1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng Chương trình quản lý điểm Trường THPT Chuyên Thái Nguyên

80 461 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 4,32 MB

Nội dung

Tuy nhiên trong pha phân tích ta chỉ có thể chỉ ra một số phương thức cơ bản dễ nhận thấy và chưa cần xác định chi tiết giá trị trả về cũng như danh sách tham số  Biểu diễn biểu đồ lớp

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 4

Chương I: TIẾP CẬN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG VÀ UML 5

1.1 Giới thiệu về tiếp cận hướng đối tượng và UML 5

1.1.1 Phương pháp tiếp cận hướng đối tượng 5

1.1.2 Giới thiệu về UML 6

1.2 Phân tích hệ thống 8

1.2.1 Vai trò của phân tích hướng đối tượng 8

1.2.2 Các bước phân tích hướng đối tượng 8

1.2.3 Mô hình use case và kịch bản 8

1.2.4 Xây dựng mô hình lớp 11

1.2.5 Mô hình động 12

1.3 Thiết kế hệ thống 15

1.3.1 Tổng quan về thiết kế hướng đối tượng 15

1.3.2 Biểu đồ tương tác 15

1.3.3 Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết 17

1.3.4 Thiết kế chi tiết 18

1.3.5 Biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai 19

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN 21

2.1 Khảo sát hệ thống 21

2.1.1 Hoạt động của hệ thống quản lý điểm trường THPT 21

2.1.2 Các môn học giảng dậy trong trường 23

2.1.3 Đánh giá, xếp loại học lực 23

2.1.4 Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm 28

2.1.5 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại 30

2.1.6 Khen thưởng và xử lí vi phạm 31

2.1.7 Trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và các cơ quan quản lí giáo dục 31

Trang 2

2.1.8 Mẫu hồ sơ học sinh và bảng điểm 33

2.1.9 Yêu cầu hệ thống 35

2.2 Phân tích bài toán Quản lý điểm trường THPT 37

2.2.1 Xây dựng biểu đồ use case 37

3.3.2 Xây dựng biểu đồ lớp phân tích 56

2.2.3 Biểu đồ trạng thái 57

2.3 Thiết kế hệ thống quản lý điểm trường THPT 59

2.3.1 Biểu đồ tương tác 59

2.3.2 Biểu đồ lớp chi tiết 66

Chương III: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN 67

5.1 Cài đặt mô hình dữ liệu 67

5.1.1 Các bảng dữ liệu chính 67

5.1.2 Mô hình thực thể liên kết 70

5.2 Cài đặt chương trình 71

5.2.1 Giao diện chương trình lúc khởi động 71

5.2.2 Giao diện chính của chương trình khi sử dụng 72

5.2.3 Giao diện tạo mới cơ sở dữ liệu đầu năm 72

5.2.4 Giao diện chọn dữ liệu làm việc 74

5.2.5 Giao diện nhập danh sách học sinh năm học 75

5.2.6 Giao diện nhập danh sách giáo viên năm học 75

5.2.7 Giao diện nhập danh sách lớp học 76

5.2.8 Giao diện phân công giáo viên giảng dậy môn học 76

5.2.9 Giao diện phân công Môn – Lớp 77

5.2.10 Giao diện nhập điểm theo lớp của môn học (học kỳ 1) 77

5.2.11 Giao diện tính điểm trung bình môn 78

5.2.12 Giao diện tính trung bình các môn (học kỳ và cả năm) 78

KẾT LUẬN 79

1 Kết quả đạt được 79

Trang 3

3 Hướng phát triển 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Error! Bookmark not defined

Trang 4

MỞ ĐẦU

Ngày nay, công nghệ thông đã và đang phát triển cả về chất lượng và số lượng Các ứng dụng của tin học được đưa vào hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống Một trong những ứng dụng quan trọng và hiệu quả đó là ứng dụng vào công tác quản lý trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học,

Tại các trường THPT nói chung và trường THPT Chuyên Thái Nguyên nói riêng, nhà trường phải quản lý rất nhiều thông tin như: Quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý thi và chấm thi, quản lý điểm của học sinh, … Một trong những công tác quản lý của nhà trường là công tác quản lý điểm Hiện nay, một

số trường THPT, trong đó có trường TPHT Chuyên Thái nguyên đã ứng dụng tin học vào công tác quản lý điểm, xong việc ứng dụng đó còn nhiều hạn chế

Để góp phần đưa tin học ứng dụng sâu hơn nữa vào công tác quản lý nói chung và công tác quản lý điểm nói riêng của các trường THPT, đồng thời để vận dụng khả năng của mình trong quá trình phân tích thiết kê, trong đợt làm đồ án

tốt nghiệp này em đã chọn đề tài “Xây dựng Chương trình quản lý điểm Trường THPT Chuyên Thái Nguyên” Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã

sử dụng ngôn ngữ mô hình hóa UML để phân tích thiết kế hệ thống, sau đó cài đặt chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access

Trong báo cáo này, em trình bày những nội dung chính như sau:

Chương I: Tiếp cận hướng đối tượng và UML Chương II: Khảo sát, phân tích, thiết kế chương trình quản lý điểm trường THPT Chuyên Thái Nguyên

Chương III: Cài đặt chương trình quản lý điểm trường THPT Chuyên Thái Nguyên

Trang 5

Chương I: TIẾP CẬN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG VÀ UML

1.1 Giới thiệu về tiếp cận hướng đối tượng và UML

1.1.1 Phương pháp tiếp cận hướng đối tượng

- Phương pháp tiếp cận hướng đối tượng tập trung vào cả hai khía cạnh của

hệ thống là dữ liệu và hành động

- Với cách tiếp cận này, hệ thống được chia thành những thành phần nhỏ gọi là đối tượng, mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó Các đối tượng độc lập với nhau và phần mền được xây dựng dựa trên kết hợp các đối tượng lại với nhau theo quan hệ và tương tác giữa chúng

- Các nguyên tắc cơ bản của tiếp cận hướng đối tượng:

Trừu tượng hóa

Tính đóng gói và ẩn dấu thông tin

a Các khái niệm cơ bản của phương pháp hướng đối tượng

 Đối tượng: một đối tượng là một khái niệm, sự trừu tượng hóa hoặc một vật có giới hạn rõ ràng và có ý nghĩa với một ứng dụng cụ thể

 Lớp: là mô tả của một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi

và các mối quan hệ Như vậy, đối tượng là thể hiện của lớp và lớp là trừu tượng hóa của đối tượng

 Thành phần: là một phần của hệ thống hoạt động độc lập và giữ một chức năng nhất định trong hệ thống

 Gói: là một cách tổ chức các thành phần, các phần tử trong hệ thống thành các nhóm Nhiều nhóm sẽ hợp lại tạo thành hệ thống con

Trang 6

 Kế thừa: một lớp có thể sử dụng lại thuộc tính và phương thức của một hay nhiều lớp khác

 Phân tích hướng đối tượng: mô tả một mô hình chính xác để mô tả hệ thống xây dựng là gì Thành phần của mô hình là các đối tượng gắn liền với hệ thống thực

 Thiết kế hướng đối tượng: là giai đoạn tổ chức chương trình thành tập hợp các đối tượng cộng tác, mỗi đối tượng trong đó là thực thể của một lớp Thiết

kế bao gồm thiết kế kiến trúc và thiết kế chi tiết Kết quả của pha thiết kế cho biết hệ thống sẽ được xây dựng như thế nào

 Lập trình và tích hợp: thực hiện bản thiết kế hướng đối tượng bằng cách

sử dụng các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (C++ Java, …)

b Các bước phân tích, thiết kế hướng đối tượng

Các bước phân tích thiết kế hướng đối tượng được xây dựng dựa trên các biểu đồ ký hiệu UML

Các bước trong pha phân tích hướng đối tượng:

 Xây dựng biểu đồ Use case

 Xây dựng biểu đồ lớp

 Xây dựng biểu đồ trạng thái

Các bước trong pha thiết kế hướng đối tượng:

 Xây dựng biểu đồ tương tác (gồm biểu đồ trình tự và biểu đồ cộng tác

 Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết

 Xây dựng biểu đồ hoạt động

 Xây dựng biểu đồ thành phần

 Xây dựng biểu đồ triển khai hệ thống

1.1.2 Giới thiệu về UML

a UML – Ngôn ngữ mô hình hóa hướng đối tượng

UML (Unified Modelling Language) là ngôn ngữ mô hình hóa tổng quát được xây dựng để đặc tả, phát triển và viết tài liệu cho các khía cạnh trong phát

Trang 7

và ra quyết định liên quan đến phần mềm cần xây dựng UML bao gồm tập các khái niệm, các ký hiệu, các biểu đồ và hướng dẫn

b Các biểu đồ trong UML

 Biều đồ Use case:

Biểu đồ use case biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống Đi kèm với biểu

đồ use case là các kịch bản, biều đồ use case chỉ ra sự tương tác giữa tác nhân và

hệ thống thông qua các use case

Tác nhân: là người hay hệ thống thực khác cung cấp thông tin hay tác động tới hệ thống

Một biểu đồ use case là tập các tác nhân, các use case và mối quan hệ giữa chúng Các use case trong biểu đồ use case có thể được phân rã theo nhiều mức khác nhau

 Biểu đồ lớp:

Trong phân tích hướng đối tượng, một nhóm đối tượng có chung một số thuộc tính và phương thức tạo thành lớp Mối quan hệ giữa các đối tượng trong

hệ thống thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các lớp

Biều đồ lớp là một dạng mô hình tĩnh nhằm mô tả hướng nhìn tĩnh về hệ thống bằng các khái niệm lớp, thuộc tính, phương thức của lớp và mối quan hệ giữa chúng

 Biều đồ cộng tác: là biểu đồ tương tác biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng, giữa các đối tượng với tác nhân nhấn mạnh vai trò của đối tượng trong tương tác

Trang 8

 Biểu đồ hoạt động: biểu diễn hoạt động và sự đồng bộ, chuyển tiếp các hoạt động của hệ thống trong một lớp hoặc kết hợp giữa các lớp với nhau trong một chức năng cụ thể

 Biểu đồ thành phần: được sử dụng để biểu diễn các thành phần phần mềm cấu thành lên hệ thống

 Biểu đồ triển khai hệ thống: biều diễn kiến trúc cài đặt và triển khai hệ thống dưới dạng các nút và mối quan hệ giữa các nút

1.2 Phân tích hệ thống

1.2.1 Vai trò của phân tích hướng đối tượng

Thiết lập một cách nhìn tổng quan rõ ràng về hệ thống và mục các đích chính mà hệ thống cần xây dựng

Liệt kê các nhiệm vụ mà hệ thống cần thực hiện

Phát triển một bộ từ vựng để mô tả bài toán cũng như những vấn đề trong miền quan tâm của bài toán

Đưa ra hướng giải quyết bài toán

1.2.2 Các bước phân tích hướng đối tượng

- Xây dựng mô hình use case

- Xây dựng mô hình lớp

- Xây dựng mô hình trạng thái

1.2.3 Mô hình use case và kịch bản

Các bước xây dựng biểu đồ use case

Bước 1 : Tìm các tác nhân và các use case

Để tìm tác nhân cần trả lời các câu hỏi sau:

+ Ai (hay hệ thống nào) sẽ sử dụng chức năng chính của hệ thống?

+ Ai cần sự hỗ trợ của hệ thống để thực hiện những công việc thường ngày của họ?

+ Ai sẽ bảo trì, quản trị và đảm bảo cho hệ thống hoạt động?

+ Hệ thống sẽ phải xử lý và làm việc với các trang thiết bị phần cứng nào? + Hệ thống cần phải tương tác với hệ thống khác nào?

Trang 9

Từ các tác nhân đã tìm được, người phát triển tìm các use case dựa trên các câu hỏi sau trên mỗi tác nhân:

+ Tác nhân đó cần chức năng nào của hệ thống Hành động chính của tác nhân đó là gì?

+ Tác nhân cần phải xem, cập nhật và lưu trữ thông tin gì trong hệ thống? + Tác nhân có cần thông báo cho hệ thống những sự kiện nào đó không? Những sự kiện như thế đại diện cho những chức năng nào?

+ Hệ thống có cần thông báo cho tác nhân khi có thay đổi trong hệ thống không?

+ Hệ thống cần có những chức năng gì để đơn giản hóa công việc của tác nhân?

Ngoài ra, các use case còn được xác định thông qua các câu hỏi sau:

+ Ngoài các tác nhân, chức năng của hệ thống còn được sinh ra bởi sự kiện nào khác (sự kiện thời gian, tác động của chức năng khác, …)

+ Hệ thống cần thông tin đầu vào và đầu ra gì?

Bước 2: Xác định mối quan hệ và phân rã biểu đồ use case

Nguyên tắc phân rã biểu đồ use case như sau:

+ Xác định biểu use case mức tổng quát: từ tập tác nhân và use case đã xác định được, người phát triển tìm ra các chức năng chính của hệ thống Các kiểu quan hệ thường dùng trong biểu đồ use case mức tổng quát là quan hệ kết hợp, tổng quát hóa và include

+ Phân rã các use case mức cao: phân rã các use case tổng quát thành các use case cụ thể xử dụng quan hệ “extend”

+ Tiếp tục phân rã sơ đồ use case cho đến khi gặp use case ở nút lá: Các use case ở nút là thường gắn với chức năng cụ thể trong hệ thống thực tương tác với tác nhân

+ Hoàn thiện biểu đồ use case: xem xét lại tất cả các use case đã được biểu diễn hết trong biểu đồ use case (ở tất cả các mức) hay chưa Nếu còn use case chưa được biểu diễn, người phát triển phải xem xét chức năng mà use case đó đại

Trang 10

diện đã được thực hiện bởi use case khác chưa để bổ xung thêm hoặc loại bỏ use case đó ra khỏi biểu đồ

Bước 3: Biểu diễn các use case bởi kịch bản

Kịch bản được biểu diễn theo mẫu chung như sau:

Ý nghĩa Tên use case: Tên của use case

Tác nhân chính: Tác nhân chính của use case

Mức: Mức của use case trong biểu đồ phân rã

Người chịu trách nhiệm: Người chịu trách nhiện chính trong hoạt động

của use case Tiền điều kiện: Điều kiện để use case được kích hoạt

Hậu điều kiện: Điều kiện khi use case kết thúc

Đảm bảo tối thiểu: Đảm bảo trong trường hợp use case thất bại Đảm bảo thành công: Kết quả trong trường hợp use case hoàn thành Kích hoạt: Sự kiện kích hoạt use case

Chuỗi (luồng) sự kiện chính:

3.a.1 3.a.2

Kịch bản ngoại lệ tương ứng với các bước trong kịch bản chính

Trang 11

Bước 4: Hiệu chỉnh mô hình

Kiểm tra lại toàn bộ biểu đồ use case, bổ xung hoặc thay đổi thông tin cần thiết Bước này chỉ kết thúc khi khách hàng và nhóm phát triển đạt được sự thống nhất

Bước 5: Xây dựng biểu đồ use case trong Rational Rose

Các bước thực hiện:

+ Biểu diễn các tác nhân

+ Biểu diễn và đặc tả các use case mức tổng quát

+ Biểu diễn các mối quan hệ

+ Phân rã biểu đồ use case và đặc tả các use case mức thấp

1.2.4 Xây dựng mô hình lớp

 Xây dựng biểu đồ lớp trong pha phân tích

Trong pha phân tích, biểu đồ lớp chưa được xây dựng hoàn chỉnh mà chỉ có nhiệm vụ chính là:

+ Xác định các lớp

+ Xác định các thuộc tính và một số phương thức cơ bản (chưa chi tiết các phương thức)

+ Bước đầu chỉ ra một số quan hệ trong sơ đồ lớp

Bước 1: Xác định các lớp từ các use case và kịch bản

Bước này thực hiện theo nguyên tắc sau:

 Nghiên cứu kỹ tất cả các use case và kịch bản để tìm ra các danh từ có vai trò nào đó trong kịch bản (khởi đầu một tương tác, bắt đầu hay nhận một hành động trong kịch bản, …) Các danh từ này trở thành lớp ứng cử viên

 Loại bỏ các ứng viên không thích hợp như: lớp dư thừa, danh từ không thích hợp, danh từ mô tả những lớp không rõ rang, các danh từ chỉ có vai trò trong quan hệ với một lớp khác, các danh từ biểu diễn công cụ trong phát triển phần mềm hoặc các thuật ngữ lập trình

Bước 2:Xác định thuộc tính và một số phương thức cơ bản

Dựa trên tập các lớp đã được xác định, người phát triển tiếp tục nghiên cứu

kỹ các use case, các kịch bản và trả lời các câu hỏi sau:

Trang 12

- Với mỗi lớp danh từ nào mô tả thông tin của lớp đó Trả lời câu hỏi này giúp ta tìm ra các thuộc tính

- Những thông tin nào của lớp thực sự liên quan đến lĩnh vực quan tâm của

hệ thống Trả lời câu hỏi này giúp loại bỏ những thuộc tính không cần thiết

- Những thông tin nào là thông tin riêng của lớp (thuộc tính private), những thông tin nào có thể chia sẻ trong mối quan hệ với lớp khác (các thuộc tính protect hoặc public)

Tiếp theo, người phát triển xen xét các động từ đi kèm với các danh từ biểu diễn lớp trong kịch bản và xem xét xem các động từ ấy có trở thành phương thức được không Tuy nhiên trong pha phân tích ta chỉ có thể chỉ ra một số phương thức cơ bản dễ nhận thấy và chưa cần xác định chi tiết giá trị trả về cũng như danh sách tham số

 Biểu diễn biểu đồ lớp trong Rational Rose

Các bước biểu diễn biểu đồ lớp trong Rational Rose

- Biều diễn các lớp

- Đặc tả các thuộc tính và các phương thức của lớp

- Đặc tả chi tiết của lớp

- Biểu diễn các quan hệ

1.2.5 Mô hình động

 Khái quát về mô hình động

Mô hình động mô tả khía cạnh động trong phần mềm hướng đối tượng

Biểu đồ tuần tự:

- Mục đích: biểu diễn tương tác giữa người dùng và những đối tượng bên trong hệ thống Biểu đồ này cho biết các thông điệp được truyền tuần tự như thế nào theo thời gian Thứ tự các sự kiện trong biểu đồ tuần tự hoàn toàn tương tự như trong kịch bản mô tả use case tương ứng

- Biểu diễn: được biểu diễn bởi các đối tượng và các thông điệp truyền đi giữa các đối tượng

Trang 13

Biểu đồ cộng tác:

- Mục đích: biểu diễn tương tác giữa người dùng với các đối tượng bên trong hệ thống và giữa các đối tượng này với nhau, nhằm nhấn mạnh mối quan

hệ về mặt không gian giữa các đối tượng

- Biểu diễn: các thông điệp trong biểu đồ cộng tác được đánh số thứ tự theo trình tự thời gian trong biểu đồ tuần tự

- Biểu diễn: được biểu diễn dưới dạng máy trạng thái hữu hạn với các trạng thái và sự chuyển tiếp giữa các trạng thái đó Tuy nhiên trong biểu đồ trạng thái không có quá trình đồng bộ và rẽ nhánh như trong biểu đồ động

Mô hình động trong pha phân tích:

- Trong pha phân tích chủ yếu tập trung xây dựng biểu đồ trạng thái cho các lớp tìm được từ bước trước Các biểu đồ tương tác và biểu đồ động thường được xây dựng trong pha thiết kế

 Xây dựng biểu đồ trạng thái

Bước 1: Nhận biết các trạng thái và sự kiện

Thực hiện bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Một đối tượng có thể có những trạng thái nào? Hãy liệt kê tất cả các trạng thái mà đối tượng có thể có trong vòng đời của nó

- Những sự kiện nào có thể xảy ra? Vì sự kiện gây ra sự thay đổi trạng thái nên nhận ra sự kiện là một bước quan trọng để nhận trạng thái

Trang 14

- Trạng thái mới sẽ là gì? Sau khi nhận biết sự kiện, người thiết kế cần xem xét sau sự kiện này xảy ra thì trạng thái mới sẽ là gì?

- Có những thủ tục nào ảnh hưởng đến trạng thái của một đối tượng

- Những sự kiện và chuyển tiếp nào là không xảy ra?

- Cái gì khiến cho một đối tượng được tạo ra? Đối tượng thường được tạo ra

do sự kiện nào đó, câu hỏi này giúp xác định chuyển tiếp đầu tiên trong biểu đồ trạng thái

- Cái gì khiến cho đối tượng bị hủy? Đối tượng bị hủy khi chúng không còn vai trò gì nữa, câu hỏi này giúp tìm ra chuyển tiếp cuối cùng trong biểu đồ

Bước 2: Xây dựng biểu đồ

Người phát triển phải sắp xếp các trạng thái và các sự kiện đã tìm được vào trong một biểu đồ Xuất phát từ trạng thái khởi đầu, người phát triển sẽ xác định các trạng thái tiếp theo và biểu diễn chuyển tiếp giữa các trạng thái đó Gắn mỗi chuyển tiếp là một sự kiện, các sự kiện được biểu diễn theo cấu trúc như sau:

Sự kiện [điều kiện] hoạt động

Bước 3: Hiệu chỉnh biểu đồ

Tiến hành xem xét lại toàn bộ biểu đồ trạng thái cho từng lớp và sửa đổi lại nếu cần thiết Các biểu đồ trạng thái sẽ được dùng để xác định đầy đủ các thuộc tính cho biểu đồ lớp Vì vậy bước hiệu chỉnh có thể tiếp tục cho đến pha thiết kế

 Biều diễn biểu đồ trạng thái trong Rational Rose

Các bước thực hiện thêm biểu đồ trạng thái như sau:

- Bước 1: Trong Brower Window, từ một lớp tương ứng, ta nhấn chuột phải

chọn New – Statechart Diagram để tạo ra một biểu đồ trạng thái cho lớp tương ứng

- Bước 2: Trong cửa sổ xây dựng biểu đồ, thêm các trạng thái vào biểu đồ

- Bước 3: Đặc tả trạng thái sử dụng của số đặc tả

- Bước 4: Biểu diễn các quan hệ (các chuyển tiếp) trong biểu đồ

Trang 15

1.3 Thiết kế hệ thống

1.3.1 Tổng quan về thiết kế hướng đối tượng

Vai trò của pha thiết kế:

- Mục tiêu của pha thiết kế là xác định hệ thống được xây dựng như thế nào dựa trên kết quả của pha phân tích

- Đưa ra các phần tử hỗ trợ giúp cấu thành nên một hệ thống hoạt động thực

sự

- Định nghĩa một chiến lược cài đặt cho hệ thống

Các đặc trưng của pha thiết kế hướng đối tượng:

- Mô hình hóa chi tiết hệ thống dựa trên các lớp, các đối tượng trong miền ứng dụng của hệ thống

- Thiết kế dựa trên chiến lược trừu tượng hóa phân cấp dữ liệu trong các thành phần sẽ được thiết kế từ các lớp, các đối tượng, các module và các tiến trình

- Các phương thức thường được thiết kế trong mối quan hệ với các đối tượng xác định, hoặc một lớp các đối tượng đó

Các bước thiết kế hướng đối tượng:

- Xây dựng biểu đồ tương tác, bao gồm biểu đồ trình tự và biểu đồ cộng tác

- Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết: hoàn chỉnh sơ đồ lớp, xác định và biểu diễn đầy đủ các phương thức cho từng lớp, xác định mối quan hệ giữa các lớp

- Thiết kế chi tiết: xây dựng các biểu đồ động cho các phương thức phức tạp trong các lớp và xây dựng bảng thiết kế chi tiết cũng như kế hoạch cài đặt và tích hợp

- Xây dựng biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai hệ thống

- Phát sinh mã chuẩn bị cho cài đặt hệ thống

1.3.2 Biểu đồ tương tác

Biểu đồ tương tác gồm 2 dạng là biểu đồ tuần tự và biểu đồ cộng tác

 Xây dựng biểu đồ tuần tự

Thông thường các biểu đồ trình tự được gắn với các use case Các thông điệp sẽ biểu diễn lại thứ tự các sự kiện trong kịch bản của use case đó

Trang 16

Một số chú ý khi vẽ biểu đồ trình tự:

- Sự kiện được biểu diễn kèm theo các thông điệp nằm ngang

- Đối tượng luôn gắn với các đương lifeline dọc theo biểu đồ

- Trục thời gian được quy định từ trên xuống dưới, các thông điệp ở trên sẽ xảy ra trước các thông điệp ở dưới

- Trong biểu đồ tuần tự có thể xuất hiện thông điệp từ một đối tượng tới chính nó

- Biểu diễn các thông điệp lặp: có một số trường hợp thông điệp được gửi lặp nhiều lần giữa hai đối tượng, khi đó ta biểu diễn bằng cách bổ xung cấu trúc

‘*[i=1 n]’ vào trước thông điệp, với i là biến điều khiển lặp, n là số lần lặp

- Sử dụng các thông điệp tạo và hủy: Thông thường các thông điệp được gửi và nhận từ các đối tượng đã tồn tại Tuy nhiên, trong trường hợp các đối tương tham gia vào tương tác thuộc vào các lớp có quan hệ phụ thuộc thì ta phải

sử dụng các thông điệp tạo và hủy

- biểu diễn phân nhánh các đối tượng: Trong trường hợp ứng với các giá trị khác nhau của tham số, đối tượng hoạt động khác nhau thì chúng ta dùng cách biểu diễn phân nhánh đối tượng

 Xây dựng biểu đồ cộng tác

Một số chú ý khi xây dựng biểu đồ cộng tác:

- Giữa 2 đối tượng có thể có nhiều thông điệp Các thông điệp này sẽ cùng được biểu diễn trong không gian giữa 2 đối tượng, kèm theo số thứ tự của nó

- Trong biểu đồ cộng tác cũng có các thông điệp từ đối tượng đến chính bản thân nó

- Các đối tượng vẫn được biểu diễn giống như trong biểu đồ tuần tự, nhưng không có đường lifeline phía dưới

- Các thông điệp được đánh số thứ tự

 Biều diễn các biểu đồ tương tác trong Rational Rose

Các biểu đồ tương tác có thể được xây dựng từ các use case tương ứng Trong trường hợp đó, người sử dụng nhấp vào use case tương ứng, nhấn chuột

Trang 17

Xây dựng biểu đồ tuần tự (trình tự):

- Bước 1: Chọn use case cần xây dựng biểu đồ tuần tự, sau đó kích chuột phải chọn New – Sequence Diagram

- Bước 2: Thêm các đối tượng vào biểu đồ tuần tự Chọn ký hiệu đối tượng trong hộp công cụ và kéo vào cửa sổ biểu đồ

- Thêm các thông điệp

- Đặc tả thông điệp: đặt tên hoặc mô tả dưới dạng hàm

Xây dựng biểu đồ cộng tác:

- Bước 1: Lựa chọn use case cần xây dựng biểu đồ cộng tác

- Biểu diễn các đối tượng trong không gian biểu đồ

- Biểu diễn các thông điệp trong biểu đồ, kèm theo số thứ tự tương ứng của thông điệp

1.3.3 Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết

 Xác định phương thức cho mỗi lớp:

Dựa trên biểu đồ tương tác vừa xây dựng, quá trình xác định các phương thức được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Xem xét các thông điệp trong biểu đồ tương tác để xác định hành động tương ứng với thông điệp đó thuộc trách nhiệm của lớp nào

- Các phương thức nào cần thiết để chuyển đổi các trạng thái trong biểu đồ trạng thái của lớp

- Xác định xem với mỗi lớp, lớp đó cần hàm tạo và hàm hủy hay không Sau khi xác định đầy đủ các phương thức, công việc tiếp theo là phải xác định chi tiết giá trị trả về và các tham số liên quan với mỗi phương thức

 Xác định mối quan hệ giữa các lớp

Trong bước này, người phát triển phải xác định đầy đủ mối quan hệ giữa các lớp và các vấn đề liên quan đến các quan hệ đó Công việc cụ thể của bước này như sau:

- Xác định cụ thể dạng của quan hệ giữa các lớp

- Xác định số lượng trong mỗi mối quan hệ

Bước 1: Xác định cụ thể dạng của quan hệ giữa các lớp

Trang 18

Có 4 dạng quan hệ trong sơ đồ lớp là: quan hệ kết hợp, quan hệ kế thừa, quan hệ gộp và quan hệ phụ thuộc

Bước 2: Xác định số lượng trong mỗi mối quan hệ

- Mỗi mối quan hệ trong sơ đồ lớp có thể có số lượng tương ứng ở đầu mỗi lớp Số lượng này xác định số thể hiện có thể có của lớp đó trong mối quan hệ với lớp kia

 Hoàn chỉnh biểu đồ lớp chi tiết: Trong bước này người thiết kế phải

thực hiện các công việc sau:

Bổ xung các lớp còn thiếu: Xác định các lớp còn thiếu, thường thuộc một trong các dạng sau:

- Các lớp biên: là lớp liên quan đến giao diện hệ thống, thực hiện trao đổi thông tin giữa người dùng với các đối tượng trong hệ thống

- Các lớp trung gian: giữa 2 lớp có quan hệ m n (nhiều thể hiện của lớp này tương ứng với nhiều thể hiện của lớp kia), sinh thêm một lớp trung gian để chuyển quan hệ đó thành 2 quan hệ 1 n

- Các lớp trừu tượng: trong một số trường hợp, một số lớp có các thuộc tính

và phương thức chung Khi đó để tiện cài đặt, người thiết kế có thể bổ xung thêm các lớp trừu tượng, tức là các lớp không có đối tượng

- Các lớp điều khiển: là các lớp chỉ làm nhiệm vụ điều khiển hoạt động của

hệ thống ứng với một chức năng nhất định

Hiệu chỉnh mô tả thuộc tính và phương thức theo đúng chuẩn của ngôn ngữ

sẽ sử dụng trong pha cài đặt hệ thống

Kiểm thử tính đúng đắn của biểu đồ lớp: Người phát triển có thể sử dụng một số công cụ để kiểm tra tính đúng đắn của biểu đồ lớp, hoặc tiến hành sinh khung mã theo ngôn ngữ đã chọn để kiểm tra và xác định lỗi trong biểu đồ lớp

1.3.4 Thiết kế chi tiết

Nhiệm vụ của thiết kế chi tiết là:

- Xây dựng biểu đồ hoạt động để mô tả các phương thức phức tạp trong biểu đồ lớp

Trang 19

 Xây dựng biểu đồ hoạt động cho các phương thức

Biểu đồ hoạt động có thể được dùng cho các mục đích khác nhau:

- Xác định hành động phải thực hiện trong phạm vi một phương thức

- Để xác định công việc cụ thể của một đối tượng

- Chỉ ra nhóm hành động liên quan thực hiện như thế nào và chúng sẽ ảnh hưởng tới các đối tượng xung quanh như thế nào

 Xây dựng bảng thiết kế chi tiết

Bảng thiết kế chi tiết được thiết kế riêng cho từng lớp Mỗi nhóm phát triển

có thể có một bảng thiết kế với cấu trúc riêng Dưới đây là một Bảng mẫu thiết kế chi tiết cho lớp tham khảo:

Đoạn khung mã cho lớp

1.3.5 Biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai

 Xây dựng biểu đồ thành phần

Các thành phần là các gói được xây dựng co quá trình triển khai hệ thống Các thành phần có thể là các gói ở mức cao như javabean, các gói thư viện liên kết động dll, hoặc các phần mềm nhỏ được tạo ra từ các thành phần nhỏ hơn như các lớp và các thư viện chức năng

 Xây dựng biểu đồ triển khai

Trang 20

Biều đồ triển khai biểu diễn các nút và các mối quan hệ giữa chúng Thông thường các nút được kết nối với nhau thông qua các liên kết truyền thông và được đánh số thứ tự theo thời gian

Ngoài các quan hệ truyền thông thông thường, giữa các lớp còn có thể có quan hệ phụ thuộc

 Biểu diễn biều đồ thành phần và biều đồ triển khai trong Rational Rose

Biểu đồ thành phần được biểu diễn trong Component View để biểu diễn các thành phần trong hệ thống

Các bước xây dựng biểu đồ thành phần trong Rational Rose:

- B1 Thêm các thành phần: lựa chọn công cụ thành phần trong hộp công cụ

và kéo vào biểu đồ

- B2 Đặc tả các thành phần (thông thường chỉ mô tả tên)

- B3 Biểu diễn các quan hệ giữa các thành phần (nếu có)

- B4 Bổ xung các thành phần con (nếu có)

Các bước xây dựng biểu đồ triển khai trong Rational Rose:

- B1 Thêm các processor: Lựa chọn công cụ processor trong hộp công cụ

và kéo vào biều đồ

- B2 Thêm các Device: Lựa chọn công cụ Device trong hộp công cụ và kéo vào biểu đồ

- B3 Biểu diễn các quan hệ: lựa chọn công cụ protocol và kép giữa các processor hay device tương ứng

Trang 21

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

2.1 Khảo sát hệ thống

2.1.1 Hoạt động của hệ thống quản lý điểm trường THPT

Quá trình đào tạo học sinh tại trường được thực hiện như sau:

- Bắt đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức tuyển sinh học sinh cho khoá học mới và công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tin về học sinh được lưu trong hồ sơ học sinh

- Nhà trường đào tạo học sinh theo khoá, mỗi một khoá học là ba năm (lớp

10, 11, 12), mỗi năm học gồm 2 kỳ

- Theo quy chế 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (áp dụng từ năm học 2006 - 2007), học sinh THPT được phân thành 3 ban là: Ban khoa học tự nhiên (KHTN), ban khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) và ban Cơ bản Với mỗi ban lại phân lớp theo khối chuyên Việc phân ban và khối chuyên được thực hiện dựa vào nguyện vọng của học sinh, kết quả tuyển sinh, kết quả thi môn chuyên

và cơ cấu giáo viên của nhà trường

- Học sinh được tổ chức thành từng lớp theo khối chuyên và theo từng ban, mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm

- Các môn học trong nhà trường được tổ chức thành các bộ môn, đứng đầu mỗi bộ môn là tổ trưởng bộ môn

- Cuối mỗi kỳ nhà trường tổ chức thi kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, hạnh kiểm của từng học sinh và xét khen thưởng cho học sinh

- Đến cuối mỗi năm học nhà trường đều tiến hành thi chất lượng (thi học kỳ) hoặc thi tốt nghiệp tuỳ thuộc vào từng khối học, tổng kết kết quả học tập của từng học sinh và xét duyệt cho lên lớp, thi lại hay lưu ban, được tốt nghiệp hay trượt tốt nghiệp

- Kết quả rèn luyện của học sinh được đánh giá thông qua hạnh kiểm và điểm tổng kết học tập

Trang 22

Quy trình quản lý điểm của trường từ khi chấm thi, cho điểm vào sổ tới khi tổng kết điểm theo học kỳ, năm học được tiến hành cụ thể như sau:

- Điểm của từng môn học do Giáo viên bộ môn chấm, lưu vào sổ điểm cái (do giáo viên chủ nhiệm giữ) và sổ điểm cá nhân của giáo viên bộ môn Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm cộng điểm trung bình kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình học kỳ 1, điểm trung bình học kỳ 2 và tính điểm trung bình môn cả năm Và đến cuối mỗi kỳ giáo viên bộ môn phải hoàn tất điểm của bộ môn mình

và chuyển vào sổ cái

- Cuối mỗi kỳ, Giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ cầm sổ cái, tiến hành cộng điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm, xét học lực, hạnh kiểm cho từng học sinh trong lớp mình Xem có bao nhiêu học sinh được khen thưởng, được lên lớp, bao nhiêu học sinh thi lại, bao nhiêu học sinh lưu ban Khi đã tổng hợp xong hết thì Giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ đọc kết quả học tập cũng như rèn luyện của từng học sinh trước lớp

- Sổ điểm từ khi cho điểm vào tới khi tổng hợp xong từng học kỳ, cả năm phải bảo đảm là đúng, sạch, không tẩy xoá, không sửa chữa Và giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ nộp lại sổ điểm (sổ cái), báo cáo kết quả học tập cho nhà trường Nhà trường sẽ tiến hành đối chiếu lại điểm và cách đánh giá, xếp loại học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp đưa lên xem đã đúng và đủ chưa Để đưa ra được những mức khen thưởng, kỷ luật đúng, kịp thời cho từng cá nhân học sinh, từng tập thể lớp

- Đến hết một năm học sổ điểm sẽ được lưu trong phòng văn thư của nhà trường

- Mỗi giáo viên bộ môn có sổ gọi tên và ghi điểm của môn mà mình giảng dạy và phải nộp lại cho Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, sau đó tổ trưởng bộ môn sẽ lưu giữ

- Sổ điểm lớn của mỗi lớp để theo dõi và lưu trữ thông tin của học sinh: Sơ yếu lý lịch, kiểm diện học sinh trong 9 tháng của một năm học, điểm các môn học, điểm tổng kết học kỳ và cả năm, xếp loại hạnh kiểm và học lực

Trang 23

- Khi cần thông tin về điểm của học sinh, ta có thể tra cứu trong sổ điểm lớn của lớp hoặc sổ gọi tên và ghi điểm của giáo viên phụ trách môn đó

2.1.2 Các môn học giảng dậy trong trường

- Các môn học cơ bản: Toán, Văn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ thuật công nghiệp, Thể dục, Môn tự chọn

- Các môn phụ: Tin học, Nhạc, Họa, Giáo dục quốc phòng và An ninh

2.1.3 Đánh giá, xếp loại học lực

a, Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại học lực

- Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:

+ Hoàn thành chương trình các môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS, cấp THPT;

+ Kết quả đạt được của các bài kiểm tra;

- Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém (viết là: Kém)

b, Hình thức đánh giá, các điểm trung bình và thang điểm

- Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình:

+ Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra;

+ Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm học

- Cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá, xếp loại

c, Hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra

- Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết

và kiểm tra thực hành

- Các loại bài kiểm tra:

+ Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;

+ Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk)

Trang 24

- Hệ số điểm kiểm tra:

+ Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên;

+ Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên;

+ Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ

d, Số lần kiểm tra và cách cho điểm

- Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng môn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn

- Số lần KTtx: trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:

+ Môn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần;

+ Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần;

+ Môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần

- Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra quy định như trên, hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra cho môn chuyên

- Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm KTtxtheo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số

- Những học sinh không có đủ số bài kiểm tra theo quy định thì phải được kiểm tra bù Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu Học sinh không dự kiểm tra bù thì

bị điểm 0 Thời điểm tiến hành kiểm tra bù được quy định như sau:

+ Nếu thiếu bài KTtx môn nào thì giáo viên môn học đó phải bố trí cho học sinh kiểm tra bù kịp thời;

+ Nếu thiếu bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên của môn học ở học kỳ nào thì kiểm tra bù trước khi kiểm tra học kỳ môn học đó; + Nếu thiếu bài KThk của học kỳ nào thì tiến hành kiểm tra bù ngay sau khi kiểm tra học kỳ đó

Trang 25

e, Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học

kỳ và cả năm học

* Ban Khoa học tự nhiên (KHTN):

- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học;

- Hệ số 1: các môn còn lại

* Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):

- Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ thứ nhất;

- Hệ số 1: các môn còn lại

* Ban Cơ bản:

- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:

Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao hoặc theo sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn nâng cao của môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó; Nếu chỉ học 1 môn nâng cao là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho môn còn lại trong 2 môn Toán, Ngữ văn; nếu học 1 môn nâng cao mà môn đó không phải là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn; Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho 2 môn Toán và Ngữ văn

- Môn học tự chọn: việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học

và tham gia tính điểm trung bình các môn học đối với môn học tự chọn thực hiện

Trang 26

g, Điểm trung bình môn học

- Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điều 7 của Quy chế này:

ĐTBmhk =

ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk –––––––––––––––––––––––––––

3

h, Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học

- Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b ) của từng môn học:

Trang 27

- Đối với các môn chỉ dạy học trong 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết qu? đánh giá, xếp loại cả năm học

- Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, phần thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP-AN): + Học sinh trường THPT có nhiều cấp học được miễn học môn Thể dục, học sinh THPT được miễn học phần thực hành môn GDQP-AN, nếu thuộc 1 trong các trường hợp: mắc bệnh mạn tính, bị khuyết tật bẩm sinh; bị tai nạn hoặc

+ Hiệu trưởng cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, Âm nhạc,

Mỹ thuật, phần thực hành môn GDQP-AN trong 1 học kỳ hoặc cả năm học Nếu được miễn học cả năm học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại học lực cả năm; + Đối với môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh: nếu học sinh được miễn học phần thực hành thì điểm trung bình môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra phần lý thuyết

i, Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm

- Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5

- Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

+ Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THPT không

Trang 28

chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0

- Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

+ Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5

- Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0

- Loại kém: các trường hợp còn lại

- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói trên, nhưng

do ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

+ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K;

+ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb;

+ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb;

+ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y

2.1.4 Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm

a, Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm

- Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái

độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn

bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường

- Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (viết tắt: T), khá (viết tắt: K), trung

Trang 29

loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2

b, Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm

- Loại tốt:

+ Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu;

+ Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn;

+ Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập; + Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử; + Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

+ Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình

- Loại khá: thực hiện được những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý

- Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm

- Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:

+ Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa; + Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường;

+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau,

Trang 30

gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội;

+ Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất độc hại; lưu hành văn hoá phẩm độc hại, đồi trụy hoặc tham gia tệ nạn xã hội

2.1.5 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại

a, Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp

- Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

+ Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;

+ Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại)

- Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp: + Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);

+ Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu; + Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0

để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình;

+ Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm

b, Kiểm tra lại các môn học

Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học loại yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra lại Điểm kiểm tra lại thay cho điểm trung bình cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn học cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp

c, Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè

Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công

Trang 31

xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp

d, Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến

- Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi

- Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên

a, Trách nhiệm của giáo viên bộ môn

- Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm, ghi nhận xét vào bài kiểm tra

từ 1 tiết trở lên và trực tiếp ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm

- Tính điểm trung bình môn học theo học kỳ, cả năm của học sinh và trực tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ

b, Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp

- Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm theo quy định của Quy chế này

- Tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ, cả năm học; xác nhận việc sửa chữa điểm của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học bạ

- Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các

Trang 32

môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè

- Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học

- Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây:

+ Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;

+ Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè;

+ Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh

- Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh

c, Trách nhiệm của hiệu trưởng

- Hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến gia đình học sinh các quy định của Quy chế này; vận dụng quy định của Quy chế này

để đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật, tàn tật

- Kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm của giáo viên, hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp

- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; phê chuẩn việc sửa chữa điểm của giáo viên bộ môn khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm lớp

- Xét duyệt danh sách học sinh được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua, phải kiểm tra lại các môn học, rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trong sổ gọi tên và ghi điểm và học bạ sau khi tất cả giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp đã ghi nội dung

- Tổ chức kiểm tra lại các môn học theo quy định tại Điều 15 Quy chế này; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra lại các môn học, kết quả rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè

- Quyết định xử lý theo thẩm quyền, đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm; quyết định khen thưởng theo thẩm

Trang 33

tích trong việc thực hiện Quy chế này

d, Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo, trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

- Hướng dẫn các trường học thuộc quyền quản lý thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm, ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh

2.1.8 Mẫu hồ sơ học sinh và bảng điểm

- Lý lịch học sinh: Lý lịch học sinh được lưu trong sổ điểm lớn và trong học

bạ, gồm những thông tin cơ bản sau:

+ Họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, dân tộc

+ Hộ khẩu thường trú (hay địa chỉ)

+ Họ tên bố, tuồi, nghề nghiệp, hộ khẩu thường trú

+ Họ tên mẹ, tuổi, nghề nghiệp, hộ khẩu thường trú

- Bảng điểm tổng kết môn một học kỳ của một lớp:

BẢNG ĐIỂM HỌC KỲ …

Lớp: ……… Môn học: ………

Năm học: ………

Điểm hs 1 STT Họ và Tên

Trang 34

- Bảng điểm tổng hợp kết quả một học kỳ hoặc cả năm:

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC KỲ I (HOẶC HOẶC KỲ II, HOẶC

Sinh học

Tin học

Ngữ văn

GDQP -AN

+ Đới với học sinh chưa phân ban (lớp 12 hiện nay) thay cột CN (công

nghệ) thành KT (Kỹ thuật), Ngữ văn thành môn Văn và không có môn

GDQP-AN (vì không tính vào điểm tổng hợp)

Trang 35

- Bảng điểm tổng kết cả năm của lớp:

- Giúp nhà trường cập nhật, xử lý, lưu trữ thông tin về điểm của học sinh

Hỗ trợ giáo viên và nhà trường theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của học sinh

- Quản lý thông tin về các môn học, học sinh, giáo viên trong nhà trường

- Hỗ trợ nhà trường cập nhật thông tin của năm học mới: thông tin về khóa học, năm học, lớp, học sinh, cơ cấu giáo viên

- Hỗ trợ giáo viên bộ môn cập nhật điểm, tính điểm trung bình môn cho các học sinh trong các lớp mà mình giảng dậy theo từng kỳ của năm học

- Hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm tính điểm trung bình các môn của học sinh theo từng kỳ của năm học; phân loại học lực của học sinh; nhập hạnh kiểm của học sinh; đánh giá, phân loại học sinh, xét điều kiện lên lớp, thi lại và lưu ban; xét danh hiệu thi đua, xét khen thưởng kỷ luật học sinh và xuất ra danh sách

- Hỗ trợ chức năng quản lý chung của Ban giám hiệu nhà trường: có thể thay đổi, phân quyền hạn cụ thể cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm

- Hỗ trợ tra cứu thông tin điểm của học sinh theo từng lớp hoặc từng cá nhân, theo từng môn học, kỳ học, năm học

Trang 36

* Các yêu cầu phi chức năng:

- Hệ thống triển khai dưới dạng chương trình ứng dụng chạy trên máy đơn

- Việc cập nhật thông tin của năm học mới phải thực hiện vào đầu mỗi năm học do Ban giám hiệu nhà trường thực hiện hoặc giao cho người có nhiệm

vụ tiến hành

- Công việc nhập điểm phải thực hiện vào cuối mỗi học kỳ, hoặc cuối năm học sau khi đã có kết quả thi học kỳ và theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường

- Tại một thời điểm chỉ có một người dùng sử dụng hệ thống

Trang 37

2.2 Phân tích bài toán Quản lý điểm trường THPT

2.2.1 Xây dựng biểu đồ use case

a, Xác định các tác nhân và các use case:

* Tác nhân của hệ thống:

- Các mức quản lý điểm (hay quản lý việc dậy và học) như sau:

- Đối tượng chính của công việc quản lý điểm là Học sinh và Giáo viên

- Với bài toán này ta chỉ xét mức quản lý chính là Trường phổ thông (Đại diện là Hiệu trưởng và Ban giám hiệu)

 Như vậy, đối tượng chính mà hệ thống Quản lý điểm phục vụ Nhà trường phổ thông (Hiệu trưởng và Ban giám hiệu) Nhà trường sẽ đóng vai trò là Quản trị hệ thống, kiểm soát toàn bộ hoạt động của hệ thống, còn các công việc

cụ thể khi sử dụng hệ thống được thực hiện bởi người dùng – Nhân viên văn phòng, người có trình độ chuyên môn chịu trách nhiệm chính về việc sử dụng hệ thống Vậy hệ thống sẽ có 2 mức truy cập (tác nhân) cơ bản là Quản trị hệ thống (sysAdmin) và Người dùng (sysUser) Ngoài ra còn có tác nhân Giáo viên và học sinh, giáo viên có quyền kiểm tra dữ liệu điểm của học sinh và yêu cầu chỉnh sửa nếu có sai sót, học sinh có quyền xem điểm

* Xác định các use case:

- Chức năng mà các tác nhân cần hệ thống đáp ứng và các hành động mà tác nhân phải thực hiện như sau:

+ Tác nhân Quản trị hệ thống (sysAdmin): Truy cập hệ thống, Nhập dữ liệu nhà trường (thực hiện trong lần đầu tiên chạy hệ thống), Quản trị người dùng (tạo

Bộ Giáo dục & Đào tạo

Sở Giáo dục & Đào tạo

Phòng giáo dục & Đào

tạo

Trường Phổ thông (Ban giám hiệu)

Trang 38

mới, sửa đổi, xóa người dùng – sysUser), Quản lý dữ liệu hệ thống chương trình, Tạo mới cơ sở dữ liệu của năm học mới (bắt đầu mỗi năm học), Quản lý mật khẩu quản trị Ngoài ra còn có thể sử dụng tất cả các chức năng mà hệ thống cung cấp: Mở/ đóng CSDL, cập nhật dữ liệu, sử dụng các công cụ, thống kê, tìm kiếm,

+ Tác nhân người dùng hệ thống (sysUser): Truy cập hệ thống, Mở/ đóng CSDL, Cập nhật dữ liệu, tổng hợp dữ liệu, thay đổi mật khẩu, Xử lý công việc đầu năm, Xử lý công việc cuối năm

+ Tác nhân ‘Giáo viên’: Tìm kiếm, thống kê, xem điểm

+ Tác nhân ‘Học sinh’: Xem điểm

 Từ đó ta xác định được các use case của hệ thống quản lý điểm như sau:

Truy cập hệ thống (với sysAdmin và sysUser), Nhập dữ liệu nhà trường, Quản trị người dùng, Quản lý dữ liệu hệ thống chương trình, Tạo CSDL năm học mới, Quản lý mật khẩu quản trị, Mở/ đóng CSDL, Thay đổi mật khẩu, Cập nhật dữ liệu, Xử lý công việc đầu năm, Xử lý công việc cuối năm, Tổng hợp dữ liệu, Thống kê, Tìm kiếm, Xem điểm

Trang 39

b, Xác định mối quan hệ và phân rã các use case:

* Biểu đồ use case tổng quát:

* Phân rã biểu đồ use case:

- Phân rã use case Quản trị người dùng:

Trang 40

- Phân rã use case Nhập dữ liệu nhà trường:

- Phân rã use case Quản lý dữ liệu hệ thống chương trình:

- Phân rã use case Cập nhật dữ liệu:

Ngày đăng: 04/08/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w