1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

121 647 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp nên việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là rất quan trọng. Từ Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Việt Nam đã thu được những thành quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuyển Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực sang xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Nền nông nghiệp nước ta từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa với sự tham gia nhiều hơn của máy móc và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh, sức sản xuất ở nông thôn được giải phóng, tiềm năng đất nông nghiệp dần được khai thác. Trong những năm qua, Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp CNH HĐH đất nước và đã thu được những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số đã gây áp lực mạnh mẽ đến sử dụng đất. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Điều đó đòi hỏi việc sử dụng đất nông nghiệp phải có hiệu quả hơn. Để sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thì một trong những hướng đi đã và đang được quan tâm đề cập nhiều là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực tế ở một số địa phương, nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đời sống người dân được cải thiện hơn trước. Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biết của nhiều người còn hạn chế nên việc khai thác đất nông nghiệp chưa thật hợp lý, chưa phát huy hết tiềm năng, sức sản xuất của đất. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất lao động và mức sống của người nông dân. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp một cách đúng đắn và có hiệu quả là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay. Mường Khương là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam nằm trong tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc, với tổng diện tích tự nhiên là 556,15 km2 và diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 59% tổng diện tích tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành đóng góp chính vào giá trị sản xuất của huyện. Trong những năm gần đây việc sản xuất hàng hóa trên đất nông nghiệp của huyện đã hình thành, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ, và chưa được quy hoạch cụ thể. Việc nghiên cứu và nhân rộng các cây trồng, vật nuôi, các kiểu sử dụng đất có giá trị cần được chú trọng. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

SINH VIÊN: PHẠM XUÂN TRANG

TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN (KHOÁ LUẬN) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN

MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã ngành:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Tên thành phố- Năm

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luậnvăn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều

đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Tác giả đồ án

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA : Khu mậu dịch tự do ASEAN

APEC : Diễn dàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dươngASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CPTG : Chi phí trung gian

FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới

GTGT : Giá trị gia tăng

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 7

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệtkhông thể thay thế của sản xuất nông nghiệp nên việc sử dụng đất hợp lý, tiếtkiệm và có hiệu quả là rất quan trọng Từ Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốclần thứ VI, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, Việt Nam đã thu được những thành quả to lớn trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển Việt Nam từ một nước phải nhập khẩulương thực sang xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan Nềnnông nghiệp nước ta từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sảnxuất hàng hóa với sự tham gia nhiều hơn của máy móc và các tiến bộ khoahọc kỹ thuật trong quá trình sản xuất Nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh,sức sản xuất ở nông thôn được giải phóng, tiềm năng đất nông nghiệp dầnđược khai thác

Trong những năm qua, Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đấtnước và đã thu được những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số đã gây áplực mạnh mẽ đến sử dụng đất Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đấtnông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp đã làm cho diện tích đất nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp Điều đó đòi hỏi việc sử dụng đất nông nghiệp phải

có hiệu quả hơn Để sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thì một trong nhữnghướng đi đã và đang được quan tâm đề cập nhiều là phát triển nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa Thực tế ở một số địa phương, nông nghiệp đã pháttriển theo hướng sản xuất hàng hoá và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đờisống người dân được cải thiện hơn trước Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biếtcủa nhiều người còn hạn chế nên việc khai thác đất nông nghiệp chưa thật hợp

Trang 8

lý, chưa phát huy hết tiềm năng, sức sản xuất của đất Từ đó, ảnh hưởng đếnnăng suất lao động và mức sống của người nông dân Vì vậy, sử dụng đất nôngnghiệp một cách đúng đắn và có hiệu quả là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay.

Mường Khương là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam nằmtrong tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc, vớitổng diện tích tự nhiên là 556,15 km2 và diện tích đất nông nghiệp chiếmkhoảng 59% tổng diện tích tự nhiên Nông nghiệp vẫn là ngành đóng gópchính vào giá trị sản xuất của huyện Trong những năm gần đây việc sản xuấthàng hóa trên đất nông nghiệp của huyện đã hình thành, tuy nhiên quy môcòn nhỏ lẻ, và chưa được quy hoạch cụ thể Việc nghiên cứu và nhân rộng cáccây trồng, vật nuôi, các kiểu sử dụng đất có giá trị cần được chú trọng Xuất

phát từ tình hình thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả

và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá và đề xuấtmột số giải pháp hợp lý giúp người nông dân lựa chọn được kiểu sử dụng đấtphù hợp, có hiệu quả cao hơn trong điều kiện cụ thể trên địa bàn nghiên cứu

3 Yêu cầu

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sử dụng đất

- Xác định và đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất chính

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Trang 9

CH ƯƠ NG I T NG QUAN V N Đ NGHIÊN C U Ổ Ấ Ề Ứ 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng đất

1.1.1 Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp

a Đất nông nghiệp

 Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, theo điều chỉnh của luật đất đai thì nông nghiệp bao gồm cả đấtnông nghiệp, do đó cần phân biệt rõ khái niệm đất nông nghiệp với đất sảnxuất nông nghiệp

- Đất nông nghiệp : là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thínghiệm về nông nghiệp, lầm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và mục đích bảo vệ,phát triển ( theo Luật đất đai năm 2003)

- Đất sản xuất nông nghiệp : là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất củacác ngành như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng đất nghiên cứu thínghiệm về nông nghiệp Ngoài tên gọi đất sản xuất nông nghiệp, đất sử dụngvào sản xuất nông nghiệp còn gọi là ruộng đất

- Đất canh tác (đất trồng cây hàng năm) : là một bộ phận đất nông nghiệpdùng vào việc trồng cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, lạc, vừng, đỗtương, cói, rau, đậu, cây làm thuốc…

 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2.Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%.Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5% Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếmkhoảng 10% tổng diện tích tự nhiên Đất đai thế giới phân bố không đều giữacác châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âuchiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) Đã có nhiềucông trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, định nghĩa về đất Có quanđiểm cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết

Trang 10

quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất, đó là: sinh vật,

đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” Sau này một số học giả khác đã bổsung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người

để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên Nhà nông học người Anh V.RWilliam đã đưa ra khái niệm: “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năngtạo ra sản phẩm cho cây”

Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là mộtnhân tố sinh thái Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tínhsinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng

và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất,địa hình địa mạo, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cảrừng, cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất docác hoạt động của con người

Theo Điều 13 Luật đất đai Việt Nam năm 2003 thì đất tự nhiên được chiathành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp,nhóm đất chưa sử dụng Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sảnxuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồngrừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác

b Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất là hết sức cầnthiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại đất, vùngđất để trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nângcao hiệu quả sử dụng đất Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nôngnghiệp có thể chia thành 3 nhóm:

* Yếu tố tự nhiên

Theo Vũ Ngọc Hùng (2002) thì yếu tố tự nhiên bao gồm điều kiện khíhậu, đất trồng, cây trồng, môi trường sinh thái, nguồn nước Chúng có ảnh

Trang 11

hưởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụngđất [3]

- Khí hậu

Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng muốn sống, sinh trưởng vàphát triển đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố sinh trưởng là ánh sáng, nhiệt độ,không khí, nước và dinh dưỡng Trong đó, ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa và

độ ẩm không khí là các yếu tố khí hậu Chính vì thế, khí hậu là một trong

những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, năng suất và sản lượng câytrồng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa Tuy nhiên, vì sự khác biệt về vĩ

độ địa lý và địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ néttheo từng vùng Miền bắc có nhiệt độ trung bình 22,2 - 23,50C, lượng mưatrung bình từ 1.500 - 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm.Trong khi đó, ở miền nam, khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trungbình 22,6 - 27,50C, lượng mưa trung bình 1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000giờ/năm Trải dài trên 15 vĩ độ, Việt Nam có 7 tiểu vùng khí hậu khác nhaunên chúng ta có thể đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi Chính vì thế, sửdụng đất cũng đa dạng và giảm được rủi ro vì có thể trồng các loại cây trồng

có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và cả ôn đới

Yếu tố khí hậu nhiều khi ảnh hưởng rõ nét đến hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp với các mức độ khác nhau Ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ,nhiệt độ thấp vào vụ đông và thời kỳ đầu vụ xuân kèm theo ẩm ướt, mưa phùn,thiếu ánh sáng làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây trồng ưa nắng, ưanhiệt nhưng lại phù hợp cho cây trồng ưa lạnh có nguồn gốc ôn đới Trời âm uthiếu ánh sáng cũng là điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hại mùa màng

- Yếu tố đất trồng

Cùng với khí hậu, đất tạo nên môi trường sống của cây trồng Đất trồng

Trang 12

với các đặc tính như loại đất, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì có vaitrò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng,ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Đất giữ cây đứng vững trong không gian, cung cấp cho cây các yếu tố

sinh trưởng như nước, dinh dưỡng và không khí Độ phì là một trong những

yếu tố quan trọng nhất của đất Vị trí từng mảnh đất có ảnh hưởng đến quátrình hình thành độ phì của đất Độ phì nhiêu của đất liên quan trực tiếp đếnnăng suất cây trồng Do vậy, tuỳ theo vị trí địa hình, chất đất mà lựa chọn, bốtrí cây trồng thích hợp trên từng loại đất mới cho năng suất, hiệu quả sử dụngđất cao

- Yếu tố cây trồng

Cây trồng là yếu tố trung tâm trong quá trình sản xuất nông nghiệp và sửdụng đất nông nghiệp Con người hưởng lợi trực tiếp từ những sản phẩm của câytrồng Những sản phẩm này cung cấp lương thực, thực phẩm cho các nhu cầuthiết yếu cho con người và cho các hoạt động trao đổi hàng hóa, xuất khẩu

Việc bố trí cây trồng và kiểu sử dụng đất hợp lý trên đất sẽ đem lạinhững giá trị cao về mặt hiệu quả cho cả người sản xuất và tạo ra sự bền vữngcho môi trường đất Ngược lại, nếu cây trồng được bố trí bất hợp lý, sử dụngđất bừa bãi không những gây thất thu cho người nông dân mà còn ảnh hưởngxấu đến đất

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của những tiến bộ khoa học,

kỹ thuật trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như trình độ của ngườinông dân ngày càng được nâng cao, các giống cây trồng mới với chất lượng

và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn xuất hiện ngày càng nhiều gópphần tạo tiền đề mạnh mẽ cho quá trình sản xuất hàng hóa trong sản xuấtnông nghiệp Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển gắn với việc tăng hệ

số sử dụng đất, gia tăng giá trị kinh tế cho một đơn vị diện tích đất

Trang 13

* Yếu tố kinh tế, xã hội

- Yếu tố con người

Con người là chủ thể của quá trình lao động, là nhân tố tác động trựctiếp tới đất và hưởng lợi từ đất Con người với bàn tay và khối óc của mình cóthể tạo ra những phương thức sử dụng đất hợp lý, hiệu quả

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ratrong định hướng phát triển Nông nghiệp Việt Nam: Khi dân số còn thấp,trình độ và nhu cầu thấp, việc khai thác quỹ đất nông nghiệp còn ở mức hạnchế, hiệu quả không cao nhưng sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệpđược đảm bảo Ngược lại, ngày nay, khi dân số tăng nhanh kéo theo sự giatăng các nhu cầu thì tài nguyên đất nông nghiệp bị khai thác nhiều, triệt đểhơn nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao hơn Vì vậy, quy luật sinh thái và tự

nhiên bị xâm phạm, tính bền vững tài nguyên đất kém hơn Việc đảm bảo cân

bằng giữa sử dụng và bảo vệ đất trở thành vấn đề cấp thiết

Đối với các hoạt động kinh tế nói chung, sản xuất nông nghiệp nóiriêng, dân số vừa là thị trường cầu của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, vừa lànguồn cung về lao động cho sản xuất Các hoạt động kinh tế sẽ không thể

phát triển nếu không có thị trường tiêu thụ các sản phẩm do chúng tạo ra Đặc

biệt, đối với một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá thì điều này lại càng trởnên quan trọng

- Yếu tố kinh tế

Đối với mỗi quốc gia, mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân có ảnhhưởng lớn đến các hoạt động sản xuất nói chung và sử dụng đất nông nghiệpnói riêng và ngược lại Nếu sử dụng đất có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nềnkinh tế phát triển Khi kinh tế phát triển, nó sẽ làm tiền đề cho quá trình sửdụng đất đạt được hiệu quả cao hơn, thông qua việc đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹthuật, công nghệ cao làm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây

Trang 14

- Cơ chế chính sách

Trong hơn mười năm qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mớitrong nông nghiệp, tập trung vào trọng tâm: làm rõ và giao cho nông dânnhiều quyền đối với ruộng đất; tự do hóa thương mại trong nước và xuấtnhập khẩu; giao quyền quyết định sản xuất cho nông dân; đổi mới các hợptác xã, doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân Đồng thời nhànước tăng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng, chuyển giaokhoa học công nghệ Những chính sách mới đã khuyến khích mạnh mẽ nhândân đầu tư vào phát triển sản xuất Nông nghiệp Việt Nam đã phát triểnnhanh, liên tục trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới Từ chỗ phải nhậpkhẩu lương thực triền miên trong vài thập kỷ, nay đã xuất khẩu được trên 4triệu tấn gạo hàng hoá đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo Nền nôngnghiệp từng bước chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệphàng hóa đa dạng, hướng ra xuất khẩu

Các chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, chính sách tíndụng nông thôn, chính sách về giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo,khuyến nông thực sự đã giúp ích rất nhiều trong quá trình sử dụng đất nôngnghiệp của những người nông dân

Theo Đặng Kim Sơn và cộng sự (2002) trong sản xuất nông nghiệp, đặcbiệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá, người nông dân thường chịu thiệt thòi

do hạn chế về kiến thức thị trường, thông tin thị trường, sức mua [2] Hơnnữa, các hiệu ứng tràn ra ngoài trong sản xuất nông nghiệp cũng làm cho sảnxuất không hiệu quả: việc sử dụng bừa bãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốctrừ cỏ có tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước, không khí và đất

Do vậy, việc Nhà nước can thiệp bằng các chính sách và pháp luật thích hợp

đã tạo điều kiện, khuyến khích, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp và đảm bảo

Trang 15

tính bền vững của các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần

nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Mặc dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Hiến pháp, pháp luật côngnhận quyền sử dụng lâu dài đối với đất Người sử dụng đất không chỉ đượcquyền sử dụng lâu dài mà còn được quyền thừa kế những đầu tư trên đất.Điều đó đã trở thành động lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp Nólàm cho người nông dân yên tâm đầu tư trên đất, sử dụng đất nông nghiệpmột cách chủ động và hiệu quả, phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng,từng miền Thực tế cho thấy, chính sách về đất đai thông thoáng sẽ là cơ sở đểhình thành các phương thức sản xuất mới như thâm canh, tăng vụ, nâng caohiệu quả sử dụng đất canh tác, đặc biệt là sử dụng để sản xuất cây trồng có giátrị hàng hoá cao

- Khoa học kỹ thuật

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội, những thànhtựu và khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng nhiều trong các ngànhkinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng Các máy móc cơ giới liên tụcđược cải tiến cho phù hợp hơn với đồng ruộng Việt Nam, các giống cây trồngmới tốt hơn, năng suất hơn thường xuyên được ứng dụng vào sản xuất Điềunày góp phần không nhỏ vào việc giải phóng sức lao động cũng như nâng caonăng suất, sản lượng cây trồng hay tạo ra những sản phẩm tốt hơn, sạch hơncho xã hội

c Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệgiữa người và đất đai Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp

lý Vì vậy, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiếnlược quan trọng Theo Smyth và Dumanski sử dụng đất bền vững được xácđịnh theo 5 nguyên tắc:

Trang 16

- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).

- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn)

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sựthoái hoá chất lượng đất và nước (bảo vệ)

- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi)

Ngoài ra còn có các quan điểm sau:

- Tận dụng các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹthuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hoácao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu

- Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên mônhoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiệnthâm canh toàn diện và liên tục

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đadạng hoá hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá câytrồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái vàbảo vệ môi trường

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền vớiđịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

d Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

Khi con người chuyển từ cuộc sống hái lượm, sử dụng thức ăn có sẵntrong tự nhiên sang cuộc sống biết trồng trọt thì con người đã bắt đầu biết sản

Trang 17

xuất, sử dụng đất Thời buổi ban đầu việc trồng trọt chỉ mang tính tự cung, tựcấp và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con người Sau này,cùng với sự bùng nổ về dân số và phát triển của xã hội, nền sản xuất cũ khôngcòn thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng Từ đó đặt ra một nền sản xuất mới vànền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp đã hình thành.

Theo học thuyết của Các Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất rakhông phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán.Hàng hoá được bán ở thị trường Như vậy, sản xuất hàng hóa là sản xuất rasản phẩm để bán Đó là hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội trong đó mốiquan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị trường qua việcmua bán sản phẩm lao động của nhau Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mứchàng hoá sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồngtrọt thương mại hoá một phần, nếu trên 50% thị gọi là hệ thống trồng trọtthương mại hoá (sản xuất theo hướng hàng hoá)

Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất cơ bản của mỗi quốc gia Nhiềunước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của sản xuất công nghiệp

và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn nhưng những khó khăn,trở ngại trong nông nghiệp đã gây ra không ít xáo động trong đời sống xã hội

và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nóichung Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn thì nông nghiệp lạicàng đóng vai trò thiết yếu Để nông nghiệp có thể thực hiện được vai tròquan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân đòi hỏi sản xuất nôngnghiệp phải phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc Chuyển sang nềnnông nghiệp sản xuất hàng hóa là sự tiến hóa hợp quy luật Đó là quá trìnhchuyển nền nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu thành nền nôngnghiệp hiện đại Nền sản xuất hàng hoá có đặc trưng là dựa trên cơ sở vật chất

kỹ thuật hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ văn hoá của người lao

Trang 18

động cao Đó là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý, đượchình thành trên cơ sở khai thác tối đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp từngvùng Vì thế, nó là nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng hànghoá nhiều với nhiều chủng loại phong phú và có chất lượng cao Chuyển sangnền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là sự tiến hoá hợp quy luật, đó là quá trìnhchuyển nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu thành nền nông nghiệphiện đại Sản xuất hàng hoá là quy luật khách quan của mọi hình thái kinh tế

xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển sản xuất của xã hội đó

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có những ưu thế đặc biệt

Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động

xã hội Trong kinh tế hàng hóa có sự tác động của quy luật giá trị, sự nghiệtngã của cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung cầu buộc ngườinông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng caochất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu xã hội Khi cósản xuất hàng hóa, quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng được thúc đẩylàm cho sự phân công chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hóachặt chẽ, hình thành các mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, hình thành thịtrường trong nước và thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sảnxuất, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, bình đẳng và tiến bộ xã hội Vì vậy, sảnxuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá mang lại rất nhiều lợi ích

Ngày nay khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì vấn

đề sản xuất hàng hóa càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nôngnghiệp Hai mươi năm nay, hàng nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đinhiều nước, nhiều mặt hàng nằm trong tốp đứng đầu thế giới như: gạo trungbình mỗi năm xuất khẩu 4,5-5 triệu tấn; cà phê 6 nghìn tấn; hồ tiêu 110 nghìntấn; hạt điều chế biến 50 nghìn tấn

Theo TS Nguyễn Quốc Vọng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm

Trang 19

1995 của Việt Nam là 1,3 tỉ USD, năm 2005 đạt 5,7 tỉ USD So với Thái Lan,Malaixia, Philipin - các nước có tiềm năng tương tự Việt Nam, đã đạt và vượtmức này từ lâu Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới là 15 tỉUSD, xấp xỉ bằng của Mailaixia năm 1986, điều này cho thấy nước ta còn rấtnhiều tiềm năng về khai thác nông sản chưa được khai thác và cũng cho thấyviệc sản xuất hàng hóa ở nước ta còn yếu so với các nước trong khu vực [14].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Định hướngphát triển ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn là côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanhchuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệphàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái trêntừng vùng” Định hướng phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng cũng thểhiện rõ: “Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, cùng với lương thựcđưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây

ăn quả, chăn nuôi lấy thịt…” Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xcũng nêu rõ: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, pháttriển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”

Nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nước ta cơ bản trở thànhnước công nghiệp vào năm 2020 trong điều kiện chúng ta bắt đầu thực hiệncác cam kết của AFTA, APEC và WTO đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất nông

- lâm - thuỷ sản theo hướng hàng hoá với cơ cấu và chất lượng sản phẩm đadạng nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá trênthị trường trong nước và quốc tế Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp, đẩy nhanh việc hình thành các vùng sản xuất tập trung và chuyên mônhoá nông sản hàng hoá cả về số lượng và quy mô diện tích với chất lượng sảnphẩm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước là vấn đề

Trang 20

cấp bách.

1.1.2 Một số vấn đề về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Trong thực tế, các thuật ngữ “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không

có hiệu quả” hay là “sản xuất kém hiệu quả” thường được sử dụng phổ biếntrong sản xuất Vậy hiệu quả là gì? Đến nay, các nhà nghiên cứu xuất phát

từ nhiều góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả, có thểkhái quát như sau:

- Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phốimột cách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh

tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ caonhằm đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội

và được viết trong cuốn Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổimới quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích (2007) [1];

- Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội khôngthể tăng một loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác Mộtnền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểmlựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc

“Khi sản xuất có hiệu quả, chúng ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trêngiới hạn khả năng sản xuất”

Ta có thể thấy bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất

và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu đời sống vậtchất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội Cho nên mỗi cá nhân và tổchức đều phải có bổn phận nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

Hiện nay, khi nói đến hiệu quả sử dụng đất nói chung và sử dụng đấtnông nghiệp nói riêng, chúng ta thường đề cập đến 3 khía cạnh là kinh tế, xãhội và môi trường Sử dụng đất có hiệu quả là đảm bảo được cả 3 yếu tố đó

a Phân loại hiệu quả

Trang 21

- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do tổ chức và bố trí sảnxuất hợp lý để đạt được lợi nhuận cao với chi phí thấp hơn, là tiêu chí đượcquan tâm hàng đầu, khâu trung tâm để đạt các loại hiệu quả khác Có khảnăng lượng hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệuquả kinh tế và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật vàgiá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả hay hiệu quả phân bổ mới

có điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế Chỉkhi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quảphân bổ thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả xã hội: Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa conngười với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế Hiệu quả xã hội đượcthể hiện bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng

Theo Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001) thì hiệu quả xã hội làmối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ rahiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu bằng khả năng tạoviệc làm trên một diện tích đất nông nghiệp [7]

- Hiệu quả môi trường: là hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho môitrường trong sản xuất và xã hội Hiệu quả môi trường là vấn đề đang đượcnhân loại quan tâm, được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật

Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quảhoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường

Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả hoá học môi trường được đánhgiá thông qua mức độ hoá học hoá trong nông nghiệp Đó là việc sử dụngphân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinhtrưởng tốt, cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trường đất

Trang 22

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lạigiữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình

sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫnđạt được mục tiêu đặt ra

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốtnhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sửdụng đất để đạt sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào

Trước kia, khi dân số còn thưa thớt, việc sử dụng đất ít, hệ số sử dụngđất thấp thì đất gần như có khả năng tự phục hồi Ngày nay, khi dân số giatăng, xã hội phát triển thì các hoạt động công nghiệp đã gây hậu quả môitrường không nhỏ với đất đai Nên việc cân nhắc phát triển kinh tế và cânbằng sinh thái, bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay

b Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Theo quan điểm của tổ chức FAO (1990) đưa ra có ba tiêu chuẩn đánhgiá hiệu quả sử dụng đất bền vững là bền vững về mặt kinh tế, bền vững vềmặt môi trường và bền vững về mặt xã hội, nghĩa là định hướng sự thay đổi

về kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thoả mãn liên tục các nhu cầucủa con người thuộc các thế hệ hôm nay và mai sau [20] Đối với sử dụng đấtnông nghiệp, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cụ thể như sau:

- Mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường do xã hội đặt

ra Cụ thể là tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sảnphẩm hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước vàtăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệpbền vững

- Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào vàtheo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định

Trang 23

- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đếnnhững người sống bằng nông nghiệp Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đấtphải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững.

c Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp:

+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp

+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụngđất nông nghiệp

- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp:

+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệthống Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính

so sánh có thang bậc

+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơbản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quanđiểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơbản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nôngnghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh với quốc tế trong quan hệ đốingoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu

+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học vàphải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả

Trang 24

và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương sốnên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là:

 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp gồm:

+ Giá trị sản xuất (GTSX)

Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong mộtthời kỳ nhất định, thường là 1 năm GTSX chính là giá trị sản lượng trên mộtđơn vị diện tích đất nông nghiệp

+ Chi phí trung gian (CPTG)

Bao gồm toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể

bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch

vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

+ Giá trị gia tăng (GTGT)

Giá trị gia tăng được tính theo công thức:

GTGT = GTSX - CPTG

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến GTGT, đặcbiệt trong các quyết định ngắn hạn Nó là kết quả của việc đầu tư các chi phí vậtchất và lao động sống của từng hộ và khả năng quản lý của người chủ hộ

Trang 25

Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động:

Hiệu quả kinh tế trên một ngày lao động thực chất là đánh giá kết quảđầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất hoặc từng cây trồng, làm cơ

sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng lao động, bao gồm: GTSX/công LĐ

và GTGT/công LĐ

Các chỉ tiêu được phân tích, đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giáhiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao, thấp Các chỉ tiêu GTSX

và GTGT đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

 Hiệu quả xã hội

+ Kết quả của quá trình sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích nhưnâng cao trình độ dân trí và những hiểu biết xã hội Kiến thức, kinh nghiệmcủa người nông dân có thể được trau dồi thông qua các hoạt động như đưa cáctiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hay sự nhạy bén đối với thị trườngkhi sản xuất hàng hoá phát triển

+ Sử dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo được những nhu cầu

về lương thực, thực phẩm cho người dân Đối với sản xuất nông nghiệp ở cácnước đang phát triển, đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu

+ Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai tròkhác nhau trong sự nghiệp phát triển chung Nền kinh tế muốn phát triển thìcác ngành, các vùng cần có những bước đi đúng đắn và phù hợp Sử dụng đấtnói chung và đất nông nghiệp nói riêng nên tuân thủ theo những định hướngmang tính chiến lược

+ Hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích chongười lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp,giảm các tiêu cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước

+ Thực tế cho thấy, hình thức du canh, du cư không những làm chocuộc sống thiếu ổn định mà còn gây nên tình trạng suy thoái môi trường đất,

Trang 26

nước Vì vậy cần sản xuất nông nghiệp một cách bền vững.

 Hiệu quả môi trường :

Trong sử dụng đất luôn có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cánhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài Việc người dân khai thác từđất nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng cácdạng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đều là những nguyên nhân làmtổn hại môi trường Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâuthuẫn trên Vì vậy, một số tiêu chí đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môitrường trong sử dụng đất được đưa ra là :

+ Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu thiên tai

+ Độ phì nhiêu của đất

+ Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên

+ Sự thích hợp môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

d Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp

- Tạo điều kiện sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, lâu dài hơn, phục vụcho các mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội

- Nâng cao thu nhập, tạo ra nhiều lợi ích cho người sử dụng đất

- Bảo đảm nguồn lực và động lực cho đầu tư bảo vệ, bồi dưỡng và cảitạo đất

- Thực hiện phân bổ sử dụng đất hợp lý cho các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước

1.2 Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

1.2.1 Trên th gi i ế ớ

a Vấn đề sử dụng đất

Trên thế giới, mặc dù sự phát triển của sản xuất nông nghiệp của cácnước không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với xã hội thì quốc

Trang 27

gia nào cũng thừa nhận Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở, nềntảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầulương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn Trong khi đó đất đai lại có hạn,đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mụcđích phi nông nghiệp Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăngcường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nôngnghiệp, RoSemary (1994)

Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 148 triệu

km2 Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%.Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5% Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếmkhoảng 10% tổng diện tích tự nhiên Đất đai thế giới phân bố không đều giữacác châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âuchiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) Bước vào thế

kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinhthái thì nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với loài người [9] Nhucầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt làđất nông nghiệp Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và ảnh hưởng lớnđến năng suất, chất lượng nông sản

Ngày nay, thoái hoá đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề

về môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt

và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lươngthực Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất Đối vớihầu hết các cư dân ở các vùng đất khô cằn, cuộc sống của họ rất khó khăn vàtương lai thường bất ổn, với mức sống cùng cực về các mặt kinh tế - xã hội vàsinh thái Trên toàn thế giới, đói nghèo, quản lý đất đai không bền vững vàbiến đổi khí hậu đang biến các vùng đất khô cằn thành sa mạc và ngược lại,hoang mạc hoá đang làm trầm trọng thêm và dẫn đến đói nghèo

Trang 28

Trong thực tế, nông nghiệp phát triển theo dạng tổng hợp, các xu hướngđan xen nhau Cụ thể :

- Vào những năm 60 của thế kỷ trước, các nước đang phát triển ở Châu Á,

Mỹ La Tinh đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh” Cuộc cách mạng này chủ yếudựa vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa

mì, ngô, đậu….), xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều phân bón hoá học,thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và các thành tựu trong công nghiệp

- Cuộc “cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giốnggia súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ của khoa học trong việc tăngnăng suất cây trồng, chất lượng các loại thức ăn gia súc và các phương thứcchăn nuôi mang tính chất công nghiệp

Vì tính chất thiếu toàn diện nên 2 cuộc cách mạng trên gặp nhiều trởngại, đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế

- Cuộc “cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệgiữa nông dân với ruộng đất, khuyến khích tính cần cù của người nông dân đểtăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp

Nhìn chung, cả 3 cuộc cách mạng này chỉ mới giải quyết phiến diện,tháo gỡ những khó khăn nhất định chưa thể là cơ sở cho một chiến lược pháttriển nông nghiệp lâu dài và bền vững

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, của trí thức con người đã xuấthiện nền nông nghiệp trí tuệ Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện,nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi hoạtđộng của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giảipháp phù hợp, hợp lý Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao,

là sử dụng đất kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp,kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể củamỗi nước, mỗi vùng Đó là nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững

Trang 29

b Các nghiên cứu liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầutrước mắt và lâu dài cũng như để giải quyết những xung đột trong việc sửdụng đất cho nông nghiệp, công nghiệp là vấn đề quan trọng thu hút sự quantâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Các nhà khoa học, các Viện nghiêncứu nông nghiệp của các nước trên thế giới đã và đang tập trung nghiên cứuvào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồngtrên mỗi loại đất để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợpnhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng Đặc biệt, viện nghiêncứu lúa quốc tế IRRI cũng đã đóng góp nhiều thành tựu về giống lúa và hệthống canh tác trên đất trồng lúa Xu hướng chung trên thế giới là tập trungmọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằngcách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sảnlượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm

Theo báo cáo của Tổ chức FAO, nhờ các phương pháp tạo giống hiệnđại như đột biến thực nghiệm, công nghệ sinh học bao gồm nuôi cấy bao phấncứu phôi, dung hợp tế bào trần, kỹ thuật gen [19]… các nước trồng lúa trên thếgiới đã tạo ra nhiều giống đột biến, trong đó có các nước như Trung Quốc,Nhật, Ấn Độ, Mỹ là những quốc gia đi đầu Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy baophấn Trung Quốc đã tạo ra nhiều giống lúa thuần khác nhau, bằng kỹ thuật gencũng đã chuyển được một số gen kháng bệnh virus, kháng đạo ôn, bạc lá, sâuđục thân

Gần đây, vấn đề khai thác đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng

kể ở một số nước trên thế giới Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đadạng hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừngvới cây nông nghiệp trên cùng một vạt đất dốc

Trang 30

Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinhdưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ởIsrael, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật kết hợp giữa bón phân vào đất, phunphân qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hoà sinh trưởng đã mang lạihiệu quả rất cao trong sản xuất như ở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc,Nhật Bản

Nông dân Ấn Độ thực hiện sự chuyển dịch từ cây trồng truyền thốngkém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả cao bằng cách trồng mía thay cholúa gạo và lúa mì, trồng đậu tương thay cho cao lương ở vùng đất đen, trồngcây lúa ở vùng có mạch nước ngầm cao thay cho cây lấy hạt có dầu, bông vàđậu đỗ

Như vậy vấn đề về sản xuất nông nghiệp hàng hoá luôn được các quốcgia có nền nông nghiệp mạnh đầu tư phát triển Vì thế đã thu hút được nhiềunhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Các nhà khoa học các nước đã rất chútrọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những côngnghệ sản xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hướng nhằm pháttriển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững

1.2.2 Vi t Nam Ở ệ

a Vấn đề sử dụng đất

Ở nước ta đất canh tác phân bố không đều giữa các vùng miền, và mỗivùng thì tỷ lệ đất canh tác so với tổng diện tích đất tự nhiên lại khác nhau.Trong khi vùng đồng bằng (như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sôngCửu Long là hai vựa lúa của cả nước), cơ cấu diện tích đất nông nghiệp chiếm

tỷ lệ cao thì ở vùng đồi núi (như trung du miền núi phía Bắc hay duyên hảimiền Trung) đất nông nghiệp thường chiếm tỷ lệ thấp

Hiện nay, nhìn chung, việc sử dụng đất nông nghiệp của cả nước đangphát triển mạnh Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng

Trang 31

cao được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân Tuynhiên, với số dân khoảng trên 80 triệu người thì nước ta đã trở thành quốc giakhan hiếm đất trên thế giới Nếu tính bình quân đất nông nghiệp trên đầungười thì Việt Nam là một trong những nước thấp nhất Diện tích canh tácnông nghiệp của Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực Asean

Sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam đã, đang và sẽ gặp nhiềukhó khăn cần phải khắc phục Trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện nhiều môhình luân canh 3 - 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả cao Đặc biệt ở các vùngven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động, nhiều loại cây trồng có giá trịkinh tế cao đã được bố trí trong luân canh như hoa cây cảnh, cây ăn quả, câythực phẩm cao cấp

Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đấthợp lý hoặc công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đấtnhư vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có hàm lượng dinh dưỡng thấplại không luân canh với cây họ đậu Nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và quá trình đô thị hoá gây sức ép rấtlớn lên đất, chúng ta cần phải tránh để mất đất nông nghiệp Tuy nhiên sự mấtđất đang diễn ra rất mạnh, những cánh đồng mầu mỡ đang bị mất dần Diệntích đất canh tác giảm dần Theo số liệu kiểm kê đất đai cả nước năm 2010,diện tích đất trồng lúa giảm 37,6 nghìn ha so với năm 2005, trung bình mỗinăm giảm hơn 7 nghìn ha Riêng đồng bằng sông Hồng đất nông nghiệp cũng

đã giảm 32 nghìn ha, chủ yếu do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp [9]

Do đất canh tác có nhiều loại địa hình khác nhau đòi hỏi các nhàkhoa học, các nhà hoạch định chính sách cần có biện pháp hỗ trợ ngườinông dân trong việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, các loại hình canhtác cho phù hợp

Trang 32

b Các nghiên cứu liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Việt Nam

Trong những năm qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cơ chế chínhsách của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các học giả nghiêncứu tìm hiểu về đất và tài nguyên đất, giống cây trồng, vật nuôi để từ đó đưa

ra những mô hình sử dụng đất hiệu quả và bền vững Đó là tiền đề cho quátrình sản xuất nông nghiệp hàng hóa [9]

1.2.3 Tình hình s d ng đ t nông nghi p theo h ng s n xu t hàng hóaử ụ ấ ệ ướ ả ấ

t nh Lào Cai

ở ỉ

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núiphía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc.Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đônggiáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái Tổng diện tích tự nhiên củaLào Cai là 6.357 km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm 67,28 % Với lợi thế đấtđai màu mỡ, vị trí địa lý tiếp giáp Trung Quốc, Lào Cai có tiềm năng pháttriển nền nông nghiệp hàng hoá Trong những năm gần đây, Lào Cai đangtừng bước chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hóa vừa

để đảm bảo an ninh lương thực vừa có nông sản xuất khẩu

Cây lương thực là nhóm cây trồng chủ lực trên diện tích gieo trồng câyhàng năm của tỉnh Năm 2014, sản lượng lương thực có hạt tỉnh Lào Cai đạt226,7 nghìn tấn Bình quân đầu người đạt 480 kg, cao hơn bình quân lươngthực/đầu người vùng Tây Bắc bộ (372,4kg) Lào Cai có khoảng 8.500 ha rau,đậu các loại với sản lượng 96.282 tấn phát triển rộng khắp các huyện trongtỉnh, sản phẩm chủ yếu là cà chua, khoai tây, rau củ quả Nuôi trồng thủy sảncũng được khuyến khích phát triển với các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tếcao được nhiều nông dân ủng hộ phát triển nuôi ở 03 huyện Bảo Yên, BátXát, Bảo Thắng

Nhìn chung, cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo xu hướng tăngdiện tích các loại cây có giá trị hàng hóa cao như: lúa đặc sản, cây chè, thuốc

Trang 33

lá, rau, đậu tương, hoa, cây dược liệu, một số cây ăn quả Năng suất, giá trịthu nhập của hầu hết các loại cây trồng đạt mức khá, đã từng bước tạo ra đượccác vùng tập trung sản xuất hàng hóa Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tácđạt từ 9,5 triệu đồng năm 2008 lên 17 triệu đồng năm 2010 và 32 triệu đồngnăm 2014 Tuy nhiên, giá trị sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng thấp Ruộngđất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình.Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trườngchưa cao Vì vậy, trong tương lai, cần có các định hướng và giải pháp hợp lý

để Lào Cai có thể phát huy hết các tiềm năng đưa nền sản xuất nông nghiệpđạt hiệu quả hơn

Trang 34

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1.2 Ph m vi nghiên c u ạ ứ

a Về không gian: huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

b Về thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2014

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Đánh giá đi u ki n t nhiên, kinh t - xã h i có liên quan đ n s n ề ệ ự ế ộ ế ả

xu t nông nghi p hàng hoá ấ ệ

a Đánh giá các điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

- Điều kiện khí hậu

- Điều kiện thủy văn

- Điều kiện thổ nhưỡng

b Đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội

- Tình hình phát triển kinh tế

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Cơ cấu dân tộc, tập quán, dân số, lao động

c Nhận xét chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.2.2 Đánh giá th c tr ng s d ng đ t ự ạ ử ụ ấ nông nghi p ệ

Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất và sự phân bố các kiểu sử dụng đấttrên địa bàn huyện

Trang 35

2.2.3 Đánh giá hi u qu s d ng đ t ệ ả ử ụ ấ nông nghi p ệ

- Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

- Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất

- Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất

2.2.4 Th tr ng và ph ng th c tiêu th nông s n hàng hoá ị ườ ươ ứ ụ ả

2.2.5 Đ nh h ng và các gi i pháp ch y u nâng cao hi u qu s d ng ị ướ ả ủ ế ệ ả ử ụ

đ t theo h ng s n xu t hàng hoá đ n năm 20 ấ ướ ả ấ ế 20

- Những quan điểm chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa

- Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hóa

- Một số nhận xét và định hướng cho tương lai

- Đề xuất một số giải pháp để thực hiện định hướng nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thu th p s li u ậ ố ệ

a Nguồn số liệu thứ cấp

Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan có liên quan như phòngThống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

b Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thôngqua phiếu điều tra

2.3.2 Ph ng pháp ch n đi m: ươ ọ ể

Địa bàn huyện Mường Khương được chia thành 3 vùng:

Vùng 1 đất thấp hay bị ngập úng vào mùa mưa, gồm các xã: Bản Lầu,Bản Xen, Lùng Vai, Thanh Bình

Trang 36

Vùng 2 có địa hình trung bình, gồm các xã: Mường Khương, NậmChảy, Tung Chung Phố, Nấm Lư.

Vùng 3 có địa hình cao, gồm các xã: Tả Ngài Chồ, Pha Long, DìnChín, Tả Gia Khâu, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pan Tẩn, Tả Thàng

Tiến hành điều tra nông hộ tại 3 xã: Bản Lầu (đại diện vùng 1), MườngKhương (đại diện vùng 2) và Cao Sơn (đại diện vùng 3) Áp dụng phươngpháp chọn ngẫu nhiên, mỗi xã điều tra 60 hộ

2.3.4 M t s ph ng pháp khác ộ ố ươ

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnhđạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nông dân sản xuất giỏitrong huyện về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp

- Phương pháp dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đềtài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹthuật nông nghiệp

Trang 37

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

3.1.1 Đi u ki n t nhiên ề ệ ự và tài nguyên thiên nhiên

a Vị trí địa lý

Mường Khương là huyện thuộc vùng núi cao biên giới của tỉnh LàoCai, nằm ở phía Đông Bắc thành phố Lào Cai, có toạ độ địa lý từ 22032’40’’đến 22050’30’’ vĩ độ Bắc và từ 104000’55’’ đến 104014’50’’ kinh độ Đông

Phía Bắc và Tây giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng

Phía Đông giáp huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và tỉnh Vân Nam (TrungQuốc)

Huyện Mường Khương có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốcphòng, có tổng chiều dài đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước bạnTrung Quốc là 86,5 km Huyện có cửa khẩu phụ Mường Khương và các lối

mở, là điều kiện thuận lợi để giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hoá phát triển giữahai nước Việt Nam - Trung Quốc song cũng nảy sinh nhiều phức tạp về mặt

an ninh, quốc phòng

Toàn huyện có 16 xã với diện tích tự nhiên 55.614,53 ha bằng 8,71 %diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai Diện tích đất nông nghiệp là 10.588,9 hachiếm 19,04 % tổng diện tích tự nhiên của huyện

b Địa hình, địa mạo

Mường Khương thuộc dãy núi Tây Côn Lĩnh, địa hình được kiến tạobởi cao nguyên cổ Bắc Hà

Địa hình bị chia cắt phức tạp, núi cao, dốc lớn tạo nên nhiều khe sâu,xen kẽ là các dải thung lũng hẹp Phần địa hình phía đông thuộc lưu vực sông

Trang 38

Chảy cao, dốc gồm 4 xã vùng thượng huyện và 3 xã vùng cao có đỉnh núi caonhất 1.591 m (thuộc xã Pha Long); phần địa hình phía Tây huyện thuộc lưuvực sông Hồng gồm 4 xã hạ huyện và 5 xã vùng giữa huyện, địa hình thấphơn phía đông.

Độ cao trung bình 950 m, độ dốc trung bình 250 - 300

Địa hình, địa thế cao, dốc, chia cắt phức tạp gây nhiều khó khăn choviệc tổ chức sản xuất, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao lưu kinh tế,văn hoá nhưng cũng tạo nên những tiểu vùng khí hậu khác nhau để phát triểncác sản phẩm nông sản hàng hoá đa dạng, phong phú

Hiện tượng Kashter ở đây cũng hoạt động rất mạnh, ngoài ý nghĩa tạonên các hang động thạch nhũ kỳ thú cũng gây nhiều trở ngại cho việc khaithác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân

Do cấu tạo địa hình đã hình thành nên 3 tiểu vùng sinh thái:

- Vùng hạ huyện gồm 4 xã là Bản Lầu, Bản Xen, Vùng Lai và ThanhBình

- Vùng giữa gồm 4 xã là Nậm Chảy, Nấm Lư, Mường Khương và TungChung Phố

- Vùng cao gồm 8 xã là Pha Long, Dìn Chin, Tả Ngải Chồ, Tả GiaKhâu, Cao Sơn, Lùng Khấu Nhìn, La Pán Tẩn, Tả Thàng

c Khí hậu

Mường Khương nằm sát chí tuyến á nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậuchịu ảnh hưởng của tính chất á nhiệt đới và vì vở độ cao khá lớn, lại nằm sâutrong lục địa, xa biển nên còn mang nhiều tính chất khí hậu lục địa

Một năm có 2 mùa nhưng không có ranh giới rõ rệt, mùa đông lạnh kéodài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân 15 - 160 C, tháng 1 làtháng có nhiệt độ lạnh nhất có thể xuống đến 6 - 80 C, mùa hè mát mẻ từtháng 5 đến tháng 10, nhiệu độ cao nhất vào tháng 7 cũng không đến 350 C

Trang 39

Nhiệt độ bình quân trong năm từ 18 -220 C, cao nhất là 34,30 C, thấpnhất là 60C.

Lượng mưa lớn nhất 2.402 mm/năm

Lượng mưa nhỏ nhất 1.358 mm/năm

Do lượng mưa khá lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các thángtrong năm cộng với địa hình cao, dốc, độ che phủ của rừng thấp nên mùa mưanước tập trung gây ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống vàách tắc giao thông Ngược lại về mùa đông lạnh lượng mưa ít, các suối cạnkiệt gây nên khô hạn, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 510 mm, tháng cao nhất là tháng

7, 8 luợng bốc hơi là 150 - 180 mm, tháng thấp nhất là tháng 10, 11 lượng bốchơi là 90 mm

có thể tiến hành quanh năm

d Thuỷ văn và sông ngòi

Mường Khương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ mạng lướisông ngòi vào khoảng 0,7 - 1 km/km2 trừ vùng núi đá vôi mật độ sông suối trênmặt đất giảm, chỉ còn 0,5 - 0,9 km/km2 do hoạt động của hiện tượng Kashter tạonên các dòng chảy ngầm

Phía đông huyện có sông Chảy là đoạn sông ranh giới với huyện Si MaCai và huyện Bắc Hà

Phía tây có sông Nậm Thi là phụ lưu của sông Hồng, có 1 đoạn hạ lưu làranh giới với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (thuộc xã Bản Lầu)

Trang 40

Sông Chảy là sông lớn nhất bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn thuộc địaphận Mường Khương là thượng nguồn độ dốc dòng chảy lớn, lắm thác ghềnh,vận chuyển đường thuỷ khó khăn, nó chỉ có ý nghĩa khai thác thuỷ điện, xâydựng các trạm bơm tưới và cung cấp nước sinh hoạt Còn sông Nậm Thi là sôngnội địa nhỏ có khả năng khai thác, sử dụng cho vận chuyển thuỷ, xây dựng thuỷđiện nhỏ, làm các trạm bơm tưới và cung cấp nước sinh hoạt.

Các suối lớn có suối Na Nhung, suối Nậm Chảy, suối Pặc Trà có diệntích lưu vực lớn trên 50 km2, còn các suối khác chỉ có diện tích lưu vực từ 10

- 20 km2

Nguồn nước mặt sông suối là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sảnxuất và sinh hoạt trong huyện nhưng do lượng mưa phân bố không đều cácnăm và trong 1 năm cộng với độ che phủ của rừng thấp, địa hình cao, dốcnguồn nước này đã gây nhiều khó khăn thiệt hại cho mùa màng, tài sản củanhân dân trong huyện bởi những trận lũ ống, lũ quét về mùa mưa và gây rakhô hạn về mùa đông

- Nhóm đất Feralit màu vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi, ở

Ngày đăng: 22/07/2016, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w