BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ TRONG KIỂM NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT MỚI CHIẾT TÁC
Trang 1HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Phòng Quản lý Khoa học hướng dẫn chủ nhiệm đề tài trình bày Báo cáo kết quả Đề tài Khoa học Công nghệ cấp trường theo quy định như sau:
1 Hình thức
- Báo cáo kết quả Đề tài Khoa học Công nghệ cấp trường trình bày không quá
40 trang khổ A4 (210x297 mm) (không kể bảng, biểu, phụ lục)
- Đặt lề: Lề trên 3,0cm; Lề dưới 3,0cm; Lề trái 3,5cm; Lề phải 2,0cm; Đánh
số trang ở giữa và cuối trang
- Font Times New Roman, cỡ chữ 14 Cách dòng 1,5 lines Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ
2 Bố cục
Trang bìa chính (theo mẫu và có minh họa cụ thể)
Trang bìa phụ (theo mẫu có minh họa cụ thể)
Báo cáo tóm tắt các kết quả nổi bật
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1 TỔNG QUAN
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 BÀN LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (nếu có)
Trang 2BỘ Y TẾ
(Times New Roman, 16, in hoa)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
(Times New Roman, 16, in hoa, đậm)
(cỡ 4,0 cm x 4,0 cm)
BÁO CÁO KẾT QUẢ
(Times New Roman, 18, in hoa, đậm)
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
(Times New Roman, 18, in hoa)
TÊN ĐỀ TÀI
(Times New Roman, 20, in hoa, đậm)
Chủ nhiệm đề tài: (Times New Roman, 16, đậm)
Đơn vị thực hiện: (Times New Roman, 16, đậm)
HÀ NỘI - 20
(Times New Roman, 16, in hoa đậm)
Trang 3BỘ Y TẾ
(Times New Roman, 16, in hoa)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
(Times New Roman, 16, in hoa, đậm)
BÁO CÁO KẾT QUẢ
(Times New Roman, 18, in hoa, đậm)
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
(Times New Roman, 18, in hoa)
TÊN ĐỀ TÀI
(Times New Roman, 20, in hoa, đậm)
Chủ nhiệm đề tài: (Times New Roman,14, đậm) Đơn vị thực hiện: (Times New Roman, 14, đậm) Những người tham gia: (Times New Roman, 14, đậm) Thời gian thực hiện: (Times New Roman, 14, đậm)
HÀ NỘI - 20
(Times New Roman, 16, in hoa, đậm)
Trang 4BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ
TRONG KIỂM NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT MỚI CHIẾT TÁCH
TỪ DƯỢC LIỆU
Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Nguyễn Thái An
PGS TS Thái Nguyễn Hùng Thu
HÀ NỘI - 2014
Trang 5BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ
TRONG KIỂM NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT MỚI CHIẾT TÁCH
TỪ DƯỢC LIỆU
PGS TS Thái Nguyễn Hùng Thu
Những người tham gia: DS Phạm Lê Minh, Bộ môn Hóa phân tích
Độc chất
KS Phạm Đình Thắng, Bộ môn Toán Tin NCS Hồ Thị Thanh Huyền, Bộ môn Dược liệu ThS Nguyễn Thành Đạt, Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Nội
HÀ NỘI - 2014
Trang 6BÁO CÁO TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT
1 Kết quả nổi bật của đề tài
- Đóng góp mới của đề tài
- Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể)
- Hiệu quả về đào tạo
- Hiệu quả về kinh tế (nếu có)
- Hiệu quả về xã hội (nếu có)
- Các hiệu quả khác (nếu có)
2 Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội (nếu có)
3 Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
- Tiến độ
- Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Ghi rõ đã thực hiện hoàn chỉnh các mục tiêu nào của đề tài, mục tiêu nào không thực hiện được, mục tiêu nào thực hiện còn dang dở (lý do).
- Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Đối chiếu với bản đề cương được phê duyệt để liệt kê các sản phẩm thu được trong thời gian thực hiện đề tài.
- Đánh giá việc sử dụng kinh phí:
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: … triệu đồng.
Trong đó: Kinh phí sự nghiệp khoa học: … triệu đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: … triệu đồng.
Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán: …
Chưa thanh quyết toán xong: …
Kinh phí tồn đọng: triệu đồng.
Lý do (ghi rõ): …
- Các ý kiến đề xuất:
Đề xuất về tài chính (nếu có): Ghi rõ những ý kiến đề xuất cụ thể như kinh phí cấp phát chậm hoặc yêu cầu về thanh quyết toán chứng từ …
Đề xuất về quản lý khoa học công nghệ (nếu có).
Trang 7Đề xuất liên quan đến đề tài (nếu có): Ghi rõ ý kiến đề xuất liên quan đến việc triển khai ứng dụng hoặc phát triển tiếp các nghiên cứu và giải thích rõ
lý do đề xuất.
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần Đặt vấn đề cần nêu được 3 ý chính sau:
- Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Trình bày rõ và tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài, nêu được những tồn tại còn chưa được giải quyết cả về lý luận và thực tiễn, tính cấp thiết cần phải nghiên cứu đề tài, nếu giải quyết được vấn đề tồn tại nào đó về lý luận hoặc thực tiến sẽ đóng góp gì cho khoa học hoặc thực tiễn hoặc cả hai.
- Giả thuyết nghiên cứu của đề tài: Từ phần trên rút ra giải thuyết nghiên cứu của đề tài Giả thiết nghiên cứu là một vấn đề khoa học hoặc thực tiễn được giả định để chúng ta phải chứng minh giả thuyết này bằng các mục tiêu nghiên cứu sẽ được nêu ở phần tiếp theo (Kết quả của việc chứng minh giả thuyết có thể làm âm tính, có thể là dương tính Nhưng mỗi đề tài khoa học dứt khoát phải đưa ra một giả thuyết nghiên cứu để chứng minh nó).
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Ghi đầy đủ các mục tiêu trong đề cương đã được phê duyệt.
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN
Chương 1 cần nêu những điểm sau:
- Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài (theo trình tự thời gian) đến thời điểm báo cáo.
- Nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần giải quyết
so với trong nước và quốc tế.
Trang 10Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/
NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu/Nguyên vật liệu, trang thiết bị nghiên cứu
- Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu: Trình bày rõ tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu và tiêu chuẩn loại trừ đối tượng ra khỏi nghiên cứu Nếu có nhóm chứng cần nói rõ cách chọn nhóm chứng và số lượng đối tượng ở nhóm chứng.
- Nguyên vật liệu, trang thiết bị, hóa chất sử dụng: Trình bày rõ hoá chất, vật liệu, thiết bị máy móc sử dụng
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Chỉ tiêu nghiên cứu: Trình bày rõ các chỉ tiêu nghiên cứu, quy trình hoặc kỹ thuật; Đối với kỹ thuật cần trình bày rõ: nguyên tắc của kỹ thuật, tác giả của kỹ thuật (nếu là kỹ thuật thường quy thì không cần mô tả quá chi tiết).
- Thiết kế nghiên cứu: Cần nêu đề tài được thiết kế nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang hay nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu dịch tễ hay can thiệp, nghiên cứu thực nghiệm, hay nghiên cứu triển khai ở mức pilot v.v
- Phương pháp xử lý số liệu: Trình bày rõ công cụ, thuật toán thống kê, sử dụng trong nghiên cứu.
Trang 11Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Kết quả nghiên cứu: Trình bày thành các mục theo thứ tự của các nội dung nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu đề ra.
- Kết quả nghiên cứu có thể thể hiện bằng những hình thức khác nhau như bảng, biểu đồ, đồ thị hoặc ảnh v.v
- Trước và sau mỗi bảng minh họa: Cần dùng lời để chỉ ra ý chính về kết quả cần nêu trong bảng, đồ thị hay hình ảnh và phải đi liền nhau Tránh tình trạng lời chỉ dẫn viết một trang nhưng bảng, biểu hoặc hình ảnh ở một trang khác Không thiết kế các bảng có quá nhiều số liệu rườm rà Tên bảng, đồ thị cần gọn, khúc chiết, rõ ràng Tên bảng phải viết ở phía trên của bảng; tên của đồ thị, biểu đồ, ảnh viết ở phía dưới Nếu ảnh chụp đối tượng cần phải che mắt bệnh nhân hoặc đối tượng nghiên cứu, để tránh có thể nhận dạng được.
Trang 12Chương 4 BÀN LUẬN
- Phần bàn luận các kết quả: Phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.
Trang 13KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Phần kết luận: Cần đối chiếu với mục tiêu để kết luận và trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm
- Phần kiến nghị: Đề xuất việc sử dụng và áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài (có thể áp dụng ngay vào thực tiễn; cần tiếp tục hoàn thiện trên
cơ sở hình thành dự án sản xuất thử nghiệm hoặc cần tiến hành những nghiên cứu tiếp theo…); kiến nghị chuyển giao các kết quả của dự án vào sản xuất ở qui mô công nghiệp, thương mại hóa sản phẩm…
Trang 14TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật, ) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung, tiếng Nhật
2 Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp theo thứ tự ABC theo họ
- Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt, không đảo tên lên trước họ
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan
ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B,
3 Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo cần ghi đầy đủ các thông tin:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách);
- (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản);
- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
4 Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách cần
ghi đầy đủ các thông tin:
- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách);
- (Năm công bố) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn);
- "Tên bài báo" (đặt trong ngoặc kép không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);
- Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);
- Tập (không có dấu ngăn cách);
- Số (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn);
- Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
Trang 15PHỤ LỤC (nếu có)
- Phụ lục gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội
dung báo cáo như: Bảng biểu chi tiết; Bộ câu hỏi (công cụ nghiên cứu); ảnh minh họa, các số liệu phổ UV, IR …
- Phụ lục không được dày hơn phần chính của báo cáo, không đánh số trang
chỉ đánh số thứ tự của phụ lục: Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3,