1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

31 5,6K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 230 KB

Nội dung

Để dạy tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiệnnay đòi hỏi người giáo viên mầm non phải suy nghĩ để đưa ra : “ Một số biệnpháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Đề tài : Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt

động làm quen chữ cái cho trẻ

mẫu giáo ( 5 – 6 tuổi )

Năm học 2014 - 2015

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến : Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

3 Tác giả :

Họ và tên: Nguyễn Thị Minh ( Giới tính : Nữ ) Ngày tháng/năm sinh : 10 / 09 / 1985

Trình độ chuyên môn : Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác : Giáo viên

Điện thoại : 01693.922.596

4 Chủ đầu tư sáng tạo sáng kiến : Trường mầm non Hoàng Tiến

Địa chỉ : Trung Tâm – Hoàng Tiến – Thị xã Chí Linh – Hải Dương Điện thoại : 03203.590.252

5 Đơn vi áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường mầm non Hoàng Tiến

Địa chỉ : Trung Tâm – Hoàng Tiến – Thị xã Chí Linh – Hải Dương Điện thoại : 03203.590.252

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :

- Trường mầm non , nhóm trẻ 5 tuổi , trang thiết bị , đồ dùng đồ chơi phục

vụ cho môn học , môi trường hoạt động …

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu : Năm học 2014 - 2015

TÁC GIẢ (Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Nhiệm vụ cho trẻ làm quen với chữ cái là nội dung chủ yếu và vô cùng quantrọng trong quá trình giáo dục ở trường mầm non Hoạt động làm quen chữ cáiđòi hỏi ở trẻ rất nhiều kỹ năng để chuẩn bị tốt vào lớp 1 Giáo viên mầm non phảinắm vững những yêu cầu cơ bản, một số kỹ năng tốt, sự sáng tạo, linh hoạt… khitruyền đạt kiến thức cho trẻ Để dạy tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiệnnay đòi hỏi người giáo viên mầm non phải suy nghĩ để đưa ra : “ Một số biệnpháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”

Thực tế trong năm học 2014 – 2015 , phòng giáo dục tiếp tục chỉ đạo : “Các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1 chotrẻ , không yêu cầu trẻ tô chữ , viết chữ ”Chính vì vậy việc nâng cao chất lượngmôn làm quen chữ cái cần đựơc quan tâm chú trọng

2 Điều kiện , thời gian , đối tượng áp dụng sáng kiến

Năm học 2014 – 2015 trường mầm non H có đủ điều kiện về : Cơ sở vậtchất , trường học , lớp học ,trang thiết bị dạy và học , đồ dùng , đồ chơi thẻ chữ ,

lô tô ….Cho hoạt động làm quen chữ cái Sáng kiến áp dụng : Từ tháng 9 năm

2014 đến tháng 2 năm 2015 tại lớp mẫu giáo 5 tuổi B – trường mầm non H

3.Nội dung sáng kiến

Trong thực tế có rất nhiều biện pháp nâng cao chất lượng nâng cao làmquen chữ cái rất hiệu quả , song trong phạm vi đề tài tài sáng kiến tôi xin trình bàymột số biện pháp mà tôi tâm đắc nhất được áp dung tại trường tôi và đem lại hiệuquả thiết thực

Sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5 –

6 tuổi ” đã nêu rõ : Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến , chỉ ra thực trạng , thuận lợi ,khó khăn và biện pháp khắc phục , đưa ra những biện pháp phù hợp trong việcnâng cao chất lượng làm quen chữ cái : Xây dựng kế hoạch kế hoạch phù hợp ,

Trang 4

thực hiện trong giờ làm quen chữ cái , trong các giờ hoạt động khác , mọi lúc ,mọi nơi trong các hoạt động hằng ngày , tạo môi trường chữ cái , đồng thời kếthợp với phụ huynh Các biện pháp mà tôi đưa ra rất đơn giản , gần gũi , khôngtốn kém ,dễ áp dụng hằng ngày

Biện pháp này giúp giáo viên linh hoạt , sáng tạo áp dụng đề tài này vào trongmôn học , để hoạt động làm quen chữ cái không còn dập khuôn , cứng nhắc , nângcao hiệu quả , đạt được mục tiêu giáo dục, để đáp ứng nhu cầu hiện nay của ngànhhọc và góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của từng độtuổi trong nhà trường

4 Khẳng đình giá trị ,kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm

Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên đến nay , với những cố gắng , nỗlực bản thân trong việc nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái đã có kết

quả đáng kể : Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cáí, chất lượng tăng lên rõ

rệt ,trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động ,giáo viên nắm vững các phươngpháp , hình thức đổi mới của hoạt động, linh hoạt , sáng tạo , phụ huynh thực sự antâm khi tới trẻ , thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà rènluyện thêm giúp trẻ nắm được các kiến thức về môn làm quen chữ viết một cáchtốt nhất…Điều này tăng thêm hiệu quả giáo dục , đạt được mục tiêu của bậc học

5.Đề xuất , kiến nghị

Đề nghị với các cấp lãnh đạo , địa phương : Đầu tư bổ xung thêm kinh phí

để đầu tư đồ dùng , đồ chơi , trang thiết bị phục cho các hoạt động , tạo nhiềumôi trường hơn cho trẻ Nâng cao chất lượng đời sống giáo viên hơn nữa đểgiáo viên có điều kiện phát huy , sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động làmquen chữ cái

Đối với chuyên môn nhà trường : Nhân rộng nhiều tiết dạy làm quem chữ cáicho nhiều giáo viên học hỏi , trao đổi để tìm ra nhiều biện pháp hay cho mônhọc.Khuyến khích,.Đề ra nhiều biện pháp kết hợp tốt giữa giáo viên và phụ huynh

để tìm ra biện pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Như chúng ta đã biết với mỗi người , ngôn ngữ chính là công cụ kỳ diệu củasinh hoạt văn hóa loài người, giúp cho mỗi người chúng ta dần tìm hiểu, khámphá về tự nhiên, khoa học, văn hóa, xã hội Ngôn ngữ phát triển tốt chính làphương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức họctập tốt ở tiểu học và các cấp học sau này Tại Điều 22 Luật Giáo dục (2005) củanước ta xác định: “ Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thểchất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một ”

Như vậy, việc chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một là việc làm cần thiết, nómang một ý nghĩa giáo dục và ý nghĩa nhân văn sâu sắc Chuẩn bị cho trẻ có đủđiều kiện về sức khỏe, về trí tuệ và tình cảm đạo đức xã hội, tạo cho trẻ có lòngmong mỏi khát khao được đi học lớp một giúp cho trẻ gặp thuận lợi, có nhiều cơmay và cơ hội học tập trong hiện tại cũng như tương lai, giúp trẻ dễ thích ứng hòanhập với môi trường mới ở phổ thông Vì vậy nhà giáo dục phải coi trọng công tácchuẩn bị cho trẻ vào lớp một để từ đó đưa ra nội dung, phương pháp và hình thức

tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ

Nhiệm vụ cho trẻ làm quen với chữ cái là nội dung chủ yếu và vô cùng quantrọng trong quá trình giáo dục ở trường mầm non Hoạt động làm quen chữ cáiđòi hỏi ở trẻ rất nhiều kỹ năng để chuẩn bị tốt vào lớp 1 và ở trẻ mầm non để cómột kiến thức tốt thì người giáo viên mầm non cần chuẩn bị cho trẻ có một tâmthế vững vàng để hội nhập tốt với môi trường Vì vậy giáo viên mầm non phảinắm vững những yêu cầu cơ bản, một số kỹ năng tốt, sự sáng tạo, linh hoạt… khitruyền đạt kiến thức cho trẻ Để dạy tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiệnnay đòi hỏi người giáo viên mầm non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúptrẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Trang 6

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao

chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ”để nhằm tìm

ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp nhất áp dụng trong nhà trường và mongmuốn được các bạn bè đồng nghiệp đón nhận và áp dụng trong ngành học mầmnon

2.Cơ sở lý luận của vấn đề

Trong chương trình giáo dục mầm non , trẻ em được phát triển toàn diệntrên cả 5 lĩnh vực : Phát triển thể chất ,phát triển nhận thức , phát triển ngôn ngữ ,phát triển tình cảm kĩ năng xã hội và thẩm mỹ Phát triển ngôn ngữ có vai trò rấtquan trọng đối với sự phát triển của trẻ Đó là công cụ giao tiếp, để phát triển tưduy, nhận thức của trẻ, là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện Ngônngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu của trường mầmnon Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục ở mọilúc mọi nơi.Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động phát triển ngôn ngữ quantrọng đối với trẻ Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi Đây là bước ngoặc thayđổi môi trường giáo dục cho trẻ , tiền đề , hành trang vững chắc cho trẻ vào lớp 1

Như chúng ta đã biết việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tínhchất hoạt động biệt lập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm nontrong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằmchuẩn bị cho trẻ học lớp một

Được sự chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyên đề làm quen chữ cái của Bộ-Sở

và phòng giáo dục và tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chămsóc giáo dục trẻ Mầm Non 5 tuổi theo hướng đổi mới Năm học 2014 – 2015 ,

phòng giáo dục tiếp tục chỉ đạo : “ Các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không

dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ , không yêu cầu trẻ tô chữ , viết chữ ”Chính

vì vậy việc nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cần đựơc quan tâm chútrọng làm thế nào mà trẻ không tô chữ viết chữ mà lại nhận biết, khắc sâu được

Trang 7

chữ cái , để chuẩn bị được tâm thế cho trẻ vào lớp 1 Tôi càng thấy rõ hoạt độnglàm quen chữ cái có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

3 Thực trang của vấn đề

3.1.Thuận lợi

Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi Độtuổi được nhà trường cần chú trọng đầu tư chất lượng giáo dục, đảm bảo chochương trình phổ cập trẻ 5 tuổi Vì vậy ngay từ đầu năm học nhà trường mua sắmcho trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cơ bản cho hoạt động tương đối đầy đủ, phònghọc rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động

Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ cái, nêngiáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch

Lớp luôn luôn được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp

uỷ Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáodục: đầu tư trang thiết bị , đồ dùng , đồ chơi thuận lợi cho việc dạy và học

Bản thân tôi nhiều năm liền được phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi vàcũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học tập, tự rèn luyện ,yêu nghề mến trẻ ,nhiệt tình trong công việc , phụ huynh tin tưởng Tích cực học tập qua bạn bè ,đồng nghiệp ,sách báo , tập san …Tham dự chuyên đề , hội thi , học lớp sử dụngmáy vi tính , để trang bị cho mình kiến thức , kinh nghiệm cơ bản trong việcnâng cao chất lượng các môn học

3.2 Khó khăn

Tuy vậy trường mầm non tôi dạy là khu vực thuộc xã miền núi của thị xã

Là khu vực tập trung nhiều dân cư nhưng nghề chính chủ yếu là nông nghiệp.Nên đời sống của nhân dân chưa được cải thiện ,dân trí chưa cao Bố mẹ các cháu

đa số là nông dân nên họ ít có thời gian quan tâm đến con

Nhóm lớp tôi chủ nhiệm rất đông trẻ : Có 34 trẻ , 100% đều là trẻ 5tuổi Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ không đồng đều, nhiều cháu nontháng Có cháu phát âm chuẩn, mau nhớ mặt chữ, biết cầm bút đúng kỹ năng, có

Trang 8

tư thế ngồi học đúng Có nhiều cháu phát âm còn ngọng,nói lắp , nói không chuẩn,nói câu chưa tròn Một số trẻ cầm bút không đúng cách.

Ngoài điều kiện khó khăn ra phụ huynh chưa nhận thức hết đúng về tầmquam trọng của bậc học mầm non , cứ nghĩ trẻ đến lớp chủ yếu là múa hát rồiđọc vài chữ là xong |Đặc biệt phụ huynh lại có nhận thức không đúng về môn làmquen chữ cái của mầm non : Trẻ mầm non lên lớp 1 là phải biết đọc , biết viếtthành thạo Mặt khác việc đóng góp kinh phí để đầu tư nâng cao cho hoạt độngnày rất hạn chế dẫn đến không đủ điều kiện hổ trợ cho việc học của trẻ Từ đó tiếtdạy không hấp dẫn, không thu hút trẻ

Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ Đây làbước đầu tiên nhằm xác định tình trạng của trẻ Ngay từ đầu năm học , tôi đã tiếnhành khảo sát thông qua các bài tập , hoạt động , trò chơi ,với nhiều hình thứckết quả đạt như sau :

Trang 9

được trên trẻ còn thấp Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữuhiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổilàm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao.

4 Các giải pháp , biện pháp thực hiện

4.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp

Năm học , sở giáo dục ,phòng giáo dục tiếp tục chỉ đạo : “ Các cơ sở giáo

dục mầm non tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ , không yêu cầu trẻ tô chữ , viết chữ ”Chính vì vậy tôi đã bắt tay ngay vào việc xây dựng kế

hoạch giáo dục đây là việc làm đầu tiên và rất cần thiết đối với môn học làm quenchữ cái Đặc biệt xây dựng kế hoạch giáo dục , kế hoạch 35 tuần cho tiết học saocho phù hợp với nội dung ,chủ đề Thiết kế lại nội dung dạy 2 loại tiết ( Làm quenchữ cái , trò chơi chữ cái ) cho phù hợp làm sao để trẻ không tập tô chữ ,viết chữ

mà lại nhận biết , phát âm đúng

VD : Tiết 1 “ Cho trẻ làm quen chữ cái” gồm các nội dung :

- Cho trẻ làm quen với nhóm chữ cái riêng biệt

- Cho trẻ làm quen với chữ cái qua thẻ chữ , trò chơi

- Cho trẻ so sánh nhóm chữ cái ( trong nhóm ) theo từng cặp

Tiết 2 “ Trò chơi chữ cái” gồm nội dung :

- Cho trẻ làm quen nhóm chữ cái trong từ có nghĩa thông qua các trò chơi

- Có thể tổ chức cho trẻ tô màu các đồ vật , con vật … Mà tên có chứa cácchữ cái trẻ làm quen

Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là cáckiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức,dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy tôi phảichuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn Nắm rõ yêu cầu của bài dạychọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động -tĩnh phù hợp với chủ điểm

Trang 10

Chính vì vậy bản thân tôi luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình: Rèn cáchphát âm chuẩn,không nói ngọng , nói lắp , rèn tính kiên nhẫn trong việc học, đọc

… để từ đó có cơ sở uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách phát âm chuẩn, tròn rõ chuẩn bịcho trẻ hành trang tốt vào lớp một.Đồng thời luôn tham gia đầy đủ các lớp bồidưỡng, các chương trình, cách dạy đổi mới về chuyên môn của phòng giáo dục ,ýkiến kịp thời tới ban giám hiệu hướng giải quyết thuận lợi nhất với lớp

Bên cạnh đó tự nghiên cứu tìm tòi, học tập các tài liệu về bộ môn làm quenchữ cái Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp trong các buổi họp chuyên môn tổ.Không ngừng học tập, học hỏi, tham quan dự giờ trường bạn để rút kinh nghiệmcho bản thân

Ví dụ:

-Tìm đọc “ Tạp chí Giáo dục mầm non”

-Tìm trên mạng những giáo án hay, bài viết để tham khảo và học tập

-Với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm trẻ được trải nghiệm làm cho giờhọc đạt hiệu quả cao Tôi thường tổ chức nhiều trò chơi mới để gây hứng thú chotrẻ.Tôi có kế hoạch làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho chuyên đềlàm quen chữ cái như : Mỗi cháu có một bộ chữ cái rôky, còn có các bộ chữ bằngnhựa, bằng gỗ tập trung ở các góc học tập cho trẻ xem, tìm hiểu và tập ghép cácchữ thành từ, các nét thành chữ Ngoài ra, còn có các vật liệu: Đất nặn, dây mềm,xốp…để trẻ tạo chữ , làm cho giờ học chữ cái không còn khô cứng , dập khuônnữa

4.2.Thực hiện hoạt động trong giờ làm quen chữ cái

Đối với trẻ 5 tuổi , hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động học của trẻ,hoạt động này được thực hiện theo hướng đổi mới ở hai loại tiết : Làm quen chữcái và trò chơi chữ cái

Trong giờ học làm quen chữ cái : Như chúng ta đã biết trẻ mầm non “ Học

bằng chơi , chơi bằng học” Trẻ muốn hiểu bài nhanh và sâu , nếu chúng được

Trang 11

trực tiếp tham gia vào các hoạt động Mặc dù phương pháp như vậy nhưng tôithường sưu tầm , sáng tác các phương pháp cho linh hoạt sáng tạo , gây hứng thúvới trẻ Khi dạy một tiết "Làm quen chữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan

là yếu tố đầu tiên ,yêu cầu điểm đặc biệt phải bảo đảm an toàn Vậy chuẩn bịđầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩbằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm Trẻ ghi nhớnhững gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹpmới lạ sau đó tôi thường dùng một số phương pháp giúp trẻ nhận biết và phát

âm đúng các âm của từng chữ cái qua : Một số trò chơi, câu chuyện cổ tích , tổchức dưới hình thức hội thi Làm cho tiết dạy không còn gò bó , bắt ép trẻ màtrẻ cảm thấy thoải mái , cô giáo hứng thú hơn , không còn là một tiết học khô cứng, khuôn mẫu

VD : Làm quen với chữ b,d,đ ( Có giáo án minh họa ở phần phụ lục )

Trong giờ trò chơi chữ cái :Trong tiết học, trò chơi chữ cái chính là công

cụ nhằm ôn luyện và củng cố kiến thức ở trẻ, giúp khắc sâu kiến thức, qua trò chơitrẻ có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng nhưng dễ hiểu Chính vì vậy tôi luôn tìm tòinhững trò chơi động- tĩnh xen kẽ nhau để tạo cho trẻ thoải mái chống mệt mỏi Tôicho trẻ ôn lại chữ cái bằng nhiều hình thức nhằm gây hứng thú cho trẻ : Bằng cáctrò chơi ‘ Hình thức hội thi , hái hoa , hái quả , thi xem ai nhanh , món quà tặngbạn…” xem hình ảnh đoán , tìm chữ cái đã học … giúp trẻ khắc sâu nét chữ tốthơn

VD : Trò chơi chữ cái : b,d,đ ( Có giáo án minh họa ở phần phụ lục )

Bằng hình thức trên tôi thấy lớp tôi rất hứng thú tham gia trò chơi và hìnhthức học bằng chơi , chơi bằng học mà giờ học không còn khô khan , cứng nhắc ,trẻ vô cùng sôi nổi hứng thú , đạt kết quả

4.3 Thực hiện hoạt động làm quen chữ cái theo trong giờ hoạt động học khác.

Hoạt động học trong chương trình chiếm phần lớn kiến thức trẻ và thời gian, việc tích hợp bộ môn làm quen chữ cái vào hoạt động học là rất thuận lợi

Trang 12

Hoạt động văn học : Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thườngtích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái Khi tích hợp mộtcâu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó

có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen

Ví dụ: Câu chuyện "Chú dê đen " cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó

đưa tranh "Dê đen " ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học Hôm nay cô sẽ dạycác con chữ cái d và đ

Đồng thời có thể cho cháu luyện đọc từ khó và đọc thơ theo đúng quy trình ,luyên phát âm chuẩn L,n qua bài thơ , đồng dao “ Hoa kết trái , Mồng một lưỡi trai

Hoạt động thể dục: Đối với hoạt động thể dục giáo viên cũng có thể lồng

ghép tích hợp chữ cái nhằm củng cố, luyện phát âm các chữ cái vừa học

Ví dụ : Hoạt động: Bật xa 45cm

Tôi viết các chữ l,n,m trên sàn, cách nhau 45cm, cho trẻ bật vào các cácchữ cái viết trên sàn từ chữ cái này sang chữ cái kia, đến chữ nào phát âm chữ đó

Hoạt động làm quen với Toán:

Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đưa vào trò chơi như: "Thi đội

nào nhanh" trẻ thi đua nhau gắn chữ đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả.

Đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy ? Đối với trẻ mầm non thì học phải đi đôivới hành kết hợp với cuộc sống, không những trên tiết học mà tôi thường dùngkiến thức, kỹ năng ở mọi nơi, mọi lúc rèn luyện sự khéo léo của đôi tay Đây làviệc làm rất cần thiết trong tiết học Làm quen với chữ cái

Tích hợp môn âm nhạc :

Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũngkhông thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cáitôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủđiểm Ví dụ: Nhóm chữ o , ô, ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài "chữ o tròn"

Trang 13

"Chữ O là chữ O tròn quả trứng chữ Ô thêm mũ trên đầu , chỡ ơ giơ tayvẫy chào Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.

4.4 Cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hằng ngày của trẻ

Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nóichung và hoạt động làm quen chữ viết nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập

mà không thấy nhàm chán Hoạt động ngoài giờ học cũng góp phần rất lớn vàoviệc cho trẻ làm quen với chữ cái Việc làm quen với chữ cái ở đây nhằm thoảmãn nhu cầu giải trí cho trẻ, bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các tiết học trênlớp, giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các chữ cái đã làm quen, biết cách phát âm đúng,không nói ngọng, không nói tiếng địa phương Từ đó giúp trẻ trau dồi kiến thứcchữ cái của mình

Thông qua các giờ đón, trả trẻ : Tôi có thể cho trẻ xem một số tranh ảnh

đẹp trong chủ đề đang học và cho trẻ tìm chữ cái vừa học trong tranh , Cô gợi ý trẻgiúp cô gắn chữ trong bảng chủ đề … Tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhânđúng nơi quy định, hoặc tôi cùng trẻ giải các câu đố có chứa chữ cái

Ví dụ: Luyện phát âm r tôi cho cháu đọc bài đồng dao: "Rềnh rềnh ràng

ràng" hoặc cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống” Trẻ ngồi duỗi chân, cô chạm

vào chân từng trẻ, khi đến câu cuối tay cô chạm vào chân bạn nào thì bạn ấy trả lờicâu hỏi của cô

Ví dụ: Con hãy tìm tên bạn có chữ cái đầu là T,H…

Trang 14

Trong giờ ăn , vệ sinh : Tôi cho trẻ kể tên một số món ăn trẻ biết và đó trẻ

món ăn đó có chứa chữ cái gì , kí hiệu trên khăn mặt , ca cốc của trẻ cô kí hiệubằng tên ,chữ cái để trẻ phân biệt vừa phân biệt đươc đồ dùng cá nhân , vừa hứngthú biết được tên mình gắn với chữ cái đã học

Trong hoạt động góc : Thông qua việc “học bằng chơi, chơi mà học” Vì

vậy, trong giờ hoạt động góc tôi cũng lồng ghép chữ cái vào một cách nhẹ nhàng.Cho trẻ gạch chân chữ cái vừa học trong một bài thơ một trang sách mà trẻ đangxem Hoặc cho trẻ nặn , ghép chữ cái từ các dây mềm như len, dây tơ dứa

Bên cạnh đó thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánhgiá quá trình phát triển những kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻnhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ

4.5 Tạo môi trường chữ cái

Đối với trẻ mẫu giáo, môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng nhằmkích thích cho trẻ hứng thú hoạt động Vì thế tôi luôn tìm ra nhừng hình thức ,nộidung để tạo môi trường chữ cái ở cả trong lớp và ngoài lớp học

4.5.1.Môi trường trong lớp học

* Góc học tập:

Tạo góc học tập mới hấp dẫn trẻ Ở góc học tập tôi luôn thay đổi, học xongchữ cái nào tôi viết 4 kiểu chữ (viết thường, viết hoa, in thường, in hoa) treo ở góchọc tập để trẻ thường xuyên được củng cố lại.Ở góc này tôi luôn dành các mảnhtường mở , với các bài tập sáng tạo , trẻ được tự do làm bài tập theo khả năng,sởthích của mình

* Góc thư viện:

Ở góc thư viện tôi chuẩn bị nhiều truyện tranh, sách báo giành cho lứa tuổimầm non Nhất là truyện tranh chữ to phù hợp với sự hiểu biết của trẻ Tôi luônthay đổi theo chủ điểm, không nên để một loạt các loại sách từ đầu đến cuối nămhọc trẻ sẽ nhàm chán và không thích đọc

Ví dụ: Chủ điểm: Thế giới thực vật

Trang 15

Tôi trưng bày sách, truyện tranh về hoa quả cùng với dòng chữ: “Thư việncủa các loài hoa quả”

Vào các giờ hoạt động góc tôi thường tham gia “Đọc sách cùng trẻ” tôihướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách Hướngdẫn trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới

Ngoài ra trong lớp, ở các góc chơi, chỗ để đồ dùng cá nhân trẻ đều ghi têngọi, ghi tên trẻ rõ ràng(VD: Tên trẻ ở tủ đồ dùng) Trong các giờ học hoặc ởnhững hoạt động khác trong ngày, khi giới thiệu trẻ làm quen với một đối tượngmới, giáo viên đều có ý thức viết tên gọi đồ vật đó lên bảng hoặc treo tranh có ghichữ ở dưới rõ ràng

4.5.2.Môi trường ngoài lớp học

* Góc thiên nhiên :

Tôi chuẩn bị nhiều chậu cây , hoa cảnh có ghi tên ở chậu để trẻ vừa nhậnbiết chữ cái đã học , vừa biết tên gọi của chúng Khi cho trẻ tiếp xúc với thiênnhiên tôi có thể cung cấp kiến thức về chữ cái qua việc tìm hiểu một số loại cây vàrau có trong vườn trường, đọc tên các loại cây, rau đó Tìm các chữ cái đã họctrong tên các cây, rau đó

Ví dụ: Cây su hào , cây rau ngót, rau mồng tơi

Ngoài ra ở các khuôn viên của nhà trường , đồ chơi ngoài trời , phòng học

… , bảng biểu có các chữ cái trẻ sẽ và đã được làm quen và khám quá

Qua những việc làm trên, tôi nhận thấy việc tạo môi trường chữ cho trẻ vôcùng quan trọng trong việc làm giàu vốn từ cho trẻ Việc tạo môi trường chữ vừaphù hợp chương trình đổi mới hiện nay, vừa phát huy được tính tích cực tò mòkhám phá của trẻ mà lại mang lại hiệu quả học tập cao

4.6 Phối hợp với phụ huynh

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w