1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại chi cục thuế quận 1

111 2,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 707,09 KB

Nội dung

MỤC LỤCCác nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế và sự hài lòng của người nộp thuế...19 1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết...21 Chương 2: Thực trạng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ

TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ

TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 1

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS DIỆP GIA LUẬT

TP Hồ Chí Minh – Năm 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dựa trên kết quảkhảo sát thực tế tại Chi cục Thuế Quận 1, không có sự sao chép công trình nghiêncứu của tác giả khác hay sự giả tạo số liệu nghiên cứu

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu, hình vẽ

Danh mục các phụ lục

Tóm tắt luận văn

Mở đầu 1

Mục đích nghiên cứu 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

Phương pháp nghiên cứu 2

Kết cấu luận văn 3

Chương 1: Cơ sở lý luận 4

Dịch vụ công 4

Khái niệm 4

Chất lượng dịch vụ công 5

Đo lường chất lượng dịch vụ công 6

Mô hình chất lượng dịch vụ 6

Mô hình SERVQUAL 10

Dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế 11

Khái niệm 11

Đơn vị cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế 12

Đối tượng cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế 14

Sự hài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế 14 1.3.1 Khái niệm 14

Vai trò của việc đáp ứng sự hài lòng của người nộp thuế 16

Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế và sự hài lòng của người nộp thuế 17

Trang 5

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế và sự

hài lòng của người nộp thuế 19

1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 21

Chương 2: Thực trạng khảo sát chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại Chi cục Thuế quận 1 24

Giới thiệu về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 24

Nhân sự thực hiện dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 24

Các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 26

Hệ thống quản lý chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 28

Kết quả công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế qua một số năm 31

Những mặt tồn tại của công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 34

Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 35

Thiết kế nghiên cứu 35

Nghiên cứu sơ bộ 36

Phỏng vấn 36

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 36

Hiệu chỉnh thang đo 37

Nghiên cứu chính thức 37

Phương pháp thu thập thông tin 37

Kích thước mẫu 39

Kết quả nghiên cứu 39

Thông tin mẫu nghiên cứu 39

Đánh giá các thang đo 42

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 43

Phân tích nhân tố khám phá EFA 44

Kiểm định mô hình nghiên cứu 44 Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại Chi cục Thuế quận 1 46

Trang 6

MỤC LỤC

Đánh giá chung 46

Đánh giá từng yếu tố 47

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại Chi cục Thuế quận 1 52

Mục tiêu xây dựng các giải pháp 52

Đề xuất các giải pháp 54

Nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ thuế 54

Chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thông tin 58

Trang bị, bố trí phương tiện vật chất hiện đại, phù hợp 61

Kiến nghị 64

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 73 Phụ lục

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Mã hóa các biến quan sát trong các thang đo 38

Bảng 2.2: Thống kê loại hình doanh nghiệp 40

Bảng 2.3: Thống kê vốn đăng ký kinh doanh 40

Bảng 2.4: Thống kê ngành nghề kinh doanh chính 41

Bảng 2.5: Thống kê nơi thường liên hệ trước tiên khi gặp vướng mắc về thuế 41

Bảng 2.6: Thống kê tần suất liên hệ với cơ quan thuế để được tư vấn, hỗ trợ về thuế 42 Bảng 2.7: Thống kê hình thức chọn khi liên hệ với cơ quan thuế để được tư vấn, hỗ trợ về thuế 42

Bảng 2.8: Kết quả phân tích hồi quy 46

Bảng 2.9: Đánh giá mức độ hài lòng chung của NNT 47

Bảng 2.10: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về Tin cậy 48

Bảng 2.11: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về Đáp ứng 49

Bảng 2.12: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về Năng lực phục vụ 49

Bảng 2.13: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về Đồng cảm 50

Bảng 2.14: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về Phương tiện phục vụ 51

 Hình 1.1: Mô hình chất lượng dịch vụ 8

Hình 1.2: Mô hình lý thuyết của đề tài 22

Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý chất lượng tại Chi cục Thuế quận 1 29

Hình 2.2: Quy trình thực hiện việc nghiên cứu 36

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh 45

Trang 9

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tiêu chuẩn chức danh của công việc hướng dẫn chính sách thuế i

Phụ lục 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Chi cục Thuế quận 1 (năm 2010) iv

Phụ lục 3: Quá trình thực hiện hướng dẫn người nộp thuế tại bàn, qua điện thoại, bằng văn bản v

Phụ lục 4: Một số mẫu biểu sử dụng trong công việc hướng dẫn chính sách thuế viii Phụ lục 5: Phiếu thăm dò ý kiến của tổ chức/cá nhân xii

Phụ lục 6: Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2007 – 2010 xiv

Phụ lục 7: Bảng câu hỏi khảo sát xvi

Phụ lục 8: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha xix

Phụ lục 9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA xxi

Phụ lục 10: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội xxvi

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn “Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp

thuế tại Chi cục Thuế quận 1” được tiến hành với mục đích khảo sát đánh giá của

NNT về chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế của Chi cục Thuế quận 1thông qua kiểm định mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL, cũng như kiểm địnhmối quan hệ giữa các thành phần của chất lượng dịch vụ với mức độ hài lòng củaNNT

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứuchính thức Nghiên cứu sơ bộ là phỏng vấn một số cán bộ thuế và NNT để khámphá, điều chỉnh và bổ sung mô hình thang đo chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ

về thuế Tiếp theo, nghiên cứu chính thức bằng định lượng được thực hiện với cỡmẫu là 362 Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phân tích hệ số tin cậyCronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Mô hình lý thuyết được kiểmđịnh thông qua phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại

Chi cục Thuế quận 1 gồm 3 nhân tố: (1) trách nhiệm nghề nghiệp được đo lường bằng 13 biến quan sát, (2) tổ chức thông tin được đo lường bằng 4 biến quan sát, (3)

phương tiện phục vụ được đo lường bằng 5 biến quan sát Cả ba nhân tố này đều có

mối quan hệ tuyến tính với mức độ hài lòng của NNT, nhưng nhân tố trách nhiệm

nghề nghiệp có trọng số cao nhất (cao hơn 1,5 lần so với hai nhân tố còn lại).

Những giải pháp đề ra nhằm ưu tiên cải thiện những nhân tố này Tuy vậy, cácthành phần khác không kém phần quan trọng trong việc đánh giá mà nghiên cứunày chưa tìm ra cũng cần lưu ý xác định

Trang 11

MỞ ĐẦU

Cơ quan thuế là cơ quan hành chính nhà nước, vừa thực hiện chức năng kiểmtra tuân thủ vừa cung cấp dịch vụ công cho người nộp thuế (NNT) Từ khi chuyểnsang cơ chế tự khai – tự nộp, vai trò của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ngàycàng được chú trọng Quận 1 là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh với sốlượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh rất đông, loại hình hoạt động đa dạng, hàngnăm có đóng góp rất lớn cho Ngân sách Nhà nước Vì thế, công tác tuyên truyền hỗtrợ NNT tại Chi cục Thuế quận 1 cũng được quan tâm hơn Từ giữa tháng 7/2007,các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính thuế (trong đó có bộ phận tuyên truyền hỗtrợ NNT) được tập trung ở một khu vực thông thoáng hơn và thực hiện theo cơ chếmột cửa Do đó, việc hướng dẫn, hỗ trợ NNT sẽ do các cán bộ tuyên truyền tại bộphận một cửa thực hiện và tuân theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001: 2000

đã đăng ký từ tháng 02/2007 Ngoài ra, Chi cục cũng mạnh dạn trẻ hóa đội ngũtuyên truyền viên bên cạnh việc bố trí thêm đội trưởng các đội thuế trực kèm để hỗtrợ kinh nghiệm thực tiễn cho các cán bộ trẻ Không những thế, nội dung và hìnhthức tuyên truyền hỗ trợ NNT được thể hiện đa dạng, phong phú hơn trước Tuynhiên, hiệu quả của hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT từ thời điểm đó đến nay vẫnchưa được đánh giá cụ thể Những yếu tố nào tác động đến chất lượng cung cấpdịch vụ của chi cục? NNT cảm thấy hài lòng với dịch vụ nhận được chưa? Với lý do

đó, đề tài “Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại

Chi cục Thuế quận 1” được tiến hành nghiên cứu với mục đích khảo sát đánh giá

của NNT về chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại chi cục Thông quakết quả nghiên cứu, lãnh đạo chi cục có thể đánh giá được thực trạng công tác tuyêntruyền hỗ trợ về thuế của chi cục hiện nay, nhận định những yếu tố tác động đếnchất lượng cung cấp dịch vụ Qua đó, lãnh đạo chi cục cũng có hướng chỉ đạo, đưa

ra những giải pháp thay đổi hay bổ sung phù hợp nhằm nâng cao chất lượng côngtác tuyên truyền hỗ trợ NNT, đồng thời góp phần nâng cao sự hài lòng của NNT đốivới cơ quan thuế, để từ đó giúp công tác quản lý thuế tại chi cục đạt hiệu quả hơn

Trang 12

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ vềthuế cung cấp cho NNT của Chi cục Thuế Quận 1 và sự hài lòng của NNTđối với dịch vụ được cung cấp

* Đối tượng khảo sát: doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn quận 1 do Chi cục Thuế quận 1 quản lý

- Phạm vi nghiên cứu:

phận hướng dẫn trực tiếp tại bàn và qua điện thoại tại bộ phận”một cửa”,

bộ phận hướng dẫn bằng văn bản thuộc Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ dựtoán – Tuyên truyền hỗ trợ phụ trách tại Chi cục Thuế Quận 1

 Thời gian: cuộc khảo sát được tiến hành trong tháng 5 và tháng 6/2011 làthời điểm diễn ra các buổi tập huấn về chính sách thuế mới và số lượngNNT cần giải đáp vướng mắc về chính sách thuế mới khá nhiều

III Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp định tính: phỏng vấn đại diện lãnh đạo chi cục, cán bộ thuế một

số đội thuế cùng những nhân viên đang trực tiếp làm công tác tuyên truyền

hỗ trợ NNT, một số doanh nghiệp đến tư vấn Mục đích để điều chỉnh và bổsung thang đo chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVQUAL

- Phương pháp định lượng: phát và thu hồi trực tiếp các bảng khảo sát từ NNTtại các buổi tập huấn và tại bộ phận tuyên truyền; tiếp theo, từ dữ liệu khảosát thu được thực hiện kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích hệ số

Trang 13

tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng kiểmđịnh mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế với sựhài lòng của NNT thông qua phân tích hồi quy bội Tất cả phân tích được xử

lý bằng phần mềm SPSS 16.0

IV Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn nghiên cứu gồm 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng khảo sát chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế

tại Chi cục Thuế quận 1

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ

về thuế của Chi cục Thuế quận 1

Trang 14

- Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước

can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng Theo đó, dịch

vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chínhphủ, bao gồm các hoạt động từ ban hành chính sách, pháp luật, tòa án, cho đếnnhững hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng

- Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ phục

vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức, công dân mà Chính phủ can thiệp vào việccung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng

Dịch vụ công có những đặc trưng cơ bản sau:

- Là những hoạt động phục vụ cho lợi ích chung thiết yếu, các quyền và

nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân;

- Do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội về việc trực tiếp cung ứng hoặc

ủy nhiệm việc cung ứng Ngay cả khi chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cungứng thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trongphân phối các dịch vụ này, khắc phục các khiếm khuyết của thị trường;

- Là các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi

hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân;

- Mục tiêu nhằm bảo đảm tính công bằng và hiệu quả trong cung ứng dịch

vụ

(1) Tài liệu bồi dưỡng Quản lý hành chính nhà nước – Chuyên đề 17: Quản lý tài chính công, dịch vụ công và công sản

Trang 15

Tùy theo tiêu chí phân loại khác nhau, người ta có thể phân ra thành các loạidịch vụ công khác nhau Chẳng hạn, nếu phân theo tính chất của dịch vụ thì có cácloại dịch vụ sau: dịch vụ hành chính, dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích, dịch

vụ pháp lý, dịch vụ thu, Căn cứ tính chất phục vụ của dịch vụ công, có thể phân

ra hai loại dịch vụ công: (1) Các hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu củađại đa số hay của cộng đồng, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; (2)Các hoạt động phục vụ nhu cầu có tính hành chính – pháp lý của các tổ chức vàcông dân

Nói tóm lại, dịch vụ công là những hoạt động phục vụ trực tiếp các lợi íchchung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân do nhànước đảm nhận hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm đảmbảo trật tự và công bằng xã hội

Chất lượng dịch vụ công

Sẽ như thế nào nếu hai hoặc nhiều người xa lạ có cùng những quan điểm khiquyết định cái nào là một dịch vụ công chất lượng cao và cái nào thì không? Rõràng, chất lượng là một khái niệm phức tạp Khi bối cảnh và đường hướng chínhsách công thay đổi, ý nghĩa của chất lượng cũng thay đổi Tony Bovaird (1996) đãphân biệt bốn khái niệm chính của chất lượng như sau (2):

- Chất lượng là “sự quy định chi tiết” (ý nghĩa bắt nguồn từ khía cạnh kỹ

thuật và văn hóa hợp đồng);

- Chất lượng là “sự phù hợp với mục đích” (hay “sự đáp ứng các mục tiêu

của tổ chức”, bắt nguồn từ khía cạnh hệ thống);

- Chất lượng là “sự đáp ứng những mong đợi của khách hàng” (hay “sự đạt

được những mong đợi của khách hàng”, bắt nguồn từ tâm lý học người tiêudùng);

- Chất lượng là “sự bao hàm cảm xúc nhiệt tình” – chất lượng là “cái nằm

ngoài tầm ngôn ngữ và con số” (cách tiếp cận của tâm lý xã hội)

Trang 16

Do đó, ông đã tự tin nói rằng không có định nghĩa thống nhất về chất lượng.Thế thì, chất lượng dịch vụ (trong đó có dịch vụ công) càng khó xác định hơn Chấtlượng là một khái niệm đa khía cạnh, nhiều ý nghĩa hơn để định nghĩa dựa trên mộtloạt các đo lường thay vì chỉ dựa trên một chỉ số duy nhất Đối với dịch vụ, nhữngphạm vi chất lượng ảnh hưởng đến quan điểm chất lượng của khách hàng: phươngtiện hữu hình, sự tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, thái độ cư xử, sự tínnhiệm, độ an toàn, cách tiếp cận, sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết khách hàng(Tony Bovaird và Elke LÖffler, 2005).

Parasuraman & ctg (1985) định nghĩa chất lượng dịch vụ là “sự đánh giá haythái độ chung về sự ưu tú toàn diện của dịch vụ” Vì thế, chất lượng dịch vụ là sựkhác biệt giữa sự mong đợi với nhận thức về dịch vụ được cung cấp Nitecki & ctg(2000) định nghĩa chất lượng dịch vụ là sự đáp ứng hay vượt mức mong đợi củakhách hàng, hoặc sự khác biệt giữa nhận thức của khách hàng với mong đợi củadịch vụ (I-Ming Wang và Chich-Jen Shieh, 2006)

Dựa trên những đặc trưng cơ bản của dịch vụ công và những điều nêu trên,chất lượng dịch vụ công có thể xem là thái độ chung của các tổ chức và công dânđối với các hoạt động phục vụ lợi ích chung thiết yếu, quyền và nghĩa vụ cơ bản của

họ do nhà nước đảm nhận hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện.Sản phẩm dịch vụ nói chung, dịch vụ công nói riêng có tính vô hình, rất khó đểđánh giá Vì vậy, để đánh giá chất lượng dịch vụ có nhiều cách tiếp cận khác nhau

Đo lường chất lượng dịch vụ công

Đo lường chất lượng phải được thực hiện có hệ thống thông qua những chỉ sốchất lượng Thông thường, những chỉ số chất lượng bao gồm cả chỉ số định lượnglẫn định tính, cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan

Mô hình chất lượng dịch vụ (3)

Để đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ, Parasuraman & ctg (1985, 1988)

đã đưa ra mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ Mô hình này được trìnhbày ở Hình 1.1

(3) Chất lượng dịch vụ siêu thị - Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang

Trang 17

- Khoảng cách thứ nhất xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách

hàng về chất lượng dịch vụ và nhà quản trị dịch vụ cảm nhận về kỳ vọng này củakhách hàng Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do đơn vị cung cấp dịch vụ khônghiểu biết được hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng của dịch vụ cũng nhưcách thức chuyển giao chúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ

- Khoảng cách thứ hai xuất hiện khi đơn vị cung cấp dịch vụ gặp khó khăn

trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành nhữngđặc tính chất lượng của dịch vụ Trong nhiều trường hợp, đơn vị cung cấp dịch vụ

có thể nhận thức được kỳ vọng của khách hàng nhưng không phải đơn vị cung cấpdịch vụ luôn có thể chuyển đổi kỳ vọng này thành những tiêu chí cụ thể về chấtlượng và chuyển giao chúng theo đúng kỳ vọng của khách hàng Nguyên nhânchính của vấn đề này là khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên dịch vụ cũngnhư dao động quá nhiều của cầu về dịch vụ Có những lúc cầu về dịch vụ khá caolàm cho đơn vị cung cấp dịch vụ không thể đáp ứng kịp

- Khoảng cách thứ ba xuất hiện khi nhân viên dịch vụ không chuyển giao

dịch vụ cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định Trong dịch vụ, cácnhân viên liên hệ trực tiếp với khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong quátrình tạo ra chất lượng Tuy nhiên, không phải lúc nào và tất cả nhân viên đều có thểhoàn thành nhiệm vụ theo các tiêu chí đã đề ra

- Phương tiện quảng cáo và thông tin cũng tác động vào kỳ vọng của khách

hàng về chất lượng dịch vụ Những hứa hẹn trong các chương trình quảng cáo,khuyến mại có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng sẽ làm giảmchất lượng mà khách hàng cảm nhận được khi chúng không thực hiện theo đúngnhững gì đã hứa hẹn Đây là khoảng cách thứ tư

- Khoảng cách thứ năm xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ

vọng bởi khách hàng và chất lượng họ cảm nhận được Chất lượng dịch vụ phụthuộc khoảng cách thứ năm này Một khi khách hàng nhận thấy không có sự khácbiệt giữa chất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu dùng mộtdịch vụ thì chất lượng của dịch vụ được xem là hoàn hảo

Trang 18

Chuyển đổi cảm nhận của công ty thành

Nhận thức của công ty về kỳ vọng của khách hàng

Parasuraman & ctg (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là hàm số của khoảngcách thứ năm Khoảng cách thứ năm này phụ thuộc vào các khoảng cách trước đó

Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ năm hay làm tăng chất lượng dịch vụ, nhà quảntrị dịch vụ phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này

Mô hình chất lượng dịch vụ, theo các nhà dịch vụ này, có thể được biểu diễn như sau:

Trang 19

Đến mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman & ctg (1985), chúng ta thấyđược bức tranh tổng thể về chất lượng dịch vụ Parasuraman & ctg (1985) cho rằngbất kỳ dịch vụ nào chất lượng của dịch vụ được cảm nhận bởi khách hàng có thểxây dựng thành mô hình mười thành phần, đó là:

- Tin cậy (reliability) nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng

thời hạn ngay lần đầu tiên

- Đáp ứng (responsiveness) nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên

phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng

- Năng lực phục vụ (competence) nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện

dịch vụ Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với kháchhàng, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu để nắmbắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ khách hàng

- Tiếp cận (access) liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách

hàng trong việc tiếp cận với dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi củakhách hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng

- Lịch sự (courtesy) nói lên tính cách niềm nở, tôn trọng và thân thiện với

khách hàng

- Thông tin (communication) liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho

khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe về nhữngvấn đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nạithắc mắc

- Tín nhiệm (credibility) nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm

cho khách hàng tin cậy vào đơn vị cung cấp dịch vụ Khả năng này thể hiệnqua tên tuổi và tiếng tăm của đơn vị cung cấp dịch vụ, nhân cách của nhânviên dịch vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng

- An toàn (security) liên quan đến khả năng bảo đảm sự an toàn cho khách

hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính cũng như bảo mật thôngtin

Trang 20

- Hiểu biết khách hàng (understanding/knowing the customer) thể hiện qua

khả năng hiểu biết nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhữngđòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được kháchhàng thường xuyên

- Phương tiện hữu hình (tangibles) thể hiện qua ngoại hình, trang phục của

nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ

Mô hình SERVQUAL (4)

Mô hình mười thành phần của chất lượng dịch vụ nêu trên có ưu điểm là baoquát hầu hết mọi khía cạnh của một dịch vụ Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm

là phức tạp trong việc đo lường Hơn nữa, mô hình này mang tính lý thuyết, có thể

sẽ có nhiều thành phần của mô hình chất lượng dịch vụ này không đạt giá trị phânbiệt Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu này đã nhiều lần kiểm định mô hình này và

đi đến kết luận là chất lượng dịch vụ bao gồm năm thành phần cơ bản, đó là:

- Tin cậy (reliability) thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và

đúng thời hạn ngay lần đầu tiên

- Đáp ứng (responsiveness) thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của

nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng

- Năng lực phục vụ (assurance) thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung

cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng

- Đồng cảm (empathy) thể hiện qua sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân

khách hàng

- Phương tiện hữu hình (tangibles) thể hiện qua ngoại hình, trang phục của

nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ

Parasuraman & ctg (1988) đã xây dựng và kiểm định thang đo năm thành phầncủa chất lượng dịch vụ, gọi là thang đo SERVQUAL (Service Quality) bao gồm 22biến Thang đo này đã được các tác giả này kiểm nghiệm, điều chỉnh nhiều lần vàkết luận rằng nó là thang đo phù hợp cho mọi loại hình dịch vụ Thang đoSERVQUAL cuối cùng bao gồm 21 biến quan sát

(4) Chất lượng dịch vụ siêu thị - Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang

Trang 21

Mô hình năm thành phần chất lượng dịch vụ và thang đo SERVQUAL baophủ khá hoàn chỉnh mọi vấn đề đặc trưng cho chất lượng của một dịch vụ.Parasuraman & ctg (1991, 1993) khẳng định rằng thang đo SERVQUAL là thang

đo hoàn chỉnh về chất lượng dịch vụ, đạt giá trị và độ tin cậy, có thể được ứng dụngcho mọi loại hình dịch vụ khác nhau Tuy nhiên, mỗi ngành dịch vụ cụ thể cónhững đặc thù riêng của chúng nên khi nghiên cứu ngành dịch vụ nào cũng cần cónhững thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp

Dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế

Khái niệm

Hệ thống chính sách thuế là tổng hợp các quan điểm chính thống của nhà nước

về các loại thuế trong một giai đoạn nhất định để sử dụng chức năng của thuế nhằmthực hiện mục tiêu chiến lược chung của đất nước (5) NNT thì tồn tại khách quancùng với sự ra đời của hệ thống thuế Tuy nhiên, do mô hình quản lý hành chínhnhà nước về thuế ở mỗi nước, mỗi giai đoạn khác nhau nên vai trò của NNT trong

hệ thống thuế được nhìn nhận khác nhau Trong một nền hành chính mệnh lệnh,một chiều, NNT chỉ là người buộc phải nộp thuế cho nhà nước một cách thụ động,không tác động tích cực trở lại hệ thống thuế Yếu tố này chỉ tác động lại hệ thốngthuế bằng các phong trào chống thuế và tránh thuế Trong nền hành chính dịch vụ,

sự tác động trở lại của NNT trong hệ thống thuế mang tính tích cực hơn Để NNTtuân thủ tốt nghĩa vụ thuế, họ cần phải được nắm vững các quy định về thuế Thôngqua việc nghiên cứu chính sách thuế, NNT có thể hoạch định phương hướng kinhdoanh tốt hơn để mang lại nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Đồng thời,trong quá trình thực thi, NNT cũng phản hồi những thông tin bất cập của hệ thốngchính sách thuế để nhà nước hoàn thiện, sửa đổi Thực tiễn cho thấy phần lớn nhữngđiều chỉnh chính sách thuế đều xuất phát từ sự phản hồi thông tin từ NNT thông quaquá trình thực hiện Ngày nay, trong tiến trình hội nhập, thuế đang có vị trí lớntrong chiến lược toàn cầu hóa Do vậy, việc quản lý thuế của nhà nước là rất cầnthiết Những tri thức về thuế và quản lý thuế đang là nhu cầu thường trực không chỉ

Trang 22

với các nhà quản lý, với các doanh nhân mà còn cần phổ cập tới tất cả mọi côngdân Thế nên, quy trình thực hiện công tác tuyên tuyền hỗ trợ NNT được ban hànhnhằm thực hiện điều đó Do trong quy trình không có khái niệm về tuyên tuyền hỗtrợ NNT nên tác giả căn cứ nội dung công việc mà đưa ra khái niệm như sau:

“Tuyên truyền về thuế là hoạt động phổ biến những quy định về thuế được ban hànhtrong các văn bản pháp luật về thuế của nhà nước cũng như những chương trình ứngdụng tin học trong ngành Thuế đến công chúng, đặc biệt là NNT Hỗ trợ về thuế làhoạt động tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp quá trình thực thi chính sách, pháp luật vềthuế”

Nói tóm lại, tuyên truyền hỗ trợ NNT không còn là yếu tố quan trọng mà lànhân tố quyết định trong công tác thuế hiện nay Nhận thức đúng đắn và ý thức tựnguyện, tự giác nộp thuế đúng pháp luật của nhân dân giúp đảm bảo và ổn địnhnguồn thu của ngân sách nhà nước cho phát triển đất nước và cũng là một yếu tốquan trọng để chính sách thuế đảm bảo được mục tiêu công bằng, hợp lý

Đơn vị cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế

Việc cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế đương nhiên do cơ quanthuế đảm nhiệm Nhiệm vụ này được quy định rõ trong các quyết định quy định vềchức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp Dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế

là một trong số các dịch vụ hành chính công mà cơ quan thuế cung cấp cho NNTbên cạnh dịch vụ đăng ký thuế, cấp phát ấn chỉ thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảmthuế, xác nhận nghĩa vụ thuế, Trước đây, dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế chỉ

do ngành Thuế, cụ thể là cơ quan thuế các cấp thực hiện Tổ chức, cá nhân kinhdoanh hay không kinh doanh muốn tìm hiểu về chính sách, pháp luật về thuế chỉ cóthể tự nghiên cứu hoặc đến liên hệ với cơ quan thuế tại địa phương Theo sự phâncông quản lý của ngành, cơ quan thuế tỉnh, thành phố và cơ quan thuế quận, huyệnchủ yếu thực hiện cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế cho NNT và các đốitượng khác trên địa bàn thuộc sự quản lý Vì vậy, nếu doanh nghiệp X do cơ quanthuế Y quản lý thì chỉ nhận được sự cung cấp dịch vụ từ cơ quan thuế Y dù chấtlượng dịch vụ có tốt hay không NNT không thể lựa chọn nhà cung cấp khác Bởi lẽ

Trang 23

đó, có không ít cơ sở kinh doanh quyết định chuyển địa điểm kinh doanh sang địabàn khác vì lý do những dịch vụ hành chính thuế, trong đó có dịch vụ tuyên truyền

hỗ trợ cung cấp tại cơ quan thuế cũ chưa tốt, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,kinh doanh của họ Chính sách, pháp luật về thuế là không đổi, có chăng là cáchmỗi cơ quan thuế vận dụng sáng tạo, linh hoạt các nguồn lực hiện có như thế nào đểthực hiện phổ biến chúng đến NNT một cách hiệu quả, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc,khó khăn về thuế cho NNT một cách tích cực Giữ chân được NNT, đồng thời tạođiều kiện thuận lợi cho NNT phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng chính

là đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế địaphương Nhận thức được điều này, trong nội dung chương trình cải cách hiện đạihóa hệ thống thuế đến năm 2010, ngành Thuế đã đề ra mục tiêu chiến lược là tuyêntruyền chính sách pháp luật thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ NNT có chất lượng cao;

từ đó, nâng cao sự hiểu biết pháp luật về thuế, sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức,

cá nhân trong xã hội, góp phần nâng cao tính tuân thủ tự nguyện các Luật thuế củaNNT Do vậy, cơ quan thuế cần biết phối hợp với các báo, đài, Ủy ban Nhân dân,Mặt trận Tổ quốc, Đảng ủy, các hội nghề nghiệp, ban quản lý chợ, tổ khu phố, cùng tuyên truyền pháp luật thuế sâu rộng đến các đối tượng Và khi mạng internetphát triển lan rộng, các diễn đàn hỏi đáp về thuế trên mạng xuất hiện ngày càngnhiều Người dân nói chung hay NNT nói riêng không mấy khó khăn khi muốn tìmhiểu về thuế Bên cạnh đó, một kênh cung cấp dịch vụ tìm hiểu về thuế, hỗ trợ thuế

mà họ có thể tiếp cận hiện nay là các văn phòng luật sư; các tổ chức, doanh nghiệp

tư vấn thuế hay tổng đài thông tin của ngành bưu chính viễn thông Các đơn vị này

đã góp phần giải quyết đáng kể nhu cầu tiếp nhận thông tin, hỗ trợ vướng mắc từphía NNT Nói như thế không có nghĩa là vai trò của cơ quan thuế trong công táctuyên truyền hỗ trợ NNT bị xem nhẹ Cơ quan thuế vẫn là đơn vị chính cung cấpdịch vụ tuyên truyền hỗ trợ Muốn quản lý thuế hiệu quả, cơ quan thuế cần nâng caochất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ NNT không phải ở kết quả đầu ra mà làhướng đến sự hài lòng của NNT

Trang 24

Đối tượng cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế

Với chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế, nhiều nguồnthu khác nhau được tập hợp nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu côngcộng Hầu như mọi khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước đều từ tiền thuế do nhândân đóng góp Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng NNT Để người dânhiểu, nắm vững và thực hiện đúng pháp luật về thuế, ngành Thuế cần phổ biến rộngkhắp những quy định, chính sách về thuế đến tất cả mọi người Một cách tổng quát,đối tượng cần tuyên truyền hỗ trợ về thuế là tất cả mọi người dân Tuy nhiên, NNTvẫn là ưu tiên hàng đầu đối với cơ quan thuế Vậy NNT gồm những ai? Theo Khoản

1, Điều 2, Chương I Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về NNT gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về

thuế;

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà

nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theoquy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay

Một số vấn đề về sự hài lòng của NNT

Khái niệm

Khách hàng là tổ chức hay cá nhân tiếp nhận một sản phẩm/dịch vụ hoặc có sựquan tâm, theo dõi một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó mà sự quan tâm này có

Trang 25

thể dẫn đến hành động tiếp nhận sản phẩm/dịch vụ đó Do đó, khách hàng có vai tròrất quan trọng trong hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ Sự hài lòng hay thỏamãn của khách hàng chắc chắn là chìa khóa thành công đối với bất cứ tổ chức nào.

Có nhiều tài liệu về sự hài lòng của khách hàng với những khái niệm như là sựtrung thành của khách hàng, sự lặp lại của những đơn đặt hàng, kết quả của lời nóiđầu môi và gia tăng khả năng sinh lời Để hiểu khách hàng thì cần phải biết lắngnghe khách hàng để xác định các nhu cầu của họ (Arturo J Fernández-González và

J Carlos Prado Prado, 2007) Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn là cảm giác vui thíchhay thất vọng của một người từ kết quả so sánh sự thể hiện (hay kết quả) của mộtsản phẩm với những mong đợi của người đó (6) Sự hài lòng của khách hàng tùythuộc vào sự thể hiện của sản phẩm nhận được trong giá trị bỏ ra với những mongđợi của người mua (7)

Trên cơ sở phỏng vấn hơn một tỷ khách hàng, tổ chức Gallup đã nhận diệnđược bốn kỳ vọng trong nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng (Paul R.Niven,2003):

- Sự chính xác: Dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn là gì đi chăng nữa, khách

hàng mong đợi nó được phân phát một cách chính xác mọi lúc

- Sự sẵn có: Dịch vụ có mọi nơi và mọi thời điểm để đáp ứng nhu cầu của

khách hàng

- Sự hợp tác: Khách hàng cảm thấy rằng bạn hiểu họ và “ở về phía họ”.

- Sự tư vấn: Đây là phong vũ biểu thật sự cho sự thành công của khu vực

công và phi lợi nhuận Bạn có thể giúp họ theo cách như thế nào để cảithiện tình cảnh của họ trong điều kiện lý giải được

Những cuộc khảo sát về sự hài lòng của khách hàng nên cố gắng chứng minhcảm nhận của khách hàng về những đề nghị của bạn trong từng mục nêu trên

NNT là vừa là đối tượng quản lý thuế vừa là đối tượng cung cấp dịch vụ hànhchính công của cơ quan thuế Vậy là trong nền dịch vụ hành chính thuế, NNT là

(6) Building customer satisfaction through quality, service and value – Philip Kotler

Trang 26

khách hàng và cơ quan thuế là nhà cung cấp Nhưng khác với khách hàng trong khuvực tư, NNT thường không được lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ về thuế bởi theo

sự phân công quản lý, họ chỉ có thể nhận các dịch vụ hành chính công từ phía cơquan quản lý thuế trực tiếp của mình Do đó, sự hài lòng của NNT dường nhưkhông mấy được quan tâm, nhất là trong cơ chế “chuyên quản” trước đây Ngàynay, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc làm hài lòng NNT, các cơquan thuế dần từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm đem lại sựthỏa mãn cho NNT Vì thế, theo ý kiến của tác giả có thể khái niệm về sự hài lòngcủa NNT như sau: “Sự hài lòng của NNT là cảm nhận về kết quả nhận được từ cácdịch vụ hành chính thuế do cơ quan thuế cung cấp so với nhu cầu của họ.” Trong

cơ chế cơ sở kinh doanh tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước phápluật như hiện nay, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT phải đi đôivới việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính thuế của cơ quan thuế, có như thếmới góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế

Vai trò của việc đáp ứng sự hài lòng của NNT

Trong sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhanh của đất nước, sự hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự điều chỉnh của chính sách thuế thì quản lýthuế cũng cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp Công tác quản lý thuế được hiệnđại hóa toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơquan thuế, đội ngũ cán bộ công chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác;nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, vừa bao quát được các nguồnthu, tránh thất thu thuế vừa bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vàongân sách nhà nước; kiểm soát được các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môitrường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng Đó là những nội dung mà ngành Thuế đã

đề ra nhằm thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế của mình Nhưng việc thựchiện những nội dung nêu trên đạt hiệu quả ra sao không phải dựa trên số lượng côngviệc được giải quyết nhiều hay ít hoặc do đánh giá chủ quan của cơ quan thuế màphải dựa trên kết quả thực hiện các công việc và sự hài lòng của NNT Bởi khiquyền chủ động trong hoạt động kinh doanh dần được trao cho NNT từ việc tự khai,

Trang 27

tự nộp đến tự in hóa đơn sử dụng, NNT không còn thụ động trong mối quan hệ với

cơ quan thuế mà tác động trở lại đến hoạt động của cơ quan thuế Việc hoàn thànhnhiệm vụ chính trị được nhà nước giao của cơ quan thuế giờ đây phụ thuộc nhiềuvào tính tự giác, tự nguyện trong thực thi pháp luật thuế của NNT Điều đó buộc cơquan thuế phải thay đổi cả tư duy lẫn hành động: phải xem NNT là khách hàng, làđối tác quan trọng để xây dựng chiến lược, mục tiêu hoạt động, tổ chức, sắp xếp vàphân bổ lại các nguồn lực của mình nhằm cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốtnhất cho NNT Ngay cả mô hình quản trị công mới (new public managemant) trênthế giới cũng xem công dân là khách hàng và hướng đến sự hài lòng của khách hàng(James L Chan, 2005) Dịch vụ nhận được xứng đáng với số tiền thuế đã đóng góp

sẽ khiến NNT cảm thấy hài lòng và gắn bó hơn với nơi kinh doanh đã cung cấpnhững dịch vụ hành chính công tốt nhất Giữ chân được NNT, giúp họ phát triểnchính là đảm bảo được nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, đồng thời giúpkinh tế - xã hội tại địa phương phát triển Ngoài ra, việc này cũng giúp nâng cao ýthức chấp hành pháp luật thuế của NNT Họ không chỉ tích cực đóng góp xây dựng

hệ thống thuế ngày càng hiện đại, hiệu quả mà còn sẵn sàng đấu tranh, tố giácnhững hành vi vi phạm pháp luật về thuế, lợi dụng chức vụ gây nhũng nhiễu, phiền

hà, quan liêu, tham nhũng, giúp làm trong sạch bộ máy cơ quan thuế Hơn thế nữa,thông qua mức độ hài lòng của NNT, cơ quan thuế xác định được những yếu kémtrong hoạt động của đơn vị mình, từ đó có những giải pháp thích hợp để cải thiện vànâng cao hiệu quả hoạt động Vì tầm quan trọng của việc đáp ứng sự hài lòng NNTnên cơ quan thuế cần phải đo lường sự hài lòng của NNT Đo lường sự hài lòng củakhách hàng có thể xem như là hệ thống phản hồi đáng tin cậy nhất Vì “không có sựkhông hài lòng của khách hàng” không nhất thiết bằng với “sự hài lòng của kháchhàng” nên cần đo lường và phân tích sự hài lòng của khách hàng trong điều kiệnkhông có sự giới hạn đối với những lời than phiền (Arturo J Fernández-González

và J Carlos Prado Prado, 2007)

Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế và sự hài lòng của NNT

Trang 28

Trong bài nghiên cứu của mình, I-Ming Wang và Chich-Jen Shieh (2006) cónêu về một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòngcủa khách hàng như: Ruyter & ctg (1997) khi kiểm tra thực nghiệm về dịch vụchăm sóc sức khỏe bằng phương pháp nắn xương để xác định mối quan hệ giữa chấtlượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đã đề nghị rằng nên xem chất lượngdịch vụ như là một sự ưu tiên của sự thỏa mãn khách hàng; Brady & ctg (2001) quakết quả nghiên cứu về khách hàng của những nhà hàng ăn nhanh ở châu Mỹ và MỹLatin cho thấy có mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của kháchhàng dựa trên nền văn hóa khác nhau Ngay cả kết quả nghiên cứu về mối quan hệgiữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng tại thư viện CJCU của họcũng cho thấy có mối quan hệ giữa chúng Vậy thì chất lượng dịch vụ tuyên truyền

hỗ trợ về thuế và sự hài lòng của NNT có mối quan hệ gì hay không? Hãy xemtrước đây khi các chính sách, quy định về thuế ít được phổ biến, hướng dẫn, NNTthường mắc nhiều sai phạm về thuế, bị xử phạt và thậm chí gặp phiền hà, nhũngnhiễu từ phía cơ quan thuế Thế nên, NNT thường không mấy thiện cảm với cơquan thuế, với cán bộ thuế; từ đó, tâm lý “sợ thuế”, nợ thuế, trốn thuế nảy sinhkhiến ngân sách nhà nước bị thất thu, áp lực công việc quản lý, kiểm tra đè nặng lên

cơ quan thuế Từ khi chuyển sang cơ chế “tự khai, tự nộp”, vấn đề nâng cao trình độhiểu biết về thuế, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của NNT được đặt lên hàngđầu Điều đó có nghĩa là hoạt động tuyên truyền hỗ trợ về thuế của cơ quan thuế cầnphải được đẩy mạnh, mở rộng và nâng cao chất lượng NNT cần gì và mong đợi gì

từ phía cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình? Theo Paul R.Niven, khách hàng của những tổ chức thuộc khu vực công quan tâm đến sự hiệuquả, nghĩa là họ đánh giá cao một giao dịch có thể được hoàn thành một cách dễdàng và chính xác ngay lần đầu Đối với NNT có thể hiểu là họ cần được biết đầy

đủ các quy định, chính sách về thuế cũng như mọi thông tin liên quan đến thuế; cần

sự tư vấn, hỗ trợ các vướng mắc về thuế một cách kịp thời và rõ ràng để thực hiệntốt quyền và nghĩa vụ thuế của mình, không phải mất thời gian để giải quyết cácvấn đề về thuế hoặc tránh những vi phạm do thiếu hiểu biết về pháp luật thuế gây

Trang 29

ra Hiểu được nhu cầu, mong muốn của NNT sẽ giúp cơ quan thuế có được nhữnggiải pháp hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế Một khinhu cầu, mong muốn của mình được đáp ứng, NNT sẽ thấy hài lòng và mức độ tuânthủ pháp luật thuế cũng từ đó được nâng cao Đồng thời, thông qua mức độ hài lòngcủa NNT, cơ quan thuế sẽ biết được những khuyết điểm, hạn chế đang còn tồn tạitrong chính sách thuế và trong hoạt động quản lý thuế của mình để thực hiện cảicách, hoàn thiện chúng nhằm phục vụ tốt hơn cho NNT Đó chẳng phải là kết quảđáp trả tốt nhất mà cơ quan thuế mong muốn khi cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗtrợ thuế chất lượng cao cho NNT hay sao? Như vậy, chất lượng dịch vụ tuyêntruyền hỗ trợ NNT và sự hài lòng của NNT có mối quan hệ mật thiết với nhau Tuynhiên, cơ quan thuế không nên chỉ tập trung cho một hoạt động cụ thể nào trướcmắt mà cần phải xây dựng lòng tin, mối quan hệ lâu dài với NNT mới là quan trọng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế và sự hài lòng của NNT

Tuyên truyền hỗ trợ về thuế là hoạt động tiếp nhận, trao đổi thông tin lẫn nhaugiữa cơ quan thuế và NNT Cho nên, chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ và sựhài lòng của NNT chịu sự tác động của một số nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan

- Nhân tố đầu tiên xuất phát từ các văn bản pháp luật về thuế Chẳng hạn:+ Những văn bản về thuế có tác động trực tiếp đến quyền lợi của NNT càngquy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu thì việc tuyên truyền hỗ trợ của cơ quanthuế càng thuận lợi, dễ dàng hơn Đơn cử như quy định về thuế Thu nhập

cá nhân, tự in/đặt in hóa đơn Việc tập huấn trong nội bộ ngành Thuế diễn

ra chậm dẫn đến việc triển khai chính sách mới đến NNT cũng cập rập.Trong quá trình thực hiện, nhiều tình huống thực tế xảy ra không có quyđịnh trong văn bản mới hoặc quy định chưa rõ khiến cả NNT lẫn cơ quanthuế lúng túng, chưa biết hướng xử lý

+ Nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc từ Bộ Tàichính xuống đến Cục Thuế cấp Tỉnh, Thành phố NNT không thể cập nhật

Trang 30

kịp các văn bản này, ngay cả bản thân cán bộ thuế cũng không thể nhớ hết tất cả các văn bản này nếu như không tập hợp và hệ thống lại.

- Cách thức tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế nếu quá đơn điệu thì càngkhông thể đạt kết quả tốt như mong muốn

- Lực lượng làm công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế Trong giai đoạn nhưhiện nay, những yêu cầu đối với người làm dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế nhưtrình độ chuyên môn cao, nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng, kỹ năng giao tiếp tốt,biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác là những yêu cầu cần thiết Đây lànhân tố quyết định đến chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ cũng như sự hàilòng của NNT

- Trình độ hiểu biết của NNT cũng góp phần tạo nên chất lượng cung cấpdịch vụ tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế và sự hài lòng cho chính bản thânNNT NNT cần có trình độ nhất định về mặt kế toán, thuế để có thể hiểu những quyđịnh trong các văn bản pháp luật về thuế, tiếp nhận thông tin hướng dẫn từ phía cơquan thuế và cũng để truyền đạt tốt hơn nhu cầu, vướng mắc về thuế của đơn vịmình đến cơ quan thuế Ví dụ, tại Chi cục Thuế quận 1, vào ngày cao điểm nộp hồ

sơ khai thuế, nhiều người đến nộp hồ sơ khai thuế là nhân viên văn thư, nhân viênkinh doanh, người giao hàng, thậm chí là người hành nghề xe ôm được thuê đi nộp

hộ hồ sơ Khi hồ sơ khai thuế có sai sót, cán bộ thuế dù có tận tình hướng dẫn thì họcũng không thể hiểu để truyền đạt lại cho nhân viên kế toán về nội dung cần điềuchỉnh, bổ sung Thế là vừa không hiệu quả vửa mất thời gian cho cả đôi bên

- Ngoài ra, thái độ, tình cảm của NNT lẫn cán bộ thuế cũng tác động chấtlượng công tác tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế và sự hài lòng của NNT Sựyêu ghét, thái độ bất hợp tác hay không tôn trọng đối phương sẽ khiến sự tiếp nhận,đánh giá thông tin từ cả hai phía thiếu sự rõ ràng, đầy đủ và khách quan

- Một yếu tố khác phải kể đến là điều kiện vật chất vì nó góp phần hỗ trợ chohoạt động được tốt hơn Phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tuyêntruyền hỗ trợ NNT thiếu thốn hay không phù hợp thì cũng khiến nhân viên thuế gặpkhó khăn trong công việc Mặt bằng nơi tổ chức tuyên truyền hỗ trợ chật hẹp, không

Trang 31

thoáng mát; không đủ máy móc hỗ trợ tra cứu tài liệu hoặc soạn thảo văn bản hướngdẫn; đường truyền mạng thường trục trặc, v.v thì không thể cung cấp dịch vụ vớichất lượng tốt được và cũng không thể tránh khỏi sự phiền lòng của khách hàng.Với điều kiện nguồn lực cho công tác tuyên truyền hỗ trợ còn thiếu, cơ quanthuế cần biết phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương cùng thực hiện Sựphối hợp, hỗ trợ tích cực, kịp thời của những đơn vị này sẽ giúp cơ quan thuế phổbiến chính sách thuế được sâu rộng hơn đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Do

đó, nếu cơ quan thuế không biết sử dụng sức mạnh tổng hợp của những lực lượngchính trị này thì rất khó để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao

Tóm lại, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ về thuế là hoạt động cần sự hợp tác, hỗtrợ từ cả hai phía: NNT và cơ quan thuế NNT và cơ quan thuế cùng hợp tác hỗ trợnhau để cùng phát triển, cùng xây dựng hệ thống chính sách thuế ngày càng hoànchỉnh là điều mà ngành Thuế luôn hướng tới trong chiến lược cải cách hệ thốngthuế vừa qua lẫn trong tương lai

1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Như đã trình bày ở nội dung 1.1.3.2, thang đo SERVQUAL là thang đo chấtlượng dịch vụ được sử dụng phổ biến Nó không chỉ được sử dụng để nghiên cứutrong lĩnh vực marketing mà còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác.Tùy vào những đặc thù riêng của lĩnh vực đang nghiên cứu mà có những thay đổi,điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp

Trong nền dịch vụ hành chính thuế, NNT là khách hàng và cơ quan thuế là nhàcung cấp Nhưng khác với khách hàng trong khu vực tư, NNT thường không đượclựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ công về thuế bởi theo sự phân công quản lý, họchỉ có thể nhận các dịch vụ hành chính công từ phía cơ quan quản lý thuế trực tiếpcủa mình dù chất lượng dịch vụ có tốt hay không Trong cơ chế cơ sở kinh doanh tựtính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật như hiện nay, việc nângcao ý thức chấp hành pháp luật của NNT phải đi đôi với việc nâng cao chất lượngdịch vụ hành chính thuế của cơ quan thuế Do đó, mô hình nghiên cứu được xây

Trang 32

TIN CẬY

ĐÁP ỨNG

NĂNG LỰC PHỤC VỤ SỰ HÀI LÒNG CỦA

NGƯỜI NỘP THUẾ ĐỒNG CẢM

- Thành phần Tin cậy: thể hiện qua khả năng cung cấp dịch vụ tuyên truyền

hỗ trợ về thuế phù hợp, đầy đủ, đúng hạn và tạo được sự tiếp cận chia sẻ từphía NNT của cơ quan thuế

- Thành phần Đáp ứng: thể hiện qua sự sẵn sàng, tận tâm phục vụ NNT của

cơ quan thuế

- Thành phần Năng lực phục vụ: thể hiện qua khả năng và kỹ năng giải

quyết công việc của nhân viên thuế đối với các vấn đề về thuế của NNT

- Thành phần Đồng cảm: thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc của cơ quan

thuế đối với NNT

- Thành phần Phương tiện hữu hình: được điều chỉnh thành “Phương tiện phục vụ” và được thể hiện qua hình tượng nhân viên thuế và các trang

thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại cơ quan thuếTheo đó, mô hình lý thuyết về quan hệ giữa sự hài lòng của NNT và chấtlượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ NNT được xây dựng như sau:

Hình 1.2: Mô hình lý thuyết của đề tài

Trang 33

Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra từ mô hình nghiên cứu trên là:

- Giả thuyết H1: Mức độ tin cậy của dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế có mối quan hệ thuận chiều với mức độ hài lòng của NNT

- Giả thuyết H2: Mức độ đáp ứng của dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế có mối quan hệ thuận chiều với mức độ hài lòng của NNT

- Giả thuyết H3: Mức độ năng lực phục vụ của dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ

về thuế có mối quan hệ thuận chiều với mức độ hài lòng của NNT

- Giả thuyết H4: Mức độ đồng cảm của dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế

có mối quan hệ thuận chiều với mức độ hài lòng của NNT

- Giả thuyết H5: Mức độ phương tiện phục vụ của dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế có mối quan hệ thuận chiều với mức độ hài lòng của NNT

Kết luận chương 1

Chương 1 khái quát cơ sở lý luận về một số vấn đề như dịch vụ công và dịch

vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế; chất lượng dịch vụ công, sự hài lòng của NNT vànhững nhân tố ảnh hưởng đến chúng Chương này cũng đề cập đến mô hình chấtlượng dịch vụ và thang đo SERVQUAL sẽ được dùng để khảo sát sự hài lòng củaNNT đối với dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế của Chi cục Thuế quận 1 ở chươngsau

Chương tiếp theo sẽ nói về hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT của Chi cụcThuế quận 1, đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả thực hiệnnghiên cứu đó

Trang 34

Chương 2

THỰC TRẠNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ VỀ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 1

Giới thiệu về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

Thuế là khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắtbuộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối khoản,không hoàn trả trực tiếp cho NNT và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêucông cộng Nhà nước ban hành hệ thống chính sách thuế để sử dụng các chức năngcủa thuế nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược chung của đất nước Do đó, không chỉmỗi cán bộ thuế phải nắm rõ pháp luật về thuế để quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lýđúng quy định mà chính người dân nói chung và NNT nói riêng cũng phải am hiểu

về thuế để thực thi đúng nghĩa vụ thuế của mình Vì thế, nhiệm vụ phổ biến chínhsách thuế đến dân chúng và hỗ trợ họ khi gặp vướng mắc về thuế được đặt ra cho cơquan thuế, và ngày càng được chú trọng nhất là khi chuyển đổi từ cơ chế chuyênquản sang cơ chế tự khai – tự nộp thuế

Nhân sự thực hiện dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ NNT

Theo quy định tại Quyết định số 504/QĐ-TCT về chức năng, nhiệm vụ của cácĐội thuế thuộc Chi cục Thuế, việc tuyên truyền hỗ trợ NNT do Đội Tuyên truyền –

Hỗ trợ NNT đảm nhiệm Nhưng do đặc điểm hoạt động riêng nên hoạt động tuyêntruyền hỗ trợ NNT tại Chi cục Thuế quận 1 có điểm khác biệt

Về hoạt động tuyên truyền chính sách thuế, Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ dựtoán – Tuyên truyền hỗ trợ chịu trách nhiệm lập kế hoạch tuyên truyền và tổ chứctriển khai kế hoạch đó

Về hoạt động hỗ trợ NNT trực tiếp tại bàn hoặc qua điện thoại, mỗi bộ phậnkhác nhau thực hiện hỗ trợ một nội dung khác nhau, cụ thể như sau:

- Ở khối cá thể (cá nhân, nhóm kinh doanh), do trình độ hiểu biết về phápluật thuế của người dân còn thấp nên cán bộ quản lý thường kiêm công tác quản lýthuế với công tác hướng dẫn, hỗ trợ Hơn nữa, khi có thắc mắc về thuế, họ thường

Trang 35

liên hệ với cán bộ quản lý hơn là đến bộ phận hướng dẫn Thực tế ghi nhận tại cácbàn hướng dẫn thuộc bộ phận một cửa hầu hết chỉ có các doanh nghiệp đến liên hệ.

Do đó, việc tuyên truyền, hỗ trợ về thuế do cán bộ thuế ở các Đội thuế phường, liênphường, chợ phối hợp với Ủy ban Nhân dân phường, ban quản lý chợ/trung tâmthương mại, tổ khu phố thực hiện

- Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cáchoạt động khác liên quan đến thuế của người dân thì rất đa dạng, các quy định vềthuế áp dụng cho các đối tượng này cũng nhiều hơn Hỗ trợ các đối tượng này doĐội Tổng hợp – Nghiệp vụ dự toán – Tuyên truyền hỗ trợ thực hiện

- Riêng đối với các vướng mắc liên quan đến thuế thu nhập cá nhân do cán

bộ thuộc Đội thuế Thu nhập cá nhân tại bộ phận một cửa thực hiện giải đáp

- Đội thu Lệ phí trước bạ & Thu khác ngân sách sẽ chịu trách nhiệm hướngdẫn về các khoản thu trước bạ nhà đất, xe, cho người dân đến liên hệ với chi cục

- Đối với những vướng mắc khi sử dụng các chương trình ứng dụng tin họccủa ngành Thuế, nhân viên Đội Tin học sẽ hỗ trợ NNT

Các hình thức hỗ trợ khác đều do Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ dự toán – Tuyêntruyền hỗ trợ Không những vậy, chi cục còn sử dụng sức trẻ của các bạn Đoàn viêntại chi cục trong các hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT về một số nội dung nhưđăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, tự in/đặt inhóa đơn, kê khai thuế qua mạng

Tất cả nhân viên làm công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế đều phải hội đủnhững tiêu chuẩn đã đề ra theo hệ thống quản lý chất lượng TCVN 9001: 2000 màchi cục đã đăng ký từ đầu năm 2007 (xem Phụ lục 1) Các cán bộ hướng dẫn thựchiện hỗ trợ NNT trực tiếp tại bàn và qua điện thoại tại bộ phận một cửa theo lịchphân công hàng tháng của chi cục Riêng nhân viên Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ dựtoán – Tuyên truyền hỗ trợ, ngoài thời gian trực tại bộ phận một cửa, mỗi viên chứccòn được phân công giải đáp chính sách thuế bằng văn bản về tất cả nội dung liênquan đến thuế mà NNT gởi đến và giải đáp các vướng mắc về thuế của người dânđăng tải trên trang tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận 1

Trang 36

Tóm lại, mỗi cán bộ làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn về thuế đều đượctrang bị đầy đủ kiến thức về thuế và những kỹ năng cần thiết để trở thành một tuyêntruyền viên giỏi, một hướng dẫn viên tốt.

(Xem cơ cấu bộ máy tổ chức năm 2010 tại Chi cục Thuế quận 1 ở Phụ lục 2 )

Các hình thức tuyên truyền hỗ trợ NNT

Để tuyên truyền chính sách thuế đến NNT, cũng như hỗ trợ giải quyết nhữngvướng mắc về thuế trong quá trình thực hiện của NNT, Chi cục Thuế quận 1 sửdụng nhiều hình thức khác nhau

- Hình thức tuyên truyền, tập huấn tập trung được sử dụng khi cần phổ

biến các chính sách, quy định mới về thuế đến tất cả NNT và thường áp dụng vớiđối tượng là doanh nghiệp hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp, các ban ngành,đoàn thể Đôi khi, Chi cục còn thực hiện tập huấn tại chính trụ sở NNT như về đăng

ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, khấu trừ và khai thuế thu nhập

cá nhân cho các đơn vị như Ủy ban nhân dân quận 1, Ủy ban nhân dân các Phường,Hội phụ nữ quận 1, một số trường học trên địa bàn quận 1, Bệnh viện quận 1

- Hình thức đối thoại theo từng chuyên đề hoặc theo ngành nghề kinh

doanh của doanh nghiệp, hoặc tập huấn chính sách mới kết hợp với đối thoại cũng

tạo hiệu quả cao Tại các buổi tập huấn, đối thoại, những tài liệu tóm lược nhữngđiểm chính về chính sách thuế mới mà NNT nhận được sẽ giúp họ nắm bắt nhanhchóng và dễ nhớ

- Tra cứu thông tin tại máy kiosk điện tử tại trụ sở chi cục: NNT còn có thể

tìm hiểu, tra cứu các nội dung sau:

+ Một số văn bản pháp luật về các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thunhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhàthầu nước ngoài, thuế môn bài, lệ phí trước bạ nhà đất/xe;

+ Thủ tục hành chính thuế: đăng ký cấp mã số thuế đối với hộ kinh doanh, hồ

sơ pháp lý ban đầu đối với tổ chức kinh doanh, hoàn thuế, miễn thuế, giảmthuế, mua hóa đơn, xác nhận nghĩa vụ thuế

+ Một số vướng mắc về thuế kèm theo nội dung trả lời của cơ quan thuế

Trang 37

- Phát tờ bướm hướng dẫn: Đối với những tổ chức kinh doanh mới thành

lập hoặc chuyển từ nơi khác đến, chi cục thực hiện phát tờ bướm hướng dẫn về một

số thông tin chủ yếu như hồ sơ ban đầu, hồ sơ và thời hạn khai thuế, quản lý và sửdụng hóa đơn, đăng ký cấp mã số thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, kêkhai thuế qua mạng, hồ sơ giải thể Riêng đối với cá nhân/nhóm cá nhân kinh doanhmới ra kinh doanh, chi cục phối hợp với Phòng Kinh tế quận 1 phát tờ bướm về nộidung đăng ký thuế, mua hóa đơn, mức xử phạt về chậm đăng ký thuế và chậm báocáo tình hình sử dụng hóa đơn ngay khi vừa được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh tại Ủy ban Nhân dân quận 1 Trong thời gian hoạt động kinh doanh,những thay đổi về chính sách thuế hay thủ tục về thuế sẽ do nhân viên thuế các Độithuế phường, liên phường, chợ phối hợp với Ban Tuyên giáo quận 1, Ủy ban Nhândân các phường, ban quản lý chợ, tổ khu phố thực hiện phổ biến trực tiếp đến từng

cơ sở kinh doanh

- Niêm yết thông tin tại trụ sở cơ quan thuế: Những điểm mới trong quy

định về thuế hay thông báo của chi cục đều được niêm yết công khai tại trụ sở chicục để người dân có thể tìm hiểu khi đến liên hệ với cơ quan thuế

- Tuyên dương NNT điển hình: Với những tổ chức, cá nhân kinh doanh

điển hình trong thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, hình thức biểu dương trong các Hộinghị tuyên dương của cơ quan thuế chính là sự ghi nhận và trân trọng những đónggóp của họ cho ngân sách nhà nước; qua đó, góp phần nâng cao ý thức tuân thủpháp luật thuế của NNT

- Hình thức hướng dẫn, giải đáp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế, qua

điện thoại và bằng văn bản là hình thức hỗ trợ NNT được Chi cục thường sử dụng

nhất Khi gặp các vướng mắc về chính sách, pháp luật thuế, NNT thường liên hệtrực tiếp với bộ phận tuyên truyền hỗ trợ để được giải đáp Qua trao đổi, tiếp xúctrực tiếp kèm theo hồ sơ cụ thể từng trường hợp, cán bộ thuế nhận định đúng đượctình huống và đưa ra hướng xử lý cụ thể, chính xác hơn, nhất là trong trường hợpđiều chỉnh, bổ sung hồ sơ khai thuế Đối với những thắc mắc về chính sách thuế haythủ tục hành chính thuế hoặc những vướng mắc đơn giản không đòi hỏi phải có hồ

Trang 38

sơ cụ thể, hình thức hỗ trợ qua điện thoại tỏ ra rất hiệu quả vì NNT được giải đápkịp thời và nhanh chóng Nếu những vướng mắc phát sinh chưa được quy địnhtrong văn bản pháp luật về thuế hoặc quy định chưa rõ thì NNT thường chọn hìnhthức gởi văn bản Bởi với tâm lý “sợ sai” của mình, thực hiện theo văn bản hướngdẫn của cơ quan thuế là an toàn nhất vì nó là “cơ sở pháp lý” đảm bảo nhất.

- Tra cứu thông tin thông qua trang tin điện tử của Trung tâm ứng dụng

công nghệ thông tin quận 1 thuộc Ủy ban nhân dân quận 1 Tuy nhiên, do trang

tin này không thuộc sự quản lý của chi cục nên khó chủ động trong công tác tuyêntruyền, hỗ trợ NNT và có lẽ đó dường như rất ít NNT biết đến kênh hỗ trợ này.Nói chung, dù với hình thức nào thì chi cục cũng luôn phấn đấu, nỗ lực hếtmình nhằm cung cấp cho NNT một dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ chất lượng cao,đảm bảo sự hài lòng của NNT khi đến liên hệ với cơ quan thuế

Hệ thống quản lý chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT (8)

Tháng 02/2007, Chi cục Thuế quận 1 đã đưa hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn TCVN 9001: 2000 vào hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT tại chi cục.Nhằm tăng cường năng lực quản lý thuế, từng bước nâng cao nhận thức và tính tựgiác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, tiết kiệm chi phí chấp hành chính sách thuếcủa người dân và cơ quan thuế, chi cục cam kết cung cấp dịch vụ hướng dẫn chínhsách thuế trực tiếp, qua điện thoại và bằng văn bản cho người dân với chất lượngđạt tiêu chuẩn và yêu cầu nghiêm ngặt của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:

2000 Phương châm thực hiện là “Công khai – Minh bạch – Thuận lợi và phục

vụ tốt NNT” Theo đó, mục tiêu chất lượng đề ra và phải được đo lường như sau:

- 100% hồ sơ được thụ lý đúng quy trình, giải quyết đúng chính sách thuế

- Trên 90% hồ sơ được thực hiện đúng hạn

- Mức độ hài lòng của NNT trên 80%

- Tiến hành đánh giá nội bộ ít nhất 02 lần trong năm

Vận hành của hệ thống quản lý chất lượng được thể hiện ở Hình 2.1

(8) Tham khảo Cẩm nang hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001: 2000

Trang 39

Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý chất lượng tại Chi cục Thuế quận 1

Các quá trình thể hiện theo mô hình ở Hình 2.1 được hoạch định theo các nguyên tắc quản lý tiên tiến Đó là:Hướng vào khách hàng

Sự lãnh đạo

Sự tham gia của mọi người

4 Cách tiếp cận theo quá trình

5 Cách tiếp cận hệ thống (đối với quản lý)

6 Cải tiến liên tục

7 Quyết định dựa trên sự kiện

8 Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứngTheo hệ thống này thì yêu cầu và trách nhiệm của từng cá nhân như sau:

- Công chức, viên chức tham gia quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ đượctuyển dụng, bổ nhiệm theo đúng quy định về quản lý nguồn lực nhằm đảm

Trang 40

bảo những người trực tiếp tác nghiệp liên quan đến phạm vi áp dụng có đầy

đủ năng lực cần thiết để phục vụ tốt NNT và đúng yêu cầu của pháp luật

- Trưởng bộ phận có liên quan, tự kiểm soát các quá trình cung cấp dịch vụ,báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện cũng như các nhu cầu cảitiến, các vấn đề phát sinh đến chi cục trưởng để chỉ đạo kịp thời nhằmkhông ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chấtlượng, phục vụ tốt NNT

- Chi cục trưởng trực tiếp chỉ đạo việc triển khai xây dựng, thực hiện, duy trì

và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng Trách nhiệm của lãnh đạochi cục quy định trong hệ thống này là hướng vào khách hàng, nghĩa làlãnh đạo chi cục đảm bảo các yêu cầu của NNT được xác định và được đápứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của NNT

Quá trình thực hiện hướng dẫn trực tiếp tại bàn, qua điện thoại và bằng vănbản tại Chi cục Thuế quận 1 được thể hiện ở Phụ lục 3 Các quá trình đó được theodõi và đo lường thông qua các phiếu kiểm soát quá trình (xem Phụ lục 4) Việckiểm tra, theo dõi, đôn đốc quá trình “tạo sản phẩm” sẽ do lãnh đạo đội thực hiện đểđảm bảo tính hợp lệ trước khi trình lãnh đạo cao nhất ký duyệt và ban hành (thànhphẩm) Quá trình tạo sản phẩm cần có bằng chứng của khâu “kiểm tra” là “chữ kýnháy” (ký tắt) của trưởng/phó đội trước khi trình lãnh đạo chi cục ký duyệt banhành Định kỳ, bộ phận thực hiện tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện so với mụctiêu chất lượng đề ra; và theo kế hoạch, chi cục tiến hành tổ chức các cuộc đánh giánội bộ nhằm xác định và đảm bảo rằng hệ thống luôn phù hợp với cách sắp xếpđược thực hiện và duy trì đúng theo yêu cầu Không những vậy, hệ thống còn đặt rayêu cầu phải giám sát và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng Chính vì thế, đểđáp ứng một cách kịp thời những yêu cầu, mong đợi của NNT, giải đáp thỏa đángcác thắc mắc, khiếu nại của NNT, chi cục đã thiết lập các kênh trao đổi trực tiếp vàgián tiếp với khách hàng: hình thức trực tiếp được thực hiện thông qua các hoạtđộng hỗ trợ, tiếp xúc, giải đáp thắc mắc tại chi cục; hình thức gián tiếp được thựchiện thông qua việc phát phiếu thăm dò ý kiến tại nơi tiếp xúc; phát mỗi lần cung

Ngày đăng: 30/07/2016, 23:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Arturo J. Fernández-González và J. Carlos Prado Prado (2007), “Measurement and analysis of customer satisfaction: company practices in Spain and Portugal”, trong International journal of productivity and performance management – Performance measurement and management systems: public nad private sectors của Veronica Martinez và Zoe Radnor, Vol. 56 No. 5/6, pp. 500-517 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measurementand analysis of customer satisfaction: company practices in Spain and Portugal”,trong "International journal of productivity and performance management –Performance measurement and management systems: public nad private sectors
Tác giả: Arturo J. Fernández-González và J. Carlos Prado Prado
Năm: 2007
2. James L.Chan (2005), “Changing roles of public financial managemanet”, trong Public management and governance, , USA and Canada: Routledge, pp. 101- 112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Changing roles of public financial managemanet”, trong"Public management and governance
Tác giả: James L.Chan
Năm: 2005
3. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), “Nghiên cứu số 2: Chất lượng dịch vụ siêu thị”, trong Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TP.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, pp. 83-160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu số 2: Chấtlượng dịch vụ siêu thị”, trong "Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng dụng môhình cấu trúc tuyến tính SEM
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốcgia
Năm: 2008
4. Paul R.Niven (2003), “Performance measures, Targets, and Initiatives”, trong Balanced scorecard step – by – step for Government and Nonprofit agencies , the United States of America: John Wiley & Sons, pp. 185-224 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Performance measures, Targets, and Initiatives”, trong"Balanced scorecard step – by – step for Government and Nonprofit agencies
Tác giả: Paul R.Niven
Năm: 2003
5. Tony Bovaird và Elke L ệ ffler (2005), “Quality management in public sector organizations”, trong Public management and governance, USA and Canada:Routledge, pp. 137-148;Bài báo khoa học, tư liệu trên mạng internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality management in public sectororganizations”, trong "Public management and governance", USA and Canada:Routledge, pp. 137-148
Tác giả: Tony Bovaird và Elke L ệ ffler
Năm: 2005
1. I-Ming Wang và Chich-Jen Shieh (2006), “The relationship between service quality and customer satisfaction: the example of CJCU library”, http://www.tarupublications.com/journals/jios/full-text/JIOS-27-1-2006/jios134.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: The relationship between service quality and customer satisfaction: the example of CJCU library
Tác giả: I-Ming Wang và Chich-Jen Shieh
Năm: 2006
2. Philip Kotler (2000), “Building customer satisfaction through quality, service and value”, http://www.ctp.bilkent.edu.tr/~meltem/MMANDCBCHAPTERS.htm,mục Marketing management and consumer behavior PPS Philip Kotler Sách, tạp chí
Tiêu đề: Building customer satisfaction through quality, serviceand value”, http://www.ctp.bilkent.edu.tr/~meltem/MMANDCBCHAPTERS.htm ,mục
Tác giả: Philip Kotler
Năm: 2000
3. Philip Kotler, John Bowen, James Makens (2002), “Marketing for Hospitality and Tourism”,http://www.google.com.vn/#hl=vi&q=philip+kotler+customer+satisfaction&oq=Philip+Kotler+cus&aq=0L&aqi=g-L2&aql=undefined&gs_sm=c&gs_upl=28212l80511l2l4l4l0l1l1l0l644l1772l4-1.2l3&fp=c2d38d7d75996636&biw=1024&bih=581, mục The Marketing Mix;Sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing for Hospitality and Tourism”, http://www.google.com.vn/#hl=vi&q=philip+kotler+customer+satisfaction&oq=Philip+Kotler+cus&aq=0L&aqi=g- L2&aql=undefined&gs_sm=c&gs_upl=28212l80511l2l4l4l0l1l1l0l644l1772l4-1.2l3&fp=c2d38d7d75996636&biw=1024&bih=581, mục "The Marketing Mix
Tác giả: Philip Kotler, John Bowen, James Makens
Năm: 2002
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS-Tập 1”, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS-Tập 1
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS-Tập 2”, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức;Văn bản, tài liệu về thuế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS-Tập 2”, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức;"Văn bản
Năm: 2008
5. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho công chức mới (2009), Quyển 1: Kiến thức chung về thuế, ngành thuế, Hà Nội: Trường Nghiệp vụ thuế - Tổng cục Thuế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyển 1: Kiếnthức chung về thuế, ngành thuế
Tác giả: Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho công chức mới
Năm: 2009
6. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viên) – Phần III: Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Chuyên đề 17 – Quản lý tài chính công, dịch vụ công và công sản, Học viện hành chính quốc gia, Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề 17 – Quản lýtài chính công, dịch vụ công và công sản
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục – 2006
1. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Tổng cục Thuế, Hà Nội – 2011 Khác
2. Cẩm nang hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001: 2000 (ban hành theo Quyết định số 2219/QĐ-CCT ngày 04/4/2007, lần ban hành 01) Khác
4. Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w