Vănhọc trung đại Việt Nam thể hiện hai nội dung lớn là yêu nước và nhân đạo, pháttriển theo quy luật tiếp thu và dân tộc hóa những tinh hoa của văn học nước ngoài,chủ yếu là văn học Trun
Trang 1MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX còn gọi là văn họctrung đại - tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến Hai thành phần chủ yếucủa văn học trung đại là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm Hai thành phầnvăn học này đều đạt được những thành tựu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.Trong trường phổ thông, văn học trung đại Việt Nam được giảng dạy từ bậc trunghọc cơ sở (THCS) đến trung học phổ thông (THPT) Nó đã góp phần hình thànhnhững phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ trẻ, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêuquê hương thiết tha, lòng nhân ái, nhạy cảm trước cái đẹp, đồng cảm với nhữngcon người bất hạnh, biết vượt qua khó khăn, thử thách để vươn tới lý tưởng caođẹp
Văn học trung đại là một trong những thành tựu rực rỡ của nền văn học ViệtNam Văn học trung đại Việt Nam không chỉ đa dạng về đề tài, thể loại, phong phú
về số lượng tác phẩm mà còn đạt đến trình độ nghệ thuật tinh tế, điêu luyện Vănhọc trung đại Việt Nam thể hiện hai nội dung lớn là yêu nước và nhân đạo, pháttriển theo quy luật tiếp thu và dân tộc hóa những tinh hoa của văn học nước ngoài,chủ yếu là văn học Trung Quốc, tiếp thu những thành tựu của văn học dân gian.Văn học trung đại Việt Nam đã xuất hiện các tài năng lớn như: Phạm Ngũ Lão,Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn GiaThiều,… Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam có một giá trị nhân bản rất cao,chứa đựng những tư tưởng, tình cảm lớn, những nỗi niềm mà các tác giả muốn gửigắm Đó là những tiếng lòng của các tác giả nên có sức truyền cảm mạnh mẽ, lắngsâu trong lòng người, tồn tại mãi với thời gian, còn tỏa sáng đến muôn đời sau.Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết bàn về việc nâng cao chấtlượng đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam, nhưng chưa trình bày đượccác giải pháp cụ thể, thiếu những dữ liệu minh chứng trong thực tế giảng dạy bộmôn Ngữ văn, chưa khảo sát đầy đủ chất lượng đọc - hiểu văn bản văn học trungđại của học sinh THPT trong vài năm gần đây Văn học trung đại Việt Nam đượcgiảng dạy trong chương trình lớp 10 và lớp 11, đặc biệt là đối với học sinh lớp 10,các em vừa vào học năm đầu bậc THPT, còn nhiều bỡ ngỡ về nội dung và phươngpháp giảng dạy mới
Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểmtra, đánh giá, thực hiện yêu cầu của chuẩn kiến thức - kỹ năng và chương trình
giảm tải, phát triển phẩm chất năng lực học sinh, tôi biên soạn đề tài Một số kinh
nghiệm đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10,
góp thêm một ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đọc - hiểu văn bản văn học trungđại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1 Cơ sở lý luận:
Trang 2Trong nhà trường phổ thông, mục tiêu của môn Ngữ văn là hình thành và pháttriển ở học sinh năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản Môn Ngữ
văn có một vị trí quan trọng: “Sở dĩ ở nhà trường phổ thông, môn Văn được đặt ở
vị trí hàng đầu, trước hết, đó là công cụ cho tất cả các môn, công cụ tư duy, công
cụ diễn đạt, công cụ học tập” (Lê Trí Viễn) Người giáo viên dạy môn Ngữ văn ở
trường THPT có nhiệm vụ truyền đạt những tri thức từ bộ môn Ngữ văn đến họcsinh, gồm 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn Trong phân môn Đọcvăn, hoạt động đọc - hiểu văn bản Ngữ văn có vai trò rất quan trọng đối với việcphát triển tư duy, diễn đạt cho học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục Những trithức được học sinh lĩnh hội, được trình bày dưới dạng nói hay dạng viết mà dùng
từ chính xác, diễn đạt chặt chẽ, trật tự, mạch lạc, đúng cấu trúc ngữ pháp thì mớiđáp ứng được nhu cầu đào tạo trong nhà trường phổ thông
Hiện nay chúng ta đang thay đổi quan niệm dạy học Văn, đổi thay mô hình vàphương pháp dạy học Văn Dạy học Đọc văn, khác với mô hình truyền thống lấygiáo viên làm trung tâm, học sinh chỉ thụ động nghe thầy cô giáo giảng bài và ghichép Nay lấy học sinh làm trung tâm nghĩa là lấy việc đọc văn của học sinh làmtrung tâm Thầy cô giáo là người hướng dẫn học sinh đọc văn Học sinh là ngườichủ động kiến tạo kiến thức văn học trong giờ học dưới sự tác động của giáo viên,chứ không phải giáo viên nhồi nhét kiến thức cho học sinh
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc… Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”,
chúng ta thấy việc nâng cao chất lượng đọc - hiểu văn bản văn học, trong đó cóđọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10, nhằmphát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình dạy và học là mụcđích của giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay
2 Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế giảng dạy, người viết nhận thấy năng lực đọc - hiểu văn bản vănhọc trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 không đồng đều Có nhiều họcsinh có hứng thú học tập, chuẩn bị bài kỹ ở nhà, sưu tầm các tư liệu học tập, tìmtranh ảnh phục vụ cho bài học… Nhưng cũng có học sinh chưa hứng thú học tập,ngại tìm hiểu ý nghĩa các từ Hán Việt, từ Việt cổ, các điển cố, điển tích, chuẩn bịbài mới còn mang tính chất đối phó, thụ động… nên khi làm bài còn tình trạng
dừng từ sai, hiểu sai ý nghĩa của điển cố Ví dụ: Có học sinh viết: Bình Ngô đại
cáo của Nguyễn Trãi là một tác phẩm bất hữu của nền văn học dân tộc (từ sai: bất hữu, sửa lại là bất hủ).
- Nhiều học sinh còn học thuộc các ý, các đoạn văn trong sách tham khảo,ngại suy nghĩ, dành nhiều thời gian cho các môn học tự nhiên, chưa thực sự yêuthích môn Ngữ văn
Trang 3- Một số giáo viên chưa phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh Vẫn còn tình trạng đọc chép, truyền thụ một chiều.
- Một số giáo viên dạy bám sát phân phối chương trình nhưng chưa chú ý sosánh, liên hệ, mở rộng nâng cao kiến thức với những tác phẩm cùng đề tài, cùngchủ đề đã học ở THCS hoặc ngoài chương trình sách giáo khoa
- Việc dạy học theo các chủ đề của văn học trung đại Việt Nam được vậndụng vào việc kiểm tra, đánh giá trong các bài viết tại lớp và kiểm tra tập trungnhưng chưa chuyên sâu
- Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam cho họcsinh lớp 10 góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chấtlượng bộ môn Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội văn bản văn họctrung đại Việt Nam được tiếp tục giảng dạy và học tập trong chương trình lớp 11
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
1 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về lịch sử văn học:
a Cách thức tổ chức thực hiện:
- Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Trong chương trình lớp 10, sau khi ôn tập văn học dân gian Việt Nam cho học
sinh, có bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (được gọi
là văn học trung đại) dạy và học trong 2 tiết Giáo viên hướng dẫn cho học sinhnắm vững kiến thức về thời kỳ văn học trung đại Việt Nam một cách có hệ thống,
có một cách nhìn nhận và đánh giá khái quát, đúng đắn các giai đoạn phát triển,các đề tài, thể loại chính, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, những đặc điểm lớn
về nội dung và nghệ thuật
Qua việc học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi, qua việc trả lời,hoạt động tại lớp học, giáo viên định hướng cho học sinh nắm vững kiến thứctrọng tâm:
- Văn học trung đại Việt Nam gồm hai thành phần: Văn học chữ Hán và vănhọc chữ Nôm
- Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua bốn giai đoạn:
+ Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV
+ Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
+ Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
+ Nửa cuối thế kỷ XIX
- Những đặc điểm lớn về nội dung:
+ Chủ nghĩa yêu nước
Trang 4+ Chủ nghĩa nhân đạo.
+ Cảm hứng thế sự
- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:
+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
+ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài
Học xong phần Tìm hiểu bài, giáo viên nêu câu hỏi luyện tập tại lớp và hướng
dẫn tự học ở nhà.
Trong quá trình đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại, phải luôn gắn với việctìm hiểu giai đoạn văn học mà tác phẩm ra đời, hòan cảnh lịch sử, xã hội, nhữngtác giả, tác phẩm ra đời trong cùng giai đoạn hoặc các tác phẩm có cùng đề tài, chủ
đề, thể loại, khuynh hướng sáng tác,… Hoặc so sánh với các tác phẩm ở giai đoạntrước (hoặc giai đoạn sau) để thấy được sự phát triển, kế thừa, tiếp biến về nộidung tư tưởng và nghệ thuật
b Các dữ liệu minh chứng:
Trước khi học bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX,
giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà Các câu hỏi hướng vàotrọng tâm bài học, giúp học sinh phát triển năng lực, tư duy:
1 Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
2 Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷXIX?
3 Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hếtthế kỷ XIX?
4 Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đếnhết thế kỷ XIX?
Học sinh trả lời, trình bày tại lớp, giáo viên định hướng, chốt ý Ở phần Luyện
tập, giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng khái quát theo mẫu sau:
Giai đoạn văn
Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Sau khi Luyện tập, đến phần Hướng dẫn tự học¸giáo viên hướng dẫn học sinh
tự học, củng cố lại bài học, nâng cao kiến thức bằng hệ thống câu hỏi Ví dụ:
1 Nêu tên một số tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm mà anh (chị) đã học hoặc đãđọc (chú ý xếp theo cụm thể loại kết hợp với tiến trình lịch sử văn học)
Trang 52 Chọn một tác phẩm văn học trung đại và chỉ rõ sự tuân thủ và phá vỡ tínhquy phạm của tác giả trong sáng tác.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, so sánh, liên hệ, củng cố kiến thức:
1 Bảng xếp loại các tác phẩm văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đã họchoặc đã đọc theo cụm thể loại kết hợp với tiến trình văn học
Trữ tình - Sông núi nước Nam (Nam quốc
sơn hà) - tương truyền của Lý Thường Kiệt
- Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn
kinh sư) - Trần Quang Khải
- Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm
Ngũ Lão
- Phú sông Bạch Đằng (Bạch
Đằng giang phú) - Trương Hán Siêu
- Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) -
Nguyễn Trãi
- Đọc Tiểu Thanh ký (Độc Tiểu
Thanh ký) - Nguyễn Du
- Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô
đại cáo) - Nguyễn Trãi
-Tựu “Trích diễm thi tập” (Trích
diễm thi tập tự) - Hoàng ĐứcLương
- Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô
gia văn phái
- Truyện Kiều - Nguyễn Du
- Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn
Đình Chiểu
Trang 62 Từ bảng sau, có thể thống kê việc tác giả vừa tuân theo vừa phá vỡ tính quy
phạm trong sáng tác qua chùm thơ viết về mùa thu (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm)
của Nguyễn Khuyến:
Tuân theo tính quy phạm Phá vỡ tính quy phạm
- Thu thiên (trời thu)
- Thu thủy (nước thu)
- Thu nguyệt (trăng thu)
- Thu hoa (hoa thu)
- Thu điểu (chim mùa thu)
- Thu sương (sương thu)
- Ngư ông (người câu cá, ông chài)
- Túy ông (người uống rượu)
- Trời thu xanh ngắt điểm cần trúc lơphơ
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
- Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
- Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
- Ngỗng trời bay đi tránh rét
- Làn khói phất phơ lưng giậu, sươngnhư tầng khói phủ
- Thu nhỏ hình hài, mang tâm sự thờithế
- Say nhưng tỉnh: “Rượu tiếng rằng hay,hay chẳng mấy”
Khi giảng dạy bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên nêu câu hỏi để học
sinh liên hệ đến hoàn cảnh lịch sử, giai đoạn văn học mà tác phẩm ra đời, nội dungcủa văn học giai đoạn văn học mà tác phẩm ra đời so sánh với các tác phẩm kháccùng giai đoạn văn học, cùng thể loại, cùng chủ đề nội dung… Ví dụ một số câu
hỏi và gợi ý trả lời khi tìm hiểu bài thơ Tỏ lòng (gợi ý trả lời sau khi học sinh trình
bày tại lớp, giáo viên định hướng, chốt ý)
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tỏ lòng
(Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão?
- Tác phẩm ra đời trong giai đoạn văn
học nào?
- Nội dung của văn học giai đoạn từ thế
kỷ X đến hết thế kỷ XIV?
- Tìm một số tác phẩm tiêu biểu trong
giai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hết
thế kỷ XIV mang nội dung yêu nước với
âm hưởng hào hùng?
- Bài thơ ra đời trong không khí quyếtchiến quyết thắng của quân dân đờiTrần khi giặc Mông - Nguyên xâm lượcnước ta
- Tác phẩm ra đời vào thế kỷ XIII, tronggiai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hếtthế kỷ XIV
- Văn học giai đoạn này mang nội dungyêu nước với âm hưởng hào hùng
Trang 7+ Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão + Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng
giang phú) - Trương Hán Siêu
Tiêu biểu cho nội dung yêu nướcmang hào khí Đông A
b Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp:
Để đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại có hiệu quả, học sinh phải nắmvững kiến thức về lịch sử văn học thời trung đại Văn học trung đại có vị trí rấtquan trọng trong nền văn học Việt Nam, vì từ đây đã hình thành ngôn ngữ văn học,các thể loại văn học và có được những thành tựu to lớn, làm nền tảng phát triển củavăn học dân tộc sau này Văn học trung đại gắn bó với vận mệnh đất nước và sốphận con người; tiếp thu nguồn mạch văn học dân gian, tiếp thu và dân tộc hóa vănhọc nước ngoài, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam Các tácphẩm văn học trung đại được học trong chương trình lớp 10 đều gắn với những nộidung trên
Việc nắm vững kiến thức khái quát về lịch sử văn học trung đại giúp cho họcsinh tìm ra phương pháp học tập có hiệu quả, cách đọc - hiểu tác phẩm văn họctrung đại khác với cách đọc - hiểu tác phẩm văn học hiện đại Tác phẩm văn họctrung đại có tính quy phạm sâu sắc, lối diễn đạt thường mang tính ước lệ, tượngtrưng, lời ít ý nhiều, do đó không thể đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại mộtcách dễ dãi, qua loa mà phải suy nghĩ, nghiền ngẫm để hiểu thấu đáo tác phẩm.Giáo viên cũng nên cung cấp cho học sinh biết vắn tắt vài nét về chế độ phong kiếnnước ta, đặc biệt là cấu trúc ý thức xã hội, hệ tư tưởng phong kiến để lĩnh hội tácphẩm văn học trung đại được tốt
2 Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh nắm được những tri thức văn hóa, tri thức về thể loại của văn bản văn học trung đại:
a Cách thức tổ chức thực hiện:
- Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam là đi sâu tìm hiểu văn bản vớicấu trúc, hình tượng, ngôn ngữ của văn bản Nhưng nếu giáo viên cung cấp chohọc sinh những tri thức về văn hóa, về thể loại thì việc đọc - hiểu văn bản sẽ đạthiệu quả cao hơn Thơ trữ tình lấy tâm trạng, cảm xúc làm đối tượng, khác với vănxuôi tự sự lấy sự kiện, hành động làm đối tượng Khi đọc - hiểu văn bản thơ trữtình phải chú ý đến thế giới nội tâm nhân vật Khi đọc - hiểu thể loại sử ký, truyền
kỳ phải chú ý đến cách xây dựng nhân vật qua lời nói và củ chỉ, hành động, cách
kể chuyện, lựa chọn các chi tiết,…
Các văn bản văn học trung đại Việt Nam ra đời cách đây khá lâu nên thường
có nhiều từ Hán Việt, từ cổ, điển cố, điển tích Điều này góp phần vào việc nângcao khả năng biểu hiện và tính chất hàm súc của ngôn ngữ văn học, hình tượng vănhọc Điển cố, điển tích thường không xa lạ với những trí thức thời xưa thì lại khó
Trang 8hiểu đối với người đọc và học sinh ngày nay Cho nên khi đọc - hiểu văn bản vănhọc trung đại Việt Nam, cần giúp cho học sinh hiểu rõ các từ cổ, các điển cố, điểntích, được giới thiệu trong phần chú thích hoặc giáo viên giảng giải thêm khi đọc -hiểu văn bản văn học trung đại Cần lĩnh hội ý tứ sâu xa của điển cố, điển tích vàchú ý sắc thái biểu đạt cổ kính của từ ngữ.
b Các dữ liệu minh chứng:
Khi đọc - hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, giáo viên cung cấp cho học sinh tri
thức văn hóa: Tiểu Thanh là một người phụ nữ tài sắc có số phận bi thảm, thuộc đềtài người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh trong thơ Nguyễn Du Nhưng đề tài này lại nằmtrong một phạm vi quan tâm rộng hơn, đó là vấn đề thân phận của những người tàinăng nói chung Nguyễn Du đã viết về Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Giả Nghị,… nhữngnhân vật có tài mà bất hạnh trong lịch sử Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ, một nhà thơ
nổi tiếng thời Đường: Nhất cùng chí thể khởi công thi (Một đời ông cùng khổ như
thế há phải vì tài thơ) Như vậy, Nguyễn Du đã đề cập đến một vấn đề rất mớinhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Ông đòi hỏi xãhội phải biết tôn trọng tài năng, trân trọng những người làm ra các giá trị tinh thần
Đó là điều cần nắm vững qua bài thơ này Tri thức về thể loại: Bài thơ Độc Tiểu
Thanh ký của Nguyễn Du là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nên cũng được tổ
chức theo công thức chung là cảnh và sự gợi nên tình Hai câu thơ đầu tả cảnh và
kể sự, sáu câu thơ sau dành cho suy tư, cảm xúc.
Khi đọc - hiểu bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) của Nguyễn Trãi, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các từ cổ rồi,
tiễn, dắng dỏi, dẽ có, điển cố Ngu cầm, các từ Hán Việt làng ngư phủ, lầu tịch dương, … Khi đọc - hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm hiểu điển tích trong hai câu thơ cuối: Rượu đến cội cây, ta sẽ
uống - Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao Trong văn học trung đại Việt Nam
thường dùng các từ giấc hòe, giấc Hòe An, giấc Nam kha để chỉ giấc mộng của
Thuần Vu Phần dưới gốc cây hòe Truyện đời Đường kể về Thuần Du Phần là mộtviên tướng tài, tính tình phóng khoáng, do xúc phạm thống soái bị quở mắng nên
từ chức về nhà lấy uống rượu làm vui Một hôm, Thuần Vu Phần say rượu ngủ bêngốc cây hòe, mơ thấy mình được làm phò mã cho vua Nam Kha, được hưởng giáusang phú quý, tỉnh dậy mới biết đó chỉ là một giấc mơ Tác giả mượn điển tích này
để thể hiện sâu sắc triết lý nhân sinh bằng thái độ xem thường phú quý, coi côngdanh phú quý chỉ là giấc chiêm bao Qua đó, tác giả khẳng định thêm sự lựa chọnphương châm sống, cách ứng xử của riêng mình
c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả:
Chương trình môn Ngữ văn bậc THPT hiện nay được xây dựng và thực hiệnđổi mới phương pháp theo tinh thần tích hợp Trong đó trọng tâm của yêu cầu dạyhọc phần văn học là học sinh phải xác định những nội hàm cụ thể để học sinh thựchiện một chuỗi thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm , hướng tới hiệu quả thực hànhvận dụng và nối kết kiến thức với phần Tiếng Việt, Làm văn Phần tri thức về vănhóa và tri thức về thể loại cần được vận dụng linh hoạt tùy theo nội dung bài học,
Trang 9thời gian được phân phối và đối tượng học sinh mà cung cấp kiến thức cần thiết.
Ví dụ: Các đoạn trích Chí khí anh hùng, Thề nguyền (trích Truyện Kiều của
Nguyễn Du) thuộc thể thơ lục bát, chỉ được dạy trong một tiết, giáo viên có thểcung cấp những tri thức về văn hóa, về thể loại ngắn gọn, chọn lọc, tránh sa đà, dàidòng, lan man
3 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu phần Tiểu dẫn, nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm:
- Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - hiểu phần Tiểu dẫn, học sinh phải đọc rõ
ràng, chính xác những thông tin về cuộc đời tác giả, những tác phẩm tiêu biểu,hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Giáo viên và những học sinh khác chú ý lắng nghe,đối chiếu với sách giáo khoa Nhận xét cách đọc, phát hiện, sửa chữa những chỗđọc sai dẫn đến những thông tin thiếu chính xác Sau đó, giáo viên yêu cầu học
sinh tóm tắt những nội dung chính của phần Tiểu dẫn về tác giả, tác phẩm.
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu về tác giả tác phẩm:tranh chân dung, tranh phong cảnh, những lời nhận định về tác giả, lời bình hay vềtác phẩm,… Mục đích giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các tác giả, những đónggóp về tư tưởng, nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí của đoạn trích,…
thơ Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của Thiền sư Mãn Giác, sách
Thiền uyển tập anh chép: “Ngày 30 tháng 11, thiền sư Mãn Giác cáo bệnh, có kệ
dạy rằng: “Xuân qua, trăm hoa rụng … Từ đó sư ngồi kiết già và mất, thọ bốnmươi lăm tuổi”
Viết về Nguyễn Du, Mộng Liên Đường chủ nhân nói đến: “Tấm lòng nghĩsuốt nghìn đời”, Hoài Thanh ca ngợi: “Sức cảm thông lạ lùng của đại thi hào dân
tộc” Tố Hữu viết: “Tấm lòng thơ với tình đời thiết tha” (Kính gửi cụ Nguyễn Du)
đều là nói lên bản chất nhân đạo trong con người và cảm hứng nhân văn trong tâm
hồn Nguyễn Du Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Chinh phụ ngâm, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chi có viết “Sách Chinh phụ ngâm là bởi
hương cống Đặng Trần Côn biên soạn Nhân đầu đời Cảnh Hưng việc binh nổidậy, người ta đi đánh phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra”
c Phân tích, so sánh, đánh giá:
- Nắm vững những tri thức trong phần Tiểu dẫn giúp học sinh có cơ sở hiểu
sâu hơn nội dung tác phẩm hay đoạn trích
Trang 10- Giúp học sinh sử dụng tốt sách giáo khoa, tham khảo thêm tư liệu về tác giả,tác phẩm.
- Rèn luyện tinh thần tự giác, ý thức tích cực học tập của học sinh Các em có
thể đọc trước, suy nghĩ về nội dung của phần Tiểu dẫn trước khi đến lớp.
- Phần Tiểu dẫn còn giúp cho học sinh định hướng nội dung bài học, cung cấp
những tri thức khách quan, khoa học về phong cách nghệ thuật, sự thành côngtrong các thể loại của tác giả, đặc điểm hồn thơ, nghệ thuật viết văn xuôi, vị trí củađoạn trích, …
4 Giải pháp 4: Đọc - hiểu chính xác ngữ nghĩa của văn bản:
a Cách thức tổ chức thực hiện:
- Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại bằng chữ Hán, nếu đã được dịch ra chữquốc ngữ thì phải nắm vững các khái niệm, giải nghĩa từ trong phần chú thích Vì
có nhiều từ Hán Việt được dùng trong văn bản văn học trung đại còn xa lạ với học
sinh Để hiểu sâu hơn nghĩa của từ, giáo viên có thể tra cứu ở các cuốn Từ điển
Hán Việt, Tầm nguyên từ điển… giải thích ý nghĩa của các điển cố, điển tích.
Các bài thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam được dạy và học trongchương trình phổ thông đều được phiên âm theo cách đọc Hán Việt, tiếp theo làbản dịch và dịch thơ Trong quá trình đọc - hiểu bài thơ, phải bám sát bản phiên âm
và bản dịch nghĩa, bản dịch thơ, phát hiện những chỗ bản dịch chưa sát với nộidung hoặc bỏ sót từ trong phiên âm Phải bám sát kết cấu và cảm xúc chủ đạo củabài thơ Nguyên tác bài thơ biểu hiện những tâm tư, tình cảm, ý chí, tài năng nghệthuật của bài thơ Đọc - hiểu một bài thơ chữ Hán, giáo viên và học sinh phải xuấtphát từ nguyên tác Có nhiều bản dịch thơ dùng từ hay, hình ảnh đẹp, nhịp điệuuyển chuyển nhưng chưa thể hiện đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật điêu luyệncủa tác giả Khi bám sát nguyên tác, chúng ta tránh được sự suy diễn tùy tiện, thiếucăn cứ
Các bài thơ, đoạn thơ chữ Nôm được học trong chương trình lớp 10 đã đượcphiên âm ra chữ quốc ngữ Việc phiên âm thường có dị bản, một chữ Nôm có khiđọc thành hai, ba cách khiến cho cách hiểu khác nhau Giáo viên và học sinh cầnchú ý điều này để cân nhắc, lựa chọn khi đọc - hiểu văn bản thơ chữ Nôm Nênchọn cách phiên âm trong sách giáo khoa Các sách báo nếu phiên âm các từ ngữtrong văn bản khác với sách giáo khoa thì chọn cách phiên âm trong sách giáokhoa, cách phiên âm trong sách báo khác chỉ để tham khảo nhằm làm phong phúthêm vốn từ ngữ
b Các dữ liệu minh chứng:
Ví dụ: Khi dọc - hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (đã dịch ra
chữ quốc ngữ), ngoài các chú thích, điển cố, điển tích đã được chú giải ngắn gọntrong sách giáo khoa, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số khái niệm, từ
Trang 11ngữ quan trọng, nhất là những khái niệm văn hiến, đế … Văn là “điển tích” trong sách vở, hiến là người hiền tài Câu “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, trong nguyên
văn chữ Hán là “Thực vi văn hiến chi bang” (Thực là một nước văn hiến) Câu văn
ngắn gọn, chắc nịch, khẳng định trình độ văn hiến của dân tộc là một sự thực (thực nghĩa là sự thật) Trong bản dịch, từ thực được thay bằng từ xưng mất ý nghĩa thực
tế, sự thực Vả lại, xưng mới chỉ là tự nhận Người dịch đã giữ nguyên chữ đế khi
dịch câu văn biền ngẫu của Nguyễn Trãi:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
Các đế nhất phương được dịch là xưng đế một phương Khái niệm đế chỉ xuất
hiện sau khi nhà Tần thống nhất được thiên hạ, mang tính tự tôn, nhà Hán thay thếnhà Tần cũng tiếp tục xưng đế, phong cho những người cùng họ là vương, bắt đầu
thể chế đế cao hơn vương, “đế” chỉ có một, “vương” có thể có nhiều Vì vậy, khi Nguyễn Trãi dùng chữ đế có một ý nghĩa sâu sắc, thể hiện ý thức ngang hàng, bình
đẳng; cùng song song tồn tại của các triều đại phong kiến của nước ta với các triềuđại phong kiến phương Bắc
Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, câu thơ thứ nhất trong nguyên tác
“Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu” (Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đãmấy thu), bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên là “Múa giáo non sông trải mấy thu”làm mất đi vẻ đẹp hiên ngang, vững chãi, lẫm liệt của con người mang hào khíĐông A Trong câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân như hổ
báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu”, bản dịch thơ đã bỏ mất chữ tì hổ (hổ báo).
Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, tham khảo thêm nhiều tư liệu, đã đặt câu hỏi
cho giáo viên: Tại sao khí thôn ngưu bản dịch trong sách giáo khoa là “khí mạnh
nuốt trôi trâu” mà không phải là “khí thế át sao ngưu”? Chúng ta phải giải thích
cho học sinh khí thôn ngưu có hai cách dịch: Khí thế nuốt trôi trâu và khí thế át sao Ngưu Theo các nhà nghiên cứu, ở đây nên hiểu khí thôn ngưu là khí thế nuốt trôi
trâu Đỗ Phủ có câu thơ: “Tiểu nhi ngũ tuế, khí thôn ngưu” (Đứa trẻ năm tuổi đã cókhí thế mạnh mẽ nuốt trôi trâu) Nhà thơ Việt Nam Nguyễn Trung Ngạn cũng cócâu thơ “Mậu linh dĩ hữu thôn ngưu chí” (Thuở thiếu niên đã có chí nuốt trôi trâu).Giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, tìm hiểu nghĩa của
từ Hán Việt trong bản dịch thơ, liên hệ với thực tiễn lịch sử Giáo viên đặt câu hỏicho học sinh tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt, điển tích Ví dụ: Ý nghĩa của “nợcông danh” là gì? Vũ Hầu là nhân vật nào? Tại sao tác giả lại cảm thấy “thẹn” khinghe kể chuyện Vũ Hầu? Có thể giải thích cho học sinh một số khái niệm như:
giang sơn, khí, nam nhi… thường xuất hiện trong thơ trung đại.
Trong bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) của Nguyễn Trãi,
câu thơ thứ tư có bản phiên âm “Hồng liên trì đã tịn mùi hương”, “Hồng liên trì đãtạn mùi hương” Bản phiên âm trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 là “Hồng liên trì
đã tiễn mùi hương” Tịn mùi hương là đã hết mùi hương, tạn mùi hương là mùi hương thoang thoảng Bản phiên âm trong sách giáo khoa là tiễn mùi hương (ngát
mùi hương) là hợp lý, vì thiên nhiên đang giữa mùa hè, rất sống động, màu sắc
Trang 12đậm đà Trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) có câu thơ
được phiên âm là “Bây giờ trâm gãy bình tan” và “Bây giờ trâm gãy gương tan”
Chúng ta nên chọn cách phiên âm thứ hai, vì trâm và gương là những vật nam nữ xưa thường tặng cho nhau để làm kỷ niệm của tình yêu Trâm gãy gương tan là
hình ảnh nói về sự tan vỡ của tình yêu
c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả:
- Khi bám sát nguyên tác, chúng ta sẽ tránh được sự suy diễn tùy tiện, thiếucăn cứ So sánh, đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ giúp chúng ta hiểu sâu sắcgiá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giúp học sinh phát triển tư duy độclập và sáng tạo
- Dịch một tác phẩm văn học chữ Hán sang tiếng Việt vừa đảm bảo ý nghĩa, vừahay là một việc rất khó khăn Vì người dịch phải có vốn từ ngữ phong phú, giỏichữ Hán, có khả năng cảm thụ tác phẩm, phát hiện ra cái hay, cái đẹp của tácphẩm,… Trong quá trình dạy và học tác phẩm văn học chữ Hán, giáo viên phảithường xuyên đối chiếu nguyên tác và bản dịch để lý giải sâu sắc, thuyết phục hơngiá trị của tác phẩm Đọc - hiểu tác phẩm thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm cần bám sátkết cấu và cảm xúc chủ đạo của bài thơ Đọc đúng, đọc diễn cảm một bài thơ chữHán hoặc chữ Nôm là một việc không dễ dàng Bởi vì mỗi học sinh có một giọngđọc khác nhau, có sự cảm thụ khác nhau về văn bản Việc rèn luyện năng lực đọc –hiểu văn bản văn học trung đại cho học sinh là rất cần thiết, giúp cho các em chiếmlĩnh các giá trị của tác phẩm
5 Giải pháp 5: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật, đọc – hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả:
a Cách thức tổ chức thực hiện:
- Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Hình tượng trong văn bản văn học được xây dựng, biểu đạt, sáng tạo bằngnghệ thuật ngôn từ, qua chi tiết, cốt truyện, hình ảnh, tâm trạng…tùy thể loại mà
có sự khác nhau về chất liệu ngôn tử Khi đọc – hiểu một số tác phẩm văn họctrung đại, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh cảm nhận hình tượng nghệ thuật
từ các hình ảnh, chi tiết, hiểu và cảm nhận một cách tổng thể về hình tượng
Đọc – hiểu ý nghĩa hình tượng trong một tác phẩm văn học, còn là phải biếtphát hiện được các mặt đối lập trong bản thân hình tượng, lôgic ẩn chứa bên trong
nó mà tác giả muốn gửi gắm
Nhà văn sáng tác tác phẩm bao giờ cũng thể hiện tư tưởng, bộc lộ tình cảm vềcuộc đồi, về con người Học sinh phải đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả vì
đó là linh hồn của tác phẩm, thể hiện qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật
b Các dữ liệu minh chứng:
Trang 13Ví dụ: hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), phẩm chất anh hung của Từ Hải được bộ lộ qua cách dùng từ ngữ: trượng phu, lòng bốn phương, thoắt, thẳng rong, dứt áo ra đi, hình tượng chim bằng… Các từ ngữ, câu thơ trong văn bản cho chúng ta thấy Từ
Hải là người không quên lý tưởng, hành động dứt khoát, quyết đoán, không do dự
Từ Hải tỏ rõ phẩm chất phi thường của một người anh hùng muốn làm nên sựnghiệp lớn Từ Hải cũng là người trân trọng tài năng, nhân cách và sắc đẹp củaThúy Kiều
Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng còn là tìm hiểu tài năng sử dụng ngôn ngữ, hìnhảnh, sự thống nhất giữa những mặt đối lập trong hình tượng Các nhà thơ thờitrung đại thường tạo ra cách tiếp cận thế giới từ các quan hệ đối lập Ví dụ hai câu
thơ mở đầu bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của thiền sư Mãn
Giác
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai
(Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa nở)
Về nghệ thuật sử dụng và sắp xếp từ ngữ, mỗi từ ngữ đều chứa đựng khả năng
biểu hiện ý tứ sâu sắc Bách hoa lạc (trăm hoa rụng), bách hoa khai (trăm hoa nở), chỉ một từ hoa nhưng là biểu tượng cho vạn vật, biểu trưng cho mùa xuân đến,
mùa xuân đi Nghệ thuật điệp, đối được phát huy cao độ để tạo nên tính hàm súccho hai câu thơ Cách sắp xếp các hình ảnh đối nhau càng làm tăng sự đối lập giữa
sự mất đi và sinh ra của vạn vật, diễn tả quy luật tuần hoàn của tự nhiên
Sau khi hiểu được vẻ đẹp của ngôn từ và hình ảnh nghệ thuật trong bài Hứng
trở về của Nguyễn Trung Ngạn: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chin, lúa sớm
trổ bông thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… giàu sức gợi cảm làmnên những hương vị riêng của thôn quê, học sinh cảm nhận được lòng yêu nước vàniềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả Tình yêu ấy thể hiện bằng nỗi nhớ quêhương và sự gắn bó tha thiết với cuộc sống bình dị ở quê nhà Nỗi nhớ quê hương
da diết thôi thúc tác giả quay về dù đang sống sung sướng giữa chốn phồn hoa
c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả:
- Đọc – hiểu hình tượng văn học trong văn học trung đại đòi hỏi người đọcdường như phải nhập thân vào hình tượng để tưởng tượng, cụ thể hóa tình cảnh đểhiểu điều mà ngôn ngữ văn học biểu đạt, khái quát
- Đọc – hiểu tác phẩm văn học trung đại để nắm bắt được tư tưởng, tình cảmcủa tác giả không phải là ở lời nói trực tiếp, ở nghĩa tường minh mà phần lớn ở
“ngoài lời”, ở hàm ý Điều này đòi hỏi người đọc – hiểu văn bản phải có năng lựckhái quát, chính xác, phải đọc – hiểu có sáng tạo Người đọc – hiểu phải suy nghĩ,liên tưởng để khái quát thành những điều cao hơn, sâu sắc hơn: tài năng và phong
Trang 14cách giá trị nhân văn, những nét đẹp tiềm ẩn trong văn bản, liên hệ những gì đangđọc với những gì đã đọc, liên hệ mở rộng hiểu biết của bản thân Macxim Gorki đãnói đến việc làm cho người đọc “có khả năng xây dựng hình tượng” “có khả năngtưởng tượng bổ sung vào những bức tranh, những hình tượng, những bóng dáng,những tích cực mà nhà văn đưa ra, bằng cách rút từ cái vốn kinh nghiệm của bảnthân, từ cái kho dự trữ ấn tượng và kiến thức của người đọc”.
6 Giải pháp 6: Đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam phải thấy được sự kế thừa, phát triển thành tựu của văn học dân gian, tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài, văn học giai đoạn sau tiếp thu những thành tựu nội dung tư tưởng, nghệ thuật của văn học giai đoạn văn học trước:
a Cách thức tổ chức thực hiện:
- Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Văn học trung đại Việt Nam luôn kế thừa, phát triển thành tựu của văn họcdân gian Đó là sự kết tinh tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, tài hoa của nhân dân Các tácphẩm văn học lớn thường tiếp thu được nhiều nhất những tinh hoa văn học củanhân dân, sáng tác dựa trên quan điểm về chuẩn mực đạo đức, tư tưởng của nhândân, vận dụng sáng tạo nghệ thuật của ca dao, tục ngữ,…
Văn học trung đại Việt Nam phát triển theo quy luật vừa tiếp thu, vừa dân tộchóa tinh hoa văn học nước ngoài, chủ yếu là văn học Trung Quốc
- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc
+ Về ngôn ngữ: Dùng chữ Hán để sáng tác
+ Về thể loại: Tiếp thu phú cổ thể, thơ Đường luật, thể cáo, truyền kỳ, sử ký,
…
+ Về thi liệu: sử dụng điển cố, thi liệu Hán văn
- Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học:
+ Sáng tạo ra chữ Nôm, dùng chữ Nôm để sáng tác văn học
+ Việt hóa thể thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật, thất ngôn xen lụcngôn
+ Sáng tạo ra các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, các thể ngâmkhúc, truyện thơ, hát nói
+ Sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân trong sáng tác
- Kế thừa, phát triển những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong các tácphẩm giai đoạn trước, làm nên sự phong phú, đa dạng của văn học trung đại ViệtNam
b Các dữ liệu minh chứng:
* Văn học trung đại kế thừa, phát huy những thành tựu của văn học dân gian:
Trang 15Ví dụ: Đọc – hiểu đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du),
giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu sự tiếp thu, phát triển những đặc sắc về nghệthuật trong văn học dân gian của tác giả
Ca dao – Dân ca Đoạn trích Trao duyên
- Đề tài tình yêu dang dở, đôi lứa chia
lìa là một đề tài quen thuộc:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò….”
“Tóc mai sợi ngắn, sợi dài – Lấy nhau
chẳng đặng thương hoài ngàn năm”
- Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam: nhân hậu, vị tha, chung thủy,
giàu đức hy sinh, khao khát tình yêu,
hạnh phúc…
- Thể thơ lục bát
- Các thành ngữ: tình máu mủ,lời nước
non thề non hẹn biển, tan xương nát
thịt, ngậm cười chin suối….
- Các thành ngữ: bạc như vôi, hoa trôi
bèo dạt, nước chảy hoa trôi….
- Nghệ thuật tiểu đối trong ca dao – dân
ca
- Đoạn trích đi vào một đề tài truyền thống, nhưng được biểu hiện qua một tấm lòng nhân đạo có sự đồng cảm sâu
xa, chứa đựng nhiều nhân tố mới mẻ, vượt thoát khỏi sự hạn hẹp của thời đại
- Vẻ đẹp tâm hôn nhân vật Thúy Kiều: nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ, hy sinh quên mình vì hạnh phúc của người khác, khẳng định ý thức cá nhân, khẳng định khát vọng tình yêu, hạnh phúc
- Thể thơ lục bát
- Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chin suối hãy còn thơm lây
- Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
- Khi ngày quạt ước/ Khi đêm chén thề.
- Duyên này thì giữ/ Vật này của chung.
- Đốt lò hương ấy/ So tơ phìm này.
* Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài:
Ví dụ: Đọc – hiểu bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, học sinh cần cảm nhận
được bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, nhận thứcđược nghệ thuật thể thơ Nôm độc đáo của Nguyễn Trãi Cảm thấy được sự tiếp thu
và dân tộc hóa thơ Đường luật của tác giả
Thơ Đường luật Trung Quốc Bài thơ Cảnh ngày hè
- Viết bằng chữ Hán
- Thể thơ thất ngôn luật
- Thơ để nói chí: thi dĩ ngôn chí
- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng: mùa hè
có hoa lan, hoa sen,…
- Từ tiếng Hán, điển cố, điển tích
- Viết bằng chữ Nôm
- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
- Bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả
- Hình ảnh thực trong cuộc sống xung quanh: tán hòe xanh thẫm che rợp, thạchlựu bên hiên nhà còn phun màu đỏ, sen hồng trong ao ngát mùi hương, tiếng laoxao vọng lại từ làng chài, tiếng ve như tiếng đàn…
- Từ Hán Việt: làng ngư phủ, lầu tịch
dương, điển cố Ngu cầm, các từ láy
tiếng Việt độc đáo: đùn đũn, lao xao,
Trang 16dắng dỏi, các động từ mạnh: giương, phun
* Văn học giai đoạn sau tiếp thu những thành tựu về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của văn học giai đoạn trước:
Ví dụ: Trong đoạn thứ nhất của tác phẩm Đại cáo bình Ngô, sau khi nêu tư
tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã nêu chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập có
chủ quyền của nước Đại Việt Giáo viên so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam đã học ở THCS để thấy được ý thức độc lập dân tộc ở Đại cáo bình Ngô toàn diện và
dựa vào “thiên thư” (sách trời)
- Bổ sung thêm các yếu tố: Văn hiến,
phong tục tập quán, lịch sử Sâu sắc
hơn: ý thức được văn hiến, truyền thống
lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân
để xác định dân tộc
- Các triều đại phong kiến nước ta tồn tại, phát triển song song với các triều đạiphong kiến Trung Quốc
- Khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc dựa vào lịch sử
=> Bước tiến của tư tưởng thời đại và cũng là tầm cao của tư tưởng Nguyễn Trãi
c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả:
- Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh đất nước và
số phận nhân dân Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã góp phần làm nêndiện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học hiện đại phát triển
- Thấy được sự tiếp thu nguồn mạch văn học dân gian, tiếp thu và dân tộc hóatinh hoa văn học nước ngoài của văn học trung đại Việt Nam để càng trân trọng,yêu quý các tác phẩm quý báu của cha ông để lại, có ý thức học tập say mê, sángtạo, góp phần bảo tồn và phát triển nên văn học dân tộc
7 Giải pháp 7: Tổ chức thảo luận, thuyết trình, lĩnh hội tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
a Cách thức tổ chức thực hiện:
- Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Việc cho học sinh thảo luận để lĩnh hội văn bản văn học trung đại Việt Nam,tôi đã tiến hành nhiều năm trong các tiết đọc văn Tổ chức tốt hoạt động thảo luận
sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, vừa nâng cao kỹ năng Đọc - hiểu văn bản,
Trang 17vừa nâng cao hiểu biết một số tác phẩm ngoài chương trình Ngữ văn 10 Hoạt độngthảo luận tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập văn học trung đại.
Có nhiều hình thức nêu câu hỏi thảo luận theo tổ nhóm Có thể thảo luận vềcuộc đời tác giả, về vẻ đẹp tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm… Câu hỏi thảo luậnphải hướng vào trọng tâm của bài học, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạocủa học sinh, phải hướng đến làm sáng tỏ cái “thần” của câu chữ, của hình ảnh,cảm nhận được chiều sâu tâm hồn, tư tưởng của tác giả
Bên cạnh việc nêu câu hỏi thảo luận, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinhtranh luận, giúp cho việc đọc - hiểu tác phẩm được sâu sắc hơn Có thể tích hợpvới kiến thức đã học, kiến thức các phân môn Tiếng Việt, Làm văn để nêu câu hỏitranh luận, chỉ tranh luận khi có vấn đề mâu thuẫn, đối lập nhau hoặc có cách hiểuchưa đúng Tranh luận hướng vào trọng tâm bài học
Khi trình bày vấn đề, phát biểu tranh luận, học sinh phải hướng tới chuẩn phát
âm, dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống.Khi học sinh lên bảng làm bài tập, giáo viên nhận xét cách trình bày, chữ viết, bốcục, sửa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu cho học sinh
1 Sông Bạch Đằng nằm ở địa phận nào? Trong lịch sử, dòng sông Bạch Đằng
là nơi diễn ra những trận đánh lớn của quân dân ta, làm cho kẻ thù cướp nước baophen khiếp sợ Đó là những trận đánh nào?
2 Khi gợi kể lại các chiến tích của quân ta trên sông Bạch Đằng, vì sao các vị
bô lão lại nhắc đến chiến thắng của hai vua Trần (năm 1288) trước rồi mới nhắcđến chiến thắng Ngô Quyền (năm 1938)?
3 Từ các câu Trận đánh được thua chửa phân - Chiến thắng Bắc Nam chống
đối, anh (chị) hình dung như thế nào về trận đánh giữa quân ta với quân giặc?
4 Nhận xét về thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể về chiến công của
Trùng Hưng nhị thánh trên sông Bạch Đằng?
Học sinh chia thành 4 nhóm thảo luận, lên bảng thuyết trình Các câu hỏi vàcâu trả lời đều hướng vào trọng tâm của đoạn văn, phát huy được năng lực chủđộng, sáng tạo của học sinh trong lớp
Phát biểu thảo luận còn là hướng vào làm sáng tỏ cái “thần” của ngôn từ, hìnhtượng, tìm từng hàm nghĩa của hình anh, ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Ví
dụ: Khi đọc - hiểu hai câu luận của bài thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Thu ăn
măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao, giáo viên nêu câu hỏi hướng
dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của tâm hồn, tư tưởng của tácgiả:
Trang 181 Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình được thể hiện ở hai câu thơ?
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm đã triết lý như thế nào về Nhàn trong hai câu thơ?
3 Phân tích điểm tương đồng trong quan niệm sống của các nhân vật trữ tìnhđược thể hiện trong hai câu thơ trên của Nguyễn Bình Khiêm và hai câu thơ saucủa Nguyễn Trãi:
Cơm ăn chẳng quản dưa muối
Áo mặc nài chi gấm thêu.
4 Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh (chị) về mối liên hệ giữa con ngườivới thiên nhiên trong cuộc sống hiện nay?
Câu hỏi tranh luận giúp cho học sinh đọc - hiểu văn bản sâu sắc hơn, vậndụng kiến thức vào thực tiễn, phát huy được tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh
Ví dụ, sau khi học xong bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh phát biểu, tranh luận: Học bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ
Lão, có học sinh cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kỳ Ngược lại,
có học sinh ngợi ca và cho rằng đó là hoài bão lớn lao của người thanh niên yêunước Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình? Học sinh vận dụng kiến thức bàihọc, kiến thức về thao tác lập luận phân tích, bác bỏ trong phân môn Làm văn đểbàn luận về những ý kiến trên
Một số học sinh khi trình chiếu để bàn luận về những ý kiến trên, hoặc chéptrên bảng phụ, do vội vàng, thiếu cẩn thận nên còn viết sai dấu câu, sai chính tả,dùng từ… cũng được giáo viên và học sinh trong lớp phát hiện, sửa chữa
c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả:
Trong quá trình tổ chức cho học sinh thảo luận, thuyết trình, tranh luận, tôi cómột số ghi nhận sau:
- Không phải tiết học nào cũng tiến hành thảo luận Trong một tiết học khôngnên tổ chức thảo luận nhiều lần
- Không đưa ra những vấn đề quá dễ, quá đơn giản để thảo luận Vấn đề thảoluận phải bám sát văn bản văn học
- Trong khi thảo luận, giáo viên phải theo dõi và hỗ trợ học sinh kịp thời cũngnhư nhắc nhở các em lơ là, thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh
- Thảo luận để cảm nhận được những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuậtcủa tác phẩm, tư tưởng, tình cảm của tác giả ẩn chứa sau những từ ngữ, hình ảnhtrong văn bản, thảo luận về những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hiện nay
- Có những vấn đề thảo luận tại lớp, cũng có những vấn đề cho các nhómchuẩn bị ở nhà, lên lớp trình bày kết quả
8 So sánh, liên hệ tác phẩm văn học và thực tiễn, tích hợp kiến thức bộ môn và liên môn:
a Cách thức tổ chức thực hiện:
Trang 19- Phạm vi đối tượng: Giáo viên - học sinh.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Hoạt động tích hợp giúp học sinh hiểu được tính hệ thống của văn bản, liên hệkiến thức đã học ở phần này hoặc sẽ học ở phần kia Mặt khác, trong quá trình đọc
- hiểu văn bản văn học trung đại, giáo viên cần so sánh, liên hệ với các tác phẩm cócùng đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật để mở rộng, nâng cao kiến thức cho họcsinh Từ đó, rèn luyện cho học sinh cách tư duy lôgic, chính xác, khoa học, giúphọc sinh tái hiện kiến thức cũ, tiếp cận với kiến thức mới
Việc tích hợp, so sánh có thể tìm hiểu trong cùng một văn bản hoặc liên hệvới văn bản khác, có thể với cùng một tác giả, hoặc các tác giả cùng thời kỳ vănhọc, so sánh xưa với nay… Và điều quan trọng là phải vận dụng những kiến thức
đã học vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống Còn phảitích hợp với các môn học có liên quan đến bài học như: Giáo dục công dân, Lịch
sử, Địa lý… theo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm trađánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
b Các dữ liệu minh chứng:
Ví dụ: Khi đọc - hiểu bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên so sánh với các bài thơ Tỏ lòng (Ngôn hoài) của Không Lộ thiền sư, Nỗi lòng (Cảm hoài) của Đặng Dung Khi đọc - hiểu hai câu đề trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du, giáo viên cho học sinh tích hợp với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn
Du mà học sinh đã được học ở THCS Giáo viên gợi ý cho học sinh tích hợp kiếnthức: Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh có phần giống với Thúy Kiều đến với ĐạmTiên Nấm mồ Đạm Tiên “Sè sè nấm đất bên đường” gợi lên ở Thúy Kiều bao nỗithương tâm, cái gò hoang sơ chôn Tiểu Thanh gợi lên ở Nguyễn Du bao điều thổn
thức “Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang” Khi tìm hiểu nỗi “thẹn” trong bài thơ Tỏ
lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên so sánh, liên hệ với nỗi thẹn của Nguyễn
Khuyến trong bài thơ Thu vịnh (Vịnh mùa thu) “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”.
Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn PhạmNgũ Lão “thẹn” chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng thời Hán để trừ giặccứu nước Nguyễn Khuyến bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ đến Đào Tiềm, một danh sĩ caokhiết thời Tấn (Trung Quốc) Đó là nỗi thẹn có giá trị nhân cách
Có thể thực hiện việc so sánh, tích hợp trong cùng một tác phẩm, cùng mộttác giả So sánh để làm nổi bật nội dung, tư tưởng, chủ đề của văn bản, những nét
đặc sắc về nghệ thuật Ví dụ, khi đọc - hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn
Trãi), có những từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc dùng để miêu tả khí thế chiếnthắng của ta và sự thất bại của giặc
Khí thế chiến thắng của ta Sự thất bại của giặc
Trang 20thừa thắng ruổi dài Trần Hiệp đã phải bêu đầu
ngày mười tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế
ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu
thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu
đời, yêu cuộc sống nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với dân với nước Nhìn cảnh sống của người dân lao động - những người dân chài lam lũ - được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi mơ ước có được cây đàn của vua Thuấn để gảy
khúc Nam phong ca ngợi cảnh: Dân giàu đủ khắp đòi phương Với Nguyễn Trãi,
vui hay buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân:
“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn - Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền” (Tự thán
Sau khi đọc - hiểu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích
Chinh phụ ngâm), tôi nêu câu hỏi cho học sinh liên hệ thực tế: Trình bày suy nghĩ
Trang 21của anh (chị) về vẻ đẹp tình yêu đôi lứa trong xã hội hiện nay? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý, trình bày trước lớp:
- Tình yêu gắn với nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt
- Tình yêu gắn với lòng vị tha, đức hi sinh, trân trọng tình yêu và người mìnhyêu
- Tình yêu gắn với tình yêu quê hương, đất nước,…
c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả:
- Việc so sánh, liên hệ, tích hợp kiến thức giúp học sinh hiểu bài sâu sắchơn, nhớ lại kiến thức đã học ở THCS và đã học ở THPT
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giúp cho bài học sinh động, mở ra nhiềutầng lớp nghĩa Làm cho bài học không phải là lý thuyết suông, mà gợi cho họcsinh cùng tìm hiểu, khám phá
- Mỗi bài học trong chương trình văn học trung đại Việt Nam được học ở lớp
10 đều gắn với một giai đoạn lịch sử, một tác giả đầy tài năng và tâm huyết Cáctác phẩm ngắn gọn, súc tích, có giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao, thể hiệntinh thần “quý hồ tinh bất quý hồ đa” của văn học trung đại Đọc - hiểu tác phẩmvăn học trung đại, học sinh càng thêm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc, yêuquý những địa danh đã từng ghi dấu chiến thắng của ông cha: Chương Dương,Hàm Tử, Chi Lăng, Đông Đô, Bình Than, Lạng Sơn, … Giáo dục cho học sinhlòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc bằng tiết đọc - hiểu văn bản sinh động, bổ sungnội dung cho những bài giảng chính trị khô khan
- Trong quá trình trình bày quan điểm của bản thân bằng hình thức nói hoặcviết, để nội dung trình bày thêm sinh động, học sinh có thể đan xen các yếu tố biểucảm, tự sự
9 Giải pháp 9: Phát huy năng lực học tập của học sinh qua việc sử dụng tốt trang thiết bị, đồ dùng dạy học, dạy học và ôn tập theo chủ đề:
a Cách thức tổ chức và thực hiện:
- Phạm vi đối tượng: Giáo viên - học sinh
- Thời gian thực hiện: Từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn Ngữ văn được trang bị tương đốitốt: tivi, tranh ảnh, băng đĩa,… Tranh ảnh thì chủ yếu là chân dung, quần thể ditích, tượng đài, các băng đĩa thì đã cũ, tư liệu chưa phong phú, chưa phục vụ trựctiếp nội dung bài học Vì vậy, giáo viên và học sinh phải sưu tầm thêm tranh ảnh,hình vẽ, nguyên tác chữ Hán, các bản dịch thơ, làm bảng phụ, sưu tầm các đoạnngâm thơ,… Học sinh rất hào hứng, hăng say chuẩn bị ở nhà Đồ dùng dạy học củathầy trò tự làm là chính
Từ năm học 2014 - 2015, tổ chuyên môn đã tổ chức việc dạy học theo chủ đề:Trong chương trình văn học trung đại khối 10, tổ chuyên môn thống nhất các chủđề
Trang 22+ Thơ trung đại Việt Nam.
+ Văn nghị luận trung đại Việt Nam
+ Truyện trung đại Việt Nam
+ Truyện thơ Nôm
Ở mỗi chủ đề, yêu cầu đọc - hiểu phái bám sát đặc điểm thể loại: thơ, truyền
kỳ, phú, cáo, … hiểu được đặc điểm thể loại Yêu cầu giáo viên và học sinh hiểuđược những đặc sắc về nội dung, phải biết vận dụng những hiểu biết sau khi đọc -hiểu các tác phẩm theo chủ đề vào việc làm văn (thuyết minh, nghị luận) Mỗi giáoviên có thể có phương pháp vận dụng khác nhau, linh hoạt trong việc ra đề, nêucâu hỏi ôn tập
b Các dữ liệu minh chứng:
- Học sinh đã tìm được tranh ảnh, tư liệu về các tác giả: Nguyễn Trãi, NguyễnBỉnh Khiêm, Nguyễn Du,… sưu tầm được tranh ảnh, bản chữ Hán, chữ Nôm vàbản dịch, ảnh các quần thể di tích: Côn Sơn, Kiếp Bạc,… Học sinh cũng chuẩn bịbảng phụ ở nhà: đánh máy chữ khổ lớn hoặc chép văn bản, nội dung trả lời trêngiấy rôki,…
- Giáo viên bổ sung thêm một số tranh ảnh, tư liệu, lời bình về tác giả, tácphẩm, so sánh với các tác phẩm khác của cùng một tác giả, tích hợp với các tác giả
trong và ngoài nước Chẳng hạn, khi đọc - hiểu bài Đọc Tiểu Thanh ký, từ số phận
tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh, giáo viên liên hệ đến đề tài người phụ nữ tài hoabạc mệnh trong thơ Nguyễn Du Xót thương cho một giai nhân tuyệt sắc yểu mệnh
(Điểu La Thành ca giả), thương cô gái tài sắc bậc nhất đất kinh kỳ mà chìm nổi, phong trần (Long Thành cầm giả ca) xót thương Dương Quý Phi tài sắc khó ai bì
mà phải chết oan uổng (Dương Phi cô lý),… Nhà thơ đã phát hiện những vẻ đẹp tài
hoa trí tuệ tuyệt diệu đằng sau những nhan sắc khuynh thành Đặt trong hoàn cảnh
xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, đặc biệt là quan niệm phủ định tài hoa trútuệ của người phụ nữ, mới thấy được sự cao cả và chiều sâu nhân đậo trong ngòibút Nguyễn Du
c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả:
- Sau khi thực hiện giải pháp này, kết quả hiểu văn bản của học sinh đượcnâng cao Có nhiều bài viết đạt điểm cao (điểm 9,0 đến 9,5)
- Học sinh chủ động tìm hiểu bài, nắm vũng kiến thức hơn, liên hệ với các tácphẩm ngoài chương trình chuẩn khi làm bài Thực hiện tốt các câu hỏi ôn tập, tíchhợp kiến thức sau khi học xong các chủ đề Ví dụ:
+ Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học
trung đại đã học: Đọc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)?
+ Bài học về nhân cách mà anh (chị) rút ra từ các câu chuyện về Hưng ĐạoVương Trần Quốc Tuấn và thái sư Trần Thủ Độ?
Trang 23- Ngoài việc phát triển năng lực chung, học sinh còn được phát triển năng lực,năng khiếu riêng: đọc diễn cảm, ngâm thơ, vẽ tranh, kể chuyện, sáng tác thơ văn.
10 Giải pháp 10: Củng cố kiến thức, hướng dẫn tự học qua sơ đồ, bảng biểu, thống kê:
a Cách thức tổ chức thực hiện:
- Phạm vị đối tượng: Giáo viên - học sinh
- Thời gian: Từ giữa học kỳ I đến hết năm học
Việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu, thống kê giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mộtcách logic, lý giải mối quan hệ nội tại của vấn đề, vận dụng các kỹ năng phân tích,đối chiếu, tổng hợp kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn
Sau khi tiến hành đọc - hiểu văn bản, giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kếtlại bà học, củng cố lại kiến thức Giáo viên gọi học sinh nêu những đặc sắc về nghệthuật, ý nghĩa của văn bản Sau đó, giáo viên nhận xét, chốt lại ý trọng tâm Họcsinh có thể sơ đồ hóa, kẻ bảng biểu, bảng thống kê để củng cố lại kiến thức Trong
phần Luyện tập về nhà, giáo viên có thể cho học sinh phân tích, tìm hiểu một vài
văn bản ngoài sách giáo khoa để nâng cao tri thức về văn học dân tộc và văn họcnước ngoài
b Các dữ liệu minh chứng:
Một số ví dụ: Dạy bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn, giáo viên nêu
câu hỏi: Lập sơ đồ những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả, từ đó nêu chủ
đề của bài thơ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ như sau:
Trang 24- Sau khi đọc - hiểu văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Tông), ở phần Hướng dẫn tự học, sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
Ngữ Văn lớp 10, trang 69 nêu bài tập: Phát hiện những luận điểm, luận cứ của văn bản
Giáo viên hướng dẫn học sinh sơ đồ như sau:
- Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Nỗi
thương mình (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), giáo viên hướng dẫn học sinh lập
bảng thống kê như sau:
-mưa Sở - mây Tần.
- dập dìu, cuộc say, trận cười, sớm đưa - tối tìm,
…
Miêu tả cuộc sống
xô bồ ở lầu xanh,thân phận ô nhụccủa Thúy Kiềunhưng tránh tả mộtcảnh tả một cáchtrần trụi, vẫn xót
xa, yêu thươngThúy Kiều Chủnghĩa nhân đạo củaNguyễn Du
- Nhấn mạnh, gâychú ý hơn đến nộidung của cụm từbốn chữ thông
Trang 25- Tiểu đối trongphạm vi câu thơ.
- Đối giữa hai câuthơ lục bát
chán / ong chường, mưa Sở / mây Tần, gió tựa / hoa kề.
- Cuộc say đầy
tháng / trận cười suốt đêm; sớm sưa Tống Ngọc / tối
Khanh; Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh.
- Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường; Mặc người mưa Sở mây Tần/ Những mình nào biết cỏ xuân
là gì.
thường (Ví dụ viết
bướm lả / ong lơi
nhấn mạnh cảnhngộ của Kiều hơn
là viết bướm ong
lơi lả).
- Gia tăng tính chấthoàn cảnh củacuộc sống ê chềnơi lầu xanh: đaukhổ, chán chườngkéo dài ngày vàđêm, sớm và tối,lúc tỉnh và say
- Tạo điều kiệnnhìn nỗi thươngthân, xót phận củanhân vật từ nhữnggóc độ khác nhau
c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả:
- Phương pháp này đối với một số bộ môn khác đã ứng dụng từ lâu như minhhọa bằng hình vẽ, biểu đồ, bản đồ, những mô hình thiết kế khác,…
- Đối với bộ môn Ngữ văn, do đặc trưng của bộ môn nên ít có minh họa bằng
sơ đồ, hình vẽ minh họa, bảng biểu,… Thường là do giáo viên tự tìm tòi, thực hiện,phần nhiều thường sử dụng khi thao giảng, hội giảng
- Nếu kỹ năng vận dụng không khéo léo, sẽ làm mất thời gian của người dạy
và người học Vì vậy, không nhất thiết bài đọc - hiểu văn bản nào cũng sử dụngphương pháp này
- Vận dụng phương pháp này một cách linh hoạt, có chọn lọc, thì sẽ làm chotiết đọc - hiểu văn học trung đại trở nên sinh động, ghi nhớ kiến thức nhanh Họcsinh được rèn luyện phương pháp tư duy lôgic, khoa học, góp phần nâng cao chấtlượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các giải pháp trên và thu d kết quảkhả quan Kết quả khảo sát bằng kiểm tra tự luận 40 học sinh lớp 10 trong năm học
2015 - 2016 như sau:
Trang 26- Nên đưa một số tác phẩm văn học trung đại có giá trị nghệ thuật cao, khích
lệ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Nỗi lòng (Cảm hoài) của Đặng Dung, thơ văn
Lý - Trần…
- Các bài văn học sử có nội dung rất phong phú, có nhiều khái niệm mới cầngợi mở cho học sinh Theo tôi, nên tăng giờ dạy bài “Khái quát văn học Việt Nam
từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX” từ 2 tiết lên 3 tiết
- Tổ chức cho giáo viên tham quan các mô hình giáo dục tiên tiến trong toànquốc
2 Kiến nghị, khả năng áp dụng:
Để tiết đọc - hiểu văn bản văn học trung đại đạt hiệu quả cao, chúng ta phải:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn bài ở nhà bám sát chuẩn kiến thức,
kỹ năng, chuẩn bị các trang thiết bị, đồ dùng dạy học
- Học sinh cần rèn luyện các kỹ năng đọc - hiểu, từ đọc - hiểu ngôn từ đến đọcdiễn cảm - bình luận và đọc sáng tạo
Dù đọc hiểu văn bản văn học trung đại theo phương pháp nào, việc đọc hiểu cũng nhằm khơi gợi hứng thú và khả năng tìm hiểu sâu sắc các tầng ý nghĩacủa văn bản, liên hệ ý nghĩa sinh động của văn bản với thực tiễn cuộc sống
Hướng vào trọng tâm bài học, chú ý rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bảntheo thể loại, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng tích hợp kiến thức các phânmôn Tiếng Việt, Làm Văn, tích hợp kiến thức liên môn các môn học có liên quan
- Chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng bài dạy
- Đọc - hiểu không chỉ giới hạn trong một văn bản mà vượt cả thể loại, cả ngữcảnh văn hóa, vượt ra ngoài không gian và thời gian, tạo nên mối quan hệ đa chiều,đáp ứng nhu cầu so sánh, tổng hợp khái quát của tư duy nghệ thuật
- Cần động viên, khích lệ những học sinh có tư duy độc lập, sáng tạo Nhữnghọc sinh có tư duy sáng tạo, sau này khi bước vào cuộc sống sẽ rất chủ động, linh
hoạt “trước những điều xa lạ vô cùng với sách vở, nhà trường” (Phạm Văn Đồng).
- Một điều quan trọng là phải hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, vì thời gian
trên lớp có hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy về phương pháp học tập là phải “lấy