1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học

72 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 28,49 MB

Nội dung

môn học của Bộ giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loạicác thành viên của tổ theo các quy định của Bộ

Trang 2

MỤC LỤC

1 A PHẦN MỞ ĐẦU ……… 3

2 I Đặt vấn đề ……… 3

3 1 Thực trạng của vấn đề 3

4 2 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 4

5 3 Phạm vi nghiên cứu 5

6 II Hướng giải quyết ……… 5

7 1 Cơ sở lý luận ……… 5

8 2 Cơ sở thực tiễn ……… 9

9 3 Phạm vi, mục đích, thời gian nghiên cứu ……… 10

10 3.1 Phạm vi nghiên cứu ……… 10

11 3.2 Mục đích nghiên cứu ……… 10

12 3.3 Thời gian nghiên cứu tạo giải pháp ……… 10

13 4 Các biện pháp tiến hành ……… 11

14 4.1 Nhiệm vụ chung ……… 11

15 4.2 Phương pháp nghiên cứu ……… 11

16 B: NỘI DUNG ……… 11

17 I Mục tiêu ……… 11

18 II Phương pháp tiến hành ……… 12

19 1 Mô tả giải pháp của đề tài 12

20 1.1 Tầm quan trọng của quản lý trường học trong quản lý giáo dục

12 21 1.2 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều – Khoái Châu – Hưng Yên năm học 2015 – 2016 23

22 1.3 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Bình Kiều – Khoái Châu – Hưng Yên 27

23 1.4 Đánh giá chung việc quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều 36

24 1.5 Một số biên pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn

của Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều – Khoái

Trang 3

STT NỘI DUNG TRANG

Châu – Hưng Yên 38

25 1.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp 59

26 1.7 Kết qủa đạt được của trường trong năm học 2014 -2015 cho đến nay

60 27 2 Phạm vi áp dụng 62

28 3 Hiệu quả 62

29 4 Kết quả 62

30 C: KẾT LUẬN ……… 63

31 1 Nhận định 63

32 2 Điều kiện áp dụng 64

33 3 Những triển vọng vận dụng và phát triển 65

34 4 Kiến nghị đề xuất 65

35 Danh mục các cụm từ viết tắt 68

36 Tài liệu tham khảo 68

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề:

1 Thực trạng của vấn đề:

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nhà tương lai học đã bắt đầu nói đến sự xuất hiện của làn sóng văn minh thứ 3 với đặc trưng chuyển

từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hoá Đặc điểm này của thế giới vừa đặt ra những thách thức, nhưng đồng thời cũng mang lại không ít cơ hội cho tất cả các quốc gia Trước tình hình

đó, mỗi nước, mỗi nền kinh tế đều có những phản ứng chính sách hết sức khác nhau để thích ứng Các quốc gia phải nhận thức được lĩnh vực đầu tư

Trang 4

quan trọng nhất để thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển chính là đầu tưvào vốn con người, làm thế nào để có thể đào tạo, thu hút và sử dụng tốtnhân tài, đồng thời phải hướng tới mục tiêu biến tri thức thành kỹ năng,thành trí lực và suy rộng ra dân trí phải trở thành nhân lực Đây cũng chính

là hướng tổng quát nhất của sự nghiệp Giáo dục - đào tạo nói chung của tất

cả các nước

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã quyết địnhchiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI - chiếnlược đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá theo định hướng xã hộichủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp (Văn kiện, tr148) Nhân tố quyết định thắng lợicủa công cuộc CNH- HĐH là nguồn lực con người Việt Nam được pháttriển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nângcao Vì vậy, muốn đảm bảo tăng trưởng về kinh tế, giải quyết các vấn đề

xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, trước hết phải chăm lo nguồn lựccon người, chuẩn bị lớp người lao động có phẩm chất và năng lực phùhợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới Xuất phát từ lý

do trên, tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

trong trường Tiểu học”.

2 Ý nghĩa và tác dụng của phương pháp mới

Trong quá trình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ Cán

bộ quản lý và Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáodục.Trước tình hình đó, Ban Bí thư TW Đảng đã ra chỉ thị số 40 CT/TW vềviệc xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáodục

Ở nhà trường phổ thông hiện nay, trong cơ cấu tổ chức, các tổ chuyênmôn là bộ phận chức năng quan trọng Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xâydựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kếhoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình

Trang 5

môn học của Bộ giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loạicác thành viên của tổ theo các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo…Nhưvậy, hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường là nhân tốt quyết địnhtrực tiếp chất lượng dạy học của nhà trường Do đó quản lý hoạt độngchuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong quá trình quản lý củangười Hiệu trưởng

Thực tế công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởngtrường Tiểu học Bình Kiều- Khoái Châu - Hưng Yên trong thời gian qua đã

có những bước chuyển biến, đáp ứng cơ bản các yêu cầu đề ra trong sự pháttriển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, xét về toàn diện,công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng đạt hiệu quảchưa được như mong muốn, còn có những hạn chế nhất định trong việc nângcao chất lượng dạy- học và giáo dục của nhà trường

Thực tiễn nhiều năm công tác ở trường tiểu học và tham gia vào côngtác lãnh đạo nhà trường, tôi thấy yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tổchuyên môn của trường tiểu học chính là một yêu cầu cần giải quyết.Nghiên cứu hoạt động công tác quản lý nhằm phát huy hơn nữa những thếmạnh, hạn chế những nhược điểm của nhà trường không thể không tìm hiểuthực trạng và đề ra những biện pháp quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởngnhằm nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn

3 Phạm vi nghiên cứu:

Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động tổ chuyên môn củaHiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều – Khoái Châu - Hưng Yên, đề xuấtbiện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng caochất lượng dạy học của trường Tiểu học Bình Kiều

II Hướng giải quyết:

1 Cơ sở lý luận:

a Tìm hiểu về công tác quản lý giáo dục trong trường Tiểu học:

Trang 6

* Quản lý.

Quản lý là một chức năng lao động xã hội được bắt nguồn từ tính chất

xã hội của lao động, nó ra đời khi xã hội cần có sự chỉ huy, điều hành, phâncông hợp tác, kiểm tra, chỉnh lý…Trong lao động tập thể trên một quy mônào đó để đạt năng suất cao hơn, hiệu quả tốt hơn thì phụ thuộc rất lớn vàovai trò của người đứng đầu một tổ chức, của người chỉ huy Theo C.Mác:

“Quản lý là loại lao động để điều khiển một quá trình lao động phát triển xã

hội ” Ngày nay, Quản lý được coi là một công việc quan trọng, song khó

khăn và phức tạp bậc nhất trong xã hội Vì công tác quản lý liên quan đếnnhân cách của nhiều cá nhân trong tập thể - xã hội, liên quan đến quyền lợi,nghĩa vụ, trách nhiệm và cuộc sống nói chung của mỗi người , nó đòi hỏiphải đáp ứng những yêu cầu của xã hội luôn luôn thay đổi và phát triển

Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và cái gì

đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất.

Theo K Ôma Rôp ( Liên Xô Cũ) thì “Quản lý là tính toán sử dụng

hợp lý các nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh tế tối ưu”.

Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến.

Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.

* Quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người tanghiên cứu nó trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung Cũng giống

như khái niệm về “quản lý ”, khái niệm về “quản lý giáo dục” cũng có

những cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau ở đây, “quản lý giáo dục”

trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệthống là các cơ sở trường học

Trang 7

Theo nhà giáo dục Liên Xô M.I.Kôn - Đa- Cốp: “Quản lý giáo dục là

tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thểquản lý ở tất cả các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống,nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sởnhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như quy luậtcủa quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em”

Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp ( tổ chức, phương pháp,

kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu…) nhằm đảm bảo sự vận hành bìnhthường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục pháttriển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng

Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và

có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâucủa hệ thống ,nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩacho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hoà của họ

Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên

lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngànhgiáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh

Mục đích cuối cùng quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục cóhiệu quả để đào tạo lớp tài năng thông minh sáng tạo, năng động, tự chủ,biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội

Chính vì thế, tôi nhận thấy quản lý giáo dục đều được hiểu là quátrình tác động có định hướng của người quản lý giáo dục trong việc vậndụng những nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào

lĩnh vực giáo dục, nhằm đạt mục tiêu mà giáo dục đã đề ra

* Chức năng của quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật.Quản lý giáo dục là một hệ thống mở mà bản chất của nó là sự phối hợp nỗ lựccủa con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục

Trang 8

Quản lý giáo dục về cơ bản phải tập trung vào một số chức năng chủyếu sau đây:

- Chức năng hoạch định ( lập kế hoạch)

+ Vạch ra mục tiêu cho bộ máy giáo dục

+ Xác định các bước đi để đạt mục tiêu giáo dục

+ Xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu

- Chức năng điều hành ( chỉ đạo):

Tác động đến con người bằng các mệnh lệnh làm cho người dướiquyền phục tùng và làm việc theo đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụđược phân công Tạo động lực để con người tích cực hoạt động bằng cácbiện pháp động viên, khen thưởng kể cả trách phạt

Chức năng này thể hiện ở chỗ vạch ra phương hướng cho tổ chức, các đơn

vị cấp dưới, tác động đến tổ chức, đến con người bằng các quyết định để hoạt độngđưa bộ máy đạt đến mục tiêu, trong đó bao gồm cả việc khuyến khích, động viên

Về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự canthiệp của người lãnh đạo toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lựclượng vào thực hiện kế hoạch và điều hành,nhằm đảm bảo cho mọi hoạtđộng của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự

- Chức năng kiểm tra: Là thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt

động của bộ máy nhằm điều hành kịp thời các sai sót, lệch lạc để bộ máy đạtđược mục tiêu

Chức năng kiểm tra diễn ra ở giai đoạn cuối cùng của chu trình quản

lý giáo dục, nó bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

+ Đánh giá thực trạng vận hành của hệ thống, xác định xem mục tiêu

dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả đạtđược đến đâu so với kế hoạch đã đề ra

+ Phát hiện những lệch lạc, sai sót Nguyên nhân của sự thànhcông, hạn chế

Trang 9

+ Điều chỉnh kế hoạch, tìm giải pháp khắc phục hạn chế Rút ra bàihọc kinh nghiệm để thực hiện các quá trình quản lý tiếp theo đạt hiệu quảcao hơn.

Như vậy “kiểm tra” thực chất là quá trình thiết lập mối quan hệ

nghịch trong quản lý, nó giúp người lãnh đạo điều hành một cách tối ưu mọihoạt động của bộ máy tổ chức, đơn vị, nhà trường…Có thể nói rằng không

có kiểm tra thì không có quản lý

Các chức năng quản lý giáo dục có được thực hiện một cách hiệu quảhay không là nhờ có thông tin Thông tin vừa là điều kiện, vừa là phươngtiện thực hiện tổng hợp các chức năng quản lý Các chức năng quản lý vừamang tính độc lập tương đối, vừa có liên quan mật thiết với nhau,tạo thành

một chu trình quản lý giáo duc

- Căn cứ vào Luật giáo dục được Quốc hội nước cộng hoà XHCNViệt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005

- Căn cứ vào Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số53/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

- Căn cứ quyết định số 3859/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT về triển khai thực hiện cuộc vận động “Nói không với

tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Trước bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra cho giáo dục, Đảng vàNhà nước ta coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, trong đó giáo dục Tiểuhọc được quan tâm đặc biệt Trong định hướng chiến lược phát triển giáodục đến năm 2020, Vụ Giáo dục trung học - Bộ giáo dục và Đào tạo đãkhẳng định lại những quan điểm phát triển giáo dục, trong đó có giáo dụcTiểu học như sau:

- Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, Giáo dục và Đào tạo là quốc sáchhàng đầu

- Phát triển giáo dục Tiểu học gắn với nhu cầu phát triển Kinh Tế-XãHội và những tiến bộ khoa học công nghệ;

Trang 10

- Giáo dục Tiểu học là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và củatoàn dân;

- Thực hiện sự công bằng trong giáo dục Tiểu học

- Xây dựng nền Tiểu học chuẩn mực

Những quan điểm trên xuất phát từ tính chất của bậc Tiểu học, baogồm: Tính phổ cập và phát triển; tính nhân văn và dân chủ; tính dân tộc vàhiện đại Từ những quan điểm phát triển giáo dục Tiểu học trong chiến lượcphát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng với yêu cầu CNH-HĐH đất nước,đòi hỏi người cán bộ quản lý trường Tiểu học phải có nhận thức sâu sắc về

vị trí, vai trò của bậc học mình đang quản lý cũng như vai trò, trách nhiệmnặng nề nhưng hết sức vẻ vang của người cán bộ quản lý trường Tiểuhọc trong giai đoạn hiện nay Người Hiệu trưởng phải có những biệnpháp quản lý khoa học, hợp lý để không ngừng nâng cao chất lượng hoạtđộng chuyên môn, chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường

Đó chính là căn cứ quan trọng để tôi đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học.

2 Cơ sở thực tiễn:

Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môntrong nhà trường cho thấy: 100% giáo viên đều nhận thức rõ về vị trí, tầmquan trọng của hoạt động tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy

và học Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động tổ chuyên môn của nhà trườngcòn có những hạn chế nhất định, chưa đạt kết quả như mong muốn của cácnhà quản lý Trước những yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục hiệnnay trong đó quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâmcủa người Hiệu trưởng Là một cán bộ quản lý đang công tác tại trường Tiểuhọc qua học tập, nghiên cứu lý luận và bằng kinh nghiệm trong thực tế côngtác tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyênmôn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy- học và hoạt động ởtrường Tiểu học Bình Kiều

Trang 11

- Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều loại hình

học tập,giảng dạy cụ thể chúng ta đã tham gia Xong việc Hiệu trưởng quản

lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường Tiểu học vẫn còn nhiều vấn đềkhiến những nhà quản lý chúng tôi phải tìm hiểu trăn trở

Xuất phát từ tình hình thực tế của ngành, của trường Tiểu học BìnhKiều nơi tôi đang công tác Bản thân tôi là một cán bộ quản lý rất trăn trởvấn đề này, chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh

nghiệm “Hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường

Tiểu học” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới và nâng

cao chất lượng giáo dục

3 Phạm vi, mục đích nghiên cứu, thời gian nghiên cứu:

3.3 Thời gian nghiên cứu tạo giải pháp :

Từ năm học 2014- 2015 đến nay Tại Trường tiểu học Bình Kiều

* Đối tượng nghiên cứu:

Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởngtrường Tiểu học Bình Kiều - Khoái Châu –Hưng Yên

4 Các biện pháp tiến hành 4.1 Nhiệm vụ chung.

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và quản lý tổ chuyênmôn ở trường Tiểu học

Trang 12

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môncủa Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều –Khoái Châu- Hưng Yên

- Đề xuất một số biện pháp quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởngnhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Bình Kiêu – KhoáiChâu – Hưng Yên

4.2 Phương pháp nghiên cứu.

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nhóm các phương pháp điều tra, khảo sát

Chức năng này thể hiện ở chỗ vạch ra phương hướng cho tổ chức, cácđơn vị cấp dưới, tác động đến tổ chức, đến con người bằng các quyết định đểhoạt động đưa bộ máy đạt đến mục tiêu, trong đó bao gồm cả việc khuyếnkhích, động viên

Về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo toàn bộ quá trình quản lý

II Phương pháp tiến hành:

1 Mô tả giải pháp của đề tài:

1.1 Tầm quan trọng của quản lý trường học trong quản lý giáo dục.

Trang 13

Trường học nằm trong hệ thống giáo dục và hệ thống xã hội, vì vậy

nó luôn có mối quan hệ và tác động qua lại với môi trường xã hội Đặng

Quốc Bảo đã viết: “Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá

trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố thầy trò” Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệthống giáo dục quốc dân nó là đơn vị cơ sở

-Căn cứ vào 9 nội dung về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường quyđịnh tại điều 58 Luật Giáo dục của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm

2005 thì quản lý trường học trước hết và chủ yếu là quản lý dạy và học,quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đồng thời phải bao gồm cảquản lý các quan hệ, các hoạt động phối kết hợp giữa nhà trường với các tổchức, các lực lượng giáo dục xã hội

Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người ( tập thể cán bộ,giáo viên và hoạt động) do đó có thể hiểu “quản lý trường học là những tácđộng tối ưu của chủ thể quản lý ( lãnh đạo trường học) đến giáo viên, họcsinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực hướng vào việc đẩymạnh các hoạt động của nhà trường mà tiêu biểu là thúc đẩy quá trình đàotạo thế hệ trẻ; thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhàtrường tiến đến trạng thái mong muốn”

a Hoạt động tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

Tổ chuyên môn là hạt nhân của mọi hoạt động giáo dục trong Nhàtrường Tổ chuyên môn vững mạnh thì nhà trường mới vững mạnh

Bộ GD&ĐT quy định: Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chứclàm công tác thư viện, thiết bị giáo dục Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên, tổchuyên môn có tổ trưởng, tổ phó

* Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, nămhọc nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáodục khác

Trang 14

- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chấtlượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của cácthành viên trong tổ theo kế hoạch của Nhà trường.

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghềnghiệp giáo viên Tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó

Lịch sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ haituần 1 lần Nội dung, hình thức sinh hoạt phải thực sự đảm bảo kỷ cươngnền nếp và nâng cao chất lượng dạy học

* Chức năng của tổ chuyên môn:

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, thực hiện giảng dạytheo chương trình kế hoạch chỉ đạo của Bộ GD và thực tế địa phương ;quyết định chất lượng giảng dạy, quản lý và thực hiện các hoạt động kháctrong nhà trường, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đội thiếu niên,phụhuynh học sinh, các lực lượng tham gia giáo dục và toàn xã hội…để giáodục toàn diện học sinh

* Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trong trường Tiểu học.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn có tác dụng trực tiếp đến các hoạtđộng giáo dục được thực hiện trong phạm vi của tổ và của nhà trường Nộidung quản lý hoạt động tổ chuyên môn được xác định như sau:

- Căn cứ vào kế hoạch năm học, học kỳ của nhà trường, tổ trưởng chỉđạo xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

- Phân công giáo viên giảng dạy theo thời khoá biểu và bồi dưỡnggiáo viên

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân của từng giáoviên và chỉ đạo các hoạt động giáo dục của giáo viên

- Giám sát, kiểm tra đánh giá các hoạt động của giáo viên và tập thểhọc sinh thuộc phạm vi quản lý của tổ

- Quản lý trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học

và giáo dục trong phạm vi hoạt động của tổ

Trang 15

* Tổ trưởng tổ chuyên môn quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

Tổ trưởng tổ chuyên môn là người trực tiếp điều hành, theo dõi các hoạtđộng của tổ chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước Hiệutrưởng về kết quả hoạt động chuyên môn của tổ do mình phụ trách

Do vậy, tổ trưởng chuyên môn phải là người có năng lực chuyên môn,nghiệp vụ vững vàng và cũng là người có phẩm chất đạo đức, khả năng quản

lý tốt, là người có uy tín cao trong tập thể nhà trường và tập thể tổ Côngviệc của người tổ trưởng chuyên môn cần phải thực hiện là:

- Thực hiện chương trình dạy học các môn học do tổ chuyên mônquản lý gồm:

+ Căn cứ vào kế hoạch năm học, học kỳ của nhà trường, tổ chức xâydựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, đồng thời hướng dẫn tổ viênxây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của cá nhân

+ Lên chương trình giảng dạy trong tuần cho tổ

+ Hướng dẫn những thay đổi ( nếu có) về chương trình môn học

+ Phân công giáo viên giảng dạy theo thời khoá biểu và bồi dưỡngnhà giáo theo kế hoạch của trường và kế hoạch của tổ

+ Kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện chương trình môn học theođịnh kỳ để phát hiện sai lệch và tiến hành điều chỉnh

- Quản lý hoạt động giảng dạy của nhà giáo:

+ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch của từng giáo viên

+ Giám sát, kiểm tra, đánh giá các khâu soạn bài, lên lớp, kiểm trađánh giá kết quả học tập của người học do nhà giáo thực hiện

+ Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học của cácmôn học; dự giờ, tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần

+ Chỉ đạo thực hiện việc sử dụng đồ dùng dạy học ; viết sáng kiến củacác thành viên trong tổ

+ Tham gia kiểm tra toàn diện; chuyên đề giáo viên trong tổ theoquyết định và sự phân công của Hiệu trưởng

Trang 16

- Quản lý hoạt động học tập của người học:

Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý các hoạt động giáo dục tinhthần, thái độ cho người học, phối hợp với các lực lượng giáo dục ( trongphạm vi quản lý của tổ chuyên môn) quản lý hoạt động học tập của ngườihọc, quản lý nền nếp học tập của người học và thực hiện phân tích, đánh giákết quả học tập môn học của người học, kết quả giáo dục đạo đức học sinh,công tác chủ nhiệm lớp

* Giáo viên trong tổ chuyên môn:

Mỗi giáo viên theo sự phân công của tổ chuyên môn, có trách nhiệmquản lý hoạt động dạy học tại khối, lớp mình phụ trách Bao gồm các côngviệc sau:

- Thực hiện chương trình được phân công:

+ Lập kế hoạch dạy học cá nhân: tìm hiểu người học ở lớp giảng dạy,nghiên cứu chương trình, SGK, tài liệu phục vụ dạy học, soạn giáo án,chuẩn bị đồ dùng dạy học và chuẩn bị các điều kiện khác cho việc lên lớp

+ Lên lớp theo thời khoá biểu

- Quản lý hoạt động học tập của người học:

Trang 17

Giáo viên là người có ưu thế trong việc quản lý và gây tác động trựctiếp đến người học Quản lý hoạt động học tập của người học là thực hiệncác nội dung cơ bản sau:

+ Quản lý hoạt động nhận thức của người học

+ Quản lý hoạt động giao tiếp của người học trong quá trình học tập.+ Điều khiển người học tự quản lý hoạt động của bản thân

b Hiệu trưởng và việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn

* Vị trí, nhiệm vụ , quyền hạn và trọng trách của Hiệu trưởng trường Tiểu học:

Hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vàocác yếu tố chủ yếu sau đây:

- Đội ngũ giáo viên

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học

- Trình độ được giáo dục ( đầu vào) của học sinh

- Tổ chức quản lý trường học, đứng đầu là Hiệu trưởng

Khi xác định vai trò, vị trí của người Hiệu trưởng, người được giao quyềnhạn và nhiệm vụ lớn lao đối với hoạt động quản lý nhà trường - Luật giáodục sửa đổi năm 2005 ở điều 55 mục 1 nêu rõ: “Hiệu trưởng là người chịutrách nhiệm quản lý các hoạt động của Nhà trường, do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền bổ nhiệm

Hiệu trưởng trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Xây dựng quy hoạch phát triển Nhà trường, lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kếtquả thực hiện trước Hội đồng Nhà trường và các cấp có thẩm quyền

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các Hội đồng tư vấntrong Nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viên củaHội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định

- Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàichính, tài sản nhà trường

Trang 18

- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷluật, phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, duyệt danh sách học sinh lên lớp -

ở lại lớp, tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình Tiểu họccho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụtrách

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý,tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáodục

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đốivới cộng đồng

Nhà trường thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ của mình hay khôngmột phần quyết định là tuỳ thuộc vào những phẩm chất và năng lực củangười Hiệu trưởng Trong những hoàn cảnh thực tiễn, với Hiệu trưởng giỏitrường sẽ phát triển, trở thành trường tiên tiến Xuất sắc , đạt nhiều thành tích

về dạy học và giáo dục; nhưng với Hiệu trưởng yếu thì trường không pháttriển, chất lượng dạy học và giáo dục thấp Vai trò tổ chức, quản lý của Hiệutrưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi hoạt động của nhà trường

Người Hiệu trưởng có chức năng tổ chức mọi hoạt động giáo dụctrong nhà trường, làm cho chủ trương, đường lối, quan điểm giáo dục xã hộichủ nghĩa cũng như các nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục đượcthực hiện một cách có hiệu quả

* Trọng trách của Hiệu trưởng.

- Hiệu trưởng là người quản lý Nhà nước ở trường học.

Hiệu trưởng là người đại diện chức trách nhà nước về quản lý giáodục ở trong trường học Do đó, người Hiệu trưởng phải quán triệt tất cả các

Trang 19

văn bản, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của BộGD&ĐT để thực hiện mục đích, mục tiêu nền giáo dục XHCN đối với thế

hệ trẻ, làm phát triển toàn bộ năng lực của mỗi cá nhân Nền giáo dục cónội dung “dân tộc, khoa học đại chúng” và “của dân, do dân, vì dân”

- Hiệu trưởng là chuyên gia giáo dục trong nhà trường.

Với chức trách này, Hiệu trưởng phải có chuyên môn sâu, nghiệp vụvững vàng, nắm vững chương trình nội dung, phương pháp, phương tiện kỹthuật dạy học và nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học giáo dục, giúpcho cả tập thể sư phạm tiến kịp sự phát triển của thời đại trong khả năng nộilực của nhà trường, đáp ứng chất lượng dạy học và giáo dục theo yêu cầucủa xã hội

- Hiệu trưởng - nhà sư phạm mẫu mực, người kỹ sư tâm hồn.

Người Hiệu trưởng trước hết là một nhà giáo có năng lực thấu cảm vàhết lòng yêu thương học sinh, như nhà giáo dục lỗi lạc J.A Cômenxki đã

khẳng định: “Anh không như một người cha thì cũng không thể là người

thầy” Người Hiệu trưởng phải là người thầy sẵn sàng cống hiến trí tuệ và

sức lực của mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành nhữngngười công dân chân chính Trong hoạt động dạy học và giao tiếp ứng xử,phải thể hiện những hành vi mẫu mực, không vi phạm chuẩn văn hoá, phápluật, đạo đức, là tấm gương cho đồng nghiệp và học sinh noi theo

- Hiệu trưởng - Người tổ chức trong thực tiễn.

Người Hiệu trưởng là quản lý, lãnh đạo cấp cơ sở - cấp thực hiện sự

nghiệp giáo dục, trực tiếp “trồng người” Do đó, chức năng tổ chức thực

hiện trong thực tiễn rất phong phú Hoạt động thực tiễn là hoạt động với conngười trong môi trường thường xuyên biến đổi, cho nên người Hiệu trưởngphải năng động nắm bắt được nhu cầu hoạt động, có khả năng đoàn kết, pháthuy được mọi năng lực của cá nhân, tạo nên sức mạnh cộng hưởng để thựchiện một mục đích chung, có sự đồng cảm, nhạy cảm và khả năng cảm hoá

Trang 20

mọi người bằng vốn hiểu biết sâu sắc, bằng tình cảm chân thành, hành vigương mẫu của mình.

- Người Hiệu trưởng - Nhà hoạt động xã hội

Nhà trường là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương Vì vậy,Hiệu trưởng phải xây dựng mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với địa phương vàtham gia tích cực các hoạt động xã hội, góp phần nâng cao đời sống vậtchất, kinh tế và văn hoá xã hội ở địa phương, đồng thời cũng vận động gópphần phát triển nguồn lực, không ngừng xây dựng phát triển nhà trường đápứng mục tiêu đào tạo nguồn lực cho địa phương

- Hiệu trưởng - Người nghiên cứu khoa học.

Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, Hiệu trưởng phải làngười tổ chức, lôi cuốn tập thể sư phạm nghiên cứu, phân tích, vận dụngnhững kinh nghiệm trong trường và ngoài trường, đúc rút những kinhnghiệm trong quá trình dạy học để áp dụng vào thực tiễn, giải quyết tốtnhững vấn đề đang đặt ra, đồng thời tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chotập thể giáo viên để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục

Tóm lại: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong quản lý

giáo dục của nhà trường, mà trung tâm là kết quả dạy học và giáo dục theocác mục tiêu đã xác định Do đó, để đạt được những yêu cầu này thì ngườiHiệu trưởng cần phải có những phẩm chất năng lực nhất định, những phẩmchất năng lực này càng cơ bản phong phú thì công tác quản lý của Hiệutrưởng ở nhà trường càng đạt hiệu quả cao

c Hiệu trưởng và việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

Trong công việc quản lý Nhà Trường, người Hiệu trưởng phải thựchiện rất nhiều nhiệm vụ; tuy nhiên, nhiệm vụ đặt lên hàng đầu đó là tổ chứcgiảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chươngtrình giáo dục Như vậy, ta có thể hiểu quản lý nhà trường chủ yếu là quản

lý hoạt động dạy - học và các hoạt động giáo dục khác Đây chính là hoạtđộng chuyên môn của nhà trường Việc quản lý hoạt động chuyên môn phải

Trang 21

thông qua việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn Hiệu Trưởng phải xác

định rõ các yêu cầu với các Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môntrong việc giúp Hiệu trưởng quản lý lao động của giáo viên và hiệu quả côngviệc của họ

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường của Hiệu trưởngtập trung ở những công việc chính như sau:

* Quản lý thực hiện chương trình dạy học.

Chương trình dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành, trong đó quy địnhcác môn học, trình tự dạy các môn học qua từng năm, số tiết học cho từngmôn học trong năm, từng kỳ, theo biên chế năm học

Thực hiện chương trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động dạyhọc để vận hành nội dung, phương pháp, hình thức dạy học các môn học,thời gian dạy học từng môn học được quy định trong văn bản chương trìnhdạy học

Để thực hiện chương trình dạy học trong nhà trường, Hiệu trưởngphải nắm vững nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của cấp học, bậchọc, chương trình dạy học từng môn học về các phương diện như nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kế hoạch dạy học môn học

Hiệu trưởng quản lý tổ chuyên môn thực hiện chương trình dạy học cụthể là:

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên nghiên cứuchương trình và xây dựng kế hoạch dạy học trong năm học

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn chia nhóm bộ môn khối lớp để

hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tư liệu và phương pháp giảng dạy

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiệnchương trình dạy học đủ, chất lượng, đúng tiến độ thời gian

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động học tập của họcsinh, kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập của học sinh theo kế hoạch

Trang 22

* Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên.

Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên thực chất là quản lý việcthực hiện chương trình dạy học môn học của nhà giáo về các phương diệnnhư : thực hiện nội dung, phương pháp dạy học và sử dụng các hình thức tổchức dạy học theo quy định trong chương trình dạy học

Hiệu trưởng trực tiếp và thông qua tổ chuyên môn để quản lý hoạtđộng giảng dạy của nhà giáo với các nội dung:

- Kiểm tra công tác lập kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và củatừng nhà giáo, phê duyệt kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, của nhà giáo

- Quản lý giờ lên lớp của nhà giáo

- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

do nhà giáo thực hiện

- Chỉ đạo các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp củanhà giáo trong toàn trường

- Đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên

* Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong đó chú trọng đến nội dungbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên phải được thực hiện thườngxuyên và cập nhật thông qua các hình thức cơ bản sau:

- Thông qua phong trào sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học

- Thi đua dạy tốt - học tốt

- Thông qua việc tổ chức các chuyên đề

- Duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả

- Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, phong trào tự học, tựbồi dưỡng thường xuyên

- Qua các khoá tập huấn, bồi dưỡng

- Qua hình thức học tập chính quy

* Quản lý hoạt động học tập của người học.

Trang 23

Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của người học trong nhàtrường thông qua quản lý việc thực hiện các vấn đề sau:

- Quản lý công tác giáo dục tinh thần, thái độ học tập cho người học

- Quản lý nền nếp học tập của người học

- Phân tích đánh giá kết quả học tập của người học

- Quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong quản lý hoạt độnghọc tập của người học

* Quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học: Gồm 3 mặt liên quan chặt

chẽ với nhau: Đủ cơ sở vật chất, sử dụng tốt và bảo quản tốt Do đó, để quản

lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học, Hiệu trưởng cần thực hiện cácnội dung sau:

- Lập kế hoạch cơ sở vật chất nhà trường dựa trên các định mức đãđược quy định và thực tế của nhà trường, địa phương để xác định rõ cáchạng mục công trình cần xây dựng, sửa chữa, nâng cấp…các loại trang thiết

bị cần mua sắm Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xâydựng cơ sở vật chất trường học

- Phê duyệt và giám sát kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy họccủa tổ chuyên môn

- Phân công trách nhiệm trong việc quản lý, bảo quản cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học

- Huy động các nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất phục vụ hoạtđộng dạy và học

* Quản lý tổ chuyên môn tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và việc thực hiện kế hoạch dạy học năm học.

Các công việc cụ thể của Hiệu trưởng bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra

- Tổ chức lực lượng kiểm tra

- Thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá

- Hoàn thiện hoạt động dạy học

Trang 24

- Hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm của Hiệu trưởng Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, chịu trách nhiệmchỉ đạo, tổ chức và có các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn hiệuquả sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, góp phần thúc đẩymọi hoạt động của nhà trường ngày một đi lên

Trên đây là những cơ bản, chủ yếu để làm căn cứ tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều – Khoái Châu - Hưng Yên.

1.2 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều – Khoái Châu – Hưng Yên năm học 2015 – 2016

* Thực trạng đội ngũ giáo viên và học sinh – những thuận lợi khó khăn

a Thuận lợi:

- Về học sinh:

Năm học 2015-2016 trường Tiểu học Bình Kiều có tổng số 403 họcsinh Gồm 13 lớp

Phổ cập đúng độ tuổi đạt kết quả cao

Các em học sinh những năm gần đây được cha mẹ rất quan tâmchăm lo đến việc học hành, mua sắm sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ ngay

từ đầu năm học Các em học sinh lớp từ 1 đến lớp 5 được học chương trình10buổi/tuần Với một mong muốn con mình đạt kết quả cao trong học tập

và giáo dục Trường lớp khang trang sạch sẽ, đủ bàn ghế ngồi, đảm bảođúng quy cách Sân chơi rộng rãi thoáng mát Điểm trường đặt tại trungtâm xã, nên đường từ nhà các em đến trường không xa lắm và rất thuậntiện Chất lượng học sinh đạt loại khá của huyện,có nhiều học sinh đượckhen các mặt Các phong trào hoạt động của học sinh sôi nổi được huyện

Trang 25

đánh giá cao.Trường luôn đạt danh hiệu Tiên Tiến- Trường Chuẩn QuốcGia Năm học 2014-2015 Trường được Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạotặng bằng khen.

- Về giáo viên:

Số cán bộ, giáo viên trong nhà trường: 27 cán bộ, giáo viên; có 6 cán

bộ giáo viên là nam nên rất thuận lợi cho phong trào của trường

Trình độ đạt chuẩn 100%, trong những năm qua trường có nhiều giáoviên đạt danh hiệu dạy giỏi các cấp, năm vừa qua có 2 giáo viên dạy giỏi cấpHuyện, 12 giáo viên dạy giỏi cấp trường Nhìn chung năng lực chuyên môn củagiáo viên trong nhà trường tương đối đồng đều, có lòng yêu nghề, mến trẻ vànhiệt tình trong công tác Giáo viên được nhà trường đầu tư đầy đủ sách giáokhoa, sách giáo viên, sách tham khảo tạo mọi điều kiện trong công tác giảngdạy Tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường là một tập thể sư phạm đoàn kết,tôn trọng giúp đỡ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường

Phong trào giáo dục của nhà trường luôn được các cấp lãnh đạo xã,Phòng Giáo dục đánh giá cao Những năm gần đây các chuyên đề về đổimới phương pháp dạy học, thực hiện học theo mô hình trường học mớiVNEN Phòng giáo dục tổ chức trong hè đã được giáo viên trong nhà trườngtiếp cận và thực hiện một cách triệt để Bởi thế đổi mới phương pháp dạyhọc ở mọi giáo viên trong nhà trường đã đạt kết quả đáng kể

Nhà trường ngay từ đầu mỗi năm học đều tổ chức học tập chỉ thị,Nghị quyết của Đảng, ngành, của Sở, Phòng Giáo dục tới giáo viên trongnhà trường, hàng tháng đều có họp hội đồng nên kế hoạch cụ thể từng thángtừng tuần để giáo viên nắm bắt kịp thời, thực hiện nhiệm vụ được thuận lợi

Kết quả đạt được đáng kể trong những năm qua:

Tổ chuyên môn được kiện toàn và hoạt động theo đúng chức năngnhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường Tiểu học

Nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn đã có tiến bộ rõ rệt Nội dung sinhhoạt tổ chuyên môn đã thể hiện rõ các hoạt động chuyên môn của từng khối

Trang 26

lớp, từng tổ chuyên môn, bám sát mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của nhàtrường.

Phong trào thi đua “Hai tốt”, “Hai không’’ chất lượng ,trong những

năm học gần đây trường đều đạt giải cao trong các phong trào cũng như cáchội thi của giáo viên và học sinh các cấp.Việc dạy thực chất, học thực chất,đánh giá học sinh đảm bảo khách quan đúng chất lượng giảng dạy đã đượccác thầy cô giáo và các em học sinh coi trọng Chất lượng giáo dục đạt chỉtiêu đề ra và đạt mức khá của toàn huyện

xa để con ở nhà một mình hoặc ở với ông bà, nên không có điều kiện quantâm đến việc học hành của con cái Nhiều gia đình phó mặc việc học tậpcủa con em mình cho nhà trường, một số phụ huynh ít quan tâm tới việc họctập của con em mình , phần nhiều trông cậy vào thầy cô ở lớp Việc nắm bắtnội dung chương trình sách giáo khoa mới còn hạn chế Đặc biệt hiểu vềphương pháp dạy học phần nhiều là phương pháp cũ nên các em học ở nhà

gặp khó khăn, khi tự mình chưa tự học được ( nhất là các em học sinh lớp 1)

- Hiện nay trường còn thiếu phòng chức năng , tổ chuyên môn chưa

có phòng riêng ,dẫn đến việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các hoạtđộng khác chưa đạt kết quả như mong muốn

- Đội ngũ giáo viên loại hình liên kết nhiều nên chưa nhiều kinhnghiệm, nhà xa trường nên cũng phần nào ảnh hưởng tới một số hoạt độngchuyên môn

- Trình độ tin học của đa số giáo viên nhà trường hiện nay mặc dùcũng được học tập và cập nhật song cũng chưa theo kịp với yêu cầu ứng

Trang 27

dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phần nào làm hạn chế đến việc tổchức dạy học bằng giáo án điện tử, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu họctập của học sinh.

- Hàng năm giáo viên được bồi dưỡng chuyên đề song thực tế vàotừng bài, từng môn thì vẫn còn số ít giáo viên lúng túng về phương pháp

Có giáo viên coi sách hướng dẫn là bả bối cơ bản cho việc dạy học, ít đầu tưđọc và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa Sách hướng dẫn và thiết kế nhưthế nào thì lên lớp thực hiện thụ động như thế,có khi còn không thực hiệnđược như vậy Vì thế nội dung cơ bản của bài học chưa truyền thụ được đầy

đủ cho học sinh.Vì thế việc lên lớp kết quả sẽ không cao Mặt khác trongquá trình dạy học đồ dùng cần thiết cho tiết học còn có giáo viên không chú

ý đến và chưa phát huy hết tác dụng Trang thiết bị phục vụ cho việc dạyhọc theo phương pháp mới còn gặp nhiều khó khăn: chất lượng đồ dùngchưa cao

- Vì là một xã thuần nông không có nguồn thu nào khác từ dịch vụnông nghiệp nên mặc dù Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạosát sao nhưng ngân sách đầu tư cho giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất

phục vụ cho việc dạy và học của thầy - trò là rất khó khăn

Từ những thuận lợi và những khó khăn trên mà tập thể CBGV trườngTiểu học Bình Kiều xác định rõ: Trường tiểu học có vị trí, chức năng nhiệm

vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp "trồng người" Trường Tiểu học lầnđầu tiên tổ chức một cách tự giác hoạt động học với tư cách là hoạt độngchủ đạo cho trẻ em, đồng thời trường Tiểu học còn tổ chức một cách tự giáccác hoạt động khác cho học sinh Nói cách khác, trường Tiểu học là đơn vị

cơ sở, là công trình văn hóa giáo dục bền vững hấp dẫn các lớp trẻ em, lànơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ em, là nơi tạo cho trẻ em có hạnh phúc

Dạy học ở Tiểu học là một nghề Nghề dạy học ở bậc Tiểu học cónhững điểm giống nghề dạy học ở các bậc khác, nhưng có đặc thù riêng vềmặt sư phạm mà nghề dạy học ở bậc khác không có được

Trang 28

Mục tiêu phát triển giáo dục bậc Tiểu học giai đoạn 1996-2020 Nghị

quyết TW 2 chỉ rõ: "Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học".

Để đạt được mục tiêu giáo dục Tiểu mọc mà Đảng đề ra có rất nhiềuviệc phải làm và phải làm có bài bản Trong đó đổi mới phương pháp dạyhọc đã được Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT phát động thành một phong tràorộng khắp ở tất cả các trường học và đào tạo

Bởi vậy Trường tiểu học Bình Kiều coi: Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường trong mục tiêu "không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học".Mà nơi tổ chức thực hiện nhiệm

vụ đó là tổ chuyên môn trong nhà trường.

1.3 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Bình Kiều – Khoái Châu – Hưng Yên

* Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn.

Trường tiểu học Bình Kiều có 3 tổ chuyên môn: Tổ lớp 1, tổ 2.3 và tổ4.5 Để đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu họcBình Kiều , tôi đã xây dựng các phiếu điều tra khảo sát nhận thức của

20 giáo viên trong trường về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tổchuyên môn trong nhà trường và những nhận định thực tế hoạt độngcủa tổ chuyên môn trong nhà trường Kết quả khảo sát điều tra nhưsau:

Bảng 1: Bảng đánh giá vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn

TT

Khách thểNội dung

Trang 29

chuyên môn nghiệp vụ…có thể đánh giá nhận thức cơ bản của đội ngũ giáoviên về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn trong nhàtrường không đồng nhất Nhiều ý kiến cho rằng hoạt động tổ chuyên môntrong nhà trường nặng về vấn đề sinh hoạt chuyên môn định kỳ thống nhấtnội dung chương trình bài dạy, nhận xét đánh giá các hoạt động dạy - học vàcác hoạt động giáo dục khác của tổ Như vậy có nghĩa là nhiều giáo viênnhận thức chưa đầy đủ về yếu tố hạt nhân của mọi hoạt động giáo dục trongnhà trường đó chính là hoạt động của tổ chuyên môn.

Bảng 2: Đánh giá thực tế hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học Bình Kiều.

T

T

Khách thể khảo sát Nội dung

Giáo viên

Sốlượng %

1 Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng,

năm học

3 Thực hiện chương trình dạy học các môn học 20 10

0

4 Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo

viên trong nhà trường

5 Kiểm tra đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục của các thành

viên trong tổ chuyên môn theo kế hoạch của nhà trường

6 Thực hiện phân tích, đánh giá kết quả học tập và các hoạt

động giáo dục của học sinh

7 Thực hiện quản lý sử dụng sách, trang thiết bị, cơ sở vật

chất của các thành viên trong tổ

Trang 30

là của tổ trưởng chuyên môn, nội dung 4, 5 là của Ban giám hiệu nhàtrường, nội dung 7 là của cán bộ phụ trách Thư viện - đồ dùng…Đó lànhững cách hiểu chưa đúng về hoạt động tổ chuyên môn ở nhà trường,

tổ chuyên môn chưa phát huy được vai trò, chưa tạo được nền nếp,chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức, chất lượng sinh hoạt tổchuyên môn chưa cao, chưa khai thác được tiềm năng nội lực của mỗigiáo viên cho hoạt động của tổ Trong khi đó, xây dựng kế hoạch hoạtđộng của tổ theo tuần, tháng, năm học phải có sự hợp tác, nhất trí củacác thành viên trong tổ Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chogiáo viên trong tổ là hoạt động được duy trì thường xuyên ở mỗi tổchuyên môn

Thực tế cho thấy nội dung và hình thức hoạt động của tổ chuyên mônđược quan tâm đúng mức sẽ góp phần đảm bảo kỷ cương nền nếp và nângcao chất lượng dạy học trong nhà trường

* Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều

Qua thực tế công tác tại trường Tiểu học Bình Kiều tôi đã thực hiệnmột số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường và đãđạt được những kết quả cơ bản Để đánh giá kết quả của các biện pháp quản

lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, Tôi đã tiến hành xây dựngphiếu điều tra và thực hiện khảo sát với 20 giáo viên của trường Tiểu họcBình Kiều để xem xét nghiên cứu

* Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy.

Khảo sát 20 giáo viên của trường Tiểu học Bình Kiều về thực trạngbiện pháp quản lý của Hiệu trưởng thực hiện chương trình giảng dạy, tôi thuđược kết quả như sau :

Bảng 3: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy ở trường Tiểu học Bình Kiều

Trang 31

hợp hợp phù

1

Duyệt kế hoạch dạy học

(chương trình kế hoạch dạy học

của tổ, khối, giáo viên, giáo án

giảng dạy)

2

Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột

xuất kế hoạch, chương trình

giảng dạy của giáo viên

3

Dự giờ giáo viên trong tổ chuyên

môn để kiểm tra, đánh giá thực

hiện chương trình

4 Tổ chức hoạt động dạy học để

Nhìn vào bảng thống kê trên ta nhận thấy biện pháp quản lý thực hiệnchương trình giảng dạy của Hiệu trưởng là phù hợp: Nội dung 1 và 3 phùhợp cao, nội dung 2 phù hợp giữa và nội dung 4 phù hợp trên Đa số giáoviên nhận thấy việc duyệt kế hoạch dạy học và dự giờ là biện pháp quản lýthực hiện chương trình tốt nhất, nội dung 2 và 4 nhiều khi chưa đảm bảotính khách quan

* Thực trạng biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Khảo sát 20 giáo viên của trường Tiểu học Binh Kiều về thực trạngbiện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chuyên môn, nghiệp vụcho giáo viên Kết quả thu được như sau:

Bảng 4: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

hợp

Ít phùhợp

Khôngphùhợp

Thứbậc

Trang 32

1 Duy trì sinh hoạt chuyên môn

3 Duy trì phong trào viết sang kiến

4 Tham gia bồi dưỡng thường

Qua khảo sát tôi nhận thấy:

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là hoạt động cầnduy trì thường xuyên, là điều kiện để nâng cao năng lực chuyên môn,trình độ tay nghề cho giáo viên Điều đó khẳng định qua việc nội dungbiện pháp 4 được đánh giá là phù hợp cao Nội dung biện pháp 3 và 5 chỉđạt phù hợp ở mức trung bình trên và nội dung biện pháp 2 đạt ở mứctrung bình giữa là do qua trao đổi với giáo viên , qua kiểm nghiệm thực

tế, tôi nhận thấy việc duy trì phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm đượcthực hiện một cách có nền nếp, quy củ Vì nó góp phần nâng cao trình độchuyên môn của mỗi giáo viên và là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại thiđua cá nhân hàng năm, tuy nhiên việc phổ biến nhân rộng và áp dụng cònhạn chế Việc tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng giảng dạy đượctiến hành thường xuyên trong từng năm học nhưng tính hiệu quả của cácchuyên đề chưa cao, đôi khi chỉ mang tính hình thức hoặc chỉ tập trung ởmột số giáo viên trực tiếp nghiên cứu viết, dạy thực nghiệm, chưa pháthuy được hết năng lực, trí tụê của tập thể các thành viên trong tổ khi thựchiện chuyên đề

Việc dự giờ đồng nghiệp là một trong những nội dung học tập bồidưỡng chuyên môn rất thiết thực, hiệu quả, là cơ hội để các đồng nghiệp

Trang 33

cùng trao đổi, thống nhất phương pháp giảng dạy, góp phần nâng caotrình độ tay nghề.

Tuy nhiên, một số cá nhân do những điều kiện nhất định mà họ ít đi

dự giờ một số cá nhân thì không thể áp dụng được những kinh nghiệm,phương pháp, phong cách giảng dạy của đồng nghiệp vào các giờ dạy củamình

Công tác bồi dưỡng qua thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳđược đánh giá ở mức phù hợp thấp Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nguyênnhân là do nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa có những định hướngtrọng tâm, các thành viên chưa tích cực đưa ra các ý kiến chủ quan của mình

để trao đổi, thảo luận trong tổ nhằm đưa buổi sinh hoạt tổ thực sự có hiệuquả cao

* Thực trạng biện pháp quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

Khảo sát 20 giáo viên của trường Tiểu học Bình Kiều về thực trạngbiện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với nội dung sinh hoạt tổ chuyênmôn Kết quả thu được như sau:

Bảng 5: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của biện pháp quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

TT Nội dung biện pháp Phù

hợp

Ít phù hợp

Không phù hợp

Thứ bậc

1 Quy định thời gian sinh hoạt tổ

2 Tổ chức học tập quy chế chuyên

môn trước khai giảng năm học mới 15 4 1 2

Trang 34

Triển khai toàn bộ kế hoạchchuyên môn từng tháng trong cuộchọp Hội đồng

4

Hiệu trưởng thống nhất với tổtrưởng chuyên môn nội dungsinh hoạt tổ hàng tuần

5

Ban giám hiệu dự họp tổ ( hoặc

tổ trưởng chuyên môn báo cáo),nắm bắt kịp thời các vấn đề nảysinh trong cuộc họp chuyên môn

để có biện pháp giải quyết

Riêng nội dung biện pháp 5 đạt ở mức trung bình giữa,điều này cónghĩa là việc quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt độngcần thiết, giúp cho tổ chuyên môn hoạch định được thời gian, nội dung,cách thức tổ chức một cuộc họp chuyên môn đạt chất lượng hiệu quả,tránh lan man, dàn trải, lãng phí thời gian, hình thức Tuy nhiên một số ýkiến cho rằng trong sinh hoạt tổ chuyên môn, không nhất thiết phải cóBan giám hiệu dự họp mới nắm bắt được tình hình hoạt động chuyênmôn của tổ, vì khi có Ban giám hiệu dự trong cuộc họp, ý kiến đưa racủa các thành viên có thể thiếu khách quan, tự chủ hoặc ngại đưa ra ýkiến Hay việc kiểm tra Nghị quyết sinh hoạt tổ chuyên môn là cần thiếtsong nếu không có sự tự giác cao, ý thức trách nhiệm cùng xây dựng nộidung sinh hoạt tổ thì nội dung Nghị quyết cũng không thể hiện được đầy

đủ ý kiến của tập thể thành viên trong tổ

Trang 35

* Thực trạng biện pháp quản lý thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học.

Khảo sát 20 giáo viên của trường Tiểu học Bình Kiều về thực trạngbiện pháp quản lý thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học củahiệu trưởng Kết quả như sau:

Bảng 6: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của biện pháp quản lý thiết

bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học ở trường tiểu học Bình Kiều

hợp

Ít phù hợp

Không phù hợp

Thứ bậc

1 Lập kế hoạch bảo quản, sử dụng,

sửa chữa mua sắm, nâng cấp…

2 Phân công trách nhiệm quản lý trang

thiết bị và CSVC phục vụ dạy học

Như vậy, qua thực tế cho thấy các biện pháp quản lý CSVS, các trangthiết bị, phương tiện phục vụ dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học BìnhKiều chưa đạt được kết quả cao Xuất phát từ nhận thức của giáo viên chorằng trong việc quản lý, sửa chữa, mua sắm, nâng cấp trang thiết bị cơ sở vậtchất là thuộc phạm vi của Ban giám hiệu, bảo vệ, cán bộ thư viện thiết bị…Hầu hết giáo viên chỉ xác định trách nhiệm của tổ chuyên môn, giáo viên là

sử dụng và có ý kiến đề xuất về chất lượng của các loại thiết bị, đồ dùng hay

đề nghị mua sắm bổ sung thêm những trang thiết bị còn thiếu…Mặt khác,việc phân công trách nhiệm của các thành viên chưa rõ ràng ở trong tổchuyên môn , việc kiểm tra, đánh giá còn chưa tuyệt đối Việc lập kế hoạchbảo quản, hướng dẫn sử dụng chưa có sự kiểm tra thường xuyên, nên dẫnđến hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy họccủa Hiệu trưởng còn chưa cao như mong muốn

* Thực trạng biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

Trang 36

Khảo sát 20 Giáo viên của trường Tiểu học Bình Kiều về thực trạngbiện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của Hiệu trưởng.Kết quả như sau:

Bảng 7: Bảng đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả dạy học ở trường tiểu học Bình Kiều

hợp

Ít phù hợp

Không phù hợp

Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ

4

Kiểm tra công tác chấm chữabài, bồi dưỡng học sinh năngkhiếu, phụ đạo học sinh yếu

5 Thực hiện các chuyên đề để đánh

7 Kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm

Qua bảng thống kê và qua thực tế trao đổi với giáo viên khẳng địnhbiện pháp kiểm tra qua dự giờ giáo viên ( nội dung 3) và đánh giá chất lượnghọc sinh ( nội dung 6) đạt ở mức độ phù hợp cao, bởi vì thông qua hình thứckiểm tra dự giờ tiết dạy, Hiệu trưởng đã đánh giá được năng lực chuyên mônthực chất của giáo viên, đồng thời thông qua đánh giá chất lượng học sinh đểđánh giá đúng chất lượng giảng dạy của giáo viên Hai nội dung trên của biệnpháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học cho thấy tính hiệu quả của nó

1.4 Đánh giá chung việc quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Kiều

* Kết quả đạt được:

Ngày đăng: 24/07/2016, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w