An tham gia đấu cờ và đã đấu 20 ván. Mỗi ván thắng đc cộng 10đ , mỗi ván thua bị trừ 15đ. Sau đợt thi An được 150đ, hỏi An đã thắng bao nhiêu ván. An tham gia đấu cờ và đã đấu 20 ván. Mỗi ván thắng đc cộng 10đ , mỗi ván thua bị trừ 15đ. Sau đợt thi An được 150đ, hỏi An đã thắng bao nhiêu ván.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-
-LÊ THỊ NỤ
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CÁC LOẠI BÀI MỞ RỘNG VỐN
TỪ Ở LỚP 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HÀ NỘI, 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-
-LÊ THỊ NỤ
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CÁC LOẠI BÀI MỞ RỘNG VỐN
TỪ Ở LỚP 2
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học tiếng Việt
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thu Hương
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
hướng dẫn khóa luận TS Nguyễn Thu Hương, đã tận tình hướng dẫn trong suốt
quá trình viết khóa luận tốt nghiệp
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, TrườngĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện
Lê Thị Nụ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là TS Nguyễn Thu Hương Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứcông trình nghiên cứu nào trước đây
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện
Lê Thị Nụ
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng nghiên cứu 6
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phạm vi nghiên cứu 6
7 Phương pháp nghiên cứu 6
8 Bố cục khóa luận 7
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1 Cơ sở lý luận 8
1.1.1 Từ 8
1.1.1.1 Khái niệm 8
1.1.1.2 Chức năng của từ 9
1.1.1.3 Các thành phần ý nghĩa của từ 14
1.1.1.4 Khái niệm về trường nghĩa 16
1.1.2 Trò chơi học tập 18
1.1.2.1 Khái niệm 18
1.1.2.2 Vai trò của trò chơi học tập 19
1.1.2.3 Phân loại trò chơi học tập 20
1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2 21
1.2 Cơ sở thực tiễn 21
Trang 71.2.1 Kiểu bài mở rộng vốn từ ở Tiểu học 21
1.2.1.1 Nhiệm vụ dạy học 21
1.2.1.2 Nội dung dạy học MRVT 21
1.2.2 Thực trạng việc dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học qua trò chơi .24
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MỞ RỘNG VỐN TỪ Ở LỚP 2 27
2.1 Nguyên tắc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học mở rộng vốn từ 27
2.1.1 Căn cứ vào đối tượng học sinh 27
2.1.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng trò chơi học tập 27
2.1.3 Căn cứ vào nội dung của bài học 27
2.1.4 Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học 27
2.1.5 Yêu cầu sư phạm khi tổ chức trò chơi học tập 28
2.1.5.1 Lựa chọn trò chơi 28
2.1.5.2 Tổ chức trò chơi 28
2.2 Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mở rộng vốn từ ở lớp 2 29
2.2.1 Chuẩn bị cho trò chơi 29
2.2.2 Các bước tiến hành tổ chức trò chơi học tập 29
2.3 Hoạt động tổ chức trò chơi học tập trong dạy học mở rộng vốn từ 30
2.3.1 Nhóm 1: Các trò chơi được vận dụng vào giải các bài tập 30
2.3.1.1 Tổ chức trò chơi với kiểu bài MRVT qua tranh vẽ 30
2.3.1.2 Tổ chức trò chơi với kiểu bài MRVT theo quan hệ ngữ nghĩa 33
2.3.1.3 Tổ chức trò chơi với kiểu bài MRVT theo quan hệ cấu tạo 44
2.3.2.Nhóm 2: Các trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài, mở rộng vốn từ (các từ không có trong sách giáo khoa) 46
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 53
3.1 Mục đích thực nghiệm 53
Trang 83.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 53
3.3 Các tiêu chí đánh giá 53
3.4 Nội dung và giáo án thực nghiệm 53
3.5 Kết quả thực nghiệm 54
3.5.1 Kết quả mở rộng vốn từ của học sinh 54
3.5.2 Hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và trong trò chơi 57
3.5.3 Mức độ chú ý của học sinh 58
Tiểu kết chương 3 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61
1.Kết luận 61
2.Khuyến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong những thập niên đầu thế kỉ XXI, thế kỉ của nhữngtiến bộ vượt bậc về tất cả các mặt, từ đời sống xã hội cho đến văn hóa và côngnghệ Thế kỉ của những con người tài giỏi và có những năng lực chuyên mônthực sự, tự chủ và sáng tạo Do đó mà ở trên thế giới nói chung và ở Việt Namnói riêng, giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, đặc biệt là Giáodục Tiểu học Tiểu học là bậc học nền tảng, hình thành những cơ sở ban đầu chohọc sinh phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và kĩ năng,đặt nền móng vững chắc cho những bậc học tiếp theo, đồng thời hình thànhnhững đường nét cơ bản của nhân cách để học sinh đạt được những tri thức, kĩnăng và hành vi nhất định để xây dựng con người tốt xã hội chủ nghĩa Đảng vànhà nước ta đã xác định: Thế hệ trẻ là mầm móng tương lai của đất nước Cũngnhư Bác Hồ đã dạy: “Non sông Việt Nam ta có trở nên vẻ vang hay không, dântộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không chính lànhờ một phần lớn công học tập của các cháu” Vì vậy giáo viên Tiểu học phảinhận thức rõ nhiệm vụ quan trọng của mình là làm sao nâng cao chất lượng họctập của học sinh Tiểu học Muốn làm được điều này, chúng ta cần tiến hành đồng
bộ những vấn đề của ngành giáo dục, phải có nội dung và phương pháp thíchhợp Vậy sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để phát huy được tối đa tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một vấn đề đáng quan tâm
Như chúng ta đã biết con người muốn có tư duy phải có ngôn ngữ Ngônngữ là một thứ công cụ có giá trị, có tác dụng vô cùng to lớn trong việc nhậnthức, tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Nódùng để diễn đạt những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy và biết được những
Trang 10vật thể từ vô cùng nhỏ bé đến thế giới rộng lớn, từ cái cụ thể đến những cáitrừu tượng mà các giác quan của con người không vươn tới được Chúng ta cóthể nói: nếu không có ngôn ngữ thì không có con người, không có xã hội.Trong ngôn ngữ thì từ là quan trọng nhất Từ là nguyên liệu để tạo thành câugiúp con người có được phương tiện giao tiếp Vì vậy, việc phát triển vốn từ
là rất quan trọng, nó giúp các em nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuậnlợi để các em học tốt các môn học khác và tạo đà cho cấp học sau, khi vốn từcủa cá nhân phát triển thì con người mới tự tin, mạnh dạn và giao tiếp đượcmạch lạc Đặt biệt trong giáo dục thực hiện chương trình sách giáo khoa hiệnnay để người dạy học áp dụng được phương pháp dạy học tích cực, hoạt độnghoá của người dạy học, đòi hỏi người học phải có một vốn từ ngữ vững vàng
để thực hiện các hoạt động học tập của mình
Hiện nay, đối với việc mở rộng vốn từ, chương trình đã chú trọng dạy chohọc sinh thông qua tất cả các phân môn tiếng Việt, đặc biệt là trong phân mônLuyện từ và câu Trong phân môn này học sinh được mở rộng vốn từ theo cácchủ đề Tuy nhiên việc mở rộng vốn từ cho học sinh chưa đạt được yêu cầu, mụctiêu mà môn học đề ra Vốn từ của học sinh tiểu học còn hạn chế, nghèo nàntrong phạm vi nhỏ hẹp và chỉ khoảng 500- 700 từ, kĩ năng sử dụng từ còn kém.Ngoài ra, vốn từ của học sinh cũng được mở rộng thông qua các môn học khác,trong các hoạt động giáo dục nhưng khá gò bó và ít được quan tâm
Với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học thì việc dạy Luyện từ và câukhông thể nào là thuyết giảng hay nhồi nhét các kiến thức cho các em một cáchmáy móc mà cần phải sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt.Trong các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ độngcủa học sinh như: phương pháp dạy học dự án, phương pháp trò chơi học tập,phương pháp nêu và giải quyết vấn đề… thì phương pháp trò chơi học tập là
Trang 11phương pháp gây được nhiều hứng thú nhất cho các em Đối với học sinh tiểuhọc, lứa tuổi vừa học vừa chơi, hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thúhọc tập cho các em là rất quan trọng Trò chơi tác động toàn diện đến trẻ em vì
nó dễ dàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của trẻ Vận dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học là rất cần thiết, thựchiện được quan điểm mà nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra:
“ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Trò chơi là hoạt động góp phần làmcho học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi, kích thích
tư duy sáng tạo
Trên thực tế, người giáo viên tiểu học phần lớn mới chỉ chú ý đến việc bằngmọi cách cung cấp hết kiến thức trong sách giáo khoa mà ít quan tâm đến thái
độ, cảm xúc của các em, chính vì vậy nhiều tiết học đã trở nên nặng nề, mệt mỏiđối với học sinh Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi áp lực đòi hỏi từ phía xãhội, gia đình, nhà trường lên đứa trẻ ngày càng lớn, thì ngày càng xuất hiệnnhững học sinh sợ mà học chứ không phải thích mà học Để khắc phục đượcnhược điểm này, nhiều giáo viên đã sử dụng phương pháp trò chơi học tập nhằmnâng cao hứng thú học tập của học sinh, để việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn
và hiệu quả hơn.Tuy nhiên do các trò chơi còn thiếu tính hấp dẫn, còn rời rạctừng trò chơi cho từng bài học mà chưa có tính hệ thống và chưa có tổ chức thíchhợp nên chưa đạt được hiệu quả dạy học như mong muốn
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức trò chơi họctập trong dạy học các loại bài mở rộng vốn từ ở lớp 2”
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đây không phải là vấn đề mới mẻ, vào thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã cónhiều nhà nghiên cứu như: Phreben ( Đức), M.Mentori ( Ý) có ý tưởng trò chơi
Trang 12với dạy trẻ học, dùng trò chơi làm phương tiện dạy học Về sau, ý tưởng đó đượctiếp tục phản ánh trong hàng loạt công trình nghiên cứu của các nhà giáo dụcLiên xô: A.P.Radina, A.P.Vsova, A.Navanhesova, A.L.Sovokia Trong quá trìnhđổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiều nhà giáo dục đãnghiên cứu, tìm tòi thiết kế nên các trò chơi nhằm giáo dục toàn diện tạo hứng
thú học tập cho các em như: cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm
phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thăng (chủ biên)
hay cuốn “150 trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (đồng chủ
biên) Ở các tài liệu này thì các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò của trò chơi,nhưng chỉ đưa ra những hoạt động vui chơi chung chung, chưa đi sâu vào ứngdụng của trò chơi trong môn học cụ thể
Đối với vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học trước đây cũng cónhiều công trình nghiên cứu quan tâm tới:
- Lê Hữu Tỉnh có cuốn Dạy từ ngữ cho học sinh tiểu học Ở đây tác giả đã
đề cập đến một số bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm
- Trần Mạnh Hưởng- Lê Hữu Tỉnh viết cuốn Giải đáp 188 câu hỏi về giảngdạy môn Tiếng Việt Nội dung của sách gồm 2 phần chính:
+ Phần 1: Giải đáp về nội dung giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học củatác giả Lê Hữu Tỉnh Trong phần này tác giả đã giải đáp 94 câu hỏi thuộc cácphân môn Luyện từ và câu, Học vần và Chính tả
+ Phần 2: Giải đáp về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu họccủa tác giả Trần Mạnh Hưởng Ở phần này tác giả tập trung trả lời những câu hỏiliên quan đến phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo tinh thầnđổi mới hiện nay
Trang 13+ Trong đó tác giả đã đề cập đến những vấn đề xoay quanh các vấn đề vềcấu tạo từ và trường nghĩa qua các câu hỏi và câu trả lời trong phân môn Luyện
- Các tác giả Trần Mạnh Hưởng ( chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê PhươngNga khi biên soạn tài liệu việc sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việtlớp 2, 3 đã chú ý tới trò chơi cụ thể thích hợp với từng phân môn tuy nhiên tácgiả không đi sâu vào từng địa bàn đối tượng học sinh để có gợi ý sử dụng tròchơi hợp lý
- Nguyễn Minh Thuyết – Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt 2, có nói đến nội dungdạy mở rộng vốn từ song các vấn đề nêu ra mới dừng lại ở phạm vi chung chung.Tuy nhiên để có hệ thống, cụ thể từng trò chơi trong từng dạng bài mở rộng vốn
Trang 14Từ đó giúp các em có vốn từ phong phú, thuận lợi, dễ dàng hơn trong viếtvăn và giao tiếp.
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc tổ chức trò chơi trong dạy học mởrộng vốn từ cho học sinh lớp 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu về vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học mở rộng vốn từ ở lớp 2
- Xây dựng quy trình sử dụng trò chơi và tổ chức các trò chơi trong dạy học
mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2
6 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở tổ chức trò chơitrong phân môn Luyện từ và câu với các bài mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì khôngthể thiếu được các phương pháp nghiên cứu Có rất nhiều phương pháp trongnghiên cứu khoa học thường được áp dụng, với vấn đề này chúng tôi đã sử dụngcác phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các vấn đề lý luận
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp thực nghiệm
Trang 15+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp điều tra
8 Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận khóa luận gồm ba chương:
Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương II: Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học mở rộng vốn từ ở lớp
2.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Trang 16NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Để đảm bảo khả năng thực thi cũng như tính có hiệu quả, tính thuyếtphục của hệ thống trò chơi được đưa ra trong khóa luận, chương này trình bàynhững cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống trò chơi để mở rộng vốn từ chohọc sinh lớp 2
Tính cố định, bất biến về âm thanh là điều kiện hết sức quan trọng giúp tanhận diện từ một cách dễ dàng Song cũng vì tính cố định và bất biến mà bảnthân hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ
Trang 17đặc điểm ngữ pháp của chúng Nói cách khác, ở tiếng Việt, "đặc điểm ngữ phápcủa từ không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ,trong tương quan của nó với các từ khác trong câu" [3, tr.21].
1.1.1.2 Chức năng của từ
Trong ngôn ngữ có những từ thực hiện chức năng này, lại có những từ thựchiện chức năng kia (chức năng định danh, chức năng miêu tả, chức năng biểuthái, hiệu lệnh, đưa đẩy, chức năng tạo câu,…) Tuy nhiên, trong tiếng Việt có bộphận lớn các từ có nhiều chức năng Đó là các thực từ: nhà, cửa, đi, chạy, chua,ngọt,…vừa có chức năng dẫn xuất, vừa có chức năng định danh, vừa có chứcnăng biểu niệm Một số từ như: róc rách, thì thào, bập bùng, lấp loáng,…còn cóthêm chức năng biểu hiện
a Nhóm chức năng miêu tả: gồm có chức năng biểu vật, chức năng biểu niệm
và chức năng biểu hiện
Chức năng biểu vật là chức năng biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạtđộng, trạng thái của thế giới khách quan
VD: Nhà, xe, sách, vở, đi, chạy, nhảy, chua, ngọt, mặn,…
Chức năng biểu vật gồm có hai loại là chức năng định danh và chức năngdẫn xuất miêu tả
Chức năng định danh (gọi tên): Cách gọi tên theo lối tổng hợp tính Đó làcách gán một hình thức âm thanh cho sự vật, hiện tượng mà không có lý do,không cần giải thích lý do Ở các tên gọi, sự vật, hiện tượng hiện ra trực tiếptrong tổng thể của nó chứ không thông qua các đặc điểm Giống như Lênin viết:
“Gọi tên? Nhưng gọi tên là ngẫu nhiên và không biểu thị bản chất của sự vật”.VD: Nhà, xe, sách, vở, đi, chạy, nhảy, chua, ngọt, mặn,…
Trang 18Chức năng dẫn xuất: là đưa ra, dẫn ra các thuộc tính, các đặc điểm hay cácquan hệ của các sự vật, hiện tượng Đây là cách gọi tên có lý do, có thể giảithích Chính vì vậy dẫn xuất miểu tả bao giờ cũng làm cho từ luôn mới mẻ, hấpdẫn hơn chức năng định danh tổng hợp tính.
VD1: Đã, đang, sẽ,… dẫn xuất các tình thái của hoạt động
Và, cùng, với, của, vì, do…dẫn xuất của các quan hệ
VD2:
Người anh hùng áo vải chính là tên gọi theo lối miêu tả của vua QuangTrung
Vị cha già dân tộc chính là tên gọi theo lối miêu tả của Bác Hồ
Chức năng biểu niệm là chức năng biểu thị những khái niệm về sự vật,hiện tượng, hoạt động, tính chất, trạng thái,…của thực tế khách quan Đây là lốigọi tên có lý do So với chức năng biểu vật thì chức năng này cầu kì và phức tạphơn, ngoài ra nó có phần hạn chế với nhận thức của con người Do vậy, trongthực tế cuộc sống người ta hay dùng biểu vật Tuy nhiên chức năng biểu niệmcủa từ có ưu điểm là giúp con người nâng cao nhận thức và kích thích về mặtnhận thức
VD: Bộ phận của cơ thể động vật, có chức năng cầm, nắm, bưng, bê…là têngọi của từ “tay”
Chức năng biểu hiện là chức năng vẽ ra các hình ảnh, hình tượng hoặcbộc lộ các cảm xúc về sự vật, hiện tượng, tính chất…như nó vốn có trong thực tếkhách quan của từ Tất cả các từ láy của Tiếng Việt đều có chức năng biểu hiện.VD: lừ đừ, phờ phạc,lanh chanh, hấp tấp, lom khom,còm cõi,…
b Nhóm chức năng liên quan đến người dùng
Chức năng biểu thái là chức năng biểu thị thái độ, tình cảm của người nóiđối với các sự vật được gọi tên
Trang 19VD: trời ơi, eo ôi, chao ôi, à, ừ, nhỉ,…
Chức năng đưa đẩy là chức năng duy trì sự giao tiếp tạo ra mối thân hữugiữa người nói với người nghe trong giao tiếp của từ Đây là những từ rỗng vềthông tin nhưng lại có giá trị về giao tiếp nhằm duy trì mạch giao tiếp, làm giaotiếp không bị gián đoạn
VD: bẩm, thưa, à, ừ, này, nói chung, rõ chưa, thế à, nói trộm vía,…
Chức năng hiệu lệnh là chức năng của các từ nhằm hướng vào ngườinghe để thực hiện một chức năng nào đó
VD: hãy, đừng, chớ, cấm, phải, nên, cần…+ các từ đi kèm: nhỉ, nhé, rằng,đi…
c Nhóm chức năng liên hệ với bản thân hệ thống ngôn ngữ
Chức năng liên kết là chức năng của từ nhằm liên kết các thành phần câu,các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản
VD: và, cùng, để,song, hay, nhưng, hoặc, vì thế…cho,tuy…nhưng,…
Chức năng định phong cách là chức năng xác định về mặt phong cáchcủa từ
VD1: à, ư, nhỉ, nhé, hử, hỏi…thuộc phong cachsinh hoạt hàng ngày
VD2: chiếu theo, quyết định, điều 1, điều 2,…thuộc phong cách hànhchính- công vụ
VD3: dòng điện, điện trở, công suất, dữ liệu, trang web,…
Như vậy nhóm chức năng miêu tả và nhóm chức năng liên quan đến ngườidùng là những nhóm chức năng hướng ngoại (tức là chúng liên hệ với các yêu tốngoài ngôn ngữ Hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp,nội dung giao tiếp) Còn nhóm chức năng liên hệ với bản thân hệ thống ngônngữ là chức năng hướng nội
Trang 20Trong các chức năng này, ba chức năng biểu vật, biểu hiện, biểu niệm vàbiểu thái đặc biệt quan trọng, bởi chúng có liên quan đến ba thành phần ý nghĩacủa từ, là cơ sở để hình thành nên ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩabiểu thái.
1.1.1.3 Các thành phần ý nghĩa của từ
Tuỳ theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ cónhững thành phần ý nghĩa cơ bản sau đây:
- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật;
- Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm;
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái
Ba thành phần ý nghĩa trên được gọi chung là ý nghĩa từ vựng Ý nghĩa từvựng thường được đối lập với thành phần ý nghĩa thứ 4, đó là:
- Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp
Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính ổn định, bền vững tươngđối Chúng không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ
mà có Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa từ này với từ khác trong ngôn ngữquy định nên
Sự vật, hiện tượng, đặc điểm ngoài ngôn ngữ được từ biểu thị tạo nên ýnghĩa biểu vật của từ Nói cách khác, "ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật,hiện tượng trong thực tế vào ngôn ngữ" [3, tr.108] Ý nghĩa biểu vật khôngphải là sự vật, hiện tượng y như chúng có thực trong thực tế Chúng chỉ bắtnguồn từ đó mà thôi Nói như vậy có nghĩa là nghĩa biểu vật của từ không đồngnhất với sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động mà chỉ gợi ra sự vật, hiệntượng, thuộc tính, hành động
Trang 21Nghĩa biểu niệm của từ "là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng,khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nét nghĩa cónhững quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vậtcủa từ" [3, tr.118].
Nghĩa biểu niệm là sự liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm) Ví dụ:Nghĩa biểu niệm của từ "bàn" là: đồ dùng, có mặt phẳng được cách mặt nền bởicác chân, dùng để đặt đồ vật, sách vở khi viết
Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc củangười nói
Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiệntượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người Do đó cùng với têngọi, con người thường gửi kèm những cách đánh giá của mình Ví dụ, có những
từ khi phát âm lên đã gợi cho ta những cảm xúc sợ hãi, như: ma quái, chém giết,tàn sát ; lại có những từ giúp ta bộc lộ sự khinh bỉ, như: đê tiện, ton hót, bợđỡ, hoặc ngược lại bộc lộ sự tôn trọng, như: cao quí, ca ngợi, đàng hoàng,thẳng thắn, v.v
Tóm lại, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các loạinghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ Vì từ là một thể thống nhất cho nên cácthành phần ý nghĩa trên là những phương diện khác nhau của cái thể thống nhất
đó Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặtmột nhưng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫnnhau giữa chúng
1.1.1.4 Khái niệm về trường nghĩa
Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng khônghiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên Những
Trang 22quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệthống con thích hợp Có nghĩa là, tính hệ thống về ngữ nghĩa trong lòng từ vựng
và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu
Người ta có thể chia hệ thống từ vựng thành các trường nghĩa, tuỳ theo từngtiêu chí Cụ thể, người ta có thể chia hệ thống từ vựng thành trường nghĩa biểuvật và trường nghĩa biểu niệm
- Trường biểu vật:
Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi sựvật, hiện tượng thực tế khách quan [3, tr.172] Cơ sở để xác lập trường nghĩabiểu vật là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ Ví dụ, trườngnghĩa biểu vật về động vật:
+ Tên các loài: gà, lợn, chó, trâu
+ Trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể: đầu, mỏ, đuôi, mõm
Trường nghĩa biểu niệm
- Trường nghĩa biểu niệm là "một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểuniệm" [3, tr.178]
Trang 23Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ.Cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ Ví dụ,nói về trường biểu niệm "vật thể nhân tạo", "thay thế hoặc tăng cường thao táclao động", "cầm tay" có thể chia thành các trường nhỏ, chẳng hạn:
+ Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm…
+ Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan…
+ Dụng cụ mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm dựa trên sựphân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ Nó phản ánh hai cách nhìn từ vựng
ở hai góc độ khác nhau Tuy nhiên, hai loại trường nghĩa này có liên hệ vớinhau: Nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn
để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật Ngược lại, nếu cần phân biệt mộttrường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét nghĩa kháctrong cấu trúc biểu niệm:
Cả trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm đều thuộc loại trườngnghĩa dọc
- Trường nghĩa tuyến tính (còn gọi là trường nghĩa ngang):
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồitìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ,câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ Ví dụ, trường nghĩa tuyến tính của từ đi lànhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng, ra, vào, lên, xuống, giày, dép, găng, tất v.v Như vậy, các từ trong cùng một trường tuyến tính là những từ thường xuấthiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản Các từ cùng nằm trong một trườngtuyến tính có quan hệ với nhau không chỉ về phương diện nội dung mà còn cả vềphương diện ngữ pháp
Trang 24- Trường liên tưởng là tập hợp bao gồm những từ cùng nằm trong trườngbiểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấutrúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm Trong trường liêntưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từtrung tâm trong những ngữ cảnh có chủ điểm tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại.
Ý nghĩa biểu vật của những từ trong trường liên tưởng có thể giống nhau,nhưng cũng có những từ khác nhau về nghĩa Do tính chất này mà các trườngliên tưởng thường không ổn định
Tóm lại: Nói đến các kiểu quan hệ của ngôn ngữ không thể không nói đếnhai dạng quan hệ, đó là quan hệ ngang và quan hệ dọc Theo hai dạng quan hệ đó
có thể có hai loại trường nghĩa là trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc
Trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm thuộc kiểu trường nghĩadọc, trường nghĩa tuyến tính thuộc kiểu trường nghĩa ngang Trường nghĩa liêntưởng là kiểu trường nghĩa có tác động sâu sắc đối với việc sử dụng từ ngữ vàvừa có tính chất của một trường nghĩa ngang, vừa mang tính chất của một trườngnghĩa dọc
Các trường nghĩa có vai trò quan trọng, là cơ sở để tập hợp từ trong kiểu bài
Trang 25tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết củatrẻ – trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi.
Hay có thể hiểu một cách đơn giản: trò chơi học tập là một loại trò chơi cóluật Thông qua trò chơi, nhiệm vụ giáo dục được giải quyết
Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt mà các nhà sư phạm sử dụngtrong dạy học nhằm đạt những kết quả cao trong việc nhận thức của học sinh,củng cố kĩ năng, củng cố tri thức
Luật chơi của trò chơi học tập
Trò chơi học tập có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, khôngđòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện
Ý thức được tác dụng to lớn của trò chơi học tập đối với việc giáo dục trẻ
em Các nhà giáo dục, các nhà tâm lý đã có những công trình nghiên cứu bổ ích
về lĩnh vực này như: A.X Makarenko – Nhà giáo dục vĩ đại, L X xlavina, K.D.Usinxki, N X Lukin…
Trên tinh thần đó “ học mà chơi, chơi mà học” là một quan điểm đúng đắntrong quá trình hướng dẫn và tổ chức chơi cho các em Trò chơi học tập vừa chútrọng mục đích giải trí nhưng quan trọng hơn là phát triển tư duy cho học sinh
1.1.2.2 Vai trò của trò chơi học tập
Vui chơi chiếm vị trí đáng kể trong đời sống của các em, đặc biệt giai đoạnđầu bậc Tiểu học Thông qua trò chơi trẻ dần hoàn thiện các thuộc tính tâm lý,nhân cách, trí tuệ và cả thể lực cũng được nâng lên Có nghĩa là trẻ em “ lớn” lêntrong vui chơi
Khi chơi trẻ được hoạt động, được nhận thức hiện thực khách quan mộtcách cụ thể và để trả lời kích thích biến đổi thực tiễn trong lúc chơi: Hình
Trang 26thành cho trẻ các khả năng quan sát, óc phán đoán, suy luận; phối hợp tậpthể; hoàn thiện khả năng ngôn ngữ mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau,song trò chơi nhìn chung là giúp các em rèn luyện những đức tính quý báu.Đồng thời trò chơi còn giúp các em hoàn thiện các kĩ năng ứng dụng học vấnvào cuộc sống hàng ngày.
1.1.2.3 Phân loại trò chơi học tập
Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập:
- Phân loại theo mục tiêu dạy học:
+ Trò chơi hình thành kiến thức
+ Trò chơi hình thành thái độ
+ Trò chơi hình thành hành vi, thói quen…
- Phân loại theo tiến trình bài học:
Tuy nhiên, các cách phân loại trên cũng chỉ mang tính chất tương đối
1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2
Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể trẻ đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể làcác hệ cơ quan chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ
Trang 27không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh
và ở môi trường thiếu dưỡng khí
Học sinh tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khichúng không tập trung cao độ Vì vậy trong quá trình dạy và học giáo viên phảitạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên cho học sinh được luyện tập.Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiệntượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh
Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các emchóng chán Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạyhọc, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các tròchơi xen kẽ…để củng cố, khắc sâu kiến thức
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kiểu bài mở rộng vốn từ ở Tiểu học
1.2.1.1 Nhiệm vụ dạy học
Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy từ ở Tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng,
là giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ( phong phú hóa vốn từ) ; nắm nghĩacủa từ ( chính xác hóa vốn từ) ; quản lý, phân loại vốn từ ( hệ thống hóa vốn từ)
và luyện tập sử dụng từ ( tích cực hóa vốn từ)
1.2.1.2 Nội dung dạy học MRVT
Việc dạy học mở rộng vốn từ và tích lũy vốn từ một cách có hiệu quả, pháttriển được vốn từ ở các em đặt ra cho giáo viên tiểu học là một vấn đề không hềđơn giản Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy:
Trang 28Vấn đề dạy học mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 2đến lớp 5 được sắp xếp từ dễ đến khó, phù hợp với quá trình tư duy và nhận thứccủa các em.
Nội dung vốn từ cung cấp cho học sinh: Ngoài các từ ngữ được dạy qua cácbài tập đọc, chính tả, tập viết… học sinh được cung cấp vốn từ một cách có hệthống trong các bài từ ngữ theo chủ đề Chương trình đã xác định vốn từ cầncung cấp cho học sinh Đó là những từ ngữ thông dụng tối thiểu về thế giới xungquanh như công việc của học sinh ở trường và ở nhà, tình cảm gia đình và vẻ đẹpthiên nhiên, đất nước, những phẩm chất và hoạt động của con người… Những từngữ được dạy ở Tiểu học gắn với việc giáo dục cho học sinh tình yêu gia đình,nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động Chúng làm giàu nhậnthức, mở rộng tầm mắt của học sinh, giúp các em nhận thấy vẻ đẹp của quêhương, đất nước, con người, dạy các em biết yêu và ghét
Ở chương trình lớp 2: học sinh được học thêm khoảng 300- 350 từ ngữ( kể
cả thành ngữ, tục ngữ quen thuộc và nghĩa của một số yếu tố gốc Hán thôngdụng) theo các chủ điểm:
Chủ điểm 6: Cha mẹ – MRVT: từ ngữ về tình cảm, từ ngữ về côngviệc gia đình
Chủ điểm 7: Anh em – MRVT: từ ngữ về tình cảm gia đình
Chủ điểm 8: Bạn trong nhà – MRVT: từ ngữ về vật nuôi
Trang 29 Chủ điểm 9: Bốn mùa – MRVT: từ ngữ về các mùa, từ ngữ về thời tiết
Chủ điểm 10: Chim chóc – MRVT: từ ngữ về chim chóc, từ ngữ về loài chim
Chủ điểm 11: Muông thú – MRVT: từ ngữ về muông thú, từ ngữ về loài thú
Chủ điểm 12: Sông biển – MRVT: từ ngữ về sông biển
Chủ điểm 13: Cây cối – MRVT: từ ngữ về cây cối
Chủ điểm 14: Bác Hồ – MRVT: từ ngữ về Bác Hồ
Chủ điểm 15: Nhân dân – MRVT: từ ngữ chỉ nghề nghiệp
Thực chất các từ này bổ sung cho vốn từ về thế giới xung quanh gần vớicác em và vốn từ về chính bản thân các em; học sinh còn nhận biết được ýnghĩa chung của từng lớp từ (từ chỉ người, vật, sự vật, từ chỉ hoạt động trạngthái, từ chỉ đặc điểm, tuy nhiên chưa yêu cầu học sinh hiểu các khái niệmdanh từ, động từ, tính từ) Ngoài ra học sinh được nhật biết nghĩa một sốthành ngữ tục ngữ, làm quen với cách giải nghĩa thông thường, nhận biết tênriêng và cách viết hoa tên riêng
Trong chương trinh sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, tất cả các bài mở rộngvốn từ không có một tiết lý thuyết nào, học sinh tiếp thu kiến thức và rèn luyện
kỹ năng hoàn toàn thông qua hệ thông các bài tập
Có ba kiểu bài tập:
- Kiểu bài tập mở rộng vốn từ qua tranh vẽ
- Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa
- Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo
1.2.2 Thực trạng việc dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học qua
trò chơi
Qua thực tế, tôi thấy trong các giờ dạy hầu hết giáo viên đều mong các emhọc sinh hiểu bài, vận dụng lý thuyết để làm được bài tập và tham gia vào hoạt
Trang 30động giao tiếp Tất cả giáo viên đều nhận thấy ý nghĩa, tác dụng của việc mởrộng vốn từ là không thể thiếu được Nếu không có vốn từ thì không thể học tập
và giao tiếp được Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề: Nhiều giáo viên vẫncòn lúng túng, thiếu tự tin, còn có những sai sót trong khi dạy nên giờ học chưađạt kết quả cao Trong quá trình cung cấp tri thức cho học sinh, giáo viên chưathực sự chú trọng đến phương pháp Họ chỉ chú trọng là làm sao truyền tải hếtnội dung sách giáo khoa Vì lý do đó mà việc dạy học phần mở rộng vốn từ chưađạt được kết quả cao
Trong thời gian gần đây, trò chơi học tập đã được nhiều giáo viên quan tâm
sử dụng Họ đã sáng tạo và áp dụng nhiều hơn trong quá trình dạy học các mônhọc ở Tiểu học nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng Tuy còn nhiều bỡngỡ và lúng túng, song không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của tròchơi học tập đối với việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Muốn học sinh học tập tốt thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyềnđạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn
và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tậpmột cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽdiễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao Nó là một trongnhững nguyên nhân gây cản trở cho việc đào tạo các em thành những con ngườinăng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với cuộc sống diễn ra hàng ngày.Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạyhọc; hướng tới “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực” Vì vậy ngườigiáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các
em tham gia vào các hoạt động học tập Trò chơi học tập là hoạt động mà các
em hứng thú nhất Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội tri thức của họcmột cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho
Trang 31các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm Khi chúng ta đưa
ra được các trò chơi thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học
sẽ ngày càng nâng cao
Mặt khác trò chơi học tập rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinhtiểu học Một trong những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học là “vừadạy, vừa dỗ”, “ vui mà học, học mà vui” Chính vì vậy trò chơi học tập là mộttrong những phương pháp dạy học dễ tạo được hứng thú nhất, từ đó thúc đẩynhanh quá trình nhận thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh
Ở Tiểu học môn Tiếng Việt có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhâncách cho học sinh Việc dạy tốt môn học này sẽ góp phần thực hiện mục tiêugiáo dục hiện nay, hình thành nhân cách và phẩm chất người lao động Việt Nammới đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới Tuyvậy trong quá trình thực tập, đứng lớp, dự giảng chúng tôi thấy việc dạy họcTiếng Việt hiện nay mặc dù đã được coi trọng nhưng trong quá trình thực giảngcòn khô khan và theo những quy trình dạy học cứng nhắc Trong giờ học giáoviên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải Hình thức tổ chứcdạy học trong các hoạt động còn đơn điệu, sau giờ học, học sinh không biết vậndụng kiến thức đã học vào thực tế Bên cạnh đó, một số giáo viên tiểu học đã có
ý thức sử dụng trò chơi trong dạy học mở rộng vốn từ Tuy nhiên giáo viên chủyếu sử dụng hình thức trò chơi thi đua giữa các nhóm Cách tổ chức đơn điệu,không khí vui học chưa rõ
Không thể phủ mức độ cần thiết cũng như vai trò tích cực của trò chơi trongdạy học Tiếng Việt, phần lớn giáo viên thường xuyên sử dụng trò chơi trong dạyhọc Tiếng Việt Trong từng phân môn, từng tiết học cụ thể, điều kiện cụ thể màgiáo viên có thể lựa chọn và sử dụng cho phù hợp Trò chơi có thể lấy từ nhiềunguồn khác nhau
Trang 32Tuy vậy khâu lựa chọn trò chơi là khâu khó khăn nhất đa số giáo viên vìngoài yêu cầu đảm bảo tính giáo dục, tính sư phạm, tính vừa sức thì trò chơi họctập còn phải phù hợp với từng phân môn, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chấtcủa nhà trường, phải chuẩn bị công phu… Đây cũng là một phần lý do khiến chotrò chơi học tập nói chung và trong môn Tiếng Việt nói riêng chưa phát huyđược hết khả năng to lớn vốn có của nó.
Nhận thức được sự cần thiết của trò chơi học tập đối với các môn học nóichung và đối với môn Tiếng Việt nói riêng, trong những năm vừa qua bên cạnhviệc thay sách giáo khoa thì đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức cách tiếpcận giờ dạy cùng với hình thức tổ chức phong phú và linh hoạt làm cho quá trìnhdạy học đạt hiệu quả đạt mục tiêu giáo dục đề ra là ưu tiên hàng đầu Trong đótrò chơi và tổ chức trò chơi trong giờ học Tiếng Việt được xem như là một giảipháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt hiệu quả
Trang 33
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MỞ RỘNG
VỐN TỪ Ở LỚP 2
2.1 Nguyên tắc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học mở rộng vốn từ.
2.1.1 Căn cứ vào đối tượng học sinh
Giáo viên phải hiểu được học sinh Tức là hiểu đối tượng của mình là ai?
Có những đặc điểm tâm – sinh lý gì khác biệt so với các lứa tuổi khác?
Giáo viên dựa vào nội dung bài học, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể
mà lựa chọn trò chơi phù hợp
2.1.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng trò chơi học tập
Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố trithức, kĩ năng học tập cho học sinh ( giữa hai mục đích trên nên coi trọng mụcđích thứ hai hơn)
Sử dụng trò chơi học tập nhằm làm cho quá trình tiếp thu tri thức, rèn luyện
kĩ năng của học sinh thêm sự sinh động, hấp dẫn do đó hiệu quả học tập tăng lên
2.1.3 Căn cứ vào nội dung của bài học
Trò chơi học tập phải gắn với các tri thức, kĩ năng của một môn học ( lĩnhvực tri thức, kĩ năng nào đó) Nói cách khác, khi sáng tạo và áp dụng các trò chơihọc tập người giáo viên dựa vào kiến thức, kĩ năng của Tiếng Việt
Giáo viên dựa vào nội dung của bài học, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụthể mà lựa chọn trò chơi phù hợp
Trang 342.1.4 Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học
Không gian của lớp học, kiểu và kích cỡ bàn ghế của học sinh… lànhững yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tổ chức các trò chơi trong giờhọc Tiếng Việt
2.1.5 Yêu cầu sư phạm khi tổ chức trò chơi học tập
lý, phù hợp với đặc trưng của môn học qua đó đạt được mục tiêu của giáo dục đã
đề ra Không có phương pháp nào là vạn năng cả Hiệu quả của quá trình dạyhọc phụ thuộc vào tài năng và sự vận dụng của người giáo viên Hay nói cáchkhác giáo viên chính là người quyết định sự thành công của giờ dạy là như thế
Trang 35- Tổ chức giờ học có trò chơi nhất thiết phải đi đôi với việc đổi mới phươngpháp giảng dạy học.
2.2 Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mở rộng vốn từ ở lớp 2
Có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề cách thức tổ chức trò chơi học tập trongmôn Tiếng Việt Nhưng dù tổ chức theo cách thức nào trước hết giáo viên cũngphải tự làm giàu ngân hàng trò chơi của mình, xác định rõ mục đích khi tổ chứcmỗi trò chơi và chuẩn bị thật chu đáo, kĩ lưỡng
Giáo viên cần sưu tầm bổ sung trò chơi làm cho trò chơi luôn mới và hấpdẫn đối với học sinh và phải linh hoạt trong cách tổ chức tránh lặp lại gây cảmgiác nhàm chán cho học sinh và không đạt được yêu cầu đề ra Muốn vậy giáoviên phải có “ ngân hàng” trò chơi riêng cho mình để tránh tình trạng “ cụt vốn”.Trước khi xác định cách thức tổ chức trò chơi, cần xác định rõ mục đíchđưa ra trò chơi vào để làm gì? Sau khi chơi trẻ sẽ thu nhận được gì? Nên đưa ratrò chơi nào?
2.2.1 Chuẩn bị cho trò chơi
Đây là bước quan trọng, vì khi chuẩn bị chu đáo chúng ta đã có 50%thành công
Để trò chơi diễn ra thành công thì sự chuẩn bị của người giáo viên mangtính tiên quyết Để trò chơi diễn ra thành công giáo viên phải chuẩn bị về đạo cụ,không gian, thời gian, các thành phần tham gia điều kiện lớp học, cơ sở vật chấtcủa nhà trường…
2.2.2 Các bước tiến hành tổ chức trò chơi học tập
Trang 36Đây là bước có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của quá trình sử dụng tròchơi học tập Và thường được tiến hành theo 5 bước như sau:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi:
- Nêu tên trò chơi
- Giới thiệu đồ dùng để tham gia chơi
- Hướng dẫn cách chơi
- Phân chia nhóm chơi( đội chơi)
Bước 2: Chơi thử (nếu cần)
Bước 3: Giới thiệu luật chơi
Bước 4: Tổ chức cho các đội chơi theo luật
Bước 5: Nhận xét đánh giá
Lưu ý:
+ Thưởng – phạt phải công minh đúng luật, sao cho người chơi chấp nhậnthoải mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tậpcủa học sinh
+ Thưởng những học sinh, những nhóm tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật
và thắng trong cuộc chơi Hình thức: khen ngợi, khích lệ bằng tràng pháo tay…+ Phạt những học sinh, những nhóm học sinh bằng hình thức đơn giản:chào đội thắng cuộc, kể chuyện vui, hát một bài, nhảy lò cò, múa…
2.3 Hoạt động tổ chức trò chơi học tập trong dạy học mở rộng vốn từ
2.3.1 Nhóm 1: Các trò chơi được vận dụng vào giải các bài tập
2.3.1.1 Tổ chức trò chơi với kiểu bài MRVT qua tranh vẽ
Một số trò chơi trong dạy học bài MRVT qua tranh vẽ
Trang 37- Trò chơi “ Tìm kẻ trú ẩn”
- Trò chơi “ Ghép nhanh tên cho hình”
- Trò chơi “ Tìm từ cho tranh”
…
Trò chơi “ Tìm kẻ trú ẩn”
A Mục đích
- Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh
- Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi
- Băng dính, nam châm hoặc hồ dán
C Cách tiến hành
- Giáo viên nêu yêu cầu: Kẻ trú ẩn trong mỗi bức tranh là đồ vật ẩn chứatrong bức tranh đó Nhiệm vụ của các em là tìm ra những đồ vật đó, số lượng làbao nhiêu? rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị Trong khoảng 4 phút, nhóm nào tìm được
đủ số lượng đồ vật ( tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất
- Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra ( hoặc trongsách giáo khoa TV2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và sốlượng mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm ( thời gian 4 phút)
- Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng Giáo viênhướng dẫn cả lớp hô “ đúng” ( hoặc “ sai”, hoặc “ thiếu” ) giáo viên trợ giúp việcxác nhận kết quả của từng nhóm
Trang 38- Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng
đồ vật tìm được để xếp giải nhất, giải nhì, giải ba ( có thể đồng giải nhất, nhì, bahoặc yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng
Chú ý:
Trò chơi vận dụng được vào các bài tập
+ Bài 3 (Tuần 6 - trang 52) Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong các tranh sau.Cho biết mỗi đồ vật ấy được dùng để làm gì
+ Bài 1 (Tuần 11 - trang 90) Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh sau
và cho biết mỗi vật dùng để làm gì
Trò chơi “Ghép nhanh tên cho hình”
A Mục đích
- Mở rộng vốn từ
- Ghép nhanh từ với đồ vật, hình vẽ tương ứng
- Có biểu tượng về nghĩa của từ
B Chuẩn bị
- Tranh ảnh, đồ vật thật theo yêu cầu bài: 3 bộ
- Thẻ ghi tên các tranh ảnh, đồ vật thật: 3 bộ
C Cách tiến hành
- 3 nhóm chơi/ lần (mỗi nhóm 4 - 8 h/s tuỳ vào số lượng tranh ảnh có trong bài)
- Các tranh (ảnh, đồ vật) xếp thành 3 nhóm
- Luật chơi: Khi giáo viên nêu yêu cầu: Ghép nhanh tên cho các sự vật thì h/
s cùng tiếp sức thi đua gắn thẻ vào đồ vật (ảnh, tranh) tương ứng Nếu nhóm nàogắn đúng, nhanh nhất là nhóm thắng cuộc
Chú ý:
Trò chơi được vận dụng ở các bài
Trang 39+ Bài 1 (Tuần 1 - trang 8) Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việcđược vẽ dưới đây:
(học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo)
Mẫu 1: 1 trường học, 5 hoa hồng
+ Bài 1 (tuần 3 - trang 26) Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật,cây cối …) được vẽ dưới đây
+ Bài 1 (Tuần 17 trang 142) Chọn cho mỗi con vật dưới đây mỗi từ chỉđúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khoẻ, trung thành
+ Bài 1 (Tuần 22 - trang 35) Nói tên các loài chim trong những tranh sau:(đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt)
+ Bài 1 (Tuần 24 - trang 55) Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một
từ chỉ đúng đặc điểm của chúng: tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành,nhanh nhẹn
2.3.1.2 Tổ chức trò chơi với kiểu bài MRVT theo quan hệ ngữ nghĩa
Một số trò chơi trong dạy học bài MRVT theo quan hệ ngữ nghĩa
- Trò chơi “ Tìm nhanh từ cùng chủ đề”
- Trò chơi “ Tìm nhanh từ đồng nghĩa”
- Trò chơi “ Tìm nhanh từ trái nghĩa”
- Trò chơi “ Phân nhanh các từ cùng nhóm”
Trang 40+ Nhận biết nhanh từ trái nghĩa
+ Mở rộng vốn từ, luyện trí thông minh, tính nhanh nhẹn
B Chuẩn bị:
- Giáo viên viết sẵn các cặp từ trái nghĩa vào 2 mặt của các bảng con
C Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu: Tìm nhanh từ trái nghĩa
- Luật chơi: Giáo viên giơ từng bảng con có từ trong đề bài Gõ tín hiệuthước để học sinh xung phong giơ tay chơi Những học sinh giơ tay trước hiệulệnh bị phạm quy không được dự chơi
Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh giơ tay nêu từ trái nghĩa tìm được khi họcsinh đọc xong, giáo viên quay đáp án ở mặt sau bảng Nếu đúng thì học sinh đóđược lớp khen nếu sai thì thôi
+ Bài 1 (Tuần 32 - trang 120) : Xếp các từ dưới đây thành những từng cặp
có nghĩa trái ngược nhau
a Đẹp, ngắn, nóng, thấp, lành, xấu, cao, dài
b Lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen
c Trời, trên, đất, ngày, dưới, đêm
Mẫu: nóng - lạnh
+ Bài 2 (Tuần 34 - trang 137) Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ tráinghĩa với nó: