LỜI CẢM TẠĐê hoàn thành được cuốn sách này, tập thể tcỉc giả xin chân thành cám ơn sự tài trợ, ủng hộ và đóng góp của các Tổ chức, Dự cm và Cả nhãn trong và ngoài nước đã có những đóng g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUY s ả n
1
Lb
p» • ■ r* 1' -
Trang 2Chủ biên: TS NGUYỄN VĂN HÒA
& ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Trang 3Nhóm biên tập Khoa Thủy sản, Đại học cần Thơ
TS Nguyễn Văn Hòa (Chủ biên)
ThS Nguyễn Thị Hồng Vân ThS Nguyễn Thị Ngọc Anh ThS Phạm Thị Tuyết Ngân ThS Huỳnh Thanh Tới
KS Trần Hữu Lễ
Cộng tác viên
ThS Nguyễn Phú Son (Viện NC&PT ĐBSCL, ĐHCT)
TS Võ Thị Gương (Khoa Nông nghiệp, ĐIICT)
TS Châu Minh Khôi (Khoa Nông nghiệp, ĐHCT) ThS Tất Anh Thư (Khoa Nông nghiệp, ĐHCT)
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm t ạ 7
Lời giới thiệu 9
Lời mở đầu 11
1 CHƯƠNG I: Tổng quan 13
1.1 Artemia là gì? 13
1.2 Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thủy sản 13
1.3 Sản lượng, nhu cầu trứng bào xác Artemia và khả năng đáp ứng trên thế giới 14
1.4 Sự cần thiết của nghề nuôi Artemia trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta và những đóng góp của nó vào sự cải thiện kinh tế xã hội của vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) .7 „ 7.7.17 1.5 Hiện trạng nghề sản xuất muối ở ĐBSCL 18
Lố Khó khăn của nghề sản xuất muối truyền thống 20
1.7 Lịch sử nghiên cứu và hướng phát triến nghề nuôi Artemia ờ Việt Nam 21
2 CHƯƠNG II: Sinh học của Artemici 25
2.1 VỊ trí phân loại và đặc điểm phân b ố 25
2.2 Đặc điểm môi trường sống 26
2.3 Chu kỳ sống của Artemia 29
2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 32
2.5 Đặc điểm sinh sản 33
2.6 Sự thích nghi của Artemia trong quá trình di nhập 34
3 CHƯƠNG III: Kỳ thuật nuôi Artemia 40
3.1 Điều kiện tự nhiên 40
3.1.1 Ruộng muối Vĩnh Châu 40
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên mộng muối Bạc Liêu 41
3.2 Kết cấu ruộng muối 43
3.2.1 Hệ thống đê, b ờ : 43
3.2.2 Hệ thống kênh - mương, cống 44
Trang 53.2.3 Các khu vực bốc hơ i 45
3.3 Các mô hình nuôi Artemia tổng quát 46
3.3.1 Mô hình nuôi nước tĩnh 46
3.3.2 Hệ thống ao nuôi Artemỉa nước chảy ' 48
3.3.3 Các mô hình nuôi kết hợp 50
3.4 Qui trình nuôi Artemỉci thu trứng bào xác 52
3.4.1 Chọn địa điểm 52
3.4.2 Thời vụ 53
3.4.3 Xây dựng và tu tủa ao nuôi 53
3.4.4 Cải tạo a o 58
3.4.5 Thả giống 59
3.4.6 Chăm sóc quản l ý 63
3.4.7 Địch hại của Artemici và cách phòng ngừa 74
3.4.8 Một số nhân tố môi trường cần quan tâm trong quá trình quản lý ao nuôi Artem ia 75
3.4.9 Một sổ bệnh thường gặp ở Artemia và cách xử lý 77
3.4.10 Thu hoạch và sơ chế sản phẩm 78
3.4.11 Phương pháp chế biến, bảo quản 80
3.4.12 Đánh giá chất lượng trứng thành phẩm (sau khi sấy) 87
3.5 Nuôi Artemia sinh khối 88
3.5.1 Sơ lược về tầm quan trọng và giá trị sử dụng của sinh khối Artemia trong nuôi trồng thủy sản 88
3.5.2 Kỹ thuật nu ô i 89
3.5.2.1 Nuôi sinh khối trong ao đất 89
3.5.2.2 Kỹ thuật nuôi sinh khối trên bể tuần hoàn 93
3.5.3 Các phương pháp thu và vận chuyển sinh khối 96
3.5.4 Sơ chế và bảo quản sinh khối 96
4 CHƯƠNG IV: Kinh tế xã hội của nghề nuôi Artemỉa - Thuận lợi và khó khăn của việc sản xuất và kinh doanh Artemỉa 99
4.1 Bối cảnh sản xuất của khu vực ruộng muối Vĩnh Châu, Sóc Trăng, Việt N am 99
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Artemỉci 103
Trang 64.3 Những thuận lợi và khó khăn của việc sản xuất
và kinh doanh Artemia 105
4.3.1 Cơ hộ i 105
4.3.2 Thách thức 106
4.3.3 Lợi thế 106
4.3.4 Bất lợ i 107
4.4 Định hướng và giải pháp phát triển 107
4.4.1 Xác định những chiến lược lựa chọn 107
4.4.2 Giải pháp thực hiện các chiến lược 111
5 CHƯƠNG V: Sử dụng Artemỉa trong nuôi trồng thủy sản 115
5.1 Sử dụng trứng bào xác 115
5.1.1 Sản phẩm trứng Artemia 115
5.1.2 Chất lượng trứng bào xác 116
5.2 Kỹ thuật sử dụng trứng bào xác Artemia trong nuôi trồng thủy sản 113
5.2.1 Cải thiện tỉ lệ n ở 119
5.2.2 Cải thiện chất lượng trứng 121
5.3 Sử dụng sinh khối Artemia 123
6 CIIUƠNG VI: Ket luận .127
Tài liệu tham khảo 129
Trang 7LỜI CẢM TẠ
Đê hoàn thành được cuốn sách này, tập thể tcỉc giả xin chân thành cám ơn sự tài trợ, ủng hộ và đóng góp của các Tổ chức, Dự cm và Cả nhãn trong và ngoài nước đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả đên sự thành công công trình nghiên cítu về Artemia tại trường Đại học Cần Thơ từ trước đên nay cũng như việc tiếp tục các công trình nghiên cứu có liên quan từ nay vế sau Việc đóng góp này không những chi liên quan đến đối tượng nghiên cứu lù Artemia mà còn hỗ trợ trong việc trang bị các máy móc, thiết bị có liên quan cũng như việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đã góp phần đáng kể trong hoạt động giảng dạy và nghiên cíeu của Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ Theo thời gian chúng tôi xỉn liệt kê các Tổ chức và
Dự án đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng như sau: Komitee Wetenschap en Techniek voor Vietnam (KWT) Hà Lan (1983-1989), FAO (1986), EC (1990-1995), và liên tục các dự án VLIR-EỈ (1995- 1998), VLIR-B1, Rl-1 (1998-2007) thuộc dự án VLIR-IUC (viaamse Interuniversitaire Raad = Flemish Interuniversity Council) của Vương Quốc Bỉ Bên cạnh đó là sự hỗ trợ thiết thực của Bộ Giáo dục và Đào tạo đế thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triến Artemia-Tôm (1991) và sau này trở thành Viện Nghiên cứu và Phát triến Artemia- Tôm (1996) tại Đại học cần Thơ cũng như hỗ trợ kinh phí dế thực hiện triển khai Dự án nuôi Artemia thu trứng bào xác ra thực tiễn sản xuất trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Đổi với cá nhân, chúng tôi xỉn chân thành cảm ơn những dóng góp to lớn của các chuyên gia nước ngoài và dặc biệt là 0 Jaap T Brands (KWT, Hà Lan) cùng các chuyên gia Hà Lan đã hỗ trợ Dự án lúc ban đầu: De Graaf, Rothuis, Van der Zanden; GS.TS Patrick Sorgeỉoos (DI1 Ghent, Vương Quốc Bỉ), Thomas Bosteels, Peter Baert (Díỉ Ghent, Vương Quốc Bỉ), Kỹ sư Nguyễn Kim Quang (Nguyên Hiệu phó Trường Đại học cần Thơ, nguyên Trưởng Khoa Thủy sản và Chủ trì
Dự án Nghiên cứu và Phát triển Artemia- Tôm, Trường Đại học cần Thơ) và Tiến s ĩ Vũ Đồ Quỳnh, nguyên Giám đổc Viện Nghiên cứu vù Phát triển Artemia-Tôm, Đại học cần Thơ đã cỏ công lớn trong việc khai sinh ra lĩnh vực nghiên cứu Artemia tại Việt Nam cũng như ứng dụng ra sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực, to lớn Ke đến là tất cả
Trang 8Thầy Cô và các thế hệ sinh viên trong Khoa Thủy sản, Đại học cần Thơ đã có những đóng góp trên tất cả céic lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và quan trọng hơn hết là đã chuyến giao được thành quả nghiên cứu khoa học đổi tượỉíg Artemỉa ra thực tiễn đời sổng Cuối cùng đế có được bản in hoàn chỉnh chúng tôi cũng xin cám
ơn Kỹ sư Dương Thị M ỹ Hận đã bỏ nhiều thời gian và công sức đế hiệu đính cho quyên sách này.
Trang 9LỜ I GIỚI THIỆU
ghề nuôi hải sản ở Việt Nam đang phát triển mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt là nghề nuôi tôm Sú (Penaeus mondon) và các loài cá biển như cá Chẽm (Lates calcarifer),
cả Mủ (Epinepheỉus coioiảes), cả Bốp (Rachycentron canadum) Sản lượng thu hoạch hằng năm ước tính khoảng 250.000 - 300.000 tấn
Dự kiên đẽn năm 2010 sản lượng nuôi trông hải sản là 650.000 tân
Đế đạt được chỉ tiêu này, việc phát triển nghề nuôi sinh vật làm thức
ăn cho ấu trùng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất giống hải sản ở nước ta.
Artemia hiện nay là nguồn thức ăn tươi sổng chủ yếu, được sử dụng rộng rãi trong nghề nuôi hải sản Do đó, vấn dể nghiên cítu về Artemia trên thế giới đã được bắt dầu từ lâu, có rất nhiều công trình công bố về lĩnh vực này Ớ nước ta, dù nghề nuôi Artemia chỉ mới bắt đâu trong những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng đã có nhiều công trình nghiên círu đến đổi tượng này Tuy nhiên, chưa có ai tổng hợp chúng lại một cách hoàn chỉnh Do đó, đặt vẩn đề hệ thống lại các
còng trình nghiên cứu Artemia của các tác giả trong nước VCỈ nước ngoai lù một việc làm cần thiết và rất cỏ ỷ nghĩa.
Cuốn sách “Artemia - Nghiên cứu & ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản” của TS Nguyễn Văn Hòa và cộng sự đã giới thiệu dầy đủ
về tình hình nghiên círu Artemia trên thế giới, đặc điểm sinh học và
kỹ thuật nuôi Vấn để kinh tế xã hội của nghề nuôi Artemia và việc sử dụng chúng trong nuôi trổng thủy sản ở nước ta cũng được tác giả phàn tích một cách sâu sắc và hợp lý.
Tác giả của cuốn sách là người nhiêu năm nghiên cứu về lĩnh vực này, cho nên độ tin cậy của sổ liệu và thông tin trong cuốn sách là rất cao Sách có thế sử dụng trong việc sản xuât Artemia hoặc làm tài liệu tham khảo, giảng dạy ở các trường đại học Nội dung cập nhật khả nhiều thông tin mới, bổ cục cuốn sách hợp lý, câu chữ rõ ràng và dễ hiếu Tóm lại, đâv là một cuốn sách có giá trị về cả khoa học VCI thực tiên Việc xuất bản cuốn sách sẽ góp phần phát triến nghề nuôi Artemia và là tài liệu tin cậy dùng trong nghiên cứu và giảng dạy như đã trình bày ở trên.
Nha Trang, ngày 20.10 2007
TS Trương Sĩ Kỳ Viện Hải Dương Học Nha Trang
Trang 10L Ờ I M Ở Đ À U
Hoạt động nghiên cím và ủng clụng Artemia ở Việt Nam hắt đầu từ những năm 80 và đạt dược nhiều thành quả trên các lĩnh vực nghiên cím sinh học, các mô hình nuôi (trong phòng thí nghiệm và ngoài
đông) và sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Quyên sách: “Artemìa - Nghiên cửu & ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản ” được Khoa
Thủy sản tống hợp lại từ các kết quả nghiên cứu và ứng dụng tại Việt nam, đặc hiệt là của Trường Đại học cần Thơ Nội dung quyến sách
đề cập đến các thông tin về nguồn cung cấp và nhu cầu Artemia trong ngành nuôi trồng thủy sản trong nước cũng như trên thế giới Các thông tin về đổi tượng nuôi - Artemia (sự hiện diện ngoài tự nhiên, các đặc điếm về dinh dưỡng, sinh sản, khả năng di nhập và thuần hóa Artemia nhằm đáp ứng cho hoạt dộng nuôi trồng thủy sản) Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Khoa Thủy sản, Trường Đại học cần Thơ quyến sách đề cập khá chi tiết về các qui trình nuôi, mô hình nuôi Artemỉa bao gồm việc lựa chọn địa điếm nuôi, kỹ thuật xây dựng công trình, cách quản lý ao nuôi, kỹ thuật thu trứng bào xác, sinh khối cùng
kỹ thuật sơ chế trên ruộng muối Quyến sách cũng đề cập đến qui trình sản xuất sinh khối trên bể nuôi nhân tạo trong các trại giong thủy sản Ngoài ra, các thông tin về sử dụng Artemỉa trong nuôi trồng thủy sán cũng được đề cập, giúp cho việc chế biến và sử dụng sản phẩm Artemỉa được hiệu quả hơn Dựa vào các thông tin tống hợp được, quyển sách nhằm tới nhu cầu tham khảo của cản bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu cũng như phục vụ cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản Ngoài ra dãy cũng là một tài liệu tlĩiêt thực cho các cản bộ kỹ thuật, cản bộ khuyến ngư và người nuôi đế có thê ứng dụng các thành quả nghiên cứu ra sản xuất.
Các tác giả
Trang 11Chương I
TỔNG QUAN
1.1 Artemia là gì?
Artemỉa là tên Latin của một loài giáp xác nhỏ (Hình 1) chuyên sống ở
những vùng nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài %0 đến 250 %0 như ở ruộng muối) Trong tự nhiên người ta thấy có sự hiện diện của
quần thể Artemỉa ở những đầm, hồ nước mặn.
Artemỉa được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 khi chúng được
xác định là một loại thức ăn tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao cho việc ương nuôi các giống loài thủy sản như tôm cá, nhuyễn thể (Hình 2)
Hình 1: Artemia trưởng thành Hình 2: Nhu cầu sử dụng Artemla
(10-12 mm) trong sản xuâ't giông tôm cá
Ở Việt Nam Artemìa được du nhập từ đầu thập niên 80 dưới dạng trứng
bào xác để làm thức ăn cho tôm càng xanh Sau đó nguồn trứng này được sử dụng làm giống để nuôi thử nghiệm trong phòng và thả nuôi trên ruộng muối Vĩnh Châu, Bạc Liêu, Cam Ranh, Phan Thiết và hiện nay nó đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến kết hợp với nghề làm muối của diêm dân vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu
1.2 Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thủy sản
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng Artemỉa là nguồn
thức ăn tươi sống lý tưởng cho các loài ấu trùng cá và giáp xác (Seal,
Trang 121933 ; Gưos, 1937 ; Rollefsen, 1939 ; Sorgeloos, 1980a ; Lim và ctv., 2001) Theo Léger và ctv., 1986 chính nhờ khả năng tạo nên trứng nghỉ (hay còn gọi là trúng bào xác = cysts) mà Artemia trở thành sản
phẩm thích họp, là nguồn thức ăn rất tốt trong ương nuôi ẩu trùng tôm
cá Trứng nghỉ tồn tại quanh năm với khối lượng lớn ven bờ các vùng đầm, hồ nước mặn hoặc các vùng ruộng muối ở năm châu lục (Persoone và Sorgeloos, 1980) Sau khi thu hoạch và chế biến trứng nghỉ có thể được sử dụng bất cứ lúc nào theo yêu cầu bằng cách ấp nở
chúng trong nước biển, sau 24 giờ, ấu trùng Artemia mới nở có thể
dùng ngay làm thức ăn cho đa số ấu trùng các loài tôm cá Ngoài ra
Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành, được gọi là sinh khối, có
giá trị dinh dưỡng cao hơn Artemỉa mới nở từ trứng (Sorgeloos, 1980 ; Naessens ctv., 1997 ; Wouters ctv., 1999) và được sử dụng làm thức
ăn phố biến trong các trại giống, trại ương hoặc nuôi vỗ tôm cá bố mẹ
Artemia trưởng thành có giá trị dinh dưỡng rất cao (lóp vỏ giáp mỏng
hơn lpm), chiếm 60% lượng đạm và rất giàu amino acid tính trên
trọng lượng khô Thêm vào đó, Artemỉa còn chứa một lượng đáng kể
về vitamin, kích dục tố, sắc tố, (Sorgeloos và ctv., 1987) Người ta khám phá rằng sử dụng sinh khối Artemỉa trưởng thành có thể gây
phát dục cho tôm bố mẹ mà không cần cắt mắt (Sorgeloos, 1987 ; Tackaert và Sorgeloos, 1991) Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh
việc sử dụng Artemia sinh khối để nuôi vỗ tôm cá bố mẹ đã kích thích
sự thành thục của buồng trứng, gia tăng số lần đẻ và cải thiện chất
lượng ấu trùng (Browdy và ctv., 1989; Naessens và ctv., 1997; Wouter và ctv., 1999a theo trích dẫn của Wouter và ctv., 2001) Sinh khối Artemỉa còn được sử dụng để làm thành phần hoặc chất kích thích trong thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm cá (Léger và ctv., 1986)
Tuy nhiên, khá phổ biến là việc sử dụng hoàn toàn sinh khối đông
lạnh Artemia để thay thế cho ấu trùng Artemỉa mới nở trong sản xuất giống tôm he Marsupenaens japonicus (Guimares và De Hass, 1985 theo Léger và ctv., 1986), các tác giả này đã nêu lên rằng để sản xuẩt
một triệu con tôm he giống chỉ cần khoảng 1,8 kg bột sinh khối
Artemia.
1.3 Sản lượng, nhu cầu trứng bào xác Artemia và khả năng đáp
ứng trên thê giới
Vào đầu những năm 50 việc thương mại hóa trứng bào xác Artemia
chỉ bao gôm lượng trứng thu hoạch ở khu vực ruộng muối thuộc vùng San Francisco (SFB), tiểu bang California, Mỹ và khu vực hồ nước mặn Great Salt Lake (GSL), tiểu bang Utah, Mỹ Tuy nhiên đến
Trang 13những năm 80 lượng trứng bào xác Artemia tham gia thị trường gia
tăng nhờ sự khai thác mở rộng ra các thủy vực tự nhiên (Achentina,
Úc, Canada, Columbia, Pháp và Trung Quốc), hoặc các vùng ruộng muối (Brazil, Thái Lan, Việt Nam) Trải qua một thời gian dài, hơn 90% lượng trúng bào xác thu hoạch trên thế giới có nguồn gốc từ GSL
và phần còn lại (10%) góp phần từ Trang Quốc, Siberi, khu vực ruộng muối vùng San Francisco (Mỹ), vùng Vĩnh Châu-Bạc Liêu (Việt Nam), Colombia và vùng Đông - Bắc Brazil, từ Canada (Hồ Chaplin),
Úc (Vịnh Shark)
Năm 1997, khoảng 6.000 trại giống có nhu cầu tiêu thụ 1.500 tấn
trứng bào xác Artemỉa hàng năm Trong đó khoảng 80-85% tổng lượng trứng bào xác Artemia được sử dụng trong các trại sản xuất tôm
giống, phần còn lại được sử dụng cho các trại sản xuất giống cá biển ở Châu Âu, khu vực Đông Á và cung ứng cho thị trường cá kiểng
Dần liệu trong bảng 1 cho thấy sự biến động của lượng trứng nguyên liệu thu hoạch ở GSL trong thời gian từ 1988-1999 Vào năm 1999, hồ GSL sản xuất được khoảng 1.200 tấn thành phẩm (trọng lượng khô, quy theo tỉ lệ 3 khối lượng trứng nguyên liệu = 1 khối lượng trứng khô) trong khi ở hai mùa thu hoạch gần đây lượng trứng thu hoạch giảm đáng kể do ảnh hưởng của thời tiết thất thường (tác động của El Ninõ và La Ninã)
Bảng 1: Lượng trứng bào xác Artemỉa thu hoạch (tấn trứng
nguyên liệu) ở Great Salt Lake (GSL) (theo Lavens và Sorgeloos, 2000).
Mùa vụ Khối lượng thu hoạch (Tấn)
Trang 14Sự thiếu hụt trứng bào xác Artemia trên thị trường thế giới cùng với
khả năng không thể dự báo tình hình thu hoạch hàng năm ảnh hưởng đến sự ổn định trong khâu cung cấp thức ăn cho các trại giống thủy sản Tình hình này dẫn đến việc tìm kiếm các khu vực khác nhằm có
thể khai thác (Vanhaecke và ctv., 1987; Triantaphyllidis và ctv., 1998)
thêm dối tượng này Được biết các khu vực này có tiềm năng sản xuất
Artemia tưong đương với GSL Tuy nhiên, vẫn còn rất khó khăn đế có
thể ước lượng lượng trứng sản xuất được trong tương lai do các thông tin được ghi nhận vê các khu vực tiêm năng này vô cùng hạn chê Điều này nói lên khả năng sản xuất trúng bào xác không ổn định ở các địa điểm khai thác, do đỏ càng nhiều địa điểm có khả năng khai thác
sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro thiếu hụt trứng bào xác Artemia bởi
nhũng thay đổi về môi trường Thêm vào đó, khả năng sản xuất một lượng nhỏ trứng bào xác (1-20 tấn) với tỉ lệ nở cao sẽ được cung ứng
từ các vùng sản xuất muối truyền thống ở khắp thế giới (Lavens và Sorgeloos, 1998) Những vùng sản xuất trúng bào xác với quy mô nhỏ như thế này, mặc dù rất thành công về mặt kỹ thuật ở nhiều quốc gia Đông Nam Á và Mỹ Latinh (Sorgeloos, 1987), vẫn chưa được khẳng định sẽ góp phần một cách đáng kể vào nguồn cung cấp trứng bào xác trên thế giới (Lavens và Sorgeloos, 2000) vì nỏ chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng trứng sản xuất ra hàng năm trên thế giới
Việc sản xuất trứng bào xác Artemia ở những địa bàn mới rất khó dự
đoán, chẳng hạn như ở khu vực ruộng muối Brazil Sau những thành công ban đầu, sản lượng thu hoạch trứng bào xác bắt đầu bị tụt giảm
từ năm 1982 cho tới nay vẫn chưa được cải thiện Nguyên nhân chính được cho là do hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường ao nuôi giảm thấp kéo theo sự tụt giảm của sức sản xuất sơ cấp Tuy nhiên, cũng có
giả thiết cho rằng Artemia Brazil bị mất dần cơ chế đẻ trứng do quần thể Artemia đã thích nghi với điều kiện môi trường ổn định quanh năm
ở đây (Camara và Tackaert, 1992) Trong khi đó ở những nước khác như Thái Lan, Philippines, Việt Nam .mặc dù có những thành công nhất định nhưng việc ổn định qui trình sản xuất trên một quy mô lớn vẫn còn nhiều bất cập (người dân không được hướng dẫn qui trình nuôi một cách đầy đủ, thiếu kinh nghiệm hoặc với những đặc điểm địa hình khác nhau thì cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất ao nuôi), chưa kê việc cung ứng các dịch vụ cho nghê nuôi còn mang tính tự phát hoặc phong trào, bên cạnh đó việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng chưa được quan tâm đúng mức Tất cả các yếu tố trên chưa tạo được sự an tâm hoặc thuyết phục người dân đầu tư vào đối tượng mới này
Trang 151.4 Sự cần thiết của nghề nuôi Ártemia trong việc phát triển nuôi
trông thủy sản ở nưóc ta và những đóng gồp của nó vào sự cải thiện kinh tế xã hội của vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo kế hoạch của Bộ Thủy sản, đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi trông thủy sản nước ta sẽ phân đâu đạt trên 2.000.000 tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỉ USD Nhắm tới chỉ tiêu này diện tích nuôi thủy sản sẽ phải mở rộng tương ứng với tôm sú sẽ tăng lên 260.000 ha, cá biển 40.000 ha, cá lồng bè 40.000 ha và tôm càng xanh đạt 32.000 ha Cùng với việc gia tăng diện tích nuôi, nhu cầu con giống đáp ứng cho chỉ tiêu này cũng phải đạt tới mức 35 tỷ con tôm sú giống, trên 500 triệu con giống giáp xác, khoảng 400 triệu con giống
cá biển nước lợ (cá song, cá hồng, cá cam, cá vược, cá măng ), 3,5 tỷ con giống tôm càng xanh và 12 tỷ con giống cá khác (H Phương, 2004) Đe sản xuất 1 triệu giống PL15 tôm càng xanh thì cần khoảng
15kg trứng bào xác Artemia, tôm sú cần 4-5kg (sổ liệu Khoa Thủy
sản, ĐHCT) Trong khi đó để sản xuất giống các loài cá biển thì nhu cầu trứng dao động trong khoảng 200-500g để sản xuất 1.000 con cá giống fhttp://www.bohai-,4/ygffl/ư.com/application.html) Do vậy nhu cầu về thức ăn để sản xuất con giống ở nước ta là rất lớn và đặc biệt là
trúng bào xác Artemia có thể lên đến hàng trăm tấn mỗi năm, tỷ lệ
thuận với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản Chủ động sản
xuất trứng Artemia trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu các trại giống là
một vấn đề quan trọng bởi vì: (1) Tiết kiệm một lượng lớn ngoại tệ
cho đất nước (hiện tại giá nhập khẩu trứng bào xác Artemỉa dao động
30-150 USD/kg tùy theo chất lượng trứng), (2) Chủ động sản xuất vì không phụ thuộc vào trứng nhập khẩu từ nước ngoài (cung cầu khó dự đoán), (3) Chất lượng trứng sản xuất tại Vĩnh Châu-Bạc Liêu có chất
lượng dinh dưỡng tốt hơn, kích thước Artemia-nauplii nhỏ hơn so với
các loại trứng nhập khẩu khác Qua kết quả nghiên cứu và ứng dụng nhiều năm của Khoa Thủy sản Đại học cần Thơ trên địa bàn Vĩnh Châu, Bạc Liêu cho thấy hoàn toàn có khả năng tự sản xuất để đáp nhu cầu trong nước kể cả cho xuất khẩu (vào năm 2000, lượng trúng khô thu được trên toàn vùng ven biển này là gần 15 tấn) Mặt khác,
hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất Artemia rất đáng quan tâm khi
mang lại lợi nhuận cao gấp 4-5 lần so với nghề sản xuất muối truyền
thống Sau hơn mười năm triển khai ra sản xuất nghề nuôi Artemia đã
được nhân rộng ra hơn một ngàn hecta, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm hộ sản xuất muối khu vực ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu Hàng năm khu vực này có thể sản xuất từ 30-50 tấn trứng bào
Trang 16xác nguyên liệu (Hình 3) Trong tình hình sản xuất và tiêu thụ muối khó
khăn thì việc chuyển đổi đất sản xuất muối sang nuôi Artemia thu trứng
không những chỉ duy trì được công ăn việc làm cho người làm muối mà còn tăng thu nhập một cách đáng kể Ngoài ra, các mô hình sản xuât kêt
hợp Artemia- muối còn giúp duy trì nghề muối truyền thống nhưng lại tăng thu nhập nhờ sản phẩm trúng bào xác Artemia Thêm vào đó, sự hiện diện của Artemici trong qui trình làm muôi được cho là giúp cho
quá trình tạo muối ngắn hon, hạt muối trắng hon do chúng đã lọc sạch tảo, vi khuẩn trong nước mặn trước khi nước này được chuyển lên sân
kết tinh Chuyển đổi ruộng muối sang nuôi Artemìa không phá vỡ kết
cấu công trình sẵn cỏ (như chuyển sang nuôi cá, nuôi tôm và đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp vốn cần có mực nước sâu hon hoặc phải tôn cao bò) mà còn giúp điêu tiêt lượng muôi sản xuât (không sản xuât qúa mức và cân đối cung cầu) giúp cho lợi nhuận từ sản xuất muối cũng tăng lên (không có hiện tượng “trúng mùa - mất giá” thường xảy ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ỏ nước ta
Hình 3: Diện tích nuôi (ha), sản lượng (tấn trứng tươi) và năng suâ't (Kg/ha/vụ) trứng bào xác Artemia khu vực Vĩnh Châu - Bạc Liêu từ 1986 - 2004
(Dần liệu: Khoa Thủy sản, Đại học c ầ n Thơ)
1.5 Hiện trạng nghề sản xuất muối ở Đồng bằng sông Cửu Long
Các tỉnh Duyên Hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Bốn Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu) có nghề sản xuất muối truyền thống khoảng hon thế kỷ nay, hoạt động sản xuất muối tập trung chủ yếu trong mùa khô (từ tháng 11-5) và sản phẩm chính là muối thô hay còn gọi là muối nguyên liệu (muối trắng hoặc muối đen tùy theo phưong pháp sản xuất của diêm dân tìmg vùng) Qui trình sản xuất
Trang 17muối truyền thống chủ yếu theo phương thức bốc hơi nước biển để tăng độ mặn theo cách tự nhiên Bắt đầu mùa khô, tiến hành tháo cạn nước để phơi ao (ruộng) và tiến hành sửa chữa, cải tạo công trình (san phang đáy ao, gia cố bờ ao ) Sau khi chuẩn bị xong, nước biển tự nhiên được dẫn vào các đùn chứa theo các con nước triều qua cống Nước từ đùn chứa sẽ được đưa vào các ao, khu vực sân phơi cho bốc hơi (bằng ánh nắng mặt trời) để tăng độ mặn Khu vực bốc hơi thường được phân thành các khu sơ cấp, trung cấp, cao cấp theo độ mặn tăng dần từ 50-60 %0 đến 120-150 %0 và cuối cùng là 220-250 %0 trước khi dẫn vào sân phơi hay còn gọi là sân kết tinh để kết tinh muối Quá trình chuẩn bị nước mặn tùy thuộc điều kiện thời tiết và kỹ thuật làm đất, thông thường kéo dài khoảng 30-45 ngày trước khi kết tinh Nước mặn (nước ót) có độ mặn từ 250-280 %0 sau khi đưa vào sân sẽ kết tinh muối trong thời gian từ 10-25 ngày tùy theo thời tiết (Hình 4).
Hình 4: So' đồ săn xuất muối truyền thống ỏ' Sóc Trăng - Bạc Liêu
Trung bình mỗi ha có thể sản xuất 40-50 tấn muối nguyên liệu, khi thời tiết thuận lợi có thể đạt 65-70 tấn (Huỳnh Phước Lợi, 2005) trong suốt mùa khô (tháng 12-4) Sản phẩm làm ra thường dưới dạng muối thô, chất lượng không ổn định và lẫn nhiều tạp chất Gần đây đế nâng cao chất lượng muối nguyên liệu các Họp tác xã (HTX) làm muối địa phương đã đầu tư xây dựng sân kết tinh muối bằng xi măng (40m X
4m), ket quả muối sản xuất được trắng hơn, xốp hơn, năng suất tăng gần gấp đôi so với muối làm từ sân nền đất truyền thống (Dương Dũng Long và Nhật Hồ, 2004) Hiện tại mỗi năm Trà Vinh sản xuất khoang 10 450 tấn, Bạc Liêu 100.000 tấn, Ben Tre 45.000 tấn Muối sản xuất được tiêu thụ chủ yếu tại chỗ, để gia tăng giá trị bắt đầu từ
Trang 18năm 2005 việc xuất khẩu muối được quan tâm nhiều hơn và sản phẩm xuất bán cũng đa dạng hơn: muối i-ốt, muối xay chất lượng cao, muối tinh, muối tinh sấy i-ốt, muối tinh sấy chất lượng cao, muối tinh chế
và muối hạt nguyên liệu (Huy Tấn, 2005)
1.6 Khỏ khăn của nghề sản xuất muối truyền thống
Do kết cấu của nền đất tự nhiên và nguồn chất hữu cơ sẵn có trong nước biển tự nhiên nên muối sản xuất ở khu vực ĐBSCL thường có chất lượng không cao (hay còn gọi là muối đen do nhiễm tạp chất hoặc bùn đáy), do vậy muôi sản xuât ở khu vực này chủ yêu chỉ được
sử dụng cho muối cá, làm mắm, làm thức ăn gia súc (Dương Dũng Long và Nhật Hồ, 2004) nên giá tiêu thụ thường thâp (Bảng 2), trong khi giá sàn từ 200 đ/kg trở lên (Ngọc Hùng, 2005):
Bảng 2: Giá muối* nguyên liệu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long trong thòi gian 2004-2005
TT Giá bán (đ/kg) tại các vùng sản xuất muối
Muối
trắng
Muối đen
Muối đen
130 đến 150-180
180-200 120-130
180 đến 220-250
200-270
*Nguồn:
- Hữu Phúc, 2004 Giả muối đang tăng Bảo cần Thơ ngày 2/10/2004
- Hữu Phúc, 2005 Bạc Liêu: Muối đầu vụ vẫn giá thấp Báo cần Thơ ngày 23/2/2005
- Dương Dũng Long, Nhật Hồ, 2004 về đâu hạt muối đồng bằng Báo cần Thơ ngày 16/4/2004
- Nguyên Bả, 2004 Trà Vinh: Mỗi năm mất trên 50 ha diện tích đất làm muối Báo Cần Thơ ngày 31/5/2004
- Cao Dương, 2004 Đất muối Ben tre chuyển mình Báo cần Thơ ngày 14/12/2004
- Ngọc Hùng, 2005 Chung quanh việc tồn đọng gần 100,000 tấn muối nguyên liệu ở Bạc Liêu: Nghịch lý cung cầu Báo cần Thơ ngày 14/6/2005
Trang 19Đe sản xuất muối trắng thì cần đầu tư nhiều hơn về kỹ thuật và chi phí, lao động hoặc sử dụng sân kết tinh xi măng như đã nêu trên, tuy nhiên giá cả tiêu thụ giữa hai loại muối chênh lệch không đáng kể nên người dân vẫn sản xuất muối đen là chính (>65 %) (Ngọc Hùng, 2005) Cũng theo tác giả này do sản lượng cao nhưng khả năng tiêu thụ hạn chế đã làm cho giá muối liên tục giảm từ 550-650 đ/kg vào năm 2001 xuống còn thời giá như ngày hôm nay (Bảng 2) Tình hình này đã làm cuộc sống của người làm muối bấp bênh nên các địa phương như Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng một phần đất muối sang nuôi trồng thủy sản (Cao Dương, 2004; Dương Dũng Long và Nhật Hồ, 2004; Nguyễn Bá, 2004) và chủ yếu
là nuôi tôm sú Tuy nhiên để nuôi tôm sú và đặc biệt là nuôi tôm sú công nghiệp đòi hỏi chi phí đầu tư cao, phải có kỹ thuật và điều kiện môi trường thuận lợi, trong khi điều kiện thời tiết các năm gần đây không thuận lợi, tình hình dịch bệnh bùng phát đã làm cho người dân ngày thêm điêu đứng
1.7 Lịch sử nghiên cứu và hướng phát triển nghề nuôi Artemia ờ
Việt Nam
Sự du nhập của Artemia vào Việt Nam: Khỏi đẩu việc thả nuôi ở Nha Trang, Cam Ranh, Phan Thiết, Vĩnh Châu.
Artemia là loại thức ăn tươi sống không thể thiếu được trong khâu sản
xuất giống thủy sản nên mặc dù không hiện diện tự nhiên ở Việt Nam,
Artemỉa đã được nhiều đơn vị chuyên môn chú ý nghiên cứu và ứng
dụng như: Viện Nghiên cứu Biển Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản,
Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III, (Quỳnh và Lâm, 1987; Vũ Dũng
và Đào Văn Trí, 1990) Năm 1984, thông qua các chương trình họp tác quốc tế, Khoa Thủy sản Trường Đại học cần Thơ đã nhập nội và
nghiên cứu đối tượng Artemia San Francisco Bay (SFB, Mỹ) từ giữa
những năm 80 để phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và
Dự án Tôm Càng xanh lúc bấy giờ nói riêng Đen năm 1986 Trung tâm
Nghiên cứu Artemia được thành lập ở Khoa Thủy sản Trường Đại học
Cần Thơ dưới sự hỗ trợ của tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) Lúc này Trung tâm đã thực hiện nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học
cũng như qui trình nuôi Artemia thu trứng bào xác và thu sinh khôi trên
ruộng muối tại Bạc Liêu và Vĩnh Châu Đến năm 1989, qui trình nuôi
Artemỉa thu trứng bào xác dần dần ổn định và từng bước được chuyển
giao cho người dân làm muối ở khu vực các HTX làm muối Vĩnh Phước, Lai Hòa (Huyện Vĩnh Châu, tỉnh Plậu Giang cũ nay là tỉnh Sóc Trăng), và ở Nông Trường Đông Hải (Bạc Liêu) Chính nhờ hiệu quả
Trang 20của qui trình về lĩnh vực khoa học kỹ thuật (thành công trong sản xuất
ra trứng bào xác) mà qui trình còn góp phần thiết thực trong nâng cao thu nhập cho người làm muối nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép
thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát trìên Artemia-Tôm (1991) tại Trường Đại học cần Thơ Artemia sau đó được triển khai sản xuất đại
trà và Vĩnh Châu, Bạc Liêu trở thành hai vùng trọng điêm cung câp trứng bào xác có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước
(Nguyễn Văn Hòa và ctv., 1994; Nguyễn Thị Ngọc Anh và cív., 1997;
Nguyễn Văn Hòa, 2002), đồng thời góp phân cải thiện đáng kê cuộc sống của người làm muối Từ năm 1996 đến nay hoạt động nghiên cứu
Artemia được sự tài trợ của tổ chức VLIR (Bỉ) để tiếp tục hoàn thiện
qui trình nuôi, tăng năng suất, đồng thời cải thiện hoạt động khuyến ngư
để nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về qui trình nuôi cũng như hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất Artemia trên ruộng muối Sóc Trăng - Bạc Liêu Đen nay qui trình nuôi Artemia trên ruộng muối còn được chuyển
giao cho các địa bàn khác (Kiên Giang, Duyên Hải thành phố PIỒ Chí Minh, Vũng Tàu, Cam Ranh) và đều đạt kết quả rất khả quan
Hướng phát triển của nghề nuôi Artemia
Sản phấm thu hoạch' Việc nghiên cứu và phát triển nghề nuôi Artemia
ở Việt nam cho đến nay chủ yếu nhằm để gia tăng hiệu quả cho việc
thu hoạch trứng bào xác (cyst) Artemia Trong khi đó, những nghiên cứu về sinh khối Artemia (con non và con trưởng thành) mới chỉ được
quan tâm trong vài năm trở lại đây nhằm đa dạng hóa hơn các loại sản
phẩm từ Artemia, mặc dù sinh khối Artemia đã được nhiều nước sử
dụng làm thức ăn để ương nuôi tôm, cá, cua và các loài thủy sản khác không chỉ bởi vì giá trị dinh dưỡng tối ưu của chúng (60% đạm theo trọng lượng khô) mà còn bởi vì những lợi ích về năng lượng (thí dụ như khi cho ăn sinh khối thay thế ấu trùng nauplii mới nở, tôm cá cần rượt đuôi và ăn ít con mồi hơn trên một đơn vị thời gian để đáp ímg nhu cầu thức ăn của chúng), do đó chúng có thể sinh trưởng tốt hơn hoặc có một tốc độ phát triển nhanh hơn và hoặc là điều kiện sinh lý học được cải thiện như đã được chứng minh trong việc ương nuôi ấu trùng của tôm hùm, tôm biển, cá Mahi-mahi, cá bơn và cá chem
Đối với ấu trùng cá chẽm {Lcites calcarifer) việc sử dụng sinh khối
Artemia làm thức ăn trong trại giông và trại ương đã tiết kiệm được
lượng trúng Artemia lên tới 60% và do vậy giảm tổng chi phí về thức
ăn cho ấu trùng Trong giai đoạn đầu của ương nuôi ấu trùng tôm
hùm, Homarus spp., cho ăn sinh khối thay thế ấu trùng nauplii đã
chứng minh làm giảm sự ăn thịt lẫn nhau một cách đáng ke
Trang 21Ở Trung Quốc, hàng ngàn tấn sinh khối Artemia đã được thu góp từ
những ruộng muối ở Vịnh Bohai và được sử đụng trong những trại
giống địa phương và các trại nuôi thịt tôm thẻ Trung Quốc, Penueus
chinensis Nghề nuôi cá cảnh cũng cần một lượng sinh khối lớn Iĩiện
nay, hon 95% sinh khổi Artemia được bán ra cho lĩnh vực này ở dạng
đông lạnh Thái Lan và Singapore là hai nước sử dụng lượng sinh khối nhiều nhất cho nghề nuôi cá cảnh
Song song với qui trình nuôi Artemia thu trứng bào xác, Khoa Thủy
sản, Trường Đại học cần Thơ dã tiến hành nuôi thí nghiệm và sản
xuất thử sinh khối Arlemia trong ruộng muối Vĩnh Châu - Bạc Liêu,
năng suất dao động từ 2-4 tấn/ha/vụ (tươi sống) Lợi nhuận mang lại
từ nghề nuôi sinh khối rất hứa hẹn vì ngoài sinh khối ra (sản phẩm chính) người nuôi còn có thể thu được trímg bào xác và tỉ lệ này ước khoảng 30-50% năng suất so với mô hình nuôi chỉ thu trứng (Thảo,
1992; Brands và ctv., 1995; Anh và ctv., 1997).
Tuy nhiên cho đến nay qui trình nuôi sinh khối chưa được áp dụng đại
trà hay nghề nuôi sinh khối Artemia chưa được phát triển tại địa
phương cũng như phạm vi cả nước do còn tùy thuộc nhiều lý do: chưa
ổn định phương pháp quản lý ao và thu hoạch sinh khối để vẫn duy trì năng suất ao nuôi, chưa có phương pháp chế biến và cách sử dụng thích họp cho từng đối tượng nuôi (dưới dạng tươi sống, đông lạnh, sấy khô, chế biến ) và đặc biệt là vẫn chưa có dược thị trường tiêu thụ quy mô lớn hoặc thường xuyên
Mở rộng địa bàn: Nhu cầu trứng bào xác Artemia để cung ứng cho thị
trường trong nước và ngoài nước là rất lớn (xem mục 1.3), tuy nhiên hoạt động mở rộng địa bàn, đẩy mạnh công tác khuyến ngư cho các địa phương khác, đặc biệt là tại địa bàn các tỉnh ĐBSCL chưa được quan tâm đúng mức Với kết quả hoạt động khuyến ngư của ĐHCT trên lĩnh vực này cho thấy nếu có sự phối họp nhịp nhàng giữa các cấp
(Ilình 5) thì hiệu quả kinh tế mang lại cho nghê nuôi Artemia trên
ruộng muối sẽ rất hiệu quả vì không những hạn chế việc độc canh muối, lợi nhuận thấp và bấp bênh, mà còn giúp cho nông dân gia tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống
Trang 22Hình 5: Mô hình đề xuất phối họp hoạt động khuyến ngư có hiệu quả
cho nghề nuôi Artemia
Trang 23Chương II
SINH HỌC CỦA ARTEMIA
2.1 Vị trí phân loại và đặc điểm phân bố
Đặc điếm phân loại
Artemia thuộc nhóm giáp xác có hệ thống phân loại như sau:
Tên gọi Artemia salina Linnaeus 1758 không còn giá trị về mặt phân
loại vì các thí nghiệm lai chéo đã chỉ ra sự khác biệt giữa các quần thể
Anemia và sự ghi nhận các loài anh em theo các tên gọi khác nhau
Giữa các dòng Anemia lưỡng tính hoặc dị họp từ (quần thể bao gồm
con đực và con cái) có tất cả sáu loài anh em được mô tả như sau :
: Iran
Người ta tìm thấy nhiều quần thể Artemia trinh sản (quần thể chỉ có
con cái và không cỏ sự thụ tinh trong hoạt động sinh sản) ở châu Âu
và châu Á Các quần thể Artemia trinh sản có sự sai biệt lớn về di truyền nên khi gọi chung là Artemia trinh sản đã gây nên nhiều sự nhầm lẫn, do đó nếu chưa được xác định quần thể Artemia một cách chính xác các nhà khoa học đề nghị chỉ nên gọi chung ỉầArtemia.
Trang 24Phân hố của Artemia trên thế giới
Hình 6: Bản đồ phân bố Artemia trên th ế giới
Sự phân bố của Anemia được chia làm hai nhóm:
Những loài thuộc về Cựu thế giới (Oíd World) là những loài bản địa đã tồn tại từ rất lâu trong các hồ, vịnh tự nhiên
Những loài thuộc về Tân thế giới (New World) là những loài mới xuất hiện ở những vùng trước đây không có sự hiện diện
của Anemia Sự có mặt của chúng do người, chim hoặc là gió tạo ra mà tiêu biêu là loài Anemia franciscana (đại diện cho loài Anemia ở Tân thế giới) đã được sử dụng rộng rãi đế thá
nuôi ở nhiều ruộng muối trên khắp các lục địa
2.2 Đặc điểm môi trường sống
Mặc dù Anemia có thế sinh sống tốt ở nước biển tự nhiên (độ muối
35 %o) nhưng chúng không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác qua đường biển vì với tập tính bơi lội chậm chạp, thậm chí một số loài hoặc trong giai đoạn phát triển cúa chúng (do ảnh hưởng của môi trường) có màu sắc sặc sỡ nên dễ làm mồi cho kẻ thù Sự tồn tại của
Anemia trong môi trường tự nhiên lệ thuộc vào khả năng thích nghi
vê sinh lý với độ mặn cao đê tránh địch hại (cá, tôm ) và cạnh tranh với các sinh vật ăn lọc khác Sự thích nghi về sinh lý của chúng với độ mặn cao theo một cơ chế bao gồm:
Trang 25• Hệ thống điều hòa thẩm thấu rất tốt.
• Khả năng tổng hợp các sắc tố hô hấp cao nhằm thích ứng với tình trạng oxy thấp ở nơi có độ mặn cao
• Khả năng sản xuất trứng bào xác khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi
Vì thế Artemia chỉ có thể tìm thấy ở những nơi mà vật dữ không thể xuất
hiện (cao hơn 70%o) (Hình 7) Ở độ mặn bão hòa (250%o hoặc cao hơn)
Artemia chêt đông loạt do môi trường vượt ngưỡng chịu đựng (trở nên
gây độc) và việc trao đổi chất cực kỳ khó khăn
Hình 7: Lược đồ sự phát triển của quần thể Artemia trên ruộng muôi
(theo Sorgeloos và ctv., 1996)
Các dòng Artemia khác nhau thích nghi rộng với sự biến đổi môi
trường khác nhau đặc biệt là nhiệt độ (6-35°C), độ muối (độ mặn của nước) và thành phần ion của môi trường sống Ớ các thủy vực nước mặn với muối NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên các sinh cảnh
Artemia ven biến và các sinh cảnh nước mặn khác nằm sâu trong đất
liền, chẳng hạn hồ Great Salt Lake (GSL) ở Utah, Mỹ Các sinh cảnh
Artemia khác không có nguồn gốc từ biển nằm sâu trong lục địa có
thành phần ion khác rất nhiều so với nước biển: Vực nước sulphate (Chaplin lake, Saskatchewan, Canada), vực nước carbonate (hồ Mono Lake, California, Mỹ), và các vực nước giàu lân (rất nhiều hồ ở Nebraska, Mỹ)
Trang 26Artemia được nuôi rộng rãi ở Việt Nam thuộc dòng Artemia franciscana, mặc dù có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco Bay, USA)
nhưng sau thời gian thích nghi dòng này gần như đã trở thành dòng bản địa của Việt Nam và chúng có nhiêu đặc diêm khác xa so với tô tiên chúng đặc biệt là khả năng chịu nóng Hiện tại chúng có thể phát triển tốt trong điều kiện:
- Độ mặn: 80-120%o
- Nhiệt độ: 22-35°C
- Oxy hòa tan: không thấp hon 2 mg/1
- PII từ trung tính đến kiềm (7.0-9.0)
Bủng 3: Tóm tắt các yếu tố môi trường trong các hệ thống sản
xuất trứng bào xác Artemia ở Vĩnh Châu và Bạc Liêu
ngày
tốt 3-4 ngày
bình 7 giờ (°C)
0,8 Nhiêt đô 14 giò'
3,25 ± 0,87
1,44
Trang 27Oxy hòa tan trung
bình lúc 17 giờ
(ppm)
4,69 ± 1,55
0,51 Giao động Oxy
hòa tan giữa 7 giờ
vụ (thời gian nuôi, chu kỳ nuôi trong năm )
2.3 Chu kỳ sống của Artemia
Ngoài tự nhiên, vào thời điểm trong năm khi điều kiện sống không
còn thích hợp, Artemia đẻ trứng bào xác (trứng nghỉ) và trứng sẽ nổi
trên mặt nước (Hỉnh 7), sau đó được sóng gió thổi dạt vào bờ Các trúng nghỉ này ngưng hoạt động trao đổi chất và ngưng phát triển khi
ở tình trạng được giữ khô Nếu cho vào nước biển hoặc khi diều kiện
tự nhiên thuận lợi (nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều độ mặn giảm ), trứng bào xác có hình cầu lõm sẽ hút nước, phồng to Lúc này, bên trong trứng, sự trao đổi chất bắt đầu Sau khoảng 20 giờ, màng nở bên ngoài nứt ra (breaking) và phôi xuất hiện (Hình 8, 9)
Trang 28Hình 8: Trứng bào xác Artemia tập trung ở một gốc hồ GSL (Mỹ)
PHỔI XUẤT HIỆN
* NHƯNG CÒN NẰM TRONG MÀNG NỞ
ẤU TRÙNG MỚI NỞ (CÒN NOÃN HOÀNG)
CON CÁI MANG TRỨNG BÀO XÁC
HOẶC ẤU TRÙNG
TRỨNG BÀO XÁC
Hình 9a: Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv., 1980)
Trang 29Phôi được màng nở bao quanh Trong khi phôi đang treo bên dưới vỏ trímg (giai đoạn dù = umbrella) sự phát triển của ấu trùng được tiếp tục và tiếp tục một thời gian ngắn sau đó màng nở bị phá vỡ (giai đoạn
Ẩu trùng mới nở (instar I, có chiều dài 400-500 /xm) có màu vàng cam, có một mắt nauplii (ấu thể) màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ (anten I có chức năng cảm giác, anten II có chức năng bơi lội và lọc thức ăn và bộ phận hàm dưới để nhận thức ăn) Mặt bụng ấu trùng được bao phủ bằng mảnh môi trên lớn (để nhận thức ăn: chuyển các hạt từ tơ lọc thức ăn vào miệng) Ãu trùng giai đoạn I không tiêu hóa được thức ăn, vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh Lúc này, chúng sống dựa vào noãn hoàng.
Sau khoảng 8 giờ từ lúc nở, ấu trùng lột xác trở thành ấu trùng giai đoạn II (instar II) Lúc này, chúng có thể lọc và tiêu hóa các hạt thức
ăn cỡ nhỏ (tế bào tảo, vi khuẩn, chất vấn hữu cơ) có kích thước từ 1 đến 50 /xm (1/1000 mm) nhờ vào đôi anten II vì lúc này bộ máy tiêu hóa đã bắt đầu hoạt động Ãu trùng tăng trưởng và trải qua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởng thành Các đôi phụ bộ xuất hiện ở vùng ngực và dần dần biến thành chân ngực Mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt.
Artemia
trưởng thành
Nauplii 100-300 con mỗi 4-5 ngày trong vài tháng Trứng bào
Hình 9b: Chu trình sông của Artemia trên ruộng muôi
(theo Sorgeloos và ctv., 1980)
Trang 30Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hình thái và chuyên hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể bắt đầu: Anten m ất chức năng vận chuyển và trải qua sự biệt hóa vê giới tính, ơ con đực anten của chúng phát triển thành càng bám, trong khi đó anten của con cái bị thoái hóa thành phần phụ cảm giác (râu cảm giác) Các chân ngực bây giờ được biệt hóa thành ba bộ phận chức năng: Các đôt chân chính, các nhánh chân trong (vận chuyến và lọc thức ăn) và nhánh chân ngoài dạng màng (mang).
Artemia trưởng thành (dài khoảng 10-12 mm) có cơ thể kéo dài với hai mắt kép, ống tiêu hóa thẳng, râu cảm giác và 11 đôi chân ngực Con đực có đôi gai giao cấu ở phần sau của vùng ngực (vị trí sau đôi chân ngực thứ 11) (Hình 10) Con cái rất dễ nhận dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi chân ngực thử 11 (Hình 11).
Hình 10: Artemia trưởng thành
(con đực với 1: càng bám; 2: râu cảm
giác; 3: mắt kép)
khoảng 40-60 ngày tùy thuộc điêu kiện môi trường nuôi (nhiệt độ, độ
nêu trong ao nuôi không bị địch hại (tôm, cá, copepode ) tấn công
và vẫn được cung cấp đầy đủ thức ăn.
2.4 Đặc diêm dinh dưỡng
Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa, chúng sử dụng m ùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50/rm Các
Hình 11: Artemia trưởng thành (con cái với túi â'p)
Trang 31sinh cảnh tự nhiên có hiện diện Artemia cho thấy sự có mặt của chuỗi
hiện diện ở nồng độ muối cao mà ở nồng độ muối này hiếm gặp các loài tôm, cá dữ và các động vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn và nồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởng đến mật độ của quần thể Artemia hoặc ngay cả đến sự vắng mặt tạm thời của chúng.
phổi hợp phân chuồng (chủ yếu là phân gà) kết hợp với phân vô cơ
tiếp (ngoài ao bón phân) trước khi cấp nước “màu” (nước tảo) vào trong
ao nuôi Phân gà khi được bón trực tiếp vào ao nuôi, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng kích thích tảo phát triển, phân còn là nguồn thức ăn trực
ngày thiếu hụt, nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nành hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp khác dế duy trì quần thể Artemia.
2.5 Đặc điêm sinh sản
tính, khi trưởng thành con đực
dùng đôi càng ôm phần bụng của
con cái gọi là “hiện tượng bắt
cặp” (Hình 12) để thụ tinh cho
hoạt động sinh sản và hiện tượng
này thường kéo dài suốt vòng đời
của chúng Quá trình giao cấu
diễn ra khi bơi lội trong tư thế bắt
cặp, con đực sẽ cong mình và
dùng một trong hai gai sinh dục
chuyển sản phẩm sinh dục vào
buồng trứng của con cái và trứng
sẽ được thu tinh.
Trứng phát triển trong hai buồng trứng dạng ống ở phần bụng Khi chín, trứng có dạng hình cầu và di chuyển qua hai ống dẫn để vào tử cung Thông thường trúng thụ tinh phát triển thành âu trùng bơi lội tự
do (phương thức đẻ con = ovoviviparous) và được con mẹ sinh ra ngoài môi trường Trong điều kiện bất lợi, các phôi chỉ phát triển đến giai đoạn phôi vị (gastrula), lúc này chúng sẽ được bao bọc băng một lớp vỏ dày (được tiết ra từ tuyến vỏ trong tử cung) biến thành trứng
Trang 32nghỉ hay còn gọi là trứng “tiềm sinh” (diapause) và được con cái phóng thích ra ngoài (oviparous).
Anemia trưởng thành trong vòng 2 đến 3 tuần và tham gia sinh sản với
sức sinh sản tối đa 300 ấu thể hoặc trứng bào xác trong vòng 4 ngày.Trong vòng đời con cái có thể tham gia cả hai phương thức sinh sản (đẻ con hoặc đẻ trứng) và trung bình mỗi con đẻ khoảng 1500-2500 phôi
2.6 Sự thích nghi của Artemia trong quá trình di nhập
Sự khác biệt trong quả trình di nhập
Anemia franciscana (SFB) được biết đến là một loài có khả năng sống
trong môi trường rộng muối và rộng nhiệt (Browne và Wanigasekera, 2000) Có lẽ vậy nên đây là loài đã được di nhập thành công ở nhiêu vùng địa lý khác nhau, hoạt động di nhập được ghi nhận ở châu Á, châu Phi và châu Âu (Browne và Wanigasekera, 2000) và khu vực Trung, Nam Mỹ (Camara và Rocha, 1987) Nhiều tác giả (Wear và
Haslett, 1986; Browne và ctv., 1991) đã công bố rằng Anemia SFB có
khả năng thích ứng với nhiệt độ trong phạm vi rộng so với các loài
Anemia khác Tuy nhiên, phản ứng ban đầu của loài di nhập với điều
kiện sinh cảnh mới, đặc biệt là ở nhiệt độ cao là sự hao hụt lớn cho thấy chúng cũng có một giới hạn nhiệt độ nhất định, chẳng hạn tỉ lệ
sống ban đầu của Anemia SFB rất thấp khi cấy thả ở Philippines (De Los Santos và ctv., 1980), Thái Lan (Vos và Tansutapanit, 1979) trong điêu kiện nhiệt độ môi trường nuôi khá cao (> 35°C) Rõ ràng Anemia
SFB rất khó tồn tại trong điều kiện nhiệt độ cao như thế, nhất là ở các nước nhiệt đới Tuy nhiên, đã có dẫn chứng cho thấy sau giai đoạn
hao hụt ban đâu, các thê hệ con cháu của Anemia SFB có khả năng
thích ứng với nhiệt độ cao so với thế hệ bố mẹ, và thực tế cho thấy tại địa điểm di nhập các thế hệ càng về sau càng có khả năng chịu đựng
nhiệt độ cao hơn (Vos và Tansutapanit, 1979; Vanhaecke và ctv., 1984; Clegg và ctv., 2000) Các cá thể Anemia SFB tồn tại có khả
năng thích ứng với nhiệt độ cao (Browne và Wanigasekera, 2000) và
khả năng này đã giúp cho dòng Anemia SFB sinh sôi trên địa bàn mới
(Futuyma, 1986) Khả năng thích ứng này ngày một cao hơn ở thế hệ con cháu cho đên khi khả năng thích ứng với môi trường mới hoàn toàn được hình thành
Trong suốt thời gian từ 1996 - 1998 dòng SFB từ Mỹ đã được Khoa Thủy sản, Đại học Cân Thơ nghiên cứu nuôi thả tại Vĩnh Châu ở các điều kiện độ mặn khác nhau (80-120 %o) và nhiệt độ khác nhau (theo
Trang 33thời vụ và theo mực nước khác nhau) và kết quả cho thấy Artemỉa
SFB sản xuât nhiêu trứng bào xác ở 120 %0 so vói 80 %0, trong khi đó
ở dòng Artemia Vĩnh Chân (VC, các thế hệ con cháu của dòng
Artemia SFB đã được cấy thả tại Vĩnh Châu từ 1986 và được xem như
dòng thích nghi) thì khả năng sản xuất trứng bào xác cao và ổn định ở
độ mặn dao động quanh 80 % 0
Điều này có thể do:
- Artemia SFB rộng muối hon với Artemia v c và do vậy việc điều
khiển khả năng đẻ trứng bào xác của SFB còn tùy thuộc yếu tố nào khác ngoài yếu tố độ mặn,
- Khả năng đẻ trứng bào xác của Aríemia SFB thấp có lẽ còn do số
lượng con cái mang trứng bào xác thấp (do tỉ lệ sống thấp) so với
quần thể Artemia v c trong cùng điều kiện Ở thí nghiệm về tác động của nhiệt độ, khả năng sản xuất trứng bào xác của Artemỉa v c
hoàn toàn cao hơn so với SFB mặc dù năng suất của cả hai dòng đều giảm đáng kể do nhiệt độ tăng cao Mặt khác cho thấy dòng SFB dù chưa từng hiện diện tại Vĩnh Châu nhưng cho thấy chúng
có khả năng tồn tại và sinh sản (dù ít) ngay cả đối với thế hệ cẩy thả đầu tiên
Ilình 13: Tỉ lệ sống của các dòng Artemia (SFB và VC) ỏ'
nhiệt độ 38°c theo thòi gian tiếp xúc
Trang 34Nghiên cứu sự thích nghi còn được thực hiện trên trứng bào xác và con trưởng thành thông qua đo đạc hàm lượng protein gây sôc (Clegg
và ctv., 2000) khi chúng được nuôi thả trong điều kiện nhiệt
độ cao (Hình 13) Qua đó cho thấy con trưởng thành Artemia có
nguồn goc từ trúng bào xác Vĩnh Châu có khả năng chịu đựng nhiệt
độ cao hon với con trưởng thành từ dòng gôc SFB
Khi nâng nhiệt độ môi trường lên 38°c thì thời gian để 50 % quần thế
chết do nóng ở dòng Artemia v c khoảng 60’ trong khi dòng Artemia
SFB chỉ có thê chịu đụng trong thời gian khoảng 35’ Thê hệ con trưởng thành đầu tiên từ nguồn trứng v c cho thấy khả năng chịu nhiệt của chúng cao hon dòng SFB Sự khác biệt này còn thể hiện trên thế
hệ thứ hai khi cùng được nuôi thả trong cùng điều kiện, điều này cho
thấy sự chịu đụng nhiệt độ cao của Artemia v c có thể liên quan đên
yếu tố di truyền, bắt nguồn từ cá thể mẹ và trúng bào xác đã sản xuất tại Vĩnh Châu (Việt Nam), sau đó lưu giữ vào chất liệu di truyền trong quá trình phát triển của trứng bào xác Tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt về protein chịu nhiệt Hp70 (Heatshock Protein) giữa
Artemia v c và Artemia SFB nên Clegg và ctv (2000) cho rằng có thế
do yếu tố nào khác tác động lên sự khác biệt này
S ự thay đối trên allozyme và ti thể
Nghiên cứu phản ứng của dòng Artemia v c và các thế hệ tiếp theo của Anemia SFB (được ký hiệu là Y l, Y2, Y3 để chỉ thế hệ con cháu năm thứ 1, năm thứ 2, và năm thứ 3 của Artemia SFB sản xuất tại
Vĩnh Châu) ở điều kiện Vĩnh Châu so với thế hệ SFB (nguồn gốc tại Mỹ) được giả định có sự liên quan đến yếu tố di truyền Kết quả cho thây 1) Không có sự sụt giảm rõ ràng vê tính đa dạng của bộ gen của các mâu (thê hệ) nghiên cứu Qua các thế hệ tiếp nối nhau có sự giảm đột ngột về tính dị hợp tử, nhưng sau đó bộ gen dần dần khôi phục tình trạng ban đâu tưong tự với bộ gen của SFB gốc 2) Có sự khác biệt rõ ràng vê di truyên ở các mâu nghiên cứu khi nuôi cùng độ muôi nhung nhiệt độ khác nhau và giữa các mẫu nuôi ở các độ muối khác nhau nhưng có cùng nhiệt độ Rõ ràng, cả hai nhân tố độ muối và nhiệt độ môi trường nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự
khác biệt vê di truyền giữa các dòng của Artemia 3) Ngược với
allozyme, sự thay đôi về ti thể thể hiện rất rõ ràng sự giảm tính đa
dạng của bộ gen của quần thể Artemia v c và quần thể Artemia v c
chỉ ra ở mức thâp nhât sự đa dạng ở kiểu đon bội và số lượng thấp nhất ở kiểu đon bội so với các mẫu khác
Trang 35Hiện tại nghiên cứu về quá trình chọn lọc và thích nghi của Artemia
SFB tại Vĩnh Châu đang được Khoa Thủy sản, Đại học cần Thơ tập trung về các vấn đề: 1) Thành phần các acid béo; 2) Phổ protein điện
di và 3) Nghiên cứu sự sai biệt của các loại protein chịu nhiệt Hp70 (Heatshock protein), Hp26 và artemin trên cá thể và trên sản phẩm sinh sản (trứng bào xác hoặc nauplii) Kết quả ban đầu cho thấy khi so sánh các loại acid béo SFA (saturated fatty acids), MUFA (mono- unsaturated fatty acids) và HUFA (highly unsaturated fatty acids) Ở các mâu (nuôi ngoài ao) thì cho thấy không có sự sai biệt đáng kể giữa
Artemia v c và Anemia SFB, mặc dù SFA và MUFA ở Artemia v c
cao hơn Artemia SFB trong khi hàm lượng HUFA tương đương nhau
Tuy nhiên các sự khác biệt trên không sai biệt về mặt thống kê
Hình 14: Phổ điện di protein quần thể Artemia v c và Artemia
SFB Giếng 1-5; Giếng 6-9: SFB
Nghiên cứu về các phổ protein điện di giữa Artemia v c và Artemia
SFB (Hình 14) cho thấy cũng có sự sai biệt và sự sai biệt này còn thể
hiện trên các thế hệ nối tiếp của Artemia SFB khi được sản sinh tại
Vĩnh Châu (bao gồm Y l, Y2 ), trong khi đó nghiên cứu về các protein
giúp Artemia chịu đựng nhiệt độ cao đang được tiên hành cùng với
phòng thí nghiệm Hải sản tại Bodega, Đại học California (Mỹ) và kêt
quả ban đầu như đã nêu trên (Clegg và ctv., 2000).
Dựa vào phổ protein điện di quần thể Artemia, cho thấy rằng sự hiện diện băng protein ờ Artemia v c (giêng 1-5) vầArtemia SFB (giêng 6- 9) đa số đều giống nhau (băng 1,4,5,6,7) Tuy nhiên, chúng cũng có sự khác biệt rất rõ ở các băng 2 (74.9 kDa) và 3 (64.3 kDa) theo trọng
Trang 36lượng phân tử (Bảng 4) Còn ở băng số 8 chỉ phát hiện trên Artemia
SFB với trọng lượng phân tử là 20.2 kDa và không hiện diện trên Artemia v c (Bảng 4)
Bủng 4: So sánh sự xuất hiện băng protein giữa Artemia v c và SFB
KiloDaltons*: trọng lượng phân tử protein
Từ phổ điện di protein quần thể Artemia v c và Artemia SFB, ta có
biểu đồ phân nhóm sau (Hình 15)
Qua biểu đồ ta thấy sự phân bố của Artemia v c (giếng 1-5) và
Artemia SFB (giêng 6-9) ở hai nhánh khác nhau chứng tỏ có sự khác
nhau giữa hai quần thể Artemia v c và Anemia SFB Điều này có thể
do hoạt động chọn lọc tự nhiên hoặc có thể có sự xuất hiện đột biến
trên Artemia v c nhưng chưa được biết đến khi chúng được nuôi thả
từ dòng gôc Artemia SFB (Mỹ) ban đầu tại Vĩnh Châu.
Kết quả nghiên cứu tưong tự nhưng được thực hiện trên trứng bào xác
(Hình 16) cho thây có sự phân ly giữa Artemia SFB và các thế hệ kế
tiêp (khi được sản xuất tại Vĩnh Châu)
Tóm lại, tuy chưa rõ ràng nhưng sau khi dòng gốc {Artemia SFB, Mỹ)
được nuôi thả ở môi trường mới (Vĩnh Châu, Bạc Liêu, Việt Nam) các
cá thê tôn tại đã sản sinh ra các thế hệ liên tiếp và các thế hệ này biểu hiện nhũng khác biệt đáng ghi nhận so với thế hệ ban đầu Khác biệt cơ bản vê nhiệt độ cùng các sự sai biệt khác (yếu tố thủy lý hóa, yếu tố dinh dưỡng ) có thê là nguyên nhân dẫn đến các khác biệt về sự thích nghi mà bản chât của quá trình này được ghi nhận qua những biểu hiện ban đâu trên: Ihành phân các loại acid béo, phố protein điện di protein chịu nhiệt giữa dòng gôc và dòng thích nghi Hiểu rõ bản chất của quá
Trang 37trình này sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác di giống, thuần hóa hoặc
kê cá lai tạo dòng mới ngoài khả năng thích ứng điêu kiện môi trường
bản địa mà còn giúp gia tăng sản lượng Artemia góp phần ổn định hoạt
động nuôi trông thủy sản, nhất là ở các nước đang phát triển và đặc biệt
là những nơi không có sự hiện diện tự nhiên của Artemia.
Lane 9 Lane 8 Lane 7 Lane 6 Lane 5 Lane 4 Lane 3 Lane 2 Lane 1
Hình 15: Biểu đồ phân nhóm quần thể VC-SFB
Giếng 1-5: Artemia v c Giếng 6-9: Artemia SFB
Lane 10 Lane 9 Lane 8 Lane 7 Lane 6 Lane 5 Lane 4 Lane 3 Lane 2 Lane 1
Y4
Y3 Y2
Y1 SFB
Hình 16: Phổ điện di của trứng bào xác Artemia thể hiện sự sai biệt giữa SFB và các th ế hệ tiếp theo Giếng 1-2: SFB1258,3-4: Yl; 5-6: Y2,
7-8: Y3, 9-10: Y4
Trang 38Chương III
KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Ruộng muối Vĩnh Châu
Vị trí địa lý: Vĩnh Châu là huyện đồng bằng ven biển phía Nam của
tinh Sóc Trăng, ở vị trí cửa sông Mỹ Thanh tiêp giáp Biên Đông nên
có vi trí hết sức quan trọng về kinh tế, quốc phòng cũng như về môi trường sinh thái trong tỉnh Tọa độ địa lý 9°22” đến 9°24” vĩ độ Băc, 106°05” đến 106°42” kinh độ Đông Phía Đông và phía Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và huyện Long Phú, tinh Sóc Trăng
Khí hậu: Vĩnh Châu chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa và chia làm hai
mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12-4; mùa mưa từ tháng 5-11 (theo tài liệu khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng)
- Nhiệt độ trung bình năm: 26,08°c (cao nhất trung bình năm 28°c (tháng 4), thấp nhất trung bình năm 25,2°c (tháng 12-1), cao tuyệt đối 37,8°c, thấp nhất tuyệt đối 16,2°c, tổng nhiệt 9.799°C)
- Độ bốc hơi: Bình quân năm 1898 mm, cao nhất 315,6 mm (tháng4), thấp nhất 59 mm (tháng 10)
- Độ ấm tương đối trung bình năm 84 %, cao nhất 89% và thấp nhất 77% (tháng 3)
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 1846 mm, mùa khô 131
mm (1% tông lượng mưa năm), mùa mưa (tháng 55-11) 1465
mm (92.9 % tống lượng mưa), số ngày mưa bình quân trong năm là 115 ngày
- Gió: Thay đổi theo hai mùa rõ rệt Gió Đông-Bắc từ tháng 12-4;gió Tây-Nam từ tháng 5-11 Tôc độ gió trung bình 2,3 m/s Mỗi năm trung bình có 30-60 cơn giông
- Chiếu sáng: số giờ chiếu sáng 7 giờ 40 phút/ngày, nắng ấm quanh năm đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp ở khu vực cây nhiều tầng; độ dài ngày trung bình 10 giờ/ngày
Trang 39Chế độ thủy văn: Chế độ triều chủ yếu là bán nhật triều không đều,
hướng xâm nhập triều từ cửa sông Mỹ Thanh với biên độ triều tương đôi ôn định, bình quân 3 m và biên độ triều cực đại 3,5 m
Đất đaỉ-thố nhưỡng: Ruộng muối thuộc khu đất ngập mặn ven biển,
diện tích 5.320 ha, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng địa hình trũng ven biên thuộc xã Vĩnh Tân, Vĩnh Phước, thị trấn Vĩnh Châu Đất ngập nước biển quanh năm, thành phần cơ giới thịt nặng, có một ít thành phân cát, hàm lượng clor 0,3%, pH: 4,5-6 Đất khu vực này dùng để trồng đước, mắm, để sản xuất muối hoặc sử dụng cho nuôi trồng thủy sản
3.1.2 Dặc điểm tự nhiên ruộng muối Bạc Liêu
Ruộng muối Bạc Liêu (Hình 17) Nằm trong nhóm đất mặn (saline soil) bao gồm 95.698 ha phân bố tập trung ở các xã ven biển vùng nam Quốc Lộ 1A, chạy dài từ Bạc Liêu, Vĩnh Lợi, Giá Rai và kéo dài đến phần huyện Phước Long, ngoại trừ đất mặn được trồng sú, vẹt, và đước ở ven biển còn lại là đất mặn ít và trung bình với địa hình tương đối cao, thành phần cơ giới nặng (sét nhiều trên 50%) Đất mặn nặng vào mùa khô có diện tích 12.745 ha, phân bô ở Bạc Liêu, Vĩnh Lợi, Giá Rai, đất mặn trung bình mùa khô có diện tích 5.476 ha, phân bố chủ yếu ở Vĩnh Lợi và Giá Rai
- Nhiệt độ: Trung bình hàng năm của Bạc Liêu đạt 26°c, tổng nhiệt
lượng hàng năm đạt 9.500°c Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, khoảng 0,5-2°C Tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ
Trang 40cao nhất trong năm từ 27,5-28,l°c Tháng 12 đến tháng 2 năm sau
là thời gian nhiệt độ trong năm xuông thâp nhât và trung bình 24,3°c Nhiệt độ cao tuyệt đối: 36°C; thấp tuyệt đối: 18,8°c
- Chế độ mưa: Mùa mưa trùng với gió mùa Tây và gió Tây-Nam
(tháng 5-11), mùa khô trùng với gió mùa Đông và giỏ Đông-Băc (tháng 12-4) Trong các tháng mùa mưa lượng mưa chiêm khoảng 88% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 8,
9, 10 Trong một năm có khoảng 170-200 ngày mưa Tông lượng mưa cao nhất tuyệt đối: 2.654,1 mm; thấp nhất tuyệt đối: 1.477,6mm Trung bình 1822,9 mm/năm Hai đỉnh mưa chính là vào tháng 7 và tháng 10 Tháng 7-8 có thời gian hạn hán 1-2 tuân gọi là hạn “Bà Chằn” Trong mùa khô thì hầu như không mưa, suốt mùa khô trung bình chỉ mưa khoảng 7-15 ngày với tống lượng mưa 60-150 mm (12% tổng lượng mưa cả năm) và chỉ tập trung vào các tháng cuối và đầu mùa khô
- Độ ẩm: Trong các tháng mùa khô (tháng 11-4) độ ẩm tưcrng đối
của không khí thấp hơn 80% Mùa mưa (tháng 5-11) độ ẩm tương đối trung bình của không khí cao hơn 85% Tháng 2 là tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm, độ ẩm không khí xuống còn 61% (1988) Độ ẩm không khí trung bình là 82-87%
- Độ bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân cả năm 1.241mm và lượng
bốc hơi trung bình ngày là 3,4mm Lượng bốc hơi cao tuyệt đối
là 1 l,lmm/ngày; thấp tuyệt đối 0,2 mm/ngày
- Gió: Bạc Liêu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mùa khô (tháng 11 -4) tương ứng với hướng gió chính gió mùa Đông-Bắc với tần suất từ 50-60% vào giữa mùa khô, kế đến gió Đông với tần suất 20-30% Mùa mưa (tháng 5-11) tương ứng với hướng gió chính hướng Tây-Tây Nam; từ tháng 6 đến tháng 9, hai hướng gió này chiếm ưu thế tuyệt đối về tần suất từ 60-70% Tốc độ trung bình của gió là 7,6 m/s; cường độ của gió là cấp 1,
2 ít khi có gió cấp 4, 5
- Bão: Đồng bằng Nam bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng rất ít
gặp bão Thời kỳ bão hoạt động ở vùng biển Nam bộ rất muộn, chủ yêu là tháng 11 và tháng 12 Bão có sức gió yêu và ít gây mưa dữ dội như nhiều nơi khác, nhưng kèm nước dâng cao Riêng cơn bão Sô 5 ngày 2/11/1997 đổ bộ vào các tỉnh Nam bộ (hàng trăm năm mới xảy ra) thì bão có cường độ mạnh cấp 9-10
và giật trên câp 10, đã làm thiệt hại nặng nê vê người và của