1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ việt nam singapore trong thế kỷ XXI tiểu luận cao học

29 2,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 59,99 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Sau công cuộc đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đưa nước ta dần dần đi lên và ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Về đối ngoại, Đảng ta tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia lớn nhỏ trong khu vực cũng như ngoài khu vực, đặc biệt là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khối ASEAN trong đó có Singapore. Trên thực tế Singapore có quan hệ rất sớm với Việt Nam. Ngay từ đầu những năm 90, mối quan hệ giữa hai nước đã tiến triển đáng kể cùng với sự phát triển chung của tình hình khu vực và thế giới. Từ đó tới nay Singapore luôn là một trong các bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Singapore đã khẳng định tầm quan trọng của mình trong mối quan hệ hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, đầu tư, giáo dục…Sự hợp tác song phương của hai nước đã đem lại một trong những lợi ích lớn về hợp tác khu vực đó là xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 để bảo đảm sự tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài của cả khu vực. Hiện nay, Đảng ta vẫn luôn khẳng định rằng vị thế và chính sách đối ngoại của Việt Nam: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực. Là thành viên có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam sẵn sàng cùng Singapore và các nước ASEAN quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, gắn kết, vững mạnh vì một khu vực Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Vì vậy, tôi chọn đề tài tiểu luận về mối “Quan hệ Việt Nam Singapore trong thế kỷ XXI” để ngày càng hiểu rõ hơn về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa Việt Nam Singapore là một nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Có một số cuốn sách, tạp chí…đã đề cập tới. Như cuốn Lịch sử quan hệ Việt Nam Singapore (1965 2005) của TS Phạm Thị Ngọc Thu xuất bản năm 2011, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách này giúp tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đâu là chỗ dựa cho Việt Nam về quan hệ đối ngoại trong thời kỳ toàn cầu hóa…

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau công cuộc đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạonhân dân vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đưa nước ta dần dần đi lên và ổnđịnh chính trị, xã hội, phát triển kinh tế và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới

Về đối ngoại, Đảng ta tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ,

mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ với phương châm “ViệtNam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới” Chúng ta đã cóquan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia lớn nhỏ trong khu vực cũng nhưngoài khu vực, đặc biệt là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trongkhối ASEAN trong đó có Singapore Trên thực tế Singapore có quan hệ rấtsớm với Việt Nam Ngay từ đầu những năm 90, mối quan hệ giữa hai nước đãtiến triển đáng kể cùng với sự phát triển chung của tình hình khu vực và thếgiới Từ đó tới nay Singapore luôn là một trong các bạn hàng lớn nhất củaViệt Nam Singapore đã khẳng định tầm quan trọng của mình trong mối quan

hệ hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, đầu tư,giáo dục…Sự hợp tác song phương của hai nước đã đem lại một trong nhữnglợi ích lớn về hợp tác khu vực đó là xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm

2015 để bảo đảm sự tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài của cả khu vực

Hiện nay, Đảng ta vẫn luôn khẳng định rằng vị thế và chính sách đốingoại của Việt Nam: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; coi trọng và dành

ưu tiên cao cho việc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực Là thànhviên có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam sẵn sàng cùng Singapore và cácnước ASEAN quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, gắn kết, vữngmạnh vì một khu vực Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Vì vậy, tôi chọn đề tài tiểu luận về mối “Quan hệ Việt Nam Singapore trong thế kỷ XXI” để ngày càng hiểu rõ hơn về quan hệ đối tác

-chiến lược giữa hai quốc gia này

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Mối quan hệ giữa Việt Nam - Singapore là một nội dung nhận đượcnhiều sự quan tâm nghiên cứu Có một số cuốn sách, tạp chí…đã đề cập tới

Trang 2

Như cuốn Lịch sử quan hệ Việt Nam - Singapore (1965 - 2005) của TS PhạmThị Ngọc Thu xuất bản năm 2011, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.Cuốn sách này giúp tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đâu là chỗ dựa cho ViệtNam về quan hệ đối ngoại trong thời kỳ toàn cầu hóa…

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng là mối quan hệ giữa Việt Nam và Singapore

- Phạm vi là mối quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thươngmại, đầu tư, giáo dục đào tạo…giữa hai quốc gia

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nhằm làm rõ mối quan hệ đối tác, chiến lược giữa Việt Nam

- Singapore trên các lĩnh vực

- Nhiệm vụ phân tích, đánh giá các nội dung sau:

+ Những nhân tố cơ bản tác động đến mối quan hệ giữa Việt Nam Singapore

-+ Thực trạng quan hệ Việt Nam - Singapore những năm đầu thế kỷ XXI+ Triển vọng trong quan hệ Việt - Sing

5 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

- Cơ sở lý luận: Dựa trên đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểmcủa Đảng, Nhà nước ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đối ngoại để

từ đó nghiên cứu vấn đề

- Cơ sở thực tiễn: hoạt động ngoại giao giữa hai quốc gia thông qua cácchuyến thăm viếng của cán bộ cấp cao của hai quốc gia và những thành tựuđạt được trong quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực từ đó ngày càng nâng caoquan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam - Singapore

6 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic lịch sử…

7 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận gồm Phần mở đầu, nội dung và kết luận

Phần nội dung gồm 3 chương, 8 tiết và phần danh mục tài liệu thamkhảo

Trang 3

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - SINGAPORE

1 Tình hình khu vực

Đông Nam Á là khu vực nằm ở vùng đông - nam lục địa Châu Á, baogồm 11 quốc gia Tổng diện tích khu vực gần 4,5 triệu km2 Ưu thế nổi bật vềđiều kiện tự nhiên của khu vực này là hầu hết các quốc gia đều tiếp cận biển

và đại dương, nằm trấn giữa các đường hang hải quốc tế nối Ấn Độ Dươngvới Thái Bình Dương và tiếp cận với các quốc gia thuộc Châu Đại Dương.Mặt khác, Đông Nam Á có vị trí chiến lược rất quan trọng, nằm giữa Ấn Độ

và Trung Quốc, gần Nhật Bản, tiếp giáp với Australia, trong khu vực lại cónhững hải cảng quan trọng như Malắcca, Singapore, Đà Nẵng…với vị tríchiến lược của mình cùng với tiềm năng phát triển hải quân rất lớn của nhiềuquốc gia trong khu vực đã khiến Đông Nam Á trở thành một vùng địa chínhtrị hết sức nhạy cảm trong toan tính chiến lược của các cường quốc

Về tài nguyên thiên nhiên thì Đông Nam Á là vùng giàu khoáng sản Khíhậu bao trùm là nhiệt đới - xích đạo Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trữlượng nước dồi dào, thực vật tự nhiên phong phú Đây là những điều kiệnthuận lợi để phát triển kinh tế

Khu vực Đông Nam Á là nơi cư trú của nhiều dân tộc có nguồn gốc,tiếng nói, tôn giáo khác nhau Các quốc gia dân tộc trong vùng có chungnhiều bản sắc, phong tục, tập quán, giá trị văn hóa…Trên cơ sở thống nhấtvăn hóa bền chặt này, và tác động của hang loạt các nhân tố khác, Đông Nam

Á nổi lên như một thực thể địa kinh tế, địa chính trị vừa thống nhất vừa đadạng trong lịch sử hiện đại

Với vai trò địa chiến lược và tốc độ phát triển kinh tế, Đông Nam Á cótầm quan trọng ngày càng lớn trong chiến lược ảnh hưởng của các cườngquốc thế giới Thực tế cho thấy các cuộc chiến tranh và khủng hoảng diễn ra

Trang 4

trong gần nửa thế kỷ qua tại khu vực đều có nguyên nhân sâu xa là sự canthiệp từ bên ngoài Tình hình đó kết hợp với cuộc đấu tranh chính trị - xã hộicủa mỗi nước đẫ dẫn đến những thay đổi trong quan hệ giữa các nước Hiệnnay các nước trong khu vực đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn hòabình, ổn định, hợp tác và phát triển.

2 Tình hình của hai nước

2.1 Tình hình của Việt Nam

Kinh tế Việt Nam:

Là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế giới xéttheo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xéttheo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Tổng Thu nhậpnội địa GDP năm 2011 là 124 tỷ USD Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộccao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài Đảng Cộng sản ViệtNam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Từ năm 1976, do chỉ một đảng lãnh đạo đất nước, sựthăng trầm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ai lãnh đạo vàcác chính sách của Đảng Cộng sản và Chính phủ đưa ra

Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên HiệpQuốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàngThế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự

do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ViệtNam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.Kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của Chính Phủ còn nhiều vấn đề tồn tạicần giải quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô

đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế nước này, cộng vớiviệc điều hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên tục gặp lạm phát cũng nhưnguy cơ đình đốn nền kinh tế

Tiền tệ: Đồng Việt Nam (đ);

Trang 5

Năm tài chính: Chương trình nghị sự;

Tổ chức kinh tế: AFTA, WTO, APEC, ASEAN, FAO;

GDP (PPP): 320.879 tỷ USD (ước tính 2012);

(DN) 135.411 tỷ USD (ước tính 2012.);

Tăng trưởng GDP: +5,03% (ước tính 2012);

GDP đầu người (PPP): 3,549 USD (ước tính 2012);

GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (20,1%), Công nghiệp (41,8%), Dịch

vụ (39%) (ước tính 2006);

Lạm phát (CPI): 6,81% (2012);

Tỷ lệ nghèo: 11,3% - 11,5% (2012 ước tính);

Lực lượng lao động: 52,58 triệu (2012 ước tính);

Cơ cấu lao động theo nghề: Nông nghiệp (56.8%), Công nghiệp (37%),Dịch vụ (6.2%) (ước tính 2006);

Thất nghiệp: 1,99% (2012 ước tính);

Tài chính công: Nợ công 58,7% GDP (2011 ước tính), Thu 4,96% GDP(2011 ước tính), Chi 5,33% GDP (2011 ước tính), Viện trợ ODA: 6 tỷ USD(2011 ước tính)

Chính trị:

Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định nhà nước Việt Nam được xâydựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.Quyền lực nhà nước thống nhất, không phân chia, tuy nhiên có sự phân công

ra các lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp để phối hợp hoạt động

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan cao nhất cóquyền lập hiến và lập pháp Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, điềuhành tất cả các lĩnh vực của đất nước, đối nội, đối ngoại thông qua các thiếtchế từ trung ương đến địa phương Đặc biệt, Hiến pháp quy định quyền lãnhđạo cao nhất đối với nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam ViệtNam thực hiện chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền

Trang 6

Văn hóa:

Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ

sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:

Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạngtrên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có nhữngphong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinhhoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dungtrong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giaotiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệthuật

Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bốdân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tạiViệt Nam Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng củangười Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến nhữngsắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc Từ các vùngđất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộnvới văn hóa Ch ăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ Từ những vùng đấtmới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khơ me đến

sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên

Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việtcùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa củangười Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trongtrong hàng nghìn năm nay Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc

và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tâytrong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21 Việt Nam đã có những thay đổi

về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng cónhững khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại

Trang 7

Tôn giáo:

Các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạogiáo (được gọi là "Tam giáo") Có một số tôn giáo khác như Công giáo Rôma,Cao Đài và Hòa Hảo Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Phậtgiáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo

Phần đông đa số người dân Việt Nam xem họ là nhưng người không cótín ngưỡng, mặc dù họ cũng có đi đến các địa điểm tôn giáo vài lần trong mộtnăm Người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáothường được tập trung ở mặt thờ cúng, mặt giáo lý ít được quan tâm

Ngôn ngữ:

Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Namthành 8 nhóm ngôn ngữ của họ: Nhóm Việt-Mường, nhóm Tày-Thái, nhómDao-Hmông, nhóm Tạng-Miến, nhóm Hán, nhóm Môn-Khơ me, nhóm MãLai-Đa đảo, nhóm hỗn hợp Nam Á

Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chínhthức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngônngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việtđược 86% người dân sử dụng Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việtnhưng nó có sự khác biệt về mặt ngữ âm và từ vựng ở các vùng miền dẫn tớiphương ngữ tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau

từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam

Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết chung của người Việt và của Việt Nam,một số dân tộc khác cũng sử dụng song hành chữ viết của dân tộc mình nhưchữ Khơ me của người Khơ me ở Nam Bộ, chữ Akhar Thrah của ngườiChăm, chữ Thái của người Thái ở vùng Tây bắc, chữ Mnông của ngườiMnông ở Tây Nguyên, nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc mình cũng nhưtiếp nhận các tri thức mới từ chữ quốc ngữ dịch sang Theo thống kê hiện nay

có 26 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngoài chữQuốc ngữ

Trang 8

2.2 Tình hình của Singapore

Kinh tế Singapore:

Là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản Sự can thiệp củachính phủ vào vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa Singapore có môitrường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổnđịnh, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thếgiới xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử và hóa chất và dịch vụ lànguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tàinguyên thiên nhiên và hàng chưa gia công mà trong nước không có Do vậy

có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua cáchàng hóa chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu Singapore cũng cómột hải cảng chiến lược, có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thựchiện các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu Thành phố hải cảng củaSingapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa HồngKông và Thượng Hải Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ

sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáodục của đất nước trong việc đào tạo kỹ nghề cho công nhân, nó cũng là nềntảng cho việc phát triển kinh tế của đất nước

Tiền tệ: Đô la Singapore (SGD);

Năm tài chính: 1 tháng 4 - 31 tháng 3;

Tổ chức kinh tế: WTO, APEC;

GDP (PPP): 280 tỷ USD (2011);

Tăng trưởng GDP: 7.9% (2006);

GDP đầu người: 56000 USD (2011);

GDP theo lĩnh vực: Nông nghiệp 0%, công nghiệp 34.8%, dịch vụ65.2% (2006);

Lạm phát (CPI) 1% (2006);

Tỷ lệ nghèo: N/A;

Lực lượng lao động: 2,47 triệu (2006);

Trang 9

Văn hóa Singapore:

Hợp nhất trong đa dạng là triết lý phát triển của thành phố quốc tế này.Mặc dù vị trí địa lý đóng góp một phần trong sự thành công của Singapore,nhưng nhân tố chủ yếu của sự thành công này là chính là con người

Dù không được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng sức mạnhcủa Singapore lại nằm ở tinh thần làm việc cần cù, khả năng dễ thích nghi vàđức tính kiên cường của người dân nơi đây

Dân số Singapore vào khoảng 4 triệu người với 77% là người TrungHoa, 14% là người Mã Lai, 8% là người Ấn Độ, 1% là người lai Âu Á vàngười có nguồn gốc khác Cư dân nguyên thủy ở vùng đất này là ngư dân MãLai, nhưng kể từ khi Sir Stamford Raffles đến đây và thiết lập một trạm thôngthương buôn bán của người Anh, Singapore đã trở thành vùng đất có sức thuhút mạnh đối với dân di cư và các thương gia Những người này đếnSingapore từ các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan,

Trang 10

Ceylon (Sri Lanka), và Trung Đông để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹphơn cho bản thân và cho gia đình họ.

Mặc dù việc kết hôn qua lại giữa các sắc dân đã diễn ra nhiều năm, mỗinhóm chủng tộc ở Singapore vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mìnhđồng thời phát triển như một bộ phận không thể thiếu của cộng đồng dân cưSingapore

Ngôn ngữ:

Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai,tiếng phổ thông (Mandarin), tiếng Ta-min (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và SriLanka) và tiếng Anh Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh, hànhchính, và đuợc sử dụng rộng rãi Hầu hết mọi người dân Singapore đều nóiđược hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh Quốc ngữ của Singapore làtiếng Malay

Tôn Giáo:

Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khácnhau Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của cácgiáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lốikiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và nhữngmái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa Các tôn giáochính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo,Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáovào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giáo (TheoUniquely Singapore)

3 Lịch sử quan hệ Việt Nam - Singapore

Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 1/8/1973.Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứquán Singapore tại Hà Nội được thành lập Đảng ta và Đảng PAP cầm quyềntại Singapore thiết lập quan hệ chính thức từ tháng 10.1993 nhân chuyến thămSingapore của Tổng bí thư Đỗ Mười Từ đó đến nay, hai Đảng hiện duy trì

Trang 11

quan hệ tốt đẹp và đã triển khai nhiều biện pháp hợp tác như trao đổi Đoàncấp cao; trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng; kinh nghiệm lãnh đạo quản lý,phát triển đất nước, đào tạo cán bộ

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thăm chính thức Singapore từ ngày 16đến ngày 17-1-1978 Tháng 12-1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore vàtháng 9-1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập Sau khi ViệtNam tham gia Hiệp ước Bali (tháng 7-1992) và trở thành thành viên đầy đủcủa ASEAN vào tháng 7-1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạnphát triển mới về chất Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác vớiViệt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tácthương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á Đặc biệt, trong chuyếnthăm làm việc tại Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 3.2004),hai bên đã ký Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷXXI, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị vàhợp tác nhiều mặt giữa hai nước Theo tinh thần Tuyên bố chung này, năm

2005, hai nước đã ký chính thức Hiệp định khung về kết nối Việt Nam Singapore Hiệp định này đã góp phần đẩy mạnh hợp tác, trao đổi giữa ViệtNam và Singapore trên nhiều lĩnh vực

Trang 12

-Chương 2 QUAN HỆ VIỆT NAM - SINGAPORE NHỮNG NĂM

ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1 Quan hệ trên lĩnh vực chính trị

Kể từ năm 1991, hầu như năm nào lãnh đạo cấp cao hai nước đều thămviếng nhau và trao đổi đoàn từ cấp thứ trưởng diễn ra thường xuyên Mặc dùSingapore nổi tiếng là thực dụng trong quan hệ quốc tế, cả hai bên đều nhậnthấy cần đẩy mạnh quan hệ chính trị để làm cơ sở cho các mối quan hệ khác.Sau đây là những nét chính của quan hệ chính trị

Trong thập niên 90, các cuộc viếng thăm của lãnh đạo cấp cao hai nướcchủ yếu nhằm mục đích tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin sau nhiềuthập kỷ đối đầu căng thẳng

Chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập khu vực trởthành một trong những xu thế cơ bản trong quan hệ quốc tế Trong bối cảnhmới đó, cả Việt Nam và Singapore đều nhận thấy một khả năng tập hợp lựclượng mới đang hình thành giữa các nước trong khu vực nhằm đối phó vớinhững thách thức mới Sự khác biệt trong nhận thức về khu vực và thế giớigiữa các nước ASEAN cũ và ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia dần dầnđược thu hẹp Câu nói nổi tiếng của thủ tướng Thái Lan “biến Đông Dương từchiến trường thành thị trường” đã trở thành phương châm hành động của cảhai phía

Tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu một bướcngoặt quan trọng trong quan hệ quốc tế ở khu vực Sự kiện này không chỉxóa bỏ sự nghi kỵ giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũ, mà nhất là nó cònchứng tỏ sự thay đổi cơ bản về tính chất của quan hệ quốc tế trong thời kỳ sauchiến tranh lạnh Lợi ích dân tộc và sự gần gũi về địa lý đã giúp cho các nướcvượt qua các khác biệt để cùng phát huy vai trò và lợi thế của một tổ chứckhu vực trong quan hệ với các nước khác, đặc biệt với các nước lớn Việc

Trang 13

ASEAN mở rộng và bao gồm cả 10 nước trong khu vực năm 1998 là minhchứng cho sự thay đổi hoàn toàn tư duy về quan hệ quốc tế Lối lập luận theobạn thù và nặng về ý thức hệ đã nhường chỗ cho tư duy mới về tập hợp lựclượng Đó là các nước trong khu vực, mặc dù khác nhau về hệ thống chính trị

và xã hội, vẫn có thể tập hợp nhau lại trong một cơ chế khu vực vì lợi ích củamỗi nước và đồng thời vì lợi ích của cả hiệp hội

Bước vào thế kỷ XXI, tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng diễn

ra nhanh chóng Singapore là nước chủ trương đẩy nhanh quá trình liên kếtASEAN vừa vì lợi ích riêng vừa muốn giữ được vai trò chủ đạo của ASEANtrong quan hệ quốc tế tại khu vực Về phần mình, Việt Nam cũng thấy hộinhập khu vực là ưu tiên hàng đầu trong “đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,hoà bình, hợp tác và phát triển” và “chính sách đối ngoại rộng mở, đaphương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Việt Nam là bạn, đối tác tincậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trìnhhội nhập quốc tế và khu vực” Trong bối cảnh đó, hai nước tăng cường traođổi đoàn cấp cao và giữa các bộ Ngoại giao, Công an và Quốc phòng; quan

hệ hai nước ngày càng phát triển toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu theotình thần cùng có lợi và vì lợi ích chung của cả ASEAN

Việc hai nước quyết định miễn thị thực cho công dân của nhau tháng 12năm 2003 mang một ý nghĩa chính trị to lớn không những tác động đến cácnước trong khu vực, mà cả các nước khác quan tâm đến Đông Nam Á Đồngthời quyết định này cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế và dulịch giữa hai nước

Bắt đầu từ năm 2003, hai nước tiến hành tham khảo thường niên cấp thứtrưởng ngoại giao Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việc của Thủ tướng PhanVăn Khải tháng 3 năm 2004, hai bộ trưởng Ngoại giao đã thay mặt chính phủhai nước ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ21” Văn kiện quan trọng này là cơ sở pháp lý và chính trị tạo điều kiện thuận

Trang 14

lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nướctrong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

Thách thức lớn nhất không chỉ đối với quan hệ Việt Nam - Singapore mà

cả quan hệ giữa các nước ASEAN là phải biết kết hợp hài hòa, hợp lý và hàohiệp giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của cả Hiệp hội và của các thành viên kháctrước những cám dỗ và sức ép từ bên ngoài, nhất là từ các nước lớn Tư tưởng

“mạnh ai nấy quan hệ” với các nước ngoài khối có nguy cơ chia rẽ và làm suyyếu ASEAN và nếu không cảnh giác có thể làm mất vai trò chủ đạo của Hiệphội trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN làđiều cần thiết, nhưng tư tưởng “phá rào”, “đánh lẻ” dù xuất phát từ nước nàothì đúng là có lợi trước mắt, còn về lâu dài sẽ làm xói mòn lòng tin của cácnước khác đối với hiệp hội Ngược lại, chùng chình, làm chậm tiến trình hộinhập của cả Hiệp hội sẽ làm mất thời cơ và ảnh hưởng đến lợi ích của cả khối

Quan hệ song phương:

Hai bên đánh giá cao sự phát triển sâu sắc của mối quan hệ hữu nghị,hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Singapore Đặc biệt, năm 2013, hai nước

sẽ tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao(1/8/1973-1/8/2013), trong đó có việc trao đổi các chuyến thăm của Lãnh đạocấp cao hai nước, tăng cường hợp tác về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư,giao lưu văn hóa, tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -Singapore

Hai bên cũng bày tỏ hài lòng về sự hợp tác hiệu quả giữa hai Bộ Ngoạigiao, khẳng định sẽ tiếp tục duy trì cơ chế Tham khảo chính trị để thắt chặthơn nữa sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai Bộ Ngoại giao

Hai bên chia sẻ nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và nhấttrí tiếp tục phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là thúc đẩy hợptác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để hoàn thành mụctiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và vai trò trung tâm củaASEAN trên các vấn đề quan trọng của khu vực

Ngày đăng: 29/07/2016, 00:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS, TS. Dương Xuân Ngọc – TS. Lưu Văn An: “Giáo trình quan hệ chính trị quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quan hệ chính trịquốc tế
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. PGS, TS. Nguyễn Hoàng Giáp: “Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giaiđoạn hiện nay
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
3. TS Phạm Thị Ngọc Thu: “Lịch sử quan hệ Việt Nam - Singapore (1965 - 2005)”, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử quan hệ Việt Nam - Singapore (1965 -2005)
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
4. Khoa Chính trị học: “Thể chế chính trị thế giới đương đại”, Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội – 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế chính trị thế giới đương đại
Nhà XB: Nxb Chính trịhành chính
5. Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia; TTXVN; Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w