Tham gia TPP Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam Tiểu luận được thực hiện vào tháng 5 năm 2016, do sinh viên Kinh doanh Quốc tế K40 Đại học Kinh tế TPHCM thực hiện. Tài liệu có sử dụng thông tin từ các nghiên cứu trước đó và có trích dẫn đầy đủ, đạt điểm 10 trong môn học.
Trang 1BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: Tham gia TPP
Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Bài viết cá nhân
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Hương
GVHD: Nguyễn Hữu Lộc
Trang 3Đề tài: Tham gia TPP
Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1 Giới thiệu chung:
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) - hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước thuộc hai bờ Thái Bình Dương, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản đã được chính thức kí kết vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 và có hiệu lực từ đầu năm 2018 Đây được coi là hiệp định của thế kỷ XXI và có ảnh hưởng to lớn đến thương mại của các quốc gia thành viên trong đó hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
2 Mục đích của bài viết:
Bài viết phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua; làm rõ
cơ hội và thách thức của xuất khẩu cà phê khi tham gia TPP; đồng thời đề xuất một số biện pháp chính nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, góp phần tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới
Các bài viết trước đây đã phân tích khá chi tiết tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam qua các năm, tuy nhiên do hiệp định TPP vừa được ký kết cách đây không lâu nên các bài viết trên chưa đưa ra được thách thức, cơ hội và giải pháp cho Việt Nam sau khi tham gia hiệp định quan trọng này Do
đó trong bài viết này, tác giả sẽ kết hợp những kết quả đã được nghiên cứu về tình hình xuất khẩu
cà phê với các nội dung đàm phán ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản trong TPP để đưa ra những giải pháp cụ thể
3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Việc nghiên cứu các tác động của TPP đến xuất khẩu cà phê sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân Việt Nam có được công cụ để thực hiện những biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và tăng giá trị xuất khẩu hạt cà phê
4 Lý do chọn đề tài:
- Hoạt động thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là cầu nối giúp Việt Nam hội nhập và trở thành nền kinh tế thị trường
- Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai chỉ sau gạo Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng và phát triển cây cà phê tuy nhiên vẫn chưa phải là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới
- Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mở ra rất nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam, tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều thách thức Để củng cố vị trí của Việt Nam trong thị trường cà phê thế giới, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm tận dụng cơ hội này Đó cũng chính là lý do của bài nghiên cứu
Trang 45 Giới hạn nghiên cứu:
- Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình độ sản xuất cà phê của Việt Nam và tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương lên hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam
- Về thời gian: từ năm 2005 đến 2015
- Về không gian: tại Việt Nam
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề toàn diện, vừa có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp như quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh,… để so sánh, phân tích đánh giá và rút ra kết luận
7 Câu hỏi cần giải đáp:
- Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê trước khi tham gia TPP của Việt Nam như thế nào?
- Những cơ hội và thách thức mà hoạt động xuất khẩu cà phê sẽ gặp phải sau khi tham gia TPP?
- Biện pháp để củng cố vị trí của Việt Nam trên thị trường cà phê là gì?
8 Giả thiết:
Tham gia TPP đem lại nhiều thách thức hay cơ hội hơn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam?
9 Nguồn số liệu: số liệu thứ cấp.
10 Bố cục bài viết: Bài này gồm 5 phần.
I, Giới thiệu
II, Lý thuyết kinh tế quốc tế
III, Những phương hướng và giải pháp để phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam
IV, Kết quả bài viết
Tài liệu tham khảo
II Lý thuyết Kinh tế Quốc tế:
1 Lý thuyết Liên kết Kinh tế Quốc tế:
Liên kết kinh tế quốc tế mà trước hết là theo khu vực đang trở thành mô hình chủ yếu của nền kinh tế thế giới Thông qua liên kết kinh tế mà mậu dịch tự do được thúc đẩy nhiều hơn, tiến tới liên kết về nhiều mặt và xóa bỏ dần sự cách biệt giữa các quốc gia
Từ thấp nhất đến cao nhất, thế giới đã trải qua các hình thức liên kết kinh tế quốc tế sau:
- Thỏa thuận mậu dịch ưu đãi
Trang 5- Khu vực mậu dịch tự do.
- Liên hiệp quan thuế
- Thị trường chung
- Liên hiệp kinh tế (Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc (2008) Giáo Trình
Kinh tế Quốc tế, trang 192, Tái bản lần 3, NXB Thống kê.)
2 Các nội dung đàm phán trong TPP ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam:
Hiện nay, TPP được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao
và là khuôn mẫu cho các hiệp định thế kỷ XXI Mục tiêu của TPP cũng như các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là tạo lập một môi trường thương mại gần như không có rào cản Cụ thể là các hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ nhanh chóng với 90% các dòng thuế có thể về mức 0% và được
áp dụng ngay hoặc với lộ trình rất ngắn Trong khi đó, nông nghiệp là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của nhiều thành viên tham gia đàm phán TPP nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong đàm phán các nội dung về bảo hộ nông sản và mở cửa thị trường này
Trình độ sản xuất nông nghiệp của các nước như Mỹ, Australia, New Zealand ở mặt bằng cao hơn
so với các nước như Việt Nam, Peru, Chile Các nước thành viên hiện đều có xu hướng bảo hộ nông sản của mình (hạn chế tối đa việc loại bỏ thuế quan hoặc nếu có thì với lộ trình dài) và yêu cầu các đối tác mở cửa thị trường Bên cạnh đó, hàng loạt các quy định về vệ sinh dịch tễ và các biện pháp phòng vệ thương mại mà các đối tác tiên tiến về sản xuất nông nghiệp đưa ra đàm phán đều gây khó khăn và ít tính khả thi đối với các đối tác có trình độ sản xuất yếu hơn Trong nhiều quy định chi tiết, đáng chú ý nhất là quy định về hàm lượng giá trị khu vực, nghĩa là sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên Doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài khối để sản xuất ra một sản phẩm, kể cả chi phí gia công ( Hà
Văn Hội (2015), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1).
3 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015
3.1 Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam
Ngành cà phê Việt Nam tăng trưởng đều và ở mức cao trong vòng 3 năm qua Năm 2014, diện tích trồng cà phê là 653 ngàn ha, tăng 2,7% so với năm 2013 Sản lượng mùa vụ 2013/14 gần 30.000 ngàn bao (mỗi bao 60 kg), tương đương 1,7 triệu tấn (Biểu đồ 1), tăng nhẹ so với mùa vụ trước, chủ yếu là cà phê robusta (Biểu đồ 2) Các tỉnh trồng nhiều cà phê là Đắk Lắk, Lâm Đồng
và Đắk Nông (Bảng 1)
Trang 6Biểu đồ 1: Phát triển diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT, USDA (United States Department of Agriculture),
vietrade.gov.vn
Biểu đồ 2: Sản lượng cà phê Việt Nam theo chủng loại
Nguồn: USDA, vietrade.gov.vn
Bảng 1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực
Nguồn: Bộ NN&PTNT, vietrade.gov.vn
Trang 73.2 Tình hình xuất khẩu cà phê
Cà phê Việt Nam đa phần được xuất khẩu Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/2014 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng tương ứng 12% và 4% so với cùng kỳ năm trước (Bảng 2), đạt mức kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê
Cà phê được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường đứng đầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vượt lên trên Mỹ để trở thành nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam Với lượng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trường cà phê lớn thứ ba của Việt Nam (Bảng 3) Xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước, với các thị trường chính là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ
Bảng 2: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê, vietrade.gov.vn
Trang 8Bảng 3: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2012/13 đến 2013/14
Nguồn: Bộ NN&PTNT, GTA (Global Trade Atlals), vietrade.gov.vn
Biểu đồ 3: Giá xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Ca cao
Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn
Trang 9Biểu đồ 4: Giá cà phê robusta tại Đắk Lắk
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Ca cao
Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn
Ngành cà phê được Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ
và bền vững
Ngày 30/ 7/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một ban điều phối ngành hàng nông sản có sự tham gia đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là có đại diện của người trồng
cà phê, nhằm tăng cường hợp tác công tư, nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam
Ngày 01/08/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 3417/ QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án “Phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020”, với mục tiêu đến 2020, diện tích cà phê giữ ổn định ở mức 600 ngàn ha, tổng sản lượng hàng năm khoảng 1,6 triệu tấn/năm, giá trị sản lượng bình quân đạt 120 triệu đồng/ha, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3,8 – 4,2 tỷ USD/năm Triển khai đề án, hy vọng cà phê Việt Nam không những đạt sản lượng cao
mà còn được nâng cao về giá trị
3.3 Thị trường cà phê thế giới
Sản lượng cà phê thế giới không thay đổi nhiều Sản lượng cà phê arabica giảm liên tục trong ba mùa vừa qua, nhưng vẫn nhiều hơn cà phê robusta mặc dù sản lượng cà phê robusta tăng đều Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sản lượng cà phê robusta thế giới (Biểu đồ 5)
Trang 10Biểu đồ 5: Sản lượng cà phê thế giới
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.
Sản lượng cà phê 10 nước đứng đầu chiếm gần 90% sản lượng cà phê thế giới Hai nước có sản lượng tăng ngoạn mục là Việt Nam và Colombia Brazil dẫn đầu, nhưng sản lượng mùa vụ 2014/2015 giảm so với hai mùa vụ trước (Bảng 5)
Bảng 5: 10 quốc gia dẫn đầu sản lượng cà phê
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.
Trang 114 Thách thức và cơ hội TPP đem lại cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam
4.1 Cơ hội
Thứ nhất, cơ hội có từ việc cắt giảm thuế quan Trong số các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam thì có Hoa Kỳ, Nhật Bản là hai cường quốc tham gia TPP Bên cạnh đó, hai quốc gia đánh thuế nhập khẩu cà phê Việt Nam tương đối cao là Mexico (20,0%) và Peru (11,0%) Như vậy, khi tham gia TPP, thì cà phê Việt Nam khi nhập khẩu vào hai thị trường trên có cơ hội giảm thuế còn 0%
Thứ hai, về đầu tư và khoa học công nghệ Việt Nam đang khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng mới các nhà máy chế biến cà phê tiêu dùng (cà phê bột, cà phê hòa tan,…) với công nghệ thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng Khi tham gia TPP, với việc dần xóa bỏ bảo hộ nông nghiệp, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài có khoa học công nghệ hiện đại, thay thế cách làm truyền thống kém hiệu quả
Thứ ba, về hợp tác và nâng cao năng lực Hiệp định TPP đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các doanh nghiệp nhỏ hơn, cộng đồng vùng nông thôn, phụ nữ và các nhóm thu nhập xã hội thấp Ở Việt Nam, các tỉnh trồng nhiều cà phê nhất ở khu vực Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai – đây là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp Việt Nam với tư cách là thành viên của TPP, thì sẽ góp phần nâng cao năng lực, cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội cho vùng Tây Nguyên
4.2 Thách thức
Một là, thách thức về kỹ thuật và môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm Do tình trạng ăn cắp cà phê mà nông dân thường thu hoạch quả khi chưa đủ độ chín Các thương lái sau khi thu mua vì lợi nhuận nên cho vào cà phê các chất phụ gia độc hại hoặc làm tăng trọng lượng bao hàng Bên cạnh
đó, các công ty cà phê phải qua nhiều giai đoạn làm sạch mới có thể đóng gói, trong khi tình trạng bụi ở Việt Nam chưa được xử lý tốt Đây là những điểm yếu có thể gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê sang các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Hoa Kỳ vì vướng phải các rào cản kỹ thuật và biện pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, các quy định khác TPP về bảo vệ bản quyền, vấn đề lao động, nguồn gốc xuất xứ… cũng rất chặt chẽ
Hai là, thách thức về minh bạch hóa, hành chính và thể chế Hiện nay, ở Việt Nam, thủ tục hành chính vẫn là khó khăn lớn mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt
Ba là, theo Bảng xếp hạng của Việt Nam trên một số tiêu chí cơ bản về thể chế theo công bố của diễn đàn kinh tế thế giới thì Việt Nam ở mức rất thấp Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao
về quản trị minh bạch và hành xử khách quan sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản
lý Nhà nước theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu
Trang 12Bảng 6: Bảng xếp hạng của Việt Nam trên một số chỉ tiêu cơ bản về thể chế theo công bố
của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Nguồn: http://kinhtevadubao.vn
III Những phương hướng và giải pháp để phát triển ngành cà phê ở Việt
Nam
Một là cần nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam: giải quyết nỗi lo lắng về nạn trộm cắp để nông dân yên tâm thu hoạch đúng thời điểm làm tăng giá trị hạt cà phê Bên cạnh đó các nhà nông nghiệp cần nghiên cứu các biện pháp giúp tăng diện tích trồng cà phê Arabica, vốn có giá trị xuất khẩu cao hơn cà phê Robusta vốn được trồng rộng rãi hiện nay
Hai là chính phủ cần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khoa học công nghệ để tạo được chu trình chế biến cà phê hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, giá trị cao thay cho cách làm thủ công truyền thống
Ba là chính phủ cần siết chặt các vấn đề về bản quyền, lao động, nguồn gốc xuất xứ Hiện nay lao động trẻ em vẫn được sử dụng trong việc thu hoạch và chế biến cà phê Bên cạnh đó nhà nước cần hướng dẫn cho các doanh nghiệp về phương thức đăng ký bản quyền, nâng cao ý thức pháp luật
để bảo vệ cho thương hiệu cà phê Việt
Bốn là Nhà nước cũng cần xây dựng lộ trình minh bạch hóa thể chế, rút ngắn và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để làm giảm áp lực cho doanh nghiệp Những lĩnh vực mà doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính bao gồm: Đất đai (21%), thuế (17%), bảo hiểm xã hội (13%), xây dựng (9%), bảo vệ môi trường (6,5%) và đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư (6%) (VCCI, 2014)
Năm là xây dựng và đẩy thương hiệu cà phê Việt Hiện nay Việt Nam đã có hai thương hiệu cà phê vươn tầm thế giới là cà phê Trung Nguyên và cà phê Buôn Ma Thuột Tuy nhiên trong dài