1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phương pháp luận NGUYÊN NHÂN lạm PHÁT ở VIỆT NAM từ năm 2004 đến NAY

11 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 34,72 KB

Nội dung

Phần I: Khái quát về đề tài​ 1. Tên đề tài: Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay. 2. Lý do chọn đề tài: Việt Nam đã đi qua hơn 20 năm đổi mới một cách ấn tượng với những thành tưu quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, Việt Nam đã chuyển từng bước chắc chắn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế để tự bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã khẳng định mức độ tiến bộ mà chúng ta đạt được trong hơn 20 năm qua. Đến nay, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp và đang nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Làm thế nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu này trong gần 10 năm nữa, khi mà kinh tế vĩ mô của chúng ta trở nên bất ổn, sự ổn định của nền kinh tế đang trở nên rất mong manh? Lạm phát đang đã có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2004 và tăng tốc từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới, khởi đầu từ Mỹ, đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chao đảo mạnh hơn. Từ chỗ phải trải qua tình trạng lạm phát bùng lên dữ dội vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một tình huống rất khó khăn: lạm phát có nhiều nguy cơ trở lại, song chúng ta lại mong muốn tăng tốc độ để đạt mục tiêu của năm 2020 và mục tiêu phát triển trong tương lai xa hơn nữa. Vấn đề đặt ra là nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay? Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu còn có những nguyên nhân nào khác nữa? Thực tế đó đang đặt ra yêu cầu cần phải có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về những nguyên nhân gây ra lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: “ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay”. trong bối cảnh hiện nay. 3. Lịch sử nghiên cứu: Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2007, khi lạm phát ở Việt Nam tăng đột biến, vấn đề lạm phát ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước. Cho đến nay, có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam đã được công bố. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như sau: a) Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: các bằng chứng và thảo luận của tác giả : Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành 2010 Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR , trường Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả đã đưa ra các nguyên nhân gây ra lạm phát và những thực nghiệm giúp chúng ta có những tầm nhìn chính sách : Nguyên nhân của lạm phát:bao gồm các nhân tố “cầu kéo ” của lạm phát , chi phí đẩy (tác giả chỉ đưa vào nghiên cứu này là giá quốc tế), vai trò của thâm hụt ngân sách và nợ công đến lạm phát. Những phát hiện mang tính thực nghiệm giúp chúng ta có những tầm nhìn chính sách như sau: Lạm phát ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu từ nội địa. Tốc độ điều chỉnh của thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối khi có biến động là rất thấp thậm chí bằng 0.Điều này có ý nghĩa trong việc kiềm chế lạm phát. Chính phủ thực sự có những phản ứng chống lạm phát nhưng thường không hiệu quả do phản ứng chậm và thụ động. Chính phủ thường có khuynh hướng ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và coi nhẹ việc giữ cho môi trường vĩ mô được ổn định.

Trang 1

Phần I:

Khái quát về

đề tài

1 Tên đề tài:

Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay

2 Lý do chọn đề tài:

Việt Nam đã đi qua hơn 20 năm đổi mới một cách

ấn tượng với những thành tưu quan trọng Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, Việt Nam đã chuyển từng bước chắc chắn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế để tự bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã khẳng định mức độ tiến

bộ mà chúng ta đạt được trong hơn 20 năm qua

Đến nay, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp và đang nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Làm thế nào để chúng

ta có thể đạt được mục tiêu này trong gần 10 năm nữa, khi

mà kinh tế vĩ mô của chúng ta trở nên bất ổn, sự ổn định của nền kinh tế đang trở nên rất mong manh? Lạm phát đang đã có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2004 và tăng tốc

từ giữa năm 2007 Thêm vào đó, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới, khởi đầu từ Mỹ, đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chao đảo mạnh hơn Từ chỗ phải trải qua tình trạng lạm phát bùng lên dữ dội vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đang đứng

Trang 2

trước một tình huống rất khó khăn: lạm phát có nhiều nguy cơ trở lại, song chúng ta lại mong muốn tăng tốc độ

để đạt mục tiêu của năm 2020 và mục tiêu phát triển trong tương lai xa hơn nữa

Vấn đề đặt ra là nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay? Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ toàn cầu còn có những nguyên nhân nào khác nữa? Thực

tế đó đang đặt ra yêu cầu cần phải có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về những nguyên nhân gây ra lạm phát

và những bất ổn kinh tế vĩ mô Điều đó cũng cho

Trang 3

thấy ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: “ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay” trong bối cảnh hiện nay

3 Lịch sử nghiên cứu:

Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2007, khi lạm phát ở Việt Nam tăng đột biến, vấn đề lạm phát ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước Cho đến nay, có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam đã được công bố Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như sau:

a) Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: các bằng chứng và thảo luận của tác giả : Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành 2010 Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR , trường Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội

Tác giả đã đưa ra các nguyên nhân gây ra lạm phát và những thực nghiệm giúp chúng ta có những tầm nhìn chính sách :

Nguyên nhân của lạm phát:bao gồm các nhân tố “cầu kéo ” của lạm phát , chi phí đẩy (tác giả chỉ đưa vào nghiên cứu này là giá quốc tế), vai trò của thâm hụt ngân sách và nợ công đến lạm phát

Những phát hiện mang tính thực nghiệm giúp chúng ta có những tầm nhìn chính sách như sau:

- Lạm phát ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu từ nội địa

- Tốc độ điều chỉnh của thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối khi có biến động là rất thấp thậm chí bằng 0.Điều này có ý nghĩa trong việc kiềm chế lạm phát

- Chính phủ thực sự có những phản ứng chống lạm phát nhưng thường không hiệu quả do phản ứng chậm và thụ động

- Chính phủ thường có khuynh hướng ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và coi nhẹ việc giữ cho môi trường vĩ mô được ổn định

b) Một số mô hình phân tích lạm phát theo tiếp cận đường Phillips và áp dụng cho trường hợp Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: TS Vương Thị Thảo Bình

Các thành viên tham gia:

Trang 4

- ThS Trần Phương Chi, Đại học Ngoại Thương.

- ThS Lâm Văn Sơn, Đại học Ngoại Thương

- ThS Lê Thanh Nguyệt, Đại học Ngoại Thương

- ThS Hà Thu Hiền, Đại học Ngoại Thương

Đề tài đã tập trung trình bày các mô hình lý thuyết cơ bản về lạm phát, bắt đầu từ mô hình đường Phillips đến mô hình lạm phát cầu kéo, mô hình lạm phát chi phí đẩy, các mô hình lạm phát tiền tệ, các mô hình lạm phát cơ cấu

Đề tài đã phân tích một số nhân tố chính ảnh hưởng tới lạm phát Việt Nam giai đoạn 1998-2010

Đề tài đóng góp thêm một cách phân tích định lượng lạm phát Việt Nam theo tiếp cận đường Phillips Trong điều kiện toàn cầu hóa, các biến vĩ mô ảnh hưởng theo nhiều chiều và trong điều kiện cụ thể của Việt Nam rất cần có các nghiên cứu theo các mô hình định lượng đa dạng để có thể tính tới các biến số đặc thù quyết định tới lạm phát ở Việt Nam Với cách phát triển mô hình đường Phillips để xây dựng mô hình phân tích lạm phát mà đề tài đưa ra cho thấy mô hình phù hợp cho Việt Nam và có thể sử dụng để phân tích nguyên nhân của lạm phát

c) Lạm phát ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp do tiến sĩ Nguyễn Trung Trực khoa Tài chính ngân hàng

Đề tài đã đưa ra được bức tranh toàn cảnh về lạm phát ở Việt Nam bao gồm :

- Cơ sở lý luận

- Thực trạng lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn từ những năm đất nước đang bị thực dân và đế quốc đô

hộ đến năm 2010

- Nguyên nhân gây ra lạm phát

- Tác động của lạm phát tới các biến số kinh tế bao gồm tang trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp

- Các chính sách của nhà nước trong giai đoạn này

- Các biện pháp kiềm chế lạm phát

Có thể thấy rằng, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam, nhưng các nghiên cứu còn hết sức tản mạn, chưa có công

Trang 5

trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ, toàn diện Hiện còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc nguyên nhân gây

ra lạm phát đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Thực hiện đề tài này, em mong muốn và hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát ở Việt Nam hiện nay

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng lạm phát

- Mục tiêu cụ thể:

o Thực trạng về lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay

o nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay

5 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về nội dung: Lạm phát ở Việt Nam cần phải được nghiên cứu đầy đủ trên cả 3 khía cạnh: thực trạng, nguyên nhân va giải pháp để kiềm chế lạm phát Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ làm rõ khía cạnh nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát ở Việt Nam

- Phạm vi về không gian và thời gian: Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh phí, trong đề tài này chỉ nghiên cứu về tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay

6 Mẫu khảo sát:

Gồm 10 công ty Việt Nam:

- Ngân hàng Techcombank

- Ngân hàng Hằng Hải

- Ngân hàng công thương Việt Nam

- Công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam

- Công ty tài chính cổ phần điện lực

- Công ty tài chính cổ phần Sông Đà

Trang 6

- Công ty tài chính cổ phần Xi măng

- Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam

- Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy

7 Câu hỏi (vấn đề) nghiên cứu:

Nhân tố vĩ mô nào gây ra hiện tượng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay?

8 Giả thuyết nghiên cứu:

Nguyên nhân gây ra lạm phát bao gồm:

- Tình trạng đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả

- Tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại

- Chính sách ổn định tỉ giá cứng nhắc

- Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ

- Sự chênh lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp

9 Phương pháp chứng minh giả thuyết nghiên cứu:

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, chứng minh giả thuyết:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Tìm hiểu, thu thập phân tích các nguồn tài liệu, số liệu sẵn có về hiện tượng lạm phát ở Việt Nam

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn:

Phỏng vấn các công ty, các chuyên gia tài chính lấy ý kiến nhận định của những người đó

- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn:

quan sát chỉ số giá tiêu dùng, biến động lãi suất, chính sách cung ứng tiến tệ của ngân hàng từ đó chứng minh được giả thuyết

Lý do sử dụng các phương pháp trên đó là do thu thập được nhiều thong tin chi tiết, chính xác và khách quan, các số liệu thu được đáng tin cậy tạo độ thuyết phục cao

Trang 7

10 Luận cứ

 Luận cứ lý thuyết:

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền

tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người

ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu

 Luận cứ thực tiễn:

Thu thập từ trong thực tế và từ kết quả quan sát, phỏng vấn những công

ty tài chính, những chuyên gia để nhận địnhđược thực trạng, những tồn tại, nguyên nhân của các tồn tại đó từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Việt Nam…

Trang 8

Phần II: Dự kiến dàn báo cáo chi tiết

Chương I: Lý luận chung về lạm phát

1 Các khái niệm về lạm phát

2 Phân loại lạm phát

3 Tác động của lạm phát

a) Tác động đến lĩnh vực sản xuất

b) Tác động đến lĩnh vực lưu thông c) Tác động đến lĩnh vực tiền tệ,tín dụng d) Tác động đến cán cân ngân sách – chính sách tài chính của Nhà nước

Chương II: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

1 Lịch sử của lạm phát

2 Đặc trưng của lạm phát

3 Thực trạng của lạm phát từ năm 2004 đến nay

Chương III: Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay

4 Phương pháp tính chỉ số CPI

5 Chính sách điều tiết vĩ mô kém hiệu quả của nhà nước

6 Do cung ứng tiền tế của Ngân hàng nhà nước

7 Do cầu kéo

Trang 9

Tài liệu tham khảo

- Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm

- Văn phòng Trung ương – Vụ Kinh tế (2008), Những vấn đề kinh tế - xã hội nổi lên trong thời gian gần đây và giải pháp khắc phục, Kỷ yếu hội thảo tháng 3/2008

- Nguyễn Thị Hường (2008), Bàn them về nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 9 tháng 5/2009

- Trần Hoàng Ngân và Võ Thị Tuyết Ánh (2008), Lạm phát, nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 4/2008

- Trương Thị Hồng (2008), Lạm phát nên kiểm soát bằng nhiều cách, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 4/2008

- Ngô Trí Long (2008), Đồng tâm, hiệp lực chống lạm phát, Tạp chí Tài chính 4/2008

- Hoàng Ngọc Hòa (2008), Những giải pháp kinh tế vĩ mô của chính sách tài chính – tiền tệ - giá cả góp phần khắc phục lạm phát cao, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, Tạp chí Ngân hàng số 7 tháng 4/2008

- Nguyễn Ngọc Tuyến (2008), Bình ổn giá nhìn từ các quan hệ kinh tế vĩ mô, Tạp chí Tài chính tháng 3/2008

- Nguyễn Thanh Bình (2008), Lạm phát, thâm hụt thương mại và giải pháp nhằm

ổn định kinh tế vĩ mô, Tạp chí Ngân hàng số 13 tháng 7/2008

- Trọng Hồ (2008), Chống lạm phát bằng tổ chức lại khâu lưu thông hàng hóa, Tạp chí Thương mại số 20/2008

- Nguyễn Đắc Hưng (2008), Phân tích đúng các nguyên nhân gây ra lạm phát để phối hợp đồng bộ các giải pháp kiềm chế, Tạp chí Ngân hàng số 15 tháng 8/2008

- Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: các bằng chứng và thảo luận của tác giả : Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành 2010 Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR , trường Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 10

- Lê Việt Đức và Trần Thị Thu Hằng (2008), Quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát: lý thuyết và kinh nghiệm các nước đang phát triển châu Á Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 359 – tháng 4/2008

- Nguyễn Thị Hường (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát và việc làm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Kỷ yếu đề tài cấp cơ sở - Viện Kinh tế và Phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2007

- Lê Quốc Lý, (2006), Đi tìm lời giải cho bài toán: Tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp trong năm 2005, Tạp chí Kinh tế và phát triển 3/2006

- Nguyễn Quang Thái (2007), Tăng trưởng nóng: nhận dạng, nguy cơ và giải pháp (ý tưởng ban đầu), Nghiên cứu kinh tế số 347 tháng 4/2007

- Lê Xuân Nghĩa, (2008), Vận dụng công cụ lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 4/2008

- Lê Quốc Lý, (2005), Chính sách tiền tệ và lạm phát: Cần có lộ trình kiên quyết

và nhất quán, Tạp chí tài chính 3/2008

- Nguyễn Đắc Hưng, (2008), Điều hành chính sách tiền tệ năm 2007, Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và thế giới

- Cao Cự Bôi, (2008), Lạm phát và chống lạm phát nhìn từ góc độ điều hành chính sách tiền tệ, Tạp chí Phát triển kinh tế 4/2008

Trang 11

Mục lục

Phần I: Khái quát về đề tài 1

1 Tên đề tài 1

2 Lý do chọn đề tài 1

3 Lịch sử nghiên cứu: 2

4 Mục tiêu nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu: 4

6 Mẫu khảo sát 4

7 Câu hỏi (vấn đề) nghiên cứu: 5

8 Giả thuyết nghiên cứu: 5

9 Phương pháp chứng minh giả thuyết nghiên cứu: 5

10 Luận cứ 6

Phần II: Dự kiến dàn báo cáo chi tiết 7

Ngày đăng: 27/07/2016, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w