1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại

117 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 133,82 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---o0o---LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO G

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN

MINH KINH TẾ Á- ÂU

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

PHAN NHỮ HỒNG NHUNG

Hà Nội - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN

MINH KINH TẾ Á- ÂU

Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

Mã số: 60310106

Họ và tên tác giả: Phan Nhữ Hồng Nhung NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN QUANG MINH

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực

và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Phan Nhữ Hồng Nhung

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA, HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU VÀ GIỚI THIỆU MẶT HÀNG NÔNG SẢN 5

1.1 Tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa 5

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa 5

1.1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hóa 5

1.1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa 7

1.2 Giới thiệu chung về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –Liên Minh Kinh tế Á-Âu 7

1.2.1 Bối cảnh ra đời 7

1.2.2 Mục tiêu của Việt Nam khi tham gia kí kết Hiệp định 8

1.2.3 Một số nội dung chính của hiệp định 9

1.2.4 Những quy định có liên quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 12

1.3 Khái quát về mặt hàng nông sản 15

1.3.1 Khái niệm mặt hàng nông sản 15

1.3.2 Đặc điểm của mặt hàng nông sản 16

1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản đối với quốc gia 19

1.4 Tổng quan về thị trường hàng nông sản của Liên Bang Nga 21

1.4.1 Quy mô và đặc điểm thị trường 21

1.4.2 Tình hình nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga 24

1.4.3 Các qui định về nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga 29

1.5 Tiềm năng, lợi thế và hạn chế của Việt Nam về xuất khẩu nông sản sang thị trường Liên Bang Nga 36

Trang 5

1.5.1 Tiềm năng 36

1.5.2 Lợi thế đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 37

1.5.3 Hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 38 1.6 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Nga của một số nước và bài học đối với Việt Nam 40

1.6.1 Kinh nghiệm một số nước 40

1.6.2 Kinh nghiệm đối với Việt Nam 43

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA NGA TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU 44

2.1 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga giai đoạn 2010 – 2016 44

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản 44

2.1.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 44

2.1.4 Đánh giá chung 51

2.2 Cơ hội đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 54

2.2.1 Gia tăng kim ngạch xuất khẩu 54

2.2.2 Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 61

2.2.3 Cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại 63

2.2.4 Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản 64

2.3 Thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 65

2.3.1 Cạnh tranh gay gắt ở thị trường nông sản Liên Bang Nga 65

2.3.2 Thách thức từ việc thực thi các quy định của Hiệp định 71

2.3.3 Những yếu kém của sản xuất nông nghiệp của Việt Nam 73

2.4 Đánh giá chung về những cơ hội và thách thức 75

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA 78

Trang 6

3.1 Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong

điều kiện thực thi Hiệp định Thương mại tư do 78

3.1.1 Những thuận lợi 78

3.1.2 Những khó khăn 80

3.1.3 Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga 82

3.1.4 Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 84

3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga 87

3.2.1 Giải pháp vĩ mô 87

3.3.2 Giải pháp vi mô 93

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga 2012-2016 25

Bảng 1.2: Thống kê chi tiết các mặt hàng nông sản nhập khẩu của Liên Bang Nga 26

Đơn vị tính: Kim ngạch (1.000 usd); Tỷ trọng (%) 26

Bảng 1.3 : Bảy mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu của Liên Bang Nga giai đoạn 2012-2016 28

Bảng 1.4: Cam kết thuế quan của Liên Bang Nga khi gia nhập WTO 30

Bảng 1.5: Dư lượng tối đa các hóa chất có trong các sản phẩm thực vật nhập khẩu vào Liên Bang Nga 32 Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 44

Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Liên Bang Nga giai đoạn 2012 -2016 45

Bảng 2.3: Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga 47

Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của 82

Liên Bang Nga 82

Trang 8

DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Belarus, Kazakhstan

EAEU EurasianEconomic Union Liên minh Kinh tế Á Âu

MRL Maximum Residue Limited Dư lượng tối đa cho phép

TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Thương mại xuyên Thái

Agreement

Bình DươngWTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới)

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trang 9

Đề tài: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu

Tác giả: Phan Nhữ Hồng Nhung

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Quang Minh

1 Lý do chọn đề tài: Nông sản đóng vai trò lớn trong cơ cấu xuất khẩu cỉaViệt Nam sang Liên Bang Nga Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –Liên Bang Nga đã thực thi, Việt Nam cần làm sao để tận dụng hết các cơ hội và vượt quathách thức mà Hiệp dịnh đã đề ra

2 Mục đích nghiên cứu: Dựa trên các cam kết của Hiệp định, đánh giá cơ hội

và thách thức cho các nông sản xuất khẩu Việt Nam sang Liên Bang Nga để từ đó đề ramột số giải pháp phù hợp

Kết cấu luận văn gồm 3 chương

Chương 1, tác giả tập trung vào bốn nội dung chính sau:

Thứ nhất, tác giả có cái nhìn tổng quan về Hiệp định thương mại tự do giữaViệt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu về bối cảnh ra đời, mục tiêu và một số nộidung chính của Hiệp đinh Qua đó chỉ rõ những quy định nào của Hiệp định có liênquan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga

Thứ hai, trong chương này tác giả cũng đưa ra những nội dung khái quátchung về mặt hàng nông sản như khái niệm, đăc điểm, các yếu tố ảnh hưởng để tạotiền đề phân tích trong chương 2

Thứ ba, tác giả tập trung nghiên cứu thị trường nông sản Liên Bang Nga dựatrên các yếu tố là quy mô và đặc điểm thị trường, tình hình nhập khẩu nông sản hiệnnay của Liên Bang Nga cũng như chính sách quy định của nước này về vấn đề nhậpkhẩu nông sản

Thứ 4, tác giả cũng chỉ rõ những tiềm năng và lợi thế của Việt Nam về sảnxuất nông sản xuất khẩu sang Liên Bang Nga

Với cở sở chương 1, ở chương 2 tác giả tập trung đi sâu vào phân tích nộidung chính của Luận văn gồm:

Trang 10

Thứ nhất, tác giả chỉ rõ tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang LiênBang Nga giai đoạn 2010-2016, tập trung vào kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu các mặthàng xuất khẩu, chất lượng xuất khẩu và có cái nhìn tổng quan về thành công cũngnhư hạn chế của hiện trạng xuất khẩu nông sản hiện nay.

Thứ hai, từ những phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản giai đoạn vừa qua,cũng như cơ sở lý luận về ngành và các cam kết của Hiệp định, tác giả đã chỉ rõnhững cơ hội đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam là Gia tăng kim ngạch xuấtkhẩu, Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Cơ hội tiếp cậnkhoa học kỹ thuật hiện đại, và Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.Thứ ba, sau cơ hội là thách thức từ các quy đinh của Hiệp đinh, tác giả đã chỉ

ra các thách thức hiện hữu là nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt ở với cácquốc gia xuất khẩu khác, mặt khác bản thân sự phục hồi của nền nông nghiệp LiênBang Nga cũng là thách thức không nhỏ Các thách thức khác còn đến từ chính nộitại nền nông nghiệp sản xuất còn yếu kém của Việt Nam

Chương 3 là chương của triển vọng và giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa xuấtkhẩu nông sản sang Liên Bang Nga trong bối cảnh Hiệp định thực thi, gồm các nộidung chính:

Thứ nhất, tác giả đã đưa ra triển vọng về xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Ngathông qua phân tích các thuận lợi, khó khăn khi Hiệp định thực thi, đưa ra các dự báo

về nhu cầu nhập khẩu cũng như dự báo tình hình nông sản tại Liên Bang Nga

Thứ hai, tác giả cũng đề cập đến thành công của các nước đang xuất khẩunông sản sang Liên Bang Nga để là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ ba, nội dung quan trọng nhất của chương, tác giả đã đưa ra đề xuất giảipháp đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu nông sản bao gồm nhóm giải pháp vĩ mô, tầmchiến lược cho các Bộ, Ban ngành, Cơ quan nhà nước và nhóm giải pháp vi mômang tầm Doanh nghiệp

4 Kết quả đạt được

Thông qua thực hiện đề tài, luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:Luận văn đã phân tích kỹ các quy định của Hiệp định thương mại tự do ViệtNam – Liên minh Kinh tế Á Âu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản, từ

Trang 11

đó tiến tới chỉ rõ được những cơ hội và thách thức đối với các mặt hàng nông sảnxuất khẩu Việt Nam sang Liên Bang Nga Đặc biệt với các mặt hàng xuất khẩu chủlực, tác giả đã phân tích chi tiết cơ hội và thách thức cho từng mặt hàng chính bằngnhững dẫn chứng, trích nguồn, số liệu cụ thể.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu luận văn còn hạn chế nên luận văn chưa thựchiện nghiên cứu được nhiều hơn về các cơ hội, thách thức cho các nhóm sản phẩmnông sản khác ngoài nhóm nông sản chủ lực Vì vậy, tác giả rất mong Hội đồng Khoahọc đóng góp ý kiến để Tác giả có thể hoàn thành tốt hơn nữa Luận Văn

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiềulĩnh vực, đặc biệt là kinh tế Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế chung đó Việctham gia vào các tổ chức này cũng như việc kí kết các Hiệp định thương mại(FTAs) đã mang các quốc gia xích lại gần nhau hơn để cùng nhau phát triển

Liên minh kinh tế Á- Âu là liên minh kinh tế khu vực gồm 5 thành viên chínhthức là Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòaArmenia và Cộng hòa Kyrgyzstan Trải qua hơn 2 năm với 8 vòng đàm phán chínhthức, Hiệp định đã đi đến thành công với sự thống nhất của tất cả các bên về cáccam kết kinh tế, đầu tư và dịch vụ Liên Bang Nga là quốc gia lớn nhất và phát triểnnhất trong Liên minh Á Âu, không nhưng vậy quan hệ thương mại Việt – Nga đã cótruyền thống hơn 60 năm và đã được nâng lên tầm Quan hệ chiến lược toàn diện.Với hiệp định này, chúng ta kỳ vọng sẽ thúc đẩy mối quan hệ hai quốc gia lên mộttầm cao mới, tăng cường hơn nữa sư hơp tác toàn diện

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, hơn40% dân số làm việc trong lĩnh nông nghiệp cùng với những ưu đãi về điều kiện tựnhiên, Việt Nam có thế mạnh lớn về nông sản xuất khẩu, là một trong những ngànhđóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam hiện là một trongnhững bạn hàng chính của Liên Bang Nga ở Đông Nam Á Trong cơ cấu các mặt hàngxuất khẩu, nông sản đóng vai trò chủ lực, chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu củaViệt Nam sang thị trường Nga Hiệp định thương mại đã ký kết giữa Việt Nam và Liênminh kinh tế Á Âu cũng đặt ra câu hỏi lớn cho ngành nông sản Việt Nam về việc làmthế nào để tận dụng và phát huy hết những cam kết của Hiệp định để gia tăng vị thế củacác sản phẩm nông sản Việt tại thị trường Liên Bang Nga Do đó, việc xác định rõ cơhội và thách thức đối với xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thịtrường Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định là hết sức quan trọng

Trang 13

Nhận thức được vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là dựa trên các cam kết của Hiệp địnhthương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu có liên quan đến mặt hàngnông sản và thực tế hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang Nga;phân tích đánh giá cơ hội và thách thức cho các nông sản xuất khẩu Việt Nam sangLiên Bang Nga để từ đó đề ra một số giải pháp vi mô và vĩ mô để tăng cường hơnnữa kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này trong bối cảnh Hiệp định đãchính thức có hiệu lực

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang Nga,

tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ lực

Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu của nông sản Việt Nam trong thời

gian 5 năm trở lại đây từ giai đoạn 2012 đến 2016, những cơ hội và thách thức mà Hiệpđịnh mang lại, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đã đề ra, Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụsau:

- Đưa ra cơ sở lý luận về nông sản, phân tích một số quy định chính của Hiệpđịnh có liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang Nga.Ngoài ta cần có cái nhìn tổng quan về thị trường hàng nông sản Liên Bang Nga cũng nhưtiềm năng, tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

- Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga.Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn xuất khẩu nhận định các cơ hội và thách thức đốivới xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang Nga trong bối cảnh Hiệp định đã đượcthực thi

Trang 14

- Từ các cơ hội và thách thức Hiệp định mang lại, đề xuất các giải pháp vĩ mô và

vi mô để tận dụng cơ hội và vượt qua các thách thức đẩy mạnh xuất khẩu nông

sản Việt Nam vào Liên Bang Nga

Nguyễn Thị Kim Oanh (2015), “Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trườngLiên bang Nga: thực trạng và giải pháp” Bài viết đã đề cập đến thực trạng xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam sang Nga và đề ra một số giải pháp, tuy nhiên bài viếtchưa cập nhật được về Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế

Á Âu

Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về cơ hội và thách thức của nôngsản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong bối cảnh thực thiHiệp định Thương mại giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp so sánh

Trang 15

- Các phương pháp khác: Phương pháp diễn giải quy nạp, Phương pháp logic, Phương pháp mô tả-khái quá.

Chương 3: Triển vọng và giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga.

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA, HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-

ÂU VÀ GIỚI THIỆU MẶT HÀNG NÔNG SẢN

1.1 Tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo qui định của pháp luật (Luật Thương Mại 2005, Điều 28) Khôngchỉ là những hoạt động mua bán thông thường mà hoạt động xuất khẩu đòi hỏi sựtham gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩu không chỉđơn thuần mang lại lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể tham gia vào hoạt độngnày mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Hoạt độngxuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng caonăng lực sản xuất trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với kháchhàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình.Hình thức này thể hiện thông qua: Đại diện bán hàng xuất khẩu; Chi nhánh bánhàng tại nước ngoài

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu trực tiếp tiếp xúc vớithị trường, tiếp cận được với khách hàng, nắm bắt tình hình thị trường một cách trựctiếp từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên hạn chế của thị trườngnày là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu chi phí rủi ro lớn, cần có thời gian để thâmnhập được thị trường, đồng thời thông tin về thị trường cũng có phần hạn chế

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổchức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của nướcmình ra nước ngoài Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung

Trang 17

gian phân phối như: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý xuất khẩu, hãng buôn xuấtkhẩu…

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là: người mua bán hoặc trung gian nắm

rõ phong tục tập quán của thị trường do đó có khả năng đẩy nhanh việc mua bán vàgiảm rủi ro và chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu Nhược điểm của hình thứcxuất khẩu này là: các doanh nghiệp xuất khẩu không tiếp cận trực tiếp với thịtrường, khách hàng do đó ít có khả năng đáp ứng đúng các nhu cầu của khách hàngtiềm năng

Buôn bán đối lưu

Là phương thức trao đổi trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩungười bán đồng thời là người mua lượng hàng giao đi và nhận về có giá trị tươngđương, tránh cho các doanh nghiệp được các rủi ro về ngoại hối

Tái xuất và chuyển khẩu

Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá

từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba Hình thức này có

độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận thu được cũng rất cao

Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt quangoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuấtkhẩu Đó là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, khách du lịchquốc tế

Gia công xuất khẩu

Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên(nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của bên khác (bên đặtgia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù laogia công (phí gia công)

1.1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa

Trang 18

- Tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng

- Phát huy được các lợi thế so sánh

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sản xuất

- Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân

- Nâng cao uy tín của hàng hoá trong nước trên thị trường thế giới, nâng cao vịthế của một quốc gia trên trường quốc tế

- Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.2 Giới thiệu chung về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –Liên Minh Kinh tế Á-Âu

1.2.1 Bối cảnh ra đời

Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) bao gồm 5 thành viên chính thức là LiênBang Nga, CH Belarus, CH Kazakhstan, CH Armenia và CH Kyrgyzstan Khu vựcthị trường này từ trước tới nay vẫn tương đối đóng với hàng hóa của Việt Nam.Đồng thời, đây cũng gần như là Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên củaLiên minh khu vực với một một quốc gia ngoại khối bởi EAEU từng đàm phánFTA với một số nước nhưng không đạt được tiến triển và bị đình trệ hoặc hủy bỏ

Do đó, cơ hội đối với hàng hóa Việt Nam là rất lớn khi được cắt giảm thuế quan vàokhu vực thị trường này mà lại không phải cạnh tranh với những đối thủ FTA khác.Nhưng quan trọng hơn cả là cơ cấu sản phẩm của hai khu vực là tương đối bổ sungcho nhau nên một khi FTA được ký kết chắc chắn sẽ thúc đẩy đáng kể cả kim ngạchxuất và nhập khẩu giữa hai bên Với hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU,các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đa đẩy mạnh việc xuất khẩu nhiều mặt hàng vàoLiên minh, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia

Diễn biến đàm phán FTA Việt Nam - EAEU

- 28/3/2013: FTA Việt Nam – Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan chính thức khởi động đàm phán

- Tổng cộng có 8 vòng đàm phán chính thức (vòng cuối cùng tại Hà Nội ngày 8-14/12/2014), nhiều vòng không chính thức

- Ngày 15/12/2014: Hai bên đã ký Tuyên bố chung kết thúc đàm phán

Trang 19

- Ngày 29/5/2015: Hai bên chính thức ký kết FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu.

(Ngày 29/5/2014: ba nước Nga, Belarus, Kazakhstan đã thành lập Liên minhKinh tế Á-Âu thay cho Liên minh thuế quan (CU) trước đây, và kết nạp thêm haithành viên mới là Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan)

- Ngày 5/10/2016: Hiệp định chính thức có hiệu lực

Việc ký kết Hiệp định này là một trong những ưu tiên hàng đầu của Liên minh

về hội nhập kinh tế với thế giới với kỳ vọng sẽ mở rộng được quan hệ thương mại,đầu tư với khu vực Đông Nam Á trong Chiến lược tăng cường quan hệ với khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương của Liên Bang Nga

1.2.2 Mục tiêu của Việt Nam khi tham gia kí kết Hiệp định

Một là, góp phần mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các

nước thành viên Liên minh, từ đó có thể dễ dàng thâm nhập sang các nước thuộc Liên

Xô (cũ) Mặc dù mới được thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 với tên gọi Liênminh Hải quan, EAEU có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển của một sốquốc gia thuộc Liên Xô cũ hướng tới một không gian kinh tế thống nhất

Hai là, thu hút đầu tư trong những lĩnh vực như khai thác và chế biến khoáng

sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất vì đây là những thế mạnh sẵn cócủa EAEU bởi họ có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có như dầu mỏ, than á,quặng sắt, Bản thân Việt Nam cũng là một quốc gia rất giàu có về tài tài nguyênthiên nhiên và khoáng sản nên nếu có thể tận dụng được nguồn đầu tư từ Liên Minhthì đây sẽ là cơ hội hợp tác rất tốt cho cả hai bên Đồng thời, thông qua Hiệp định,Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và mở rộng đầu tư sang các nước Liên minhtrong công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, khai thác dầu khí

Ba là, mở rộng cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến đẩy nhanh quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hiện nay, các sản phẩm khoa học công nghệViệt Nam, dù đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng nhữngcông nghệ cũ, lạc hậu Trong các nước thành viên Liên minh, Liên Bang Nga làquốc gia có nền công nghiệp phát triển cao nhất trong các lĩnh vực khoa học - kỹ

Trang 20

thuật và công nghiệp như năng lượng, dầu khí, công nghệ chế tạo máy,… Vì vậy,việc tham gia vào Hiệp Định sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hộitiếp cận với khoa học và công nghệ cao mà qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách

về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạokhoa học-công nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nước

Bốn là, góp phần tạo ra mội trường kinh doanh và đầu tư ổn định, minh bạch,

thông thoáng, thuận lợi cho tất cả các quốc gia thành viên thông qua các cam kết vềhàng hóa, dịch vụ và đầu tư mà các bên đã thống nhất trong FTA

Năm là, mở rộng và tăng cường các quan hệ hợp tác song phương toàn diện

giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh, đặc biệt là củng cố quan hệ Đốitác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên Bang Nga

1.2.3 Một số nội dung chính của hiệp định

1.2.3.1 Các cam kết về thuế quan

Cam kết của EAEU

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của EAEU choViệt Nam có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực : gồm 6.718 dòngthuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế, gồm một số mặt hàng như thủy sản, túi xách,nhựa, rau, củ quả, các loại hạt, dầu thực vật, thịt sống, một số vật liệu xây dựng như

đá granite, thạch sanh, cao lanh, đất sét, đá hoa; quặng kim loại tự nhiên, các loạithan, dầu mỏ, xăng, khí tự nhiên, hóa chất, chất phụ gia…( Trung tâm WTO –VCCI, 2015)

Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm, mỗi năm giảmthêm 1,4% và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025):gồm 2.876 dòng thuế, gồm một số mặt hàng như dệt may, giày dép, gỗ, sữa và cácsản phẩm từ sữa, phomat, hoa tươi, mỹ phẩm, thiết bị gia đình và văn phòng, phụkiện hàng may mặc,…

Trang 21

Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế(nhóm này được hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan,nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn).

Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng thuế,chiếm khoảng 1,58% biểu thuế, gồm một số sản phẩm trong nhóm Dệt may, Dagiầy và Đồ gỗ được quy định trong Phụ lục về các sản phẩm áp dụng Biện phápphòng vệ ngưỡng trong Hiệp định

Nhóm Hạn ngạch thuế quan: chỉ bao gồm 2 sản phẩm là gạo và lá thuốc lá chưa chế biến

Cam kết của Việt Nam

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho EAEU chia làm 4 nhóm:Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF): chiếmkhoảng 53% biểu thuế gồm nông sản, thủy sản, phân bón, một số sản phẩm thép,thiết bị xây dựng và công nghiệp,…

Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm gồm:

- Cắt giảm 1.3% mỗi năm và loại bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm 2018 gồmmột số mặt hàng như chế phẩm từ thịt, cá, và rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp,máy biến thế, ngọc trai, đá quý…

- Cắt giảm 3.4% mỗi năm và loại bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm 2020 gồmmột số mặt hàng như giấy, thủy sản, đồ nội thất, máy móc thiết bị điện, rau quả, sảnphẩm sắt thép,…

- Cắt giảm 3.2% mỗi năm và loại bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm 2022 gồmmột số mặt hàng như bộ phận phụ tùng ô tô, một số loại động cơ ô tô, xe máy, sắt thép,

- Cắt giảm từ 1.8% đến 2% mỗi năm và loại bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm

2026 gồm một số mặt hàng rượu bia, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, ô tô nguyênchiếc (xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô trên 10 chỗ…

Trang 22

Nhóm không cam kết (U): Chiếm khoảng 11% tổng số dòng thuế trong biểuthuế

Nhóm cam kết khác (Q): các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan,…

1.2.3.2 Các cam kết về xuất xứ

Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc của Hiệp định như sau:

Quy tắc xuất xứ:

Hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc EAEU) nếu:

- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên, hoặc,

- Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất

xứ từ một hay hai Bên, hoặc

- Được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nộikhối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng được quyđịnh trong Hiệp định

Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong FTA Việt Nam – EAEUkhá đơn giản, thông thường hàng hóa chỉ cần có hàm lượng giá trị gia tăng – VAC

≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ

2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan

VAC được tính theo công thức: (Trị giá FOB – Trị giá nguyên vật liệu không

có xuất xứ)/Trị giá FOB x 100% Ngoài ra, Hiệp định có quy định về Tỷ lệ khôngđáng kể (De Minimis) cho phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyểnđổi mã HS vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có hàm lượng nguyên liệu không

có xuất xứ không vượt quá 10% giá FOB của hàng hóa ( VCCI, 2016)

Vận chuyển trực tiếp

Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này nếu được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu đều là thành viên

Trang 23

của Hiệp định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ 3 nhưng phải thỏa mãn các điều kiện:

- Quá cảnh qua lãnh thổ của một nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan

- Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó; và

- Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốclại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hànghóa

Mua bán trực tiếp

Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một bên thứ 3 (pháp nhân cóđăng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp địn), nếu đáp ứng đầy đủcác yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợpnước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong Hiệp định

Chứng nhận xuất xứ

Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), FTA Việt Nam – EAEU vẫn

áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền donhà nước quy định Mẫu C/O được đính kèm theo văn bản Hiệp định

1.2.4 Những quy định có liên quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga

Các mặt hàng nông sản chủ lưc Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trườngNga là cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, cao su, chè và rau quả

Cà phê

Thuế suất giảm thuế theo lộ trình: áp dụng cho cà phê đã rang, đã khử chấtcaffeine; thuế suất cơ sở hiện là 10% những không dưới 0,2 EUR/kg Thuế áp dụngcho các năm tiếp theo theo quy định của hiệp định là: năm 2016 là 6,7% nhưngkhông dưới 0,133 EUR/ 1 kg, năm 2017 là 5, nhưng không dưới 0,1 EUR / 1 kg,năm 2018 là 3,3, nhưng không dưới 0,067 EUR/ 1 kg, năm 2019 là 1,7, nhưng

Trang 24

không dưới 0,033 EUR/ 1 kg và thuế suất về mức 0% vào năm 2020 Riêng cà phê

đã rang, chưa khử chất caffeine: không nằm trong nhóm cam kết

Chè

Tất cả các mặt hàng chè xuất khẩu sang Liên Bang Nga đều được áp dụngmức thuế suất 0% như trước đây Riêng Chè Paragoay thuế suất giảm từ 5% về 0%ngay khi FTA có hiệu lực Chè xanh (chưa ủ men) đóng gói sẵn trọng lượng dưới3kg không nằm trong nhóm cam kết

Hạt tiêu

Thuế suất giảm từ 5% về 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho Hạt tiêuthuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô hoặc xay hoặcnghiền thuế suất và một số gia vị, hương liệu khác như Vani, quế và hoa quế, hoahồi, gừng, nghệ,…

Cao su

Thuế suất giảm từ 5% về mức 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho tất

cả các chất lượng cao su xuất khẩu như cao su tổng hợp và các chất thay thế cao sudẫn xuất, cao su tái sinh ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải, cao suchưa lưu hóa,…

Rau

Trang 25

Thuế suất giảm từ 15% về 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho các mặthàng: Cây đỗ quyên và cây azalea, cây hoa hồng, đã hoặc không ghép cành, hạt rau,câu rừng, phong lan, cây hoa có nụ, cây tuần lộc, cây thông noel, cải brucxen tươihoặc ướp lanh, rau diếp xoăn,…

Thuế suất giảm theo lộ trình, thuế suất cơ sở hiện là 15% nhưng không dưới0,9 EUR /1kg, sau FTA thuế suất mỗi năm sẽ được giảm thêm từ 1,3% đến 1,4%nhưng quy định mức thuế tối đa/1kg và về mức 0% vào năm 2026, áp dụng cho: càrốt, củ cải, củ cải ri, đậu hạt, măng tây, rau chân vịt, hoa a ti sô, ô liu tươi hoặc bảoquản tạm thời, quả bí ngô, quả bí và quả bầu; củ từ; khoai sọ; khoai môn; cà chua,hoa hồng, hoa tươi, Riêng mặt hàng cà chua phức tạp hơn, quy định mức thuế tốiđa/1kg còn phụ thuộc vào từng giai đoạn xuất khẩu trong năm

Rau quả chế biến

Thuế suất giảm theo lộ trình, thuế suất cơ sở hiện là 15%, sau FTA thuế suấtmỗi năm sẽ được giảm thêm từ 1,3% đến 1,4% nhưng quy định mức thuế tối đa/1kg

và về mức 0% vào năm 2025 áp dụng cho: quả ớt, ngô ngọt, khoai lang, nấm vànấm cục, atiso, mứt trái cây, thạch trái cây ,một số quả đã chế biến (lê, mơ, anh đào,dâu tây, nước dứa ép)

1.3 Khái quát về mặt hàng nông sản

1.3.1 Khái niệm mặt hàng nông sản

Quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc

Trang 26

Theo tố chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO), nông sản là bất cứsản phẩm hay hàng hóa, dù sống hay đã được chế biến, phục vụ nhu cầu tiêu dùngcủa con người (trừ nước, muối, phụ gia) hoặc làm thức ăn cho động vật, bao gồmnhững nhóm hàng chính sau:

- Nhóm hàng ngũ cốc và sắn: lúa gạo, lúa mỳ, cao lương, các loại ngũ cốc hạt thô (ngô, kê,…) và sắn

- Nhóm hàng rau, củ, quả

- Đường và các chất tạo ngọt: bao gồm các loại cây tạo đường (mía đường, củ cải đường); các loại đường và mật ong

- Các loại đậu, hạt và các sản phẩm từ đậu và hạt

- Nhóm thực phẩm từ động vật giết mổ: thịt các loại gia súc, gia cầm,máu…

- Nhóm thực phẩm từ động vật sống: trứng, sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa (bơ, kem,…)

- Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu: bao gồm các loại hạt có dầu (hạtđậu nành, hạt hướng dương, hạt cải), các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu hạt cải, dầuhướng dương, dầu olive) và mỡ động vật (mỡ heo, mỡ trâu, mỡ cừu,…)

- Nhóm hàng nông sản nguyên liệu: xơ dừa, sợi bông, da động vật, lông động vật,

- Nhóm hàng gia vị: tiêu, ớt, gừng,…

- Nhóm hàng động vật sống (không tính động vật hoang dã và thú quý hiếm)

- Nhóm cây trồng thức ăn cho gia súc

- Nhóm cây trồng có chứa chất kích thích và các sản phẩm liên quan: cacao, cà phê, chè

Quan điểm của Tổ chức thương mại Thế giới

Trang 27

Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản được quy định bao gồmtất cả các sản phẩm được liệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và sản phẩmcá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS Vớicách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có hoạtđộng từ nông nghiệp:

- Sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi

- Các sản phẩm phái sinh: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt

- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô

- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…

Quan điểm của Việt Nam

Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp thườngđược hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy sản,lâm nghiệp và diêm nghiệp Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản lạiđược gộp vào lĩnh vực công nghiệp

Tổng hợp từ các quan điểm trên cho thấy: “Nông sản là sản phẩm của hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từcây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sảnphẩm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)” Đây là khái niệm rộng và tương đốiphức tạp, vì thế để phù hợp với nội dung nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứuvới một số mặt hàng nông sản cụ thể thuộc nhóm cây trồng (sản phẩm làm ra từ tưliệu sản xuất đất đai)

1.3.2 Đặc điểm của mặt hàng nông sản

1.3.2.1 Nông sản có tính thời vụ

Đặc trưng cơ bản nhất của tất cả các mặt hàng nông sản là tính thời vụ Bởitrong điều kiện tự nhiên thông thường, tất cả các loại cây trồng đều sinh trưởng vàphát triển theo một quy trình sinh vật nhất định Với một đất nước khí hậu nhiệt đới

Trang 28

gió mùa nóng ẩm cao với nhiều mùa rõ rệt trong năm như Việt Nam, tính thời vụcủa nông sản lại càng thể hiện rõ ràng Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bánhàng nông sản luôn diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và tuân theo quyluật của các cây trồng Sản xuất nông nghiệp truyền thống phụ thuộc nhiều vào yếu

tố điều kiện thời tiết - khí hậu vì vậy với mỗi điều kiện thời tiết – khí hậu khác nhau

có các loại cây trồng thích ứng nhất định vì thế mà mùa vụ khác nhau

Vào những lúc chính vụ là lúc hàng nông sản được thu hoạch hàng loạt vớisản lượng lớn dồi dào, đa dạng về chủng loại để lựa chọn, chất lượng tốt đồng đều

và giá bán rẻ Ngược lại, lúc trái vụ, cây trồng sẽ khó sinh trưởng hơn vì sự khácbiệt so với quy luật phát triển thông thường vốn có của nó, vì thế sản lượng nôngsản ít, khan hiếm, chất lượng không được ngon như chính vụ và giá bán thường cao

Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần có kế hoạch chuẩn bị việc thu muahàng từ trước và phải có biện pháp bảo quản hàng hóa hợp lý để đảm bảo việc xuấtkhẩu hàng ngay cả khi trái vụ

1.3.2.2 Nông sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Nông nghiệp Việt Nam chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tựnhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, thời tiết, nguồn nước.Bất kỳ một sự thay đổi nào về điều kiện tự nhiên cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình sự sinh trưởng của cây trồng qua đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Trongđiều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường đúng quyluật cho năng suất cao, sản lượng tốt, chất lượng tốt đồng đều.Mặt khác, nếu điều kiện

tự nhiên không thuận lợi như: mưa lụt, hạn hán kéo dài, sương muối sẽ khiến cây trồngsinh trưởng kém, một số loại cây sẽ không chống chọi được sự thay đổi sẽ chết vì thếsản lượng sẽ suy giảm và chất lượng nông sản không đồng đều

Tính mùa vụ của nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên củatừng vùng và khu vực Vì thế, các doanh nghiệp cần có chiến lược để xây dựng cácvùng các nguyên liệu nông sản tốt, đảm bảo đủ sản lượng nông sản xuất khẩu cũngnhư đảm bảo giá cả tốt để cạnh tranh với các mặt hàng cùng chủng loại từ các quốcgia khác

Trang 29

1.2.2.3 Chất lượng hàng nông sản được đặc biệt đề cao

Đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu (NSXK), chất lượng luôn là yếu tốquan trọng nhất được quan tâm bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của ngườitiêu dùng… Việt Nam đã tham gia rất nhiều FTA với các quốc gia và các khu vựckhác trên thế giới, và trong các FTA đó luôn quy định rõ ràng, cụ thể các tiêu chuẩnchất lượng hàng nông sản được phép xuất khẩu như tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh

an toàn thực phẩm, hàm lượng các chất cho phép trong nông sản, kiểm dịch thựcvật, quy định xuất xứ…Vì vậy, để có thể tiến vào thị trường các quốc gia khó tínhnày, buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng tốt đáp ứng được nhữngyêu cầu trong hiệp định

1.3.2.4 Nông sản rất đa dạng

Chủng loại hàng nông sản hết sức phong phú đa dạng, chất lượng của một mặthàng cũng rất phong phú.Nếu như các sản phẩm công nghiệp được sản xuất cùngmột dây chuyên giống nhau sẽ cho ra các sản phẩm giống nhau thì nông sản lạihoàn toàn khác biệt Bởi cùng một mặt hàng nông sản nhưng được trồng ở các địaphương khác nhau, với điều kiện địa lý tự nhiên khác nhau, quy trình trồng trọt thuhoạch khác nhau cho các giống nông sản khác thì cũng sẽ cho các sản phẩm nôngsản có chất lượng khác nhau

1.3.2.5 Bảo quản nông sản rất được quan tâm và chú trọng

Đa số nông sản xuất khẩu là các mặt hàng tươi, đã hoặc chưa từng qua sơ chếnên việc bảo quản trong thời gian dài hết sức khó khăn.Thêm vào đó do yếu tố thời

vụ của nông sản nên chế biến và bảo quản nông sản là một yêu cầu thiết yếu, ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam là nước nhiệtđới gió mùa, nóng ẩm nên dễ khiến các hàng nông sản dễ bị hư hỏng, nấm mốc,biến chất trong thời gian ngắn nếu không được bảo quản trong một môi trường đảmbảo về độ ẩm, nhiệt độ Vì thế, các doanh nghiệp XKNS cần phải tuân thủ đầy đủ

và nghiêm ngặt các biện pháp bảo quản nông sản, một mặt quản lý chất lượng tốt,mặt khác đảm bảo được số lượng hàng hóa xuất khẩu khi không trong mùa vụ

1.3.2.6 Nông sản là mặt hàng thiết yếu

Trang 30

Nông sản là mặt hàng thiết yếu trong đời sống con người, phục vụ cho conngười ở mọi quốc gia trên thế giới, từ những nhu cầu thiết yếu cơ bản như gạo, rauquả, lạc, điều… cho đến những nhu cầu cao hơn nâng cao chất lượng cuộc sống như

cà phê, hạt điều, cao su… Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh vì thế nhu cầunông sản cũng không ngừng tăng nhưng nhu cầu về các sản phẩm chất lượng caongày càng được ưa chuộng hơn Vì thế các quốc gia xuất khẩu nông sản nên chútrọng hơn đến khâu chế biến sâu để gia tăng giá thành xuất khẩu của nông sản

1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản đối với quốc gia

1.3.3.1 Yếu tố khách quan

Nhu cầu của thế giới

Nông sản là các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày nên việc tiêudùng nông sản diễn ra thường xuyên và liên tục Vì vậy, XKNS của một quốc giaphụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thế giới sự gia tăng dân số thế giới làm tăngđáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là cácsản phẩm lương thực, thực phẩm, qua đó sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệpXKNS đẩy mạnh việc xuất khẩu

Giá nông sản trên thị trường thế giới

Giá nông sản xuất khẩu cao hay thấp có tác động lớn đến hoạt động sản xuấttrong nước, từ đó ảnh hưởng đến quy mô hàng xuất khẩu (nhập khẩu) của một quốcgia Khi giá xuất khẩu một mặt hàng nông sản nào đó cao với điều kiện quốc gia đó

có lợi thế nhất định để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này thì quốc gia sẽ có hướngxuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cho đất nước, song giá xuất khẩu cao lại khiến cho nhucầu nhập khẩu hàng hóa trong nước giảm Bên cạnh đó, giá xuất khẩu là một tronghai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hóa Bởivậy, giá xuất khẩu tăng sẽ làm KNXK hàng hóa tăng (tác động cùng chiều) vàngược lại

Chính sách nhập khẩu nông sản của các quốc gia

Trang 31

Rào cản thương mại quốc tế bao gồm các biện pháp thuế quan và phi thuếquan Khi các rào cản thương mại tăng lên tức là thuế nhập khẩu tăng hoặc yêu cầu

về các tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng hóa nông sản nói riêngcao hơn Kết quả sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể làm giảm KNXK và nhậpkhẩu hàng hóa của một quốc gia Ngược lại, khi các rào cản này giảm đi (tức làquốc gia tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định hợp táckinh tế, giảm thuế, quy định tiêu chuẩn linh hoạt…) sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạtđộng xuất khẩu quốc tế (thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia)

1.3.3.2 Yếu tố chủ quan

Lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp

Mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên bao gồmkhí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước… Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợithế trong sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản như khí hậu nhiệt đới vớibốn mùa rõ rêt, đất đai đa dạng phong phú, sông ngòi dầy đặc, lao động dồi dào, tàinguyên nhiên nhiên ưu đãi,… Đây đều là những lợi thế so sánh tự nhiên và xéttrong chuỗi giá trị toàn cầu còn gọi là lợi thế so sánh bậc thấp Vì thế, việc pháttriển xuất khẩu chủ yếu dựa vào những lợi thế thế này sẽ đưa đến kết quả là sảnlượng xuất khẩu nhiều song lợi ích thu được từ xuất khẩu lại không cao

Trình độ chế biến nông sản

Chế biến nông sản (CBNS) bao gồm quá trình thu hoạch, bảo quản và cải biến

ra các sản phẩm nông sản mới từ các nông sản thô ban đầu Các quốc gia luôn địnhhướng giảm tỷ trọng xuất khẩu nông sản thô và tăng tỷ trọng nông sản chế biến sâu

để gia tăng kim ngạch xuất khẩu Nếu nông sản được đưa đi xuất khẩu chỉ ở dạng

sơ chế hoặc chế biến thô nên giá bán thấp và không cạnh tranh được với sản phẩmcủa các đối thủ

Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước

Quá trình xuất khẩu nông sản là gắn bó chặt chẽ với các cơ quan, quản lý Nhà nước Chính phủ và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra định hướng

Trang 32

chiến lược tổng thể cho xuất khẩu nông sản của quốc gia cũng như các chính sách

hỗ trợ và xúc tiến các hoạt động xuất khẩu Nếu các doanh nghiệp được sự hỗ trợđúng đắn, kịp thời từ các cơ quan Quản lý Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu sẽ diễn

ra thuận lợi và tốt hơn

Sự phát triển của cơ sở vật chất hạ tầng và khoa học kỹ thuật

Các hạ tầng như công trình giao thông, cảng biển, trạm vận chuyển, kho, bếnbãi, đường xá… ảnh hương trực tiếp đến quá trình xuất khẩu nông sản Nếu cơ sởvật chất tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNXK Việc áp dụng khoa học kỹthuật vào công nghệ sản xuất và chế biến nông sản đóng một vai trò quan trọng.Việc lai tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao hay áp dụng các công nghệ sạchtrong sản xuất sẽ góp phần rất lớn gia tăng KNXK và giá trị xuất khẩu của các mặthàng nông sản

1.4 Tổng quan về thị trường hàng nông sản của Liên Bang Nga

1.4.1 Quy mô và đặc điểm thị trường

Thị trường Liên Bang Nga với hơn với 142,42 triệu người là thị trường nhậpkhẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia xuất khẩu nông sản, trong đó có Việt Nam LiênBang Nga có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa do dân số đông phân

bố chủ yếu ở các đô thị Nền kinh tế Liên Bang Nga tương đối phát triển trong khuvực, do vậy người dân có mức thu nhập khá cao và có sự tương đồng về sở thích.Nhìn chung, hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ tiêuchuẩn về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn thực phẩm Người tiêudùng Liên Bang Nga thường có thói quen mua các sản phẩm tại các hệ thống kênhphân phối lớn như siêu thị, chuỗi của hàng vì họ sẽ an tâm vào chất lượng

Liên Bang Nga hay nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam là chè, càphê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, rau quả

Cà phê

Liên Bang Nga chủ yếu nhập khẩu hai loại cà phê chính là Cà phê chưa rang,chưa khử chất caffeine và Cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine, hai chất lượngnày chiếm đến hơn 99% sản lượng chè nhập khẩu của Liên Bang Nga Liên Bang

Trang 33

Nga là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ tám trên thế giới và là một trong những thịtrường tiêu thụ cà phê hòa tan lớn nhất thế giới Ở thị trường trong nước, cà phê hòatan vẫn chiếm lĩnh thị phần lớn Điều này cũng đúng với các quốc gia uống tràtruyền thống do việc pha cà phê hòa tan cũng tương tự như pha một tách trà (chỉ cầncho thêm nướng nóng) giúp người uống trà có thể dễ dàng chuyển qua uống cà phê.

Ở Liên Bang Nga, trung bình mỗi người dùng 0,75 kg cà phê/năm Trong đó,lượng cà phê hòa tan chiếm 70%, cà phê đã rang và cà phê bột chiếm 30% Người Ngangày càng có xu hướng dùng cà phê nhiều hơn Trung bình, những năm gần đây, dunglượng thị trường hàng năm tăng 2 - 4% về lượng, 7 - 10% về trị giá, 3 - 5% về giá cả( Cục Xúc tiến Thương Mại, 2016) Hơn một nửa lượng cà phê xanh (chưa rang) nhậpkhẩu vào Liên Bang Nga là từ hai quốc gia Việt Nam và Brazil Hơn thế nữa, phần lớnlượng cà phê nhập khẩu là từ các quốc gia sản xuất cà phê Robusta (mặc dù cà phê nhậpkhẩu từ Brazil có thể là Arabica hoặc Robusta) Điều này hoàn toàn phù hợp với thóiquen của người tiêu dùng Nga ưa chuộng cà phê hòa tan được làm chủ yếu bởi loại càphê Robusta

Chè

Chè là đồ uống thông dụng nhất của người Liên Bang Nga với khoảng 98%dân số uống chè Mặt hàng chè được người dân Liên Bang Nga rất ưa chuộng donhiều tác dụng tốt cho sức khỏe Hầu hết chè được sử dụng để pha uống liền Chèđựng trong túi nhúng sử dụng trong tách thay thế cho cách đóng gói chè pha ấm.Các túi chè được đóng gói dạng hình tháp và ngày càng xuất hiện nhiều trên thịtrường với nhiều hãng khác nhau và nhiều mùi vị pha trộn đặc trưng Khoảng 30%lượng chè được sử dụng ở nhà và hơn 30% lượng chè được tiêu thụ tại các nhàhàng, khách sạn, quán cà phê, quán bar

Chè đen chiếm chủ yếu trên thị trường và tỷ trọng liên tục tăng qua các năm, cụthể năm 2016 chè đen chiếm hơn 90% lượng chè tiêu thụ trên thị trường Liên BangNga Chè đen đóng gói trên 3kg được chiếm tới hơn 80% lượng chè nhập khẩu, chứng

tỏ rằng các nhà nhập khẩu Liên Bang Nga thường mua với số lượng lớn sau đó về tựchế biến lại và đóng gói sau đó mới đem bán Người dân Liên Bang

Trang 34

Nga ngày càng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm tiện lợi chất lượng cao và giáthành đắt Một trong những thương hiệu chè người tiêu dùng Liên Bang Nga ưachuộng như Lipton, Ahmad và Greenfield (Cục Xúc tiến Thương mại, 2016)

Hạt tiêu

Liên Bang Nga hiện đang nhập khẩu tiêu nhiều nhất từ Việt Nam, lần lượt sau đó

là Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico Thị trường Nga đang nhập khẩu hai chất lượng hạttiêu là tiêu nguyên hạt và tiêu bột Tiêu nguyên hạt được ưa chuộng nhập khẩu hơnchiếm tới 85%, trong đó tiêu đen chiếm chủ yếu vì giá tiêu đen rẻ hơn tiêu trắng nênđược người tiêu dùng ưa chuộng hơn Hầu hết các công ty/ doanh nghiệp ưa thích muacác loại thực phẩm chưa tinh chế và sau đó sẽ được chế biến tại chỗ Đó cũng lá lí giảicho việc tiêu thành phẩm được nhập khẩu ít hơn rất nhiều so với tiêu hạt

Cao su

Liên Bang Nga chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm cao su giá trị gia tăng nhiềuhơn là cao su thiên nhiên Mặt hàng cao su được nhập khẩu nhiều nhất là Lốp bơmhơi bằng cao su từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đức; tỷ trọng cao su thiên nhiên chiếm

tỷ lệ không đáng kế trong cơ cấu nhập khẩu

Hạt điều

Liên Bang Nga có khí hậu ôn đới lục địa nên các sản phẩm có nhiều dinhdưỡng như hạt điều rất được ưa chuộng Liên Bang Nga chủ yếu nhập khẩu các sảnphẩm điều nguyên hạt sau đó các nhà nhập khẩu sẽ mang về các cơ sở nhà máy củamình để chế biến “sâu” hơn, tạo ra các sản phẩm chất lượng có thể đưa vào cácchuỗi siêu thị hiện đại như điều rang, điều rang muối được đóng gói trong bao bìđẹp mắt Nhu cầu đối với hạt điều tại Liên Bang Nga ngày càng gia tăng qua cácnăm Hơn 80% hạt điều trên thị trường Liên Bang Nga có xuất xứ từ Việt Nam

Gạo

Người Liên Bang Nga tiêu thụ gạo có xu hướng tăng lên qua các năm Hiệnnay, ở Liên Bang Nga hàng năm trung bình sử dụng khoảng 4,5-5 kg gạo/ người,các nước châu Âu - khoảng 2 kg/người, những nước khu vực châu Á - 150

Trang 35

kg/người Dung lượng thị trường Liên Bang Nga dao động từ 650 - 700 ngàn tấngạo Gạo không phải là mặt hàng nông sản chính của Nga mà người dân nước naytiêu thụ các nông sản chủ yếu là lúa mì và ngũ cốc (Cục Xúc tiến Thương mại,2016) Liên Bang Nga nhập khẩu gạo chủ yếu từ các thị trường Ấn Độ (chiếm28%), Pakistan (chiếm 20,8%), Mianma (chiếm 15,6%), các nước khác:Campuchia, Thái Lan, Paragoay, Việt Nam, Trung Quốc, … còn lại chiếm 35,6%.Việt Nam xuất khẩu gạo vào thị trường Liên Bang Nga chưa được nhiều so với cácnước khác (Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương 2016, tr.5).

Người dân Liên Bang Nga chủ yếu ưa chuộng Gạo hạt dài, đặc biệt là Gạo đồhạt dài với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hơn 3, chiếm hơn nửa kim ngạch nhậpkhẩu Gạo

Rau, củ, quả

Các rau, củ được ưa chuộng nhất ở thị trường Liên Bang Nga bao gồm càchua, hành, dưa chuột, khoai tây và cà rốt, trong đó cà chua chiếm tới hơn 35% kimngạch nhập khẩu rau củ của nước này Vì nhu cầu đối với các mặt hàng rau củ quảrất lớn nên cung trong nước không đáp ứng đủ, Liên Bang Nga phải nhập khẩunhiều từ các quốc gia như Trung Quốc, Ma rốc, Isarel Các sản phẩm rau củ tươi rấtđược ưa chuộng và chú trọng về chất lượng vì tiêu dùng số lượng lớn nên người tiêudùng Nga có xu hướng mua các sản phẩm tại chuỗi siêu thị hoặc đại siêu thị

1.4.2 Tình hình nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga

Liên Bang Nga có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (200 triệu ha) đặc biệt làphần đồng bằng phía đông và phần phía tây thuận lợi để trồng cây lương thực vàđồng cỏ phát triển chăn nuôi Đất nông nhiệp và đất đồng cỏ khoảng 220 triệu ha.Trong đó, đất trồng trọt khoảng 22,7% triệu ha chiếm 6% diện tích lãnh thổ (Vụ thịtrường Châu Âu, Bộ Công Thương 2016, tr.5) Tuy là một quốc gia có nhiều lợi thế

về sản xuất nông nghiệp nhưng với dân số lớn và mức thu nhập bình quân đầungười cao, Liên Bang Nga vẫn phải nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản từ các quốcgia trên thế giới

Trang 36

Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga 2012-2016

Đơn vị tính: Kim ngạch (Tỷ USD), Tốc độ tăng trưởng (%)

2012 Tuy nhiên từ năm 2014 đến 2016, do ảnh hưởng của lệnh cấp nhập khẩu nông

sản từ Mỹ và phương tây nên kim ngạch nhập khẩu sụt giảm liên tục Cụ thể năm

2014 giảm 9,94% so với năm 2013; và năm 2015 giảm 30,57% so với năm 2014 và

giảm 37,48% so với năm 2013 Năm 2016, mặc dù kim ngạch nhập khẩu nông sản

chưa thể trở về mức thông thường như giai đoạn từ 2010 – 2013 nhưng mức độ sựt

giảm đã nhỏ lại, giảm 7,18% so với năm 2015

Trang 37

Bảng 1.2: Thống kê chi tiết các mặt hàng nông sản nhập khẩu của Liên Bang Nga

Đơn vị tính: Kim ngạch (1.000 usd); Tỷ trọng (%)

Trang 38

Thuốc lá 1.295.202 3,45 1.330.142 3,36 1.214.035 3,31 1.118.390 4,52 1.158.338 5,04

Trang 40

Kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng NSXK chủ lực của Việt Nam là cà phê,chè, gạo, hạt tiêu, cao su, rau, quả này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kimngạch nhập khẩu chung của Liên Bang Nga Tuy nhiên, trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu những mặt hàng nông sản này của thế giới thì Liên Bang Nga chiếm tỷ trọnglớn Liên Bang Nga là quốc gia tiêu thụ nhiều chè lớn nhất thế giới, chiếm 9,48%kim ngạch nhập khẩu chè của toàn thế giới, rau và quả lần lượt chiếm 2,82% và3,51% Liên Bang Nga thực sư là một thị trường hấp dẫn và đây tiềm năng cho xuấtkhẩu nông sản đặc biệt là khi FTA giữa Việt Nam và EAEU đã có hiệu lực.

Bảng 1.3 : Bảy mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu của Liên Bang Nga giai đoạn

Kim So với Kim So Kim So Kim So Kim So

với với với với ngạch thế ngạch ngạch ngạch ngạch

thế thế thế thế giới

giới giới giới giới

Cà phê 509.486 1,53 517.818 1,78 571.602 1,83 511.149 1,65 516.528 Chè 650.201 9,04 657.076 8,81 645.822 8,86 637.829 9,48 548.259 - Gạo 123.286 0,50 138.231 0,58 157.810 0,64 100.285 0,46 86.014 -

-tiêu 45.305 1,34 41.611 1,17 38.862 0,95 34.424 0,73 44.796

Cao su 4.787.377 2,19 4.769.177 2,24 4.115.755 2,03 2.704.806 1,53 2.777.655 Rau 2.485.448 4,02 2.881.787 4,19 2.959.078 4,31 1.891.685 2,82 1.396.009 - Quả 6.279.814 6,42 6.401.898 5,97 5.479.577 4,87 3.944.184 3,51 3.830.586 -

-(Nguồn: Phòng Thương mại quốc tế ITC, truy cập tại ) http://www.trademap.org/Bilateral_TS.aspx?nvpm=1|643||704||TOTAL|||2|1|1|1|2| 1|

1|1| 1 ngày 1/3/2017

Ngày đăng: 09/10/2019, 08:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Phạm Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình, Hồ Huy Cường, Trần Doãn Sơn, Hoàng Văn Tám, Lã Phạm Lân, Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng điều Nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu , Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Hồ Chí Minh, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thịtrường để phát triển vùng điều Nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu
14. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, TS. Trần Thị Hòe, Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thương mại quốc tế
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
15. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Hồ sơ thị trường Liên Bang Nga, Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ thị trường Liên Bang Nga
16. Trần Công Khanh, Báo cáo định hướng nghiên cứu hạt điều, Hồ Chí Minh 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo định hướng nghiên cứu hạt điều
17. Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo Một vài nét về xuất nhập khẩu Việt Nam –Nga: cập nhật trong 8 tháng tính từ đầu năm 2016, Hà Nội 2017 tại địa chỉ https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=24404&Category=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan, truy cập ngày 20/03/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Một vài nét về xuất nhập khẩu ViệtNam –Nga: cập nhật trong 8 tháng tính từ đầu năm 2016, Hà Nội 2017
18. TS.Đào Thị Thu Giang, Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, NXB Tài Chính, Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Nhà XB: NXB Tài Chính
19. Vũ Hưu Tửu, Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Nhà XB: NXB Giáo dục
20. Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công thương, Thông tin thị trường của một số mặt hàng Việt Nam có khả năng xuát khẩu sang Liên minh Kinh tế Á Âu, Hà Nội 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin thị trường của một số mặthàng Việt Nam có khả năng xuát khẩu sang Liên minh Kinh tế Á Âu
21. Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công thương, Thông tin thị trường Viễn đông Liên Bang Nga, Hà Nội 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin thị trường Viễn đông Liên Bang Nga
23. Cục Xuất nhập khẩu, “Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga” truy cập ngày 15/02/2017 tại http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/3827/thuc-day-xuat-khau-cac-san-pham-nong--lam--thuy-san-cua-viet-nam-sang-thi-truong-lien-bang-nga.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga
24. Doãn Thu Hiền, “ Các Hiệp định thương mại tư do thế hệ mới: cơ hội và thách thức của nền Kinh tế Việt Nam”, truy cập ngày 10/02/2017 tạihttp://enternews.vn/cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-cua-nen-kinh-te-viet-nam-90312.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Hiệp định thương mại tư do thế hệ mới: cơ hội và tháchthức của nền Kinh tế Việt Nam
25. Đồng Văn, “Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang LB Nga: Biến cơ hội thành hiện thực”, truy cập ngày 10/02/2017 tại http://tapchicongthuong.vn/xuat-khau-nong-san-thuy-san-sang-lb-nga-bien-co-hoi-thanh-hien-thuc-20140916095716168p77c3.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang LB Nga: Biến cơ hội thành hiện thực
26. Đức Anh, “Việt Nam trước cơ hội lớn xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Nga” truy cập ngày 10/02/2017 tại http://tapchicongthuong.vn/viet-nam-truoc-co-hoi-lon-xuat-khau-nong-san-thuc-pham-sang-nga-20140905021413437p12c16.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam trước cơ hội lớn xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Nga
27. Hoàng Trang, “Đăng ký xuất khẩu vào Liên bang Nga”, truy cập ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đăng ký xuất khẩu vào Liên bang Nga
10/02/2017 tại http://tapchicongthuong.vn/dang-ky-xuat-khau-vao-lien-bang-nga-20140608121534340p424c431data.htm Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w