoàn chỉnh hơn: Chủ nghĩa xã hội là Chính quyền Xôviết + điện khí hóa toàn quốc + kỷ luật đường sắt Phổ + kinh nghiệm quản lý của các Trớt Mỹ + nền giáo dục quốc dân Hoa Kỳ). Có thể nói, việc nâng cao năng suất lao động trước hết đòi hỏi phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp, phải phát triển ngành sản xuất nhiên liệu, máy móc, công nghiệp hóa chất, phải có những điều kiện cần và đủ, chủ nghĩa xã hội mới chiến thắng chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi hoàn toàn.Lênin nói: Nước Nga có những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, có tiềm năng lớn về quặng ở U ran, nhiên liệu ở miền Tây Xibiri (than đá) dầu lửa ở vùng Cáp ca dơ, ở miền trung tâm (than bùn), bao nhiêu của cải to lớn về rừng, về sức nước, về nguyên liệu, về hóa chất... Việc khai thác của cải tự nhiên ấy bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại sẽ tạo cơ sở cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng.Điều kiện thứ hai là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng nhân dân. “Một điều kiện để nâng cao năng suất lao động, trước hết là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân” .Phải nâng cao tinh thần kỷ luật của người lao động. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, cần phải nâng cao tinh thần kỷ luật lao động, kỹ năng, thao tác lao động của họ, tính khéo léo của họ, phải tăng thêm cường độ lao động và tổ chức lao động cho tốt hơn. Lênin cho rằng, muốn nâng cao được tinh thần và kỷ luật lao động, cần phải có những biện pháp cụ thể, thích hợp. Như biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng phải được đặt lên hàng đầu, phải có kế hoạch và được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra theo Lênin, phải rất coi trọng biện pháp khuyến khích bằng lợi ích vật chất bằng trả lương theo sản phẩm. Đây là những cách làm mới theo phương pháp Cộng hòa Xôviết, trên tinh thần tiên phong của giai cấp vô sản.Khuyến khích lợi ích vật chất, Lênin chủ trương phải thực hiện gấp rút và áp dụng cho được trên thực tế thí nghiệm trả lương theo sản phẩm nhằm thu hút đội ngũ chuyên gia, lao động giỏi vào làm việc trong tổ chức nhà nước Xôviết.Phải áp dụng rất nhiều yếu tố khoa học và tiến bộ trong phương pháp Taylo, Lênin nhấn mạnh rằng: Học cách làm việc, đó là nhiệm vụ mà chính quyền xôviết phải đặt ra trước nhân dân với tất cả tầm vóc của nó.Lênin viết : “Nước cộng hòa xôviết phải tiếp thu cho bằng được tất cả những gì quý giá nhất trong những thành quả của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực đó. Chúng ta chỉ có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay không, điều đó chính là tùy ở những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp chính quyền xôviết và chế độ quản lý xôviết với những tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản” .Lênin cho rằng: Phải tổ chức ở Nga việc nghiên cứu và giảng dạy phương pháp Taylo. Phải thí nghiệm và ứng dụng phương pháp đó một cách có hệ thống, nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý và sản xuất. Cần phát động một phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa một cách rộng khắp, trên mọi lĩnh vực của đời sống.Phải dùng biện pháp cưỡng bức lao động với những đối tượng cố tình chống đối, chây lười, trốn tránh và tính tiểu tư sản. Thưc hiện chế độ nghĩa vụ lao động để bao vây tư bản, bắt tư bản phải đầu hàng bằng kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta, và sử dụng biện pháp cấp sổ lao động và sổ tiêu dùng để tiện việc theo dõi và quản lý. Trong điều kiện nhà nước Xôviết mới giành được chính quyền, lực lượng lao động đông đảo trình độ tay nghề còn thấp, chưa am hiểu nhiều về kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn, đội ngũ trí thức xuất thân từ công nông còn hạn hẹp, chưa có nhiều khả năng để nâng cao năng suất lao động. Thấy được vai trò to lớn của đội ngũ các chuyên gia tư sản trong khả năng tổ chức, quản lý, sản xuất nâng cao năng suất lao động (họ là những trí thức do nhân loại tao ra). Lênin cho rằng, nếu “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được” . Phương pháp sử dụng chuyên gia tư sản theo Lênin, “Nhà nước có thể sử dụng những người có tài tổ chức nhất và những chuyên gia giỏi bằng cách: hoặc là theo phương pháp cũ, phương thức tư sản (nghĩa là trả lương cao) hoặc theo phương thức mới, phương thức vô sản (nghĩa là thành lập những điều kịên kiểm kê, kiểm soát do toàn dân thực hiện từ dưới lên, những điều kiện này tự nó nhất định sẽ giúp chúng ta thu phục được các chuyên gia, lôi kéo về với chúng ta” .Trong điều kịên nước Nga lúc bấy giờ, Lênin cho rằng, buộc chúng ta phải dùng đến phương pháp cũ phương pháp tư sản để tận dụng nhanh nhất đội ngũ chuyên gia tư sản phục vụ cho Chính quyền Xôviết. “Giờ đây chúng ta buộc phải dùng phương pháp cũ, phương pháp tư sản và bằng lòng trả một giá rất cao về “công phục vụ” của những chuyên gia tư sản nhiều kinh nghiệm nhất” .Lênin cho rằng: Dùng biện pháp đó là một sự thỏa hiệp, một sự xa rời những nguyên tắc của Công xã Pari, của mọi chính quyền vô sản, tức là những nguyên tắc đòi hỏi phải rút tiền lương xuống ngang mức tiền lương của công nhân đòi hỏi phải phá bằng hành động tư tưởng thăng quan phát tài chứ không phải bằng lời nói.Lênin cũng khẳng định rằng, dùng biện pháp đó không phải chỉ là một sự tạm ngừng trong lĩnh vực nào đó, cuộc tấn công vào giai cấp tư sản... Mà còn là một bước lùi của chính quyền xã hội chủ nghĩa Xô viết của chúng ta nữa: Đây là sự thỏa hiệp, một bước lùi tạm thời để giành chiến thắng, là một bước đi mềm dẻo mà linh hoạt, nhưng đem lại hiệu quả trong nghệ thuật dùng người của Lênin; biết hy sinh cái cục bộ để chiến thắng trong toàn cục; bỏ cái lợi nhỏ để giành cái lợi lớn. Nó thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Lênin, vì mục tiêu chung chiến thắng tư bản, nâng cao năng suất lao động, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội.Lênin cũng nhận thấy rằng, “Dĩ nhiên thừa nhận đã lùi một bước như vậy đã làm cho bọn đầy tớ của giai cấp tư sản, nhất là bọn tiểu nhân: Bọn Mensêvích, phái “Đời sống mới, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh hữu cười nhạo chúng ta” . Và Lênin khẳng định: Chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểm của đoạn đường mới vô cùng gay go đang dẫn tới chủ nghĩa xã hội, không nên giấu giếm những sai lầm, những nhược điểm của chúng ta. mà phải cố gắng kịp thời làm nốt những cái chúng ta chưa làm xong .Trong khi sử dụng chuyên gia tư sản, Lênin cũng đã giải thích cho quần chúng hiểu thấu đáo về sự cần thiết, ý nghĩa của việc làm đó, không che giấu trước quần chúng rằng tại sao chúng ta phải sử dụng chuyên gia tư sản. Làm như thế là để giáo dục quần chúng và cùng với quần chúng học tập kinh nghiệm để cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội.Lênin nói: “Giả sử nước Cộng hòa xô viết Nga cần 1000 nhà hóa học và chuyên gia hạng nhất trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn để chỉ đạo lao động của nhân dân nhằm đẩy mạnh hết sức nhanh nền kinh tế trong nước. Giả sử rằng phải trả cho mỗi “ngôi sao bậc nhất” ấy... một năm là 25.000 rúp. Giả sử như phải tăng số tiền đó (25 triệu rúp) lên gấp đôi...thậm chí gấp 4 lần. Thử hỏi một món tiền chi hàng năm là năm chục hoặc một trăm triệu rúp vào cải tổ lao động của nhân dân theo thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật, như vậy liệu có thể coi là quá đáng hoặc quá sức đối với một nước Cộng hòa Xôviết không? Cố nhiên là không” . Và Lênin nói tiếp: “Nếu trong khoảng một năm, những người tiên tiến giác ngộ trong công nhân và nông dân nghèo, với sự giúp đỡ của cơ quan xôviết, mà thành công trong việc tổ chức nhau lại, tự đặt mình vào kỷ luật và nỗ lực tạo nên một kỷ luật lao động chặt chẽ, thì sau một năm, chúng ta sẽ trút bỏ được “cống vật” ấy, khoản tiền công mà chúng ta sẽ có thể giảm bớt được thậm chí sớm hơn nữa” .Trong điều kiện mới giành được chính quyền, trình độ lao động của người Nga còn thấp kém so với các nước tiên tiến, kỷ luật lao động chưa cao, còn tồn tại những tàn tích của chế độ nông nô, muốn giành được thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước Cộng hòa Xôviết phải học những cách làm đặc biệt đó, những phương pháp hợp lý nhất như kiểm kê, kiểm soát, tiếp thu những thành quả quý giá nhất trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà chủ nghĩa tư bản để lại (chứ không phải là tiếp thu mọi cái). Thực hiện triệt để về các nguyên tắc quản lý của Chính quyền Xôviết, chú ý đến đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội. Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa để nâng cao năng suất lao động, khi cần thiết phải dùng cả những biện pháp cưỡng bức đối với các phần tử tư sản, với mục đích đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất, phân phối và trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa. 2.3. Tổ chức thi đuaViệc tổ chức thi đua chiếm một vị trí quan trọng trong xây dựng và phát triển của nhà nước chuyên chính vô sản. Thi đua là một công cụ, một biện pháp để tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động là một trong những đòn bẩy để phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong tác phẩm này, Lênin vạch rõ sự khác nhau căn bản về tính chất của hai phương pháp thi đua. Dưới chủ nghĩa xã hội thì thi đua là thực chất, công khai, là động lực để phát triển kinh tế xã hội; ngược lại, dưới chủ nghĩa tư bản thì thi đua là hình thức, giả tạo, giấu giếm, để che đậy những điều bí ẩn, triệt tiêu mất động lực của sự phát triển. Nhưng đây lại là điều mà giai cấp tư sản thích tung ra để vu khống, chế nhạo chủ nghĩa xã hội. Chúng cho rằng, chủ nghĩa xã hội phủ nhận thi đua. Nhưng thực ra chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự có thi đua, bởi thi đua có tính chất quần chúng thực sự và là động lực phát triển xã hội.Phê phán những người trong “phái tả” cho rằng: Trong chủ nghĩa xã hội không cần phải thi đua, vì đã có kỷ luật lao động rồi, Lênin cho rằng: Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên mở đường (nhờ đã xóa bỏ được các giai cấp và do đó xóa bỏ được sự nô dịch quần chúng) cho một cuộc thi đua thực sự có tính chất quần chúng. Và chính tổ chức xôviết trong khi chuyển từ nền dân chủ hình thức của chính thể cộng hòa tư sản sang việc quần chúng lao động thực sự tham gia công tác quản lý. Lần đầu tiên đã tổ chức phong trào thi đua một cách rộng rãi.Để thực hiện công tác thi đua một cách thiết thực, hiệu quả, Lênin cho rằng cần phải có những nguyên tắc của thi đua, những phương pháp thi đua cụ thể, rõ ràng

Trang 1

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT

CỦA CHÍNH QUYỀN XÔ-VIẾT”

(V.I.Lênin Toàn tập, Tập.36, Nxb TB, Mátxcơva, 1977, tr.201-256)

PGS, TS Nguyễn Văn Oánh Trần Chí Lý

Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết là tác phẩm lớncủa Lênin, và là tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa Mác- Lênin Trong đó đềcập đến nhiều vấn đề quan trọng như: Kinh tế, chính trị, triết học, chủ nghĩa

xã hội khoa học, về Đảng Cộng sản v.v Với phạm vi bài viết này, chỉ xem

xét dưới góc độ chính trị, đây cũng là nội dung bao quát toàn bộ tác phẩm, và

là Cương lĩnh chính trị của Đảng Bônsêvích (b) ở nước Nga trong những năm1918-1923, thời kỳ nước Nga xẩy ra nội chiến Tuy nhiên, những tư tưởngđược Lênin đề cập trong giai đoạn này không chỉ giải quyết những vấn đềtrước mắt mà nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện Chính sách kinh tếmới “NEP”, và là tư tưởng xuyên suốt của Lênin trong quá trình lãnh đạo đấtnước xây dựng chủ nghĩa xã hội

I Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nước Nga hết sức căng thẳng

về chính trị và nặng nề về kinh tế Cách mạng Tháng Mười năm 1917 nổ ra vàgiành thắng lợi, nước Nga Xôviết phải giải quyết hai nhiệm vụ hết sức to lớn

đó là: giành chính quyền; chấm dứt chiến tranh với Đức

Tác phẩm được viết vào đầu năm 1918, sau Cách mạng Tháng MườiNga khoảng nửa năm Và thực tế đến đầu 1918, Chính quyền Xôviết mớiđược thiết lập trên toàn nước Nga Để có hòa bình phục vụ việc khôi phục vàphát triển đất nước trong điều kiện nước Nga bị cuộc chiến tranh thế giới lầnthứ nhất tàn phá nặng nề Ngày 3-3-1918, Nga buộc phải ký Hiệp ước Brét-Li-tốp-xcơ đình chiến với Đức Theo như lời của Lênin, đây là một hiệp ước

“vô cùng đau khổ!” và “vô cùng nặng nề!”, là một bước lùi tạm thời, một thử

Trang 2

thách rất lớn, nhượng bộ bọn tư bản Nhưng đây cũng là một việc làm táo bạo

và quyết đoán, thể hiện rõ chiến lược, sách lược và tầm nhìn sáng suốt củamột lãnh tụ thiên tài, bản lĩnh của lãnh tụ cộng sản Có thể hiểu được rằng,đây là biểu hiện của lý trí thắng tình cảm, của chân lý thắng phiêu lưu mạohiểm

Sau khi ký hiệp ước với nước Đức, nước Nga có một nền hòa bình,nhưng nền hòa bình đó lại rất mong manh Vì sau khi đã ký hòa ước, các nước

đế quốc âm mưu thành lập một liên minh để chống lại nước Nga, gồm 14nước Chúng sợ rằng, để cho nước Nga có hòa bình thì Nga sẽ đẩy mạnh pháttriển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, và nước Nga sẽ trở thành một nướchùng cường, điều đó không có lợi cho các nước đế quốc chủ nghĩa Do đó,bọn đế quốc tiến hành bao vây kinh tế, phong tỏa quân sự, đe dọa nền hòabình của nước Nga

Trong bối cảnh đó, nước Nga gặp nhiều khó khăn và phức tạp cả vềkinh tế lẫn chính trị: Nền sản xuất bị đình đốn, thấp kém và lạc hậu; cơ sở vậtchất bị tàn phá kiệt quệ do chiến tranh; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn,

họ đã quá mệt mỏi, hoang mang và lo sợ vì chiến tranh! Vì vậy, Lênin chủtrương cần tranh thủ thời gian có hòa bình để tập trung giải quyết nhữngnhiệm vụ rất cụ thể, rất cấp bách, xây dựng đất nước, hàn gắn vết thươngchiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động,củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, chuẩn bị lực lượng đề phòngkhi có chiến tranh nổ ra, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển đi lên chủ nghĩa

xã hội

Lênin nói: “Chúng ta phải dốc hết sức lực ra để lợi dụng thời gian tạmngừng chiến mà thời cơ đã đưa lại cho chúng ta để hàn gắn vết thương cực kỳtrầm trọng do chiến tranh gây ra cho toàn thể xã hội nước Nga và để phát triểnkinh tế nước nhà nếu không thì không thể nào nói đến tăng cường khả năngquốc phòng” 1

1 V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1977., tr.204.

Trang 3

Trong giai đoạn đó, nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản là phải làmcho mỗi người cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân nước Cộng hòa Xôviếttrẻ tuổi thấy rõ được những đặc điểm, nhiệm vụ mới của thời kỳ cách mạngchuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang nắm giữ chính quyền, từ nhiệm

vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản lý đất nước.Chính ở thời điểm sau khi nắm được chính quyền, Lênin đã nhấn mạnh rằng,

giành chính quyền đã khó nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn nhiều.

Toàn đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt

và những nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giaiđoạn mới Đó là nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý đất nước theo mộtkiểu mới khác hẳn về chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và quản lý tư bản chủnghĩa, đó là Chính quyền Xôviết,- một hình thức của chuyên chính vô sản.Thiết lập nền dân chủ vô sản, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga

Để thực hiện được những việc đó, yêu cầu phải soạn thảo cho đượcmột bản kế hoạch cụ thể về những nhiệm vụ cơ bản trước mắt của chínhquyền mới Đảng Bôn- sê- vích Nga đã giao cho Lênin viết tác phẩm “Nhữngnhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết” Để đi đến hoàn tất tác phẩmnày, Lênin đã phải viết đi viết lại ba lần

Lần thứ nhất: “Bản sơ thảo những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền

Xô viết”, dài 40 trang, (đọc vào 23- 28/ 3/ 1918) ở Hội nghị Trung ương ởHội nghị này những người “phái tả” cũng đưa ra một bản cương lĩnh khác.Hai bản cương lĩnh này đối lập nhau Cuối cùng Hội nghị không đi đến một

sự thống nhất nào

Lần thứ hai: Lênin tiếp tục viết lại tác phẩm: “Những nhiệm vụ trước mắtcủa Chính quyền Xôviết” với nội dung ngắn gọn hơn, chặt chẽ hơn và cụ thểhơn Đến tháng 4 năm 1918 Hội nghị nhất trí lấy tác phẩm này làm Cươnglĩnh của Đảng

Trang 4

Sau đó, Trung ương giao cho Lênin viết lại, tóm tắt tác phẩm này dướidạng đề cương, thành sáu luận đề để phổ biến cho quần chúng hiểu về đườnglối của Đảng.

Trong tác phẩm của mình, Lênin đã phân tích tỉ mỉ những vấn đề quantrọng nhất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa xãhội, những cơ sở lý luận của đường lối chung, chính sách kinh tế của Nhànước Xôviết một hình thức của chuyên chính vô sản, ý nghĩa và nội dung đặcbiệt của nhiệm vụ tổ chức và quản lý của chính quyền mới, chính quyền côngnông đầu tiên trên thế giới Và việc tiếp tục cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp,nhưng cũng rất quyết liệt, nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và giànhthắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội

II Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm :

“Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết” là tác phẩmquan trọng nêu lên Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích trongđiều kịên lịch sử rất cụ thể Đường lối đó thể hiện những quan điểm rõ ràng,nhất quán của Đảng Cộng sản Nga (b) trong việc giải quyết những nhiệm vụtrước mắt, mà cả hướng tới những nhiệm vụ lâu dài về tổ chức quản lý đấtnước, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa

Sau tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết từ

1818- 1923, Lênin viết một loạt tác phẩm khác như: “Tổ chức thi đua như thếnào?”; “Sơ thảo kế hoạch công tác khoa học kỹ thuật”; “Bệnh ấu trĩ tả khuynh

và tính tiểu tư sản”; “Sáng kiến vĩ đại”; “Bàn về thuế lương thực”; “Bàn vềchế độ hợp tác”; “Thà ít mà tốt” tiếp tục bổ sung và phát triển những quanđiểm tư tưởng, chủ trương và đường lối đã nêu lên trong tác phẩm đó và hợpthành một kế hoạch hoàn chỉnh, có hệ thống nhằm xây dựng xã hội mới, xãhội chủ nghĩa; 5 tác phẩm cuối, Bàn về thuế lương thực; Bàn về chế độ hợptác; Về cuộc cách mạng của chúng ta; Chúng ta phải cải tổ Bộ Dân ủy thanhtra công nông như thế nào? Thà ít mà tốt được coi là “Di chúc Chính trị củaLênin”

Trang 5

III Nội dung chính của tác phẩm

Trong chuyên đề này, chủ yếu phân tích khía cạnh chính trị của tácphẩm, cụ thể là phân tích kế hoạch tổ chức và xây dựng chủ nghĩa xã hội ởNga được thể hịên qua những nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ trước mắt của Chínhquyền Xôviết (Cương lĩnh của đảng (b) Nga)

1 Về đảng chính trị

Trước hết, Lênin đã phân tích rõ sự khác nhau căn bản về tính chất củahai cuộc cách mạng, cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa Yêucầu các nhà lãnh đạo chính trị nhân dân, nghĩa là các đảng viên Đảng Cộngsản (b) Nga và cả những đại biểu giác ngộ của quần chúng lao động phải hiểuthấu triệt sự khác nhau căn bản ấy, để tuyên truyền vận động quần chúng laođộng tích cực tham gia xây dựng chính quyền Xôviết Thực chất và ưu thế lớncủa Chính quyền Xôviết, một hình thức của chuyên chính vô sản, sự khácnhau về nguyên tắc và ưu thế của nền dân chủ vô sản so với nền dân chủ tưsản Theo Lênin, sự khác nhau đó là ở chỗ chuyển trọng tâm vấn đề dân chủ

từ chỗ thừa nhận về mặt hình thức những quyền tự do (như dưới chế độ đạinghị tư sản) đến chỗ bảo đảm thực tế (chứ không phải trên giấy tờ) cho nhữngngười lao động- người đã lật đổ bọn bóc lột- được hưởng quyền tự do thực sự.Những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xôviết được thể hiện về mặt pháp

lý trong Hiến pháp Xôviết đầu tiên

Lênin chỉ ra rằng, “Trong các cuộc cách mạng tư sản, nhiệm vụ chủyếu của quần chúng lao động là làm một việc tiêu cực hoặc có tính chất pháhoại: xóa bỏ chế độ phong kiến, chế độ quân chủ, những quan hệ thời trung

cổ Còn công tác tích cực, hay sáng tạo, tức là công tác tổ chức một xã hộimới thì lại do thiểu số hữu sản, tức thiểu số tư sản trong nhân dân hoànthành

Trái lại, nhiệm vụ chủ yếu mà giai cấp vô sản và nông dân nghèo dogiai cấp vô sản lãnh đạo, phải hoàn thành trong bất cứ cuộc cách mạng xã hộichủ nghĩa nào, do đó phải hoàn thành trong cả cuộc cách mạng xã hội chủ

Trang 6

nghĩa mà chúng ta đã bắt đầu ở Nga ngày 25 tháng Mười 1917,- nhiệm vụ chủyếu đó là một công tác tích cực hay là sáng tạo nhằm thiết lập một mạng lướicác quan hệ tổ chức mới Một cuộc cách mạng như thế chỉ có thể hoàn thànhthắng lợi, nếu đa số nhân dân mà trước hết là những người lao động chủ độngtiến hành một hoạt động sáng tạo có ý nghĩa lịch sử Chỉ khi nào giai cấp vôsản và những người nông dân nghèo tỏ rõ có tinh thần tự giác, trình độ tưtưởng, tinh thần hy sinh và tinh thần bền bỉ thì khi đó thắng lợi của cách mạng

xã hội chủ nghĩa mới được đảm bảo”2.

Nhiệm vụ của đảng viên và toàn Đảng trong lúc này là:

Thứ nhất : thuyết phục đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của

cương lĩnh và sách lược của mình

Nhiệm vụ đó đã được hoàn thành một cách căn bản trong thực tế.Đương nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân dân bao giờ cũng cầnthiết và được đặt lên trong số những nhiệm vụ quan trọng, bởi quần chúngnhân dân là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ấy, là lực lượng to lớn

để hoàn thành vẻ vang sự nghiệp cách mạng và chủ nghĩa xã hội

Thứ hai : giành lấy chính quyền, đập tan sự phản kháng và diệt tận gốc

giai cấp bóc lột Nhiệm vụ này là một quá trình thường xuyên, liên tục, khôngthể lơ là và không thể coi thường Bởi chưa thể hoàn thành xong xuôi, chừngnào mà bọn quân chủ và dân chủ- lập hiến, bọn phụ họa, bọn men-sê-vích,bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng cánh hữu, bọn phản kháng, bóc lột và kẻcướp chưa bị đập tan, chưa bị diệt tận gốc, và mọi cơ sở vật chất chưachuyển hoàn toàn vào tay giai cấp vô sản, thì nhiệm vụ đó vẫn phải tiếp tục,không một phút nào được phép lãng quên Như vậy, đây là một giai đoạn mớicủa cuộc đấu tranh giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, giai đoạn tạo ra

những điều kiện để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản, khiến cho nó không thể

phục hồi hoặc tái sinh Giai đoạn đấu tranh này, về hình thức có vẻ hòa bình,nhưng có nội dung vô cùng khó khăn và phức tạp Theo cách nói của Lênin,đây là giai đoạn chuyển chiến thuật: từ cách đánh khinh kỵ binh chuyển sang

2 sđd tr.207.

Trang 7

lối đánh bằng trọng pháo, để giành thắng lợi hoàn toàn Bởi vì giai đoạn này

có nhiều hạn chế do đang nội chiến

Thứ ba : nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước theo chủ

nghĩa xã hội Đó là nhiệm vụ trước mắt, và cũng nói lên đặc điểm của tìnhhình hiện nay Nhưng dẫu sao nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đấtnước cũng đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu trung tâm và quan trọng bậc nhất.Bây giờ, việc quản lý đất nước như thế nào? Đây là đặc điểm của bướcchuyển nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp, Lênin nói: “Đặc điểm của tìnhthế hiện thời, tất cả sự khó khăn là ở chỗ phải hiểu rõ đặc điểm của bướcchuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục nhân dân và dùng vũ lực quân sựsang nhiệm vụ chủ yếu là quản lý”3 Bởi trong lịch sử thế giới, đây là lần đầutiên một chính quyền công nông bắt tay vào việc quản lý đất nước, muốnhoàn thành được nhiệm vụ, muốn quản lý tốt, cần phải biết tổ chức trong lĩnh

vực thực tiễn và phải tổ chức theo phương thức mới, xây dựng, quản lý kinh

tế, nghĩa là sản xuất và phân phối một cách kế hoạch các sản phẩm cần thiếtcho đời sống của hàng chục triệu con người, đảm bảo nâng cao năng suất laođộng trong phạm vi toàn quốc Lênin kết luận, chính trị chủ yếu của chúng ta

là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế Và ngày nay nhiệm vụ quản lý đã trởthành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm

Vì sao đó là nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu Bởi đó là những nhiệm vụ

mà thực tiễn đang đòi hỏi từng ngày, từng giờ và yêu cầu cần phải được giảiquyết kịp thời, cụ thể như:

+ Việc hàn gắn vết thương chiến tranh;

+ Việc giữ gìn trật tự tối thiểu trong cả nước;

+ Việc khôi phục lực lượng sản xuất bị chiến tranh tàn phá;

+ Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước

Tất cả những công việc đó đang đặt ra trước mắt đối với Chính quyềnXôviết, theo Lênin đó là những công việc, những nhiệm vụ hết sức sơ thiểu

và sơ thiểu nhất, nhằm bảo toàn cơ sở xã hội, khắc phục những khó khăn

3 V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1977., tr.209.

Trang 8

trong những bước đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội Khẩu hiệu lúc đó là: “Hãytính toán tiền nong cho cẩn thận và thành thực Hãy chi tiêu tiết kiệm, đừnglười biếng, đừng tham ô Hãy triệt để tuân thủ kỷ luật lao động đó là nhữngkhẩu hiệu chủ yếu trước mắt”4.

Muốn tổ chức, xây dựng cả một hệ thống quan hệ kinh tế - xã hội chủnghĩa, thực hiện xã hội hóa nền sản xuất và nâng cao năng suất lao động, thìphải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu củabọn bóc lột, thực hiện chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nềnkinh tế tập thể, sản xuất hiện đại; phải xóa bỏ các tổ chức kinh tế cũ của bọn

tư sản bóc lột, xây dựng hệ thống tổ chức kinh tế mới, tổ chức lại lao động xãhội theo một trình độ cao, thực hiện sản xuất phân phối một cách có kế hoạchtrên cơ sở sản xuất ngày càng hiện đại hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài củangười lao động Phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, bằng cách tiến hànhcuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất củachủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa để không ngừng nângcao trình độ, tăng năng suất lao động Đó là những nhiệm vụ tổ chức và quản

lý cơ bản được đặt ra khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền thiết lậpchế độ xã hội mới

2- Tổ chức quản lý đất nước trở thành nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong điều kiện vô cùng khó khăn, phức tạp của đất nước, Lênin xácđịnh, đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu Và để xây dựng kinh tế của chủ nghĩa

xã hội, điều quyết định là phải tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soátmột cách toàn diện, hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm

2.1 Kiểm kê, kiểm soát và phát triển kinh tế

Xuất phát từ thực tế của đất nước và những yêu cầu của nhiệm vụ chínhtrị quan trọng đối với Chính quyền Xôviết trong việc tổ chức và quản lý đấtnước, Lênin cho rằng, phải tiến hành kiểm kê kiểm soát

4 V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1978., tr.211.

Trang 9

Vì sao phải kiểm kê và kiểm soát? Qua phân tích, đánh giá về đặcđiểm, tính chất và tình hình của đất nước, Lênin cho rằng: Kiểm kê và kiểmsoát là tránh được nạn đói, cải thiện được đời sống cho người dân lao động;quét sạch bọn phản động, sâu mọt đục khoét nhân dân, đánh gục bọn phá hoạingầm của giai cấp tư sản, là đấu tranh cô lập và “tước đoạt kẻ đi tước đoạt”,tạo ra những điều kiện khiến cho giai cấp tư sản không thể tồn tại được, màcũng không thể tái sinh được Giành lại từ giai cấp tư sản các tổ chức kinh tế

và tư liệu sản xuất, lúc đó mới gọi là chiến thắng giai cấp tư sản hoàn toàn(diệt tận gốc bọn tư bản) Lênin khẳng định sự cần thiết của kiểm kê và kiểmsoát: “Tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ

sự sản xuất và phân phối sản phẩm Thế nhưng chúng ta vẫn chưa tổ chứcđược việc kiểm kê và kiểm soát trong các xí nghiệp, trong các ngành kinh tế,các lĩnh vực kinh tế mà chúng ta đã giành lại từ tay giai cấp tư sản; mà khônglàm được việc đó thì không thể nào nói đến điều kiện vật chất thứ hai cũngkhông kém phần quan trọng để đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội, tứclà: Nâng cao năng suất lao động trong phạm vi cả nước”5 Nếu không có kiểm

kê, kiểm soát thì giai cấp công nhân không thể tiến hành làm chủ trong sảnxuất, không tạo được tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, và mầm mống củachủ nghĩa xã hội cũng bị tiêu diệt Thực hiện tốt việc kiểm kê, kiểm soát còntạo ra được sức mạnh kỷ luật to lớn, tính nghiêm minh, tự giác trong sản xuất

và phân phối sản phẩm Nếu “Không có chế độ kế toán và kiểm soát trong sựsản xuất và phân phối sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội

5 V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1978., tr.213.

6 V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.36.,Nxb.Ti?n b?,Mát-xco-va, 1978., tr.225.

Trang 10

xuất và phân phối sản phẩm Hình thức này phải thực sự dân chủ cách mạngcủa giai cấp vô sản, nghĩa là sự kiểm soát phải được thực hiện “từ dưới lên”,

sự kiểm soát của công nhân và nông dân nghèo đối với bọn tư bản, và đượcthiết lập ở mọi lúc mọi nơi Lênin chỉ ra rằng: “nếu sau khi nắm được chínhquyền, giai cấp vô sản ở nước ta giải quyết được nhanh chóng nhiệm vụ kiểm

kê, kiểm soát và tổ chức trong phạm vi toàn dân thì sau khi đập tan sự pháhoại ngầm, chúng ta sẽ có thể nhờ tiến hành rộng khắp việc kiểm kê, kiểmsoát mà hoàn toàn thu phục được các chuyên gia tư sản”7 Thứ hai, thực hiệnkiểm kê, kiểm soát “từ trên xuống”, bằng nhà nước vô sản, nhà nước vừa làngười kiểm soát, vừa là đối tượng chịu sự kiểm soát của các tổ chức xã hội vàđội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân Đó là thực hành việc nhà nướckiểm tra, giám sát, điều tiết, phân phối một cách hợp lý trong sản xuất và phânphối sản phẩm, đồng thời bảo vệ sức người sức của cho nhân dân, thực hànhtiết kiệm Thực sự là biện pháp số một để chống đói nghèo và lạc hậu, nângcao đời sống của toàn dân Như, việc tổ chức kiểm kê và kiểm soát trong các

cơ sở kinh doanh đã tước đoạt được của bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sởkinh doanh khác

Lênin cũng lưu ý rằng: Cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm soát làtrực tiếp giúp sức cho bọn Coóc- ni- lốp Đức và Nga, là những kẻ chỉ có thểlật đổ chính quyền của những người lao động những kẻ thù của chúng tađang rình rập chúng ta, đang chờ thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền cáchmạng Không có kiểm kê, kiểm soát thì giai cấp công nhân không thể tiến lênlàm chủ trong sản xuất và phân phối sản phẩm “Chừng nào sự kiểm soát củacông nhân chưa trở thành sự thật hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiêntiến chưa tổ chức và chưa tiến hành một cuộc tấn công thắng lợi- khôngkhoan nhượng chống tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy thì chừng đó

sẽ không thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm soát công nhân)lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là chuyển sang

7 sđd tr.217.

Trang 11

việc công nhân điều tiết sản xuất”8 Phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm soátchuyển sang việc quản lý và điều tiết sản xuất của giai cấp công nhân, đó mới

là thực chất của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa

Kiểm kê và kiểm soát như thế nào? Lênin khẳng định rằng, bất kỳ nhànước nào đang vận động lên chủ nghĩa xã hội đều cần phải thực hiện việckiểm kê, kiểm soát sản xuất, phân phối sản phẩm và nâng cao năng suất laođộng Bởi thực hiện tốt hai nhiệm vụ ấy là tạo ra những điều kiện, những tiền

đề cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội, chỉ có tổ chức một cách chu đáo việckiểm kê, kiểm soát và tổ chức nghiêm ngặt, chặt chẽ kỷ luật lao động mới tiếnlên chủ nghĩa xã hội một cách chắc chắn nhất Lênin cho rằng, việc kiểm kê,kiểm soát phải được tiến hành trên các lĩnh vực, trong các ngành, nơi các cơ

sở sản xuất kinh doanh như: (nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ ); “Bây giờ cái

được đề lên hàng đầu, lại là tổ chức việc kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở

kinh doanh đã tước đoạt của bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanhkhác”9. Và phải được tiến hành trong tất cả các địa phương trên cả nước mộtcách đồng bộ, thống nhất Thực hiện bằng các công cụ quản lý của nhà nước

để thực hiện kiểm kê và kiểm soát: Quốc hữu hóa ngân hàng, và không ngừngcải biến ngân hàng thành những đầu mối kế toán công cộng dưới chế độ xãhội chủ nghĩa Muốn vậy, phải tăng chi nhánh và chi điếm của ngân hàngnhân dân; củng cố và chỉnh đốn những tổ chức độc quyền của nhà nước đãđược thiết lập; nhà nước phải nắm lấy độc quyền ngoại thương; công tác thuthuế; áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động “Chúng ta phải áp dụng ngay lậptức chế độ nghĩa vụ lao động ấy, nhưng phải áp dụng một cách hết sức thậntrọng và từng bước một, bằng cách dùng kinh nghiệm thực tiễn để kiểmnghiệm mỗi bước đi, và cố nhiên, là bắt đầu áp dụng chế độ đó trước tiên đốivới những kẻ giàu có”10 Cấp sổ lao động; cấp sổ thu chi cho từng tên tư sản

kể cả tư sản nông thôn Nếu không thực hiện kiểm kê và kiểm soát thì nhànước sẽ không biết được hàng triệu và hàng tỷ bạc từ đâu ra, chuyển đến đâu

8 sđd tr.226.

9 sđd tr.214.

10 sđd tr.223-224.

Trang 12

và đi lúc nào? Những nguồn thu nhập và tài sản của người dân cũng bị giấugiếm mà nhà nước chẳng thu được thuế Thành lập các Uỷ ban kiểm tra nhànước, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao, các nhóm lưu động để kiểm tra, theodõi việc thi hành các sắc lệnh, kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng côngviệc, có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết và thật nghiêm minh các đơn vị,

tổ chức, cá nhân vi phạm Nhưng đồng thời cũng phải có cách giải quyết thậtlinh hoạt, hiệu quả, tránh dập khuôn, máy móc, thực hiện đúng với chế độ tậptrung dân chủ xã hội chủ nghĩa Theo Lênin, chế độ kiểm kê, kiểm soát phảiđược triển khai trong thực tế, chứ không phải trên giấy tờ, trên lý thuyết; đảmbảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, thực hiện thường xuyên chế độbáo cáo; tích cực học hỏi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm phong phútrong nhân dân Có như vậy, thì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội mới càng mauchóng và chắc chắn

Về ý nghĩa của kiểm kê và kiểm soát, Lênin cho rằng, đây là hình thứcđấu tranh cao của giai đoạn mới để giành toàn bộ thắng lợi trong chiến dịchchống tư bản, để giành quyền sở hữu trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh.Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tiêu diệt những tàn dư của chế độ cũnhư tham nhũng hối lộ, ăn cắp của công, tệ lãng phí, bệnh quan liêu, nạn đầu

cơ trục lợi bất chính, buôn gian bán lận, vi phạm pháp luật v.v

Thực hiện kiểm kê, kiểm soát trong quản lý sản xuất, phân phối sảnphẩm là nhằm nâng cao năng suất lao động cao hơn, tạo ra của cải vật chấtnhiều hơn, là điều kiện đặc biệt quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội.Việc nhà nước tổ chức nền đại sản xuất công nghiệp là việc chuyển từ hìnhthức “công nhân kiểm soát” sang “công nhân quản lý” trong các cơ sở sảnxuất, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, đường sắt, hầm mỏ Trên những nét

cơ bản và chủ yếu nhất

Chủ nghĩa xã hội muốn giành thắng lợi hoàn toàn, Chính quyền Xôviếtmuốn giữ vững và không ngừng được củng cố, và đem lại tự do thực sự chonhân dân lao động, việc kiểm kê, kiểm soát phải được thực hiện tốt; không chỉ

Trang 13

thế, việc kiểm kê, kiểm soát cũng là nhằm tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa

xã hội; tạo ra năng suất lao động cao hơn, của cải vật chất nhiều hơn, tốt hơncho chủ nghĩa xã hội

2.2 Tăng cường kỷ luật, nâng cao năng suất lao động

Chủ nghĩa xã hội thắng chủ nghĩa tư bản ở chỗ là tổ chức lao động theomột trình độ cao hơn (trên tinh thần tự nguyện, tự giác), nâng cao năng suất,chất lượng lao động (trên phạm vi cả nước) và tạo ra hiệu quả trong côngviệc tốt hơn nhiều (so với chủ nghĩa tư bản)

Trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai cấp vô sản

đã làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi, và trong chừng mực mànhiệm vụ tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của chúng đã đượchoàn thành trên những nét chủ yếu và cơ bản- thì tất nhiên có một nhiệm vụkhác được đề lên hàng đầu, đó là, thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủnghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao động và do đó (với mục đíchđó) phải tổ chức lao động thành một trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản

Đây là một việc làm lâu dài, phải mất nhiều thời gian, công sức mớigiải quyết được Lênin cũng chỉ rõ tính chất và sự cần thiết của việc nâng caonăng suất lao động Nếu như giành chính quyền chỉ mất vài ba ngày, hoặc vàituần cũng có thể dẹp tan được sự phản kháng quân sự của bọn bóc lột, thìnhiệm vụ nâng cao năng suất lao động phải mất nhiều năm mới giải quyếtđược một cách vững chắc Điều này thể hiện rõ tính chất lâu dài và hoàn cảnhkhách quan của công tác này đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Điều kiện để nâng cao năng suất lao động Trước hết phải có cơ sở vậtchất của nền đại công nghiệp phát triển Bởi, chủ nghĩa xã hội là Chính quyềnXôviết cộng với điện khí hóa toàn quốc (Sau này, trải qua thực tiễn xây dựngchủ nghĩa xã hội, Lênin phát triển luận điểm này lên thêm một bước đầy đủhơn và hoàn chỉnh hơn: Chủ nghĩa xã hội là Chính quyền Xôviết + điện khíhóa toàn quốc + kỷ luật đường sắt Phổ + kinh nghiệm quản lý của các Trớt

Mỹ + nền giáo dục quốc dân Hoa Kỳ) Có thể nói, việc nâng cao năng suất lao

Trang 14

động trước hết đòi hỏi phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp, phảiphát triển ngành sản xuất nhiên liệu, máy móc, công nghiệp hóa chất, phải cónhững điều kiện cần và đủ, chủ nghĩa xã hội mới chiến thắng chủ nghĩa tư bản

và giành thắng lợi hoàn toàn

Lênin nói: Nước Nga có những điều kiện thuận lợi để phát triển côngnghiệp, có tiềm năng lớn về quặng ở U ran, nhiên liệu ở miền Tây Xi-bi-ri(than đá) dầu lửa ở vùng Cáp- ca- dơ, ở miền trung tâm (than bùn), bao nhiêucủa cải to lớn về rừng, về sức nước, về nguyên liệu, về hóa chất Việc khaithác của cải tự nhiên ấy bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại sẽ tạo cơ sởcho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng

Điều kiện thứ hai là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quầnchúng nhân dân “Một điều kiện để nâng cao năng suất lao động, trước hết lànâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân”11

Phải nâng cao tinh thần kỷ luật của người lao động Để đẩy mạnh pháttriển kinh tế, cần phải nâng cao tinh thần kỷ luật lao động, kỹ năng, thao táclao động của họ, tính khéo léo của họ, phải tăng thêm cường độ lao động và tổchức lao động cho tốt hơn Lênin cho rằng, muốn nâng cao được tinh thần và

kỷ luật lao động, cần phải có những biện pháp cụ thể, thích hợp Như biệnpháp giáo dục chính trị tư tưởng phải được đặt lên hàng đầu, phải có kế hoạch

và được thực hiện thường xuyên Ngoài ra theo Lênin, phải rất coi trọng biệnpháp khuyến khích bằng lợi ích vật chất bằng trả lương theo sản phẩm Đây lànhững cách làm mới theo phương pháp Cộng hòa Xôviết, trên tinh thần tiênphong của giai cấp vô sản

Khuyến khích lợi ích vật chất, Lênin chủ trương phải thực hiện gấp rút

và áp dụng cho được trên thực tế thí nghiệm trả lương theo sản phẩm nhằmthu hút đội ngũ chuyên gia, lao động giỏi vào làm việc trong tổ chức nhà nướcXôviết

11 Sđd tr.229.

Ngày đăng: 06/08/2016, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w