1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài xây dựng hệ thống mạng cho doanh nhiệp nhỏ

59 582 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Theo yêu cầu bài toán thì có thể xác định mô hình mạng của doanh nghiệp là mô hình Client – Server do đó, sử dụng một máy chủ Server do nhân viên quản trị mạng quản lý, máy chủ sử dụng h

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP - DỆT MAY

THỜI TRANG HÀ NỘI TRUNG TÂM KHẢO THÍ TIN HỌC – NGOẠI NGỮ

o0o

ĐỀ TÀI: Xây dựng hệ thống mạng cho doanh nhiệp nhỏ

Giảng viên hướng dẫn : Trần Đăng Nhàn

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quốc Giang

Lớp : CDT1-K5

Hà Nội, Ngày 1 tháng 12 năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC

I/ YÊU CẦU DỰ ÁN, GIẢI PHÁP CHO DỰ ÁN 3

1 Yêu cầu dự án 3

2 Phân tích dự án 3

a Giải pháp cho hệ thống mạng của doanh nghiệp 3

b Quản lý hệ thống mạng tập trung (Domain Controller) 4

c Cấp IP động cho các máy trạm, sử dụng dịch vụ DHCP 5

d Quản lý dữ liệu tập trung (File Server) 5

e In ấn (Print Server) 6

II/ CÀI ĐẶT, CẤU HÌNH MÁY CHỦ 6

1 Cài đặt Active Directory 6

a Nâng cấp lên Domain Controller 6

b Gia nhập máy trạm vào Domain để kiểm tra 15

2 Tạo Group và User cho Domain 17

a Tạo tài khoản người dùng 20

b Tạo tài khoản nhóm 21

c Phân quyền truy nhập Domain cho User 22

3 Cài đặt và cấu hình DHCP 26

a Chứng thực dịch vụ DHCP trong Active Directory 27

b Cấu hình dịch vụ DHCP 27

c Kiểm tra dịch vụ tại máy trạm 33

4 Cấu hình File Server 35

5 Cài đặt và chia sẻ máy in 47

a Cài đặt Print Server 47

b Chia sẻ, phân quyền cho máy in 55

KẾT LUẬN .59

Trang 3

I/ YÊU CẦU DỰ ÁN, GIẢI PHÁP CHO DỰ ÁN

1 Yêu cầu dự án

Một doanh nghiệp cần sử dụng một hệ thống mạng máy tính để phục vụ cho việc vận hành sản xuất và kinh doanh sản phẩm Doanh nghiệp có Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, và có 4 phòng ban gồm Phòng vật tư, Phòng Hành chính, phòng kinh doanh và phòng kế toán Các máy tính sử dụng

hệ điều hành Windows XP để nhân viên làm việc Một máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows Server 2003 để quản lý các máy tính khác trong mạng Doanh nghiệp cũng sử dụng một máy in để in ấn tài liệu và máy in được chia sẻ để cho các nhân viên đều có thể sử dụng Hệ thống mạng kết nối Internet bằng một đường truyền ADSL

Đối với máy chủ, yêu cầu chi tiết như sau:

 Cài đặt dịch vụ Active Directory điều khiển vùng (domain controller), tạo tài khoản người dùng và phân quyền cho người dùng

 Cài đặt DHCP cấp IP động cho các máy trạm trong mạng

 Cấu hình File Server tạo các thư mục dùng chung và phân quyền truy cập vào các thư mục

 Cấu hình Printer Server, cài đặt và chia sẻ máy in trong mạng

2 Phân tích dự án

a Giải pháp cho hệ thống mạng của doanh nghiệp

Xây dựng hệ thống mạng Domain quản lý User và dữ liệu tập trung Đảm bảo hệ thống mạng vận hành một cách trơn tru, đáp ứng tất cả yêu cầu của trung tâm Hệ thống mạng còn phải có tính linh hoạt cao, có thể bổ sung thêm máy tính và các thành phần mạng nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian

và chi phí

Mô hình sử dụng máy tính của một doanh nghiệp nhỏ như sau:

Trang 4

Theo yêu cầu bài toán thì có thể xác định mô hình mạng của doanh nghiệp là

mô hình Client – Server do đó, sử dụng một máy chủ Server do nhân viên quản trị mạng quản lý, máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows Server 2003, còn các máy trạm trong mạng thì sử dụng hệ điều hành Windows XP3, các máy trạm là các máy của ban Giám đốc và các phòng ban liên quan Sử dụng máy chủ để chia sẻ dữ liệu và máy in Hệ thống mạng sử dụng đường truyền Internet thông qua một đường truyền ADSL Như vậy, có thể hình dung mô hình mạng của doanh nghiệp như sau:

H1: Mô hình mạng trong doanh nghiệp

b Quản lý hệ thống mạng tập trung (Client – Server)

- Cấu trúc Active Directory: Được thiết kế bao gồm một Forest và một Domain, trong Domain có một Domain Controller hoạt động Cài đặt dịch vụ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH

DOANH PHÒNG VẬT TƯ

Server

Trang 5

trong mạng được tập trung Dữ liệu chung của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ ở máy chủ, các máy trạm nếu muốn lấy dữ liệu thì phải đăng nhập vào máy chủ bằng một tài khoản mà người Quản trị mạng cấp cho với một số quyền hạn nhất định, ứng với chức vụ, cấp bậc của cá nhân đó trong doanh nghiệp Việc đăng nhập này được thực hiện gián tiếp từ các máy Client

- Mô hình User – Group: Các Group được xây dựng theo từng phòng ban hoặc bộ phận Mỗi phòng ban hoặc bộ phận có một hoặc nhiều Global Group

c Cấp IP động cho các máy trạm, sử dụng dịch vụ DHCP (Dynamic Host Confguration Protocol)

DHCP tự động cung cấp địa chỉ IP đến các thiết bị mạng từ một hoặc nhiều DHCP Server Dù trong một mạng nhỏ hoặc mạng lớn, DHCP thực sự hữu ích, giúp cho việc thêm một máy tính mới vào mạng một cách dễ dàng và hiệu quả

d Quản lý dữ liệu tập trung: (File Server – Database Server)

Trong lĩnh vực máy tính, File Server là một máy tính liên kết với hệ thống mạng có mục đích chính là cung cấp nơi lưu trữ dữ liệu cho các máy tính khác trong hệ thống mạng Vai trò này nổi bật nhất khi File Server vận hành trong hệ thống mạng Domain (Client – Server) Các file server thường ít khi

xử lý các tính toán, điều này giúp cho hệ thống hoạt động nhanh nhất có thể đảm bảo nhu cầu lưu trữ dữ liệu từ các client Các dữ liệu lưu trên File Server

có thể là tài liệu, hình ảnh, âm thanh, video, database,…

File Server là nơi chứa dữ liệu của tất cả các phòng ban trong trung tâm, giúp cho dữ liệu được quản lý tập trung, tránh phân tán, giúp cho việc backup

và restore dễ dàng và nhanh chóng

Trang 6

e In ấn (Print Server)

Print Server là một máy tính hoặc một thiết bị kết nối một hoặc nhiều máy

in và các Client thông qua hệ thống mạng, có thể chấp nhận các yêu cầu in ấn

và chuyển đến máy in thích hợp

Các phòng ban có thể in ấn một cách dễ dàng các tài liệu thông qua Print Server Ngoài ra, nhân viên công ty từ Internet cũng có thể in ấn bằng máy in tại trung tâm thông qua dịch vụ Internet Printing

II/ CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MÁY CHỦ

1 Cài đặt Active Directory

a Nâng cấp lên Domain Controller

Để cài đặt Active directory, trước hết, ta phải cài đặt Component trong hệ

điều hành Windows Server 2003 cho máy chủ Ở máy Server tiến hành như sau:

Kích chuột vào Start chọn Administrative Tool/Add or Remove Programs,

cửa sổ Add or Remove Programs hiện ra, chọn mục Add/Remove Windows

Components

H2 Cài đặt Components cho server

Cửa sổ Windows Components Wizard hiện ra, tích chọn ô Networking

Services, nhấn nút Details (xem H2)… để kiểm tra xem các mục ở Networking

Trang 7

sau đó nhấn OK, ở cửa sổ Windows Components Wizard nhấn Next, hệ thống sẽ

tự động copy và cài đặt dịch vụ, cuối cùng nhấn Finish Như vậy, Components

đã được cài đặt xong, và đến lúc này ta có thể cài đặt và cấu hình các dịch vụ cho Server

Trước khi cấu hình Active Directory cần phải cài đặt IP tĩnh cho máy chủ

Kích chuột vào Start, chọn Control Panel/ Network Connections/ Local Area

Connection, cửa sổ Local Area Connection Status hiện ra chọn Properties, sau

đó double click chuột vào mục Internet Protocol (TCP/IP)

H3: Chọn Property, bouble click vào Internet Protocol (TCP/IP) vào cửa sổ bên cạnh

Điền địa chỉ IP vào các ô ở cửa sổ Internet Protocol (TCP/IP) Property như

hình H4, ở đây ta sẽ đặt địa chỉ ở lớp A, hệ thống mạng của doanh nghiệp sẽ lấy

dải địa chi IP 100.168.100.10/8, và Defaut gateway đặt IP là 100.168.100.1 Sau khi hoàn thành việc đặt IP, nhấn OK Như vậy máy chủ đã được đặt địa chỉ IP

Trang 8

H4: Đặt IP cho máy chủ

Sau khi đặt địa chi IP cho máy chủ, ta tiến hành cài cấu hình dịch vụ Active

Directory, vào Start, chọn Run, gõ lệnh Dcpromo, tại cửa sổ Active Directory Installation Wizad nhấn Next để tiếp tục (Hình H5)

H5: Nhấn Next để bắt đầu nâng cấp Active Directory

Trang 9

Chương trình xuất hiện hộp thoại cảnh báo: DOS, Windows 95 và Win NT

SP3 trở về trước sẽ bị loại khỏi miền Active Directory dựa trên Windows Server 2003 Chọn Next để tiếp tục (xem hình H6)

H6: Nhấn Next để loại bỏ các hệ điều hành trước Windows 2003

Trong hộp thoại Domain Controller Type, vì chúng ta mới bắt đầu nâng cấp

Active Directory, trước đó chưa có Domain Controller cho nên ta tích chọn

mục Domain Controller for a New Domain, sau đó nhấn Next để tiếp tục (H7)

H7: Chọn Domain controller for a new domain sau đó nhấn Next

Trang 10

Ở hộp thoại tiếp theo, chọn mục Domain in a new forest để tạo mới một Domain đầu tiên trong một rừng mới Sau đó nhấn Next để tiếp tục (H8)

H8: Chọn Domain in a new forest để tạo domain đầu tiên

Hộp thoại New Domain Name yêu cầu nhập tên DNS đầy đủ cần xây dựng, nhập tên DNS là phuchai.com Sau đó nhấn Next qua bước tiếp theo

Trang 11

Hộp thoại NetBIOS Domain Name, yêu cầu cho biết tên Domain theo chuẩn

Net BIOS để tương thích với các máy Windows NT Để mặc định và Next qua

bước tiếp

H10: Mặc định giá trị, nhấn Next tiếp tục

Hộp thoại Database and Log Locations cho phép chỉ định vị trí lưu trữ

database Acive Directory và các tập tin Log Chấp nhận giá trị mặc định, nhấn

Next tiếp tục

Trang 12

Hộp thoại Shared System Volume cho phép định vị trí của thư mục SYSVOL Thư mục này phai nằm trên một NTFS5 Volume Chấp nhận giá trị mặc định và nhấn Next (H12)

H12: Mặc định vị trí lưu SYSVOL, nhấn Next

Hộp thoại tiếp theo, chọn lựa chọn thứ hai để hệ thống tự động cài đặt và cấu hình dịch vụ DNS cho máy, sau đó nhấn Next

Trang 13

Hộp thoại Permissinos, chọn Permissions comparetible only with Windows

2000 or Windows 2003 operating systems Vì hệ thống của chúng ta chi có các Server của 2000 và 2003

H14: Chọn lựa chọn thứ hai, nhấn Next tiếp tục

Hộp thoại Directory Services Restore Mode Administrator Password, chỉ định mật khẩu trong trường hợp Server phải khởi động vào chế độ Directory

Services Restore Mode Nhấn Next tiếp tục

Trang 14

Hộp thoại Summany hiện ra, trình bày tất các các thông tin đã chọn Nhấn

Next để bắt đầu thực hiện quá trình cài đặt khi tất cả đều chính xác

H16: Nhấn Next khi các thông tin đều chính xác

Hộp thoại Configuring Active Directory cho biết quá trình cài đặt đang thực hiện Quá trình này chiếm nhiều thời gian Chương trình cài đặt cũng yêu cầu cung câp nguồn cài đặt Windows Server 2003 để tiến hành sao chép nếu không tìm thấy

H17: Quá trình cài đặt được tiến hành

Sau khi quá trình cài đặt kết thúc, hộp thoại Completing the Active Directory Installation Wizard xuất hiện Nhấn chọn Finish để kết thúc

Trang 15

H18: Chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt

Cuối cùng, phải khởi động lại máy thì các thông tin cài đặt mới bắt đầu có

hiệu lực Nhấn chọn nút Restart Now để khởi động lại Quá trình thăng cấp kết

thúc

b Gia nhập máy trạm vào Domain để kiểm tra

Sau khi cấu hình Active Directory, để kiểm tra hoạt động của Domain Controller, ta tiến hành đăng nhập cục bộ vào máy trạm (có thể dùng trực tiếp tài

khoản administrator để đăng nhập) Các bước tiến hành như sau:

Tại máy trạm, đặt IP cho máy, các bước đặt IP tương tự như đặt IP cho Server đã làm ở phần trên, ở đây ta sẽ đặt IP cho máy trạm kiểm tra là 100.168.100.20 IP cùng lớp A và cùng Default gateway, Preferred DNS Server với máy Server

Trang 16

H19: Đặt IP từ máy trạm để join máy trạm vào Domain

Sau khi đã đặt địa chỉ IP cho máy trạm, thực hiện gia nhập vào Domain từ

máy trạm Chuột phải vào My Computer, chọn Properties, chọn tiếp tab Computer Name, click vào mục change để thay đổi miền gia nhập Tại đây, tích

chọn Member of Domain, nhập tên miền của mạng cần gia nhập vào ô

H20: Chọn Member of Domain, nhập tên domain

Trang 17

Máy trạm dựa trên miền đã khai báo để tìm đến Domain Controller gần nhất

và gia nhạp vào mạng, Server sẽ yêu cầu xác thực với một tài khoản người dùng cấp miền có quyền quản trị, nhập tên và mật khẩu của người quản trị để gia nhập Các máy trạm khác khi muốn truy cập vào Domain cung phải làm tương

tự

H21: Nhập tên và mật khẩu của Admin để gia nhập

Sau khi xác thực chính xác và hệ thống chấp nhận máy trạm này gia nhập vào miền thì hệ thống xuất hiện thông báo thành công và yêu cầu Reboot lại để đăng nhập vào mạng

Khi máy trạm khởi động lại, hộp thoại Log on to Windows có thêm một mục

là Log on to, cho phép chọn một trong hai phần là PHUCHAI và this

computer, chọn PHUCHAI để gia nhập vào Domain bằng tài khoản của

Admin

2 Tạo Group và User cho Domain

Sau khi thăng cấp Active Directory, tiến hành tạo mới các Nhóm (Groups) và các tài khoản người dùng (Users) Theo kết quả phân tích ở phần trước, ta có thể chia hệ thống sử dụng máy tính của doanh nghiệp Phúc Hải có thể chia làm 5 Group là các Group: Ban Giám Đốc, Phòng Vật tư, Phòng Hành chính, Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán Ban Giám đốc bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó

Trang 18

Giám đốc, các phòng ban có Trưởng Phòng, Phó Phòng và các nhân viên trực thuộc các phòng

Việc phân quyền truy cập máy chủ của các nhân viên trong Doanh nghiệp như sau: Ban Giám đốc có thể truy cập vào hệ thống máy chủ bất cứ thời gian nào và bất cứ địa điểm nào, các trưởng phòng thì có thể truy cập vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần, còn các nhân viên thì chỉ có thể truy cập vào hệ thống máy chủ trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7, trừ ban giám đốc, còn lại các nhân viên khác chỉ có thể truy cập vào hệ thống máy chủ bằng máy tính cục bộ của doanh nghiệp hoặc các máy tính xác định sẵn, các User đều phải thay đổi mật khẩu ngay lần đăng nhập đầu tiên

Trước khi tạo Group và User, ta phải chỉnh sửa thiết lập password policy cho User bằng cách vào Start, chọn Administrative Tool/Domain Security

Policy, trong hộp thoại Default Domain Security Settings chọn Account

Policies/ Password Policy, double click vào các mục ở trong Password Policy

để chỉnh sửa, các mục được đặt như hình H22 Việc chỉnh sửa này để dễ dàng trong việc tạo mật khẩu của User

H22: Chỉnh sửa thiết lập Password Policy cho User

Tương tự, ta cũng vào Start /Administrative Tool và chọn mục Domain

Controller Security Policy /Account Policies /Password Policyđể chỉnh sửa

Trang 19

thiết lập chế độ an ninh cho Domain Controller, các thiết lập tương tự như việc

thiết lập trong Domain Security Policy đã làm ở trên

H23: Thiết lập chế độ an ninh cho Domain Controller

Sau khi đã hoàn tất thiết lập chế độ an ninh, vào Start chọn Run, gõ vào câu

lệnh: gpupdate /force và nhấn OK để refesh những thiết lập đã cài đặt

H24 : Gõ lệnh gpupdate /force

Trang 20

a/ Tạo tài khoản người dùng (User):

Tại máy Server chọn Start/Administrative Tool/Active Directory Users

and Computers, cửa sổ hiển thị tiếp theo chọn vào Domain của hệ thống là phuchai.com, sau đó chọn mục Users Để tạo mới một User, chuột phải chọn New/User (H26)

H26: Chuột phải chọn New/ User để tạo mới một User

Cửa sổ New Object – User hiện ra, nhập thông tin của User vào các ô,ba ô

đầu tiên có thể bỏ trống, sau đó nhấn Next để tiếp tục

Trang 21

Tiếp theo, nhập mật khẩu cho User, tích chọn ô User must change

password at next logon, để thiết đặt cho User phải thay đổi mật khẩu khi đăng

nhâp lần đầu tiên, nếu như trước đó không chỉnh sửa thiết lập Password Policy thì bước này hệ thống có thể sẽ báo lỗi do đặt mật khẩu không đúng với mặc định thiết lập ở Password Policy

H28: Nhập mật khẩu cho User, sau đó nhấn Next

Sau đó nhấn Finish, và tài khoản User đã được tạo mới, tương tự đối với các tài khoản khác cũng thực hiện các bước trên

b/ Tạo tài khoản nhóm (Group):

Cũng trong mục User chuột phải, chọn New/ Group

Hộp thoại tiếp theo nhập tên nhóm là “Ban Giam Doc” vào ô Group Name, ô pre-Windows 2000 sẽ tự động phát sinh, chọn loại nhóm ở Group scope là

Global, sau đó nhấn OK (H29), việc tạo một nhóm đã hoàn thành Thực hiện

tương tự đối với các nhóm Phòng ban khác

Trang 22

Để thêm User vào Group ta chỉ việc double click vào Group đó rồi chọn Tab

Members, click chọn Add, sau đó nhập tên của User vào ô trống, nhấn nút Check Name để kiểm tra User có đúng hay không! Nếu như chúng ta quên tên

User có thể chọn Advances, chọn Find Now, sau đó tìm và chọn User muốn thêm vào Group, nhấn OK và Apply sau khi đã hoàn thành Hình H30 minh họa việc thêm User vào Group Ban Giam Doc, các Group khác tiến hành tương tự

H30: Thêm User vào Group

Cũng có thể làm theo cách thứ hai bằng cách double click vào tên User và

chọn Tab Member of, sau đó nhập tên Group, nhấn Check Name để kiểm tra hoặc chọn Advances/ Find Now sau đó tìm và chọn tên Group tương ứng

c/ Phân quyền truy nhập Domain cho User

Như đã phân tích ở trên, các thành viên Ban Giám đốc sẽ có quyền truy cập vào Domain tại mọi thời điểm, và mọi máy tính Các Trưởng phòng và Phó phòng thì có thể truy cập trong giờ hành chính vào tất cả các ngày trong tuần , các nhân viên thì chỉ được đăng nhập trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7, hai loại đối tượng này chỉ được đăng nhập bằng máy tính cục bộ của doanh

Trang 23

Quá trính này thực hiện lần lượt từng User, người quản trị sẽ lần lượt cấp quyền truy cập vào hệ thống cho mỗi User Dưới đây sẽ minh họa việc cáp quyền cho một nhân viên trong doanh nghiệp, các thành viên khác tiến hành tương tự

Chẳng hạn cấp quyền truy cập cho nhân viên tên là Lê Thị Hương, chức vụ là

Trưởng phòng kế toán, các bước tiến hành như sau: cũng trong mục User của

Domain phuchai.com double click vào tên User Le Thi Huong, hộp thoại Le

Thi Huong Properties xuất hiện, chọn tab Account, tại đây chọn tiếp mục

Logon Hours để thiết lập thời gian truy cập cho nhân viên này

H31: Chọn mục Logon Hours để thiêt lập thời gian truy cập

Trong hộp thoại Logon Hours for Le Thi Huong, tùy chỉnh thời gian truy

cập vào hệ thống bằng cách quét chọn vùng thời gian ứng với đối tượng sau đó

tích chọn Logon Permitted để mặc định, sau đó nhấn OK Le Thi Huong là

trưởng phòng cho nên thời gian truy cập là vào giờ hành chính tất cả các ngày

trong tuần Đối với các đối tượng thuộc Ban Giám Đốc thì vùng Logon

Permitted (vùng màu xanh) sẽ chọn tất cả các ô Đối với các nhân viên thì vùng

chọn sẽ không có ngày Chủ Nhật

Trang 24

H32: Chọn vùng thời gian, sau đó tích chọn Logon Permitted

Cũng tại hộp thoại Le Thi Huong Properties, chọn mục Log On To để thiết lập phương tiện truy cập Tích chọn The following computers, sau đó nhập tên máy tính muốn cho gia nhập vào Domain, rồi nhấn nút Add để cho phép Le Thi

Huong được phép truy cập vào hệ thống Domain bằng máy trạm tại doanh nghiệp, là máy tính hiện nhân viên này đang sử dụng ở công ty có tên là

TPketoan, và một máy tính cá nhân có tên là Lethihuong (H33) Sau khi hoàn

thành nhấn OK và Apply

H33: Nhập tên máy tính cho phép truy cập sau đó nhấn Add để cho phép

Trang 25

Thực hiện tương tự đối với các nhân viên khác, riêng Ban Giám đốc thì trong

mục này sẽ tích chọn All computer cho phép truy cập vào hệ thống Domain

bằng mọi máy tính

Kiểm tra tại máy trạm:

Bây giờ ta sẽ kiểm tra User Le Thi Huong gia nhập vào hệ thống Domain từ

máy trạm Một điều cần chú ý là máy tính đăng nhập vào phải là máy tính có

tên là Lethihuong hoặc TPketoan (điều này bắt buộc bởi như đã phân tích ở

phần trên, User Le Thi Huong chỉ được đăng nhập vào Domain bằng máy tính

có tên máy là một trong hai tên trên, nếu đăng nhập ở máy tính khác thì sẽ không được phép)

Nhập tên User và mật khẩu của nhân viên Lê Thị Hương, ở mục Log on to

chọn PHUCHAI để đăng nhập vào Domain phuchai.com Sau khi nhấn nút

OK để đăng nhập, hệ thống sẽ hiện ra thông báo User phải đổi mật khẩu trong

lần đầu tiên đăng nhập (H34), như vậy là tài khoản của User Le Thi Huong đã được chập nhận, và điều cần làm bây giờ là thay đổi mật khẩu của User để đăng

nhập vào Domain Nhấn OK để chấp nhận thay đổi mật khẩu

H34: Yêu cầu thay đổi mật khẩu trong lần đầu tiên đăng nhập

Sau khi thay đổi mật khẩu (H35), hệ thống sẽ báo Your password has been

changed, nhấn OK để truy cập vào Domain, nếu thời điểm đăng nhập là thời

gian cho phép (từ 6 giờ sang đến 6 giờ tối) thì hệ thống sẽ cho phép User này

Trang 26

đăng nhập vào Domain, ngược lại nếu như thời điểm đăng nhập không phải là thời gian cho phép thì hệ thống sẽ không cho phép User này đăng nhập (H36)

H35: Thay đổi mật khẩu

H36: Đăng nhập không đúng thời gian quy định

Các User khác khi truy cập vào hệ thống cũng phải làm tương tự như trên

3 Cài đặt và cấu hình DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) – dịch vụ cấp IP động cho máy trạm

DHCP là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng Nó cung cấp một database trung tâm để theo dõi tất cả các máy tính trong hệ thống mạng Mục đích quan trọng nhất là tránh trường hợp hai máy tính khác nhau lại có cùng địa chỉ IP

Nếu không có DHCP, các máy chỉ có thể cấu hình IP bằng cách thủ công Ngoài việc cung cấp địa chỉ IP, DHCP còn cung cấp thông tin cấu hình khác, cụ

Trang 27

Việc cài đặt DHCP là việc cài đặt Components cho máy Server công việc này

ta đã làm ở phần đầu, cho nên dịch vụ DHCP đã được cài đặt

a/ Chứng thực dịch vụ DHCP trong Active Directory:

Nếu máy tính Windows Server 2003 chạy dịch vụ DHCP, mà trên đó lại làm việc trong một Domain (có thể là một Server thành viên bình thường hoặc là một máy điều khiển vùng), dịch vụ muốn csao thể hoạt động bình thường thì phải được chứng thực bằng Active Directory

Mục đích của việc chứng thực này là để không cho các Server hoặc máy trạm không được chứng thực làm ảnh hưởng đến hoạt động mạng Chỉ có những Windows 2003 DHCP Server được chứng thực mới được phép hoạt động trên mạng Trong trường hợp máy Windows Server 2003 làm DHCP Server không nằm trong một Domain thì cũng không cần phải chứng thực trong Active Diretory Có thể sử dụng công cụ DHCP để tiến hành việc chứng thực một DHCP Server Các bước tiến hành như sau:

Chọn Start/Administrative Tool/DHCP, trong ô bên trái của cửa sổ DHCP, chọn Server định chứng thực (ở đây Server của chúng ta là Server

phuchai.com), sau đó chọn Menu Action/Authorize Đợi một lúc, chọn lại Action/Refresh Bây giờ DHCP đã được chứng thực, để ý biểu tượng kế bên

tên Server là một mũi tên màu xanh hướng lên (thay vì một mũi tên màu đỏ hướng xuống)

b/ Cấu hình dịch vụ DHCP

Thực hiện các bước sau để tạo một Scope cấp phát địa chỉ (đối với trường

hợp này ta sẽ chia thành 5 Scope, bao gồm 1 Scope dành cho Ban Giám Đốc, 4 Scope còn lại dành cho 4 Phòng tương ứng):

Tạo Scope cấp phát địa chỉ cho Ban Giám đốc (gồm 3 người, vì vậy sẽ chọn

Trang 28

H37: Chuột phải vào tên server chọn New Scope để tạo một Scope cấp phát địa chỉ

Trong hộp thoại Scope Name, nhập vào tên và chú thích, giúp cho việc nhận

diện Scope này Sau đó nhấn chọn Next

H38: Nhập tên và chú thích cho Scope

Hộp thoại IP Address Range xuất hiện, nhập địa chỉ IP vào ô địa chỉ bắt đầu

và kết thúc của danh sách địa chỉ cấp phát Sau đó chỉ định subnet mask bằng

cách cho biết số bit 1 hoặc nhập vào chuỗi số Sau đó chọn Next Chúng ta sẽ

lấy dải IP từ 100.168 100.20 đến 100.168.100.29 để cấp cho Ban Giám đốc IP

Trang 29

từ 100.168.100.11 đến 100.168.100.19 sẽ để dành trong trường hợp hệ thống phát sinh thêm Server Chỉnh sửa subnet mask để thu hẹp dải IP (H39)

H39: Nhập địa chỉ IP đầu và cuối cho Scope

Trong hộp thoại Add Exclusions, nhập vào dải địa chỉ sẽ được loại ra khỏi nhóm địa chỉ đã được chỉ định ở trên Các địa chỉ này dùng để đặt cho các máy tính dùng IP tĩnh hoặc dành cho mục đích khác Ở đây chúng ta sẽ loại ra dải IP

từ 100.168.20 đến 100.168.100.24 Sau đó nhấn nút Add để thêm vào danh sách Nhấn Next để tiếp tục

Ngày đăng: 24/07/2016, 08:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w